Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động rd ở các trường đại học tại việt nam thông qua thông tin sáng chế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 120 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------

BÙI THANH TÙNG

XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG R&D Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC
TẠI VIỆT NAM THÔNG QUA THÔNG TIN SÁNG CHẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hà Nội, 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------

BÙI THANH TÙNG

XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG R&D Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC
TẠI VIỆT NAM THÔNG QUA THÔNG TIN SÁNG CHẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
MÃ SỐ: 60.34.04.12

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Văn Kim



Hà Nội, 2016


Mục lục
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .....................................................................2
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ........................................................................3
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 4
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ...................................................................... 5
3. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 8
4. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 8
5. Mẫu khảo sát .................................................................................................... 9
6. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 9
7. Giả thuyết nghiên cứu ...................................................................................... 9
8. Phƣơng pháp chứng minh giả thuyết ............................................................. 10
9. Kết cấu luận văn ............................................................................................. 10
PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................11
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG R&D Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC THÔNG
QUA THÔNG TIN SÁNG CHẾ........................................................................ 11
1.1. Các phƣơng pháp đánh giá nghiên cứu khoa học phổ biến ........................ 11
1.1.1. Các phƣơng pháp đánh giá .................................................................................. 11
1.1.1.1 Đo lƣờng ấn phẩm khoa học (bibliometrics) ................................................... 11
1.1.1.2. Nghiên cứu trƣờng hợp điển hình (Case studies).......................................... 13
1.1.1.3. Bình duyệt đồng nghiệp (Peer review)............................................................ 14
1.1.1.4. Khảo sát và tƣ vấn (Surveys and Consultation) ............................................. 17
1.1.1.5. Phân tích kinh tế (Micro Economic Analysisa).............................................. 17
1.1.1.6. Đánh giá nghiên cứu dựa trên dữ liệu về sáng chế ........................................ 18

1.1.2. Đặc điểm, thuận lợi và hạn chế của các phƣơng pháp ...................................... 18
1.2. Công nghệ................................................................................................................. 21
1.2.1. Khái niệm về công nghệ ...................................................................................... 21
1.3. Sáng chế.................................................................................................................... 24
1.3.1. Khái niệm sáng chế .............................................................................................. 24
1.3.2. Bảo hộ sáng chế .................................................................................................... 25
1.4. Thông tin sáng chế................................................................................................... 36
1.4.1. Khái niệm thông tin sáng chế .............................................................................. 36
1.4.2. Vai trị của thơng tin sáng chế đối với hoạt động nghiên cứu và triển khai.... 36
1.4.3. Nội dung thông tin sáng chế ................................................................................ 39
1.4.3.1. Các loại tƣ liệu sáng chế ................................................................................... 39
1.4.3.2. Nội dung của tƣ liệu sáng chế .......................................................................... 40
1.5. Đại học và đại học nghiên cứu ............................................................................... 43
1.6. Khái niệm hiệu quả và hiệu quả nghiên cứu và triển khai................................... 45
Tiểu kết chƣơng 1...............................................................................................46
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG R&D
Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC ............................................................................ 47
2.1. Tổng quan thực trạng hoạt động R&D tại các trƣờng đại học Việt Nam .......... 47
2.2. Tổng quan về thực trạng hoạt động khai thác và áp dụng sáng chế ở Việt
Nam. ................................................................................................................................. 55
2.2.1. Tình hình nộp đơn đăng ký sáng chế của ngƣời Việt Nam ở Việt Nam......... 55


2.2.2. Tình hình khai thác, áp dụng sáng chế ở Việt Nam .......................................... 57
2.3. Thực trạng việc đánh giá hiệu quả hoạt động R&D ở các trƣờng đại học Việt
Nam .................................................................................................................................. 61
2.4. Tổng quan về các chính sách và hoạt động bảo hộ sáng chế tại Việt Nam ....... 63
2.4.1 Các chính sách liên quan đến sáng chế của Việt Nam từ 2005 – nay .............. 63
2.4.2. Hoạt động bảo hộ sáng chế tại Việt Nam.......................................................... 66
2.4.3 Tác động của các chính sách liên quan đến sáng chế từ năm 2005 – nay ....... 69

2.4.3.1. Tác động của chính sách tới hoạt động sáng tạo ............................................ 69
2.4.3.2. Tác động của chính sách tới hoạt động xác lập quyền đối với sáng chế ..... 70
2.4.3.3. Tác động của chính sách tới hoạt động khai thác thƣơng mại đối với sáng
chế..................................................................................................................................... 72
2.4.3.4. Tác động của chính sách tới hoạt động thực thi quyền đối với sáng chế..... 74
Tiểu kết Chƣơng 2 .............................................................................................. 76
CHƢƠNG 3. ...................................................................................................... 77
XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ........................................... 77
HOẠT ĐỘNG R&D Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM THÔNG
QUA ................................................................................................................... 77
THÔNG TIN SÁNG CHẾ ................................................................................. 77
3.1. Xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động R&D ở các trƣờng đại học
tại Việt Nam thông qua thông tin sáng chế ........................................................ 77
3.2. Đề xuất bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động R&D ở các trƣờng Đại
học tại Việt Nam ................................................................................................ 79
3.2.1. Số lƣợng đơn sáng chế/số lƣợng bằng độc quyền sáng chế ............................. 84
3.2.2. Lĩnh vực kỹ thuật mà các sáng chế đề cập ......................................................... 89
3.2.3. Số lƣợng sáng chế/sản phẩm đƣợc tạo ra bởi sáng chế đã đƣợc chuyển
giao/thƣơng mại hóa ....................................................................................................... 93
3.2.4. Kinh phí thu đƣợc của việc chuyển giao sáng chế/sản phẩm đƣợc thƣơng
mại hóa ............................................................................................................................. 99
3.3. Hƣớng dẫn cách tính điểm đánh giá hiệu quả hoạt động R&D ở các
trƣờng đại học tại Việt Nam thông qua thông tin sáng chế ............................. 102
3.3.1 Đối tƣợng khảo sát .............................................................................................. 102
3.3.2. Mẫu phiếu điều tra .............................................................................................. 103
3.3.3. Xử lý kết quả điều tra ......................................................................................... 103
Tiểu kết chƣơng 3 ......................................................................................................... 106
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................. 107
1.Cải thiện chất lƣợng và số lƣợng các sáng chế tại các trƣờng đại học theo hƣớng
sử dụng hiệu quả hệ thống thông tin và liên kết với doanh nghiệp .......................... 107

2. Phát triển hoạt động thƣơng mại hóa sáng chế theo mơ hình liên kết trƣờng đại
học – viện nghiên cứu – doanh nghiệp ....................................................................... 108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................109
Phụ lục 1. ..........................................................................................................111
Phụ lục 2. ..........................................................................................................114


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập Chương trình cao học chuyên ngành Quản lý
Khoa học và Công nghệ tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại
học Quốc gia Hà Nội, học viên đã có cơ hội tiếp nhận kiến thức và sự giúp đỡ
nhiệt tình của các Thầy, Cơ trong Khoa Khoa học Quản lý nói riêng và các
Thầy, Cơ giáo trong trường cũng như Ban lãnh đạo nhà trường nói chung.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Nguyễn Văn Kim – người
thầy đã dành nhiều thời gian, công sức giúp đỡ hướng dẫn tơi hồn thành luận
văn tốt nghiệp.
Một lần nữa, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến các chuyên gia, các đồng
nghiệp và bạn bè đã tạo điều kiện ủng hộ, giúp đỡ tơi trong q trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin trân trọng cám ơn.
Học viên

Bùi Thanh Tùng

1


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt


Tiếng nƣớc ngoài

Tiếng Việt

ASEAN

Asscociation Of Southeast
Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

CGCN

Chuyển giao cơng nghệ

ĐGTĐCN

Đánh giá trình độ cơng nghệ

EPO

Văn phịng sáng chế Châu Âu

European Patent Office

Chỉ số trích dẫn (H-index)

H
IP


Intellectual property

Sở hữu trí tuệ

ISI

Institute For Sciencefic

Viện Thơng tin Khoa học

JPO

Japan Patent Office

Cơ quan sáng chế Nhật Bản

KH&CN

Khoa học và Công nghệ

NCKH

Nghiên cứu khoa học

NSNN

Ngân sách nhà nƣớc

QSHTT


Quyền Sở hữu trí tuệ

R&D

Nghiên cứu và triển khai

Research & Development

Sáng chế

SC
SCI

Chỉ số trích dẫn Khoa học

Science Citation Index

SHCN

Sở hữu cơng nghiệp

SHTT

Sở hữu trí tuệ

TMH

Thƣơng mại hóa

TSTT


Tài sản trí tuệ

USPTO

Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu
Hoa Kỳ

United States Patent and
Trademark Office

2


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
TT
TÊN BẢNG, BIỂU
SỐ TRANG
2.1 Chỉ tiêu về năng lực khoa học và tầm ảnh
52
hƣởng của ĐHQG-HCM, ĐHQG-HN, và
Chulalongkorn
2.2 Tổng số công bố quốc tế của các trƣờng
53
nghiên cứu và phát triển hàng đầu của
Việt Nam và Thái Lan năm 2004
2.3 Thống kê đơn đăng ký sáng chế của
56
ngƣời Việt Nam và ngƣời nƣớc ngoài từ
2009-2013

2.4 Thống kê đơn và Bằng SC/GPHI của các
57
trƣờng đại học/viện nghiên cứu ở Việt
Nam từ 2009 đến tháng 6/2012
2.5 Thống kê Đơn chuyển nhƣợng quyền sử
58
dụng Sáng chế/giải pháp hữu ích tại Việt
Nam (Hợp đồng li xăng)
2.6 Thống kê Đơn chuyển giao quyền sở hữu
59
sáng chế/giải pháp hữu ích tại Việt Nam
2.7 Bằng độc quyền sáng chế và giải pháp
62
hữu ích của chủ thể Việt Nam từ năm
2000-2014 theo chủ thể
2.8 Số đơn đăng ký sáng chế đƣợc nộp
67
2.9 Số bằng độc quyền sáng chế đã cấp
68
2.10 Số lƣợng bằng độc quyền sáng chế của
68
ngƣời Việt Nam năm 2011-2014 theo
chủ thể
3.1 Xếp hạng 25 quốc gia theo chỉ số GIPC
89
năm 2012
3.2 SC và thực thi quyền SHTT
89
3.3 Sáng tạo công nghệ trên nền tảng khoa
90

học
3.4 Phát triển một số lĩnh vực công nghệ
91
3.5 Tỷ lệ SC đồng dạng tại các nền kinh tế
92
BRICS
3.6 SC đƣợc bảo hộ tại USPTO theo địa chỉ
93
tác giả
3.7 SC đƣợc bảo hộ tại USPTO theo công
93
nghệ và địa chỉ tác giả
3.8 Phát triển SC TRIADIC theo khu vực
88
3.9 Mẫu phiếu điều tra
103
3.10 Kết quả điều tra
104
3


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Một trong những thƣớc đo chính xác về giá trị khoa học của các cơng
trình nghiên cứu khoa học là cơng bố kết quả nghiên cứu tại các tạp chí khoa
học uy tín trong nƣớc và quốc tế, đặc biệt trên các tạp chí đƣợc cơng nhận bởi
ISI (Institute for Scientific Information). Tuy nhiên, danh sách các tạp chí ISI
lựa chọn có thể chƣa hồn tồn cơng bằng. Đánh giá chi tiết về tính khoa học
của ISI thơng qua chỉ số trích dẫn (Impact Factor – IF), cũng chịu nhiều chỉ
trích. Do vậy, tác giả đƣa ra tiêu chí mới để đánh giá hiệu quả hoạt động R&D

thông qua thông tin sáng chế.
Sáng chế là nguồn cung cấp các dữ kiện ban đầu vô cùng quan trọng cho
các hoạt động R&D. Đồng thời, thơng tin sáng chế cũng giữ vai trị rất quan
trọng trong suốt cả quá trình hình thành phƣơng hƣớng nghiên cứu, lập kế hoạch
và thực hiện kế hoạch nghiên cứu – triển khai, sản xuất cũng nhƣ q trình lƣu
thơng và sử dụng sản phẩm. Nhờ việc tra cứu thông tin sáng chế, các Viện
nghiên cứu, các trƣờng đại học tránh đƣợc việc nghiên cứu trùng lặp, tiết kiệm
đƣợc thời gian và chi phí, các doanh nghiệp có thể định hƣớng sản xuất và kinh
doanh các sản phẩm mới, đáp ứng đúng nhu cầu thì trƣờng vào tạo lợi thế so với
các đối thủ cạnh tranh, đặc biệt thông tin sáng chế còn giúp tránh xâm phạm, vi
phạm độc quyền sáng chế đã đƣợc bảo hộ của ngƣời khác.
Đánh giá qua thông tin sáng chế là một phƣơng pháp định lƣợng nhằm
tìm ra các xu hƣớng phát triển cơng nghệ trên thế giới nhằm phục vụ các mục
đích quản lý, dự báo và định hƣớng đã làm cho sáng chế có một vai trị to lớn
đối với R&D so với các nguồn thông tin khoa học kỹ thuật khác.
Trong suốt quá trình lịch sử của các quốc gia, sinh viên và giảng viên tại
các trƣờng đại học là nòng cốt của hoạt động có quy mơ tồn quốc về văn hóa,
khoa học và trí tuệ. Cơng việc chủ yếu của trƣờng đại học là giảng dạy và
nghiên cứu, nhƣng trong phạm vi mà hoạt động trí tuệ phong phú, tại các trƣờng
4


đại học cũng đƣợc ứng dụng để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Ở các nƣớc đang
phát triển, mối quan hệ giữa công tác nghiên cứu trong trƣờng đại học và sự phát
triển kinh tế quốc gia có tầm quan trong đặc biệt. Vì vậy, tác giả chọn đối tƣợng
nghiên cứu là các trƣờng đại học khoa học và công nghệ hàng đầu tại Việt Nam
và chọn đề tài: “XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
R&D Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM THÔNG QUA THÔNG TIN
SÁNG CHẾ“.
Ý nghĩa lý thuyết của đề tài: Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm bổ sung

cơ sở lý luận nhằm xây dựng tiêu chí đánh giá hoạt động R&D ở các trƣờng đại
học tại Việt Nam thông qua thông tin sáng chế .
Ý nghĩa thực tế: Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động R&D ở
các trƣờng đại học tại Việt Nam thông qua thơng tin sáng chế.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trên thực tế, tại Việt Nam chƣa có một nghiên cứu nào về các phƣơng
pháp phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học, đặc biệt sử dụng phƣơng
pháp định lƣợng patentomatrics. Tuy nhiên, có một số học giả quan tâm về chất
lƣợng nghiên cứu khoa học, quan tâm về các công bố khoa học Việt Nam trên
các diễn đàn quốc tế, quan tâm về các sáng chế của các nhà khoa học Việt Nam
nhƣ tác giả Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Đình Nguyên, Đặng Đình Thi, Lê Văn
Út, Thái Văn Toàn, v.v… Qua các bài viết của các tác giả, chúng ta có thể thấy
rằng các tác giả cũng nêu lên hai vấn đề chính để đánh giá về KH&CN của một
quốc gia đó là số lƣợng bài báo đăng tải trên các tạp chí quốc tế và số bằng độc
quyền sáng chế.
Bài

viết

“Chỉ

số

H

trong

nghiên

cứu


khoa

học”

( “Chất lƣợng nghiên cứu khoa học
ở Việt Nam qua chỉ số trích dẫn” () của các tác giả
Nguyễn Văn Tuấn và Nguyễn Đình Nguyên giúp chúng ta hiểu rằng “năng suất
khoa học của một quốc gia có thể đo bằng 2 chỉ số chính: số lượng bài báo khoa
học và số bằng độc quyền sáng chế. Số lƣợng bài báo khoa học công bố trên các
tập san khoa học trong danh mục của Viện thông tin khoa học (ISI) có lẽ là chỉ
5


số quan trọng nhất để đánh giá năng suất của nghiên cứu khoa học. Trong quá
khứ và hiện nay, các trung tâm nghiên cứu khoa học vẫn dùng chỉ tiêu đó để
định vị một nƣớc trong bản đồ khoa học quốc tế. Chỉ tiêu thứ hai cũng rất quan
trọng là số bằng độc quyền sáng chế Bằng độc quyền sáng chế cũng chính là
một hình thức chuyển giao cơng nghệ. Bằng độc quyền sáng chế có thể đăng ký
trong và ngoài nƣớc. Ở nƣớc ngoài, thƣờng dùng số bằng độc quyền sáng chế
đăng ký ở Mỹ nhƣ là một thƣớc đo thứ hai để đánh giá năng suất khoa học của
một nƣớc”.
Bài viết “Hơn 9000 giáo sƣ sao khơng có bằng sáng chế”
( đăng ngày 03/07/2012) của tác giả Lê Văn Út và Thái Lâm
Toàn cho thấy một chỉ số quan trọng và khách quan để đánh giá thành tựu khoa
học của một nƣớc là số bằng độc quyền sáng chế. Số bằng độc quyền sáng chế
không chỉ phản ánh hiệu quả thực tiễn của các kết quả nghiên cứu lý thuyết, mà
còn cho biết tiềm lực về nghiên cứu ứng dụng. Tuy nhiên các tác giả chƣa đề cập
đến vấn đề một số nhóm ngành đặc biệt là nhóm khoa học xã hội và nhân văn,
một bộ phận của Y học (ví dụ phƣơng pháp chẩn đốn và chữa bệnh cho ngƣời)

là khơng thể có sáng chế. Mặc dù ý kiến của các tác giả chƣa xét hết các trƣờng
hợp và có phần hơi gay gắt khi đề cập đến vấn đề số lƣợng sáng chế trong nƣớc
cịn ít so với số lƣợng ngƣời có học hàm, học vị, tuy nhiên các ý kiến mà bài viết
đƣa ra về vai trò của sáng chế trong việc đánh giá thành tựu khoa học là khá
chính xác.
Bài

viết

“Đo

lƣờng

khả

năng

sáng

tạo

của

ngƣời

Việt”

( ngày 05/07/2012) của tác giả Nguyễn Văn Tuấn
cũng cho thấy ở Việt Nam “chƣa ai phân tích số bằng độc quyền sáng chế từ
Việt Nam trong thời gian qua”. Cũng theo tác giả Nguyễn Văn Tuấn tìm hiểu từ

báo cáo của UNESCO thì trong thời gian 2000-2007, các nhà khoa học Việt
Nam chỉ đăng kí đƣợc 19 bằng độc quyền sáng chế tại Mỹ, tức mỗi năm trung
bình chỉ 2 bằng độc quyền sáng chế. Có năm (nhƣ 2002) chẳng có bằng độc
6


quyền sáng chế nào. Trong cùng thời gian, Thái Lan đăng kí đƣợc 310 bằng độc
quyền sáng chế, Singapore 3644, cao hơn Việt Nam đến 192 lần! Thật ra, số
bằng độc quyền sáng chế từ Việt Nam cũng thấp hơn Indonesia (85), Philippines
(256) và Malaysia (901)”. Mặc dù tác giả chỉ phân tích dựa trên số liệu đơn của
ngƣời Việt Nam nộp tại Mỹ, chƣa khảo sát số liệu trong nƣớc nhƣng bài viết
cũng một lần nữa nhấn mạnh vai trò của sáng chế trong việc đánh giá thành tựu
khoa học.
Ngoài ra, một số nghiên cứu của nƣớc ngoài đã đƣợc công bố nhƣ sau:
Department of Industry of Australia (2013), Research Performance of
Universities Patenting in Australia: A Pilot Assessment, Australia. Tài liệu này
khảo sát các tƣ liệu về sáng chế của 12 trƣờng đại học tại Australia, từ đó tìm ra
mối liên quan giữa các tài liệu sáng chế với chất lƣợng nghiên cứu của các
trƣờng Đại học này, từ đó đề xuất các tiêu chí để đánh giá khả năng nghiên cứu
của các trƣờng đại học này.
Peter. S. Mortensen (2011), “Patentometrics as Performance Indicators
for Allocating Research Funding to Universities”, University of Aarhus,
Denmark. Tài liệu này đề xuất các thông tin sáng chế tiềm năng, và cách thức sử
dụng các thơng tin này trong việc phân tích và đánh giá các trƣờng đại học và
các viện nghiên cứu khác nhau, từ đó tìm ra mối liên quan giữa thơng tin sáng
chế và việc phân bố kinh phí nghiên cứu tại các đơn vị này.
Ampere A. Tseng, Miroslav Raudensky (2014), “Performance Evaluations
of Technology Transfer Offices of Major US Research Universities”, Journal of
Technology Management and Innovation, Vol 9, Issue 1, pages 93-102. Tác giả
đề cập đến việc đánh giá hoạt động của các Trung tâm Chuyển giao Công nghệ

tại 20 trƣờng Đại học lớn ở Hoa Kỳ, trong đó bao gồm việc sử dụng các thông
tin sáng chế của các trƣờng Đại học này để đánh giá hiệu quả chuyển giao công
nghệ đối với các nghiên cứu đƣợc bảo hộ.
Các tác giả mới chỉ đề cập đến phƣơng pháp đánh giá kết quả hoạt động
nghiên cứu khoa học dựa trên số lƣợng bằng độc quyền sáng chế, hiệu quả
7


chuyển giao chứ chƣa nghiên cứu sâu đến các tiêu chí đánh giá hoạt động R&D
dựa trên thơng tin sáng chế.
Bởi vậy, nội dung đề tài Luận văn là khác biệt với các nghiên cứu đã công
bố, Luận văn sẽ lấp một phần “khoảng trống” trong các nghiên cứu đã nêu, đây
là tính mới của Luận văn.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động R&D ở các trƣờng đại
học tại Việt Nam thông qua thơng tin sáng chế.
* Nhiệm vụ:
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tiêu chí đánh giá hiệu
quả hoạt động R&D ở các trƣờng đại học tại Việt Nam thông qua thông tin sáng
chế.
- Phân tích thực trạng đánh giá hiệu quả hoạt động R&D ở các trƣờng đại
học tại Việt Nam thông qua thông tin sáng chế.
- Đƣa ra khuyến nghị về bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động R&D ở các
trƣờng đại học tại Việt Nam thông qua thông tin sáng chế.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung nghiên cứu các
vấn đề sau:
+ Tổng quan các phƣơng pháp đánh giá KH&CN;
+ Sáng chế ở các trƣờng đại học tại Việt Nam;
+ Phƣơng pháp phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động R&D ở các trƣờng

đại học tại Việt Nam thông qua thơng tin sáng chế;
+ Chính sách của Việt Nam liên quan đến sáng chế trong giai đoạn 2005nay;
- Phạm vi thời gian: từ năm 2005 – nay.
- Phạm vi không gian: Trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội;Trƣờng Đại
học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng; Trƣờng Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc
8


gia Thành phố Hồ Chí Minh; Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học
Quốc gia Hà Nội.
5. Mẫu khảo sát
Thông tin, số liệu đăng ký sáng chế của 04 trƣờng đại học hàng đầu tại
Việt Nam về KH&CN là Trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội;Trƣờng Đại học
Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng; Trƣờng Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh; Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc
gia Hà Nội tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Phát phiếu điều tra và lấy ý kiến chuyên gia từ 30 cán bộ, giảng viên là
những ngƣời hoạt động hoặc phụ trách các lĩnh vực liên quan đến KH&CN và
SHTT.
6. Câu hỏi nghiên cứu
Cần có những tiêu chí gì để đánh giá hiệu quả hoạt động R&D ở các
trƣờng đại học tại Việt Nam thông qua thông tin sáng chế ?
7. Giả thuyết nghiên cứu
Đề xuất bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động R&D ở các trƣờng Đại
học tại Việt Nam thông qua thông tin sáng chế dựa trên kết quả khảo sát lấy ý
kiến chuyên gia và nghiên cứu tài liệu nhƣ sau:
(1) Số lƣợng đơn đăng ký sáng chế trong một năm của trƣờng Đại học;
(2) Số lƣợng bằng độc quyền sáng chế đƣợc cấp trong một năm của
trƣờng Đại học;
(3) Lĩnh vực kỹ thuật của các sáng chế đƣợc nộp bởi trƣờng Đại học

trong một năm;
(4) Tỷ lệ số lƣợng đơn sáng chế của trƣờng Đại học trong các lĩnh vực
kỹ thuật tƣơng ứng trong một năm;
(5) Số lƣợng sáng chế/sản phẩm đƣợc tạo ra bởi sáng chế đã đƣợc
chuyển giao/thƣơng mại hóa;

9


(6) Kinh phí thu đƣợc của từng thƣơng vụ chuyển giao sáng chế/sản
phẩm đƣợc thƣơng mại hóa;
(7) Tổng kinh phí thu đƣợc trong một năm của trƣờng Đại học từ việc
chuyển giao sáng chế/sản phẩm đƣợc tạo ra bởi sáng chế.
8. Phƣơng pháp chứng minh giả thuyết
- Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu
Phân tích các tài liệu, số liệu liên quan từ các nguồn trong và ngoài nƣớc.
Tổng hợp và phân tích các tài liệu từ đó xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu hoạt
động R&D dựa trên thơng tin sáng chế.
- Phỏng vấn bằng bảng hỏi
Để thu thập thông tin định lƣợng tác giả thực hiện điều tra bằng bảng hỏi
đổi với các cán bộ, giảng viên có liên quan đến công tác R&D và SHTT ở 04
trƣờng đại học hàng đầu tại Việt Nam về KH&CN là Trƣờng Đại học Bách
Khoa Hà Nội; Trƣờng Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng; Trƣờng Đại học
Bách Khoa - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; Trƣờng Đại học Khoa
học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội.
9. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn có kết cấu nhƣ sau:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động
R&D ở các trƣờng đại học Việt Nam thông qua thông tin sáng chế.
Chƣơng 2. Thực trạng đánh giá hiệu quả hoạt động R&D ở các trƣờng đại

học tại Việt Nam.
Chƣơng 3. Xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động R&D ở các
trƣờng đại học tại Việt Nam thông qua thông tin sáng chế.

10


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG R&D Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC
THÔNG QUA THÔNG TIN SÁNG CHẾ
1.1. Các phƣơng pháp đánh giá nghiên cứu khoa học phổ biến
1.1.1. Các phương pháp đánh giá
1.1.1.1 Đo lường ấn phẩm khoa học (bibliometrics)1
Đo lƣờng ấn phẩm khoa học là một trong những phƣơng thức quan trọng
của đo lƣờng tác động của các ấn phẩm học thuật. Nếu một bài báo đƣợc cơng
bố trên một tạp chí với chỉ số tác động cao, đƣợc xác định một phần bởi số
lƣợng trích dẫn cho bài báo trong một tạp chí cụ thể, điều này làm tăng uy tín
xuất bản của tác giả. Số lƣợng trích dẫn cho rằng bài viết theo thời gian cũng là
một biện pháp quan trọng của năng suất và tác động của các học giả đó.
[1] Phƣơng pháp đo lƣờng ấn phẩm khoa học thƣờng đƣợc sử dụng trong
lĩnh vực thƣ viện và khoa học thông tin, bao gồm cả đánh giá khoa học. Ví dụ,
đo lƣờng ấn phẩm khoa học đƣợc sử dụng để cung cấp các phân tích định lƣợng
của tài liệu học thuật.
[2] Phân tích trích dẫn và phân tích nội dung thƣờng đƣợc sử dụng
phƣơng pháp đo lƣờng ấn phẩm khoa học . Nhiều lĩnh vực nghiên cứu sử dụng
phƣơng pháp này để đánh giá tác động của lĩnh vực của họ.
[3] của một nhóm các nhà nghiên cứu, hoặc các tác động của một bài báo
cụ thể. Đo lƣờng ấn phẩm khoa học cũng có một loạt các ứng dụng khác, chẳng
hạn nhƣ trong ngôn ngữ mô tả, sự phát triển của bộ từ chuẩn, và đánh giá việc

sử dụng đầu đọc.
Cách sử dụng

1

Xem thêm tại: Research Evaluation Guidelines

Nguồn: />w_to_Evaluate.pdf

11


Trong lịch sử, phƣơng pháp đo lƣờng ấn phẩm khoa học đã đƣợc sử dụng
để theo dõi các mối quan hệ giữa các trích dẫn tạp chí học thuật. Phân tích trích
dẫn, trong đó có việc kiểm tra văn bản đề cập một mục, đƣợc sử dụng trong việc
tìm kiếm vật liệu và phân tích đóng góp của họ. Chỉ số trích dẫn, chẳng hạn nhƣ
Viện Khoa học Thơng tin của khoa học, cho phép ngƣời dùng tìm kiếm về phía
trƣớc trong thời gian từ một bài báo đƣợc biết đến nhiều ấn phẩm gần đây trích
dẫn sách các mục đƣợc biết đến.
Dữ liệu từ các chỉ số trích dẫn có thể đƣợc phân tích để xác định sự phổ
biến và tác động của các điều khoản cụ thể, tác giả, và các ấn phẩm. Sử dụng
phân tích trích dẫn để đánh giá tầm quan trọng của công việc của một ngƣời, ví
dụ, đánh giá hiệu quả hoạt động theo nhiệm kỳ. Các nhà khoa học thông tin
cũng sử dụng phân tích định lƣợng trích dẫn để đánh giá các tên tạp chí và các
ấn phẩm cốt lõi đầu nguồn ở các ngành cụ thể; mối quan hệ giữa các tác giả từ
các tổ chức khác nhau và trƣờng phái tƣ tƣởng; và dữ liệu liên quan về xã hội
học của học viện.
Một số ứng dụng thực tế hơn về thông tin này bao gồm việc lập kế hoạch
của các thƣ mục hồi, “Đưa ra một số dấu hiệu cho thấy cả hai tuổi của vật liệu
sử dụng trong một kỷ luật, và các mức độ mà các ấn phẩm gần đây hơn thay thế

những người lớn tuổi”; chỉ thông qua tần số cao trích dẫn mà các văn bản đƣợc
lƣu trữ; so sánh độ bao phủ của các dịch vụ thứ cấp mà có thể giúp các nhà xuất
bản đánh giá những thành tựu và sự cạnh tranh của họ, và có thể giúp cán bộ thƣ
viện trong việc đánh giá “hiệu quả của các cổ phiếu của họ”. Cũng có một số
hạn chế đối với các giá trị của dữ liệu trích dẫn. Họ thƣờng là khơng đầy đủ
hoặc sai lệch; dữ liệu đã đƣợc phần lớn thu gom bằng tay (mà là đắt tiền), mặc
dù chỉ số trích dẫn cũng có thể đƣợc sử dụng; khơng chính xác dẫn lời các
nguồn xảy ra liên tục; do đó, tiếp tục điều tra là cần thiết để thực sự hiểu đƣợc lý
do đằng sau với lý do để cho phép nó đƣợc áp dụng một cách tự tin.
Đo lƣờng ấn phẩm khoa học đang đƣợc sử dụng trong các bài tập đánh giá
nghiên cứu định lƣợng của khối lƣợng học tập. Chính phủ Anh đang xem xét sử
dụng nhƣ một cơng cụ đo lƣờng thƣ mục phụ trợ có thể có trong Excellence
12


khung nghiên cứu của mình, một quá trình mà sẽ đánh giá chất lƣợng của các
kết quả nghiên cứu của các trƣờng Đại học Vƣơng quốc Anh và trên cơ sở kết
quả đánh giá, phân bổ kinh phí nghiên cứu.
Các ứng dụng đo lƣờng ấn phẩm khoa học khác bao gồm: sáng tạo từ
chuẩn; đo tần số hạn; nhƣ số liệu trong phân tích đánh giá khoa học, khám phá
cấu trúc ngữ pháp và cú pháp của văn bản; đo sử dụng bởi các độc giả.
Lịch sử
Các đo lƣờng ấn phẩm khoa học hạn đƣợc đặt ra bởi Alan Pritchard trong
một bài báo xuất bản năm 1969, có tựa đề thống kê Tài liệu tham khảo hoặc Đo
lƣờng thƣ mục. Ông đã xác định các hạn nhƣ “Áp dụng toán học và phương
pháp thống kê để sách và phương tiện truyền thơng khác của truyền thơng”.
Mặc dù phân tích trích dẫn khơng phải là mới (chỉ số trích dẫn khoa học
đã bắt đầu xuất bản vào năm 1961), trƣớc khi nó có thể đƣợc tính tốn bằng máy
tính đó đã đƣợc thực hiện thủ công và nhƣ vậy là tốn thời gian. Các thuật tốn tự
động đang làm cho nó hữu ích hơn nhiều, đa năng, và phổ biến rộng rãi. Điều

này dẫn đến việc tạo ra các lĩnh vực mới của đo lƣờng thƣ mục tính tốn. Thuật
tốn đầu tiên nhƣ vậy để khai thác dẫn nguồn tự động và lập chỉ mục là bởi
CiteSeer. PageRank của Google đƣợc dựa trên nguyên tắc phân tích trích dẫn.
1.1.1.2. Nghiên cứu trường hợp điển hình (Case studies)
Nghiên cứu điển hình hay điển cứu tức nghiên cứu dựa trên những trƣờng
hợp (còn gọi là „ca‟, tiếng Anh là „case‟) đặc trƣng mang tính là một phƣơng
pháp đƣợc sử dụng rất phổ biến trong các ngành giáo dục học, xã hội học, quản
trị học, luật học, và y học. Mục tiêu cơ bản của phƣơng pháp này là tìm hiểu rõ
về trƣờng hợp nghiên cứu bằng cách theo dõi sát sao và toàn diện trƣờng hợp đã
chọn trong một thời gian đủ dài và ngay tại mơi trƣờng tự nhiên của nó. Kết quả
nghiên cứu điển hình cho phép nhà nghiên cứu đƣa ra lời giải thích tại sao mọi
việc xảy ra nhƣ đã xảy ra, và thơng qua đó xác định các vấn đề quan trọng cần
đƣợc tiếp tục nghiên cứu rộng rãi hơn trong tƣơng lai.
Phƣơng pháp nghiên cứu trƣờng hợp (case studies) bắt đầu đƣợc khởi
xƣớng từ những năm 40 của thế kỷ 20 bởi James B. Conant ở Đại học Havard,
13


Hoa Kỳ (Conant, 1949). Tuy nhiên, sự khởi xƣớng này đã không nhận đƣợc sự
ủng hộ rộng rãi của các nhà giáo dục thời ấy do bởi Conant không sử dụng các
“case” nhƣ vấn đề cho sinh viên thảo luận mà chỉ đƣa vào bài giảng của mình.
Đến những năm 80, các trƣờng Luật và Thƣơng mại của Đại học Havard
bắt đầu sử dụng rộng rãi các “case”, là các ví dụ điển hình trong thực tế, để làm
nội dung chính cho sinh viên thảo luận trong các mơn học (Christensen, 1986).
Từ sự thành công ở các trƣờng này, phƣơng pháp giáo dục này đã dần đƣợc mở
rộng sang các ngành đào tạo khác. Đến nay, nó đã trở thành một trong các
phƣơng pháp giáo dục chủ đạo ở bậc đại học. Nhiều trƣờng đại học thành lập
riêng các trung tâm nghiên cứu và phát triển Phƣơng pháp giáo dục này, tiêu
biểu nhƣ Đại học Buffalo - Hoa Kỳ.
Các tài liệu truyền thống về phƣơng pháp nghiên cứu thƣờng phân loại

điển cứu nhƣ một trong những phƣơng pháp định tính với mục đích mơ tả. Quan
điểm này hiện nay đang đƣợc xem xét lại vì nó khơng bao trùm đƣợc hết các
mục đích và phƣơng pháp đa dạng của điển cứu. Trong một số tài liệu đƣợc xuất
bản gần đây, các nhà phƣơng pháp luận không xem điển cứu nhƣ một phƣơng
pháp mà quan niệm đây chỉ là một cách tiếp cận hoặc một chiến lƣợc mà thơng
qua đó nhà nghiên cứu có thể lựa chọn một hoặc nhiều trƣờng hợp phù hợp cho
hƣớng nghiên cứu của riêng mình. Ngồi ra, điển cứu khơng thể đƣợc liệt kê vào
nhóm các phƣơng pháp định tính, vì nó sử dụng cả những chứng cứ định tính lẫn
định lƣợng khác nhau.
1.1.1.3. Bình duyệt đồng nghiệp (Peer review)
Bình duyệt đồng nghiệp và hội đồng chuyên gia: là quá trình đánh giá liên
quan đến những ngƣời có trình độ cao trong lĩnh vực chun ngành hoặc lĩnh
vực liên quan nhằm phản ánh kết quả hay tác động của nghiên cứu. Bình duyệt
đồng nghiệp đƣợc thực hiện cả trƣớc và sau khi dự án đƣợc tài trợ, mục đích là
nhằm duy trì các tiêu chuẩn chất lƣợng của hoạt động nghiên cứu khoa học cũng
nhƣ mang lại sự khả tín cho những quyết định của giới quản lý khoa học.
Tầm quan trọng của bình duyệt đồng nghiệp, cũng đƣợc biết tới dƣới tên
gọi tham chiếu chuyên môn, là một dải rộng nhiều mức độ, từ chỗ đánh giá đến
14


chỗ kiểm soát chất lƣợng trong thế giới học thuật. Bình duyệt đồng nghiệp có
nhiều hình thức và nơi chốn. Nó vận hành nhƣ là một cách đánh dấu chất lƣợng
của một cơng trình nghiên cứu. Nó cũng đồng thời có chức năng “giữ cửa”, tức
là quyết định xem liệu một ý tƣởng mới nào đó có đƣợc gia nhập vào kho tàng
tri thức chun ngành hay khơng. Nó duy trì chuẩn mực học thuật nói chung
cũng nhƣ ghi nhận những cá nhân xuất sắc.2
Hơn thế nữa, nó điều chỉnh cơ hội trong sự nghiệp của một nhà khoa học.
Nó gắn chặt với uy tín, danh tiếng và là dấu hiệu cho giá trị của nhà khoa học
trên thị trƣờng hàn lâm đầy cạnh tranh. “Quá trình bình duyệt và khối lượng

cơng việc bình duyệt khác nhau nhiều tùy theo lĩnh vực chuyên ngành, sự đa
dạng và linh hoạt này nhằm thích ứng với nhu cầu các chuyên ngành hẹp, trong
lúc vẫn bảo toàn những chuẩn mực học thuật nghiêm ngặt, là thế mạnh của bình
duyệt đồng nghiệp.”3
• Bình duyệt trong q trình phát triển của cơng trình nghiên cứu: Các
nhà khoa học thu lƣợm những góp ý của đồng nghiệp về công việc nghiên cứu
mà họ đang thực hiện, thơng qua những kênh khơng chính thức nhƣ thảo luận
trong phịng thí nghiệm, chia sẻ bản thảo với đồng nghiệp, viết blog.
• Bình duyệt trước khi cơng bố: các nhà khoa học trình bày và phổ biến
những cơng trình đã phát triển tƣơng đối hoàn thiện hơn tại những buổi nói
chuyện, hội thảo mọi loại để mời gọi những ý kiến bình luận hay trích dẫn. Lời
mời trình bày bản thân nó đã đƣợc điều tiết bởi một mức độ bình duyệt bổ sung
rồi). Đƣa những cơng trình đã đƣợc góp ý lên website cá nhân và các trang mạng
khác, là cách làm ngày càng phổ biến hơn mặc dù việc chia sẻ những cơng trình

2

Becher, Tony, and Paul R. Trowler. 2001. Academic Tribes and Territories: Intellectual Enquiry and the
Culture of Disciplines. Second ed. Buckingham, UK: The Society for Research into Higher Education & Open
University Press.
3

Kling, Rob, and Lisa B. Spector. 2004. Rewards for Scholarly Communication. In Digital Scholarship in the
Tenure, Promotion, and Review Process, ed. Deborah Lines Anderson, 78-103. Armonk, NY: M.E. Sharpe.
/>d+Review+Process

15


chƣa cơng bố chính thức nhƣ thế khác nhau rất nhiều tùy theo lĩnh vực chun

ngành.
• Bình duyệt nhằm cơng bố trên các ấn phẩm khoa học: Ấn phẩm khoa
học có nhiều loại: sách, bài báo khoa học trên các tập san, kỷ yếu hội thảo, các
tuyển tập, và trải qua những hình thức bình duyệt khác nhau qua đó biên tập
viên và ngƣời bình duyệt sẽ đƣa ra những quyết định có tính chất đánh giá. Các
mơ hình biên tập và bình duyệt có thể là bình duyệt kín đơn hoặc kép, có khi chỉ
là bình duyệt sơ nhƣ trƣờng hợp thực hiện các tuyển tập.
• Bình duyệt sau khi xuất bản: Chỉ báo cho tầm quan trọng, mức độ tác
động và sự đón nhận của giới học thuật đối với một cơng trình nghiên cứu là:
đƣợc nêu lên trong những bài giới thiệu sách hoặc giới thiệu công trình nghiên
cứu, hay thƣ gửi ban biên tập; số lƣợng trích dẫn (ngành trắc lƣợng thƣ mục
cónhiều cách tính khác nhau);đƣợc bố trí những phiên họp riêng trong các hội
thảo, đƣợc giải thƣởng dành cho sách hay hoặc bài báo hay; kể cả việc đƣợc đƣa
vào đề cƣơng bài giảng, câu lạc bộ tập san, tin tức hay bìa báo, blog, v.v.
• Bình duyệt về dữ liệu hay những sản phẩm tri thức khác: Trong một số
lĩnh vực chuyên ngành, bình duyệt là tiêu chí chủ yếu để đánh giá; ví dụ nhƣ đối
với cơ sở dữ liệu, phim tài liệu, website và phần mềm. Bình duyệt dữ liệu diễn
ra ngày càng nhiều và gây ra những trở ngại về mặt kinh tế cho cả các tác giả và
các nhà xuất bản.
• Bình duyệt cấp trường/viện trong trường hợp đề bạt chức danh khoa học
và xét biên chế: Trong việc xét đề bạt chức danh khoa học và xét biên chế, việc
bình duyệt do đại diện của nhà trƣờng thực hiện cùng với một số ngƣời ngoài
trƣờng đƣợc mời tham chiếu. Ở hầu hết các trƣờng đại học nghiên cứu, sự xuất
sắc trong nghiên cứu của các học giả đƣợc đánh giá dựa trên ba lãnh vực: công
bố khoa học, phục vụ cộng đồng, và giảng dạy. Hai lĩnh vực sau chiếm trọng số
thấp; quan trọng hơn vẫn là hồ sơ công bố khoa học và những minh chứng cho
thấy tác phẩm của họ đƣợc biết đến rộng rãi, đƣợc các nhà bình duyệt trong và
ngồi trƣờng đánh giá cao, và mở rộng biên giới kiến thức của chuyên ngành.
16



• Bình duyệt đối với việc xét tài trợ nghiên cứu: trong trƣờng hợp này là
đánh giá ý tƣởng ban đầu (và cả năng lực thể hiện trong quá khứ) của nhà khoa
học. Có sự khác biệt rất rõ giữa các lĩnh vực khác nhau. Nhiều trƣờng chuyên
ngành nhƣ trƣờng luật, trƣờng báo chí, kiến trúc, thiết kế mơi trƣờng, xây dựng
những tiêu chí đánh giá đặc thù của riêng họ để đánh giá kết quả của hoạt động
sáng tạo tri thức, cũng nhƣ bề dày nghiên cứu của ứng viên, để xét xem ứng viên
có thể nhận tài trợ cho một chƣơng trình hay hoạt động nào đó hay khơng.4
• Bình duyệt lũy tiến: Những sản phẩm của sự sáng tạo đƣợc đánh giá qua
những giải thƣởng cao nhất, những phần thƣởng, tặng thƣởng, và bầu chọn vào
những tổ chức tinh hoa chẳng hạn nhƣ Viện Hàn lâm Quốc gia.
Một vài hình thức bình duyệt có thể cung cấp thơng tin cho những hình
thức bình duyệt khác. Ví dụ, tầm ảnh hƣởng của các ấn phẩm đƣợc bình duyệt
của một nhà khoa học thƣờng đƣợc đƣa vào việc bình duyệt hồ sơ xin tài trợ cho
dự án nghiên cứu, hay hồ sơ đề bạt chức danh khoa học của ngƣời đó. Những
đánh giá khơng chính thức đối với một cơng trình đang thực hiện có thể ảnh
hƣởng đến nơi mà nó sẽ đƣợc cơng bố (ví dụ biên tập viên các tập san có thể gặp
gỡ các nhà khoa học ở các hội thảo chuyên ngành và mời họ viết bài cho tập
san). Cuối cùng, mặc dù những hình thức bình duyệt khác nhau có thể có những
mục đích khác nhau, một cơng trình sáng tạo tri thức của một nhà khoa học có
thể trong thực tế sẽ đƣợc bình duyệt bởi một số tƣơng đối nhỏ những nhà
chuyên môn trong một lĩnh vực chuyên ngành.
1.1.1.4. Khảo sát và tư vấn (Surveys and Consultation)
Dùng để thu thập thông tin định lƣợng và định tính trong một quần thể; có
thể nhấn mạnh vào ý kiến hay thông tin thực tế tùy theo mục đích đánh giá.
1.1.1.5. Phân tích kinh tế (Micro Economic Analysisa).
Đây những phân tích dựa trên các chỉ báo về mặt kinh tế để đo lƣờng sản
phẩm, kết quả và tác động của nghiên cứu:
4


Xem thêm tại: Lamont, Michèle. 2009. How Professors Think: Inside the Curious World of Academic
Judgment. Cambridge, MA: Harvard University Press.
/>
17


a. Phân tích kinh tế lƣợng vi mơ và mơ hình hóa cho phép ƣớc lƣợng sản
phẩm, kết quả và tác động của nghiên cứu ở cấp độ cá nhân hay bộ phận;
b. Phân tích kinh tế vĩ mơ và mơ hình hóa cho phép ƣớc lƣợng tác động
kinh tế xã hội rộng hơn của việc can thiệp chính sách ở cấp độ quốc gia.
1.1.1.6. Đánh giá nghiên cứu dựa trên dữ liệu về sáng chế
Sáng chế đƣợc các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách sử dụng từ
rất lâu để phân tích sự đổi mới trong phát triển công nghệ. Hai mƣơi năm qua
cùng với với sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông cho phép
giảm chi phí lƣu trữ và chuyển giao thơng tin, giúp cho việc sử dụng rộng rãi và
thuận tiện kho dữ liệu thống kê sáng chế trên toàn thế giới.
Do yêu cầu phải có các tƣ liệu bắt buộc trong hồ sơ nộp đơn xin cấp văn
bằng bảo hộ sáng chế, các tƣ liệu về sáng chế có thể cung cấp các thơng tin hữu
ích giải quyết những câu hỏi và vấn đề khác nhau. Chẳng hạn, một tài liệu về
sáng chế cung cấp cho những ngƣời ứng dụng sáng chế và những ngƣời tham
khảo các tƣ liệu KH&CN khác có thể biết tên, địa chỉ, tổ chức làm việc của nhà
sáng chế. Thơng tin này cịn có khả năng giải thích và hình dung ra q trình
phát triển và hợp tác trong lĩnh vực cơng nghệ thậm chí có thể tiếp cận với năng
lực cạnh tranh của tổ chức có sáng chế. Các nguồn dữ liệu quan trọng trong q
trình nghiên cứu và phân tích sáng chế là Văn phòng sáng chế Châu âu (EPO),
Văn phòng sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO), Văn phòng sáng chế Nhật
Bản (JPO)…. Dữ liệu về sáng chế có thể chỉ ra bức tranh tổng quát về những
công nghệ đang đƣợc chú ý của mỗi quốc gia, tiềm năng của những ngành công
nghiệp đang nổi.
1.1.2. Đặc điểm, thuận lợi và hạn chế của các phương pháp

Mỗi phƣơng pháp đánh giá đƣợc đề cập ở trên đều có ƣu và nhƣợc điểm
riêng. Vì vậy, cần cân nhắc những điểm thuận lợi và bất lợi nêu trên khi lựa
chọn phƣơng pháp thích hợp để đánh giá nhằm phù hợp với mục tiêu và bối
cảnh. Ví dụ, nghiên cứu điển hình có vẻ khơng mấy thích hợp khi thời gian và
nguồn tiền cho việc đánh giá bị hạn chế, hay trắc lƣợng thƣ mục có thể không
18


phù hợp lắm đối với những lĩnh vực có ít tập san đƣợc tính đến trong các cơ sở
dữ liệu hiện nay.
Mỗi phƣơng pháp đều có giới hạn, chúng ta rất nên xem xét việc kết hợp
các phƣơng pháp khác nhau nếu nó khả thi, vì điều này có thể cải thiện chất
lƣợng chung của việc đánh giá khoa học.
Phƣơng pháp
đánh giá

Thuận lợi

Đặc điểm

Hạn chế

- Đo lƣờng về định - Ƣớc lƣợng chất
về sản phẩm.

lƣợng chỉ dựa trên

Phân tích trắc

- Có thể dùng nhƣ chỉ số trích dẫn có


lượng thư mục

chỉ báo về chất lƣợng thể dẫn đến nhận
sản phẩm.

định sai lầm.

- Tạo điều kiện cho - Dữ liệu cần đƣợc
việc phân tích xu chuẩn hóa để có thể
- Đánh giá đƣợc

hƣớng trên toàn cầu.

so sánh giữa các
chuyên ngành và

quy mô lớn

tập san khác nhau.
- Không đo lƣờng
đƣợc
tƣơng

tiềm

năng

lai


của

nghiên cứu.
- Đem lại phân tích - Định kiến trong
sâu sắc về quá trình lựa chọn: làm sao
khám phá của hoạt để biết trƣờng hợp
động NCKH
Đánh giá đƣợc số
Nghiên cứu trường

lƣợng ít nhƣng

hợp điển hình

mang tính chun
mơn, học thuật
cao

đƣợc chọn có tính

- Có thể minh chứng chất đại diện hay
con đƣờng từ khoa không.
học cơ bản đến khoa - Muốn thực hiện
học ứng dụng.

tốt cần nguồn lực

- Áp dựng rộng rãi.

lớn.


- Đƣợc chấp nhận - Có thể khó khái
19


rộng rãi.

qt hóa từ kết quả

- Linh hoạt và thích này.
nghi.
- Là một bộ phận - Hạn chế về thời
đƣợc
Đánh giá đƣợc số
Bình duyệt đồng

lƣợng ít nhƣng

nghiệp có hệ thống

mang tính chun
mơn, học thuật

hiểu

rất

rõ gian của các chun

trong cơng tác quản gia có thể thực hiện

lý khoa học.

bình duyệt.

- Đƣợc chấp nhận - Quan ngại về tính
rộng rãi.

khách quan và đáng
tin cậy của kết quả

cao

- Có thể xác định sản - Phụ thuộc vào
phẩm và kết quả mối quan hệ có sẵn.
nghiên cứu liên đới - Tỉ lệ câu trả lời
nhƣ thế nào với tài nhận đƣợc thấp có
Khảo sát và tư vấn

- Đánh giá trên
quy mô lớn

trợ.

thể hạn chế kết quả

- Cho phép phân tích khảo sát.
định tính về kết quả
nghiên cứu.
- Có thể áp dụng với - Các nghiên cứu
những khu vực khác chứa đựng tính mới


Tỉ lệ hồn vốn về
mặt kinh tế I –
phân tích kinh tế vi


và tính rủi ro do đó

nhau.
Đánh giá trên quy
mơ lớn

- Có tiềm năng so có nhiều nhân tố có
sánh, ví dụ phân tích thể ảnh hƣởng đến
chi phí cơ hội và lợi kết quả nghiên cứu
khơng

ích.

thể

quy

thành tiền.
- Định lƣợng

Tỉ lệ hồn vốn về

- Đem lại bức tranh đƣợc đóng góp của


mặt kinh tế II –
Phân tích kinh tế
vĩ mơ
Đánh giá dựa trên

- Khó xác định

Đánh giá trên quy
mơ lớn
Đánh giá đƣợc số

toàn cảnh, và bối từng thành phần,
cảnh

cụ

thể

của từng cá nhân hay

nghiên cứu.

của nhà tài trợ.

- Sản phẩm xác định

- Phải đáp ứng các

20



dữ liệu về sáng chế

lƣợng ít nhƣng

- Khả năng ứng cao

u cầu mới đƣợc
bảo hộ.

mang tính chun
mơn, học thuật

1.2. Cơng nghệ
1.2.1. Khái niệm về cơng nghệ
Từ “cơng nghệ” có gốc Hy Lạp, nó đƣợc ghép bởi tekhne có nghĩa là kỹ
năng và logos có nghĩa là sự nghiên cứu. Thuật ngữ technology trong tiếng Anh
có thể hiểu là sự nghiên cứu có hệ thống về kỹ thuật.
Có nhiều khái niệm về công nghệ
- Tổ chức PRODEC (1982) đƣa ra quan niệm: “Công nghệ là mọi loại
kĩ năng, kiến thức, thiết bị và phương pháp được sử dụng trong sản xuất công
nghiệp, chế biến và dịch vụ”.
- Ngân hàng thế giới thì định nghĩa (1985): “Cơng nghệ là phương pháp
chuyển hóa các nguồn lực thành sản phẩm, gồm 3 yếu tố: Thông tin về phương
pháp; Phương tiện, công cụ sử dụng phương pháp để chuyển hóa; Sự hiểu biết
phương pháp hoạt động như thế nào và tại sao”.
- F.R.Root cho rằng: “Cơng nghệ là dạng kiến thức có thể áp dụng đươc
vào việc sản xuất ra các sản phẩm và sang tạo ra sản phẩm mới”.
- J.R.Dunning cho rằng: “Công nghệ là nguồn lực bao gồm kiến thức được
áp dụng để nâng cao hiệu quả sản xuất và việc nghiên cứu tiếp cận thị trường

cho những sản phẩm và dịch vụ đang có và tạo ra những sản phẩm và dịch vụ
mới”.
- Nawar Sharif đƣa ra định nghĩa: “Công nghệ là là một hệ thống tri thức
về quá trình chế biến vật chất hoặc/và thông tin, về phương tiện và phương pháp
chế biến vật chất hoặc/và thông tin”. Công nghệ là một tập hợp phần cứng và
phần mềm bao gồm 4 yếu tố: phần kỹ thuật, phần thông tin, phần con ngƣời và
phần tổ chức.
Trong luận văn này tác giả sử dụng định nghĩa về công nghệ do tác giả
Trần Ngọc Ca đƣa ra: “Cơng nghệ có thể được hiểu như là mọi loại hình kiến
21


×