1
ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÀI TIỂU LUẬN MÔN HỌC QUẢN TRỊ RỦI RO
ĐỀ TÀI:
KIỂM SOÁT RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG
CỦA TRUNG TÂM PHÂN PHỐI CỬU LONG THUỘC
KHU VỰC MIỀN NAM CỦA CÔNG TY P&G VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn: Ths. Trần Quang Trung
Nhóm sinh viên thực hiện:
Họ và tên MSSV
1. Dương Kim Hà 1088210175
2. Nguyễn Duy Linh 1088210203
3. Ngô Minh Hiếu 1088210325
4. Lê Văn Dũng 1088210303
5. Châu Thế Vinh 1088210421
6. Đặng Đình Cường 1088210296
7. Ngô Duy Đông 1088210171
8. Nguyễn Công Danh 1088210016
9. Đinh Công Thanh 1088210097
Lớp: QTKD – GĐ.B111- VB2K11
TP Hồ Chí Minh tháng 12 năm 2009
2
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM PHÂN
PHỐI CỬU LONG CỦA CÔNG TY P&G
TTPP Cửu Long (TTPP Miền Nam của công ty P&G) được khánh thành vào
tháng 12-2008. Nằm tại kho ngoại quan của ICD Sóng Thần Bình Dương, TTPP
nằm cách nhà máy sản xuất của P&G khoảng 2 km. Với diện tích nhà kho là
14000 m2, TTPP này có thể chứa 12000 pallet thành phẩm.
Nhiệm vụ chính của TTPP Cửu Long là nhận hàng từ nhà máy P&G ở Bình
Dương cũng như từ các nước khác (Thailand, Singapore, Malaysia…) và phân
phối đến các kênh siêu thị và các nhà phân phối trong phạm vi từ Huế trở vào.
Ngoài ra TTPP Cửu Long cũng là nơi cung cấp sản phẩm ra một TTPP khác của
P&G nằm tại Bắc Ninh để phục vụ cho các khách hàng ngoài Bắc.
Hiện tại, TTPP Cửu Long được vận hành bởi công ty Toll-SGN Logistics
với khoảng 10 nhân viên P&G để quản lý hoạt động của kho. TTPP vận hành 24
giờ một ngày, 7 ngày trong tuần.
Các sản phẩm của P&G được trung tâm phân phối bao gồm:
• Chất giặt tẩy: Tide, Ariel
• Dầu gội: Rejoice, Pantene, Head & Shoulder
• Xà bông: Safeguard, Camay
• Nước xả vải: Downy
• Tả giấy, băng vệ sinh: Pampers, Whisper
• Chăm sóc da: Olay
• Các sản phẩm Gillette: Dao cạo râu, Kem cạo râu, Lăn khử mùi…
• Các sản phẩm Oral B: Bàn chải, Nước súc miệng…
• Pin: Duracell
• Thực phẩm: Pringles
3
1.2 Vấn đề cần nghiên cứu
Bài tiểu luận sử dụng các công cụ nhận dạng để phát hiện các rủi ro có thể
xảy ra đối với trung tâm phân phối Cửu Long của công ty P&G thuộc Miền nam
Việt Nam và đưa ra các biện pháp kiểm soát phù hợp sau khi phân tích đánh giá
các rủi ro đó nhằm giảm thiểu những thiệt hại của doanh nghiệp trong trường hợp
rủi ro xảy ra.
1.3 Tính cần thiết của đề tài
Hiện tại giá trị hàng hóa trong kho vào khoảng 25 triệu USD. Nếu có rủi ro
xảy ra, ví dụ như hỏa hoạn chẳng hạn, thì tổn thất đối với công ty là rất lớn
Ngoài ra, nếu kho ngừng hoạt động trong 1 ngày:
• Mất đơn hàng trị giá ~20 triệu VND
• Không nhập được hàng từ nhà máy sản xuất & hàng nhập khẩu, ảnh
hưởng đến kế hoạch sản xuất
• Phí charge cho container để chứa hàng: ~6 triệu VND
• Mất uy tín với khách hàng trong việc giao hàng đúng hẹn
Chính vì những thiệt hại to lớn như trên nên việc phân tích và đề ra các biện
pháp phòng trừ rủi ro cho trung tâm phân phối Cửu Long là thật sự cần thiết.
1.4 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm nhận dạng tất cả những rủi ro có thể có
trong hoạt động của trung tâm phân phối Cửu Long.
1.5 Phạm vi và giới hạn
Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn của đề tài (Gioi han các Phuong phap thuc hien, chi uu tien dua ra
cac bien phap kiem soat mot so cac rui ro dang ke sau khi danh gia,…)
4
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. KHÁI NIỆM RỦI RO – QUẢN TRỊ RỦI RO
2.1.1. Rủi ro
- Rủi ro là điều không lành, khống tốt, bất ngờ xảy đến (Từ điển Tiếng Việt –
Trung tâm từ điển học Hà Nội, 1995)
- Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được (Frank Kinight).
- Theo C. Arthur William, Jr. Michel và L.Smith đã viết “Rủi ro là sự biến động
tiềm ẩn ở những kết quả. Rủi ro có thể xuất hiện trong hầu hết mọi hoạt động
của con người. Khi có rủi ro, người ta không thể dự đoán được chính xác kết
quả. Sự hiện diện của gây nên sự bất định. Nguy cơ rủi ro phát sinh bất cứ khi
nào một hành đồng dẫn đến khả năng được hoặc mất không thể đoán trước”.
2.1.2. Quản trị rủi ro
- Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có
hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn
thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro (Kloman Haimes).
- Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện, liên
tục và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu
những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro, đồng thời tìm
cách biến rủi ro thành những cơ hội thành công.
2.2. PHÂN LOẠI RỦI RO
2.2.1. Theo phương pháp quản trị rủi ro truyền thống
5
- Rủi ro từ thảm họa: động đất, núi lửa, lũ lụt, hỏa hoạn, chiến tranh, khủng
bố…
- Rủi ro tài chính: các khoản nợ xấu, tỷ giá hối đoái, giá cổ phiếu hay lãi suất
biến động
- Rủi ro tác nghiệp: trang thiết bị, hệ thống máy tính hư hỏng, chuỗi cung ứng
hay quy trình hoạt động có lỗi, bị gián đoạn.
- Rủi ro chiến lược
2.2.2. Theo nguồn gốc rủi ro
- Rủi ro do môi trường thiên nhiên: động đất, núi lửa, bão, lủ lụt, sóng thần…
Những rủi ro này thường dẫn đến những thiệt hại to lớn về người và của làm
cho các doanh nghiệp bị tổn thất nặng nề.
- Rủi ro do môi trường văn hóa: là những rủi ro do sự thiếu hiểu biết về phong
tục, tập quán, tín ngưỡng lối sống, nghệ thuật, đạo đức của dân tộc khác, từ đó
dẫn đến cách hành xử không phù hợp, gây ra những thiệt hại, mất mát, mất cơ
hội kinh doanh.
- Rủi ro do môi trường xã hội: sự thay đổi các chuẩn mực giá trị, hành vi của
con người, cấu trúc xã hội, các định chế… là một nguồn rủi ro quan trọng.
Nếu không nắm được này sẽ có thể phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề.
- Rủi ro do môi trường chính trị: Môi trường chính trị có ảnh hưởng rất lớn đến
bầu không khí kinh doanh. Môi trường chính trị ổn định sẽ giảm thiểu rất
nhiều rủi ro cho các daonh nghiệp. Khi một chính thể mới ra đời có thể sẽ làm
đảo lộn hoạt động của nhiều doanh nghiệp, tổ chức.
- Rủi ro do môi trường luật pháp: luật pháp đảm bảo sự công bằng cho các
doanh nghiệp, chống lại sự cạnh tranh không lành mạnh. Nếu các chuẩn mực
luật pháp không phù hợp với bước tiến của xã hội sẽ gây ra nhiều rủi ro.
- Rủi ro do môi trường kinh tế: tốc độ phát triển kinh tế, khủng hoảng, suy thoái
kinh tế, lạm phát… đều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các doanh
nghiệp, gây ra những rủi ro, bất ổn.
- Rủi ro do môi trường hoạt động của tổ chức: thiếu thông tin hoặc có những
thông tin nhưng không chính xác dẫn đến bị lừa đảo; Máy móc thiết bị bị sự
cố; Xảy ra tai nạn loa động; Hoạt động khuyến mãi, quảng cáo… bị sau sót.
6
Chính sách tuyển dụng, đãi ngộ, sa thải nhân viên không phù hợp; Sản phẩm
bị thu hồi, xảy ra đình công, bãi công, nổi loạn…
- Rủi ro do nhận thức của con người:
2.2.3. Một số cách phân loại rủi ro khác
- Phân loại rủi ro do môi trường tác động: môi trường bên trong, môi trường
bên ngoài.
- Phân loại theo đối tượng rủi ro: tài sản, nhân lực, trách nhiệm pháp lý.
- Phân loại theo các ngành lĩnh vực hoạt động.
2.2.4. Kiểm soát rủi ro bằng FMEA
Về mặt định nghĩa người ta có thể hiểu phân tích tác động và hình thức sai
lỗi như sau:
• Hình thức sai lỗi: có thể hiểu là cách mà sản phẩm hay quá trình không đáp
ứng được các yêu cầu. Thường được hiểu như là các khuyết tật
• Tác động sai lỗi: có thể hiểu là ảnh hưởng của các sai lỗi đến khách hàng
nếu như nó không được ngăn ngừa hay khắc phục. Khách hàng có thể là khách
hàng nội bộ hay người sử dụng cuối cùng
• Nguyên nhân: có thể hiếu là nguồn gốc gây ra sai lỗi, thường là do các biến
động tác động vào quá trình
* Các lợi ích của FMEA: FMEA giúp cho các nhà quản lý
• Xác định các hình thức sai lỗi tiềm tàng có thể xảy ra và mức độ tác động
nghiêm trọng của các lỗi này
• Đánh giá một cách khách quan khả năng xuất hiện các sai lỗi
• Đánh giá khả năng phát hiện ra các sai lỗi
• Phân loại các lỗi sản phẩm hay quá trình tiềm tàng có thể xảy ra
• Tập trung vào loại trừ các nguyên nhân gây ra các lỗi trọng yếu
Đối với các nhà sản xuất, FMEA thực sự là một công cụ hữu hiệu để thiết kế
và cải tiến sản phẩm và quá trình. FMEA giúp chúng ta giảm thời gian và chi phí
thiết kế
Người ta phân ra hai ứng dụng FMEA cơ bản là:
7
• FMEA thiết kế: sử dụng trong phân tích các phần tử thiết kế. Tại đây,
người ta tập trung vào các tác động sai lỗi liên quan đến các chức năng của các
phần tử trong thiết kế
• FMEA quá trình: được sử dụng để phân tích các chức năng của quá trình.
Tại đây người ta tập trung vào các sai lỗi gây ra các khuyết tật lên sản phẩm
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. NHẬN DẠNG RỦI RO
Để quản trị rủi ro trước hết phải nhận dạng được rủi ro. Nhận dạng rủi ro là
quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro trong hoạt động kinh doanh
của đơn vị. Hoạt động nhận dạng rủi ro nhằm phát triển các thông tin về nguồn
gốc rủi ro, các yếu tố mạo hiểm, hiểm họa, đối tượng rủi ro và và các loại tổn
thất. Nhận dạng rủi ro bao gồm các công việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi
trường hoạt động và toàn bộ hoạt động của tổ chức nhằm thống kê được tất cả các
rủi ro , không chỉ những loại rủi ro đã và đang xảy ra, mà còn dự báo được những
dạng rủi ro mới có thể xuất hiện đối với tổ chức, trên cơ sở đó đề xuất các giải
pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro thích hợp.
3.1.1. Các phương pháp nhận dạng
Phần này sẽ bổ sung sau
3.1.2. Cách tiến hành
8
3.2. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ RỦI RO
(Mô tả chi tiết các Phuong phap duoc lua chon cho bai tieu luan nay)
Ma trận đánh giá rủi ro:
Khả năng xảy ra
Thư
ờng
xuyên (5)
Có thể (4)
Th
ỉnh
thoảng (3)
Hi
ếm khi
(2)
R
ất khó xảy
ra (1)
Mức độ nghiêm trọng
Thảm khốc (5) 5 5 4 3 3
Nghiêm trọng
(4)
5 5 4 3 2
Nhiều (3) 5 4 3 2 2
Ít (2) 4 3 2 2 1
Không đáng kể
(1)
4 3 2 2 1
3.3. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT RỦI RO
3.3.1. Kiểm soát rủi ro bằng FMEA
Việc phân tích những phương thức xảy ra sai lỗi và ảnh hưởng của nó là một
hình thức để xác định và phân loại theo thứ tự ưu tiên đối với các vấn đề tiềm
tàng. Bằng cách tiến hành các hoạt động dựa vào việc công cụ FMEA, một nhà
quản lý, một đội cải tiến, hoặc người phụ trách quá trình có thể tập trung vào các
kế hoạch ngăn ngừa, giám sát và ứng phó, nơi có nhiều khả năng sự cố xảy ra. Ý
tưởng về FMEA xuất phát từ các ngành công nghiệp có nhiều khả năng rủi ro như
ngành hàng không và quốc phòng.
3.3.2. Xây dựng qui trình kiểm soát bằng FMEA
1. Xác định quá trình hoặc sản phẩm / dịch vụ
2. Liệt kê các vấn đề có thể nảy sinh (các phương thức xảy ra sai lỗi). Câu
hỏi cơ bản là: “Cái gì có thể xãy ra?” Chúng ta cần liệt kê ra các loại sai lỗi, sự cố
có thể xảy ra trong quá khứ hoặc trong tương lai. Chúng ta có thể được tập hợp
thành nhóm bởi các bước quá trình hoặc thành phần của sản phẩm / dịch vụ
3. Đánh giá vấn đề theo tính nghiêm trọng, khả năng xảy ra và khả năng có
thể xác định. Sử dụng một thang điểm từ 1 – 10, hãy cho điểm từng yếu tố đối với
mỗi vấn đề tiềm tàng. Những vấn đề có tính nghiêm trọng hơn sẽ được đánh điểm
9
cao hơn. Tiếp tục đánh giá lại, những yếu tố này có thể được đánh giá hoặc dựa
trên dữ liệu lịch sử hoặc dựa trên dữ liệu kiểm tra
4. Tính toán “hệ số rủi ro theo thứ tự ưu tiên” hay còn được gọi là RPN (
Rick Priority Number). Hệ số này được tính dựa theo các hệ số sau:
• Mức độ nghiêm trọng ( Severity – viết tắt là SEV ): chỉ ra mức độ ảnh
hưởng hay tác động của các sai lỗi đến khách hàng
• Khả năng xuất hiện ( Occurence – viết tắt là OCC ): chỉ ra khả năng xuất
hiện các nguyên nhân gây ra sai lỗi
• Khả năng phát hiện ( Detection - viết tắt là DET ): chỉ ra khả năng hệ
thống phát hiện ra nguyên nhân của sai lỗi nếu nó xãy ra
• Hệ số RPN = SEV*OCC*DET
• Hệ số này được dùng làm cơ sở tính toán để ưu tiên hoá các chỉ tiêu chất
lượng cần bảo đảm
5. Xác định giải pháp giảm thiểu yếu tố rủi ro. Chúng ta cần tập trung ưu
tiên vào khắc phục những sự cố nghiêm trọng nhất theo thứ tự phân loại đã đề cập
ở trên. Các giải pháp cần đi kèm với kế hoạch nguồn lực và phân công trách
nhiệm thực hiện
3.3.3 Phân loại các cấp độ của hệ số SEV – Mức độ nghiêm trọng:
Tác động Phân
loại
Tiêu chí đánh giá
(Dũng chỉnh sửa cho phù hợp với phần kết quả
nghiên cứu)
Không 1 Không ảnh hưởng gì
Rất nhẹ 2 Khách hàng không có phản hồi. chỉ chiếm ít hơn
Nhẹ 3 Khách hàng đôi khi quan tâm đến. chỉ chiếm hơn 5%
Vừa 4 Gây thiệt hại cho khách hàng. Khách hàng có ý kiến.
Chiếm hơn 10%
Trung bình 5 Gây ra tổn thất đáng kể cho khách hàng. Chiếm hơn
15%
Đáng chú ý 6 Gây ra tổn thất đáng kể cho khách hàng, cần phải
giải quyết ngay. Sản phẩm xuống cấp nhưng vẫn
hoạt động được và an toàn
Lớn 7 Khách hàng yêu cầu sản phẩm thay thế. Chức năng
của sản phẩm bị suy giảm nghiêm trọng ( hơn 20% )
10
Rất lớn 8 Khách hàng tìm kiếm đối tác khác. Sản phẩm không
đáp yêu cầu, không dùng được nhưng vẫn an toàn
Nghiêm trọng 9 Có khả năng gây ra nguy hiểm, tại nạn. Có thể không
phù hợp với luật định ( tiêu chuẩn kỹ thuật )
Nguy hiểm 10 Nhiều khả năng đang sản xuất thì hỏng, không phù
hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật ( >50% )
3.3.4 Phân loại mức độ xảy ra sự cố: hệ số OCC – Khả năng xảy ra (Dũng
nghiên cứu giúp)
Khả năng
xuất hiện
Tiêu chí phân loại Phân
loại
Khả năng sự cố
xảy ra
Khó Không hẳn là sự cố 1
2
< 1 trong
1.500.000
1 trong 150.000
Rất thấp Sự cố hay xảy ra với sản phẩm này 3
4
1 trong 30.000
1 trong 4.500
Thấp Sự cố hay xảy ra với các sản phẩm tương
tự ( 1 trong 7 )
5
6
1 trong 800
1 trong 150
Trung bình Sản phẩm này và sản phẩm tương đương
đã từng đôi khi bị hỏng (1 trong 5)
7
8
1 trong 50
1 trong 15
Cao Sản phẩm này và sản phẩm tương đương
thường xuyên bị hỏng (1 trong 3)
9 1 trong 6
Rất cao Sai lỗi là không thể tránh khỏi 10 > 1 trong 3
3.3.5 Phân loại khả năng phát hiện sai lỗi – hệ số DET
Phân loại Khả năng sự cố xảy ra
1 Phát hiện được trong khi chế thử
2 – 3 Phát hiện được khi đưa vào sản xuất
4 – 5 Phát hiện được trong quá trình sản xuất / dịch vụ
6 – 7 Phát hiện được trước khi giao hàng cho khách hàng
8 Phát hiện được sau khi giao hàng nhưng trước khi khách hàng sử dụng
9 Phát hiện được trong khi sử dụng nhưng trước khi sự cố xảy ra
10 Không thể phát hiện được cho đến khi sự cố xảy ra
11
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. NHẬN DẠNG RỦI RO
Bằng các công cụ nhận dạng sự phụ thuộc vào bên ngoài, PEST, Nếu-thì
và phân tích hiểm họa sơ cấp, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra các rủi ro của
Trung tâm phân phối Cửu Long theo bảng sau:
Phương pháp
nhận dạng rủi
ro
Rủi ro
Sự phụ thuộc
vào bên ngoài
1. Nhà cung cấp/ dịch vụ
1.1 Sự thiếu hụt của phương tiện vận tải (xe tải, xe lửa, tàu biển)
1.2 Sự hư hỏng của phương tiện vận tải (xe tải, xe lửa, tàu biển)
1.3 Thiếu sự sẵn có của nhà thầu (bảo trì xê nâng, rack)
1.4 Sự chậm trễ của nhà thầu (bảo trì xe nâng, rack)
2. IT/ Hệ thống liên lạc thông tin
2.1 Tắt nghẽn hệ thống liên lạc
2.2 Mất hệ thống dữ liệu
2.3 Sự cố về email server
2.4 Sự cố máy chủ nội bộ/ trung tâm dữ liệu
2.5 Lỗi phần mềm SAP
3. Quản lý tồn kho
3.1 Thiếu hàng cho trung tâm phân phối ở phía Bắc trong mùa mưa lũ
PEST
4. Dịch vụ công/ luật pháp
4.1 Mất điện đột xuất
4.2 Thiếu nước
4.3 Bất ổn dân sự/ chính trị
4.4 Nguy cơ gây ô nhiễm không khí
4.5 Tiếng ồn về đêm
4.6 Ùn tắt giao thông
4.7 Rò rỉ nguyên liệu độc hại
Nếu - thì
5. Con người
5.1 Đình công
5.2 Thiếu hụt nhân lực
5.3 Bệnh tật
Phân tích hiểm
họa sơ cấp
6. Tự nhiên
6.1 Cháy nổ
6.2 Lốc xoáy
6.3 Lũ lụt
12
6.4 Động đất
4.2. ĐÁNH GIÁ RỦI RO
Căn cứ vào khả năng xảy ra và mức độ nghiêm trọng của từng rủi ro, nhóm
nghiên cứu sử dụng ma trận đánh giá rủi ro trên, kết quả được cho ở bảng sau:
Phương pháp
nhận dạng rủi ro
Rủi ro
Khả năng
xảy ra
Mức độ
nghiêm trọng
Đánh giá
rủi ro
1. Nhà cung cấp/ dịch vụ
1.1 Sự thiếu hụt của phương tiện vận tải (xe tải, xe lửa, tàu biển) 3 4 4
1.2 Sự hư hỏng của phương tiện vận tải (xe tải, xe lửa, tàu biển) 3 3 3
1.3 Thiếu sự sẵn có của nhà thầu (bảo trì xê nâng, rack) 2 4 3
1.4 Sự chậm trễ của nhà thầu (bảo trì xe nâng, rack) 3 3 3
2. IT/ Hệ thống liên lạc thông tin
2.1 Tắt nghẽn hệ thống liên lạc 2 4 3
2.2 Mất hệ thống dữ liệu 1 4 2
2.3 Sự cố về email server 3 3 3
2.4 Sự cố máy chủ nội bộ/ trung tâm dữ liệu 2 4 3
2.5 Lỗi phần mềm SAP 2 5 3
3. Quản lý tồn kho
3.1 Thiếu hàng cho trung tâm phân phối ở phía Bắc trong mùa
mưa lũ
4 5 5
4. Dịch vụ công/ luật pháp
4.1 Mất điện đột xuất 4 5
5
4.2 Thiếu nước 1 1 1
4.3 Bất ổn dân sự/ chính trị 1 5 3
4.4 Nguy cơ gây ô nhiễm không khí 1 4 2
4.5 Tiếng ồn về đêm 3 3 3
4.6 Ùn tắt giao thông 3 4 4
4.7 Rò rỉ nguyên liệu độc hại 1 5 3
5. Con người
5.1 Đình công 1 5 3
5.2 Thiếu hụt nhân lực 2 3 2
5.3 Bệnh tật 3 2 2
6. Tự nhiên
6.1 Cháy nổ 3 5 4
6.2 Lốc xoáy 1 3 2
6.3 Lũ lụt 2 5 3
6.4 Động đất
1
5
3
Nếu - thì
PEST
Phân tích hiểm
họa sơ cấp
Sự phụ thuộc vào
bên ngoài
13
Kết quả trên cho thấy hai có thể gây ra tổn thất lớn nhất cho Trung tâm phân
phối Cửu Long là:
3. Sự thiếu hụt hàng hóa cho trung tâm phân phối ở Miền Bắc trong mùa
mưa lũ. Tại Việt Nam, mùa mưa lũ thường diễn ra vào khoảng tháng 10 đến
tháng 12 và khu vực hay chịu ảnh hưởng của thiên tai này là miền Bắc và
miền Trung. Nếu mưa lũ thật sự lớn sẽ có nguy cơ đình trệ việc vận chuyển
hàng cả đường bộ lẫn đường biển từ miền Nam ra miền Bắc. Và như thế sẽ
dẫn đến việc thiếu hàng để bán cho toàn bộ khu vực phía Bắc nếu như trung
tâm phân phối Cửu Long không có kế hoạch đối phó với rủi ro này.
4. Sự mất điện đột xuất: Tại Việt Nam, việc cung cấp điện hiện giờ chỉ do
một mình công ty Điện lực cung cấp. Việc cúp điện với các lý do nâng cấp
cơ sở hạ tầng, sửa chữa – nối mới đường dây… thường xuyên diễn ra. Và
đôi khi việc cúp điện cũng không được báo trước bởi công ty Điện lực.
Ngoài ra, điện áp ở Việt Nam thực tế cũng không được ổn định. Do đó khả
năng mất điện đột xuất cho trung tâm phân phối là có thể xảy ra. Điều này sẽ
ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của trung tâm phân phối, từ việc nhận và
tạo đơn hàng trên hệ thống, cho đến việc xuất nhập hàng trong kho đều
không thể thực hiện được. Như đã phân tích trong phần 1.3 của chương 1,
các hoạt động trong kho chỉ cần tê liệt một ngày thì thiệt hại về tiền của cũng
như uy tín của công ty là rất lớn.
(các anh em vui lòng vẽ vời thêm một chút về hai rủi ro này cho nó hoành
tráng)
.
CHƯƠNG 5
14
KẾT LUẬN
5.1. Tóm tắt
Phần này yêu cầu tóm tắt lại những gì nhóm nghiên cứu đã thực hiện được
5.2. Kiến nghị
- Sử dụng FMEA (bảng phan tich FMEA gi do dua vao cho nay nhe)
- Xây dựng qui trình kiểm soát (Viết một qui trình cụ thể để kiểm soát rủi ro
mất điện và đưa vào phần Phụ Lục)