Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với việt nam trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1955 1975) qua tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại trung tâm lưu trữ quốc gia III

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (711.74 KB, 25 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ HẢO

SỰ ỦNG HỘ CỦA NHÂN DÂN THẾ GIỚI ĐỐI VỚI VIỆT NAM
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƢỚC (1955-1975)
QUA TÀI LIỆU LƢU TRỮ HIỆN ĐANG BẢO QUẢN TẠI
TRUNG TÂM LƢU TRỮ QUỐC GIA III

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lƣu trữ

Hà Nội, 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ HẢO

SỰ ỦNG HỘ CỦA NHÂN DÂN THẾ GIỚI ĐỐI VỚI VIỆT NAM
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƢỚC (1955-1975)
QUA TÀI LIỆU LƢU TRỮ HIỆN ĐANG BẢO QUẢN TẠI
TRUNG TÂM LƢU TRỮ QUỐC GIA III

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Chuyên ngành: Lƣu trữ
Mã số: 60 32 03 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:


PGS. Nguyễn Văn Hàm

Hà Nội, 2016


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTTQH

Ban Thường trực Quốc Hội

CHDCND

Cộng hòa dân chủ nhân dân

CHXHCN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

DCCH

Dân chủ Cộng hòa

Nxb.

Nhà xuất bản

tr.

trang


UBKHNN

Ủy ban Kế hoạch nhà nước

UBTNCP

Ủy ban Thống Nhất Chính phủ

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

VNDCCH

Việt Nam Dân chủ cộng hòa


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 3
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu tham khảo .............................. 5
6. Đóng góp của luận văn ............................................................................ 6
7. Bố cục của luận văn ................................................................................ 6
CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM, THÀNH PHẦN KHỐI TÀI LIỆU
VỀ SỰ ỦNG HỘ CỦA NHÂN DÂN THẾ GIỚI ĐỐI VỚI VIỆT NAM
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƢỚC (1955 -1975) .....Error!
Bookmark not defined.

1.1. Tổng quan về TTLTQG III ................. Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Vị trí và chức năng ............................. Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn ....................... Error! Bookmark not defined.
1.1.3. Cơ cấu tổ chức ................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.4. Khối lượng và thành phần cơ bản của tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại
TTLTQG III ................................................. Error! Bookmark not defined.
1.2. Khối tài liệu về sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam
trong kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc (1955 - 1975)Error!

Bookmark

not defined.
1.2.1. Khái quát khối tài liệu về sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt
Nam hiện đang bảo quản tại TTLTQG III ..... Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Khối lượng, thành phần và nội dung tài liệu về sự ủng hộ của nhân dân
thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1955 1975) .......................................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Đặc điểm của tài liệu .......................... Error! Bookmark not defined.


Tiểu kết chƣơng 1 ...................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2. GIÁ TRỊ CỦA KHỐI TÀI LIỆU VỀ SỰ ỦNG HỘ CỦA
NHÂN DÂN THẾ GIỚI ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG CUỘC KHÁNG
CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƢỚC (1955 - 1975)Error! Bookmark not
defined.
2.1. Là nguồn sử liệu phục vụ nghiên cứu sự ủng hộ về chính trị của
nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ (1955 - 1975)....................................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Là nguồn sử liệu phục vụ nghiên cứu sự ủng hộ về vật chất của
nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ (1955 - 1975)....................................... Error! Bookmark not defined.

2.3. Là nguồn sử liệu để phục vụ nghiên cứu về chính sách ngoại giao,
chính sách kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1955 - 1975Error! Bookmark
not defined.
2.4. Là nguồn sử liệu phục vụ nghiên cứu rút ra bài học kinh nghiệm cho
công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nayError!

Bookmark

not

defined.
Tiểu kết chƣơng 2 ...................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG BẢO VỆ VÀ PHÁT
HUY GIÁ TRỊ TÀI LIỆU.......................... Error! Bookmark not defined.
3.1. Tình hình tổ chức khoa học, bảo vệ an toàn và khai thác, sử dụng
tài liệu........................................................ Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Tình hình tổ chức khoa học và bảo vệ an toàn tài liệu .................Error!
Bookmark not defined.
3.2.2. Tình hình khai thác sử dụng khối tài liệuError!

Bookmark

not

defined.
3.1.3. Nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chếError!
defined.

Bookmark


not


3.2. Các giải pháp tăng cƣờng bảo vệ và phát huy giá trị khối tài liệu về
sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến
chống Mỹ cứu nƣớc (1955 – 1975) ............. Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Giải pháp về sưu tầm, bổ sung đầy đủ khối tài liệu về sự ủng hộ của
nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước
(1955 - 1975)............................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Giải pháp về tổ chức khoa học và bảo vệ an toàn tài liệu lưu trữ .Error!
Bookmark not defined.
3.2.3. Giải pháp về phát huy giá trị tài liệu ... Error! Bookmark not defined.
3.3. Một số khuyến nghị đối với độc giả ..... Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chƣơng 3 ...................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ................................................ Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 8
DANH MỤC PHỤ LỤC .......................................................................... 19


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam kéo dài hai
thập kỷ, có quy mô rộng lớn, tính chất và cường độ vô cùng quyết liệt. Việt Nam
phải đương đầu với một đối phương có tiềm lực và sức mạnh kinh tế, quân sự lớn
hơn gấp nhiều lần, có bộ máy chiến tranh khổng lồ. Đặc điểm lớn nhất, độc đáo
nhất của cách mạng Việt Nam thời kỳ này là nhân dân Việt Nam phải tiến hành
đồng thời hai chiến lược cách mạng: cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng
Dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, tiến tới hòa bình thống nhất đất nước. Trải
qua bao khó khăn, mất mát, 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975 chiến dịch Hồ Chí Minh
kết thúc đánh dấu sự thắng lợi hoàn toàn của nhân dân ta trong cuộc chiến 21 năm

chống đế quốc Mỹ và tay sai giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Thắng lợi
to lớn ấy là kết quả của nhiều nhân tố, trong đó có sự ủng hộ, giúp đỡ hết lòng của
Chính phủ và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới. Đứng trước những sự kiện trọng
đại của đất nước, các nhà nghiên cứu về lịch sử, chính trị, ngoại giao, xã hội… có
nhu cầu được tìm hiểu, nghiên cứu về các sự kiện trong lịch sử dân tộc. Các công
trình nghiên cứu khoa học, đặc biệt là khoa học xã hội không thể thiếu vắng nguồn
sử liệu quan trọng, có tính chân thực nhất là tài liệu lưu trữ. Mọi chủ trương, chính
sách và những diễn biến quan trọng trong suốt quá trình cách mạng đều được cụ thể
hóa bằng các văn bản, tài liệu, hiện vật. Phần lớn khối tài liệu này hiện đang được
bảo quản tại TTLTQG III thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước. Trong thời gian
qua, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước đã chú trọng đẩy mạnh các hoạt động công
bố, giới thiệu tài liệu lưu trữ. Tuy nhiên, hiệu quả mang lại chưa cao. Điều này dẫn
đến tình trạng tài liệu lưu trữ không được phát huy hết giá trị vốn có, ảnh hưởng đến
hiệu quả khai thác sử dụng của các nhà nghiên cứu đối với tài liệu lưu trữ nói chung
và khối tài liệu lưu trữ về sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với sự nghiệp bảo vệ
độc lập và thống nhất đất nước của Việt Nam nói riêng. Theo khảo sát của chúng
tôi, các tài liệu này có ở nhiều phông lưu trữ như phông Quốc hội, phông Phủ Thủ
tướng, phông UBTNCP, phông UBKHNN, phông Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ Giáo
dục… Vậy, bài toán đặt ra cho các nhà lưu trữ là cần phải thống kê một cách đầy


đủ, toàn diện và hệ thống các tài liệu về sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với
Việt Nam giai đoạn 1955 - 1975 tại các phông khác nhau; đồng thời, giới thiệu đến
công chúng về nội dung, thành phần và đặc điểm của các tài liệu đó để phát huy giá
trị của tài liệu, phục vụ rộng rãi cho người nghiên cứu.
Nhằm giúp các nhà nghiên cứu có được cái nhìn tổng thể, toàn diện và hệ
thống khối tài liệu về sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta giai đoạn 1955 - 1975, chúng tôi chọn vấn đề
“Sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước (1955 - 1975) qua tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại

TTLTQG III” làm đề tài luận văn cao học của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
- Giới thiệu khái quát khối tài liệu về sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với
Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ 1955 - 1975 hiện đang bảo
quản tại TTLTQG III.
- Phân tích giá trị của những tài liệu này phục vụ cho nghiên cứu lịch sử.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ an toàn và phát huy giá trị của khối
tài liệu trên trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở mục tiêu của đề tài, chúng tôi thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
- Giới thiệu tổng quan về TTLTQG III và khối tài liệu của Trung tâm.
- Khảo sát thực tế khối tài liệu hiện đang bảo quản tại TTLTQG III phản ánh
sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu
nước (1955 - 1975).
- Phân tích giá trị của khối tài liệu đối với việc nghiên cứu lịch sử.
- Đánh giá, nhận xét tình hình tổ chức khoa học và phát huy giá trị khối tài
liệu này trong thời gian qua.
- Nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp nhằm phát huy hiệu quả hơn khối tài
liệu này.


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Khối tài liệu về sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam hiện đang
bảo quản tại TTLTQG III; công tác tổ chức khoa học và tổ chức sử dụng khối tài
liệu này.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian và thời gian nghiên cứu của luận văn là khối tài liệu về
sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu của nhân

dân Việt Nam (1955 - 1975) hiện đang bảo quản tại TTLTQG III.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ năm 1996, Cục Lưu trữ Nhà nước đã phối hợp với Bảo tàng Chứng tích
Chiến tranh tổ chức trưng bày chuyên đề “Nhân dân thế giới ủng hộ sự nghiệp bảo
vệ độc lập và thống nhất của Việt Nam 1955 - 1975” tại thành phố Hồ Chí Minh từ
30/8 đến 30/10/1996. Hơn 100 tài liệu, hình ảnh, hiện vật thể hiện tình cảm, sự ủng
hộ, giúp đỡ nhiệt tình của Chính phủ và nhân dân các nước trên thế giới đối với
nhân dân Việt Nam đã được giới thiệu đến người xem.
Đến tháng 12/1996, tác giả Nguyễn Minh Sơn, TTLTQG III đã đăng bài
“Vài nét về trưng bày chuyên đề: Nhân dân thế giới ủng hộ sự nghiệp bảo vệ độc
lập và thống nhất của Việt Nam (1955 - 1975)” giới thiệu tổng thể về cuộc Trưng
bày trên Tạp chí Lưu trữ Việt Nam số 4, tháng 12/1996, tr.10-12.
Hoạt động trưng bày của Cục Lưu trữ Nhà nước và bài viết của ông Nguyễn
Minh Sơn trên đây đã giới thiệu những tài liệu, hình ảnh về chủ đề Nhân dân thế
giới ủng hộ sự nghiệp bảo vệ độc lập và thống nhất của Việt Nam (1955 - 1975).
Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một cuộc Trưng bày chuyên đề, Ban Tổ chức chỉ
lựa chọn hơn 100 tài liệu giấy và tài liệu ảnh, là những tài liệu tiêu biểu trong một
số phông lưu trữ hiện đang bảo quản tại Trung tâm như phông Phủ Thủ tướng,
Quốc hội, UBTNCP, Phông Bộ Ngoại giao (tài liệu ảnh). Như vậy, Trưng bày chỉ
mới giới thiệu được một số tài liệu điển hình, chưa công bố được hết khối tài liệu về
sự ủng hộ của Chính phủ và nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ giai đoạn này hiện đang được bảo quản trong các phông lưu trữ tại
TTLTQG III một cách đầy đủ nhất.


- Các công trình khoa học nghiên cứu, đánh giá giá trị của tài liệu lưu trữ trên
phương diện sử liệu học:
+ Luận văn: “Tài liệu phông lưu trữ Quốc hội (giai đoạn 1976 - 1992) nguồn sử liệu giá trị cần được công bố, giới thiệu phục vụ nghiên cứu lịch sử” của
tác giả Đào Đức Thuận.
+ Luận văn: “Phông lưu trữ Ủy ban Thống nhất Chính phủ - Nguồn sử liệu về

cuộc đấu tranh trên mặt trận kinh tế của nhân dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống
Mỹ 1955 - 1975” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Phương.
+ Luận văn: “Phông lưu trữ Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ - Một
nguồn sử liệu về Nam Bộ thời kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)” của tác giả
Lê Tuyết Mai năm 2011.
+ Khóa luận: “Phông lưu trữ Đoàn Thanh niên xung phong - Nguồn sử liệu
để nghiên cứu lực lượng thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp
1952 - 1954” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Mai.
+ Khóa luận: “Phông lưu trữ Uỷ ban thống nhất Chính phủ - Nguồn sử liệu
về công tác viện trợ cho miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ” của tác giảVũ Thị
Thu Hương.
+ Khóa luận: “Phông lưu trữ Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh
Thái Bình - Nguồn sử liệu về lịch sử đấu tranh của nhân dân Thái Bình giai đoạn
chống Pháp 1945 - 1954” của tác giả Hoàng Thị Hồng.
Trong các công trình nghiên cứu khoa học trên, các tác giả đã sử dụng các
phương pháp nghiên cứu chính như: phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ
nghĩa Mác - Lê-nin; phương pháp sử liệu học; phương pháp thống kê, hệ thống;
phương pháp phân tích; phương pháp thực tế... Theo chúng tôi, các phương pháp
trên đã giúp cho các tác giả nắm rõ tình hình thực tế liên quan đến nội dung nghiên
cứu; đồng thời thống kê, tổng hợp, khái quát được toàn bộ các hoạt động về hoạt
động tổ chức khoa học, bảo vệ và tổ chức sử dụng tài liệu các phông thuộc đối
tượng nghiên cứu của đề tài. Về nội dung, các công trình tập trung nghiên cứu giá
trị sử liệu của tài liệu lưu trữ thuộc một phông lưu trữ, phục vụ việc nghiên cứu lịch
sử về một lĩnh vực, đối tượng hay một giai đoạn lịch sử nhất định nhằm hướng tới
mục tiêu cuối cùng là công bố, phát huy giá trị tài liệu.


Qua đây ta thấy, hiện nay chưa có một đề tài nghiên cứu khoa học nào đi sâu
tìm hiểu và giới thiệu một cách toàn diện, hệ thống khối tài liệu về sự ủng hộ của
Chính phủ và nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ giai

đoạn 1955 - 1975 đang bảo quản tại TTLTQG III. Từ thực trạng trên, chúng tôi lựa
chọn đề tài này nhằm mục đích giới thiệu khái quát khối tài liệu về sự ủng hộ của
Chính phủ và nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu
nước (1955 - 1975) hiện đang bảo quản tại TTLTQG III và đưa ra một giải pháp
nhằm bảo vệ an toàn và phát huy giá trị của khối tài liệu trên trong thời gian tới. Đề
tài có kế thừa một số kết quả nghiên cứu nói trên nhưng không trùng lặp.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu tham khảo
5.1. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lê-nin và lý luận thực tiễn
công tác lưu trữ, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài bằng các phương pháp chủ yếu
sau đây:
- Phương pháp tiếp cận lịch sử được vận dụng để tiếp cận, tìm hiểu các sự
kiện, diễn biến quan trọng trong lịch sử dân tộc;
- Phương pháp khảo sát thực tế được sử dụng khi khảo sát số lượng, thành
phần và tình hình tổ chức khoa học, phát huy giá trị khối tài liệu;
- Phương pháp sử liệu học được vận dụng khi xem xét, xác định giá trị, độ tin
cậy của tài liệu;
- Phương pháp thống kê - tổng hợp được sử dụng khi tổng hợp thông tin có
trong hồ sơ, tài liệu thành các vấn đề theo hệ thống;
- Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh, đối chiếu giữa nội dung của tài
liệu với thực tiễn và giữa nội dung của các tài liệu cùng phản ánh về một vấn đề...
- Phương pháp phân tích được vận dụng khi phân tích các vấn đề, sự kiện mà
hồ sơ, tài liệu phản ánh và phân tích giá trị của tài liệu, chất lượng của các hồ sơ.
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng phương pháp trao
đổi, xin ý kiến của các chuyên gia công tác tại Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước; các
giảng viên khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng - Trường Đại học Khoa học xã hội
và Nhân văn Hà Nội; các nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới.


Các phương pháp này không tiến hành độc lập mà được kết hợp linh hoạt

trong quá trình thực hiện đề tài.
5.2. Nguồn tài liệu tham khảo
Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn này, chúng tôi đã tham khảo các
nguồn tài liệu sau:
- Nhóm tài liệu cơ sở pháp lý bao gồm hệ thống các văn bản quản lý, chỉ đạo,
hướng dẫn của Nhà nước quy định về công tác lưu trữ;
- Nhóm tài liệu về cơ sở lý luận, nghiệp vụ bao gồm nguồn tài liệu từ sách
giáo trình, bài giảng, từ điển liên quan như: Giáo trình "Lý luận và thực tiễn công
tác lưu trữ"; Giáo trình “Nghiệp vụ Lưu trữ cơ bản”; “Từ điển giải thích nghiệp vụ
văn thư, lưu trữ Việt Nam”; Giáo trình “Lịch sử Việt Nam”...
- Các công trình nghiên cứu khoa học bao gồm khóa luận tốt nghiệp, luận
văn, luận án và các bài viết trên tạp chí có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Một số website:; /> ; ; />6. Đóng góp của luận văn
Thứ nhất, luận văn giới thiệu đến công chúng toàn bộ khối tài liệu phản ánh
sự ủng hộ của Chính phủ và nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến
chống Mỹ cứu nước (1955 - 1975) hiện đang bảo quản tại TTLTQG III. Từ đó, giúp
độc giả nắm được khái quát về số lượng, thành phần, đặc điểm, nội dung cơ bản của
khối tài liệu này và những giá trị sử liệu của chúng đối với việc nghiên cứu lịch sử.
Thứ hai, đề xuất các giải pháp nhằm tổ chức khoa học và phát huy giá trị của
khối tài liệu trong thời gian tiếp theo.
Thứ ba, nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức và xã hội về giá trị của
khối tài liệu này.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn gồm ba chương như sau:
Chương 1. Khái quát đặc điểm, thành phần khối tài liệu về sự ủng hộ của
nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1955
- 1975)


Trong chương này, chúng tôi giới thiệu sơ lược về chức năng, nhiệm vụ, cơ

cấu tổ chức của TTLTQG III và khối tài liệu lưu trữ hiện đang bảo quản tại đây, đặc
biệt là khối tài liệu về sự ủng hộ của Chính phủ và nhân dân thế giới đối với Việt
Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1955 - 1975).
Chương 2: Giá trị của khối tài liệu về sự ủng hộ của nhân dân thế giới
đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1955 - 1975)
Chương 2 là một trong hai chương chính của luận văn. Trong chương này,
chúng tôi tiến hành phân tích, đánh giá giá trị của khối tài liệu về sự ủng hộ của
Chính phủ và nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu
nước (1955 - 1975)
Chương 3: Các giải pháp tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị khối tài
liệu về sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến
chống Mỹ cứu nước (1955 - 1975)
Trong chương này, chúng tôi trình bày về tình hình tổ chức khoa học, bảo vệ
và phát huy giá trị của khối tài liệu này tại TTLTQG III trong thời gian qua. Trên cơ
sở đó, đưa ra một số giải pháp nhằm tổ chức khoa học và khai thác, sử dụng hiệu
quả khối tài liệu về sự ủng hộ của Chính phủ và nhân dân thế giới đối với Việt Nam
trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1955 - 1975). Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ
đưa ra một vài khuyến nghị đối với độc giả khi sử dụng khối tài liệu này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song chắc chắn luận văn không tránh khỏi
những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý
của các thầy, cô giáo và các đồng nghiệp để đề tài được hoàn chỉnh hơn.
Nhân đây, cho phép tôi được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đối với Phó Giáo sư
Nguyễn Văn Hàm, các thầy, cô giáo khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng và các
cơ quan có liên quan như: TTLTQG III, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước và các
bạn, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu luận văn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Học viên
Nguyễn Thị Hảo



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Hồ sơ, tài liệu hiện đang bảo quản tại Trung tâm Lƣu trữ quốc gia III
Phông Quốc hội từ năm 1945 - 1992
1.

Hồ sơ 111: Hồ sơ phiên họp bất thường thứ 49, 50 của Ban thường trực Quốc
hội khóa I ngày 30/11 và 14/12/1959 thông qua đề án chuẩn bị cho khóa họp
Quốc hội lần thứ 11 xây dựng trụ sở Quốc hội, tình hình miền Nam, quan hệ
quốc tế, chuẩn bị các dự luật.

2.

Hồ sơ 605: Bản dịch 03 bài báo ngoại quốc Pháp – Anh – Mỹ bình luận về
cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân và cuộc kháng chiến anh dũng của
dân tộc năm 1950.

3.

Hồ sơ 724: Hồ sơ về kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khóa II từ ngày 11 –
20/4/1961. Tập 3: Phiên họp ngày 19/4 thuyết trình về báo cáo Chính phủ về
kế hoạch và ngân sách nhà nước, tham luận về huy động lực lượng nữ thanh
niên, về cuộc đấu tranh chống Mỹ ở miền Nam, về ngoại giao, về sản xuất
nông nghiệp.

4.

Hồ sơ 1273: Hồ sơ phiên họp thứ 41 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội khóa III
ngày 12/11/1966 về kết quả chuyến thăm đàm phán và ký kết viện trợ hợp tác
kinh tế, hợp tác kỹ thuật với các nước anh em.


5.

Hồ sơ 1287: Hồ sơ phiên họp thứ 55 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội ngày
9/11/1967 về ngân sách nhà nước năm 1967, bổ nhiệm đại sứ, kết quả cuộc đi
thăm và đàm phán ký kết viện trợ kinh tế, quân sự với Liên Xô, Trung Quốc
và các nước XHCN.

6.

Hồ sơ 1298: Hồ sơ phiên họp thứ 66 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khóa III
ngày 05/8/1968 về kết quả chuyến đi thăm hữu nghị và đàm phán ký kết về kỹ
thuật và quân sự với các nước XHCN của đoàn đại biểu kinh tế Chính phủ.

7.

Hồ sơ 1317: Hồ sơ phiên họp thứ 85 ngày 04/12/1969 của Uỷ ban Thường vụ
Quốc hội khóa III về kết quả chuyến đi thăm hữu nghị và đàm phán các nước
XHCN về viện trợ kinh tế và quân sự 1970.

8.

Hồ sơ 1338: Hồ sơ phiên họp thứ 106 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khóa


III ngày 16/4/1971 về kết quả cuộc bầu cử Quốc hội khóa IV, bổ nhiệm và
miễn nhiệm thành viên trong Hội đồng Chính phủ, kết quả các nước XHCN
về viện trợ kinh tế và quân sự, bác đơn xin ân giảm tội tử hình.
9.

Hồ sơ 1580: Thư của Quốc hội Việt Nam gửi Quốc hội các nước đề nghị

hưởng ứng lời kêu gọi ngày 10/4/1965 của Quốc hội nước Việt Nam về việc
ủng hộ cách mạng Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược.

10. Hồ sơ 1581: Quốc hội các nước An-ba-ni, Ba Lan, Bun-ga-ri, Căm-pu-chia,
CHDC Đức, Hung-ga-ri, Liên Xô, Mông Cổ, Ru-ma-ni, Tiệp Khắc,
CHDCND Triều Tiên, Trung Quốc hưởng ứng lời kêu gọi ngày 10/4/1965
của Quốc hội nước Việt Nam lên án đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh xâm
lược Việt Nam.
11. Hồ sơ 1583: Hồ sơ về việc Quốc hội hợp tác Inđônêxia lên án đế quốc Mỹ
tăng cường chiến tranh xâm lược Việt Nam 1965 - 1966.
12. Hồ sơ 1584: Tập tài liệu về chính sách đối ngoại của Chính phủ Tiệp Khắc
lên án đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam năm 1966.
13. Hồ sơ 1587: Hồ sơ về việc Hội nghị nhân dân tối cao Triều Tiên hưởng ứng
bản tuyên bố ngày 22/4/1966 của Quốc hội nước VNDCCH.
14. Hồ sơ 1588: Bản tuyên bố của Quốc hội Tiệp Khắc về việc đế quốc Mỹ bắn
phá ngoại thành Hà Nội, Hải Phòng ngày 29/6/1966, 30/6/1966.
15. Hồ sơ 1589: Tài liệu về việc Quốc hội Căm-pu-chia và Triều Tiên hưởng ứng
bản tuyên bố ngày 22/4/1966 của Quốc hội Việt Nam về việc ủng hộ cuộc
cách mạng chống đế quốc Mỹ của nhân dân Việt Nam.
16. Hồ sơ 1590: Tài liệu về việc Quốc hội nước CHND Trung Hoa ủng hộ lời kêu
gọi ngày 17/7/1966 của chủ tịch Hồ Chí Minh.
17. Hồ sơ 1591: Hồ sơ về việc Quốc hội CHDC Đức hưởng ứng bản tuyên bố
ngày 22/4/1966 của Quốc hội nước VNDCCH và lời kêu gọi của chủ tịch Hồ
Chí Minh ngày 17/7/1966.
18. Hồ sơ 1598: Hồ sơ về việc Quốc hội Căm-pu-chia ủng hộ cuộc đấu tranh
chống Mỹ xâm lược của nhân dân Việt Nam năm 1968.


19. Hồ sơ 1599: Hồ sơ về việc Quốc hội nước Cộng hòa Ả rập thống nhất ủng hộ
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam năm 1968.

20. Hồ sơ 1629: Hồ sơ về việc đoàn Đại biểu Quốc hội đi thăm các nước Trung
Quốc, Mông Cổ, Liên Xô từ ngày 11/7 đến 3/9/1965. Tập 5: Báo cáo tổng kết
chuyến đi thăm 4 nước của đoàn.
21. Hồ sơ 1648: Hồ sơ về việc đoàn Đại biểu Quốc hội đi thăm các nước Ba Lan,
Tiệp Khắc, Ru-ma-ni, Liên Xô từ ngày 18/8 đến cuối tháng 9/1971.
Tập 6: Báo cáo tổng kết của đoàn và tin tức về diễn biến chuyến thăm
24/8/1971 – 29/9/1971.
22. Hồ sơ 1685: Hồ sơ kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa IV từ ngày 06 –
10/6/197. Tập 3: Phiên họp ngày 07/6/1971: Biên bản chi tiết, Báo cáo của
Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Chính phủ về kết quả bầu cử đại biểu
Quốc hội, tình hình đấu tranh ngoại giao và tình hình quốc tế.
23. Hồ sơ 2016: Thư và điện văn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc Nghị
sĩ các nước Anh, Ấn Độ, Côlômbia, Thụy Điển đã kiến nghị đòi Mỹ rút quân
và ủng hộ sáng kiến 7 điểm của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa
miền Nam Việt Nam năm 1971.
24. Hồ sơ 2023: Tài liệu về việc Quốc hội Việt Nam cảm ơn Quốc hội các nước
Ả rập - Ai cập, Ả rập - Xiri, Chi Lê, Xây Lan đã lên án chiến tranh leo thang
của đế quốc Mỹ ở Việt Nam và ủng hộ cuộc kháng chiến của ta năm 1972.
Phông Phủ Thủ tướng giai đoạn 1954 – 1985
25. Hồ sơ 8047: Hồ sơ hướng dẫn và xét duyệt việc nhận hàng viện trợ cho các
cơ quan: Ban Thống nhất quản lý viện trợ, Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam, Ngân
hàng nhà nước, Tổng cục Hậu cần năm 1965.
26. Hồ sơ 8170: Tờ trình của Bộ Ngoại giao về việc đàm phán ký kết Hiệp định
viện trợ kinh tế, quân sự, kỹ thuật và văn hóa năm 1966 với Tiệp Khắc.
27. Hồ sơ 8216: Công văn của Phủ Thủ tướng, Ban Thống nhất Quản lý viện trợ,
Bộ Y tế về việc kiểm tra quản lý hàng viện trợ nhân dân năm 1967.
28. Hồ sơ 8373: Công văn Báo cáo của Phủ Thủ tướng, Bộ Tài chính về việc


thanh toán hàng viện trợ nhân dân năm 1969.

29. Hồ sơ 8424: Hiệp định về viện trợ kinh tế, quân sự năm 1969 với Hung-ga-ri.
30. Hồ sơ 8432: Hồ sơ về việc đàm phán ký kết Hiệp định về quân sự năm 1969
với Liên Xô.
31. Hồ sơ 8658: Báo cáo, Công văn của Phủ Thủ tướng, Bộ Ngoại giao, Bộ
Ngoại thương về tình hình các nước giúp Việt Nam khắc phục hậu quả lũ lụt
tháng 8 năm 1971.
32. Hồ sơ 8733: Hiệp định hợp tác kinh tế năm 1972 – 1973 với Liên Xô.
33. Hồ sơ 8736: Báo cáo của Phủ Thủ tướng về tình hình Liên Xô viện trợ kinh tế
và kỹ thuật cho Việt Nam từ năm 1955 – 1971.
34. Hồ sơ 8737: Báo cáo của Phủ Thủ tướng về kết quả Liên Xô viện trợ kinh tế
và quân sự năm 1971 cho Việt Nam.
35. Hồ sơ 8743: Báo cáo của Phủ Thủ tướng về 2 cơ sở trồng dứa, chuối thí
nghiệm với Liên Xô năm 1971.
36. Hồ sơ 8744: Hồ sơ về việc Liên Xô giúp Việt Nam xây dựng nhà máy
Supephốtphát Lâm Thao năm 1971 – 1976.
Phông Ủy ban Thống nhất Chính phủ giai đoạn 1955 - 1975
37. Hồ sơ 2672: Biên bản, bản kê chứng từ hóa đơn hàng viện trợ của các nước
cho Việt Nam năm 1962.
38. Hồ sơ 2676: Báo cáo tổng kết công tác tác tiếp nhận viện trợ của thế giới cho
miền Nam trong 7 năm (1963 - 1969).
39. Hồ sơ 2678: Tài liệu của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam
hướng dẫn về việc tranh thủ vật chất các nước ủng hộ cho miền Nam năm
1963 – 1964.
40. Hồ sơ 2693: Thông tư, Quyết định, Công văn của Phủ Thủ tướng, Bộ Tài
Chính, Ban Thống nhất Quản lý viện trợ về việc quản lý hàng viện trợ nhân
dân năm 1965.
41. Hồ sơ 2711: Chỉ thị của Thủ tướng về việc thống nhất quản lý hàng viện trợ
nhân dân tặng miền Nam năm 1966.



42. Hồ sơ 2841: Báo cáo tổng kết tình hình tiếp nhận viện trợ năm 1970 - 1971
của UBTNCP.
43. Hồ sơ 2844: Bảng tổng hợp tình hình viện trợ trong năm 1969 - 1970 của
Liên Xô, Tiệp Khắc, Ru-ma-ni, Đức.
44. Hồ sơ 2934: Báo cáo tổng kết tình hình viện trợ và tiếp nhận viện trợ cho
miền Nam năm 1972 của UBTNCP.
45. Hồ sơ 2980: Bảng tổng hợp tình hình viện trợ năm 1973 của Cục Quản lý
viện trợ.
46. Hồ sơ 3073: Dự kiến, báo cáo của Cục Quản lý viện trợ về tình hình viện trợ
cho miền Nam của các nước XHCN, các nước tư bản và các tổ chức quốc tế
năm 1974 - 1975.
47. Hồ sơ 3085: Hồ sơ về việc viện trợ, ủng hộ của các nước cho Việt Nam năm
1974 - 1975
48. Hồ sơ 3183: Báo cáo của Cục Quản lý viện trợ về tình hình viện trợ của
Chính phủ, tổ chức liên hiệp quốc, tổ chức quốc tế và đoàn thể nhân dân thế
giới.
49. Hồ sơ 3186: Báo cáo sơ kết tình hình tiếp nhận viện trợ khẩn cấp tại các sân
bay Gia Lâm và Nội Bài năm 1975 của UBTNCP.
50. Hồ sơ 3205: Thông báo, Thư điện, vận đơn hàng viện trợ của Mỹ cho Việt
Nam năm 1975.
Phông Ủy ban Kế hoạch nhà nước giai đoạn 1955 – 1995
51. Hồ sơ 17112: Hiệp định, Nghị định thư giữa Chính phủ Việt Nam và CHDC
Đức về việc giao hàng và thiết bị kỹ thuật viện trợ cho Việt Nam thuộc những
năm 1955 và 1956.
52. Hồ sơ 17275: Báo cáo tổng kết tình hình viện trợ, cho vay của các nước
XHCN đối với Việt Nam DCCH từ 1954 - 1957 của UBKHNN.
53. Hồ sơ 17319: Công văn, bảng kê của UBKHNN về tình hình tổng quát tiền
viện trợ, vay dài hạn do các nước bạn giúp Việt Nam từ 1955 – 1958.
54. Hồ sơ 17413: Báo cáo tổng hợp sự giúp đỡ của Trung Quốc đối với Việt Nam



từ đầu năm 1955 đến đầu năm 1960 của UBKHNN.
55. Hồ sơ 17580: Hồ sơ về đàm phán, ký kết Hiệp định về việc Chính phủ Triều
Tiên viện trợ kinh tế, kỹ thuật về tiêu nước cho Việt Nam năm 1964.
56. Hồ sơ 17642: Hồ sơ về việc đàm phán, ký kết và thực hiện Hiệp định, Nghị
định thư với Trung Quốc về việc Trung Quốc giúp Việt Nam làm một số
đường ôtô, xây dựng đường sắt và cung cấp vật tư, thiết bị cho giao thông vận
tải năm 1965.
57. Hồ sơ 17745: Hồ sơ về đàm phán, hợp tác và giúp đỡ về kinh tế với Liên Xô
trong năm 1968.
58. Hồ sơ 17767: Hồ sơ về việc đàm phán viện trợ kỹ thuật và kinh tế cho năm
1969 với các nước XHCN của Phủ Thủ tướng, Văn phòng Tài chính thương
nghiệp, UBKHNN.
59. Hồ sơ 17600: Báo cáo về quan hệ giữa Việt Nam với các nước XHCN năm
1955 - 1965 của UBKHNN.
60. Hồ sơ 17651: Công văn, kế hoạch, báo cáo về việc đàm phán, tiếp nhận và
phân phối hàng viện trợ trong 2 năm 1965 - 1966 của UBKHNN.
61. Hồ sơ 17600: Báo cáo về quan hệ giữa Việt Nam với các nước XHCN năm
1955 - 1965 của UBKHNN.
62. Hồ sơ 17663: Thông báo tình hình thực hiện kế hoạch Nhà nước, tình hình
kinh tế Việt Nam trước nhiệm vụ chống Mỹ cứu nước của UBKHNN năm
1966 – 1973.
63. Hồ sơ 17689: Báo cáo tình hình viện trợ của các nước cho ngành y tế, giáo
dục Việt Nam từ 1955 – 1956.
64. Hồ sơ 18025: Báo cáo tình hình quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nước
từ năm 1955 - 1974 và phương hướng quan hệ kinh tế với các nước trong
những năm tới của Vụ Hợp tác kinh tế - UBKHNN.
65. Hồ sơ 18051: Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Liên bang
CHXHCN Xô Viết về việc trao đổi hàng hóa, giúp đỡ và viện trợ về kinh tế, kỹ
thuật và xây dựng, miễn cho Việt Nam trả nợ các khoản tiền vay; hợp tác khoa



học và kinh tế, phát thanh và vô tuyến truyền hình trong năm 1974 – 1975.
Phông Bộ Tài chính giai đoạn 1945 – 1997
66. Hồ sơ 9410: Hiệp định giữa chính phủ Việt Nam và Chính phủ CHDC Đức
về việc Đức giao hàng và kỹ thuật viện trợ cho Việt Nam trong tháng năm
1955 – 1956.
67. Hồ sơ 9481: Bảng tổng hợp tình hình hàng viện trợ của các nước thực nhập 5
năm 1955 – 1959 của Bộ Ngoại thương.
68. Hồ sơ 9490: Báo cáo của Bộ Tài chính về tình hình sử dụng thu chi hàng viện
trợ trong 5 năm 1955 – 1960.
69. Hồ sơ 9724: Sổ thống kê Hiệp định vay và viện trợ của các nước XHCN từ
năm 1955 – 1971.
70. Hồ sơ 9792: Sổ theo dõi Hiệp định viện trợ từ năm 1965 – 1973.
71. Hồ sơ 9853: Báo cáo tình hình vay và viện trợ khu vực các nước XHCN từ
năm 1955 – 1975.
Phông Bộ Y tế giai đoạn 1945 – 1995
72. Hồ sơ 5425: Báo cáo tổng kết hàng viện trợ, tình hình tiếp nhận và bảo quản
hàng viện trợ năm 1954 – 1955.
73. Hồ sơ 5428: Công văn báo cáo, bảng kê của Bộ y tế về dụng cụ thuốc men và
tặng phẩm viện trợ, xuất nhập tồn thuốc viện trợ của CHDC Đức năm 1955.
74. Hồ sơ 5516: Bản kiểm thảo công tác viện trợ của Bộ Y tế năm 1954 - 1956,
1957.
75. Hồ sơ 5517: Bảng tổng kết công tác thiết bị, máy móc, thuốc men các nước
viện trợ cho Việt Nam từ 1955 – 1957.
76. Hồ sơ 5831: Hồ sơ về việc Tiệp Khắc viện trợ y tế cho Việt Nam năm 1960
77. Hồ sơ 6049: Công văn trao đổi giữa Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam với các tổ
chức từ thiện, y tế Bỉ, Thụy Sĩ về việc ủng hộ giúp đỡ Việt Nam năm 1968.
78. Hồ sơ 6050: Công văn của Bộ Y tế, bệnh viện hữu nghị Việt – Tiệp, Đại sứ
quán Việt Nam tại Tiệp Khắc về việc Tiệp Khắc viện trợ cho Việt Nam năm

1968.


79. Hồ sơ 6081: Hồ sơ về việc nhận hàng viện trợ của CHDC Đức cho bệnh viện
Việt Đức năm 1970 - 1974.
Phông Bộ Văn hóa giai đoạn 1955 – 1977
80. Hồ sơ 1315: Báo cáo của Ty văn hóa Hà Nam tổng kết liên hoan phim Liên
Xô tại Hà Nam năm 1956.
81. Hồ sơ 1357: Báo cáo của Vụ Nghệ thuật về hàng viện trợ nhận được năm
1957 – 1958.
82. Hồ sơ 1393: Hồ sơ về đoàn quay phim Vô tuyến truyền hình Nhật Bản sang
quay phim tuyên truyền về Việt Nam năm 1962.
83. Hồ sơ 1493: Hồ sơ về đoàn quay phim vô tuyến truyền hình Đảng cộng sản
Nhật Bản sang quay phim tuyên truyền về Việt Nam năm 1962.
84. Hồ sơ 1560: Hồ sơ về việc chuyên gia CHDC nhân dân Triều Tiên sang giúp
Việt Nam xây dựng vở kịch “Núi rừng hãy lên tiếng” năm 1964.
85. Hồ sơ 1622: Tập tài liệu về việc vô tuyến truyền hình CHDC Đức mời sinh
viên Việt Nam đang học ở Đức tham gia đóng phim về ủng hộ nhân dân đấu
tranh chống đế quốc Mỹ năm 1966...
86. Hồ sơ 1632: Thư của toàn thể Đội viên đội công tác tuyên truyền văn hóa đỏ
Ulamuxi - Khu tự trị Nội Mông - Trung Quốc gửi đoàn văn công Quảng Bình
bày tỏ sự ủng hộ Việt Nam chống Mỹ năm 1965.
87. Hồ sơ 1664: Báo cáo của đoàn đại biểu trí thức Việt Nam đi dự ngày trí thức
Pháp ủng hộ Việt Nam tại Paris, năm 1968.
88. Hồ sơ 1735: Công văn của Phủ Thủ tướng, Báo cáo của Hội Mỹ thuật về việc
triển lãm tranh mỹ thuật chống Mỹ cứu nước trưng bày tại Trung Quốc từ
ngày 04/01 - 16/5 /1972.
II. CÁC GIÁO TRÌNH, BÀI VIẾT, CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU, BÀI
VIẾT KỶ YẾU HỘI THẢO, TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC
89. Đào Xuân Chúc, Nguyễn Văn Hàm, Vương Đình Quyền, Nguyễn Văn Thâm

(1990), Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ, Nxb. Đại học và Giáo dục
chuyên nghiệp, Hà Nội.


90. Cục Văn thư và lưu trữ nhà nước (2009), Quan hệ Việt Nam - Cu Ba qua tài
liệu lưu trữ 1960 - 2005, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
91. Cục Văn thư và lưu trữ nhà nước (2016), Lịch sử hợp tác kinh tế và khoa học
kỹ thuật Việt Nam - Liên Xô, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
92. Trần Quỳnh Cư, Nguyễn Hữu Đạo, Đỗ Thị Nguyệt Quang, Nguyễn Tố Uyên,
Lưu Thị Tuyết Vân (2002), Việt Nam những sự kiện lịch sử (1945 - 1975),
Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
93. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
94. Vũ Minh Giang (2004), Tài liệu lưu trữ với công việc nghiên cứu lịch sử, Tạp
chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 1, tr. 01- 02.
95. Phạm Thị Bích Hải, Vũ Thị Minh Hương, Trần Thị Hương, Philipe Le
Failler, Nguyễn Minh Sơn (2006), Sách chỉ dẫn các phông lưu trữ bảo quản
tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, NXb. Văn hóa thông tin, Hà Nội.
96. Nguyễn Văn Hàm (2014), Tài liệu lưu trữ của Việt Nam – Vấn đề tiếp cận và
khai thác sử dụng để nghiên cứu khoa học, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt
Nam, số 4.
97. Lê Mậu Hãn, Trần Bá Đê, Nguyễn Văn Thư (2004), Đại cương lịch sử Việt
Nam, tập 3, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
98. Phạm Xuân Hằng (1982), Vận dụng phương pháp sử liệu học trong đánh giá
giá trị tài liệu chữ viết, Tạp chí Lưu trữ, số 4, tr. 18 - 22.
99. Ngô Thiếu Hiệu (2001), Mấy việc phải làm để thúc đẩy việc khai thác sử
dụng tài liệu lưu trữ tại các Trung tâm lưu trữ Quốc gia, Tạp chí Lưu trữ Việt
Nam, số 6, tr. 184 - 186.
100. Trần Văn Hòa, Sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa góp phần vào thắng
lợi


trong

cuộc

kháng

chiến

chống

Mỹ

cứu

nước,

Website:

/>101. Nguyễn Thị Mai Hoa (2013), Các nước xã hội chủ nghĩa ủng hộ Việt Nam


kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
102. Nguyễn Khắc Huỳnh (2010), Cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam, tác
động của nhân tố quốc tế, sách tham khảo,Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
103. Lưu Văn Lợi (2004), Ngoại giao Việt Nam (1945 - 1995), Nxb. Công an nhân
dân, Hà Nội.
104. Luật Lưu trữ (2011), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
105. Nguyễn Quang Ngọc (2005), Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà

Nội.
106. Pháp lệnh Lưu trữ Quốc gia năm 2001
107. Hoàng Phê (Chủ biên) (1988), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Khoa học xã hội, Hà
Nội.
108. Nguyễn Lan Phương (2008), Công bố tài liệu tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia
III – Đánh giá kết quả và kiến nghị, Luận văn thạc sĩ khoa học chuyên ngành
Lưu trữ học, Tư liệu Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Trường Đại
học Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN).
109. Vũ Thị Phụng (1990), Một số suy nghĩ về vấn đề tổ chức sử dụng tài liệu lưu
trữ ở nước ta, Tạp chí Lưu trữ Việt Nam, số 2, tr. 13-17.
110. Vũ Thị Phụng (2008), Giá trị của tài liệu lưu trữ và trách nhiệm của các cơ
quan lưu trữ Việt Nam, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 12; tr. 15-18.
111. Vũ Thị Phụng (2009), Khai thác và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ phục vụ sự
nghiệp bảo vệ tổ quốc, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 1, tr. 14-16.
112. Vũ Thị Phụng, Nguyễn Thị Chinh (2006), Nghiệp vụ Lưu trữ cơ bản, Nxb. Hà Nội.
113. Hà Quảng (2001), Triển vọng tổ chức sử dụng tài liệu ở Trung tâm Lưu trữ
quốc gia III, Tạp chí Lưu trữ Việt Nam, số 4, tr. 116-119.
114. Vương Đình Quyền (1991), Một tiềm năng sử liệu quan trọng - Tài liệu lưu
trữ, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 5, tr. 53 - 56.
115. Quyết định số 116/QĐ-VTLTNN ngày 28/10/2015 của Cục trưởng Cục Văn
thư và Lưu trữ nhà nước Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của


Trung tâm Lưu trữ quốc gia III.
116. Nguyễn Minh Sơn (1996), Vài nét về trưng bày chuyên đề “Nhân dân thế giới
ủng hộ sự nghiệp bảo vệ độc lập và thống nhất của Việt Nam” 1955 - 1975),
Tạp chí Lưu trữ Việt Nam, số 4, tr. 10 - 12.
117. Thượng tướng, Giáo sư Hoàng Minh Thảo (2010), Nghệ thuật quân sự Việt
Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước và bảo vệ tổ quốc, Nxb. Quân
đội nhân dân, Hà Nội.

118. Nguyễn Văn Thâm (1991), Các nguồn sử liệu và nhận thức lịch sử, Tạp chí
Nghiên cứu lịch sử, số 5, tr. 28 - 30.
119. Đào Đức Thuận (2008), Tài liệu phông lưu trữ Quốc hội (giai đoạn 1976 1992) - nguồn sử liệu giá trị cần được công bố, giới thiệu phục vụ nghiên cứu
lịch sử, Luận văn thạc sĩ khoa học chuyên ngành Lưu trữ học, Tư liệu Khoa
Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân
văn (ĐHQGHN).
120. Nguyễn Duy Trinh (1979), Mặt trận ngoại giao thời kỳ chống Mỹ cứu nước
1965 - 1975, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
121. Trường Chinh (1958), Tăng cường đoàn kết để xây dựng một nước Việt Nam
hòa bình, thống nhất, độc lập dân chủ và giàu mạnh, Nxb. Sự thật Hà Nội.
122. Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (2005), Tình cảm bạn bè quốc tế với nhân dân
Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954) qua tài
liệu lưu trữ, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.
123. Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (2010), Các cuộc trưng bày triển lãm của
Trung tâm Lưu trữ quốc gia III từ 1995 - 2010, Nxb. Lao động, Hà Nội.
124. Nguyễn Xuân Tú (2010), Nghệ thuật chỉ đạo của đảng kết thúc cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước 1973 - 1975, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.
125. Viện lịch sử quân sự (1990 - 2012), Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước
1954 - 1975, Nxb. Chính trị Quốc gia, 9 tập, Hà Nội.


DANH MỤC PHỤ LỤC
1. Danh mục một số hồ sơ về sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt
Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1955 – 1975) hiện đang bảo quản tại
TTLTQG III.
2. Tuyên bố ngày 29/4/1965 của Xô Viết tối cao Liên Xô gửi Quốc hội
nước VNDCCH năm 1965.
3. Thư tháng 6/1965 của đồng chí Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Căm-puchia gửi đồng chí Trường Chinh – Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước
VNDCCH năm 1965.
4. Tuyên bố ngày 03/7/1968 của Quốc hội Căm-pu-chia ủng hộ hoàn toàn

nhân dân thân thiết nước VNDCCH trong cuộc đấu tranh chống Mỹ xâm lược, vì
độc lập của Việt Nam.
5. Thư ngày 15/8/1968 của đồng chí Trường Chinh - Chủ tịch Ủy ban
Thường vụ Quốc hội gửi đồng chí Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Căm-pu-chia.
6. Báo cáo kết quả đàm phán viện trợ năm 1965 - 1966 do Phó Thủ tướng
Lê Thanh Nghị báo cáo trước Bộ Chính trị ngày 21/6/1965.
7. Báo cáo số 10GV1/TM ngày 04/9/1971 của Văn phòng Phủ Thủ tướng
về tình hình tiếp nhận hàng viện trợ chống lụt (đến cuối ngày 01/9/1971).
8. Hiệp định ngày 12/7/1973 giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Liên
bang CHXHCN Xô Viết về việc miễn cho Chính phủ nước VNDCCH các khoản tiền
vay trước đây.


×