Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

TIỂU LUẬN CUỘC CÁCH MẠNG học THUYẾT GIÁ TRỊ LAO ĐỘNG DO mác THỰC HIỆN ý NGHĨA của nó đối với VIỆC xác ĐỊNH nền KINH tế TRI THỨC HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.94 KB, 6 trang )

1

CUỘC CÁCH MẠNG
VỀ HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ LAO ĐỘNG DO MÁC THỰC HIỆN
VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ TRONG VIỆC NHẬN THỨC
NỀN KINH TẾ TRI THỨC HIỆN NAY
Kinh tế chính trị Mác xít do Mác và Ăngghen sáng lập đánh dấu một
giai đoạn mới trong sự phát triển của tư tưởng kinh tế. Nếu kinh tế chính trị tư
sản phê phán chủ nghĩa phong kiến trên lập trường của giai cấp tư sản, thì
kinh tế chính trị Mác xít phê phán chủ nghĩa tư bản trên lập trường của giai
cấp vô sản. Nó có tính đảng, tính giai gấp và công khai bảo vệ lợi ích của giai
cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động. Kinh tế chính trị Mác xít là
một trong ba bộ phận chủ yếu của chủ nghĩa Mác - Lênin, lấy chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm thế giới quan và phương
pháp luận. Nó có quan hệ hữu cơ với triết học Mác xít và chủ nghĩa xã hội
khoa học và cùng với hai bộ phận này tạo thành hệ tư tưởng của giai cấp công
nhân.
Kinh tế chính trị Mác xít ra đời đáp ứng sự đòi hỏi tất yếu của cuộc đấu
tranh của giai cấp vô sản và quần chúng nhân dân lao động, nhằm xóa bỏ chế
độ tư bản chủ nghĩa- chế độ người bóc lột người, xây dựng chế độ xã hội mới
tốt đẹp hơn đó là chế độ cộng sản chủ nghĩa.
Với sự xuất hiện của kinh tế chính trị Mác xít, lần đầu tiên trong lịch
sử, giai cấp vô sản có vũ khí lý luận riêng của mình, lần đầu tiên trong lịch sử,
khoa kinh tế chính trị đứng trên lập trường của giai cấp vô sản để lý giải các
vấn đề kinh tế.
Kinh tế chính trị Mác xít đã đưa ra những phát kiến mang tính chất
cách mạng trong khoa học kinh tế làm cơ sở cho học thuyết kinh tế của Mác.
Với những phát kiến này, Mác đã đưa môn kinh tế chính trị vượt qua được
những cửa ải mà các nhà tư tưởng kinh tế tư sản cổ điển đã không qua nổi và
nâng khoa kinh tế chính trị lên một trình độ mới. Một trong những phát kiến



2

quan trọng đó là cuộc cách mạng trong học thuyết giá trị lao động do Mác
thực hiện.
Giá trị lao động là một vấn đề trung tâm trong khoa học kinh tế, nó đã
được các nhà kinh tế học trước Mác đi sâu nghiên cứu, phân tích. Tuy nhiên
chỉ đến Mác vấn đề này mới được giải quyết một cánh đầy đủ và trở thành lý
luận khoa học triệt để. Theo đó, nó không chỉ có ý nghĩa lịch sử to lớn, mà
còn có ý nghĩa thời đại hết sức sâu sắc. Lênin đã nhận xét: “Thiên tài của Mác
chính là ở chỗ đã giải đáp được những vấn đề mà tư tưởng tiên tiến của nhân
loại đã nêu ra’’.
Chủ nghĩa Trọng thương do đã nâng việc trao đổi không ngang giá
thành một quy tắc và cho rằng tiền đẻ ra tiền, nên họ đã không đặt vấn đề giá
trị. Đoạn tuyệt dần với khuynh hướng ấy và khắc phục tính hạn chế của chủ
nghĩa Trọng thương, trường phái kinh tế chính trị tư sản Cổ điển, tiêu biểu là
W. Petty, A. S. Mith, Đ. Ricácđô... đã đi vào xem xét, lý giải về lý luận giá trị
lao động. Thành công chủ yếu mà họ đạt được là đã thừa nhận hàng hoá có
hai thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng. Giá trị sử dụng không quyết định giá
trị, giá trị được tạo ra do lao động. W. Petty đã chỉ ra được năng xuất lao động
có quan hệ tỷ lệ nghịch với giá trị hàng hóa. Biết được các yếu tố ảnh hưởng
tới giá cả như: quan hệ cung – cầu, độc quyền. Đến Đ. Ricácđô mới nhận biết
được kết cấu giá trị hàng hóa gồm c + v + m (lao động quá khứ và lao động
sống còn chưa đầy đủ) và phân biệt được giá trị và giá trị trao đổi. Ông bác bỏ
quan niệm: giá trị sử dụng quyết định giá trị của hàng hóa và cho rằng, tính
hữu ích không phải là thước đo giá trị trao đổi, phê phán sự đồng nhất hai
khái niệm tăng của cải và tăng giá trị, phê phán tính không triệt để của A.
Smith trong định nghĩa thứ hai về giá trị của hàng hóa: giá trị một hàng hóa
bằng số lượng lao động mà người ta có thể mua được nhờ hàng hóa đó. Ông



3

là người đầu tiên đã nêu khái niệm giá trị trao đổi do lao động cần thiết quyết
định, không phải do lao động cá biệt.
Mặc dù có những tiến bộ nhất định, nhưng nhìn chung phải thấy rằng,
các nhà kinh tế học trước Mác vẫn chưa giải quyết vấn đề này một cách triệt
để, đúng bản chất. Họ chưa thật đứng vững trên quan điểm lý luận giá trị lao
động. Chưa tìm ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa. Chưa chỉ ra
được các bộ phận cấu thành giá trị. Đồng nhất giá trị và giá cả sản xuất, chưa
hiểu được giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị hàng hóa, coi tiền –
tư bản là hình thức tự nhiên, vĩnh cửu. W. Petty còn coi cả hai yếu tố lao động
và tự nhiên đều tạo ra giá trị hàng hóa và cho rằng, chỉ có lao động khai thác
vàng, bạc mới tạo ra giá trị...Những điều này chứng tỏ, lý luận về giá trị lao
động vẫn còn là vấn đề đầy bí ẩn, cần tiếp tục phải đi vào nghiên cứu làm rõ.
Và trên cơ sở ấy mới có thể đi vào giải quyết một cách đúng đắn những vấn
đề khác của khoa học kinh tế chính trị.
Kế thừa những thành tựu về lý luận của nhân loại, bằng phương pháp
trìu tượng hóa khoa học và sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, Mác đã
thực hiện một cuộc cách mạng về học thuyết giá trị lao động.
Mác khẳng định, con người ta, trước khi hoạt động về chính trị, đạo
đức, văn học nghệ thuật và về khoa học thì phải có cái để ăn, mặc, ở và đi lại.
Muốn vậy, họ phải không ngừng lao động sản xuất để tạo ra của cải vật chất.
Trong nền sản xuất tự nhiên, sản phẩm làm ra là để tiêu dùng. Khi chuyển
sang nền sản xuất hàng hóa thì sản phẩm làm ra là để bán. Sản phẩm lao động
khi đem bán thì được gọi là hàng hóa. Mọi hàng hóa đều có hai thuộc tính là
giá trị sử dụng và giá trị. Giá trị sử dụng của hàng hóa là tính hữu ích, công
dụng nhất định của nó mà có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người,
hoặc là nhu cầu cho tiêu dùng cá nhân, hoặc là nhu cầu cho sản xuất. Bất kỳ
một vật phẩm nào cũng có một số công dụng nhất định, nó do thuộc tính tự



4

nhiên của chính nó quy định và là nội dung vật chất của của cải. Ông chỉ rõ,
giá trị sử dụng là thuộc tính của hàng hóa nhưng không phải là giá trị sử dụng
cho bản thân người sản xuất, mà là giá trị sử dụng cho người khác. Trong nền
sản xuất hàng hóa, giá trị sử dụng đồng thời cũng là vật mang giá trị trao đổi.
Còn giá trị của hàng hóa là lao động hao phí để tạo ra hàng hóa. Giá trị là
thuộc tính chung giống nhau của những hàng hóa có công dụng khác nhau.
Bởi giá trị của hàng hóa nào cũng là số lượng sức lao động của người lao
động hao phí trong quá trình lao động. Giá trị trở thành cơ sở chung để so
sánh sự hình thành nên các quan hệ tỷ lệ trong các quan hệ mua bán. Khi biết
dùng tiền tệ làm vật ngang giá chung làm thước đo giá trị, thì trong phạm trù
cơ bản của nền sản xuất hàng hóa, giá trị vẫn luôn là mối quan hệ giữa phần
thể lực và trí lực. Điều này trước Mác chưa có một nhà kinh tế nào luận giải
được. Thực tế chúng ta thấy, nhân loại đã xây dựng nền sản xuất hàng hóa từ
khi chế độ cộng sản nguyên thủy tan dã. Sản xuất hàng hóa đã phát triển trong
các chế độ nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa rồi chế độ xã hội chủ nghĩa.
Ngày nay, nền sản xuất hàng hóa vẫn là nền sản xuất xã hội đang được thực
hiện khắp nơi trên thế giới. Nền sản xuất hàng hóa đã và đang lần lượt trải
qua các trình độ phát triển như, sản xuất hàng hóa giản đơn, kinh tế hàng hóa,
kinh tế thị trường và nền kinh tế tri thức, tất cả đều lấy giá trị làm cơ sở so
sánh trao đổi.
Giá trị sử dụng và giá trị là hai thuộc tính cùng tồn tại và thống nhất với
nhau ở một hàng hóa. Người sản xuất làm ra hàng hóa để bán, nên mục đích
của họ là giá trị chứ không phải là giá trị sử dụng; trong tay họ có giá trị sử
dụng, nhưng cái họ quan tâm là giá trị hàng hóa. Họ chú ý đến giá trị sử dụng
cũng chính là để đạt mục đích giá trị . Ngược lại, người mua cần giá trị sử
dụng, nhưng muốn có giá trị sử dụng thì trước hết phải trả giá trị cho người

sản xuất ra nó, tức là phải thực hiện được giá trị hàng hóa thì mới chi phối


5

được giá trị sử dụng. Như vậy, quá trình thực hiện giá trị và quá trình thực
hiện giá trị sử dụng là hai quá trình khác nhau về không gian và thời gian.
Nếu trước đây, các nhà kinh tế học tư sản Cổ điển chỉ dừng lại ở việc thừa
nhận hàng hóa có hai thuộc tính, thì Mác đã vượt lên và chỉ ra được sự thống
nhất và mâu thuẫn của hai thuộc tính đó trong hàng hóa.
Hàng hóa có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị. Hai thuộc tính đó
của hàng hóa do tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa quyết định.
Mác là người đầu tiên phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất
hàng hóa: lao động cụ thể và lao động trìu tượng. Ông viết: Tôi là người đầu
tiên phát hiệm ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa và khoa kinh tế
chính trị học xoay quanh điểm này.
Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của
những nghề nghiệp nhất định. Nó tồn tại vĩnh viễn cùng với sản xuất và tái
sản xuất xã hội, không phụ thuộc vào bất cứ hình thái kinh tế – xã hội nào.
Trong quá trình sản xuất, lao động cụ thể bảo tồn và di chuyển giá trị cũ ( c )
vào trong sản phẩm mới, lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa.
Lao động trìu tượng là lao động của người sản xuất hàng hóa đã gạt bỏ
những hình thức biểu hiện cụ thể của nó để quy về cái chung đồng nhất, đó là
hao phí lao động của người sản xuất hàng hóa. Lao động trìu tượng tạo ra giá
trị hàng hóa. Theo đó toàn bộ giá trị hàng hóa gồm C + V + M.(điều này Đ.
Ricardo không thể vượt qua được).
Như vậy, chỉ đến Mác mới chỉ ra được chính xác nguồn gốc giá trị và
giá trị sử dụng của hàng hóa. Từ đó đã giải quyết những bế tắc trong lý luận
giá trị của phái kinh tế chính trị tư sản Cổ điển.
Việc phát hiện về tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa có

ý nghĩa rất to lớn, đem lại cho lý luận giá trị lao động một cơ sở khoa học
thực sự, nó giúp cho việc giải thích đúng những hiện tượng phức tạp diễn ra


6

trong đời sống xã hội, như vận động trái ngược: khối lượng của cải vật chất
ngày càng tăng lên, đi liền với khối lượng giá trị của nó giảm xuống hay
không thay đổi. Đồng thời, đây cũng là chìa khóa để giải quyết một loạt vấn
đề khác trong kinh tế chính trị.
Từ việc phát hiện ra tính chất hai mặt, Mác đi vào nghiên cứu lượng giá
trị của hàng hóa. Ông chỉ ra rằng, lượng giá trị hàng hóa do lượng lao động
tiêu hao để làm ra hàng hóa quyết định. Lượng lao động tiêu hao ấy được tính
theo thời gian lao động – thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một hàng
hóa nào đó trong những điều kiện sản xuất bình thường của xã hội, với một
trịnh độ thành thạo trung bình và một cường độ trung bình trong xã hội.(Đ.
Ricardo trước đây cho là lao động xã hội cần thiết do điều kiện xấu quyết
định). Thời gian lao động xã hội cần thiết là một đại lượng không cố định.
Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa thay đổi thì lượng
giá trị hàng hóa sẽ thay đổi. Phân tích quan hệ giữa lượng giá trị với sức sản
xuất của lao động, Mác viết: “Như vậy là đại lượng giá trị của một hàng hóa
thay đổi theo tỷ lệ thuận với lượng lao động thể hiện trong hàng hóa đó và
theo tỷ lệ nghịch với sức sản xuất của lao động đó”. Điều này có nghĩa, nếu
thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa càng nhiều thì
lượng giá trị của nó càng lớn và ngược lại. Nếu sức sản xuất của lao động
thấp thì lượng giá trị của một hàng hóa cao và ngược lại.




×