Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Xây dựng tiêu chí đánh giá công tác quản lý của hiệu trưởng trường trung học cơ sở tại hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.64 KB, 19 trang )



Xây dựng tiêu chí đánh giá công tác quản lý của
hiệu trưởng trường trung học cơ sở tại Hải Phòng


Nguyễn Anh Thuấn


Trường Đại học Giáo dục
Luận văn ThS ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 60 14 05
Người hướng dẫn: : PGS.TS. Lê Đức Ngọc
Năm bảo vệ: 2008


Abstract: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về đánh giá hoạt động quản lý của hiệu trưởng các
trường trung học cơ sở (THCS): giới thiệu các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài; nêu
lên cơ sở khoa học về xây dựng các tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý của hiệu trưởng
các trường THCS (phương pháp, vai trò, chức năng, yêu cầu về đánh giá). Khái quát về
giáo dục đào tạo của các trường THCS tại thành phố Hải Phòng (đội ngũ cán bộ quản lý,
đội ngũ giáo viên, số lượng học sinh; cơ sở vật chất, các tổ chức liên quan đến công tác
quản lý của Hiệu trưởng trường THCS). Nghiên cứu và đánh giá chung về hoạt động
quản lý của Hiệu trưởng trường THCS tại Hải Phòng. Đưa ra những tiêu chí đánh giá cụ
thể về công tác quản lý của Hiệu trưởng trường THCS tại Hải Phòng

Keywords: Hiệu trưởng; Quản lý giáo dục; Trường trung học cơ sở; Hải Phòng


Content
1. Lý do chọn đề tài
Thực hiện Luật giáo dục 2005 và Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm


2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục, Bộ
Giáo dục và Đào tạo đang đẩy mạnh công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục ở các
cấp học và trình độ đào tạo nhằm nhanh chóng tạo bước chuyển biến về chất lượng giáo dục. Có
thể nói đánh giá chất lượng giáo dục đang là một vấn đề cả xã hội quan tâm vì:
Đánh giá chất lượng giáo dục tốt đem lại một kết quả đánh giá khách quan, chính xác và
toàn cảnh về chất lượng của giáo dục, trên cơ sở đó các nhà quản lý giáo dục sẽ đưa ra được
những quyết sách đúng đắn về phát triển giáo dục. Đánh giá chất lượng giáo dục nhà trường là
một công cụ để chứng minh nhà trường, và hệ thống giáo dục đã thực hiện, nghĩa vụ, trách
nhiệm xã hội của mình như thế nào trước công chúng.


Việc đánh giá đúng thực chất chất lượng giáo dục, các điều kiện đảm bảo chất lượng là
điều tiên quyết để các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục có tính khả thi và tạo
sự đồng thuận trong xã hội. Nếu đánh giá đúng chất lượng học tập, rèn luyện của học sinh, đánh
giá đúng thực chất đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục thì mới có thể đề ra các biện pháp
cải tiến phù hợp.
Hiện nay, đánh giá chất lượng giáo dục Trường trung học cơ sở là một khâu quan trọng
trong công tác quản lí giáo dục trung học cơ sở nói riêng và quản lý giáo dục nói chung, giúp cho
các nhà quản lý giáo dục xác định được mặt mạnh và mặt yếu để đưa ra các biện pháp nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục. Điều này rất quan trọng, là vì: hiện nay chúng ta đã bỏ kỳ thi tốt
nghiệp trung học cơ sở.
Thế nhưng, trong công tác đánh giá chất lượng giáo dục Trường trung học cơ sở thì việc
đánh giá công tác quản lý của Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở là một yêu cầu cần thiết.
Hiện nay, qui trình, nội dung đánh giá công tác quản lý của Hiệu trưởng Trường trung
học cơ sở còn nhiều hạn chế: chưa toàn diện, chưa thống nhất, định tính, chưa thật khách quan,
và còn nhiều yếu tố chủ quan, chung chung. Để qui trình, nội dung đánh giá công tác quản lý
của Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở khoa học hơn, khách quan hơn giảm thiểu yếu tố chủ
quan, toàn diện hơn, bao quát toàn bộ các lĩnh vực quản lý của hiệu trưởng, khắc phục hạn chế,
tồn tại, thúc đẩy và phát triển năng lực quản lý của Hiệu trưởng cần phải có một bộ tiêu chí đánh
giá công tác quản lý của Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở từ đó hiệu trưởng mới có thể đánh

giá được những mặt mạnh mặt yếu của mình, giúp hiệu trưởng nhà trường không ngừng nâng
cao năng lực quản lý của mình.
Chính vì lí do trên, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “ Xây dựng tiêu chí đánh giá công tác
quản lý của Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở tại Hải Phòng ".
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá công tác quản
lý của Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở tại Hải Phòng.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Đánh giá công tác quản lý của Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở tại Hải Phòng.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Bộ tiêu chí đánh giá công tác quản lý của Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở tại Hải
Phòng.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận về đánh giá công tác quản lý của Hiệu trưởng Trường phổ thông.
- Thực trạng đánh giá công tác quản lý của Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở tại Hải
Phòng.
- Đề xuất bộ tiêu chí đánh giá công tác quản lý của Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở
tại Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay.
5. Giả thuyết khoa học
Bộ tiêu chí đánh giá công tác quản lý của Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở đề xuất sẽ
góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng quản lý của hiệu trưởng nhà trường và góp phần gián tiếp
nâng cao chất lượng giáo dục của Trường trung học cơ sở tại Hải Phòng.


6. Phạm vi đề tài nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng đánh giá công tác quản lý của Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở
tại Hải Phòng chủ yếu trong năm học 2007 - 2008 và xu hướng những năm tiếp theo.
Trên cơ sở đó, chúng tôi xây dựng bộ tiêu chí và được thử nghiệm đánh giá công tác quản
lý của Hiệu trưởng một số Trường trung học cơ sở trên địa bàn các quận, huyện: Hồng Bàng,

Dương Kinh, Kiến Thụy của thành phố Hải Phòng.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu tổng quan các khái niệm, lý thuyết khoa học và chính sách giáo dục trong
phạm vị công tác của Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở ở nước ta.
- Khái quát hóa lí luận để xây dựng những khái niệm cơ bản.
- Phân tích, đánh giá so sánh các đặc điểm và xu thế nổi bật trong lý luận và thực tiễn
đánh giá hiệu trưởng hiện nay dựa trên những căn cứ của Việt Nam.
- Phân tích hệ thống trong lĩnh vực đánh giá công tác của Hiệu trưởng Trường trường học
cơ sở.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát: Quan sát các chủ thể quản lý trong tiến trình đánh giá công tác
quản lý của Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp điều tra bảng hỏi: Được sử dụng trong nghiên cứu thực trạng và khảo
nghiệm các tiêu chí đề xuất.
- Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến của các chuyên gia về Bộ tiêu chí đánh giá công tác
quản lý của Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở.
7.3. Nhóm phương pháp xử lý số liệu
- Sử dụng phương pháp thống kê để xử lý số liệu.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn trình
bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về đánh giá công tác quản lý của Hiệu trưởng Trường trung học.
Chương 2: Thực trạng đánh giá công tác quản lý của Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở tại Hải
Phòng.
Chương 3: Bộ tiêu chí đánh giá công tác quản lý của Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở tại Hải
Phòng.



Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA HIỆU
TRƢỞNG TRƢỜNG TRUNG HỌC

1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nhiều nghiên cứu gần đây cho rằng hiệu trưởng là người đóng vai trò quan trọng nhất
trong sự thành công của một nhà trường. Vì vai trò hiệu trưởng có tầm quan trọng như vậy nên


các nước trên thế giới nói chung rất quan tâm đến việc là làm sao đảm bảo được chất lượng nghề
nghiệp của hiệu trưởng để đảm bảo sự thành công của nhà trường. Rất nhiều các nhà nghiên cứu
đã đề cập đến vấn đề công tác quản lý của hiệu trưởng. Nói tóm lại, các chương trình nghiên cứu
đều với mục đích nâng cao chất lượng công tác quản lý của hiệu trưởng để đáp ứng với nhiệm vụ
quản lý nhà trường trong giai đoạn hiện nay.
Trên thế giới đánh giá hiệu trưởng rất được quan tâm. Người Mĩ cho rằng “có một hệ
thống đánh giá hiệu trưởng toàn diện và tốt sẽ là một cách tốt nhất để phát triển nghề nghiệp hiệu
trưởng” [23]. Việc đánh giá hiệu trưởng ở Mĩ được quan tâm từ năm 1980, nhưng nhìn chung
vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại. Một trong những vấn đề tồn tại có thể kể ra là: mục đích đánh giá
hiệu trưởng chưa thật rõ ràng [15]. Hơn nữa các tiêu chí đánh giá vẫn chưa đảm bảo rằng đánh
giá hiệu trưởng một cách chính xác và đầy đủ. Các tiêu chí đánh giá chưa hoàn thiện, chủ yếu
vẫn dựa vào bảng liệt kê và xếp hạng (checklist and rank).
Có thể nói đánh giá công tác quản lý của hiệu trưởng nói chung, Hiệu trưởng trường
trung học cơ sở nói riêng vẫn còn dựa trên cảm tính chưa mang tính khách quan. Cho đến nay
chưa có tài liệu nào đề cập đến đánh giá công tác của Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở dựa
vào chuẩn được phát triển dựa trên các chức năng và vai trò mà một Hiệu trưởng Trường trung
học cơ sở phải đảm nhiệm theo Điều lệ trường Trung học.
Cho đến nay ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về hiệu trưởng, tuy nhiên việc đánh giá
công tác quản lý của hiệu trưởng nói chung và đánh giá hiệu trưởng trường THCS nói riêng vẫn
chỉ được đánh giá như một công chức trong cơ quan hành chính sự nghiệp. Chủ yếu vẫn là đánh
giá thi đua, chưa phải đánh giá nghề nghiệp hiệu trưởng. Đánh giá công tác quản lý của hiệu
trưởng trường trung học cơ sở chưa chi tiết và bao quát hết các nội dung công tác quản lý của

hiệu trưởng và đánh giá chưa khoa học. Ở Việt Nam chưa có một đề tài nào nói về Xây dựng tiêu
chí đánh giá công tác quản lý của Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở nói chung tại Hải Phòng
nói riêng.
1.2. Cơ sở lý luận về quản lý
1.2.1. Khái niệm quản lý
Theo Marx, quản lý về bản chất nó là quá trình điều chỉnh mọi quá trình xã hội khác: “Một nghệ sĩ vĩ cầm thì
tự điều khiển mình còn dàn nhạc thì cần nhạc trưởng”
Nói một cách tổng quát nhất, có thể xem “quản lý là một quá trình tác động gây ảnh
hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được mục đích của quản lý”.
1.2.2. Chức năng quản lý
Quản lý có các chức năng sau: - Chức năng hoạch định; - Chức năng ra quyết định; -
Chức năng tổ chức; - Chức năng truyền thông; - Chức năng thúc đẩy và động viên nhân viên; -
Chức năng chỉ huy, lãnh đạo; - Chức năng kiểm soát.


Như chúng ta đều biết, đối với một công việc cụ thể, các chức năng này lồng vào nhau
khi triển khai quản lý.
1.2.3. Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của
chủ thể quản lý, nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của
Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam mà tìm điểm hội tụ là quá
trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái
mới về chất.
1.2.4. Hiệu trưởng
1.2.5. Quản lý của hiệu trưởng
Quản lý trường học được hiểu là quá trình thực hiện các chức năng quản lý để điều hành,
điều chỉnh các hoạt động của nhà trường các hoạt động của nhà trường nhằm đạt tới các mục tiêu
đã xác định. Trong khi làm công tác quản lý nói chung, quản lý trường trung học cơ sở nói riêng,
người Hiệu trưởng phải làm công tác kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá, những
công việc đó là cụ thể hoá của nhiệm vụ, quyền hạn, chức năng của Hiệu trưởng trường THCS.

1.2.6. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở
1.2.7. Chức năng quản lý của Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở
+ Nhóm chức năng quản lý
+ Nhóm chức năng lãnh đạo
+ Nhóm chức năng cộng đồng
1.3. Cơ sở khoa học về xây dựng các tiêu chí đánh giá công tác quản lý của Hiệu trưởng Trường
trung học cơ sở
1.3.1. Các khái niệm về đánh giá
Theo Đặng Bá Lãm thì “Đánh giá là một quá trình có hệ thống bao gồm việc thu thập,
phân tích, giải thích thông tin nhằm xác định mức độ người học đạt được các mục tiêu dạy học
(trả lời câu hỏi: Tốt như thế nào?) [9].
Bador Data quan niệm: "Đánh giá là một quá trình liên quan tới việc thực hiện các mục
tiêu của dự án trên các mặt, không chỉ kết quả mà cả các thông số gián tiếp như ảnh hưởng của
nó (thí dụ ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp), tác động của nó (thí dụ tới thu nhập của nông
dân)";
Trần Bá Hoành quan niệm: "Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả
của công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra,
nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả
công việc";


Đỗ Ngọc Thống quan niệm: "Đánh giá là sự đối chiếu với mục tiêu đào tạo đã đề ra mà
xác định mà xác định được chất lượng của kết quả đào tạo và tự đào tạo đối với học sinh trong
nhà trường";
1.3.2. Phương pháp đánh giá
Nếu hiểu phương pháp là cách thức để làm một việc nào đó, cách mà một người/một tập thể cảm
thấy thoải mái nhất khi sử dụng nó vì nó phù hợp với cái hướng mà họ tiếp cận vấn đề. (Từ điển giải thích
và đối chiếu một số thuật ngữ trong lĩnh vực phương pháp giảng dạy; The VAT Proroject, Hanoi -
Sêptmber 1999) thì phương pháp đánh giá là: phương thức tiếp cận mà chúng ta dự kiến thu thập dữ liệu,
phân tích dữ liệu và tiến hành viết báo cáo đánh giá. Nói một cách khác phương pháp đánh giá là cách làm

thế nào để khẳng định được các kết quả giáo dục đã được thể hiện. Phương pháp bao gồm việc dự kiến
đánh giá khi nào và như thế nào.
1.3.3. Chức năng của đánh giá giáo dục
1.3.4. Vai trò của đánh giá giáo dục
1.3.4.1. Vai trò chỉ đạo
1.3.4.2. Vai trò chuẩn đoán
1.3.4.3. Vai trò khích lệ
1.3.4.4. Vai trò giao lưu học hỏi
1.3.5. Chuẩn (Standasds)
Chuẩn chứa đựng các tiêu chí kĩ thuật để xử lí và đánh giá kết quả khi so sánh chất
lượng của một vật, một người hay một tổ chức với chuẩn và các tiêu chí thể hiện giá trị cần có
của người, của vật hay của một tổ chức. Chuẩn là cái người ta mong đợi đạt được [10].
1.3.6. Bộ tiêu chí
+ Tiêu chí (Criterion)
+ Chỉ hiệu (Indicator)
1.3.7. Các khái niệm liên quan khác
- Thông tin
- Minh chứng
- Mô hình đánh giá
1/ Mô hình bù (compensatory)
2/ Mô hình liên kết (Conjunctive Model)
3/ Mô hình phân biệt (Disjunctive Model)
- Thang đánh giá
+ Thang định danh (nominal scale)
+ Thang định hạng (ordinal scale)
+ Thang định khoảng (interval scale)
- Quy trình đánh giá và đánh giá dựa vào chuẩn


1.3.8. Đánh giá công tác quản lý của Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở

Giai đoạn chuẩn bị đánh giá
Giai đoạn tổ chức đánh giá thu thập thông tin
Xử lý và phân tích kết quả đánh giá
1.3.9. Tiếp cận đánh giá công tác quản lý của Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở theo chức
năng quản lý, vai trò quản lý
Phân tích hoạt động của Hiệu trưởng trong các vai trò khác nhau
Hoạt động của Hiệu trưởng trong vai trò quản lý
Các chức năng
Tư tưởng
chính trị
Kế hoạch
Tổ chức
Chỉ đạo
Kiểm tra
Xã hội
Các hoạt động
1.1.
1.2.

2.1.
2.2.

3.1.
3.2.

4.1.
4.2.

5.1.
5.2.


6.1.
6.2.


1.4. Những yêu cầu mới về đánh giá công tác quản lý của Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở
a/ Mở rộng phạm vi đánh giá
b/ Ngày càng đánh giá cao đánh giá hình thành và tự đánh giá
c/ Coi trọng việc kết hợp giữa đánh giá định tính và định lượng

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA HIỆU
TRƢỞNG TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI HẢI PHÒNG

2.1. Vài nét về Trường trung học cơ sở tại Hải Phòng
Thành phố Hải Phòng có 1.507.570 ha diện tích tự nhiên và 1.884.685 nhân khẩu. Có 15
quận, huyện; Trung học cơ sở có 204 trường. Cho đến nay Giáo dục Đào tạo Hải Phòng đã đạt
được nhiều thành tự to lớn, đáp ứng được nhu cầu phát triển nguồn nhân lực cho thành phố, đát
nước. Trong sự phát triển chung của giáo dục, giáo dục trung học cơ sở đã đóng góp một phần,
đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý các trường mà đại diện là đội ngũ hiệu trưởng các trường
THCS .
2.1.1. Đội ngũ Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở tại Hải Phòng
2.1.2. Đội ngũ giáo viên Trường trung học cơ sở tại Hải Phòng
2.1.3. Số lượng học sinh Trường trung học cơ sở tại Hải Phòng
2.1.4. Cơ sở vật chất Trường trung học cơ sở tại Hải Phòng


2.1.5. Các tổ chức liên quan đến công tác quản lý của Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở tại
Hải Phòng.
2.2. Thực trạng đánh giá công tác quản lý của Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở tại Hải Phòng
2.2.1. Đánh giá công tác quản lý của Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở tại Hải Phòng

Công tác đánh giá công tác quản lý của Hiệu trưởng Trường THCS hiện nay đang tồn tại
như sau:
a/ Chưa có một công cụ để đánh giá công tác quản lý của Hiệu trưởng Trường THCS
(chưa có bộ tiêu chí): Sở Giáo dục và Đào tạo mới chỉ có Mẫu biên bản thanh tra công tác quản
lý của thủ trưởng đơn vị (xem phụ lục 5 kèm theo); trong đó nội dung thanh tra đã đề cập đến là:
1-Xây dựng kế hoạch giáo dục; 2-Quản lý hồ sơ nhân sự và bố trí, sử dụng cán bộ, nhà giáo,
nhân viên; 3-Thực hiện quy chế dân chủ, giải quyết khiếu nại tố cáo trong đơn vị; 4-Công tác
kiểm tra của thủ trưởng đơn vị theo quy định; 5-Tổ chức cho các nhà giáo, cán bộ, nhân viên và
học sinh tham gia các hoạt động xã hội, thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và học
sinh; 6-Quản lý hành chính, tài chính và tài sản; 7-Công tác tham mưu, xã hội hoá giáo dục; 8-
Quản lý và tổ chức giáo dục học sinh; 9-Phối hợp công tác giữa lãnh đạo đơn vị với các đoàn thể
quần chúng, Ban đại diện cha mẹ học sinh. Trong đó cũng có nhận xét ưu điểm, nhược điểm, xếp
loại công tác quản lý của thủ trưởng đơn vị. Nội dung đánh giá chủ yếu vẫn nghiêng về công tác
thanh tra, kiểm tra, có thể nói nội dung đó chưa phản ánh hết các mặt công tác quản lý của người
hiệu trưởng. Một số Phòng Giáo dục và Đào tạo cũng có thiết kế nội dung đánh giá Hiệu trưởng,
nhưng chủ yếu vẫn dựa vào Điều lệ trường trung học; tuy nhiên chưa cụ thể hoá các mặt quản lý
của Hiệu trưởng. Chủ yếu đánh giá Hiệu trưởng Trường THCS như là đánh giá công chức hàng
năm.
b/ Thời điểm tiến hành đánh giá công tác quản lý của Hiệu trưởng Trường THCS: Đánh
giá công tác quản lý của Hiệu trưởng thường được thực hiện khi: đánh giá công chức hàng năm;
hoặc thanh tra toàn diện, thanh tra đột xuất nhà trường. Hoặc khi có công việc đột xuất liên quan
đến khiếu nại tố cáo Hiệu trưởng. Rất hiếm khi đánh giá định kỳ để bổ nhiệm, nâng lương,
Thực tế mục đích chủ yếu đánh giá Hiệu trưởng là để đánh giá nhà trường.
c/ Người/tổ chức có trách nhiệm đánh giá công tác quản lý của Hiệu trưởng Trường
THCS: Đánh giá công tác quản lý của Hiệu trưởng thông lệ là công việc của cơ quan cấp trên,
Đoàn thanh tra của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo, cũng có thể là của đoàn
kiểm tra của UBND quận, huyện (khi có công việc đột xuất). Đánh giá theo kiểu đánh giá công


chức là Hiệu trưởng tự đánh giá, thông qua hội đồng đánh giá (gồm lãnh đạo nhà trường, đại

diện công đoàn, đoàn thanh niên) sau đó Phó hiệu trưởng ghi kết luận và xác nhận cho Hiệu
trưởng. Không phải là công việc của cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường. Do đó dẫn
đến kết quả đánh giá chưa được khách quan.
2.2.2. Khảo sát hoạt động đánh giá công tác quản lý của Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở
tại Hải Phòng
Mục đích chủ yếu của đánh giá công tác quản lý của Hiệu trưởng theo thứ tự: 1-Đánh giá
nhà trường, 2-Xếp loại thi đua, 3-Nâng lương, 4-Thẩm định hiệu trưởng; 5-Đào tạo bồi dưỡng;
còn đánh giá để bổ nhiệm chức vụ cao hơn và miễn nhiệm thì chỉ số rất thấp. Điều này cho thấy
muốn đánh giá chất lượng nhà trường thì phải có đánh giá công tác quản lý của Hiệu trưởng.
Việc bồi dưỡng hiệu trưởng trường THCS hiện nay chưa có kế hoạch và chưa rõ ràng. Việc bố
trí cán bộ hiện nay chưa thật coi trọng dựa trên chất lượng cán bộ.
2.2.2.2. Nội dung đánh giá công tác quản lý của Hiệu trưởng Trường THCS tại Hải Phòng
Khi đánh giá công tác quản lý của Hiệu trưởng người ta thường đánh giá chủ yếu theo
thứ tự các công tác sau: 1-Chỉ đạo, 2-Kế hoạch, 3-Tổ chức, 4-Kiểm tra, đánh giá. Công tác tư
tưởng chính trị và xã hội được xem nhẹ hơn.
Như vậy có thể xếp lần lượt tầm quan trọng của các công tác quản lý của hiệu trưởng
trường THCS là: Chỉ đạo > kế hoạch > tổ chức > kiểm tra, đánh giá > tư tưởng chính trị > xã hội.
Việc đánh giá công tác quản lý của Hiệu trưởng Trường THCS trước tiên là trách nhiệm
của Tập thể cán bộ giáo viên của nhà trường, rồi đến Phòng Giáo dục và Đào tạo. Trách nhiệm
đánh giá của học sinh, phụ huynh học sinh đối với hiệu trưởng gần như không hề có.
Qui trình đánh giá Hiệu trưởng Trường THCS hiện nay thường theo các bước: Bước 1:
Hiệu trưởng tự làm kiểm điểm; Bước 2: Tập thể giáo viên nhà trường đánh giá và góp ý; Bước
3: Phòng Giáo dục và Đào tạo phê duyệt kết quả đánh giá của tập thể nhà trường. Bước 4:
UBND quận, huyện xác nhận kết quả đánh giá. Nhìm vào bảng, chúng ta thấy UBND quận,
huyện xác nhận kết quả đánh giá xếp thứ 1 vì: Cán bộ giáo viên chỉ được biết kết quả đánh giá
Hiệu trưởng khi UBND quận, huyện công bố kết quả xác nhận do vậy khi điều tra khảo sát người
ta ngộ nhận rằng đó là công việc đầu tiên phải làm, thực ra đó là công việc cuối cùng trước khi
công bố kết quả đánh giá hiệu trưởng.
Hiệu trưởng thường được đánh giá vào cuối năm học (51% ý kiến tán thành), cuối học kỳ
(30% ý kiến tán thành) hoặc là theo yêu cầu của cơ quan cấp trên. Còn việc đề bạt và bồi dưỡng



thì số phiếu rất ít (3% và 2% ý kiến tán thành), chứng tỏ lâu nay, trước khi đề bạt, bồi dưỡng
cũng không cần thiết phải dựa vào kết quả của việc đánh giá hiệu trưởng. Kết quả trên cho thấy:
Đánh giá hiệu trưởng cốt là để hoàn thiện việc đánh giá nhà trường và nếu có đánh giá thì như là
đánh giá một công chức.
2.2.2.3. Căn cứ để đánh giá công tác quản lý của Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở
Căn cứ chủ yếu theo các thứ tự sau: 1-Điều lệ trường trung học; 2-Hướng dẫn đánh giá
công chức hàng năm; 3-Hướng dẫn của Phòng Giáo dục và Đào tạo; 4-Hướng dẫn của Thanh tra
Sở, Thực tế cho thấy: Đánh giá công tác quản lý của hiệu trưởng trường THCS vẫn dựa vào
hướng dẫn đánh giá công chức của Bộ nội vụ. Điều lệ trường THCS được cụ thể hoá trong
hướng dẫn của Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện hoặc hướng dẫn thanh tra toàn diện
nhà trường của Sở Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường
THCS thường dùng hướng dẫn đánh giá của Thanh tra Sở để đề ra tiêu chuẩn đánh giá.
2.2.3. Nhận xét, đánh giá chung về thực trạng đánh giá công tác quản lý của Hiệu trưởng
Trường trung học cơ sở tại Hải Phòng
a/ Đánh giá công tác quản lý của hiệu trưởng trường THCS thường được tiến hành vào cuối
năm học dưới hình thức đánh giá công chức hàng năm;
b/ Nội dung đánh giá công tác quản lý của hiệu trưởng trường THCS chủ yếu vẫn dựa
vào hướng dẫn đánh giá công chức của Bộ nội vụ và hướng dẫn cụ thể hơn: dựa vào yêu cầu của
Điều lệ trường THCS được cụ thể hoá trong hướng dẫn của Phòng Giáo dục và Đào tạo các
quận, huyện hoặc hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường của Thanh tra Sở Giáo dục và Đào
tạo.
c/ Phương pháp đánh giá công tác quản lý của hiệu trưởng trường THCS: Hiệu trưởng tự
làm bản tự đánh giá theo yêu cầu của Sở Giáo dục và Đào tạo/Phòng Giáo dục và Đào tạo và tự
xếp loại theo tiêu chuẩn đề ra. Tập thể cán bộ, giáo viên đóng góp, nhận xét cho hiệu trưởng.
Phòng Giáo dục và Đào tạo dựa trên bản tự đánh giá của hiệu trưởng, ý kiến của tập thể giáo
viên đưa ra nhận định cuối cùng và xếp loại.
Để có thể đánh giá công tác quản lý của Hiệu trưởng Trường THCS một cách khách
quan, chúng tôi cho rằng cần thiết phải xây dựng tiêu chí đánh giá công tác quản lý của Hiệu

trưởng trường THCS, cùng với nó là kĩ thuật, công cụ đánh giá theo hướng chuẩn hoá. Muốn vậy
cần xây dựng tiêu chí đánh giá công tác quản lý của Hiệu trưởng Trường THCS dựa trên cách
tiếp cận vai trò – chức năng của hiệu trưởng trường THCS.



Chƣơng 3: BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƢỞNG
TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI HẢI PHÒNG

3.1. Một số nguyên tắc đề xuất tiêu chí đánh giá
- Vai trò, chức năng và các hoạt động mà một người hiệu trưởng quản lý giáo dục cần tiến
hành được qui định trong Điều lệ trường trung học; - Điều kiện kinh tế - xã hội và quốc tế hoá
trong giáo dục; - Xu thế toàn cầu hoá và quốc tế hoá trong giáo dục; - Công nghệ thông tin và
truyền thông; - Sự phát triển của nền kinh tế trí thức; - Yếu tố Pháp lý - chính trị; - Khía cạnh văn
hoá xã hội; - Khía cạnh kinh tế; - Về người học; - Về đội ngũ cán bộ giáo viên.
3.2. Bộ tiêu chí đánh giá công tác quản lý của Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở tại Hải
Phòng.
Bằng những căn cứ và nghiên cứu trên đây, chúng tôi xây dựng tiêu chí đánh giá công tác
quản lý của Hiệu trưởng Trường THCS gồm các tiêu chuẩn, tiêu chí và minh chứng (gợi ý) như
sau:
Tiêu chuẩn 1 - Công tác chính trị tư tưởng (5 tiêu chí)
Tiêu chí 1.1. Thiết lâ
̣
p va
̀
thư
̣
c hiê
̣
n sứ mạng của nhà trường.

Tiêu chí 1.2. Phổ biến, quán triệt chủ trương, chính sách va
̀
Pháp lu ật của Đảng, Nhà nước va
̀

Ngnh Giáo dục và Đào tạo.
Tiêu chí 1.3. Chăm lo đời sống tinh thần cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh.
Tiêu chí 1.4. Bồi dưỡng lý luận chính trị, đa
̣
o đư
́
c va
̀
lối sống cho cán bộ, giáo viên, công nhân
viên.
Tiêu chí 1.5. Giáo dục đạo đức cho học sinh, giữ gìn và phát huy truyền thống của nhà trường.
Tiêu chuẩn 2 - Công tác kế hoạch (11 tiêu chí)
Tiêu chí 2.1. Nghiên cứu và huy động tổ chức, cá nhân trong trường tham gia xây dựng kế
hoạch.
Tiêu chí 2.2. Xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học.
Tiêu chí 2.3. Kế hoạch phát triển đội ngũ.
Tiêu chí 2.4. Kế hoạch thực hiê
̣
n Quy chế dân chủ trong trường học.
Tiêu chí 2.5. Kế hoạch đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục.
Tiêu chí 2.6. Kế hoạch triển khai giáo dục hướng nghiệp cho học sinh.


Tiêu chí 2.7. Kế hoạch đảm bảo chất lượng.
Tiêu chí 2.8. Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường.

Tiêu chí 2.9. Kế hoạch dạy va
̀
ho
̣
c cu
̉
a nha
̀
trươ
̀
ng.
Tiêu chí 2.10. Kế hoạch pha
́
t triê
̉
n, sư
̉
du
̣
ng ti chính va
̀
ti sản nha
̀
trươ
̀
ng.
Tiêu chí 2.11. Kế hoạch thi đua và thực hiện các cuộc vận động lớn cu
̉
a Đảng, Nhà nước,
Ngnh, Sơ

̉
Giáo dục và Đào tạo.
Tiêu chuẩn 3 - Công tác tổ chức (9 tiêu chí)
Tiêu chí 3.1. Tổ chức xây dựng, kiện toàn cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn, các đoàn thể
trong nhà trường.
Tiêu chí 3.2. Tổ chức tuyển dụng, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ ca
́
n bô
̣
, giáo viên v công nhân
viên.
Tiêu chí 3.3. Phân công chuyên môn và các công tác kiêm nhiệm cho đội ngũ cán bộ, giáo viên,
công nhân viên.
Tiêu chí 3.4. Biên chế các lớp, khối lớp trong nhà trường
Tiêu chí 3.5. Xây dựng các qui trình cho các hoạt động của nhà trường.
Tiêu chí 3.6. Xây dựng trường học thân thiện và nếp sống văn hóa.
Tiêu chí 3.7. Thực hiện đúng, đủ chế độ báo cáo; cung cấp thông tin đáng tin cậy cho các bên có
liên quan.
Tiêu chí 3.8. Tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong nha
̀
trươ
̀
ng.
Tiêu chí 3.9. Tổ chức cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh bồi dưỡng, tham quan học
tập.
Tiêu chuẩn 4 - Công tác chỉ đạo (15 tiêu chí)
Tiêu chí 4.1. Phân tích tình hình, dự báo xu thế phát triển nhà trường.
Tiêu chí 4.2. Thiết lập hệ thống quy chế quản lý hành chính, nhân sự, học sinh.
Tiêu chí 4.3. Chỉ đạo sử dụng hiệu quả, minh bạch các nguồn lực tài chính, thư viện, thiết bị dạy và
học

Tiêu chí 4.4. Chỉ đạo việc thực hiện chương trình các môn học đảm bảo đúng, đủ, thích hợp.
Tiêu chí 4.5. Chỉ thực hiện: quy chế chuyên môn, đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập, tăng
cường sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin.
Tiêu chí 4.6. Chỉ đạo việc bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém.
Tiêu chí 4.7. Chỉ đạo việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên.


Tiêu chí 4.8. Chỉ đạo hội giảng, hội thảo, phô
̉
biến v vận dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Tiêu chí 4.9. Thực hiện các chế độ khuyến khích nội bộ và thu hút người tài.
Tiêu chí 4.10. Chỉ đạo các phong tro thi đua, động viên, khích lệ và trân trọng các thành tích
của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
Tiêu chí 4.11. Chỉ đạo các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường và chỉ đạo việc ứng dụng công
nghệ thông tin trong công tác quản lý.
Tiêu chí 4.12. Chỉ đạo các hoạt động ngoại khoá.
Tiêu chí 4.13. Chỉ đạo kiểm tra, đánh giá kết quả đội ngũ, chất lượng giáo dục, hiệu quả đào
tạo.
Tiêu chí 4.14. Chỉ đạo việc thực hiện các chế độ chính sách của Nh nước đối với giáo viên,
nhân viên và học sinh.
Tiêu chí 4.15. Chỉ đạo thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng gia
́
o viên.
Tiêu chuẩn 5 - Công tác kiểm tra, đánh giá, khen thưởng - kỷ luật (6 tiêu chí)
Tiêu chí 5.1. Phổ biến các văn bản về đánh giá, khen thươ
̉
ng - k luật cán b ộ, giáo viên, công
nhân viên và học sinh.
Tiêu chí 5.2. Xây dựng qui trình, tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại cán bộ, giáo viên, công nhân viên
và học sinh.

Tiêu chí 5.3. Đánh giá chất lượng giảng dạy, kết quả lao động của cán bộ, giáo viên, nhân viên
và các hoạt động trong nh trường.
Tiêu chí 5.4. Đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh.
Tiêu chí 5.5. Thực hiện các chế tài trong công tác thi đua khen thưởng cán bộ, giáo viên, nhân
viên và học sinh.
Tiêu chí 5.6. Phát triển nhân tố điển hình.
Tiêu chuẩn 6 - Công tác xã hội (4 tiêu chí)
Tiêu chí 6.1. Tổ chức cho các thnh viên trong nh trường tham gia các hoạt động xã hội.
Tiêu chí 6.2. Phối hợp với các đon thể, cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo dục khác để:
khuyến khích tự học, sáng tạo, bổ trợ kiến thức, niềm tin, giá trị đạo đức, văn hoá v tạo ra sự
ảnh hưởng tốt của nh trường tới cộng đồng.
Tiêu chí 6.3. Vận động, tham mưu v tranh thủ tạo sự ủng hộ của các lực lượng trong và ngoài
nh trường nhằm hỗ trợ sự phát triển nh trường.


Tiêu chí 6.4. Liên kết, chia sẻ kinh nghiệm, quản lý với các cơ sở giáo dục, cá nhân và tổ chức
khác.
3.3. Hướng dẫn sử dụng các tiêu chí đánh giá công tác quản lý của Hiệu trưởng Trường trung
học cơ sở tại Hải phòng
3.4. Qui trình đánh giá công tác quản lý của Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở tại Hải phòng
3.5. Khảo nghiệm và thử nghiệm tiêu chí đánh giá công tác quản lý của Hiệu trưởng ở một số
Trường trung học cơ sở của thành phố Hải phòng
3.5.1. Tổ chức khảo nghiệm
- Mục đích
- Qui mô và địa bàn tiến hành
- Các hoạt động chủ yếu đã tiến hành
- Phương pháp và kỹ thuật tiến hành
- Kết quả phân tích các ý kiến của giáo viên, cán bộ QLGD và Hiệu trưởng trường THCS
Nhìn chung các ý kiến khá đồng thuận về 6 mặt công tác quản lí của Hiệu trưởng trường
THCS, đó là: Công tác Tư tưởng chính trị, công tác Kế hoạch, công tác Tổ chức, công tác Chỉ

đạo, công tác Kiểm tra đánh giá và công tác Xã hội.
Trong 6 công tác quản lí của hiệu trưởng trường THCS thì đánh giá cao nhất vẫn là công
tác chỉ đạo, hoàn toàn phù hợp với công tác quản lí của hiệu trưởng trường THCS. Cả 6 công tác
trên đều được Hiệu trưởng, cán bộ QLGD và giáo viên đồng tình cho là cần thiết.
Các tiêu chí đã đảm bảo yêu cầu: phù hợp thực tế, nội dung phù hợp với nhiệm vụ và quyền
hạn của Hiệu trưởng; đầy đủ, rõ ràng, tin cậy được; đem lại kết quả: kích thích trách nhiệm và tăng
cường sức mạnh phát triển bản thân, các tiêu chí có thể giúp cho hiệu trưởng tự hoàn thiện bản thân để
quản lý nhà trường tốt hơn.
3.5.2. Tổ chức thử nghiệm
3.5.2.1. Qui mô và địa bàn tiến hành
3.5.2.2. Phương pháp và kỹ thuật
3.5.2.3. Kết quả thử nghiệm
Chúng tôi thực hiện đánh giá 32 Hiệu trưởng trường THCS và thu được kết quả tổng hợp
như sau: Xếp loại Tốt: 8; Xếp loại Đạt: 18; Xếp loại Không đạt: 6.


- So sánh điểm số đánh giá của CBCC và tự đánh giá của Hiệu trưởng tương đối giống
nhau: nếu có sai lệch rất nhỏ: chủ yếu dưới 1 điểm, có rất ít trường hợp trên 1 điểm nhưng cũng
không quá 2 điểm.
- So sánh xếp loại đánh giá lần này với đánh giá trước đó của Phòng Giáo dục và Đào tạo:
+ Số xếp loại khớp với đánh giá của Phòng Giáo dục và Đào tạo là: 29 trường (91%)
+ Số xếp loại không khớp với đánh giá của Phòng Giáo dục và Đào tạo là: 3 trường (9%).
Đa số các ý kiến cho rằng đánh giá lần này đảm bảo công bằng, khách quan, khoa học.
Khi được tiếp cận với Bộ tiêu chí chúng tôi thấy, hiệu trưởng, cán bộ giáo viên, rất hài lòng cho
rằng: Bộ tiêu chí là chỗ dựa tin cậy để hiệu trưởng kiểm soát những công việc của mình, soi vào
đó để thực hiện. Cũng có những công việc họ chưa từng làm thì họ biết để thực hiện. Còn cán bộ
giáo viên công nhân viên thì họ biết để kiểm soát những công việc của hiệu trưởng, giúp hiệu
trưởng hoàn thiện công tác quản lý. Nhiều Phòng Giáo dục và Đào tạo đặt vấn đề xin bộ tiêu chí
để triển khai dùng trong công việc quản lý của mình, chứng tỏ họ rất cần thiết khi có bộ tiêu chí
như vậy.

Theo thống kê trên thì kết quả đánh giá công tác quản lý của Hiệu trưởng Trường THCS
theo Bộ tiêu chí trong luận văn này tương đối phù hợp với đánh giá Phòng GD&ĐT, kết quả thu
được có độ tin cậy cao.
Bước đầu có thể khẳng định là Bộ tiêu chí đánh giá công tác quản lý của Hiệu trưởng
Trường THCS trong luận văn đã làm cho việc đánh giá được thuận lợi hơn, công bằng hơn,
khách quan hơn và đánh giá đúng bản chất hơn.
3.5.2.4. Những nhận định chung về Bộ tiêu chí đánh giá công tác quản lý của Hiệu trưởng
Trường trung học cơ sở qua thử nghiệm
1. 6 tiêu chuẩn đã bao quát hết công tác quản lý của hiệu trưởng trường THCS;
2. Các tiêu chí trong mỗi tiêu chuẩn thể hiện những công tác cụ thể trong lĩnh vực của
tiêu chuẩn;
3. Hiệu trưởng có thể dùng bộ tiêu chí này tự đánh giá công tác quản lý Trường THCS và
tự hoàn thiện công việc quản lý của mình;
4. Bộ tiêu chí còn giúp cho cán bộ giáo viên, công nhân viên giám sát cũng như tham gia
đóng góp công tác quản lý của Hiệu trưởng Trường THCS;
5. Cán bộ cấp trên có thể dùng bộ tiêu chí này đánh giá công tác quản lý của Hiệu trưởng Trường THCS thuận
lợi hơn, công bằng hơn, khách quan hơn, khoa học hơn.


6- Bộ tiêu chí là cơ sở để xây dựng văn hóa chất lượng của một trường THCS.
Do điều kiện về mặt thời gian, chúng tôi chỉ có thể đánh giá thử trên một số trường
THCS của 3 quận, huyện thuộc thành phố Hải Phòng. Bước đầu cho thấy bộ tiêu chí đánh giá
công tác quản lý của Hiệu trưởng Trường THCS có thể áp dụng được mang lại kết quả đánh giá
đáng tin cậy.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu tác giả rút ra một số kết luận sau:
1. Chất lượng công tác quản lý của hiệu trưởng trường THCS đóng một vai trò quan
trọng trong việc tạo nên chất lượng của trường THCS. Hiện nay chúng ta chưa có bộ công cụ

đánh giá công tác quản lý của hiệu trưởng trường THCS đảm bảo có cơ sở khoa học, đảm bảo độ
tin cậy. Ngoài ra, để đánh giá được công bằng, khách quan, còn cần có một qui trình đánh giá
trong đó có bộ tiêu chí đánh giá là cốt lõi. Vì vậy, luận văn xây dựng được bộ tiêu chí sẽ giúp
cho đánh giá khách quan, chính xác, khoa học công tác quản lý của hiệu trưởng trường THCS
trên cơ sở một qui trình dánh giá chặt chẽ.
2. Luận văn đã phân tích và làm rõ cơ sở lí luận của việc xây dựng tiêu chí đánh giá công
tác quản lý của hiệu trưởng trường THCS tại Hải Phòng theo hướng chuẩn hoá. Qua phân tích,
tác giả khẳng định: công tác quản lý của Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở gồm những mặt
công tác: tư tưởng chính trị, kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và xã hội.
3. Trên cơ sở khảo sát thực trạng đánh giá công tác quản lý của hiệu trưởng trường THCS
tại Hải Phòng đã bộc lộ nhiều tồn tại: Nhìn chung đánh giá còn mang nặng tính hành chính, thi
đua, chưa thực sự là đánh giá chất lượng công tác quản lý của hiệu trưởng trường THCS. Hiện
nay và về sau đánh giá công tác quản lý của Hiệu trưởng theo chuẩn là đánh giá mang tính xu thế
và là một hướng đi đúng đắn.
4. Dựa trên các cơ sở lý luận và thực tiễn, dựa trên một số căn cứ khoa học và pháp lý,
chúng tôi đã xây dựng 6 tiêu chuẩn và 50 tiêu chí cùng các minh chứng (gợi ý) cho việc đánh giá
công tác quản lý của Hiệu trưởng Trường THCS.
5. Luận văn đã đề xuất một qui trình đánh giá khả thi đem lại kết quả đánh giá tin cậy.
6. Bộ tiêu chí và qui trình đánh giá đã được khảo nghiệm/thử nghiệm và nhận được
những thông tin phản hồi tốt:
- Kết quả khảo nghiệm
+ Kiểm tra tính khoa học và tính hợp lí của cách tiếp cận vai trò chức năng khi xây dựng
Bộ tiêu chí thấy rằng cách tiếp cận đảm bảo tính khoa học và hợp lý;
+ Kiểm nghiệm tính khoa học và tính hợp lí của các lĩnh vực và các tiêu chí trong bộ tiêu
chí dựa vào vai trò mà người hiệu trưởng trường THCS phải đảm nhiệm: Nhìn chung các tiêu chí
và các minh chứng (gợi ý) đưa ra đều nhận được sự đồng tình cho là cần thiết, cụ thể: Các công
việc quản lý của Hiệu trưởng Trường THCS được đề cập một cách đầy đủ, được đồng tình cao:
100% ý kiến tán thành đánh giá:



Nội dung các tiêu chí phù hợp thực tế, nhiệm vụ quyền hạn của Hiệu trưởng. Các tiêu chí
đảm bảo rõ ràng, đầy đủ các mặt công tác quản lý của Hiệu trưởng. Bộ tiêu chí giúp đánh giá
được công tác quản lý của Hiệu trưởng và đem lại mức độ tin cậy. Bộ tiêu chí phù hợp với thời
đại, đáp ứng được yêu cầu phát triển trong thời kỳ hội nhập. Bộ tiêu chí giúp Hiệu trưởng tự rèn
luyện, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ của mình.
- Kết quả thử nghiệm
Qua đánh giá thử tại 32 trường THCS thuộc địa bàn thành phố Hải Phòng, chúng tôi thu
được kết quả và nhận xét như sau:
Đánh giá công tác quản lý của hiệu trưởng trường THCS theo Bộ tiêu chí trong luận văn
này không chỉ về cơ bản là phù hợp với đánh giá Phòng GD&ĐT trước đây mà còn chính xác,
khách quan hơn. Vì vậy, bước đầu có thể khẳng định là Bộ tiêu chí đánh giá công tác quản lý của
Hiệu trưởng Trường THCS trong luận văn đã làm cho việc đánh giá công bằng hơn, khách quan
hơn và đánh giá đúng bản chất hơn.
7. Bộ tiêu chí và qui trình đánh giá đã đánh giá thử tại một số quận, huyện thuộc địa bàn
Hải Phòng. Bộ tiêu chí bước đầu cho thấy có thể sử dụng được để đánh giá công tác quản lý của
hiệu trưởng trường THCS cho kết quả đáng tin cậy.
2. Khuyến nghị
 Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng
Cho phép triển khai việc đánh giá công tác quản lý của Hiệu trưởng Trường THCS theo
bộ tiêu chí và qui trình đánh giá nêu trong luận văn; Có kế hoạch cụ thể triển khai công tác đánh
giá chất lượng giáo dục trường THCS.
 Đối với thành phố Hải Phòng
Thành uỷ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân thành phố cần quan tâm chỉ đạo các
ban, ngành thành phố kết hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc chỉ đạo các trường
THCS tham gia chương trình quản lý chất lượng.
Trên cơ sở kết quả đánh giá thử nghiệm toàn bộ các Hiệu trường trường THCS, tiến hành
điều chỉnh, bổ sung bộ tiêu chí đánh giá công tác quản lý của Hiệu trưởng Trường THCS để ban
hành sử dụng chính thức trong toàn Thành phố.
 Đối với Bộ Giáo dục - Đào tạo
Cần có chỉ đạo sát sao hơn hoàn thiện hệ thống đánh giá chất lượng giáo dục ở tất cả các

tỉnh, thành phố. Tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác đánh giá
chất lượng giáo dục.
Có kế hoạch cụ thể triển khai đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông một cách đại trà.
Có những chương trình, dự án hỗ trợ Hải Phòng trong công tác kiểm tra việc đánh giá
chất lượng giáo dục. Sớm ban hành quy chế quản lý các cơ sở Giáo dục và Đào tạo có yếu tố
nước ngoài.


Trên cơ sở kết quả hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá công tác quản lý của Hiệu trưởng
Trường THCS của Thành phố Hải Phòng, triển khai thí điểm ở một số Tỉnh, Thành khác, nếu
thấy tốt, ban hành chính thức sử dụng trong toàn quốc với một qui trình thống nhất.



References
I. Tiếng Việt
1. Thanh An (2007), " Chân dung hiệu trưởng mẫu mực", Báo Giáo dục và Thời đại, số đặc biệt
tháng 8 năm 2007, tr.6.
2. Đặng Quốc Bảo (1999), Kinh tế học giáo dục, Hà Nội.
3. Điều lệ trường trung học cơ sở.
4. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2003), Những quan điểm giáo dục hiện đại
5. Nguyễn Quốc Chí (2003), Những cơ sở của lý luận QLGD, Hà Nội.
6. Dự án Hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục (SREM) (2007), Phiếu đánh giá hiệu trưởng trường
phổ thông.
7. Nguyễn Tuyết Hạnh (2/2005), “Đôi điều trao đổi về xây dựng tiêu chí đánh giá và bảng hỏi để
đánh giá thực trạng quản lý trường trung học phổ thông” Thông tin quản lí giáo dục, (2/36), tr.
23-25.
8. Nguyễn Công Khanh (2004), Đánh giá đo lường trong khoa học xã hội: Qui trình, kĩ thuật
thiết kế, thích nghi, chuẩn hóa công cụ đo. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Đặng Bá Lãm (2005), Quản lí nh nước về giáo dục, lí luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Chính

trị quốc gia, Hà Nội.
10. Trần Thị Bích Liễu (2004), Đánh giá chất lượng giáo dục nội dung, phương pháp, kỹ thuật,
Nhà xuất bản Đại học sư phạm.
11. Luật Giáo dục (2005).
12. Phạm Đỗ Nhật Tiến (2007), “Cải cách giáo dục và yêu cầu đặt ra đối với việc xây dựng Luật
giáo viên”, Tạp chí Cộng sản điện tử, (19/139).
13. Như ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành (1996), Từ điển Tiếng Việt thông dụng, Nhà
xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
14. Các Mác- Anghen toàn tập (1993), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
II. Tiếng Anh


15. David Peterson (1991), Evaluating Principals, ERIC Digest Series Number 60
16. Evaluation Handbook for Professional Alaska Educators (2002), http:///www.eed.state.ak.us
17. Good Principals Are the Key to Succeful School, Six Strategies to Prepare More Good
Principals (2001), Southern Regional Education Board, USA
18. Huber, Stephan Gerhard and…(2002), Preparing School Leaders for the 21 Century: an
internatinonal comparison of development programs of 15 countries, TayLor & Francis
Publisher, Netherlands.
19. Leadership Matters. Building Leadership Cpacity (2001), Southern Regional Education
Board, USA.
20. Marke Anderson (1991), Principal. How to train, recruit, select, induct and evaluat Leaders
for America’s Schools. ERIC Clearing House on Educational Management College of Education.
Univercity of Oregon.
21. Stephen Davis and…(2005), School Leadership Study. Developing Successful Principals.
Review of Research Stanford Educatitonal Leadership Institute.
22. Steve Ferkas, Jean Johnson and And Duffett (2003), Rolling up Their Sleeves: Superindent
and Princilals talk About What’s Needed toFix Schools, Public Agenda, USA.
23. John Franklin (2000), Evaluating the Principal. Changing Processes For Changing Role,
USA.







×