Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

TIỂU LUẬN CÁCH nói, CÁCH VIẾT TRONG TUYÊN TRUYỀN THEO PHONG CÁCH hồ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.64 KB, 5 trang )

1
CÁCH NÓI, CÁCH VIẾT TRONG TUYÊN TRUYỀN
THEO PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

Tuyên truyền - theo Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Đem một việc gì nói cho
dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm”.1 Tuyên truyền là nghệ thuật chinh
phục con người. Để có thể giành giật được trái tim, khối óc quần chúng nhân
dân thì cần phải chính xác, khoa học và thiết thực, phù hợp với thực tiễn.
Người đi tuyên truyền cần hiểu được tâm trạng của quần chúng, phát hiện
được nhu cầu, nguyện vọng của quần chúng đồng thời đánh giá chính xác
trình độ của họ để từ đó thực hiện được sự khác biệt về nội dung, phương
pháp và hình thức tuyên truyền. Công tác tuyên truyền vận động quần chúng
phải “cụ thể, thiết thực, phải trả lời được các câu hỏi: Tuyên truyền cái gì ?
Tuyên truyền cho ai ? Tuyên truyền để làm gì ? Tuyên truyền cách thế nào? ” 2
.
“Muốn thành công, phải biết cách tuyên truyền”3. Cách tuyên truyền
hiệu quả nhất - theo Chủ tịch Hồ Chí Minh đó chính là “Học cách nói của
quần chúng”. Có rất nhiều người làm tuyên truyền cứ tưởng rằng: mình viết
gì, nói gì, người khác cũng hiểu được cả, nguy hại hơn, có người còn cho rằng
dân là dốt không biết gì, mình là thông thái tài giỏi, viết gì cũng được, nói gì
người khác cũng phải nghe, vì vậy họ không thèm học hỏi, không thèm bàn
bạc với dân chúng, họ không hiểu được rằng: “Cách nói của dân chúng rất
đầy đủ, rất hoạt bát, rất thiết thực mà lại rất giản đơn”4.
Không chịu học cách nói của quần chúng, cộng với thói chủ quan, tự
mãn cho nên một số người làm công tác tuyên truyền thường mắc phải căn
bệnh “dài dòng, rỗng tuếch” đó là căn bệnh nói dài, viết dài mà ít nội dung.
Một số cán bộ tuyên truyền khi nói thì “mênh mông trời đất” hàng hai, ba giờ
Sđd, T5, Tr162.
Hồ Chí Minh TT, NxbCTQG,H.1995, T11,Tr128
3 Sđd, T5, Tr162
4 Sđd, T5, Tr301


1
2


2
đồng hồ, nói gì cũng có nhưng chỉ chừa một điều không nói đến là những việc
thiết thực cho cơ sở đó, địa phương đó, những việc mà quần chúng nhân dân
ở đó đang cần biết, cần hiểu, cần làm thì không nói tới, dẫn đến tình trạng,
người nói thì cứ nói, người nghe thì kẻ ngáp, kẻ ngủ gật…mọi người mong
ông “cán bộ tuyên truyền” thôi đi cho mau, bởi họ chẳng thấy hứng thú và
thiết thân điều gì. Một số cán bộ tuyên truyền khi viết thì dài dòng lê thê
“dòng này qua dòng khác, trang này qua trang khác nhưng không có ích cho
người xem, chỉ làm tốn giấy mực, mất công người xem, khác nào vải băng bó
mụn lở, đã thối lại dài”5.
Một căn bệnh khác mà những cán bộ tuyên truyền khi nói, khi viết dễ
mắc phải là “Thói cầu kỳ, sính dùng chữ”, những người mắc bệnh này thường
thích “phức tạp hoá” “to tát hoá” vấn đề cần trình bày, họ thích dùng hàng
đống danh từ lạ, thích nói và viết theo kiểu Tây, họ mượn tiếng nước ngoài
một cách không phải lối đến nỗi bỏ cả tiếng mẹ đẻ, họ thích nói và viết một
cách cao xa, màu mè “biến khẩu hiệu cách mạng của đoàn thể thành lá bùa
của thày cúng”, làm cho quần chúng nghe, xem chỉ còn thấy kỳ bí, không hiểu
được. Kết cục, những người đó chỉ viết và vẽ để cho bản thân họ xem mà
thôi, còn với quần chúng nhân dân thì cách viết, cách nói ấy cũng như là cố ý
không muốn cho người ta nghe, không muốn cho người ta xem.
Tác hại của những căn bệnh trên đây là rất lớn, nó gây tốn công sức, lãng
phí thời gian của quần chúng và nguy hại hơn, nó làm giảm hiệu quả hoạt
động tuyên truyền của Đảng.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, sở dĩ những người cán bộ tuyên truyền mắc
phải những căn bệnh trên là vì: trước hết họ chưa điều tra, phân tích, nghiên
cứu thấu đáo vấn đề cần tuyên truyền, vì chưa hiểu kỹ, hiểu sâu, nắm chắc nội

dung cần truyền đạt nên khi tuyên truyền họ không lý giải được một cách cặn
kẽ, sinh động, thấu tình đạt lý, họ không thể trình bày vấn đề một cách giản
đơn, thiết thực và dễ hiểu mà thường hay rơi vào tình trạng khô khan, cứng
5

Sđd, T5, Tr299


3
nhắc, giáo điều. Thứ hai là những cán bộ tuyên truyền này chưa nghiên cứu,
nắm chắc đối tượng, chưa đi sâu, đi sát quần chúng, thiếu hiểu biết quần
chúng, chỉ “gặp sao nói vậy, bạ gì viết nấy” mà không hiểu quần chúng cần
cái gì, muốn nghe, muốn biết cái gì, ham chuộng cái gì… cứ tưởng những cái
mình làm là đúng, mình viết, mình nói là hay, dẫn đến kết quả “đem râu ông
nọ chắp cằm bà kia”. Do không đi xuống cơ sở, tìm hiểu quần chúng, chỉ
đóng cửa lại ngồi ỳ trong phòng giấy mà viết, mà chuẩn bị, cho nên những nội
dung tuyên truyền không tỏ rõ được cái tư tưởng, lòng ước ao của quần
chúng, không gây được hứng thú với quần chúng…cách làm tuyên truyền như
thế, nhất định thất bại. Một nguyên nhân nữa để cho các cán bộ tuyên truyền
mắc các “căn bệnh” trong khi nói, khi viết đó là do tác phong “lụp chụp cẩu
thả”. Những cán bộ tuyên truyền chưa điều tra, nghiên cứu, chưa biết rõ, hiểu
rõ đã vội nói, vội viết. Khi nói và viết lại thiếu chuẩn bị chu đáo, không kiểm
tra, tập dượt cẩn thận cho nên quá trình tiến hành tuyên truyền “hoặc rơi vào
cảnh lắp lại những cái người trước đã nói, hoặc lắp đi lắp lại cái mình đã nói
rồi, lúng túng như gà mắc tóc. Thôi đi thì trẽn. Nói nữa thì chán tai”6.
Đối với những căn bệnh mà người cán bộ tuyên truyền hay mắc phải khi
viết, khi nói trên đây, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh “đều phải ra sức sửa chữa,
nếu không sẽ có hại to cho công việc của đoàn thể”7.
Người cán bộ tuyên truyền muốn viết và nói có hiệu quả, trước hết cần xác định
rõ mục đích, nhiệm vụ và yêu cầu của tuyên truyền: tuyên truyền nội dung gì, tuyên

truyền cho ai, tuyên truyền trong điều kiện nào… Điều quan trọng trước tiên là phải có
nội dung, phải làm sao cho “mỗi câu mỗi chữ” có một ý nghĩa, mỗi câu nói, mỗi chữ
viết phải tỏ rõ được cái tư tưởng và lòng ước ao của quần chúng nhân dân “mỗi khẩu
hiệu của đoàn thể phải là cái ý nguyện và mục đích của hàng ức hội viên và của hàng
triệu dân chúng”8. Khi nói, khi viết nhất thiết phải học cách nói, cách viết sao cho quần
chúng hiểu được “phải xét rõ và làm cho hợp trình độ văn hoá, thói quen sinh hoạt,
6
7
8

Sđd, T5,Tr305.
Sđd, T5,Tr305
Sđd, T5,Tr305


4
trình độ giác ngộ, kinh nghiệm tranh đấu, lòng ham, ý muốn, tình hình thiết thực của
quần chúng”9. Cần dùng những lời lẽ, những thí dụ giản đơn, thiết thực và dễ hiểu, làm
sao cho quần chúng nhân dân ai cũng hiểu được nội dung tuyên truyền. Người cán bộ
tuyên truyền phải luôn luôn tự hỏi “ta viết cho ai xem? Nói cho ai nghe? ”10.
Tuyên truyền là một công việc khó khăn, phức tạp. Để chinh phục được
niềm tin của quần chúng, giúp họ phá bỏ những cái cũ kỹ, lạc hậu, tiếp nhận
và ủng hộ cái mới, tin và đi theo cách mạng, không phải là công việc một
sớm, một chiều, cho nên, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “tuyên truyền
đời sống mới cũng như tuyên truyền việc khác, phải hăng hái, bền gan, chịu
khó”. Nguyên tắc chỉ đạo hoạt động của những người cán bộ tuyên truyền đó
là: “Từ trong quần chúng mà ra. Về sâu trong quần chúng”11. Trước khi nói,
khi viết phải suy nghĩ cho chín, phải sắp đặt cẩn thận. Khi chưa điều tra, chưa nghiên
cứu, chưa biết rõ thì chớ nói, chớ viết. Khi không có gì cần nói, cần viết, chớ nói, chớ
viết càn. Chuẩn bị một bài nói, bài viết phải cẩn thận, chu đáo, tỷ mỷ giống như

người ta rửa mặt mỗi ngày. rửa mặt rồi, thì chải đầu. Nhiều người chải đầu rồi còn soi
gương xem đã sạch, đã mượt chưa. “Khi viết xong một bài báo, một bản báo cáo
hoặc một bài diễn văn, nhất định phải đọc đi đọc lại vài lần. Mình tự phê bình bài của
mình, hỏi ý kiến đồng chí khác. Những câu, những chữ thừa vô ích bỏ đi” 12. Làm
được như thế, bài viết, bài nói sẽ ít có lỗi, công tác tuyên truyền nhất định sẽ có hiệu
quả cao.
Một trong những cách tuyên truyền được Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá cao
là tuyên truyền bằng các tấm gương tiêu biểu trong thực tiễn cuộc sống, bởi theo
Người: “các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm và đối với họ một tấm gương
sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”13.
Tuyên truyền không chỉ là thuyết giảng bằng lời nói đơn thuần, mục đích cao
nhất của tuyên truyền chính là nhằm cải tạo hiện thực cuộc sống, nội dung tuyên
Sđd,T5, Tr248
Sđ d,T5,Tr306
11 Sđ d,T5,Tr248
12 Sđ d, T5, Tr302-303.
13 Sđ d, T1, Tr263.
9

10


5
truyền sẽ có sức thuyết phục mạnh mẽ đối với quần chúng nhân dân khi nó xuất
phát từ cuộc sống, phục vụ trực tiếp cho cuộc sống và được chứng minh, khẳng
định bằng cuộc sống thực tế phong phú, vì thế, phải: “Lấy gương người tốt có thật
trong quần chúng và cán bộ đảng viên mà giáo dục lẫn nhau”14.
Công tác tuyên truyền là một khâu quan trọng trong hoạt động lãnh đạo
của Đảng. Hơn 80 năm qua công tác tuyên truyền đã góp phần đắc lực trong
việc định hướng, động viên, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vượt

mọi khó khăn, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng trong từng giai đoạn.
Ngày nay, tình hình và yêu cầu mới đang đặt ra cho công tác tuyên truyền và
đội ngũ những người làm tuyên truyền những đòi hỏi nặng nề hơn. Nghiên
cứu và vận dụng những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cách nói, cách
viết trong tuyên truyền là một trong những biện pháp thiết thực giúp cho mỗi
cán bộ tuyên truyền nâng cao bản lĩnh, trình độ chuyên môn, hoàn thiện kỹ
năng công tác, bảo đảm cho công tác tuyên truyền xứng đáng là vũ khí sắc
bén, là bộ phận xung kích trong sự nghiệp cách mạng của Đảng.

14

Sđ d, T12, Tr554.



×