ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
ĐẶNG THỊ NHUNG
KẾT HỢP GIỮA QUẢN LÝ VÀ TỰ QUẢN TRONG
VIỆC BẢO HỘ VÀ THỰC THI QUYỀN SỞ HỮU
CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ
(Nghiên cứu trường hợp vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Khoa học quản lý
Hà Nội, 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
ĐẶNG THỊ NHUNG
KẾT HỢP GIỮA QUẢN LÝ VÀ TỰ QUẢN TRONG
VIỆC BẢO HỘ VÀ THỰC THI QUYỀN SỞ HỮU
CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ
(Nghiên cứu trường hợp vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang)
Chuyên ngành: Khoa học quản lý
(Chương trình đào tạo thí điểm)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Vũ Thị Hải Yến
Hà Nội, 2016
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................... 55
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................. 55
2. Lịch sử nghiên cứu................................................................................ 55
3. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................. 60
4. Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 60
5. Mẫu khảo sát ........................................................................................ 61
6. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................... 61
7. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................... 61
8. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 62
9. Kết cấu luận văn ................................................................................... 62
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÝ VÀ TỰ QUẢN
TRONG VIỆC BẢO HỘ VÀ THỰC THI QUYỀN SHCN ĐỐI VỚI
CDĐL......................................................... Error! Bookmark not defined.
1.1. Khái quát chung về Chỉ dẫn địa lý và Bảo hộ, Thực thi quyền SHCN
đối với CDĐL............................................. Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Khái quát chung về CDĐL .................. Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Khái quát về Bảo hộ và Thực thi quyền SHCN đối với CDĐL......Error!
Bookmark not defined.
1.2. Khái niệm quản lý và tự quản trong việc Bảo hộ và Thực thi quyền
SHCN đối với CDĐL ................................. Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Khái niệm quản lý trong việc Bảo hộ và Thực thi quyền SHCN đối với
CDĐL ......................................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Nội dung của quản lý CDĐL ............... Error! Bookmark not defined.
1.3. Ý nghĩa của việc kết hợp giữa quản lý và tự quản trong việc bảo hộ
và thực thi quyền SHCN đối với CDĐL..... Error! Bookmark not defined.
* Kết luận chƣơng 1 ................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VIỆC KẾT HỢP GIỮA QUẢN LÝ VÀ TỰ
QUẢN TRONG BẢO HỘ VÀ THỰC THI QUYỀN SHCN ĐỐI VỚI
CDĐL VẢI THIỀU LỤC NGẠN CỦA TỈNH BẮC GIANG ............Error!
Bookmark not defined.
2.1. Giới thiệu tổng quan huyện Lục Ngạn và lịch sử hình thành, đặc
điểm phát triển cây vải thiều Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang.Error! Bookmark
not defined.
2.1.1. Tổng quan huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.Error! Bookmark
not
defined.
2.1.2. Đặc điểm và tình hình phát triển cây Vải Thiều Lục Ngạn Bắc Giang
................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Thực trạng việc kết hợp giữa quản lý và tự quản trong bảo hộ và
thực thi quyền SHCN đối với CDĐL Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang
................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Thực trạng quản lý trong bảo hộ và thực thi quyền SHCN đối với
CDĐL Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang .......... Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Thực trạng tự quản trong bảo hộ và thực thi quyền SHCN đối với
CDĐL Vải Thiều Lục Ngạn Bắc Giang ......... Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Đánh giá sự kết hợp giữa quản lý và tự quản trong bảo hộ và thực thi
quyền SHCN đối với CDĐL Vải Thiều Lục Ngạn Bắc Giang.................Error!
Bookmark not defined.
* Kết luận chƣơng 2 ................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
TĂNG CƢỜNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ, TỰ QUẢN, KẾT
HỢP GIỮA QUẢN LÝ VÀ TỰ QUẢN TRONG BẢO HỘ VÀ THỰC
THI QUYỀN SHCN ĐỐI VỚI CDĐL “LỤC NGẠN” CHO SẢN PHẨM
VẢI THIỀU TỈNH BẮC GIANG .............. Error! Bookmark not defined.
3.1. Công tác quản lý CDĐL của một số quốc gia và bài học kinh nghiệm
cho tỉnh Bắc Giang..................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Công tác quản lý CDĐL nhìn từ kinh nghiệm Cộng hòa Pháp .....Error!
Bookmark not defined.
3.1.2. Công tác quản lý CDĐL tại Hoa Kỳ .... Error! Bookmark not defined.
3.1.3. Kinh nghiệm quản lý CDĐL của Trung QuốcError! Bookmark not
defined.
3.1.4. Kinh nghiệm cho quản lý và tự quản CDĐL vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang
................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2. Một số giải pháp tăng cƣờng hiệu quả công tác quản lý, tự quản, kết
hợp giữa quản lý và tự quản trong bảo hộ và thực thi quyền SHCN cho
vải Thiều Lục Ngạn Bắc Giang. ................ Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Nhóm giải pháp công tác “quản lý” CDĐLError!
Bookmark
not
defined.
3.2.2. Nhóm giải pháp cho công tác “ tự quản” CDĐLError! Bookmark not
defined.
3.2.3. Nhóm giải pháp giúp tăng cường hiệu quả việc phối hợp giữa quản lý
và tự quản CDĐL. ....................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.4. Nhóm giải pháp tăng cường hiệu quả thực thi quyền SHCN đối với
CDĐL vải thiều Lục Ngạn. ........................... Error! Bookmark not defined.
* Kết luận chƣơng 3 ................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ................................................ Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 63
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
SHCN
: SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
CDĐL : CHỈ DẪN ĐỊA LÝ
SHTT
: SỞ HỮU TRÍ TUỆ
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
- Việc xây dựng, bảo hộ thành công quyền Sở hữu công nghiệp
(SHCN) đối với chỉ dẫn địa lý (CDĐL) không hề đơn giản, nên việc quản lý
và phát triển bền vững CDĐL cũng phức tạp và khó khăn;
- Quản lý CDĐL là khâu rất quan trọng, liên quan đến thành công hay
thất bại của sản phẩm. Để phát huy ý nghĩa và giá trị của CDĐL đã được bảo
hộ cần triển khai tốt công tác quản lý kết hợp với tự quản. Tuy nhiên, trên
thực tế công tác quản lý kết hợp với tự quản còn nhiều bất cập và chưa thực
sự phát huy sức mạnh của CDĐL dẫn tới hiệu quả còn nhiều hạn chế.
- Bắc giang là tỉnh với nền kinh tế nông nghiệp là chủ đạo, được thiên
nhiên ban tặng nên có vùng chuyên canh Vải Thiều lớn nhất cả nước. Tới
năm 2008 Vải Thiều Lục Ngạn chính thức được xứng danh. Tuy nhiên, sau
gần 6 năm việc khai thác và phát triển bền vững CDĐL “Lục Ngạn” cho sản
phẩm Vải Thiều vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả. Với mong muốn kết hợp
tốt việc quản lý và tự quản nâng cao chất lượng, mang lại giá trị kinh tế cao
cũng như quảng bá hình ảnh cây nông sản thế mạnh của vùng giúp bà con
nông dân thoát nghèo đã thôi thúc tác giả lựa chọn đề tài: “Kết hợp giữa
quản lý và tự quản trong việc bảo hộ và thực thi quyền SHCN đối với
CDĐL (Nghiên cứu trường hợp Vải Thiều Lục Ngạn Bắc Giang)” làm luận
văn Thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu
- CDĐL là vấn đề khá mới mẻ. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đã tham gia
và tổ chức một số cuộc hội thảo quốc gia, quốc tế bàn về quản lý CDĐL với
các chủ đề sau: “Bảo hộ CDĐL của ASEAN tại thị trường đã xuất khẩu và thị
trường tiềm năng”. Hội thảo nằm trong chương trình hỗ trợ kỹ thuật cho các
nước ASEAN trong lĩnh vực SHTT (Dự án ECAP III) đã phối hợp với
55
ASEAN và Việt Nam tổ chức vào ngày 20/5/2013 tại Hà Nội; “ Quản lý
CDĐL” do Cục SHTT phối hợp với Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Lâm
nghiệp Pháp, Sở Khoa học và Công nghệ Bình Thuận tổ chức vào ngày
04/12/2013 tại Thành Phố Phan Thiết. Bên cạnh đó có rất nhiều công trình
nghiên cứu, bài báo khoa học liên quan tới Bảo hộ quyền SHCN đối với
CDĐL điển hình như:
- Luận văn Tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Lê Thị Thu Hà (2010) “Bảo hộ
quyền SHTT dưới góc độ thương mại đối với CDĐL của Việt Nam trong điều
kiện hội nhập nền kinh tế quốc tế” tại Trường Đại học Ngoại Thương. Trong
nghiên cứu của mình tác giả đã hệ thống hóa, phân tích và hoàn thiện thêm cơ
sở lý luận về bảo hộ quyền SHCN đối với CDĐL dưới góc độ thương mại.
Đặc biệt tác giả nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia, từ đó rút ra bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam. Bên cạnh đó luận án đề xuất bốn nhóm giải
pháp góp phần phát triển hoạt động bảo hộ quyền SHCN đối với CDĐL ở
Việt Nam: giải pháp hoàn thiện môi trường pháp lý, giải pháp đối với các bộ
ngành địa phương, giải pháp đối với các tổ chức tập thể, giải pháp đối với các
cơ sở sản xuất kinh doanh.
- Luận văn Thạc sĩ của Ninh Thị Thanh Thúy (2009), “Bảo hộ quyền
SHCN đối với CDĐL theo pháp luật Việt Nam”, trong công trình này tác giả
đi nghiên cứu một cách tổng thể các quy định pháp luật hiện hành của Việt
Nam về bảo hộ CDĐL, những vấn đề chung cơ bản nhất. Đánh giá thực trạng
và tác giả cũng đưa ra yêu cầu, kiến nghị. Tác giả cho rằng: cần có một chính
sách tổng thể quốc gia về CDĐL, các cơ quan có thẩm quyền cần ban hành
văn bản dưới luật quy định chi tiết một số vấn đề liên quan đến CDĐL như
quản lý CDĐL, quy chế quản lý và sử dụng CDĐL, cơ chế kiểm soát sản
phẩm mang CDĐL, sử dụng CDĐL.
- Công trình nghiên cứu của tác giả Trần Thanh Lâm (2010), “Bảo hộ
quyền SHTT trong bối cảnh hội nhập và xây dựng nền kinh tế tri thức”, Viện
56
Tài Nguyên nước và Môi trường Đông Nam Á, tác giả nhận định rằng: Việt
Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc Xây dựng các văn bản Pháp Luật về SHTT
nhưng vấn đề thực thi là một điểm yếu cần khắc phục. Vì trên thực tế tình
trạng vi phạm luật SHTT và xâm phạm quyền SHTT đang biểu hiện ở các
mặt: có tính phức tạp và dấu hiệu khá phổ biến, mức độ nghiêm trọng của tình
trạng xâm phạm đang gia tăng.
Một số nguyên nhân được tác giả đề cập tới: Cơ chế đảm bảo thực thi
chưa được phát huy đúng mức; các tổ chức đảm bảo thực thi chưa phù hợp vì
hiện tại các tòa án và cơ quan thực thi SHTT có rất ít cán bộ được đào tạo về
vấn đề này; sự hiểu biết của xã hội còn hạn chế và do mặt trái của quá trình
hội nhập.
Tác giả đưa ra 4 giải pháp và cần phải tiến hành đồng bộ các giải pháp.
- Tác giả Lê Thị Thu Hà (2011), “Quản lý CDĐL ở Việt Nam nhìn từ
góc độ kinh nghiêm của Pháp”, Bảo hộ thương hiệu. Ở nghiên cứu này tác giả
tập chung tìm hiều kinh nghiệm của Pháp trong công tác quản lý CDĐL và rút
ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Ở Pháp việc quản lý CDĐL bao gồm: tự quản lý; quản lý nội bô; quản
lý ngoại vi.
Tác giả cho rằng: thực tiễn quản lý CDĐL ở Việt Nam trong thời gian
qua cho thấy hoạt động CDĐL dựa trên mô hình của Pháp và Châu Âu nhưng
trong quá tình thực những nội dung của Việt Nam còn nhiều bất cập.Bởi vậỵ
tác giả cho rằng việc nghiên cứu và học tập kinh nghiệm mô hình quản lý
CDĐL của Pháp là cần thiết.
- Bên cạnh đó, TS Lê Thu Hà lại có hướng tiếp cận mới khi nghiên cứu
bảo hộ CDĐL dưới hình thức nhãn hiệu chứng nhận của Hoa Kỳ. Từ đó, tác
giả đúc kết một số kinh nghiệm và bài học cho Việt Nam. TS Lê Thu Hà
(2010), “Bảo hộ CDĐL dưới hình thức nhãn hiệu chứng nhận của Hoa Kỳ”,
Học viện Tư pháp, Tạp chí nghiên cứu lập pháp điện tử.
57
Trong nghiên cứu này tác giả tập chung nghiên cứu kinh nghiệm bảo
hộ CDĐL theo hệ thống bảo hộ nhãn hiệu, đặc biệt là nhãn hiệu chứng nhận
của Hoa Kỳ. Tác giả đi sâu nghiên cứu một số nguyên tắc bảo hộ CDĐL dưới
hình thức bảo hộ nhãn hiệu của Hoa Kỳ như: Khẳng định quyền tư hữu đối
với CDĐL dưới những giám sát của tập thể và cộng đồng; Xây dựng quan
điểm kiểm soát chất lượng trên hai góc độ từ sản phẩm và từ doanh nghiệp;
Chính sách quản lý phù hơp đối với sản phẩm mang CDĐL. Và cuối cùng tác
giả đưa ra nhận định: “Luật SHTT Việt Nam tuy đã sửa đổi nhưng vẫn chỉ
mang tính chất nền tảng chưa có hướng dẫn triển khai trên thực tiễn”.
- Công trình nghiên cứu xuất phát từ thực tiễn của nhóm tác giả:
Trương Thị Minh, Bùi Minh Thắng, Uông Thị Nga và Trịnh Văn Tuấn
(2008), “Mô hình hệ thống quản lý nội bộ CDĐL Vải Thiều Thanh Hà”, Tạp
chí Khoa học và Công nghiệp Việt Nam. Với nội dung nhấn mạnh vai trò của
quản lý nội bộ, nhóm tác giả đã thu được kết quả nghiên cứu ý nghĩa khi vận
hành thử mô hình như sau: Xây dựng hệ thống chỉ tiêu chất lượng Vải thiều
Thanh Hà; Xây dựng hệ thống tổ chức quản lý CDĐL Vải thiều Thanh Hà;
Đưa ra được các yêu cầu của việc xây dựng với hệ thống tổ chức giám sát nội
bộ; Xây dựng quy chế chất lượng Vải thiều mang CDĐL; Mô hình hệ thống
chất lượng (cách thức vận hành của mô hình quản lý chất lượng); Tính toán
đưa ra các điều kiện để đảm bảo tính bền vững của mô hình. Từ đó, nhóm tác
giả rút ra bài học kinh nghiệm từ mô hình: Lựa chọn kênh phân phối để tổ
chức triển khai kênh phân phối có sử dụng nhãn mác; lựa chọn con người
thực hiện công tác quản lý chất lượng.
- Bộ Khoa học Công nghệ- Cục SHTT (2007), “Xây dựng hệ thống
quản lý dùng cho nông sản”. Tác phẩm khái quát các vấn đề chung về quản
lý CDĐL và mô hình chung về hệ thống quản lý CDĐL với các nội dung chi
tiết về quản lý CDĐL. Cuốn sách được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu kinh
58
nghiệm của các nước và thực tế hỗ trợ triển khai các hoạt động quản lý CDĐL
ở Việt Nam.
- Đáng chú ý hơn cả: Cục SHTT (2010) “Quản lý CDĐL ở Việt Nam:
Khó khăn và giải pháp”, Hội thảo quản lý CDĐL ở Việt Nam tại Hà Nội. Qua
đây tác giả hệ thống hóa các văn bản pháp luật liên quan CDĐL; Thực tiễn
quản lý CDĐL “Quản lý CDĐL là một công việc mới nên trong công tác triển
khai có gặp những khó khăn nhất định”.
Tác giả cho rằng: Để phát triển CDĐL ở Việt Nam cần hoàn thiện pháp
luật về quản lý CDĐL ở Việt Nam, cũng như việc đẩy mạnh tuyên truyền
nâng cao nhận thức của người tiêu dùng và các nhà sản xuất kinh doanh,
nâng cao năng lực quản lý của các tổ chức tập thể và cần quan tâm tháo gỡ
những khó khăn trong thực tiễn quản lý CDĐL.
- Ngoài ra còn một số tác phẩm với nội dung phong phú và có ý nghĩa
tham khảo sâu sắc như: Daniele Giovannucci (2009), “Hướng dẫn CDĐLKết nối sản phẩm và xuất xứ sản phẩm”, Trung tâm thương mại quốc tế 2009.
Với nội dung phong phú, hữu ích cuốn sách nghiên cứu về việc xử lý CDĐL;
Lưu dữ các trường hợp điển hình nhất rồi rút ra bài học từ các nghiên cứu
thực tiễn trong lĩnh vực này. Từ đó khám phá được tiềm năng cho các quốc
gia có mong muốn sử dụng phác thảo các nhân tố tạo nên thành công cho
chiến lược phát triển CDĐL; Đặc biệt tác giả hệ thống hóa những chính sách
và phương thức tiếp cận khác nhau trên thế giới. Đồng thời kiểm định các cơ
chế khác nhau hiện có tại mỗi quốc gia nhằm bảo hộ và khuyến khích các sản
phẩm, dịch vụ CDĐL mới.
Nhận xét chung:
Điểm chung của các tác giả này là đều đề cập và tập chung nghiên cứu
hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến SHTT, đặc biệt là vấn đề bảo hộ
quyền SHCN đối với CDĐL ở Việt Nam. Từ đó, đánh giá thực trạng, nguyên
59
nhân và đưa ra giải pháp, khuyến nghị để hoàn thiện hệ thống pháp luật tại
Việt Nam để phát triển CDĐL. Có rất nhiều đề xuất và giải pháp đóng góp, có
ý nghĩa thực tiễn sâu sắc góp phần tăng cường hiệu quả bảo hộ và thực thi
quyền SHCN cho CDĐL của Việt Nam. Một số tác phẩm đề cập và nghiên
cứu vấn đề quản lý CDĐL và đưa ra hệ thống các giải pháp có ý nghĩa đóng
góp về mặt lý luận. Tuy nhiên, tất cả đều chung chung và ý nghĩa áp dụng,
đóng góp trên thực tiễn còn mờ nhạt. Bởi trên thực tế: Sau khi CDĐL được
bảo hộ cần phải xây dựng và vận hành hệ thống quản lý CDĐL để phát huy
giá trị và đảm bảo quyền sử dụng hợp pháp của các tổ chức cá nhân có đủ
điều kiện sử dụng CDĐL và điểm mấu chốt của quản lý CDĐL là cơ chế đảm
bảo khả năng truy xuất nguồn gốc của địa lý của sản phẩm và đảm bảo tính
đặc thù của sản phẩm thông qua quy trình kiểm soát chặt chẽ về chất lượng.
Nhưng nhìn chung chưa có tác giả nào tiếp cận vấn đề dưới góc độ kết hợp
giữa quản lý và tự quản trong việc bảo hộ và thực thi quyền SHCN đối với
CDĐL; Chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện và có hệ thống
về vấn đề này.
Trong đề tài này, tác giả kế thừa những kết quả nghiên cứu nói trên và
tập chung nghiên cứu, làm rõ việc kết hợp giữa quản lý và tự quản trong việc
bảo hộ và thực thi quyền SHCN đối với CDĐL và trường hợp cụ thể CDĐL
Vải Thiều Lục Ngạn Bắc Giang.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá việc kết hợp giữa quản lý và tự quản trong việc bảo hộ và
thực thi quyền SHCN đối với CDĐL. Đưa ra những giải pháp quản lý và tự
quản nâng cao hiệu quả kết hợp quản lý, tự quản CDĐL “Lục Ngạn” cho sản
phẩm Vải Thiều tỉnh Bắc Giang.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Tập chung nghiên cứu phân tích, đánh giá thực
trạng việc kết hợp giữa quản lý và tự quản trong việc bảo hộ quyền SHCN đối
với CDĐL.
60
- Phạm vi về thời gian: từ năm 2008 tới 2015
- Phạm vi về không gian: huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang.
5. Mẫu khảo sát
- Các xã: xã Kim Sơn, xã Thanh Hải, xã Giáp Sơn, xã Hồng Giang;
- Một số chuyên gia về lĩnh vực SHTT
6. Câu hỏi nghiên cứu
- Vì sao việc kết hợp giữa quản lý và tự quản trong việc bảo hộ quyền
SHCN đối với CDĐL ở Bắc Giang còn nhiều bất cập?
- Có những vướng mắc nào về lý luận và thực tiễn làm cho vấn đề quản
lý và tự quản trong việc bảo hộ và thực thi quyền SHCN đối với CDĐL chưa
đạt hiệu quả? Giải pháp khắc phục như thế nào?
7. Giả thuyết nghiên cứu
- Việc vận hành hệ thống quản lý CDĐL trên thực tế là vấn đề phức
tạp, đòi hỏi sự nỗ lực đầu tư công sức, thời gian chi phí và sự tham gia phối
hợp của nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cũng như cơ sở sản xuất và cá
nhân liên quan. Tuy nhiên, trên thực tế năng lực của cán bộ quản lý về CDĐL
yếu kém; nhận thức của nông dân, các cơ sở sản xuất còn nhiều hạn chế, thói
quen của người tiêu dùng chưa phân biệt và mặn mà với sản phẩm mang
CDĐL;
- Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có bất cứ quy định pháp luật nào
về hoạt động của tổ chức quản lý CDĐL. Những quy định về chủ thể cũng
như nội dung quản lý CDĐL của Việt Nam chưa cụ thể; mỗi CDĐL lại được
quản lý theo một hướng khác nhau.
- Cần hoàn thiện pháp luật về quản lý CDĐL; mở lớp tập huấn bồi
dưỡng kiến thức về SHTT và Quy trình sản xuất canh tác theo tiêu chuẩn
VietGAP để nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, nông dân.
61
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phân tích tài liệu: Phân tích các nguồn tư liệu, số liệu sẵn có về thực
trạng quản lý và tự quàn CDĐL ở Bắc Giang;
- Phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu 03 lãnh đạo: 01 lãnh đạo Sở Khoa học
và Công nghệ tỉnh Bắc Giang; 01 lãnh đạo huyện Lục Ngạn; 01 Chủ tịch Hiệp
hội sản xuất và Tiêu thụ Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang.
- Phương pháp quan sát, tổng kết thực tiễn
- Phương pháp nghiên cứu và so sánh hệ thống văn bản về bảo hộ và
thực thi quyền SHCN đối với CDĐL.
9. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Danh mục các từ viết tắt; Danh mục tài liệu tham khảo;
Danh mục các bảng biểu; Phần mở đầu và Phần kết luận. Luận văn gồm có 03
chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận của quản lý và tự quản trong việc bảo hộ và
thực thi quyền SHCN đối với CDĐL;
Chương 2. Thực trạng việc kết hợp giữa quản lý và tự quản trong bảo
hộ và thực thi quyền SHCN đối với CDĐL vải Thiều Lục Ngạn tỉnh Bắc
Giang ;
Chương 3. Một số giải pháp tăng cường hiệu quả công tác quản lý, tự
quản, kết hợp giữa quản lý và tự quản trong bảo hộ và thực thi quyền SHCN
đối với CDĐL “Lục Ngạn” cho sản phẩm vải Thiều tỉnh Bắc Giang
62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Bộ Khoa học và Công nghệ- Cục SHTT (2007), Xây dựng hệ thống quản
lý CDĐL cho nông sản;
2.
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định
số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của luật SHTT;
3.
Cục SHTT (2011), Quản lý CDĐL ở Việt Nam: Khó khăn và giải pháp,
Hội thảo “quản Lý CDĐL ở Việt Nam”, Hà Nội tháng 9/2011
4.
Lê Thị Thu Hà (2010), Bảo hộ quyền SHTT dưới góc độ thương mại đối
với CDĐL của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập nền kinh tế quốc tế;
trường Đại học Ngoại Thương tháng 12/2010;
5.
TS Lê Thị Thu Hà, Quản lý CDĐL ở Việt Nam nhìn từ góc độ kinh
nghiệm của Pháp;
6.
Đào Đức Huấn (2008), Quản lý CDĐL kinh nghiệm quốc tế và bài học
cho Việt Nam, Hội thảo Xây dựng và quản lý CDĐL, Buôn Ma Thuột
tháng 5/2008;
7.
Hiệp hội Sản xuất và Tiêu thụ Vải thiều Lục Ngạn (2013), Báo cáo tổng
kết tình hình sản xuất và Tiêu thụ Vải Thiều năm 2013, Phương hướng
nhiệm vụ năm 2014;
8.
Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang (2015), Báo cáo tổng kết tình hình sản
xuất và tiêu thụ vải thiều năm 2015; phương hướng nhiệm vụ năm 2016;
9.
Trần Thanh Lâm (2010), Bảo hộ quyền SHTT trong bối cảnh hội nhập và
xây dựng nền kinh tế tri thức, Viện Tài nguyên và Môi trường Đông
Nam Á ngày 21 tháng 7 năm 2010.
63
10. Trương Thị Minh, Bùi Minh Thắng, Uông Thị Nga, Trịnh Văn Tuấn
(2008), Mô hình hệ thống quản lý nội bộ CDĐL Vải Thiều Thanh Hà,
Tạp chí Khoa học và Công nghiệp nông thôn Việt Nam số 2/2008;
11. Phan Minh Nhựt (2010), Sổ tay thực thi quyền SHTT, Hiệp hội chống
hàng giả và Bảo vệ quyền SHTT của các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam (VACIP);
12. Trung tâm thương mại quốc tế (2009), Hướng dẫn CDĐL kết nối sản
phẩm và xuất xứ sản phẩm;
13. Ninh Thị Thanh Thúy (2009), Bảo hộ quyền SHCN đối với CDĐL theo
pháp luật Việt Nam;
14. ThS. Nguyễn Văn Xuất (2010), Báo cáo dự án Quản lý và phát triển
CDĐL “Lục Ngạn” cho sản phẩm vải thiều của tỉnh Bắc Giang;
15. ThS, Nguyễn Văn Xuất (2011), Báo cáo tóm tắt (Hội thảo quốc tế)
những thuận lợi và khó khăn trong việc quản lý và phát triển CDĐL tại
tỉnh Bắc Giang;
16. Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang (2013), Báo cáo tổng kết tình hình sản
xuất và tiêu thụ Vải thiều năm 2013;
17. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang (2010), Quyết định số 46/2010/ QĐUBND Về việc ban hành Quy định quản lý CDĐL thuộc tỉnh Bắc Giang;
18. />19. />20. />21. />
64
22. />
65