ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------
CHU VĂN LIỀU
XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ
Ở TỈNH TUYÊN QUANG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LU N VĂN THẠC S
Chuyên ngành: Chính trị học
Hà Nội - 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------
CHU VĂN LIỀU
XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ
Ở TỈNH TUYÊN QUANG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Chuyên ngành: Chính trị học
Mã số: 60 31 02 01
LU N VĂN THẠC S
Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Hà Quang Ngọc
Hà Nội – 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn
chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LU N VĂN
Chu V n Liều
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LU N CHUNG VỀ XÂY DỰNG
ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐError! Bookmark not
defined.
1.1. Cán bộ dân tộc thiểu số, vị trí, vai trò và đặc điểm của đội ngũ cán bộ
ngƣời dân tộc thiểu số trong sự nghiệp cách mạngError! Bookmark not
defined.
1.1.1. Đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số trong sự
nghiệp cách mạng........................................ Error! Bookmark not defined.
1.1.3. Đặc điểm của việc xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số
................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ ngƣời dân tộc thiểu sốError!
Bookmark
not defined.
1.2.1 Khái niệm “xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số”......Error!
Bookmark not defined.
1.2.2. Nội dung xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu sốError! Bookmark
not defined.
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ ngƣời dân
tộc thiểu số ................................................. Error! Bookmark not defined.
1.4.1. Tình hình, nhiệm vụ cách mạng........... Error! Bookmark not defined.
1.4.2. Chủ trương, chính sách cán bộ dân tộc của Đảng, Nhà nước ......Error!
Bookmark not defined.
1.4.3. Nhận thức, phong cách, lề lối làm việc của người lãnh đạo địa phương
.......................................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.4.4. Đời sống kinh tế - xã hội, văn hóa của người dân tộcError! Bookmark
not defined.
Tiểu kết chương 1 ........................................ Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NGƢỜI
DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỈNH TUYÊN QUANGError! Bookmark not
defined.
2.1. Khái quát về tỉnh Tuyên Quang .......... Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên .... Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Về dân cư, dân tộc.............................. Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Về kinh tế - xã hội.............................. Error! Bookmark not defined.
2.2. Tình hình xây dựng đội ngũ cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên
Quang ........................................................ Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Công tác quy hoạch cán bộ dân tộc thiểu sốError!
Bookmark
not
defined.
2.2.2. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc ..... Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Tuyển dụng, sử dụng, bầu cử và phê chuẩn cán bộ dân tộc..........Error!
Bookmark not defined.
2.2.4. Chế độ, chính sách đãi ngộ cán bộ dân tộc thiểu sốError! Bookmark
not defined.
2.3. Những ƣu điểm................................... Error! Bookmark not defined.
2.4. Hạn chế và nguyên nhân ..................... Error! Bookmark not defined.
2.4.1. Hạn chế ............................................. Error! Bookmark not defined.
2.4.2. Nguyên nhân của hạn chế ................... Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 2 ........................................ Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI
NGŨ CÁN BỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH TUYÊN QUANG ......Error!
Bookmark not defined.
3.1. Phƣơng hƣớng..................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số đảm bảo tính đặc thù phù
hợp với đặc điểm, điều kiện địa phương và dân tộc.Error! Bookmark not
defined.
3.1.2 Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số phải xuất phát từ yêu cầu,
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.. Error! Bookmark not defined.
3.1.3 Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số theo hướng nâng cao chất
lượng đội ngũ và chất lượng hoạt động trong thực tiễnError! Bookmark not
defined.
3.2. Giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang
................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác cán bộ
................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Nâng cao hiểu biết pháp luật từ đó tăng cường trách nhiệm của cán bộ
trong thực hiện các hoạt động thực tiễn ........ Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Hiện đại hóa cơ sở, môi trường làm việc của đội ngũ cán bộ. Error!
Bookmark not defined.
3.2.4. Hoàn thiện hệ thống chính sách, chế độ đãi ngộ, thu hút cán bộ người
dân tộc thiểu số............................................ Error! Bookmark not defined.
3.2.5. Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đánh giá cán bộ......Error!
Bookmark not defined.
3.2.6. Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quy hoạch cán bộ dân
tộc thiểu số .................................................. Error! Bookmark not defined.
3.2.7. Đổi mới quy trình, chế độ tuyển dụng, bố trí, sử dụng đối với cán bộ
dân tộc thiểu số ........................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.8. Đổi mới công tác luân chuyển cán bộ dân tộc thiểu số ................Error!
Bookmark not defined.
3.2.9. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, điều hành thực hiện của
chính quyền, nhất là bộ máy làm công tác tổ chức - cán bộError! Bookmark
not defined.
Tiểu kết chương 3 ........................................ Error! Bookmark not defined.
KẾT LU N ................................................ Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 7
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ khi thành lập đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định vấn
đề dân tộc và đoàn kết dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng.
Một trong những nội dung quan trọng để giải quyết tốt vấn đề dân tộc là phải
xây dựng cho được đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số có phẩm chất và
năng lực. Với đường lối đúng đắn đó, trong những năm qua, Đảng ta chăm lo
xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số cho
vùng đồng bào dân tộc. Bởi vậy, đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số đã dần
phát triển cả về số lượng và chất lượng, có nhiều đồng chí cán bộ người dân
tộc thiểu số được giao những trách nhiệm quan trọng từ Trung ương đến địa
phương, góp phần to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói
chung, vùng dân tộc và miền núi nói riêng.
Công tác cán bộ là một trong những khâu then chốt trong toàn bộ hoạt
động lãnh đạo của Đảng ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng: “Cán
bộ là cái gốc của mọi công việc” và “công việc thành công hoặc thất bại đều
do cán bộ tốt hay kém”. Chính vì vậy, trong quá trình lãnh đạo cách mạng
Việt Nam, Đảng ta luôn quan tâm đến công tác cán bộ nói chung và công tác
xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ vững mạnh nói riêng. Văn kiện Hội nghị
lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương khóa IX đã chỉ rõ: "Nhìn chung, đội
ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý ở vùng dân tộc và miền núi còn thiếu về số
lượng, yếu về năng lực tổ chức, chỉ đạo thực hiện; công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ người dân tộc thiểu số chưa được quan tâm" [7, tr.34].
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em, trong đó
có đến 53 dân tộc thiểu số thường cư trú ở vùng miền núi. Trong đó, Tuyên
Quang là một trong những tỉnh miền núi phía Bắc có địa bàn chiến lược quan
trọng cả về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng; đồng thời là địa bàn tụ cư lâu
đời của 22 dân tộc. Thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta,
1
sau 30 năm đổi mới, tỉnh miền núi Tuyên Quang đã có những bước tiến đáng
kể trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng;
đồng thời cũng tồn tại những thiếu sót, yếu kém. Những tồn tại này thể hiện
cả trong cơ chế, chính sách dân tộc; công tác cán bộ dân tộc thiểu số còn
nhiều hạn chế và bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới
hiện nay.
Đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Tuyên Quang nhìn chung trình độ dân
trí chưa cao, nhiều tập tục lạc hậu chưa được xóa bỏ triệt để, các thế lực thù
địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, kích động chia rẽ đồng bào, chia rẽ
khối đại đoàn kết dân tộc đã gây khó khăn trong công tác quy hoạch, đào tạo,
bồi dưỡng và bố trí sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số tại đây. Vì vậy, trong các
nhiệm kỳ qua, Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng xây dựng kế hoạch,
quy hoạch, đào tạo và sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số.
Để phát huy được nội lực của đồng bào các dân tộc trong tỉnh, đáp ứng
yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cần xây dựng được một
đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số vững mạnh, từng bước hoàn thiện đội ngũ cán
bộ dân tộc thiểu số các cấp, các ngành đủ phẩm chất, năng lực và trình độ đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ của sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới.
Từ lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: "Xây dựng đội ngũ cán bộ
người dân tộc thiểu số ở tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn hiện nay" làm
luận văn thạc sỹ chuyên ngành Chính trị học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đề tài
Những năm gần đây, ở nước ta đã có những công trình nghiên cứu về
đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số từ nhiều góc độ và khía cạnh khác
nhau. Trong đó, có nhiều tác giả đã đề cập đến các khía cạnh mà đề tài này
quan tâm. Tiêu biểu là một số công trình có tính chất chuyên khảo như sau:
- Đề tài khoa học cấp nhà nước: KX. 04-11 do cố GS. TS Bế Viết
Đẳng làm chủ nhiệm: "Luận cứ khoa học cho việc xây dựng các chính sách
2
đối với các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội miền
nói". Trong đó, có dành một chương nghiên cứu về vấn đề phát triển đội ngũ
cán bộ, trí thức các dân tộc thiểu sô gắn với quá trình phát triển của cách
mạng Việt Nam.
- Đề tài khoa học cấp Nhà nước: KX-05: "Mấy vấn đề lý luận và thực
tiễn cấp bách liên quan đến mối quan hệ dân tộc hiện nay", (sách tham khảo)
do GS. TS Phan Hữu Dật chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. Có
đề cập đến vấn đề cán bộ người dân tộc thiểu sô trong nội dung chương 3 và
chương 4. Chương 3: Đề cập đến cán bộ dân tộc khi nghiên cứu chính sách dân tộc
dưới bài học kinh nghiệm sử dụng con người trong lịch sử dựng nước và giữ nước.
Chương 4: Bàn đến vấn đề cán bộ người dân tộc thiểu số hiện nay gắn với vai
trò của họ ở một số vùng cụ thể.
- PGS. TS Nguyễn Quốc Phẩm và GS. TS Trịnh Quốc Tuấn: "Mấy
vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam", Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999. Đây là một cuốn sách tham khảo, có nghiên
cứu một cách sâu sắc vai trò của đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số đối với
việc xây dựng và phát huy vai trò hệ thống chính trị các vùng dân tộc thiểu số
ở nước ta hiện nay.
- Cùng góc độ nghiên cứu trên, còn có cuốn sách "Hệ thống chính trị
cơ sở và dân chủ hóa đời sống xã hội ở nông thôn miền núi vùng dân tộc
thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta" do PGS. TS Nguyễn Quốc Phẩm
chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999.
- TS. Lô Quốc Toản: “Phát triển nguồn cán bộ dân tộc thiểu số ở các tỉnh
miền núi phía Bắc nước ta hiện nay”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010.
Những luận văn và luận án đáng quan tâm như:
- Luận văn thạc sĩ: "Đổi mới chính sách của Đảng và Nhà nước ta
trong đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc
nước ta hiện nay" của tác giả Lô Quốc Toản (1993).
3
- Luận văn thạc sĩ: "Quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng
ở tỉnh Tuyên Quang từ 2001 đến 2010" của tác giả Lưu Thị Tuyết (2013).
- Luận án tiến sĩ: "Trí thức người dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong
công cuộc đổi mới" của tác giả Trịnh Quang Cảnh (2002).
Các công trình nghiên cứu trên đã phân tích về cán bộ và công tác cán
bộ dân tộc ít người, luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn đề xuất
phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác cán bộ người dân
tộc đáp ứng yêu cầu đặt ra ở nhiều địa phương khác nhau. Tuy nhiên, xây
dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu sô ở các địa phương (cấp tỉnh) vẫn
còn ít tác giả đề cập tới.
Nhìn chung, các tác giả đã đề cập đến vấn đề tạo nguồn cán bộ người
dân tộc thiểu số, đi sâu phân tích thực trạng trí thức người dân tộc thiểu số, đề
xuất những giải pháp để phát triển nguồn cán bộ dân tộc thiểu số và phát huy
vai trò trí thức người dân tộc thiểu số.
Ngoài ra, còn có nhiều công trình nghiên cứu và các bài báo khác viết
về đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số nói
riêng. Trên thực tế cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu
trực tiếp về phát triển đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở tỉnh Tuyên
Quang. Việc đánh giá đúng thực trạng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở
tỉnh Tuyên Quang với những đặc thù riêng để từ đó xác định phương hướng
và đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số của
tỉnh vẫn là một đề tài cần tiếp tục nghiên cứu - nhất là được nghiên cứu từ góc
độ chính trị - xã hội.
Việc nghiên cứu xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở các
địa phương sẽ góp phần làm sáng tỏ những kết quả nghiên cứu chung, đồng
thời cũng là nguồn tư liệu quan trọng để bổ sung cho các công trình đã có do
tính chất đặc thù riêng của đề tài nghiên cứu.
4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận v n
3.1. Mục đích:
Luận văn đi sâu phân tích thực trạng của đội ngũ cán bộ người dân tộc
thiểu số ở tỉnh Tuyên Quang, từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp xây
dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở Tỉnh đáp ứng yêu cầu phát triển của
địa phương trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, luận văn hướng vào giải quyết các nhiệm
vụ cơ bản sau:
- Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong xây dựng đội ngũ
cán bộ người dân tộc thiểu số.
- Phân tích thực trạng, tìm ra nguyên nhân và những yêu cầu xây dựng
đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn
hiện nay.
- Xác định phương hướng cơ bản và một số giải pháp chủ yếu nhằm xây
dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang đáp ứng yêu cầu
trong tình hình mới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận v n
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở tỉnh Tuyên Quang.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Việc nghiên cứu vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ người
dân tộc thiểu số có nội dung rất riêng, trong phạm vi nghiên cứu của một luận
văn thạc sĩ, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu công tác quy hoạch, đào tạo, bồi
dưỡng và sử dụng đội ngũ này.
- Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- Về thời gian: Từ năm 2010 đến 2015
5
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận v n
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước về các vấn
đề có liên quan đến đề tài, nhất là quan điểm về xây dựng đội ngũ cán bộ nói
chung, phát triển đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số nói riêng.
Ngoài ra, luận văn còn trân trọng kế thừa những thành quả nghiên cứu
của một số công trình có liên quan tới đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng và kết hợp đồng bộ các phương pháp nghiên
cứu chuyên ngành và liên ngành: lôgíc, lịch sử, phân tích, tổng hợp, thống kê,
hệ thống hóa,...
6. Đóng góp mới về khoa học của luận v n
- Cung cấp thêm nguồn tư liệu, nhất là tư liệu của địa phương về
công tác lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số của Đảng bộ
Tuyên Quang, về thực trạng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở Tuyên
Quang.
- Góp phần tổng kết, đánh giá về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ
người dân tộc thiểu số của tỉnh Tuyên Quang, cung cấp thêm cơ sở thực
tiễn giúp Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang hoàn thiện hơn nữa công tác lãnh đạo
của mình trong công tác quan trọng này.
- Những kết quả nghiên cứu của luận văn, nhất là những kinh nghiệm
từ công tác xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số của Tuyên Quang,
có thể tham khảo vận dụng ở các địa bàn miền núi, vùng đồng bào dân tộc
thiểu số khác, nhất là ở khu vực miền núi phía Bắc.
7. Kết cấu của luận v n
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn kết cấu gồm 3 chương, 9 tiết.
6
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2009), Nghị quyết số 31NQ/TW ngày 02/02/2009 Hội nghị lần thứ chín, khóa X “Về một số nhiệm vụ,
giải pháp lớn nhằm tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội toàn quốc
lần thứ X của Đảng”, Hà Nội.
2. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang, Kế hoạch số 06-KH/TU ngày
13/06/2011 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, thực hiện mục tiêu Nghị quyết
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XV, nhiệm kỳ 2010 – 2015.
3. Trịnh Quang Cảnh (2005), Phát huy vai trò đội ngũ trí thức các dân
tộc thiểu số nước ta trong sự nghiệp cách mạng hiện nay, NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
4. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Dự thảo chương
trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền
núi giai đoạn 2006 – 2010 (Chương trình 135 giai đoạn II), Hà Nội, 2005.
5. Phan Hữu Dật (chủ biên) (2001), Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn
cấp bách liên quan đến mối quan hệ dân tộc hiện nay, NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
6. Khổng Diễn (1996), “Những đặc điểm kinh tế - xã hội các dân tộc
miền núi phía Bắc”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy
Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị Ban Chấp hành Trung
ương khóa X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2001, t. 13.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2001, t.14.
7
11. Đảng Cộng sản Việt Nam – Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2001, t.51.
12. Bế Viết Đẳng (chủ biên) (1996), Các dân tộc thiểu số trong sự
phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Lê Sĩ Giáo (chủ biên,1999): Dân tộc học đại cương. Nxb. Giáo
dục, Hà Nội.
14. Vũ Đình Hòe, Đoàn Minh Huấn (2008), Nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên
hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Đoàn Minh Huấn (2005), Tạo nguồn cán bộ hệ thống chính trị
cơ sở ở các tỉnh Tây Bắc nước ta hiện nay, Đề tài khoa học cấp bộ.
16. Hội đồng Dân tộc Quốc hội: Chính sách và pháp luật của Đảng,
Nhà nước về dân tộc, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2000.
17. Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang, Nghị quyết số 47/2011/NQHĐND ngày 16/12/2011 về chính sách hỗ trợ thu hút nguồn nhân lực có trình
độ cao và hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo nâng cao trình độ.
18. Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang (2011), Nghị quyết số
47/2011/NQ-HĐND “Về chính sách hỗ trợ thu hút nguồn nhân lực có trình
độ cao và hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo nâng cao trình độ”
ngày 16 tháng 12.
19. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
22. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
23. Vũ Ngọc Khánh (2011), Dân tộc thiểu số và vấn đề dân tộc trong
tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
24. Nguyễn Khôi và các cộng sự (2000), Việc thực hiện chính sách
dân tộc trên lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và quản lý cán bộ dân tộc
thiểu số ở nước ta hiện nay, Đề tài khoa học cấp Bộ.
8
25. Ngân hàng Phát triển châu Á - Văn phòng Hà Nội - Việt Nam
(2000), Chính sách dân tộc bản địa của Ngân hàng Phát triển châu Á, Hà Nội.
26. Ngân hàng Thế giới - Văn phòng Hà Nội - Việt Nam (2000),
Chính sách dân tộc bản địa của Ngân hàng Thế giới, Hà Nội.
27. Phan Xuân Sơn, Lưu Huy Quảng (chủ biên) (2010), Những vấn đề cơ
bản về chính sách dân tộc ở nước ta hiện nay, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.
28. Lưu Văn Sùng (1998), Quá trình thực hiện chính sách dân tộc ở
các tỉnh Tây Bắc, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Lê Ngọc Thắng (2005), Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà
nước ta, Trường Đại học Văn hóa, Hà Nội.
29. TS. Lô Quốc Toản: “Phát triển nguồn cán bộ dân tộc thiểu số ở
các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2010.
30. PGS. TS Nguyễn Đăng Thành: Phát triển nguồn nhân lực ở vùng
dân tộc thiểu số Việt Nam đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012.
31. Nguyễn Quốc Phẩm (chủ biên) (2000), Hệ thống chính trị cấp cơ
sở và dânhủ hóa đời sống xã hội nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số các
tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Nguyễn Quốc Phẩm (chủ biên) (2006), Công bằng và bình đẳng
xã hội trong quan hệ tộc người ở các quốc gia đa tộc người, NXB Lý luận
chính trị, Hà Nội.
33. Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995), NxbTừ điển Bách khoa
34. Từ điển Tiếng Việt (1994), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
35. Từ điển Tường giải và liên tưởng tiếng Việt (2004), Nxb Văn hóa
thông tin, Hà Nội
36. Trang tin điện tử của Ủy ban Dân tộc: Tỉnh Tuyên Quang, ngày 6-52009,
9
37. Trung tâm từ điển học, Từ điển Hán - Việt (1994), Nhà xuất bản
Khoa học xã hội, Hà Nội.
38. PGS. TS Nguyễn Quốc Phẩm và GS. TS Trịnh Quốc Tuấn: "Mấy
vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam", Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999.
40. Quốc hội (2008), Luật Cán bộ, công chức, Hà Nội.
41. Ủy ban Dân tộc và miền núi - Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh (1996), Bước đầu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc ở
Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
42. Ủy ban Nhân dân tỉnh Tuyên Quang (2015), Báo cáo số 36/BCUBND Kết quả thực hiện các chương trình chính sách dân tộc trên địa bàn
tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011 – 2015, ngày 14 tháng 04.
43. Ủy ban Nhân dân tỉnh Tuyên Quang (2014), Báo cáo số 112/BCUBND Việc thực hiện chính, sách, pháp luật trong đào tạo, sử dụng đới với đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số, ngày 26 tháng 08.
44. Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang, Quyết định số 03/2013/QĐUBND ngày 16/05/2013 về ban hành Quy định về điều kiện, tiêu chuẩn, thủ
tục tiếp nhận cán bộ công chức, viên chức; chuyển công tác, biệt phái đối với
viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của các cơ quan, đơn vị.
45. Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang, Quyết định số 32/2013/QĐ-UBND
ngày 20/12/2013 về ban hành quy định phân cấp quản lý cán bộ công chức.
46. Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang, Quyết định số 33/2013/QĐUBND ngày 20/12/2013 về ban hành quy định phân cấp quản lý cán bộ
viên chức.
47. Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang, Kế hoạch số 13/KH-UBND
ngày 16/04/2009 về kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ
nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
10
48. Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang, Kế hoạch 65/KH-UBND ngày
18/12/2012 về đào tạo trình độ sau đại học đối với công chức, viên chức các
đơn vị sự nghiệp giai đoạn 2012- 2015.
49. Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang, Văn bản số 2454/UBND-VX
ngày 12/11/2010 về kế hoạch đào tạo, cán bộ công chức, viên chức năm 2011.
50. Ủy ban nhân dân tinht Tuyên Quang, Văn bản số 2471/UBND-VX
ngày 16/11/2011 về kế hoạch đào tạo cán bộ, công chức, viên chức năm 2012.
51. Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang, Văn bản số 2753/UBND-VX
ngày 19/12/2011 về kế hoạch bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp
năm 2012.
52. Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang, Văn bản số 3088/UBND-VX
ngày 20/12/2012 về kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên
chức năm 2013.
53. Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang, Văn bản số 2490/UBND-VX
ngày 15/10/2013 về kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên
chức năm 2014.
54. Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang, Quyết định số 408/QĐ-UBND
ngày 06/12/2010 về việc phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công
chức, viên chức 2011.
55. Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang, Quyết định số 15/2012/QĐUBND ngày 10/09/2012 về quy định điều kiện, trình tự, thủ tục thực hiện
chính sách hỗ trợ thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao và hỗ trợ cán bộ,
công chức, viên chức đi đào tạo nâng cao trình độ.
56. Viện Nghiên cứu chính sách dân tộc và miền núi (2002), Nghiên
cứu vấn đề dân tộc và định hướng xây dựng chính sách dân tộc trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
57. Trương Thị Bạch Yến (2013), Tạo nguồn cán bộ, công chức xã người
dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ Xây
dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11