Tải bản đầy đủ (.pdf) (221 trang)

Định hướng xây dựng một số cơ chế chính sách đặc thù nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội của thủ đô hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 221 trang )

Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội

!"#

đề tài nghiên cứu khoa học cấp Thành phố năm 2001

Định hướng xây dựng một số cơ chế,
chính sách đặc thù nhằm đẩy nhanh tốc
độ phát triển kinh tế - x hội của Thủ đô
hà nội
Mã số: 01X-07/03-2001-1

Chủ nhiệm đề tài: GS.TS.

Tô Xuân Dân, Phó Viện trưởng
Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội

phó chủ nhiệm kiêm thư ký khoa học đề tài: TS.

Vũ Trọng Lâm,
Trưởng phòng Kế hoạch - Quản lý khoa học
Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội

Hà Nội - 2001


mục lục
Trang
danh sách các thành viên đề tài
phần mở đầu


6
7

Chương 1: vai trò của thủ đô Hà Nội trong sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

11

I. Đặc điểm và vị thế của Thủ đô Hà Nội

11

1.1. Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

11

1.2. Tài nguyên x hội - nhân văn

15

1.3. Đặc điểm dân số, lao động

16

1.4. Vị thế Thủ đô Hà Nội

17

II. Khái quát thực trạng và định hướng phát triển kinh tế
- xã hội Thủ đô Hà Nội


19

2.1. Những thành tựu và hạn chế chủ yếu về phát triển kinh tế
- x hội của Hà Nội trong 10 năm qua.

19

2.2. Mục tiêu và định hướng chủ yếu phát triển kinh tế - x
hội Thủ đô Hà Nội đến năm 2010, tầm nhìn đến năm
2020.

23

III. Cơ chế, chính sách đặc thù với việc quản lý Thủ đô ở
nước ngoài

27

3.1. Vai trò, vị thế Thủ đô của một số nước trên thế giới

27

3.2. Cơ chế, chính sách, luật pháp đặc thù đối với Thủ đô của
một số nước trên thế giới

30

3.3. Bài học kinh nghiệm quốc tế vận dụng trong việc xây
dựng cơ chế, chính sách đặc thù của Thủ đô Hà Nội


44

Chương 2: Quan điểm, mục tiêu định hướng xây
dựng cơ chế, chính sách đặc thù đối với thủ đô Hà
Nội

47

I. Yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế đối với việc xây dựng
cơ chế, chính sách đặc thù của Thủ đô Hà Nội

47

II. Những qui luật và xu hướng khách quan tác động
mạnh mẽ, đòi hỏi sự phát triển nhanh chóng và bền vững
1


của Thủ đô Hà Nội

51

2.1. Tác động của qui luật kinh tế thị trường và xu hướng hội
nhập quốc tế đối với sự phát triển của Thủ đô Hà Nội

51

2.2. Tác động của qui luật phát triển đô thị và quá trình đô thị
hoá gia tăng trong thời đại hiện nay đối với sự phát triển

của Thủ đô Hà Nội

54

2.3. Tác động của xu hướng dân chủ hoá thực tế và phi tập
trung hoá ngày càng cao đối với sự phát triển của Thủ đô
Hà Nội

55

2.4. Tác động của nhân tố thời gian và nguy cơ tụt hậu đối với
sự phát triển của Thủ đô Hà Nội

58

III. Các quan điểm, mục tiêu định hướng chủ yếu trong
việc xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù đối với Hà Nội

59

3.1. Khái niệm cơ chế, chính sách đặc thù

59

3.2. Sự cần thiết và khả năng xây dựng cơ chế, chính sách đặc
thù đối với Thủ đô Hà Nội

60

3.3. Những nguyên tắc chủ yếu của việc xây dựng cơ chế,

chính sách đặc thù cho Thủ đô Hà Nội

62

3.4. Quan điểm, mục tiêu định hướng đối với cơ chế, chính
sách đặc thù của Hà Nội

63

chương 3: thực trạng và định hướng cơ chế,
chính sách đặc thù về phân cấp quản lý, thực
hiện cải cách hành chính ở thủ đô Hà Nội

74

I. Về phân cấp quản lý

74

1.1.Thực trạng phân cấp quản lý Nhà nước ở Thành phố
Hà Nội

74

1.2. Một số định hướng về cơ chế, chính sách đặc thù trong
việc tăng cường phân cấp quản lý nhà nước trên địa bàn
Thành phố Hà Nội

85


II. Về cải cách hành chính
2.1. Quá trình cải cách hành chính của Thành phố Hà Nội
trong thời gian qua

87
87

2.2. Định hướng những cơ chế, chính sách đặc thù nhằm đẩy
2


mạnh việc thực hiện cải cách hành chính ở Hà Nội

92

chương 4: thực trạng và định hướng cơ chế,
chính sách đặc thù nhằm nâng cao hiệu quả quản
lý tài chính công, phân cấp quản lý ngân sách
nhà nước tại thủ đô Hà Nội

97

I. Thực trạng cơ chế, chính sách về quản lý tài chính công

97

1.1. Khái quát về tài chính công

97


1.2. Cơ chế, chính sách về quản lý tài chính công hiện hành

97

II. Định hướng cơ chế, chính sách đặc thù nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý tài chính công

104

2.1. Mục tiêu cải cách tài chính công

104

2.2. Định hướng cơ chế, chính sách đặc thù trong quá trình
thực hiện cải cách tài chính công.

104

chương 5: thực trạng hoạt động và định hướng
cơ chế, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động các doanh nghiệp của thủ đô Hà Nội

110

A. Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh

110

I. Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp ngoài
quốc doanh ở Hà Nội


110

1.1. Khái niệm doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DNNQD)

110

1.2. Quan điểm phát triển DNNQD của Đảng và Nhà nước

113

1.3. Thực trạng cơ chế, chính sách đối với các DNNQD của
Hà Nội

114

1.4. Tình hình hoạt động của các DNNQD của Hà Nội

126

II. Định hướng cơ chế, chính sách nhằm phát triển và
nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNQD Hà Nội

133

2.1. Hoàn thiện khung pháp luật

133

2.2. Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính

sách nhằm phát triển mạnh DNNQD

134

2.3. Tăng cường quản lý nhà nước đối với các DNNQD
2.4. Khuyến khích thành lập các tổ chức đại diện hỗ trợ phát
triển các DNNQD

139

140
3


B. Đối với doanh nghiệp nhà nước

141

I. Thực trạng hoạt động của các DNNN của Hà Nội

141

1.1. Khái niệm DNNN và quản lý nhà nước đối với DNNN

141

1.2. Các chủ trương, chính sách sắp xếp DNNN của Đảng và
Nhà nước

142


1.3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNN

144

II. Định hướng cơ chế, chính sách nhằm tiếp tục sắp xếp,
đổi mới, phát triển DNNN của Hà Nội

151

2.1. Quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc cơ bản

151

2.2. Các định hướng cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy việc
tiếp tục đổi mới DNNN

153

Chương 6: thực trạng và định hướng cơ chế,
chính sách đặc thù đẩy mạnh hoạt động đầu tư
nước ngoài trên địa bàn thủ đô Hà Nội

I. Khái quát về hoạt động đầu tư nước ngoài tại Hà Nội
1.1. Khung khổ pháp lý về đầu tư nước ngoài
1.2. Thực trạng hoạt động đầu tư nước ngoài tại Hà Nội
II. Định hướng cơ chế, chính sách đặc thù nhằm nâng cao
khả năng huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư
nước ngoài trên địa bàn Hà Nội
2.1.Mục tiêu, phương hướng huy động và sử dụng vốn đầu tư

nước ngoài trên địa bàn Hà Nội
2.2. Một số định hướng cơ chế, chính sách đặc thù nhằm huy
động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài trên
địa bàn Hà Nội

157
157
157
159

165
165

165

chương 7: Thực trạng và định hướng cơ chế,
chính sách đặc thù trong công tác quản lý xây
dựng và phát triển đô thị ở thủ đô Hà Nội

173

I. Thực trạng công tác quản lý quy hoạch xây dựng, kiến
trúc và bảo vệ môi trường ở Thủ đô Hà Nội

173

1.1. Nội dung quản lý quy hoạch xây dựng, kiến trúc và bảo
vệ môi trường

173


1.2. Thực trạng quản lý quy hoạch xây dựng, kiến trúc và bảo
4


vệ môi trường ở Hà Nội

173

II. Quan điểm, mục tiêu và định hướng cơ chế, chính sách
nâng cao hiệu quả quản lý quy hoạch xây dựng, kiến trúc
và bảo vệ môi trường ở Thủ đô Hà Nội.

181

2.1. Quan điểm, mục tiêu

181

2.2. Những định hướng chủ yếu của các cơ chế, chính sách
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý quy hoạch xây dựng,
kiến trúc và bảo vệ môi trường ở Thủ đô Hà Nội

181

chương 8: Thực trạng và định hướng cơ chế,
chính sách đặc thù nhằm nâng cao hiệu quả quản
lý, phát triển văn hoá - xã hội ở thủ đô Hà Nội

188


I. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về văn hoá - xã
hội ở Hà Nội

188

1.1. Lĩnh vực văn hoá thông tin

188

1.2. Lĩnh vực y tế

193

1.3. Lĩnh vực giáo dục đào tạo

197

II. Một số định hướng cơ chế, chính sách đặc thù nhằm
nâng cao hiệu quả quản lý văn hoá - xã hội, phát triển
nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài ở Hà Nội

199

2.1. Quan điểm, mục tiêu

199

2.2. Định hướng cơ chế, chính sách đặc thù trong quản lý văn
hoá - x hội, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài ở

Hà Nội

201

Chương 9: Những kiến nghị đối với trung ương về
một số cơ chế, chính sách đặc thù được áp dụng
trên địa bàn thủ đô Hà Nội

207

kết luận

214

tài liệu tham khảo

216

5


Danh sách các thành viên đề tài

1. Chủ nhiệm đề tài:
GS.TS. Tô Xuân Dân, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển
kinh tế - x hội Hà Nội
2. Phó Chủ nhiệm kiêm Thư ký khoa học đề tài:
TS. Vũ Trọng Lâm, Trưởng phòng Kế hoạch - Quản lý khoa học
Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - x hội Hà Nội
Các thành viên đề tài:

3. GS.TS. Trần Ngọc Hiên, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
4. TS. Phạm Duy Nghĩa, Chủ nhiệm bộ môn Luật Kinh tế, Khoa Luật, Đại
học Quốc gia Hà Nội.
5. TS. Trần Huy Sáng, Phó Trưởng ban Tổ chức chính quyền TP. Hà Nội
6. TS. Lê Anh Sắc, Ban Tổ chức Chính quyền Thành phố Hà Nội
7. CN. Phạm Đức Tài, Ban Tổ chức Chính quyền Thành phố Hà Nội
8. TS. Nguyễn Trọng Hanh, Vụ trưởng Vụ Qui hoạch và quản lý xây
dựng, Bộ Xây dựng .
9. TS. Nguyễn Thành Công, Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội
10.TS. Nguyễn Minh Phong, Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội
11.TS. Vũ Quốc Bình, Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội
12.TS. Hoa Hữu Lân, Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội
13.Ths. Phạm Xuân Sơn, Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội
14.CN. Lê Ngọc Châm, Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội
15.CN. Nguyễn Mạnh Quân, Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội
16.CN. Nguyễn Quí Nghị, Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội
17.CN. Nguyễn Thị Bích Ngọc, Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội
18.TS. Lê Anh Tuấn, Hội Kinh tế Hà Nội
19.PGS.TS. Nguyễn Lang, Hội Kinh tế Hà Nội
Các cơ quan giúp đỡ và phối hợp thực hiện đề tài:
1.
2.
3.
4.
5.

Sở Khoa học - Công nghệ và Môi trường Hà Nội
Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội
Sở Tài chính - Vật giá Hà Nội
Cục Thống kê Hà Nội

UBND các quận, huyện cùng một số các DN, cơ quan quản lý nhà
nước, các Trường đại học, Viện nghiên cứu trên địa bàn Thủ đô Hà
Nội.

6


Phần mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trên thế giới, nhiều nước luôn dành cho Thủ đô nước mình những cơ
chế, chính sách đặc biệt theo hướng phân cấp quyền hạn, trọng trách toàn
diện cao hơn các địa phương khác của cả nước1.
Nghị quyết 15-NQ/TW ngày 15/12/2000 của Bộ Chính trị về phương
hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô trong thời kỳ 2001-2010 đ xác định vị
thế của Thủ đô Hà Nội "là trái tim của cả nước, đầu no chính trị - hành
chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và
giao dịch quốc tế" và nêu rõ : "Chính phủ chỉ đạo các Bộ, Ngành cùng Hà
Nội xây dựng một số cơ chế, chính sách đặc thù cho Hà Nội trên nguyên
tắc bảo đảm quy hoạch và quan hệ phối hợp ngành-lnh thổ và quan hệ
giữa các địa phương trong cả nước" nhằm phát huy các lợi thế so sánh của
Thủ đô, kết hợp hiệu quả các nguồn lực trên địa bàn, đẩy nhanh phát triển
kinh tế - x hội Thủ đô vững chắc, toàn diện, xứng đáng với vị thế đặc biệt
và quan trọng của Thủ đô.
Trong thực tiễn chuyển đổi cơ chế ở nước ta hiện nay, có không ít
chủ trương đúng đắn đ được TW thông qua, song chưa được triển khai
trong thực tế cuộc sống. Là nơi đóng trụ sở của các cơ quan TW và tụ hội
nhiều điều kiện thuận lợi khác về cơ sở hạ tầng và nhân lực, tài chính, Hà
Nội có thuận lợi và cần thiết áp dụng thí điểm những quyết sách đổi mới
quan trọng đó của cả nước, tạo đột phá về cơ chế, chính sách và động lực
để thúc đẩy phát triển kinh tế - x hội của Hà Nội và vùng kinh tế trọng

điểm Bắc Bộ nói riêng, của cả nước nói chung.
Thực trạng kinh tế - x hội Thủ đô hiện nay còn tồn tại nhiều bức
xúc cần giải quyết; nhiều tiềm năng chưa được khai thác hoặc sử dụng
không có hiệu quả. Trong khi đó sự phát triển của Hà Nội hiện nay đang có
những khó khăn, trở ngại mà một trong các nguyên nhân quan trọng nằm là
do sự bất cập hoặc thiếu những cơ chế, chính sách cần thiết, thích hợp. Do
vậy, việc áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù cho Thủ đô đang ngày
càng định hình và đậm nét hơn, song hiện nay vẫn chưa có công trình
nghiên cứu nào cấp Nhà nước và Thành phố một cách toàn diện về vấn đề
này. Đề tài "Định hướng xây dựng một số cơ chế, chính sách đặc thù
nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của của Thủ đô Hà
Nội" hy vọng góp phần giải quyết các yêu cầu nói trên.
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá thực trạng vận hành, các tác động 2 mặt (tích cực và những
bất cập) của cơ chế, chính sách hiện hành đang áp dụng trên địa bàn Hà
Nội trong các lĩnh vực kinh tế - x hội chủ yếu; tham khảo một số kinh
1

Thậm chí như Malaysia hay Canada và cả LB Nga đ dành cho Thủ đô quy chế như của một bang độc lập.

7


nghiệm quốc tế về cơ chế, chính sách đặc thù của thủ đô một số nước trên
thế giới, từ đó làm rõ sự cần thiết và khả năng khách quan của việc xây
dựng cơ chế, chính sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội trong điều kiện
hiện nay.
- Xây dựng các nguyên tắc, quan điểm, mục tiêu trong việc xây dựng
hệ thống cơ chế, chính sách đặc thù với các điều kiện, giải pháp cần thiết
để áp dụng cho Thủ đô trong các lĩnh vực kinh tế - x hội phù hợp với tinh

thần Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ
phát triển Thủ đô thời kỳ 2001-2010 và Pháp lệnh Thủ đô nhằm đẩy nhanh
tốc độ và nâng cao hiệu quả phát triển Thủ đô Hà Nội theo hướng toàn
diện, hiện đại và bền vững, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn x
hội, cải thiện căn bản chất lượng sống của người dân Thủ đô. Trên cơ sở đó
đề xuất kiến nghị với Trung ương về một số cơ chế, chính sách đặc thù đối
với Thủ đô Hà Nội.
3. Phạm vi, nội dung nghiên cứu của đề tài
Để thực hiện mục tiêu trên, đề tài phải bao quát tổng thể các hoạt
động kinh tế - x hội của Thủ đô Hà Nội, đứng trên góc độ cơ chế, chính
sách quản lý nhà nước để xem xét, đánh giá vai trò và tác động của chúng,
tìm ra những điểm mạnh và hạn chế, bất cập của những cơ chế, chính sách
hiện hành để từ đó đề xuất kiến nghị về cơ chế, chính sách đặc thù nhằm
đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - x hội của Thủ đô.
Với khuôn khổ và thời gian nghiên cứu hạn chế, đề tài không có điều
kiện đề cập toàn diện và chi tiết, cụ thể những cơ chế, chính sách đặc thù
cần có của Thủ đô mà trước hết tập trung vào việc xác định rõ các nguyên
tắc, quan điểm, mục tiêu trong việc xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách
ấy nhằm tạo nên khung khổ chung và sự đồng bộ cần thiết. Đồng thời, đề
tài lựa chọn một số lĩnh vực chủ yếu trong hoạt động kinh tế - x hội của
Thủ đô để phát triển các nguyên tắc, quan điểm chung ấy. Cụ thể là:
- Đề tài nghiên cứu thực tiễn phát triển và cơ chế quản lý nhà nước
đối với Thủ đô của một số nước trên thế giới. Phân tích bối cảnh trong nước
và quốc tế, các nguồn lực phát triển, các qui luật và nhân tố tác động khách
quan, thời cơ và thách thức cùng với yêu cầu phát triển Hà Nội với vị thế là
Thủ đô của cả nước.
- Thực trạng và những tác động của phân cấp quản lý Nhà nước trên
địa bàn Thủ đô trong các lĩnh vực và khía cạnh của đời sống kinh tế - x
hội Thủ đô, trong các lĩnh vực chủ yếu:
+ Phân cấp quản lý, thực hiện cải cách hành chính

+ Quản lý tài chính công, phân cấp quản lý ngân sách nhà
nước tại Hà Nội
+ Quản lý doanh nghiệp
+ Quản lý và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn
+ Quản lý hoạt động xây dựng và phát triển đô thị
8


+ Quản lý hoạt động văn hóa - x hội.
- Đi sâu vào việc nghiên cứu các quan điểm, mục tiêu định hướng
trong phân cấp và xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách phù hợp với các
điều kiện, giải pháp cần thiết để áp dụng cho Thủ đô nhằm đẩy nhanh tốc
độ và nâng cao hiệu quả phát triển Hà Nội trong giai đoạn 2001-2010.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch
sử, quan điểm đổi mới của Đảng, sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ
thể như: phương pháp thống kê, so sánh và tổng hợp, phân tích và điều tra
x hội học để nghiên cứu và giải quyết các vấn đề đặt ra.
Đề tài xuất phát từ những lý luận cơ bản thuộc đối tượng nghiên cứu,
tham khảo những kinh nghiệm quốc tế có liên quan đến việc quản lý và
phát triển Thủ đô, phân tích khuôn khổ pháp lý và các chính sách của Nhà
nước đối với Thủ đô, đánh giá thực trạng cơ chế, chính sách hiện hành
trong một số lĩnh vực kinh tế - x hội của Thủ đô Hà Nội, từ đó đưa ra
những kiến nghị và giải pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ và nâng cao hiệu quả
phát triển Thủ đô theo hướng toàn diện, hiện đại và bền vững.
5. ý nghĩa của đề tài
Về khoa học:
Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp với vị thế của Thủ đô nhằm góp
phần tạo động lực đẩy nhanh và nâng cao hiệu quả quá trình phát triển kinh
tế - x hội Hà Nội trong tương lai theo hướng toàn diện, hiện đại và bền

vững. Đây là một bước thử nghiệm trong việc triển khai mô hình xây dựng
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Thủ đô, nơi hội tụ nhiều điều
kiện thuận lợi, đồng thời cũng có trọng trách to lớn và là tấm gương đối với
cả nước.
Về hiệu quả kinh tế:
Việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu sẽ góp phần phát huy các lợi
thế so sánh của Thủ đô, kết hợp hiệu quả các nguồn lực trên địa bàn, nâng
cao tinh thần chủ động, sáng tạo trong quản lý Nhà nước và điều hành sản
xuất kinh doanh của các cơ quan Nhà nước, DN và doanh nhân trên địa
bàn... tạo ra động lực mới, sức mạnh mới và khả năng cạnh tranh kinh tế
mới cho Thủ đô, để bảo đảm Hà Nội phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững,
xứng đáng là một trong những đầu tầu kinh tế của vùng và cả nước, chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế.
Về hiệu quả x hội:
Trên cơ sở hợp lý hoá cơ chế quản lý Nhà nước trên địa bàn, làm tăng
các động lực phát triển kinh tế - x hội, nâng cao chất lượng sống, củng cố
sự đoàn kết, ủng hộ và lòng tin của nhân dân và quốc tế vào sức mạnh và
tương lai Thủ đô, từ đó góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn
x hội trên địa bàn, cũng như trên cả nước.
9


6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, đề tài gồm có 9
chương:
- Chương 1: Vai trò của Thủ đô Hà Nội trong sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước.
- Chương 2: Quan điểm, mục tiêu định hướng xây dựng cơ chế, chính sách
đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội.
- Chương 3: Thực trạng và định hướng cơ chế, chính sách đặc thù về phân

cấp quản lý, thực hiện cải cách hành chính ở Thủ đô Hà Nội.
- Chương 4: Thực trạng và định hướng cơ chế, chính sách đặc thù nhằm
nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, phân cấp quản lý
ngân sách nhà nước tại Thủ đô Hà Nội.
- Chương 5: Thực trạng hoạt động và định hướng cơ chế, chính sách nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp của Thủ đô Hà
Nội.
- Chương 6: Thực trạng và định hướng cơ chế, chính sách đặc thù đẩy
mạnh thu hút đầu tư nước ngoài trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.
- Chương 7: Thực trạng và định hướng cơ chế, chính sách đặc thù trong
công tác quản lý xây dựng và phát triển đô thị ở Thủ đô Hà
Nội.
- Chương 8: Thực trạng và định hướng cơ chế, chính sách đặc thù nhằm
nâng cao hiệu quả quản lý, phát triển văn hoá - x hội ở Thủ
đô Hà Nội.
- Chương 9: Những kiến nghị đối với Trung ương về một số cơ chế, chính
được áp dụng trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.

10


Chương 1: Vai trò của thủ đô Hà Nội trong
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

i. đặc điểm và vị thế của thủ đô Hà Nội

1.1. Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
Hà Nội nằm ở trung tâm vùng đồng bằng sông Hồng, với vị trí
2053 đến 2123 vĩ độ bắc và từ 10544 đến 10602 kinh độ đông. Hà
Nội tiếp giáp 5 tỉnh: phía bắc giáp Thái Nguyên; phía đông giáp Bắc Ninh,

Hưng Yên; phía tây giáp Vĩnh Phúc; phía nam, tây nam giáp Hà Tây.
Thành phố gồm bảy quận nội thành (Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng,
Đống Đa, Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân) và năm huyện ngoại thành (Sóc
Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, Từ Liêm, Thanh Trì) với tổng diện tích 920,97
km2, bằng 0,28% diện tích tự nhiên của cả nước với dân số là 2.734.100
người (tính đến hết năm 2000), chiếm 3,5% dân số cả nước.
Địa hình Hà Nội, có cấu trúc địa chất không phức tạp so với nhiều
khu vực khác ở miền Bắc nước ta. Phần lớn diện tích của Hà Nội và vùng
phù cận là vùng đồng bằng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo
hướng chung của địa hình và cũng là theo hướng của dòng chảy sông
Hồng.
Phía bắc Hà Nội là vùng đồi núi thấp và trung bình, dy Sóc Sơn với
đỉnh cao nhất là Chân Chim có độ cao 462m. Phía Tây của Hà Nội và vùng
phụ cận là dy núi Ba Vì với đỉnh cao nhất là đỉnh Vua có độ cao 1270m;
ngoài ra còn có các đỉnh Tản Viên (1227 m) và Ngọc Hoa (1131 m). Vùng
đồi núi của Hà Nội và phụ cận có thể tổ chức nhiều loại hình du lịch và
phát triển chăn nuôi, ...
Nhìn chung địa hình của Hà Nội so với các khu vực khác ở miền Bắc
và miền Trung là tương đối đơn giản, nhưng cũng khá đa dạng, làm nền
tảng cho cảnh quan tự nhiên, tạo những nét độc đáo cho phong cảnh, cũng
như cho việc phát triển các loại hình kinh tế, đặc biệt là phát triển du lịch.
Khí hậu Hà Nội mang đặc trưng của khí hậu vùng nhiệt đới gió
mùa, với 2 mùa chủ yếu trong năm: mùa nóng và mùa lạnh.
Nhiệt độ không khí trung bình năm của Hà Nội khá cao: 240C.
Chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa các tháng trong năm lên tới 12,50C.
Nhiệt độ tối đa có thể lên đến trên 400C nhưng ít khi xảy ra. Nhiệt độ
không khí tối thiểu có thể xuống 5 - 70C, kéo dài 7 -12 ngày. Có trường
hợp nhiệt độ xuống đến 2,70C (ngày 12/1/1995 tại Gia Lâm).
Độ ẩm trung bình các tháng trong năm dao động từ 80% đến 88%.
Độ ẩm không khí trung bình nhỏ nhất có thể xuống đến 16% vào tháng 12

và tháng 1.

11


Lượng mưa trung bình năm vào khoảng 1.250 - 1.870mm. Số ngày
mưa trong năm là 140 ngày, phân bố không đều và hình thành 2 mùa. Mùa
mưa thường tập trung tới 85% lượng mưa cả năm và chiếm đến 1400 1500mm. Mưa lớn nhất rơi vào tháng 8, đây cũng là tháng thường có nhiều
cơn bo nhất, với 16 - 18 ngày mưa, lượng mưa trung bình khoảng 300 350mm.
Mạng lưới sông ngòi trên địa bàn Hà Nội khá dày đặc, khoảng 0,5
km/km2, thuộc hai hệ thống sông chính là sông Hồng và sông Thái Bình.
Độ dốc của sông nhỏ, uốn khúc quanh co. Hệ thống sông Hồng ở địa phận
Hà Nội dài khoảng 54km, có lưu lượng dòng chảy bình quân là 90km3, bao
gồm một số sông nhánh: sông Nhuệ, sông Đáy, sông Tích ở phía hữu ngạn,
sông Đuống ở phía tả ngạn. Hệ thống sông Thái Bình nằm ở phía Đông Bắc
của thành phố gồm các sông nhánh: sông Công, sông Cà Lồ, sông Cà Lài,
sông Cầu. Ngoài ra còn có các hệ thống sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu,
sông Lừ, sông Sét.
Nhìn chung, nước sông Hồng và sông Đuống chất lượng tương đối
tốt. Nhưng các sông khác trong thành phố bị ảnh hưởng nhiều của nước
thải sinh hoạt và công nghiệp của Thành phố.
Về hồ đầm: Hà Nội có nhiều hồ đầm tự nhiên vừa tạo môi trường
cảnh quan sinh thái đẹp cho thành phố, rất có giá trị trong việc kết hợp xây
dựng các công viên giải trí, nơi dạo mát vui chơi, nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng cho
nhân dân Thủ đô, vừa để làm nơi tiêu nước khi có mưa, làm nơi dự trữ nước
tưới cho cây xanh thành phố. Do yêu cầu đô thị hoá và cũng do thiếu qui
hoạch, quản lý kém nên nhiều ao hồ đ bị san lấp để lấy đất xây dựng. Một
số đầm và vùng trũng ở Thanh Trì, Đông Anh được cải tạo để nuôi cá hoặc
kết hợp nuôi cá với trồng lúa. Diện tích ao, hồ, đầm của Hà Nội hiện còn
lại vào khoảng 3600 ha. Khu vực nội thành tập trung khá nhiều hồ, có tới

27 hồ, đầm. Trong đó có những hồ lớn như Hồ Tây, Bảy Mẫu, Trúc Bạch,
Hoàn Kiếm, Thiền Quang, Thủ Lệ, Văn Chương, Giảng Võ, Ngọc Khánh,
Thành Công... Ngoài ra, còn nhiều hồ, đầm lớn nhỏ khác phân bố khắp các
quận huyện của thành phố. Có thể nói hiếm có một Thủ đô nào trên thế
giới có nhiều hồ, đầm như ở Hà Nội.
Chế độ thuỷ văn của Hà Nội tương ứng với đặc điểm của địa hình và
khí hậu, chia ra làm 2 mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ trùng với
mùa mưa, kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10. Lũ cao nhất vào tháng 8, lượng
nước chiếm tới 70-75% tổng lượng nước cả năm. Mùa cạn thường kéo dài
hơn mùa mưa, tới 7 tháng, từ tháng 11 đến tháng 5. Lượng nước mưa và
mực nước sông thấp nhất vào tháng 3.
Nguồn nước ngầm: Hà Nội có mỏ nước ngầm với trữ lượng lớn. Đó
là nguồn tài nguyên quý. Nguồn nước này luôn được bổ sung, chất lượng
nói chung tốt và có tầng phủ bảo vệ chống ô nhiễm. Tổng trữ lượng dự trữ
khoảng 1 - 1,2 triệu m3/ngày.

12


Như vậy, nguồn nước của Hà Nội tương đối dồi dào, có thể đáp ứng
cho nhu cầu phát triển với qui mô lớn. Ngoài ra Hà Nội còn có thể đưa
nước về từ các nơi khác xung quanh như hồ Hoà Bình.
Đất đai của Hà Nội có tổng diện tích đất tự nhiên là 92.097 ha. Diện
tích đất ngoại thành chiếm 91%, nội thành chỉ có 9%. Trong tổng số diện
tích đất tự nhiên, diện tích sông hồ chiếm 5,96%, núi đá chiếm 0,13%.
Nội thành Hà Nội, phần lớn diện tích đất đai được đánh giá là không
thuận lợi cho xây dựng do có hiện tượng tích nước ngầm, nước mặt, sụt lún,
nứt đất, sạt lở, trôi trượt dọc sông, cấu tạo nền đất yếu,... Một số diện tích
nội thành là vùng đất trũng lầy thụt do quá trình đầm lầy hoá.
Tài nguyên khoáng sản của Hà Nội có vị trí, cấu trúc đặc biệt, rất

phong phú và đa dạng.
Hà Nội và vùng phụ cận có 500 mỏ và điểm quặng của gần 40 loại
khoáng sản khác nhau đ được phát triển và đánh giá ở các mức độ khác
nhau. Có những nhóm khoáng sản chủ yếu như:

Khoáng sản cháy rắn:
Trong vùng Hà Nội và phụ cận đ phát hiện được 51 mỏ và điểm
quặng than, trong đó có 2 mỏ quy mô trung bình, 18 mỏ nhỏ, với tổng trữ
lượng dự tính hơn 200 triệu tấn.
Khoáng sản kim loại: gồm 4 loại sau:
- Kim loại đen: Về sắt, Hà Nội và các vùng phụ cận có 85 mỏ và
điểm quặng, với tổng trữ lượng 393,68 triệu tấn, chủ yếu phân bố ở phía
Bắc và Tây Bắc Hà Nội.
- Kim loại màu: về đồng có 2 mỏ và 12 điểm quặng nằm ở phía tây
Hà Nội. Nhìn chung, qui mô nhỏ, hàm lượng thấp. Chỉ có thể khai thác sử
dụng cho yêu cầu nhỏ.
- Kim loại quý: chủ yếu là vàng. Trên lnh thổ Hà Nội và vùng lân
cận đ xác định được 20 mỏ và điểm quặng vàng. Trong số này có 4 mỏ đ
được đánh giá là Trại Cau, Hoà Khô, Na Lương, Chợ Bến với tổng trữ
lượng dưới 1 tấn.
- Kim loại hiếm:
Về thiếc - vonfram: có 10 mỏ và điểm quặng, trong đó có 1 mỏ lớn,
4 mỏ trung bình, 1 mỏ nhỏ và 5 điểm quặng có triển vọng. Trữ lượng toàn
vùng quặng vào khoảng 40.000 tấn SnO2.
Về thuỷ ngân, trong vùng đ phát triển được 6 mỏ và điểm quặng,
trong đó chỉ có mỏ Trại Gạo (Hải Dương) có quy mô trung bình, trữ lượng
khoảng 13.000 tấn thuỷ ngân kim loại.
Về antimoan, đ phát hiện được 8 mỏ và điểm quặng, có quy mô
nhỏ, trữ lượng chưa được đánh giá.


13


Khoáng sản không kim loại:
Hầu hết các nguyên liệu không kim loại đều trong trạng thái đang
tìm kiếm phát hiện và đang được chú ý nghiên cứu để đưa vào khai thác sử
dụng.

Khoáng sản vật liệu xây dựng
Hà Nội và khu vực chung quanh có 2/3 diện tích là đồi núi, trong đó
đá vôi và các loại mácma chiếm phần quan trọng. Khoảng hơn 1/3 diện tích
còn lại la vùng đồng bằng có nhiều loại sét, cát, cuội sỏi tích tụ với chiều
dày hàng trăm mét.
Đ phát hiện được 23 mỏ đá vôi các loại với trữ lượng dự tính
khoảng 4 tỷ tấn; đá hoa có tổng trữ lượng 80 triệu tấn; đôlômit có trữ lượng
131,5 triệu tấn. Có 85 mỏ sét các loại với trữ lượng khoảng 1 tỷ tấn.
Tóm lại trên địa bàn Hà Nội và các khu vực lân cận có khá nhiều
loại khoáng sản khác nhau thuộc 6 nhóm: khoáng sản cháy cứng, kim loại
quý, nguyên liệu hoá học, nguyên liệu gốm sứ, vật liệu xây dựng, nước
khoáng. Trong các loại kể trên có nhiều loại có quy mô dự trữ hoặc có chất
lượng có thể đáp ứng một phần đáng kể cho các loại yêu cầu và phát triển
Hà Nội. Một vài loại khoáng sản như vàng, chì kẽm, đồng, an timoan đ
được khai thác sử dụng từ lâu, còn phần lớn các loại khoáng sản khác chỉ
mới được phát hiện đánh giá trong vài ba chục năm gần đây và hầu như
chưa được khai thác sử dụng.
Về tài nguyên sinh vật, sinh thái và du lịch: Hà Nội có hàng trăm
nghìn cây xanh thuộc 50 loài thực vật bậc cao được trồng trên các công
viên, vườn hoa, đường phố.
Có tất cả 48 công viên, vườn hoa, vườn dạo ở 7 quận nội thành với
tổng diện tích là 138 ha (kể cả hồ nước) và 377 ha thảm cỏ. Diện tích cây

xanh, bi cỏ là 25,6 ha, nếu tính cả diện tích hồ nước là 138,3 ha. Những
công viên, vườn hoa của Hà Nội đ được hình thành qua nhiều thời kỳ phát
triển. Vườn bách thảo Hà Nội được xây dựng cách đây hơn 100 năm 1890
đến nay còn nhiều loại cây quý, kích thước lớn. Tất cả các công viên, vườn
hoa ngày càng được củng cố và phát triển, hiện đang phát huy tác dụng làm
nơi vui chơi, nghỉ ngơi, giải trí của nhân dân thủ đô.
Nhìn tổng thể, Hà Nội ngày càng có sức thu hút khách du lịch trong
và ngoài nước do vai trò và vị trí của Hà Nội với tư cách là thủ đô của Việt
Nam, là trung tâm chính trị - hành chính, kinh tế, văn hoá, x hội ngày
càng phát triển tiêu biểu cho văn hoá và truyền thống dân tộc Việt Nam.
Ngoài ra Hà Nội là một thành phố có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có nhiều
di tích, lịch sử, văn hoá nổi tiếng, nhiều di tích cách mạng tiêu biểu của
lịch sử Việt Nam cận đại và đương đại.
Hà Nội có nhiều địa danh nổi tiếng về cảnh quan thiên nhiên như:
Hồ Tây, Hồ Hoàn Kiếm, Đền Sóc... Du lịch trên sông Hồng, du lịch qua
các phố cổ với 36 phố phường... là những nơi khá hấp dẫn.
14


Gần 1000 năm phát triển, Hà Nội luôn là trung tâm văn hoá của cả
nước. Hệ thống thống tài sản văn hoá tập trung đậm đặc với mật độ cao: 2
di sản/km2. Trên địa bàn Hà Nội có khoảng 1.744 di tích lịch sử văn hoá,
trong đó có 499 đơn vị được xếp hạng cấp quốc gia, 308 đơn vị đang được
đề nghị xếp hạng.
Hà Nội nổi tiếng từ xưa là nơi tập trung nhiều nghề thủ công tinh
xảo với những nghệ nhân và thợ tài hoa. Ngày nay, đến Hà Nội, du khách
có thể tham quan các nghề đặc sắc như: làm tranh dân gian (tranh Hàng
Trống, tranh Đông Hồ); gốm sứ Bát Tràng; nghề làm giấy dó lụa, dệt tơ lụa
ở Bưởi; nghề thêu ở Yên Thái; nghề đúc đồng Ngũ X; nghề chạm khảm
trang trí đồ gỗ Vân Hà; nghề sản xuất đồ da Kiêu Kỵ; nghề chạm bạc,

khảm trai, làm sơn mài, mây tre...
1.2. Tài nguyên xã hội - nhân văn
Lịch sử Hà Nội được bắt nguồn từ những ngày đầu dựng nước của tổ
tiên ta. Ngay từ thời các vua Hùng dựng nước Văn Lang, ông cha ta đ đến
làm ăn sinh sống ở vùng Hà Nội. Đó là những thôn xóm định cư của cư dân
nông nghiệp. Đến đầu thế kỷ 11, khi vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về
Thăng Long thì công cuộc xây dựng mới mở rộng và phát triển. Hà Nội
chuyển dần từ một làng quê thành đất kinh kỳ, nơi hội tụ nhân tài, vật lực
của bốn phương.
Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi hội tụ "nguyên khí" của dân tộc, là
niềm tự hào chung của đất nước. Điểm cốt lõi của bản sắc văn hoá Thăng
Long-Hà Nội không chỉ biểu hiện ở các giá trị văn hoá rất phong phú và đa
dạng, mà còn ở chỗ hội tụ các tinh hoa để tạo dựng nên nhân cách con
người Thủ đô với "Hào khí Thăng Long" "Sỹ khí Hà Thành", "Người Tràng
An", "Hà Nội thanh lịch".
Cư dân tứ xứ hội tụ về Hà Nội đem theo những phong tục lề thói địa
phương, rồi được chắt lọc, nâng cao chau chuốt trong khung cảnh văn hoá
kinh kỳ, tạo thành nếp sống "thanh lịch Hà Nội".
Trong số những tính cách tạo nên nét thanh lịch của người Hà Nội
phải kể đến các đặc trưng riêng như hài hoà, hiếu học, chuyên cần, hào hoa
và sáng tạo. Chính từ đó mà tạo nên mặt bằng dân trí cao, có nhiều người
thành tài.
Nhân dân Hà Nội nhanh nhạy với cái mới, có nhiều yếu tố thuận lợi
để đi tới quá trình công nghiệp hoá, phát triển dịch vụ và hiện đại hoá
thành phố, nhân dân có nhiều ngành nghề truyền thống có giá trị kinh tế và
văn hoá cao, và sẽ có thể tạo ra những sản phẩ văn hoá ở đỉnh cao của đất
nước (nhất là trong một số lĩnh vực công nghiệp, sản xuất mỹ nghệ, lĩnh
vực hội hoạ, nhạc, ca nhạc, sáng tác văn học,...). Tuy nhiên, hiện nay
những giá trị truyền thống và các thành tựu văn hoá chưa phát huy hiệu


15


quả, chưa được chuyển hoá thành các tác nhân kinh tế cho quá trình phát
triển2.
1.3. Đặc điểm dân số, lao động
Về qui mô dân số, tính đến cuối năm 2000, dân số Hà Nội có
2.734.100 người (chiếm 3,5% dân số cả nước), trong đó dân số nội thành là
1.460.400 người (chiếm 53,4% dân số toàn thành phố).
Do thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình, Hà Nội đ
cơ bản kiểm soát được việc phát triển dân số tự nhiên. Tỷ lệ phát triển dân
số tự nhiên từ 1,72% năm 1991 đ giảm từng bước đến cuối năm 2000 chỉ
còn 1,09%.
Tuy nhiên, do sức hút của quá trình phát triển kinh tế, đặc biệt của
quá trình đô thị hoá đ tạo ra các dòng di dân đến Hà Nội, chủ yếu là khu
vực nội thành, tìm việc ngày càng lớn (có thời điểm lên tới 20 vạn người).
Điều này tạo ra một sức ép lớn về mọi mặt cho quá trình phát triển kinh tế x hội của Thủ đô. Do đó, quản lý chặt chẽ về biến động cơ học của dân số
là cơ sở quan trọng cho dự báo và hoạch định chính sách về dân số của
thành phố.
Dự tính năm 2000, số người trong độ tuổi lao động của Hà Nội có
khoảng 1.624.200 người; đến năm 2005 - khoảng 1.821.800 người; đến
năm 2010 - khoảng 1.920.000 người. Ngoài ra chưa kể đội ngũ đông đảo
lao động ngoại tỉnh vào Hà Nội tìm việc làm thêm. Sự gia tăng nhanh
chóng nguồn lao động đ gây áp lực lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm
trong giai đoạn hiện nay và cả những năm sau.
Về trình độ văn hoá, Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước
hoàn thành phổ cập trung học cơ sở trên toàn thành phố, tỉ lệ biết chữ của
dân số Hà Nội là 99,6%. Trình độ văn hoá của nguồn lao động Hà Nội có
tương đối cao. Tính đến năm 1999 có 85,96% số người tốt nghiệp từ trung
học cơ sở trở lên, riêng tốt nghiệp phổ thông trung học chiếm 45,3% (trong

đó tỷ lệ này ở quận Thanh Xuân đạt 61,61%).
Tuy trình độ văn hoá của lao động Hà Nội cao nhất so với vùng đồng
bằng sông Hồng và so với cả nước, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được những
nhiệm vụ đang đặt ra của công cuộc CNH, HĐH Thủ đô. Đây là một tồn tại
cần phải tập trung giải quyết trong giai đoạn 2001 - 2010.
Về trình độ chuyên môn, Hà Nội là một trong những tỉnh, thành phố
có tỷ lệ lao động qua đào tạo cao. Hiện nay thủ đô Hà Nội tập trung các
trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu nhiều nhất so với các địa phương
khác trong cả nước (112 viện nghiên cứu; 43 trường đại học, cao đẳng; 34
trường trung học chuyên nghiệp; 41 trường dạy nghề; ngoài ra còn có nhiều
tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành công nghệ hiện đại, tiên
tiến). Đây là điều kiện thuận lợi trong việc nâng cao chất lượng, phân bố,
sử dụng lao động trên địa bàn Hà Nội. Năm 2000, có gần 43% nguồn lao
2

UBND Thành phố Hà Nội, Dự thảo báo cáo tổng hợp Qui hoạch phát triển kinh tế - x hội của Thủ đô
Hà Nội thời kỳ 2001-2010, tháng 9/2001, tr. 4-18.

16


động đ qua đào tạo, có bằng từ sơ cấp trở lên (tỷ lệ của cả nước là hơn
13%).
Tuy nhiên, lao động có trình độ, chuyên môn kỹ thuật chủ yếu tập
trung ở thành thị; còn ở khu vực nông thôn, chủ yếu là lao động phổ thông
chưa có chuyên môn kỹ thuật. Cơ cấu lao động còn nhiều bất hợp lý, có sự
mất cân đối lớn giữa đào tạo đại học, cao đẳng với đào tạo nghề, hiện nay
cơ cấu: Đại học-Cao đẳng/Trung học chuyên nghiệp/Công nhân kỹ thuật
theo tỷ lệ 1 - 0,8 - 1, trong khi đó tỷ lệ hợp lý trên thế giới là 1 - 4 - 10,
điều này tạo ra sự bất cập, lnh phí và hiệu quả thấp trong đào tạo và sử

dụng nguồn nhân lực.
Cơ cấu phân bố lực lượng lao động trong các thành phần kinh tế có
sự thay đổi cơ bản từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI theo hướng: tỷ
trọng lao động khu vực kinh tế quốc doanh giảm dần, tỷ trọng lao động
khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng nhanh.
Trong những năm qua, Hà Nội là địa phương có tỷ lệ thất nghiệp cao
nhất trong cả nước, năm 1999 tỷ lệ thất nghiệp của Hà Nội là 5,59%; trong
đó tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 8,96%, khu vực nông thôn là
1,4%. Năm 2000, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị giảm còn 7,95%.
Tình hình thất nghiệp ở thành phố đang tiếp tục gia tăng và chịu sức
ép của nhiều yếu tố, đặc biệt là do việc tổ chức, sắp xếp lại sản xuất ở các
DNNN làm cho bộ phận lao động thiếu việc làm và mất việc làm ngày
càng tăng. Mặt khác, do quá trình đô thị hoá, việc tăng dân số cơ học, đặc
biệt là tình trạng lao động ngoại tỉnh về thành phố tìm việc làm, học sinh,
sinh viên ra trường không trở về các địa phương mà ở lại Hà Nội tìm việc
cũng đ gây sức ép lớn cho Thành phố trong công tác giải quyết việc làm.
Tác phong lao động cũng như lề lối làm việc của người lao động trên
cả nước nói chung và người lao động ở Hà Nội nói riêng còn chưa phù hợp
với công cuộc đổi mới hiện nay. Người lao động Hà Nội cần phải rèn luyện
tác phong công nghiệp ngay cả trong lao động lẫn trong sinh hoạt đời
thường. Vì thế, cần phải có những biện pháp, cơ chế, chính sách đồng bộ,
có tác dụng mạnh mẽ để đổi mới toàn diện, nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực Hà Nội.
Nhìn tổng thể, bên cạnh những khó khăn chung của cả nước, các
đặc điểm tự nhiên và x hội tương đối thuận lợi cho sự phát triển Thủ đô.
Mười năm tới đang đặt ra cho Thủ đô những cơ hội và những thách thức
mới. Hà Nội cần có những chính sách mới, các giải pháp đồng bộ, nhằm sử
dụng và phát huy tối đa các nguồn lực đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế x hội Thủ đô.
1.4. Vị thế Thủ đô Hà Nội
Hà Nội có vị trí địa lý - chính trị quan trọng, có ưu thế đặc biệt so

với các địa phương khác trong cả nước, là trái tim của cả nước, đầu no
chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo

17


dục, kinh tế và giao dịch quốc tế3, là vùng đất địa linh nhân kiệt với lịch
sử nghìn năm văn hiến, nơi hội tụ và giao thoa các giá trị văn hoá truyền
thống của dân tộc. Người dân Hà Nội thanh lịch, tiếp thu nhanh nhạy cái
mới, có khả năng sáng tạo ra những giá trị văn hoá, tinh thần có giá trị. Với
vị thế là Thủ đô, Hà Nội vừa có những tiềm năng, lợi thế so sánh; vừa có
những thách thức, không thuận lợi trong quá trình phát triển Thủ đô.
Một mặt, với tư cách là Thủ đô, Hà Nội có một số thuận lợi cơ bản
trong phát triển kinh tế - x hội:
Là đầu no chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá,
khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước, Hà Nội được
Nhà nước chỉ đạo, tập trung đầu tư về mọi mặt trong quá trình xây dựng và
phát triển Thủ đô. Có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận những thành
tựu khoa học công nghệ và tinh hoa văn hoá thế giới, giải quyết kịp thời,
hiệu quả những vấn đề kinh tế-x hội phát sinh có liên quan trong quá trình
toàn cầu hoá, hội nhập khu vực và quốc tế.
Hà Nội là nơi tập trung các cơ quan đầu no của Đảng và Nhà nước,
các đại sứ quán, các cơ quan ngoại giao đoàn, các văn phòng đại diện của
các tổ chức quốc tế, đây là ưu thế để tăng thêm trí tuệ cho công tác tư vấn
trong việc hoạch định các chính sách phát triển. ở Hà Nội hiện có 43
trường đại học và cao đẳng, 34 trường trung học chuyên nghiệp, 41 trường
dạy nghề, 112 viện nghiên cứu (chiếm 86% tổng số các viện nghiên cứu
trong cả nước), ngoài ra còn có nhiều tổ chức, doanh nghiệp hoạt động
trong các ngành công nghệ hiện đại, tiên tiến. Nếu thu hút và tranh thủ
được sự giúp đỡ của các nhà khoa học, các bộ, ngành Trung ương, các viện

nghiên cứu, các trường đại học trên địa bàn thì sẽ có được lợi thế to lớn so
với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước.
Hà Nội đ và sẽ giữ vai trò là trung tâm kinh tế lớn nhất ở Bắc bộ, có
sức hút và khả năng lan toả rộng lớn, tác động trực tiếp tới quá trình phát
triển của vùng Bắc bộ. Đồng thời vừa có khả năng khai thác thị trường rộng
lớn của vùng và của cả nước để sản xuất, tiêu thụ sản phẩm công nông
nghiệp và dịch vụ4.
Hà Nội còn có ưu thế so với các địa phương khác ở khu vực phía Bắc
trong công tác tuyên truyền vận động và tổ chức triển khai thu hút đầu tư
vào Hà Nội, sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa, mở rộng các dịch
vụ công nghệ cao, dịch vụ tài chính - ngân hàng, dịch vụ đối ngoại, du
lịch,... Về lâu dài, chính khả năng kế thừa, lôi cuốn, quy tụ và đồng kết
được nhiều tiềm lực, điều kiện từ bên ngoài, cũng như năng lực tự tích lũy
được về kinh nghiệm và bản lĩnh lnh đạo, kinh doanh, trình độ phát triển
về hạ tầng kỹ thuật, các nguồn vốn, nguồn nhân lực, tri thức - công nghệ ...
sẽ tạo tiền đề và động lực mạnh mẽ nhất cho sự phát triển và cất cánh của
Thủ đô trong tương lai.
3

Nghị quyết 15-NQ/TW ngày 15/12/2000 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô
Hà Nội trong thời kỳ 2001-2010.
4
UBND Thành phố Hà Nội, Dự thảo báo cáo tổng hợp qui hoạch phát triển kinh té - x hội của Thủ đô
Hà Nội thời kỳ 2001-2010, tr. 5.

18


Mặt khác, Thủ đô Hà Nội có những khó khăn trong phát triển
kinh tế - xã hội:

Là nơi những chủ trương, chính sách của Nhà nước được ban hành;
là trung tâm đầu no về chính trị, vì thế mỗi động thái chủ trương, chính
sách và thực tiễn của Thành phố Hà Nội đều có sự chi phối trực tiếp và gián
tiếp nhất định đến đời sống kinh tế - x hội của cả nước, điều đó không cho
phép Thành phố dễ dàng triển khai các thử nghiệm quyết sách quản lý,
điều hành của các cấp chính quyền nhằm tạo ra sức bật mới cho quá trình
phát triển kinh tế - x hội như một số thành phố khác.
Do sức hút của quá trình phát triển kinh tế, Hà Nội trở thành nơi hội
tụ dòng di cư tự do, đặc biệt của quá trình đô thị hoá đ tạo ra các dòng di
dân, người ở tỉnh ngoài về Hà Nội kếm việc làm (có lúc lên đến 9,5 vạn
người), khiến tốc độ đô thị hóa bị thúc ép tăng nhanh hơn tốc độ phát triển
cơ sở hạ tầng kỹ thuật và trình độ quản lý đô thị (tỷ lệ dân số nội thành của
Hà Nội hiện nay là 57,6% so với mức trung bình cả nước là 23,5%). Điều
này tạo ra một sức ép lớn về mọi mặt cho quá trình phát triển kinh tế - x
hội của Thủ đô.
Là đầu mối giao thông của khu vực phía Bắc, Hà Nội phải đối mặt
với nạn buôn lậu, làm hàng giả, buôn bán ma tuý... Điều này không chỉ tạo
sức ép cao lên việc triển khai thực hiện các chính sách x hội của Đảng và
Nhà nước, mà còn buộc Hà Nội phải đối diện với mức độ gia tăng các loại
tội phạm và tệ nạn x hội - mặt trái của nền kinh tế thị trường.
Thủ đô cũng là địa bàn trọng yếu mà các thế lực thù địch tập trung
chống phá. Tập trung phát triển kinh tế, nhưng Thành phố phải dành nhiều
thời gian để không ngừng chăm lo ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, trật
tự an toàn x hội.
Hà Nội đang ngày càng cảm nhận rõ rệt hơn thách thức giữa hai yêu
cầu đều quan trọng và cấp thiết như nhau: thứ nhất, yêu cầu phải đẩy
nhanh tốc độ và đồng bộ hoá sự phát triển, đuổi kịp với Thủ đô các nước,
góp phần tạo động lực cho phát triển kinh tế vùng và kinh tế cả nước; thứ
hai, yêu cầu phải phát triển bền vững, nhất là bảo đảm sự ổn định về chính
trị, trật tự an toàn về x hội, sự lành mạnh về môi trường văn hoá và sinh

thái, cũng như phải phấn đấu để "giữ nhịp" ổn định hóa cho toàn bộ quá
trình phát triển kinh tế - x hội trong tương lai của cả nước.
II. khái quát Thực trạng và định hướng phát triển kinh tế xã hội Thủ đô Hà Nội

2.1. Những thành tựu và hạn chế chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội
của Hà Nội trong 10 năm qua
2.1.1. Những thành tựu chủ yếu đã đạt được:
Về phát triển kinh tế
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng xoá bỏ cơ chế kế hoạch hoá
tập trung, xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần định hướng x
19


hội chủ nghĩa, trong 10 năm qua, kinh tế - x hội Thủ đô đ có bước phát
triển cơ bản. Các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm 1991 - 1995 và 1996
- 2000 đều đạt và vượt mức kế hoạch đề ra; kinh tế Thủ đô đ vượt qua thời
kỳ suy thoái, tăng trưởng nhanh và liên tục.
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của Hà Nội thời kỳ 1991-1995 đạt
12,52%, thời kỳ 1996-2000 là 10,60%. Hà Nội là một trong số các địa
phương có tốc độ tăng trưởng cao, gấp 1,3 - 1,5 lần so với tốc độ tăng
chung cả nước (tốc độ tăng GDP trung bình của Thủ đô giai đoạn 19901999 cao hơn cả nước từ 3-4%/năm); tổng giá trị GDP của Thành phố ước
năm 2000 gấp 2,9 lần so với năm 1990 và 1,6 lần so với năm 1995. Năm
2000, GDP của Hà Nội chiếm 7,22% so với cả nước, khoảng 41% so với
toàn vùng Đồng bằng sông Hồng và 65,47% so với vùng kinh tế trọng điểm
phía Bắc.
Trong cơ cấu GDP của Thành phố, kinh tế nhà nước Trung ương
chiếm tỷ trọng 57,2% (năm 2000), có tốc độ tăng trưởng bình quân
9,57%/năm (giai đoạn 1996-2000); tương ứng, kinh tế nhà nước địa phương
chiếm tỷ trọng 9,2%, tốc độ tăng trưởng bình quân 6,5%/năm, khu vực
ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng 19,9%, tăng trưởng bình quân 7,9%/năm;

khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng 13,7%, tăng trưởng bình
quân 25,6%/năm.
Cơ cấu kinh tế Thủ đô chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, từ công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ chuyển sang công nghiệp dịch vụ - nông nghiệp, có tác động tích cực đến lĩnh vực hoạt động và tổ
chức sản xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố. Tỷ trọng
ngành công nghiệp mở rộng tăng từ 29,1% năm 1990 lên 38% năm 2000;
ngành dịch vụ từ 61,9% giảm xuống còn 58,2% năm 2000; ngành nônglâm nghiệp và thuỷ sản từ 9% giảm xuống còn 3,8% năm 2000.
Hà Nội là địa bàn thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Khu
vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 0% năm 1990 lên 12,64% trong cơ
cấu GDP Thành phố năm 2000. Các doanh nghiệp có vốn FDI có tiềm lực
lớn cả về vốn, nhân lực và công nghệ, do đó các doanh nghiệp trong nuớc
phải nhanh chóng nâng cao khả năng cạnh tranh của mình để tồn tại và
phát triển.
Vốn đầu tư x hội tăng mạnh trong các thành phần kinh tế, song vốn
trong nước vẫn là chủ yếu, chiếm 56% trong tổng 64,8 ngàn tỷ đồng đầu tư
của Hà Nội thời kỳ 1996-2000. Tỷ trọng đầu tư từ nguồn vốn trong nước
tăng mạnh và tăng ở tất cả các nguồn: Vốn nhà nước chiếm tỷ trọng 11,1%
năm 1996 tăng lên 21,5% năm 2000; vốn tín dụng nhà nước từ 1,8% lên
3,2%; vốn DN tự đầu tư từ 17,8% tăng lên 20,3%; vốn đầu tư của các
thành phần kinh tế ngoài nhà nước từ 15,4% lên 26%; vốn dân tự đầu tư từ
1,3% tăng lên 7,1%.
Hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn diễn ra sôi động, với sự tham
gia của mọi thành phần kinh tế. Mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thời
kỳ 1991-1999 là 21,7%/năm, thời kỳ 1996-1999 là 16,17%/năm; đưa kim
20


ngạch xuất khẩu trên địa bàn từ 755 triệu USD (năm 1995) lên 1.525 triệu
USD (năm 2000). Kim ngạch nhập khẩu bình quân giai đoạn 1996-2000
tăng trên 18%/năm, tỷ trọng nhập khẩu trang thiết bị máy móc, nguyên vật

liệu, vật tư phục vụ sản xuất chiếm 42,6% trong tổng số kim ngạch nhập
khẩu (năm 1991) tăng lên 94,74% (năm 2000), góp phần từng bước hiện
đại hoá công nghệ sản xuất của nền kinh tế.
Mức sống của người dân Hà Nội cũng tăng nhanh, khẳng định một thị
trường có sức mua cao. GDP bình quân đầu người tăng từ 470 USD (năm
1991) lên 915 USD (năm 1999), gần 990 USD vào năm 2000, bằng khoảng
2,29 lần mức bình quân của vùng Đồng bằng sông Hồng và 2,07 lần mức
bình quân của cả nước.
Về xây dựng và quản lý đô thị:
Trong những năm qua, công tác xây dựng và quản lý đô thị đ có
chuyển biến tích cực. Công tác đầu tư phát triển được đẩy mạnh. Tình hình
giao thông vận tải ra vào Thành phố đ được cải thiện. Sân bay Nội Bài
được nâng cấp và mở rộng, hệ thống giao thông đường không, đường thuỷ
chuyển biến tốt. Đ xây dựng một số khu đô thị mới và mở rộng được
nhiều tuyến đường, trục đường lớn, nút giao thông quan trọng: Liễu GiaiNguyễn Chí Thanh, Láng - Hoà Lạc, Láng Hạ, Trần Khát Chân - Đại Cồ
Việt, đường Huỳnh Thúc Kháng, Hoàng Quốc Việt... phù hợp với quy
hoach chung. Nhà ở đ có cải thiện, mức bình quân nhà ở hiện này là
6m2/người so với 4,5m2/người năm 1990. Các lĩnh vực cấp nước, thoát
nước, chiếu sáng, công viên cây xanh, vệ sinh môi trường đ và đang được
chú trọng đầu tư. Tỷ lệ thu gom, xử lý rác thải tăng từ 40% (năm 1990) lên
80%. Khối lượng cung cấp nước sạch tăng lên 2,5 lần. Đang triển khai dự
án ODA về xây dựng hệ thống thoát nước; xây dựng xong trạm bơm tiêu
thoát Yên Sở giai đoạn I với công suất 45m3/giây, cùng với việc cải tạo hệ
thống sông thoát nước thải nội thành. Tăng diện tích đất xanh từ
1,8m2/người (năm 1990) lên 3,5 m2/người hiện nay. Bộ mặt đường phố Hà
Nội ngày càng khang trang, sạch đẹp, phát triển theo hướng đô thị hiện đại.
Về văn hoá - xã hội:
Hà Nội được các Bộ, ngành hữu quan đánh giá đi đầu cả nước về các
mặt: phổ cập trung học cơ sở (vào năm 1999), hoàn thành xoá bỏ việc học
ca 3, tiêm chủng cho trên 99% trẻ em, loại trừ các bệnh phong, bại liệt,

bạch hầu; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng từ 37% năm 1994 xuống còn
18,7% năm 2000; tất cả các trạm y tế x, phường đều có bác sỹ. Tỷ lệ tăng
dân số tự nhiên năm 1989 là 1,51% giảm xuống còn 1,09% vào năm 2000.
Đến nay cơ bản không còn hộ đói và nhà dột nát, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn
1,3% (theo chuẩn hiện hành). Cuộc vận động xây dựng gia đình văn hoá,
thực hiện nếp sống mới trong cưới hỏi, tang lễ... và thực hiện dân chủ ở cơ
sở có chuyển biến tích cực.
Hệ thống chính trị, an ninh quốc phòng:
An ninh chính trị Thủ đô tiếp tục được giữ vững, công tác quốc
phòng địa phương từng bước đi vào nề nếp. Thành phố đ xây dựng thế trận
21


quốc phòng toàn dân kết hợp với thế trận an ninh nhân dân. Trật tự an toàn
x hội đ có chuyển biến tích cực.
Hệ thống chính trị từ Thành phố đến cơ sở được củng cố, phát triển.
Hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp của Thành phố có những mặt
tiến bộ. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từng bước được tiêu chuẩn
hoá. Các thủ tục hành chính tiếp tục được xem xét, cải tiến theo hướng một
đầu mối.
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đ bước đầu đổi mới nội
dung, phương thức hoạt động, góp phần phát triển kinh tế- x hội Thủ đô.
Tóm lại, sau những năm đổi mới, Hà Nội đ có bước phát triển toàn
diện. Kinh tế Thủ đô đ tăng trưởng liên tục, đạt mức cao hơn so với mức
bình quân chung của cả nước. Vai trò của Hà Nội trong vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ và trong nền kinh tế quốc dân ngày một nâng cao. Hạ tầng kỹ
thuật đô thị được tăng cường; Thủ đô từng bước được cải tạo và xây dựng
theo hướng đồng bộ, hiện đại. Vấn đề môi trường đ và đang được quan
tâm. Công tác văn hóa x hội đạt được những thành tựu tốt, được các Bộ,
Ngành TW đánh giá là địa phương có nhiều chỉ tiêu dẫn đầu cả nước. Nông

thôn ngoại thành đ có bước khởi sắc. Hệ thống chính trị được củng cố; an
ninh quốc phòng được giữ vững; trật tự an toàn x hội được đảm bảo. Đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân đ có bước cải thiện rõ rệt, mức
sống tăng lên hơn 2 lần so với năm 1990. Quan hệ đối ngoại được mở rộng,
vị thế của Thủ đô trong khu vực và quốc tế ngày càng được nâng cao. Năm
1999, Hà Nội là thành phố duy nhất trong khu vực châu á - Thái Bình
Dương được nhận danh hiệu cao quý của UNESCO "Thành phố vì Hoà
bình".
2.1.2. Những tồn tại, hạn chế chủ yếu
Tuy thành phố đ có những tiến bộ trong phát triển kinh tế - x hội
nhưng vẫn còn một số mặt hạn chế chủ yếu:
Nhiều tiềm năng của Thành phố chưa được phát huy. Việc hợp tác
kinh tế giữa Hà Nội với các địa phương khác, đặc biệt là hợp tác kinh tế
vùng đạt kết quả chưa cao. Hiệu quả sản xuất, kinh doanh và sức cạnh
tranh nhìn chung còn yếu. Một số cơ sở sản xuất chưa năng động, chậm
thích ứng với cơ chế quản lý mới, làm ăn kém hiệu quả. Vai trò chủ đạo
của kinh tế Nhà nước trong một số lĩnh vực chưa thể hiện rõ. Hoạt động
của các hợp tác x sau chuyển đổi còn lúng túng; quản lý của Nhà nước đối
với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn lỏng lẻo. Hiệu quả hoạt động
liên doanh, hợp tác với nước ngoài còn hạn chế. Đầu tư nước ngoài từ năm
1998 đến nay bị giảm sút. Đầu tư cho phát triển vẫn ở tình trạng dàn trải,
chưa tập trung đúng mức cho những ngành và sản phẩm chủ lực.
Mặc dù kinh tế trong những năm qua tăng trưởng khá, song nhìn
chung tăng trưởng chưa đều và chưa ổn định. Sản xuất vẫn còn phân tán,
công nghệ lạc hậu, chưa tạo được nhiều sản phẩm chất lượng cao, giá thành
hạ và mẫu m phù hợp với nhu cầu của thị trường nên khả năng cạnh tranh
22


thấp. Chưa có chiến lược xuất khẩu và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế cụ

thể để phát huy và tập trung sức mạnh của nền kinh tế Thủ đô.
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị tuy đ được đầu tư nhưng còn thấp
so với yêu cầu phát triển KT-XH trong khi tốc độ đô thị hoá nhanh nên
ngày càng quá tải. Mạng lưới giao thông chưa đồng bộ; tình trạng thiếu
nước sạch, úng ngập và thiếu nhà ở... đang là những vấn đề đang được
nhiều người quan tâm, lo lắng. Các khu vui chơi giải trí còn ít.
Các cơ sở hạ tầng x hội như: hệ thống trường học, bệnh viện, các
trung tâm văn hoá, thể thao... mặc dù đ được quan tâm đầu tư, song đang
trong tình trạng quá tải, thiếu thốn về cơ sở vật chất, cần được tập trung đầu
tư trong những năm tới.
Nhiều vấn đề x hội bức xúc chậm được khắc phục; tăng dân số cơ
học ở tỉnh ngoài về Hà Nội chưa có xu hướng giảm, một số tệ nạn x hội có
chiều hướng gia tăng.
Bộ máy quản lý còn cồng kềnh; chế độ trách nhiệm cá nhân trong
quản lý điều hành còn chưa rõ; thủ tục hành chính còn rườm rà. Một bộ
phận cán bộ có biểu hiện suy thoái, quan liêu, tham nhũng. Việc phân
công, phân cấp giữa Trung ương và Hà Nội chưa rõ ràng, chưa có cơ chế,
chính sách đặc thù tạo điều kiện cho Thủ đô Hà Nội phát triển nhanh.
2.2. Mục tiêu và định hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô
Hà Nội đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020.
Nghị quyết 15-NQ/TW ngày 21/12/2000 của Bộ Chính trị về phương
hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô trong giai đoạn 2001-2010, Pháp lệnh
Thủ đô, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ XIII đ
chỉ rõ: bước vào thế kỷ 21, Thủ đô Hà Nội khẳng định tiếp tục đẩy mạnh
công cuộc đổi mới, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phấn đấu thực
hiện mục tiêu chiến lược phát triển Thủ đô năm 2010: "Để xứng đáng là
trái tim của cả nước; đầu no chính trị - hành chính quốc gia; trung tâm
lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, trong 10
năm tới, gắn với chuẩn bị 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Thành phố phải
bảo đảm ổn định vững chắc về chính trị, trật tự an toàn x hội; phát triển

kinh tế-khoa học công nghệ-văn hoá-x hội toàn diện, bền vững; xây dựng
về cơ bản nền tảng vật chất - kỹ thuật và x hội của Thủ đô x hội chủ
nghĩa giàu đẹp, văn minh, thanh lịch, hiện đại, đậm đà bản sắc ngàn năm
văn hiến; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; tích cực
chuẩn bị tiền đề của kinh tế tri thức, phấn đấu trở thành một trung tâm
ngày càng có uy tín ở khu vực, xứng đáng với danh hiệu "Thủ đô anh
hùng".

23


Trong 10 năm tới, Hà Nội phát triển theo những định hướng cơ
bản sau:
Về phát triển kinh tế:
Tiếp tục xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN,
nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, khả năng hội nhập kinh tế
quốc tế của nền kinh tế Thủ đô. Tăng cường vai trò chủ đạo của kinh tế nhà
nước, củng cố, nâng cao hiệu quả của kinh tế tập thể, tạo điều kiện để các
thành phần kinh tế phát triển đồng bộ. Đảm bảo kinh tế Thủ đô có nhịp độ
tăng trưởng ổn định, vững chắc với cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng ưu
tiên phát triển các lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, hiệu quả kinh tế lớn,
giải quyết nhiều việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp; đẩy mạnh hoạt động kinh
tế đối ngoại; nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ. Phấn đấu đến năm
2010 tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm khoảng 10-11%, tốc độ tăng giá trị
sản xuất công nghiệp bình quân đạt 14-15%/năm, dịch vụ đạt 1010,5%/năm, nông nghiệp đạt 2,5-3%/năm, xuất khẩu đạt 16-18%/năm.
GDP của Hà Nội tăng 2,7 lần so với năm 2000. Thu nhập bình quân của
nhân dân tăng 2 lần so với năm 2000.
Nhiệm vụ trọng tâm của Hà Nội trong giai đoạn tới là cơ cấu lại nền
kinh tế, đầu tư mạnh phát triển khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, chú
trọng chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành và cơ cấu sản phẩm; điều chỉnh, sắp

xếp lại công nghiệp; tập trung phát triển những ngành có thế mạnh như
dịch vụ, công nghệ thông tin, sinh học; tăng cường quan hệ chặt chẽ trong
cơ cấu thống nhất của nền kinh tế, xây dựng những ngành kinh tế chủ lực;
thực hiện tốt cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, từ đó
chuyển dịch cơ cấu kinh tế từng bước, vững chắc theo hướng dịch vụ - công
nghiệp - nông nghiệp trong giai đoạn 2006-2010.
Phát triển mạnh lực lượng sản xuất, kết hợp chặt chẽ với xây dựng
quan hệ sản xuất phù hợp, định hướng XHCN, tạo ra sự phát triển đồng bộ,
bền vững. Đẩy mạnh cải cách khu vực kinh tế nhà nước. Chú trọng đổi mới
cơ cấu đầu tư. Hỗ trợ đầu tư để hình thành đồng bộ các loại thị trường. Đẩy
mạnh thu hút đầu tư nước ngoài; chuẩn bị tích cực để chủ động hội nhập
kinh tế khu vực và thế giới.
Tập trung đầu tư đổi mới đồng bộ thiết bị công nghệ và nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực để tăng sức cạnh tranh, nâng cao hiệu quả của kinh
tế Thủ đô. Thực hiện cải cách nhằm phát huy vai trò chủ đạo của khu vực
kinh tế nhà nước; đồng thời phát triển mạnh các thành phần kinh tế ngoài
nhà nước. Chỉ đạo xây dựng, phát triển các loại hình kinh tế hợp tác đa
dạng về sở hữu, về hình thức họat động; củng cố, đổi mới, phát huy vai trò
các hợp tác x sau chuyển đổi. Tổ chức cuộc vận động sâu rộng trong các
tầng lớp nhân dân tăng cường sử dụng hàng hoá trong nước.
Tích cực cùng cả nước chủ động tham gia các tổ chức thương mại khu
vực và quốc tế như AFTA, WTO,... mở rộng hợp tác kinh tế song phương,
đa phương. Phấn đấu đưa xuất khẩu trở thành lĩnh vực quan trọng của kinh
tế Hà Nội. Nâng cao chất lượng và cơ cấu lại các nhóm hàng xuất khẩu,
24


×