Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

luận án đặc khu kinh tế kinh nghiệm của trung quốc và đề xuất chính sách cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 160 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRỊNH MẠNH LINH

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

rang bìa phụ

Hà Nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chƣa từng
đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận án

TRỊNH MẠNH LINH

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ...............................................................................................................ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt ........................................................................................... v


Danh mục các bảng .................................................................................................... vi
Danh mục các hình ....................................................................................................vii
Mở đầu ........................................................................................................................ 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ....................................................................................................... 8
1.1. Nghiên cứu của nước ngoài về đặc khu kinh tế ................................................... 8
1.1.1. Khái niệm đặc khu kinh tế ................................................................................ 8
1.1.2. Các lý thuyết về phát triển đặc khu kinh tế ..................................................... 11
1.1.3. Nghiên cứu về thực tiễn phát triển đặc khu kinh tế ở Trung Quốc ................. 14
1.2. Nghiên cứu của Việt Nam về đặc khu kinh tế ................................................... 17
1.2.1. Nghiên cứu về đặc khu kinh tế trên thế giới và ở Trung Quốc ....................... 17
1.2.2. Nghiên cứu về khu kinh tế và đặc khu kinh tế của Việt Nam......................... 19
1.3. Đánh giá khái quát các nghiên cứu trước ........................................................... 21
1.4. Các câu hỏi nghiên cứu của luận án ................................................................... 23
Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN CÁC ĐẶC
KHU KINH TẾ Ở TRUNG QUỐC ............................................................................ 24
2.1. Quan niệm và lý luận về phát triển các đặc khu kinh tế của Trung Quốc ......... 24
2.1.1. Quan niệm về đặc khu kinh tế ở Trung Quốc ................................................. 24
2.1.2. Một số lý luận của Trung Quốc về phát triển đặc khu kinh tế ........................ 25
2.2. Thực tiễn phát triển các đặc khu kinh tế trên thế giới trong thời gian gần đây . 31
2.2.1. Xu hướng phát triển các đặc khu kinh tế trên thế giới .................................... 31
2.2.2. Một số mô hình đặc khu kinh tế trên thế giới ................................................. 33
2.3. Các yếu tố tác động đến sự hình thành và phát triển của các đặc khu kinh tế ... 37
2.3.1. Quyết tâm chính trị.......................................................................................... 37
2.3.2. Vị trí địa-kinh tế .............................................................................................. 38
2.3.3. Thể chế kinh tế vượt trội ................................................................................. 39
2.3.4. Cơ cấu sản xuất và nguồn nhân lực................................................................. 41
2.3.5. Chính sách ưu đãi ............................................................................................ 43
2.3.6. Hỗ trợ ban đầu của chính phủ trong xây dựng kết cấu hạ tầng ....................... 44



2.3.7. Quy mô và lộ trình phát triển .......................................................................... 45
Chƣơng 3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN ĐẶC KHU KINH TẾ CỦA TRUNG
QUỐC........................................................................................................................ 49
3.1. Tổng quan quá trình phát triển các đặc khu kinh tế của Trung Quốc ................ 49
3.1.1. Các giai đoạn phát triển của đặc khu kinh tế Trung Quốc .............................. 49
3.1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc đáp ứng những yếu tố mang lại sự phát triển
thành công của các ĐKKT ........................................................................................ 56
3.2. Nghiên cứu trường hợp các đặc khu kinh tế ...................................................... 62
3.2.1. Đặc khu kinh tế Thâm Quyến ......................................................................... 62
3.2.2. Khu mới Phố Đông - Thượng Hải.................................................................. 73
3.2.3. Khu mới Tân Hải – Thiên Tân ........................................................................ 84
3.2.4. Đánh giá kinh nghiệm phát triển của các đặc khu kinh tế Thâm Quyến, Phố
Đông - Thượng Hải và Tân Hải – Thiên Tân ............................................................ 94
3.3. Triển vọng phát triển của các đặc khu kinh tế ......................................................... 103
3.3.1. Các cơ hội và thách thức trong bối cảnh phát triển mới ............................... 103
3.3.2. Xu thế phát triển của các đặc khu kinh tế Trung Quốc trong thời gian tới........ 105
Chƣơng 4. GỢI MỞ CHÍNH SÁCH CHO VIỆC PHÁT TRIỂN CÁC ĐẶC KHU
KINH TẾ TẠI VIỆT NAM ........................................................................................ 115
4.1. Tiềm năng và điều kiện phát triển ĐKKT ở Việt Nam .......................................... 115
4.1.1. Đánh giá tổng quan tiềm năng phát triển ĐKKT ở Việt Nam ............................ 115
4.1.2. Thực trạng phát triển khu kinh tế tại Việt Nam ................................................... 117
4.2. Những gợi mở chính sách cho việc phát triển các đặc khu kinh tế tại Việt Nam
tham chiếu kinh nghiệm của Trung Quốc....................................................................... 124
4.2.1. Những điểm tương đồng và khác biệt trong bối cảnh xây dựng các đặc khu
kinh tế của hai nước ................................................................................................ 124
4.2.2. Các bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc và khả năng vận dụng ở Việt Nam... 127
4.3. Xác định khu kinh tế ưu thế để xây dựng đặc khu kinh tế .................................. 136
4.3.1. Tiêu chí đánh giá ............................................................................................... 136
4.3.2. Mức độ đáp ứng các tiêu chí của các khu kinh tế ven biển hiện nay .............. 138

Kết luận ................................................................................................................... 143
Tài liệu tham khảo ................................................................................................... 145
Tiếng Việt: ................................................................................................................... 145
Tiếng Anh .................................................................................................................... 146
Tiếng Trung Quốc..............................................................................................................152
Phụ lục........................................................................................................................ A
iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

ĐKKT

: Đặc khu kinh tế

FTA

: Hiệp định mậu dịch tự do (Free trade agreement)

FDI

: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)

FEZ

: Khu kinh tế tự do (Free Economic Zone)


GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

ILO

: Tổ chức lao động quốc tế (International Labor Organization)

IMF

: Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund)

KCN

: Khu công nghiệp

KHCN

: Khoa học công nghệ

KKT

: Khu kinh tế

KKTM

: Khu kinh tế mở

SEZ


: Đặc khu kinh tế (Special Economic Zone)

UNIDO

: Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (United Nations
Industria Development Organization)

UNESCWA

: Ủy ban kinh tế và xã hội Liên hợp quốc khu vực Tây Á (United
Nations Economic and Social Commission for Western Asia)

WTO

: Tổ chức Thương mại thế giới (World Trade Organization)

WB

: Ngân hàng thế giới (World Bank)

WEPZA

: Hiệp hội các Khu chế xuất trên Thế giới (World Export
Processing Zones Association)

v


DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2.1. Số lƣợng các mô hình ĐKKT trên thế giới ............................................ 32
Bảng 2.2. Số lƣợng các ĐKKT trên thế giới phân theo khu vực ........................... 33
Bảng 3.1. Tăng trƣởng GDP và GDP bình quân đầu ngƣời của Thâm Quyến .. 63
Bảng 3.2. So sánh GDP của Thâm Quyến và một số thành phố khác .................. 63
Bảng 3.3. So sánh số liệu của Thâm Quyến năm 1979 và năm 2014 ................... 70
Bảng 3.4. Thống kê kinh tế của Khu mới Phố Đông (1990 - 2014)...................... 76
Bảng 3.5. Tốc độ tăng trƣởng kim ngạch xuất khẩu của Tân Hải ........................ 85
Bảng 3.6. Tình hình thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài của Tân Hải - Thiên Tân ........... 86
Bảng 3.7. Cơ cấu GDP và cơ cấu lao động của khu mới Tân Hải ....................... 89
Bảng 3.8. Tỷ trọng của các ngành công nghiệp của Tân Hải ............................... 89
Bảng 3.9: Đột phá về tầm nhìn và mục tiêu phát triển của Thâm Quyến, Phố
Đông - Thƣợng Hải và Tân Hải - Thiên Tân.......................................................... 99
Bảng 3.10. Tóm tắt quan điểm của các lý luận truyền thống về các yếu tố thành
công của ĐKKT ...................................................................................................... 108

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Nền tảng lý luận truyền thống cho sự phát triển các ĐKKT của Trung
Quốc .......................................................................................................................... 31
Hình 2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của các Đặc khu kinh tế ........... 46
Hình 3.1. Tốc độ tăng trƣởng GDP của Phố Đông - Thƣợng Hải (tỷ NDT) ............ 75
Hình 3.2. Tốc độ tăng trƣởng GDP của Tân Hải - Thiên Tân (tỷ NDT) .................. 85
Hình 3.3. Cơ cấu ngành nghề của 03 ĐKKT .......................................................... 101
Hình 3.4. Thay đổi trong tƣ duy và phƣơng thức phát triển của các ĐKKT ở Trung
Quốc ........................................................................................................................ 111

vii



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc phát triển các loại hình khu kinh tế (KKT) là điểm nhấn nổi bật trong
tiến trình cải cách, hội nhập của Việt Nam qua 30 năm đổi mới. Năm 1991, Thủ
tướng Chính phủ cấp giấy phép thành lập khu chế xuất Tân Thuận, có thể được
xem là một dạng KKT đầu tiên ở Việt Nam. Năm 1996, Việt Nam thành lập KKT
cửa khẩu đầu tiên tại Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Năm 2003, Khu kinh tế mở
Chu Lai ra đời, là KKT ven biển đầu tiên của Việt Nam. Đến nay Việt Nam có 16
khu kinh tế ven biển, 28 khu kinh tế cửa khẩu, 3 khu công nghệ cao và 293 Khu
công nghiệp, Khu chế xuất.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, thực tiễn phát triển của các KKT tại
Việt Nam hiện nay bộc lộ một số hạn chế. Thể chế của các KKT chưa đủ mạnh,
các KKT chưa có luật riêng nên còn bị điều chỉnh bởi các luật, nghị định chuyên
ngành. Mức độ “tự do” và “tự chủ” của các KKT Việt Nam hiện thấp hơn nhiều
so với hệ thống thể chế mang tính tự do và tự chủ cao của các KKT tự do trong
khu vực. Những cơ chế chính sách ưu đãi không còn đủ sức cạnh tranh để thu
hút đầu tư nhưng cũng không thể vận dụng linh hoạt do các quy định cứng của
pháp luật hiện hành; bộ máy quản lý hiệu lực hiệu quả chưa cao, thủ tục hành
chính chưa thông thoáng thuận lợi; cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực chưa đáp
ứng yêu cầu; nhiều khu ở vị trí không thuận lợi... làm cho sức cạnh tranh thấp,
không thu hút được nhiều tập đoàn đa quốc gia nên phát triển chưa tương xứng
với tiềm năng, chưa đạt mục tiêu đề ra. Thực trạng này đặt ra yêu cầu phải tìm
kiếm, xây dựng những mô hình KKT mới, có khả năng để tạo ra động lực phát
triển mới cho nền kinh tế. Một trong những mô hình đó là các đặc khu kinh tế.
Chủ trương phát triển đặc khu kinh tế (ĐKKT) đã được Đảng ta xác định
tại Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa VIII: "...nghiên cứu xây dựng vài
đặc khu kinh tế, khu kinh tế tự do ở những địa bàn ven biển có đủ điều kiện..."1.
1


Đảng Cộng sản Việt Nam (1997). Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa
VIII. Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội.

1


Đến Đại hội X (2006) Đảng ta tiếp tục khẳng định "... phát triển một số khu kinh
tế mở và Đặc khu kinh tế...". Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020
được Đại hội XI (2011) thông qua cũng xác định "...lựa chọn một số địa bàn có
lợi thế vƣợt trội, nhất là ở ven biển để xây dựng một số Khu kinh tế làm đầu tàu
phát triển..."2. Đến Đại hội XII nhấn mạnh: “Xây dựng một số đặc khu kinh tế để
tạo cực tăng trƣởng và thử nghiệm thể chế phát triển vùng có tính đột phá”.3
Nghị quyết số 05 của Hội nghị Trung ương 4 khóa XII về đổi mới mô hình tăng
trưởng: “Nghiên cứu, xây dựng thể chế vƣợt trội cho những địa phƣơng, vùng
kinh tế động lực, khu hành chính – kinh tế đặc biệt để thực hiện tốt vai trò đầu
tàu, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội”.
Trên thế giới việc xây dựng các KKT tự do theo hướng ĐKKT đã và đang
là một xu hướng mạnh mẽ, là tất yếu, có tính quy luật, nhiều nước đã thu được
thành công. Từ mô hình ĐKKT đầu tiên được thành lập tại Puerto Rico năm 1942
đến nay đã có hơn 3.500 đặc khu ở 135 quốc gia trên thế giới. Sự phát triển của
các ĐKKT đã góp phần quan trọng thúc đẩy thương mại toàn cầu, thu hút hàng
nghìn tỷ USD, tạo được trên 70 triệu việc làm trực tiếp và hơn 500 tỷ USD doanh
thu thông qua hoạt động thương mại4. Từ cuối thập kỷ 60 thế kỷ XX, ĐKKT được
phát triển mạnh ở nhiều quốc gia châu Á. Tại Trung Quốc, sau thế hệ ĐKKT đầu
tiên, nhiều mô hình khác nhau được áp dụng một cách phong phú, đa dạng (như
ĐKKT, khu khai phát trọng điểm, khu thương mại tự do...). Chiến lược phát triển
các ĐKKT của Trung Quốc đã được thế giới đánh giá là khá thành công và mô
hình các ĐKKT này được nhiều nước đi sau nghiên cứu, học tập.
Trong bối cảnh đó, việc xây dựng và phát triển các ĐKKT ở Việt Nam phải
đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức và cạnh tranh quốc tế gay gắt. Bên

cạnh hạn chế trong thực tiễn phát triển của các KKT tại Việt Nam hiện nay, thì
2

Đảng Cộng sản Việt Nam (2011). Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020. Văn phòng Trung ương
Đảng, Hà Nội.
3
Đảng Cộng Sản Việt Nam (2016). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Văn phòng Trung ương
Đảng, Hà Nội.
4
FIAS, The Multi-donor Investment Climate Advisory Service). (2008). Khu kinh tế đặc biệt: hoạt động, bài
học kinh nghiệm và đề xuất đối với phát triển vùng [Special Economic Zones: performance, lessons learned,
and implications for zone development]. USA: World Bank.

2


nhiều quốc gia trong khu vực đã có kinh nghiệm phát triển ĐKKT thành công với
nhiều cơ chế chính sách ưu đãi vượt trội, và đang tiếp tục điều chỉnh theo hướng
ngày càng ưu đãi cao hơn. Bên cạnh đó, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
ngày sâu rộng với những cam kết có tiêu chuẩn và độ mở thị trường rất cao được
áp dụng chung cho cả nền kinh tế, Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn khi ban hành
các cơ chế, chính sách ưu đãi vượt trội cho các ĐKKT.
Do vậy, để xây dựng mô hình ĐKKT ở Việt Nam đòi hỏi không chỉ tổng
kết lại quá trình hoạt động của các KKT trong nước thời gian qua mà còn phải
biết vận dụng hợp lý kinh nghiệm các nước, nhất là kinh nghiệm thành công của
Trung Quốc có thể chế chính trị, kinh tế và điều kiện phát triển khá tương đồng
với Việt Nam về xây dựng mô hình ĐKKT. Nhất là hiện nay, Đảng và Nhà nước
ta thể hiện quyết tâm rất cao trong việc nghiên cứu xây dựng mô hình ĐKKT,
nhằm tạo thêm động lực, góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế, cải cách
thể chế và tái cơ cấu nền kinh tế. Xét theo những yếu tố trên, luận án này có ý

nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
* Mục đích: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn
phát triển các ĐKKT ở Trung Quốc; từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm và gợi
ý chính sách để xây dựng một số ĐKKT tại Việt Nam.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tổng kết các quan điểm lý thuyết chủ yếu liên quan đến sự phát triển
các ĐKKT của Trung Quốc, chỉ ra các yếu tố tác động đến sự phát triển của các
ĐKKT này.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển các ĐKKT ở Trung Quốc; từ đó
rút ra những bài học kinh nghiệm thành công cũng như chưa thành công có ý
nghĩa tham khảo đối với Việt Nam.
- Đưa ra các gợi mở chính sách để xây dựng, phát triển một số ĐKKT ở
Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3


* Đối tƣợng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là các ĐKKT ở Trung Quốc; các KKT ven biển của
Việt Nam có khả năng phát triển trở thành những ĐKKT.
* Phạm vi nghiên cứu:
Về thời gian, từ năm 1978 khi Trung Quốc bắt đầu chủ trương thành lập
các ĐKKT đến nay.
Về không gian, các ĐKKT của Trung Quốc, trong đó tập trung nghiên cứu
sâu ba trường hợp: ĐKKT Thâm Quyến, Khu thương mại tự do Phố Đông Thượng Hải, Khu mới Tân Hải - Thiên Tân.
Ở Việt Nam là các KKT ven biển có khả năng phát triển thành các ĐKKT.
Các khu công nghiệp, khu chế xuất, các thành phố mở, khu khai phát không thuộc
phạm vi nghiên cứu của luận án, trừ trường hợp các loại hình này là một bộ phận
nằm trong các ĐKKT nói trên.

Về nội dung, là kinh nghiệm xây dựng, vận hành các ĐKKT với các chính
sách, thể chế đặc thù.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
* Sử dụng phương pháp phân tích định tính:
- Phương pháp tổng thuật, hệ thống hóa các tài liệu nghiên cứu.
- Phân tích lịch sử: Tiến trình phát triển của các thế hệ ĐKKT của Trung
Quốc, từ việc phân chia các giai đoạn phát triển các ĐKKT của Trung Quốc,
luận án phân tích tìm ra quy luật phát triển chung của các ĐKKT này.
- Nghiên cứu trường hợp và so sánh: Luận án nghiên cứu sâu một số mô
hình ĐKKT của Trung Quốc là: ĐKKT Thâm Quyến, Khu thương mại tự do
Thượng Hải, Khu khai phát Tân Hải – Thiên Tân. Đây là những thế hệ mô hình
ĐKKT ở các giai đoạn phát triển khác nhau của Trung Quốc. Mỗi mô hình
ĐKKT có những điều kiện hình thành, phát triển và những thể chế tương đối đặc
thù, đồng thời chịu nhiều yếu tố tác động. Từ việc làm rõ và so sánh những đặc
trưng cụ thể của từng mô hình, luận án tổng kết, đánh giá kinh nghiệm của Trung
Quốc trong việc phát triển cụ thể từng loại hình ĐKKT qua các giai đoạn khác
4


nhau. Từ kinh nghiệm của Trung Quốc, luận án sẽ phân tích rõ các nguyên nhân
vì sao các loại hình KKT hiện nay ở Việt Nam chưa thành công như mong
muốn, đồng thời chỉ rõ những bài học, kinh nghiệm của Trung Quốc mà Việt
Nam có thể tham khảo trong quá trình xây dựng, phát triển một số ĐKKT.
- Luận án sử dụng dữ liệu thứ cấp là thông tin, dữ liệu từ các nghiên cứu
hiện có của các học giả và các tổ chức uy tín trong và ngoài nước.
* Phương pháp phân tích định lượng: Luận án sử dụng các phương pháp
thống kê đơn giản như thống kê tần suất và tỷ lệ, phân tích trung bình để mô tả,
phân tích số liệu thu thập được.
Các bƣớc phân tích của Luận án:
* Bước 1: Xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu. Dựa vào các lý thuyết

phát triển các ĐKKT của thế giới và được vận dụng ở Trung Quốc (chủ yếu
dưới góc độ quản lý kinh tế), xác định các yếu tố cơ bản tác động đến sự phát
triển của các ĐKKT của Trung Quốc.
* Bước 2: Phân tích thực trạng phát triển các ĐKKT của Trung Quốc;
kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc đáp ứng những yếu tố mang lại sự phát
triển thành công của các ĐKKT.
* Bước 3: Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng về phát triển ĐKKT của Việt
Nam, phân tích thực trạng phát triển các KKT ven biển của Việt Nam, trên cơ sở
tham chiếu với các yếu tố tác động và kết hợp với bài học kinh nghiệm từ Trung
Quốc để rút ra một số gợi mở trong việc xây dựng, phát triển một số ĐKKT ở
Việt Nam.
Khung phân tích của luận án:
Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc
phát triển các ĐKKT của Trung
Quốc thời kỳ đầu
Lý luận Đặng
Thực tiễn phát triển
Tiểu Bình
của các ĐKKT trên
Các lý luận
thế giới
truyền thống ở Bối cảnh phát triển

Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc
phát triển các ĐKKT của Trung
Quốc hiện nay và trong thời gian tới
Tư duy cải Bối cảnh quốc tế sau
cách mới của khủng hoảng tài
Trung Quốc chính và suy thoái
về chuyển đổi kinh tế toàn cầu (vai


5


Trung Quốc:
cực tăng
trưởng, phát
triển không cân
bằng trong thời
kỳ chuyển đổi,
vùng thử
nghiệm, đại
tuần hoàn quốc
tế, hiện đại hóa

của Trung Quốc: giai
đoạn mới tiến hành
cải cách, hội nhập
chưa sâu, tiềm lực
chưa lớn
Thực tiễn và yêu cầu
phát triển của các
ĐKKT ở Trung Quốc
trong giai đoạn mới
hình thành: cần sự hỗ
trợ của chính phủ

sang cơ chế thị
trường, vai trò
của chính phủ

Các lý luận
mới về mạng
sản xuất toàn
cầu, đô thị
quốc tế, đổi
mới sáng tạo,
văn minh sinh
thái

trò của đổi mới sáng
tạo, TNCs và kết nối
vào mạng sản xuất
và chuỗi giá trị…)
Bối cảnh của Trung
Quốc: kinh tế suy
giảm, các vấn đề xã
hội, môi trường
Yêu cầu phát triển
các ĐKKT ở Trung
Quốc giai đoạn mới

Luận điểm phát triển chính: Chính phủ Luận điểm phát triển chính: Thị
làm trung tâm
trƣờng làm trung tâm
Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát
triển các ĐKKT
Quyết tâm chính trị
Vị trí địa kinh tế
Thể chế kinh tế vượt trội so với trong
nước

Cơ cấu sản xuất và nguồn nhân lực
Chính sách ưu đãi
Hỗ trợ ban đầu của chính phủ trong xây
dựng cơ sở hạ tầng
Quy mô và lộ trình phát triển

Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát
triển các ĐKKT
Sức cạnh tranh toàn cầu dựa trên đổi
mới sáng tạo
Kết nối vào mạng sản xuất, chuỗi giá
trị của các TNCs
Thể chế hiện đại, đẳng cấp quốc tế

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Chỉ ra 7 yếu tố quyết định đến sự thành công của ĐKKT.
- Nêu ra kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc đáp ứng các yếu tố mang
lại sự phát triển thành công của các ĐKKT.
- Luận án cho rằng: các ĐKKT ở Trung Quốc ngày nay đang trong quá
trình cải cách, chuyển đổi mô hình phát triển theo hướng trở thành những thành
phố tự do toàn cầu (với các nhà đầu tư chiến lược toàn cầu; thể chế có tính cạnh

6


tranh, vượt trội toàn cầu; công dân, người lao động dịch chuyển ở phạm vi quốc
tế; tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu…).
- Xác định được những khu vực phù hợp nhất xây dựng ĐKKT ở Việt
Nam và mô hình ĐKKT phù hợp trong từng trường hợp.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Luận án phân tích toàn diện quá trình phát triển của ĐKKT Trung Quốc từ
thế hệ đầu tiên cho đến thời điểm hiện nay, trong đó phân tích 03 trường hợp cụ
thể có tính đại diện của ba giai đoạn phát triển ĐKKT từ 1978 đến nay. Luận án
tổng kết kinh nghiệm phát triển của các ĐKKT trên thế giới và ở Trung Quốc,
chỉ ra những yếu tố chủ yếu quyết định đến sự thành công của ĐKKT. Từ đó,
tham chiếu các KKT ven biển hiện có của Việt Nam nhằm xác định KKT nào có
lợi thế và phù hợp nhất để xây dựng ĐKKT.
Từ thực tiễn phát triển ĐKKT của Trung Quốc, luận án cho rằng: Lý luận
truyền thống về các ĐKKT của Trung Quốc tập trung nhấn mạnh tầm quan trọng
của nhiều yếu tố như: vị trí địa lý, thể chế, đặc biệt là vai trò của Chính phủ. Tuy
nhiên, giai đoạn phát triển mới của các ĐKKT và sự thay đổi trong tư duy phát
triển hiện nay ở Trung Quốc đã hình thành quan niệm: quá trình phát triển của
các ĐKKT phải dựa vào thị trường và do thị trường thúc đẩy; thể chế của các
ĐKKT không chỉ mang tính vượt trội bên trong quốc gia mà ở cả tầm khu vực
và toàn cầu, đáp ứng chuẩn mực của mô hình các thành phố tự do toàn cầu.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận án gồm 4 chương như sau:
Chƣơng 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
luận án.
Chƣơng 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển các đặc khu kinh
tế ở Trung Quốc.
Chƣơng 3: Kinh nghiệm phát triển đặc khu kinh tế của Trung Quốc.
Chƣơng 4: Gợi mở chính sách cho việc phát triển các đặc khu kinh tế
tại Việt Nam.
7


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN


1.1. Nghiên cứu của nƣớc ngoài về ĐKKT
1.1.1. Khái niệm ĐKKT
Đặc khu kinh tế (Special Economic Zone – SEZ) đã có lịch sử phát triển
hàng trăm năm nhưng tùy vào thể chế kinh tế, chính trị của mỗi nước, các học
giả có cách định nghĩa và lý giải riêng và vẫn chưa đưa ra được một định nghĩa
thống nhất. Hiện nay, ĐKKT có nhiều tên gọi và loại hình khác nhau, như Khu
tự do (Free Zone), Khu phi thuế quan (Duty Free Zone), Khu Thƣơng mại Tự do
(Free Trade Zone), Khu Chế xuất (Export Processing Zone), Khu kinh tế đặc biệt
(hay đặc khu kinh tế), Khu kinh tế mở, hay đơn giản chỉ là khu kinh tế v.v...
Có thể nêu ra một số quan niệm tiêu biểu như sau:
Quan niệm của một số học giả:
- Khu kinh tế là “một khu vực địa lý xác định mà các hoạt động kinh tế
trong đó không phải áp dụng những quy định điều tiết và thuế của chính phủ như
đang áp dụng chung cho toàn nền kinh tế quốc dân” (Grubel, 1984: 43).
- Khu kinh tế là một khu vực khép kín, có ranh giới rõ ràng như là một
khu vực thuế quan, có các lợi thế về địa lý, có các hệ thống cơ sở hạ tầng phù
hợp cho các hoạt động thương mại và công nghiệp và có các nguyên tắc về thuế
khoá đặc thù (Madani, 1999).
- Khu kinh tế là một vùng công nghiệp có ranh giới rõ ràng, bao gồm một
khu vực tự do thương mại nằm trong cơ chế về thương mại và thuế quan chung
của một quốc gia, các công ty nước ngoài ở đây chủ yếu sản xuất để xuất khẩu
và được hưởng ưu đãi về tài chính và thuế khoá (Kusago và Tzannatos, 1998).
- Khu kinh tế là vùng công nghiệp được hưởng một số chính sách ưu đãi
đặc biệt nhằm “sản xuất hướng ra xuất khẩu” (Aggarwal, 2010: 2).
Quan niệm của một số tổ chức quốc tế:

8


- Khu kinh tế là khu công nghiệp khép kín, chuyên sản xuất để xuất khẩu

và tạo cho các công ty ở đây những điều kiện về tự do thương mại và môi trường
pháp lý tự do (WB, 1992; UNIDO, 1995).
- Khu kinh tế là khu công nghiệp có những ưu đãi đặc biệt nhằm thu hút
đầu tư nước ngoài, các nguyên vật liệu nhập khẩu vào KKT được qua một số
công đoạn chế biến trước khi được tái xuất khẩu (ILO, 1998).
- Khu kinh tế là khu vực được quy hoạch không phải áp dụng các mức
thuế quan và kiểm soát nhập khẩu nhằm tạo một môi trường hấp dẫn đầu tư,
công nghệ, xúc tiến xuất khẩu và cơ hội việc làm” (UNESCWA, 1995).
Quan niệm trong luật pháp của một số nƣớc:
- Theo Luật Thuế của Liên bang Nga năm 1993: Khu kinh tế tự do là các
hệ thống chế độ thuế trong đó hàng nước ngoài được lưu kho và sử dụng trong
ranh giới các vùng lãnh thổ hay khu nhà xác định mà không chịu thuế quan, các
sắc thuế, và hàng hoá của Nga được lưu kho và sử dụng theo các điều kiện áp
dụng cho hàng hoá xuất khẩu theo quy định của chế độ hải quan hàng xuất khẩu.
- Theo Luật về Cơ sở hình thành Khu Kinh tế Tự do của Lítva ban hành
năm 1995, khu kinh tế là một vùng lãnh thổ được quy hoạch cho các hoạt động
kinh tế và tài chính, trong đó áp dụng các điều kiện pháp lý và kinh tế đặc biệt về
hoạt động của các chủ thể kinh tế
- Theo quan niệm của Chính phủ Hàn Quốc, Khu Kinh tế đặc biệt là một
vùng địa lý cụ thể (của quốc gia) có luật pháp kinh tế khác và tự do hơn so với
các luật pháp kinh tế áp dụng chung cho quốc gia đó.5
- Trong Luật về Khu kinh tế đặc biệt, Philippin quan niệm Đặc khu kinh tế
“là các khu kinh tế, các lãnh thổ được lựa chọn, đã từng là hoặc có khả năng trở
thành các trung tâm công – nông nghiệp, du lịch, vui chơi giải trí, thương mại,
ngân hàng, đầu tư và tài chính, một khu kinh tế đặc biệt có thể bao gồm một

5

FEZ Planning Office, Goverment of Korea, />
9



hoặc nhiều thành tố sau: khu công nghiệp, khu chế xuất, khu mậu dịch tự do,
trung tâm du lịch, khu vui chơi giải trí”.
ĐKKT là một loại hình KKT và cũng có nhiều quan niệm khác nhau. Jean
Germain Gros, Chao Paul6 nhận định: ĐKKT là khu vực thử nghiệm được ngăn
cách với các khu vực khác. Jean Germain Gros (2005) 7cho rằng: ĐKKT là một
vùng thử nghiệm thị trường tự do, chỉ bị chính phủ can thiệp ở mức độ hạn chế.
Nhiều nghiên cứu cũng chia sẻ quan niệm rằng, ĐKKT là một khu vực được
phân định ranh giới địa lý rõ ràng và được ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng
hàng rào cứng; có cơ chế quản lý và hành chính riêng biệt; là khu vực được
hưởng các ưu đãi vượt trội về thuế, hải quan và có các đặc quyền cụ thể (FIAS,
2008; WB, 2010; Thomas, 2011). Herbert Grubel cho rằng ĐKKT là “một khu
vực địa lý xác định mà các hoạt động kinh tế trong đó không phải áp dụng những
quy định điều tiết và thuế của chính phủ như đang áp dụng chung cho toàn nền
kinh tế quốc dân” 8. Kinh tế gia Dorsati Madani cho rằng, ĐKKT là một khu vực
khép kín, có ranh giới rõ ràng như là một khu vực thuế quan, có các lợi thế về
địa lý, có các hệ thống cơ sở hạ tầng phù hợp cho các hoạt động thương mại và
công nghiệp và có các nguyên tắc về thuế khóa đặc thù.9 B.Koroso Kop cho
rằng: “Đặc khu kinh tế chính là cửa sổ về kỹ thuật, tri thức, quản lý và đối ngoại,
mà còn là một cánh cửa về cải cách” 10. Cho dù không có một định nghĩa duy
nhất cho ĐKKT, nội hàm khái niệm này thường phải đảm bảo các ý cơ bản sau:
(1) Một khu vực có phân định ranh giới địa lý rõ ràng; (2) Một cơ quan quản lý
và hành chính duy nhất với thể chế quản lý đặc thù; (3) Các doanh nghiệp được
hưởng quyền tự chủ và các chính sách ưu đãi mà các khu vực khác không có
được; (4) Có khu hải quan riêng biệt và các thủ tục tinh giản. Tính đặc thù của
6

Chao Paul. China‟s New Economic Zone: A Model for Development[J]. London, 1994.
Jean Germain Gros: Chinese Economic Success and Lessons for Africa: Possibilities and Limits. 2005

8
Grubel H. G (1984): “Free Economic Zone: Good or bad”, Aussenwitschaft, 39, Jahrgang, 1984:43
9
Madini. D. (1999): “A Review of the Role and Impact of Export Processing Zone”. World Bank
Development Reseach Group Policy Reseach Working Paper 2238 (November)
10
B.Koroso Kop. Đặc khu kinh tế Trung Quốc, xem Yu Keping. Học giả quốc tế luận về đặc khu kinh tế
Trung Quốc, nhà xuất bản biên dịch TW, 2008, trang 108.
7

10


ĐKKT thể hiện ở tính chất “khu trong khu” và “mang tính tổng hợp”, phân biệt
với các loại hình KKT khác. Tính tổng hợp thể hiện về mặt mô hình, ĐKKT bao
hàm các loại hình còn lại như khu mậu dịch tự do, cảng tự do, khu công nghiệp,
khu chế xuất, khu miễn thuế, do vậy trong quá trình vận hành các loại hình này
và các ngành nghề phối hợp nhịp nhàng với nhau tạo nên một mô hình kinh tế
tương đối hoàn chỉnh. Đặc tính “khu trong khu” thể hiện ở việc so với các loại
hình khác thì ĐKKT mang tính “đặc biệt” một cách rõ nét, là “một khu tổng hợp,
một xã hội thu nhỏ có hoạt động kinh tế và dịch vụ tổng hợp chứ không phải là
một thực thể có chức năng đơn nhất” 11.
Quan điểm của Luận án: ĐKKT là một khu vực kinh tế - hành chính có
ranh giới địa lý xác định; được hình thành ở những nơi có điều kiện thuận lợi để
phát triển vượt trội; được trao quyền tự chủ cao, có nền hành chính thông thoáng,
hiện đại, được hưởng các chính sách đặc thù, nhằm đạt được khả năng cạnh
tranh cao.
1.1.2. Các lý thuyết về phát triển ĐKKT

Các lý thuyết về phát triển các ĐKKT đã chỉ ra những vai trò quan trọng

của vấn đề này từ nhiều cách tiếp cận khác nhau.
Một trong những nền tảng lý thuyết quan trọng cho việc hình thành các
ĐKKT được phát triển trong thế kỷ 20 là lý thuyết về cực tăng trưởng. Lý thuyết
cực tăng trưởng ban đầu do Francois Perroux đưa ra (1950)12, sau đó được các
nhà kinh tế học tiếp sau như J.B.Boudeville, John Fishmam, A.O.Hischman,
Gunnar Myrdal, Maurice Catin, Xubei Luo và ChristopheVan Huffel...phát triển
và áp dụng vào việc nghiên cứu ĐKKT13. Có thể kể ra một số nghiên cứu điển
hình như “Bất cân đối giữa các khu vực và tiến trình phát triển quốc gia”
(Williamson, 1965), “Chính sách khu vực” (Friedman, 1966), “Luận về kinh tế
11

Edy L.Wong. China‟s a Special Economic Zone; Problems and Prognosis. Economy of Developing
Country,1987.
12
Lý thuyết cực tăng trưởng: />13
Maurice Catin, Xubei Luo& Christophe Van Huffel. Openness, industriazation and geographic
concentration of activies in China[J]. Worg Bank Policy Research Working Paper 3706, 2005.
/>
11


khu vực” (Hoover, 1972), “Cực tăng trƣởng trong phát triển khu vực” (Hansen,
1972), “Khu vực – mô hình kinh tế quốc gia” (Brown, 1978). Đặc biệt W.Isard
thông qua tổng kết kinh nghiệm của nhiều quốc gia thực thi chính sách cực tăng
trưởng, đã lần lượt viết các tác phẩm “Phƣơng pháp phân tích khu vực” (1960)
và “Dẫn luận về khoa học khu vực” (1975), đưa ra phương pháp và lý luận chính
sách đặt nền móng cho lý luận cực tăng trưởng và kinh tế học khu vực của
phương Tây. Lý luận này được Maurice Catin, Xubei Luo, ChristopheVan
Huffel áp dụng vào việc nghiên cứu ĐKKT14.
Kinh nghiệm của thế giới cho thấy, các ĐKKT là biện pháp tích tụ các lợi

thế so sánh. Theo lý thuyết cạnh tranh của M. Porter (1990), KKT là những cụm
(clusters) công nghiệp tập trung tại một khu vực địa lý. Lợi thế của việc tập trung
vào KKT nằm ở chỗ: lan truyền kiến thức, chia sẻ nguồn lực, và tập trung nguồn
lao động. Những công ty nằm trong KKT có thể chia sẻ hệ thống cơ sở hạ tầng,
nguồn lao động có kỹ năng, các thể chế giáo dục, đào tạo tay nghề, hỗ trợ thông
tin và kỹ thuật. Các công ty này cũng có thể liên kết với nhau tiến hành các thoả
thuận về phân phối, chuyển giao công nghệ và sản xuất chung. Quy mô kinh tế
và các lợi thế khác của “cụm công nghiệp” giúp các công ty giảm chi phí, có
được lợi thế cạnh tranh và thu hút FDI (Dunning, 1998).
Trong số các lý thuyết xuất hiện gần đây có các lý thuyết hỗn hợp về nhà
nước phát triển và thể chế. Các lý thuyết tân cổ điển tôn thờ thị trường và muốn
giảm thiểu sự can thiệp của nhà nước vào thị trường. Lý thuyết về nhà nước phát
triển cho rằng cần có sự kết hợp giữa cả thị trường và nhà nước. Các chính phủ
“phát triển” có vai trò quan trọng trong đầu tư, phát triển vốn con người, mua
công nghệ, thiết lập thể chế và thúc đẩy cải cách chính sách và thể chế (Chang,
2002). Lý thuyết thể chế mới cho rằng các thể chế kinh tế, chính trị và xã hội có
một vai trò quan trọng đối với tiến trình phát triển. Không giống các nền kinh tế
phát triển, các nền kinh tế đang phát triển có hệ thống thể chế yếu kém tồn tại từ
14

Maurice Catin, Xubei Luo& Christophe Van Huffel. Openness, industriazation and geographic
concentration of activies in China[J]. Worg Bank Policy Research Working Paper 3706, 2005.
/>
12


năm này qua năm khác. Nền kinh tế chỉ có thể phát triển nhanh nếu nhà nước có
các chính sách nhằm dỡ bỏ những rào cản thể chế này, như việc thành lập các
ĐKKT có được ưu đãi và lợi thế nhờ có môi trường quản trị tốt.
Lý thuyết kinh tế học đô thị giúp trả lời câu hỏi cơ bản là tại sao các thành

phố lại hình thành, phát triển và đóng góp thế nào cho tăng trưởng kinh tế.
Nghiên cứu của Jane Jacob (1969), R. Lucas (1988), Paul Krugman (1991) và
Glaeser (1998) đều đã khẳng định rằng hầu hết các thành quả đổi mới, sáng tạo
của con người xuất hiện tại các thành phố, khẳng định quá trình tập trung các
hoạt động kinh tế vào một không gian lãnh thổ nào đó cùng với sự lan toả tri
thức mà nó tạo ra đã biến các thành phố trở thành các động lực tăng trưởng kinh
tế. Hiện nay cạnh tranh giữa các nước chính là cạnh tranh giữa các thành phố,
chính vì thế, các ĐKKT đang được xây dựng để trở thành các thành phố có tính
cạnh tranh tầm quốc tế.
Vấn đề về vai trò, chức năng, mối quan hệ quyền lực giữa chính phủ
Trung ương và chính quyền địa phương luôn là một vấn đề lớn cần nghiên cứu,
nhất là liên quan đến cơ chế phân cấp hành chính, phân quyền cho các ĐKKT và
các KKT tự do. Một trong những vấn đề nảy sinh là mâu thuẫn giữa yêu cầu của
các ĐKKT phải có một mức độ tự do, tự chủ cao để phát triển nhanh với yêu cầu
tăng cường kiểm soát của chính quyền trung ương nhằm đảm bảo sự thống nhất
về quyền lực chính trị và quản lý kinh tế. Liên quan đến vấn đề này có các lý
thuyết tiêu biểu như: Lý thuyết “bỏ phiếu bằng chân” của Tiebout, “lý thuyết
phân quyền tối ưu” của George J.Stigler.
Lý thuyết “bỏ phiếu bằng chân” được xem là lý thuyết về thị trường cạnh
tranh hoàn toàn về cung ứng dịch vụ công giữa các địa phương. Trọng tâm
nghiên cứu của lý thuyết này là vấn đề cơ chế của chính quyền địa phương được
hình thành trong quá trình lựa chọn của đại đa số người dân. Tiebout cho rằng,
nhiều loại sản phẩm dịch vụ công chỉ có thể sử dụng ở một địa phương cụ thể
nào đó, mỗi người dân đều mong muốn đi tìm những dịch vụ công hợp lý nhất
đối với tiền thuế bỏ ra để làm cho lợi ích của mình là lớn nhất. Nếu thấy mối

13


quan hệ này là hợp lý thì họ sẽ lựa chọn địa phương đó, còn không họ sẽ di

chuyển đến địa phương khác, đây chính là “bỏ phiếu bằng chân”. Giá trị của lý
thuyết này ở chỗ chỉ ra rằng thông qua cạnh tranh, các chính quyền địa phương
sẽ nỗ lực nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Do đó, họ sẽ cung ứng
các hàng hóa hiệu quả hơn so với chính quyền Trung ương.
Lý thuyết “phân quyền tối ưu” của George J.Stigler tập trung giải quyết
vấn đề về tính tất yếu và tính hợp lý của việc phân quyền cho chính quyền địa
phương. Trong tác phẩm “phạm vi hợp lý của chức năng chính quyền địa
phương” (1957) , tác giả chỉ rõ khi so sánh với chính quyền Trung ương thì
chính quyền địa phương càng gần gũi với người dân hơn, vì vậy các chính quyền
địa phương nên có quyền tự chủ căn cứ vào sự lựa chọn của người dân để cung
cấp số lượng và chủng loại sản phẩm công cộng. Để nguồn lực được sử dụng
hiệu quả nhất thì quyết sách nên được tiến hành ở cấp hành chính thấp nhất,
chính quyền Trung ương có trách nhiệm giải quyết vấn đề bất bình đẳng và cạnh
tranh giữa các địa phương. Trung Quốc đã vận dụng rất linh hoạt lý luận này để
trao quyền cho đặc khu hành chính Hồng Kông theo mô hình “một nước hai chế
độ” và các ĐKKT có quyền tự chủ rất lớn.
1.1.3. Nghiên cứu về thực tiễn phát triển ĐKKT ở Trung Quốc
Các nhà khoa học có chung nhận xét là thực tiễn phát triển mô hình
ĐKKT ở Trung Quốc có mục đích kinh tế và chính trị rõ ràng. Joseph Fewsmith
(1986) cho rằng15, mục đích của việc thành lập ĐKKT chính là để thu hút đầu tư
nước ngoài, kích thích xuất khẩu, thu hút khoa học kỹ thuật tiên tiến và phương
pháp quản lý mới. Ezra F.Vogel (1989) 16cho rằng việc Trung Quốc thành lập
ĐKKT là để thử nghiệm kinh tế thị trường để áp dụng mở rộng trong phạm vi
toàn quốc. George T.Grane (1993) 17nhận định ĐKKT của Trung Quốc bao hàm
tất cả sự khó khăn và phức tạp trong quá trình cải cách mở cửa của Trung Quốc,
15

Joseph Fewamith. Special Economic Zones of PRC [J]. Communistic Issue, 1986,(6).
Như [5].
17

George T.Crane. Reform and Retrenchment in China‟s Special Economic Zones [A]U.S.Congress
Economiy Association. China‟s Economic Dilemas in the 1990s: The Problems of Reforms [C].New York;
M.F. Sharp Publish Co.,1993.
16

14


trở thành yếu tố quan trọng trong việc xây dựng kinh tế thị trường và hội nhập
kinh tế quốc tế. Howell Jude (1993)18 cho rằng ĐKKT có tính lan tỏa rất mạnh,
là ngọn cờ cải cách mở cửa của Trung Quốc. Edwad M.Graham (2004) chỉ ra
rằng, ĐKKT của Trung Quốc mục đích là để đẩy nhanh tiến trình tự do hóa.
Poptikov cho rằng ĐKKT không chỉ là cửa sổ về kỹ thuật, tri thức, quản lý và
chính sách mà còn gánh vác sứ mệnh tìm tòi con đường cải cách thể chế và xây
dựng chủ nghĩa xã hội cho toàn quốc.
Nhiều nghiên cứu cũng phân tích khá sâu sắc những đặc tính của đặc khu
kinh tế ở Trung Quốc, nêu bật sự ưu trội của các ĐKKT thể hiện ở tính tổng hợp,
tính đặc sắc và tính chiến lược, đồng thời cũng chỉ ra một số thách thức trong
quá trình phát triển của các ĐKKT như tính rủi ro và chu kỳ chính trị cùng với
nguy cơ phát triển không cân bằng.
* Tính tổng hợp
Howell Jude (1993) chỉ rõ: “đầu tiên, ĐKKT của Trung Quốc tương đối
đặc thù, tương đối tổng hợp, bởi vì ĐKKT của Trung Quốc không giới hạn ở
lĩnh vực kinh tế mà còn bao gồm việc xây dựng các chính sách vĩ mô”.19 Học giả
Nhật Bản Hideo cho rằng, ĐKKT của Trung Quốc mang tính tổng hợp, bao hàm
chức năng của khu mậu dịch tự do, khu chế xuất, cảng tự do và khu tài chính
quốc tế.
* Tính đặc sắc
Ezra F.Vogel (1989)20 cho rằng, Trung Quốc xây dựng ĐKKT trên cơ sở
tham khảo mô hình khu chế xuất của một số nước Đông Nam Á nhưng nó có

quy mô lớn hơn, ngoài chức năng kinh tế còn bao gồm các chức năng chính trị,
văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, hội nhập... Minokov (1996) cho rằng, Trung
Quốc thực hiện chiến lược phát triển tiệm tiến, hình thành nên cục diện phát triển
theo kiểu bậc thang giữa các khu vực, các đặc khu đều có tính đặc thù của riêng

18

Howell Jude. China Opens Its Doors: The Politics of Economic Transition. 1993.
Như [11]
20
Như [5]
19

15


mình. Alan Smart (2000) 21chỉ rõ, việc lựa chọn vị trí các ĐKKT có tính đặc thù
rất rõ ràng, do lo lắng việc nước ngoài có thể mang đến những “ô nhiễm tinh
thần” nên không lựa chọn những khu vực đã phát triển mà lựa chọn những khu
vực nông thôn lạc hậu, ven biển, có tính biệt lập.
* Tính chiến lƣợc
Nadeem M.Firoz, H.Amy Murray (2003) 22cho biết, “tất cả các ĐKKT của
Trung Quốc đều mang tính chiến lược rất rõ ràng”. Như Thâm Quyến tiếp giáp
Hồng Kông, Chu Hải giáp Hạ Môn, Áo Môn, Sơn Đầu đối diện với Đài Loan,
Hải Nam hướng về ASEAN, Kashgar giáp với Trung Á, Thụy Lệ giáp với
Mianmar, Mãn Châu Lý giáp với Nội Mông, Đông Hưng – Phòng Thành giáp
với Việt Nam... Rõ ràng các ĐKKT này đều mang sứ mệnh chính trị. Ezra
F.Vogel (1989) cho biết ĐKKT còn là trường đại học bồi dưỡng cán bộ quản lý
kinh tế thị trường của Trung Quốc theo lý luận Đặng Tiểu Bình.
* Tính rủi ro và ―tính chu kỳ chính trị‖

George T.Grane (1993) 23chỉ rõ, lợi ích và tổn thất của ĐKKT đã hình
thành một mô hình phát triển mang tính chu kỳ tuần hoàn. Tính chu kỳ của
ĐKKT không phải là tính chu kỳ kinh tế truyền thống, vì nó có tính “rủi ro chính
trị”. Tại Trung Quốc một khi kinh tế phát triển bất lợi sẽ tạo thành một không
khí chính trị, trong đó các thế lực phản đối và thái độ hoài nghi sẽ được bộc lộ và
tính hợp pháp của ĐKKT sẽ bị đe dọa. Joseph Fewsmith (1986) 24cho rằng, trong
chính sách cải cách mở cửa của Trung Quốc thì mâu thuẫn về việc thành lập
ĐKKT kịch liệt nhất. Một khi tư tưởng chính trị không thống nhất thì ĐKKT sẽ
bị xóa bỏ, tuy nhiên cho dù các thế lực phản đối đặc khu thì họ cũng mong muốn
quốc gia hiện đại hóa, chính vì vậy George T.Grane (1993) 25cho rằng, ĐKKT
vừa biến động lại vừa bền vững, việc thành lập ĐKKT có thể làm dấy lên sự
21

Alan Smart. Pioneering Economic Reform in China‟s Special Economic Zones: The Promotion of Foreign
Investment and Technology Transfer in Shenzhen. Regional Studies, 2000 (3).
22
Nadeem M.Firoz, H.Amy Muray. Foreign investment opportunities and customs in China‟s special
economic zones. International Journal of Management, 2003(1).87.
23
Như [9]
24
Joseph Fewsmith. Special Economic Zones of PRC. Communitic Issue, 1986,(6).
25
Như [9]

16


phản đối quyết liệt nhưng nó không thể bị xóa bỏ một cách dễ dàng. Edy
L.Wong (1987) 26cho rằng, những khó khăn của ĐKKT ít có khả năng làm giảm

giá trị đóng vai trò là khu thử nghiệm để tìm tòi chính sách cải cách của Trung
Quốc. Với tư cách là khu thử nghiệm kinh tế, tính chu kỳ của ĐKKT có thể là
dấu hiệu chu kỳ kinh tế của cả Trung Quốc. Với tư cách là tiên phong trong cải
cách thì ĐKKT trở thành “nhiệt kế” chính trị.
* Vấn đề phát triển không cân bằng
Chiến lược phát triển không cân bằng của ĐKKT tất yếu sẽ gây ra hậu quả
phát triển không cân bằng, đây chính là “chi phí thực” và “chi phí cơ hội” mà
ĐKKT không thể tránh khỏi. Gao QiaoPeng (1992) cho rằng, việc phát triển khu
vực ven biển phía Đông thành các đầu tàu tạo nên cục diện phát triển không cân
bằng giữa các khu vực Đông – Tây của Trung Quốc. Sklair Leslie (1991) 27
nghiên cứu về những vấn đề mà đô thị hóa nhanh của ĐKKT tạo ra, cho rằng:
các nhân tố như thu hút đầu tư nước ngoài, mô hình kinh tế hướng ra xuất khẩu
và các giai cấp, lực lượng mới hình thành sẽ biến Trung Quốc thành một xã hội
mới, nhưng nó cũng không biến Trung Quốc thành nước tư bản chủ nghĩa.
Nathan Kamal (2006) 28cho rằng, sự phát triển không cân bằng của ĐKKT sẽ
làm nới rộng thêm khoảng cách giữa thành thị - nông thôn và giữa các thành thị
với nhau.
1.2. Nghiên cứu của Việt Nam về đặc khu kinh tế
1.2.1. Nghiên cứu về đặc khu kinh tế trên thế giới và ở Trung Quốc
Nghiên cứu của các học giả Việt Nam về mô hình ĐKKT trên thế giới: Về
đối tượng nghiên cứu, chủ yếu tập trung vào trường hợp của Trung Quốc, như
nghiên cứu của Cù Ngọc Hưởng (1997) “Đặc khu kinh tế của Trung Quốc”; của
Bạch Minh Huyền và Phạm Mạnh Thường (1998) “Mô hình đặc khu kinh tế của
Trung Quốc và những bài học cho phát triển đặc khu kinh tế Việt Nam”; của Mai
26

Edy L.Wong. China‟s Special Economic Zones; Problem and Prognosis. Economy of Developing Country,
1987(1).
27
Sklair Leslie. Problem of Socialist Development the Significance of Shenzhen Special Economic Zone for

China‟s Open Door Development Strategy. International Journal of Urban and Regional Research.1991(15).
28
Nath Kamal. SEZ idea must be re-visited. Businessline, 2006(4).

17


Ngọc Cường (2003) “Các khu chế xuất Châu Á - Thái Bình Dƣơng và Việt
Nam”; Võ Đại Lược (2009) “Các khu kinh tế tự do ở Dubai, Hàn Quốc và Trung
Quốc”; Đặng Phương Hoa (2011) “Thực tiễn phát triển các khu kinh tế tự do ở
một số nƣớc Châu Á và gợi ý cho Việt Nam”… Về nội dung nghiên cứu, chủ
yếu tập trung vào việc phân tích lịch sử hình thành, nghiên cứu chính sách, mô
hình của ĐKKT.
Tác giả Mai Ngọc Cường (1993) trong cuốn “Các khu chế xuất Châu Á –
Thái Bình Dƣơng và Việt Nam”, đã trình bày những vấn đề cơ bản về tổ chức khu
chế xuất, kinh nghiệm của một số khu chế xuất châu Á – Thái Bình Dương.
Nguyễn Xuân Trình (1994), trong luận án tiến sĩ “Một số vấn đề về quản
lý nhà nƣớc đối với Khu chế xuất ở Việt Nam” đã phân tích, đánh giá vai trò, tác
động của các Khu chế xuất đối với phát triển kinh tế nói chung và lĩnh vực kinh
tế đối ngoại, đồng thời trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm hoạt động của các Khu
chế xuất trên thế giới, tác giả đã đề xuất về việc áp dụng các mô hình và các biện
pháp quản lý nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả của các Khu chế xuất Việt Nam.
Đặng Thị Phương Hoa (2011) trong luận án tiến sĩ “Thực tiễn phát triển
các khu kinh tế tự do ở một số nƣớc Châu Á và gợi ý cho Việt Nam” đã tiến hành
nghiên cứu thực tế phát triển một số Khu kinh tế tự do của Trung Quốc và Ấn
Độ và tổng hợp một số gợi ý cho Việt Nam đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề thể
chế của Khu kinh tế tự do.
Nghiên cứu của Cao Tường Huy (2015) về “Kinh nghiệm Đông Á về phát
triển khu kinh tế và bài học cho phát triển khu kinh tế Vân Đồn” đã tổng kết một
số vấn đề về phát triển các KKT tự do trên thế giới, khu vực Đông Á từ đó đưa

ra những bài học nhằm phát triển KKT Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh trở thành một
ĐKKT có mức độ tự chủ, tự do cao và có khả năng cạnh tranh.
Nổi bật nhất trong nghiên cứu về mô hình ĐKKT ở Trung Quốc là các
nghiên cứu của Võ Đại Lược và Nguyễn Quang Thái. Trong đề tài nghiên cứu
“Kỳ tích phát triển Thâm Quyến – hiện đại hóa, quốc tế hóa” của Liên hiệp các
Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam do GS.TSKH. Nguyễn Quang Thái làm chủ

18


×