Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

TIỂU LUẬN CHỦ ĐỘNG đấu TRANH làm THẤT bại mọi âm mưu THỦ đoạn PHÁ HOẠI KHỐI đại đoàn kết dân tộc ở nước TA HIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.5 KB, 15 trang )

CHỦ ĐỘNG ĐẤU TRANH LÀM THẤT BẠI ÂM MƯU,
THỦ ĐOẠN PHÁ HOẠI KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT
DÂN TỘC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Đại đoàn kết dân tộc là truyền thống quý báu của dân tộc ta trong suốt lịch sử
dựng nước và giữ nước. Cùng chung vận mệnh sinh tồn, các tộc người ở nước ta đã
sớm đoàn kết, cố kết “chung lưng đấu cật” để chinh phục thiên nhiên, chống ngoại
xâm. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo cách mạng Việt Nam, khối
đại đoàn kết dân tộc không ngừng được củng cố, xây dựng và phát huy, trở thành
nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với mọi
thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Vì vậy, các thế lực thù địch
luôn xác định chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc là là “huyệt” nhạy cảm, trọng
điểm “ưu tiên” chống phá cách mạng nước ta.
Việt Nam là quốc gia có nhiều dân tộc cùng sinh sống; các dân tộc đoàn kết,
tôn trọng, giúp đỡ nhau trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Hiện nay,
nước ta có 54 dân tộc cùng sinh sống, dân số giữa các dân tộc không đều nhau. Dân
tộc Kinh là dân tộc đa số, chiếm khoảng 87% dân số, các dân tộc thiểu số chiếm
khoảng 13% dân số của cả nước. Số dân của các dân tộc không đồng đều: có 4 dân
tộc có dân số trên 1 triệu người (Tày, Thái, Khơme, Mường); 4 dân tộc có số dân từ
60 vạn đến dưới 1 triệu (Hoa, Nùng, Dao, Mông); 9 dân tộc có dân số từ 10 vạn
đến dưới 60 vạn người; 19 dân tộc có số dân từ 10 nghìn đến 100 nghìn người; 12
dân tộc có dân số từ 1 nghìn đến dưới 1 vạn người; 5 dân tộc có dân số từ 301 đến
840 người (Ơ Đu, Rơ Măm, Brâu, PuPéo, Si La).
Các dân tộc ở nước ta đã gắn bó lâu đời trong sản xuất, chiến đấu đã bồi đắp
nên truyền thống yêu nước, anh hùng, đoàn kết, cần cù, sáng tạo, giàu lòng nhân ái,
tôn trọng giúp đỡ lẫn nhau. Trong lịch sử dân tộc ta không có các cuộc chiến tranh

1


dân tộc, chiến tranh tôn giáo. Trái lại, trước họa ngoại xâm, các tộc người không
phân biệt miền xuôi, miền ngược, đa số và thiểu số đều đoàn kết chiến đấu để giành


và giữ độc lập dân tộc.
Từ khi có Đảng, có chế độ xã hội chủ nghĩa, các giá trị truyền thống đó đã
được phát huy cao độ, giúp cho dân tộc ta giành được những thắng lợi vĩ đại, vẻ
vang. Vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minhvào điều kiện thực tế của nước ta hiện nay, quan điểm, chính sách dân tộc
nhất quán của Đảng, Nhà nước ta là:
Một là, vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu
dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách; giải quyết vấn đề dân tộc vừa là mục tiêu
vừa là động lực của cách mạng Việt Nam.
Hai là, “Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ
nhau giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc phát triển, gắn bó mật
thiết với sự phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Giữ gìn và phát
huy bản sắc văn hóa, ngôn ngữ, truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Chống tư
tưởng kỳ thị và chia rẽ dân tộc. Các chính sách kinh tế - xã hội phải phù hợp với
đặc thù của các vùng và các dận tộc, nhất là các dân tộc thiểu số”1. Mục tiêu
chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta là tăng cường khối đại đoàn kết dân
tộc; phát huy tinh thần cách mạng và năng lực sáng tạo của các tộc người trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Ba là, phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội và an ninh quốc phòng trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi, gắn tăng trưởng kinh tế với
giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện chính sách dân tộc; quan tâm phát triển,
bồi dưỡng nguồn nhân lực; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số;
1

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.2011, tr .
81.

2


giữ gìn và phát huy những giá trị, bản sắc văn hoá truyền thống của các dân tộc

thiểu số trong sự phát triển chung các cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất.
Bốn là, ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc và miền
núi; khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng đi đôi với bảo vệ
bền vững môi trường sinh thái; phát huy nội lực, tinh thần tự lực tự cường của
đồng bào các dân tộc, đồng thời tăng cường sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương
và sự tương trợ, giúp đỡ của các địa phương trong cả nước.
Năm là, thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân
và toàn quân, của các cấp, các ngành, của toàn bộ hệ thống chính trị, nhưng
trước hết là sự nghiệp của chính đồng bào các tộc người định cư ở đó. Đảng,
Nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức kinh tế cần xác định thực
thi tốt các chủ trương, kế hoạch, chính sách kinh tế - xã hội phù hợp, hướng dẫn,
giúp đỡ các tộc người ổn định sản xuất, nâng cao đời sống vật chất - tinh thần,
giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Đồng bào các tộc người đoàn kết giúp đỡ
nhau xây dựng cuộc sống mới tốt đẹp.
Tóm lại nguyên tắc cơ bản trong chính sách dân tộc “Thực hiện chính
sách bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau giữa các dân tộc, tạo mọi
điều kiện để các dân tộc phát triển, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của
cộng đồng dân tộc Việt Nam. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, ngôn ngữ,
truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Chống tư tưởng kỳ thị và chia rẽ dân tộc.
Các chính sách kinh tế - xã hội phải phù hợp với đặc thù của các vùng và các
dận tộc, nhất là các dân tộc thiểu số” 2.
Thực hiện quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta, trong
những năm qua khối đại đoàn kết dân tộc ở nước ta không ngừng được củng cố.
Công cuộc Đổi mới đã đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Tổng sản
phẩm trong nước (GDP) năm 2010 đạt 101,6 tỷ USD, gấp 3,26 lần so với năm
2

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.2011, tr .
81.


3


2000. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 42,9% GDP, tăng gấp 2,5 lần so với giai
đoạn 2001 - 2005. Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội đã có bước phát triển vượt bậc, nhất
là bưu chính, viễn thông, dịch vụ, giao thông.
Giáo dục, đào tạo, được quan tâm; quy mô giáo dục tiếp tục phát triển, xã hội
hoá giáo dục, đào tạo thu được thành tựu bước đầu; trước 1945, hơn 90% dân ta mù
chữ mà đến năm 2010 cả nước đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở3 ...
Bộ mặt của đất nước và đời sống nhân dân được cải thiện, nâng cao. Trước
Đổi mới, GDP bình quân đầu người chưa tới 300 USD/ năm, nay đã tăng gấp 4 lần,
đạt 1168 USD/ năm. Từ một nước thiếu ăn triền miên trước Đổi mới, nay chúng ta
xuất khẩu lương thực nhất nhì thế giới. Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị còn dưới 4,5%,
tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 9,5%, chỉ số phát triển con người tăng lên, từ 0,683 vào
năm 2000, lên 0,733 vào năm 2008, xếp thứ 100/177 nước thuộc nhóm trung bình
cao, hoàn thành 6/8 nhóm Mục tiêu Thiên niên kỷ(MDG) do Liên hợp quốc đặt ra
cho các nước đang phát triển đến năm 20154.
Sức mạnh về mọi mặt được tăng cường, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn
vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững, vị thế và uy tín của Việt
Nam trên trường quốc tế được nâng cao. Dân chủ xã hội chủ nghĩa được mở rộng,
tiến bộ, sức mạnh khối đoàn kết dân tộc được củng cố. Hiệu quả tổ chức, hoạt động
của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được nâng cao. Năng lực lãnh đạo, sức
chiến đấu của Đảng từng bước được củng cố, nâng cao. Quốc phòng, an ninh, đối
ngoại được tăng cường góp phần tạo thế và lực mới của đất nước. Đã tạo tiền đề để
nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn trong giai đoạn mới5.
Quyền bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển giữa các tộc
người tiếp tục được củng cố, tăng cường. Trong khi nhiều nước trên thế giới, như
các nước Bắc Phi, Mỹ La tinh và cả ở Đông Nam Á… xung đột, chia rẽ, li khai dân
tộc xảy ra liên miên; các nước trong khối Thị trường chung Châu Âu khủng hoảng
nợ công đến mức nguy hiểm, thậm chí như nước Mỹ nợ công lên đến cả nghìn tỉ,

3

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.2011,
tr.153
4
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.2011,
tr.154
5
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.2011,
tr.177

4


có lúc nguy cơ Chính phủ phải ngừng hoạt động vì … thiếu tiền thì ở nước ta tình
hình chính trị xã hội ổn định, các tộc người bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp
nhau cùng phát triển tiếp tục được củng cố, tăng cường.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vùng dân tộc từng bước
hình thành và phát triển, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng
hoá. Tốc độ tăng trưởng GDP của các tỉnh miền núi luôn đạt mức bình quân 8 đến
10%/ năm trong suốt nhiều năm. Số hộ đói nghèo hàng năm giảm khoảng 4-5%.
Kinh tế trang trại phát triển nhanh cả về số lượng và quy mô. Điển hình ngay từ
năm 2000 ở xã Tân Châu, Huyện Di Linh, Tỉnh Lâm Đồng có 1.395 hộ thì đã có
20% hộ thu nhập trên 500 triệu đồng/ hộ/ năm, cả xã có 30 ô tô tải, 306 máy kéo,
717 xe máy… hộ nghèo chỉ còn 5%.
Cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống vùng dân tộc được
xây dựng ngày càng nhiều. Hệ thống ruộng nước, ruộng bậc thang được mở rộng;
hệ thống thuỷ lợi phát triển mạnh: Việt Bắc có 70-80%, Tây Bắc 60%, Tây Nguyên
90% diện tích ruộng được các công trình thuỷ lợi tưới.
Mạng lưới giao thông phát triển khá: gần 100% xã có đường ô tô tới trung

tâm. Xưa từ Hà Nội lên Lai Châu mất 1 tháng thì nay chỉ 1 ngày; lên Mèo Vạc,
Lũng Cú cũng chỉ mất 2 ngày… Đường mở đến đâu là kinh tế, văn hoá, xã hội, an
ninh quốc phòng phát triển đến đó. Đây là một thành công lớn của Đảng, Nhà nước
ta, đem lại lợi ích toàn diện cho đồng bào.
Giáo dục, đào tạo vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng dân tộc được quan
tâm; quy mô giáo dục tiếp tục phát triển, xã hội hoá giáo dục, đào tạo thu được
thành tựu bước đầu: 100% số xã đặc biệt khó khăn có trường tiểu học, nhà mẫu
giáo; tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường đạt 90-95%; đến năm 2010, cả nước đã
đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Đời sống văn hoá của đồng bào được
nâng cao: 90% xã có điện thoại, 80% số hộ được xem truyền hình, 90% được nghe
đài phát thanh bằng nhiều tiếng các dân tộc; gần 100% xã vùng dân tộc có nhà văn

5


hoá, bưu điện văn hoá; văn hoá truyền thống của các dân tộc được tôn trọng, giữ
gìn và phát huy.
Việc khám, chữa bệnh cho người nghèo vùng sâu, vùng xa được quan tâm
hơn : gần 100% số xã có cán bộ y tế trực ; 93,5% số xã có trạm y tế; trên 95% trẻ
em được tiêm chủng theo Chương trình tiêm chủng mở rộng. Các loại bệnh dịch cơ
bản được ngăn chặn và từng bước đẩy lùi.
Hệ thống chính trị ở các vùng dân tộc và miền núi bước đầu được tăng cường
và củng cố. Đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số đã có bước trưởng thành, tỷ lệ cán bộ
dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị các cấp ngày càng cao. Hàng vạn sinh viên
dân tộc thiểu số được đào tạo đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp theo chế
độ cử tuyển. Tình hình chính trị, trật tự xã hội vùng dân tộc cơ bản ổn định; an
ninh, quốc phòng được giữ vững6.
Công tác xoá đói giảm nghèo đạt được những kết quả to lớn. Theo kết quả
khảo sát mức sống dân cư năm 2012, được công bố ngày 4-3-2014, của Tổng cục
Thông kê, thu nhập bình quân mỗi người/tháng của đồng bào dân tộc tăng nhanh:

vùng Tây Nguyên tăng 1,5 lần, Đông Bắc bộ tăng 1,4 lần, Tây Bắc 1,3 lần. Tỷ lệ
giảm nghèo trong các dân tộc thiểu số giảm từ 24,3 (năm 2010) xuống còn 19,2
(năm 2012). Mức độ trâm trọng của hộ nghèo giảm từ 11,3% (năm 2010) xuống
còn 8,2% (năm 2012)7. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn các xã đặc biệt
khó khăn được cài thiện rõ rệt, với 97,9% số xã trên có đường ô-tô đến trung tâm
xã; 96,4% có điện; 94,3% có trường tiêu học; 86,4% có điểm bưu điện - văn hóa,...
Văn hoá phát triển phong phú hơn; đời sống văn hoá của đồng bào được nâng
cao một bước; văn hoá truyền thống của các dân tộc được tôn trọng, giữ gìn và phát
huy. Các loại bệnh dịch cơ bản được ngăn chặn và từng bước đẩy lùi; việc khám,
chữa bệnh cho người nghèo vùng sâu, vùng xa được quan tâm hơn.
6

Báo cáo Tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khoá IX về công tác dân tộc, ngày 29 tháng 7 năm
2009.
7
Tổng cục thống kê; Khảo sát mức sống dân cư, năm 2014

6


Hệ thống chính trị ở các vùng dân tộc bước đầu được tăng cường và củng cố;
chính trị, trật tự xã hội cơ bản ổn định; an ninh, quốc phòng được giữ vững.
Tômát Gian-đơn (Thomas Jandl), TS người Mỹ đã nhiều lần đến Việt Nam,
nhận xét: Việt Nam đã rất thành công và đạt nhiều tiến bộ trong giải quyết vấn đề
liên quan đến quyền con người, như chương trình xoá đói giảm nghèo và hoàn
thành sớm Mục tiêu Thiên niên kỷ. Nhìn vào tổng thể, có thể nói Việt Nam đã đảm
bảo tốt hơn các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá cho người dân… Việt Nam được
thế giới biết đến như một tấm gương về tiến độ thực hiện Mục tiêu Thiên niên kỷ,
đặc biệt là mục tiêu xoá đói, giảm nghèo 8. . Đây là thành công lớn do công cuộc
Đổi mới đem lại, mà những người mặc cảm, định kiến nhất đối với chúng ta cũng

không thể nào phủ nhận được.
Bên cạnh những thành tựu trên, quá trình xây dựng khối đại đoàn kết dân
tộc ở nước ta còn nhiều hạn chế, yếu kém cần khắc phục:
Quan hệ dân tộc ở Việt Nam cũng tiềm ẩn những vấn đề phức tạp: Sự chênh
lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội giữa các tộc người; vấn đề di dân
tự do, tranh chấp về quyền lợi giữa các tộc người; những vấn đề phức tạp mới nảy
sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội; tình trạng quan liêu, tham nhũng,
suy thoái tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, yếu kém năng lực quản lý xã hội
của cán bộ công chức trong thực hiện chính sách kinh tế, xã hội và chính sách dân
tộc... .
Đặc biệt, kinh tế vùng dân tộc còn chậm phát triển, lúng túng trong chuyển
dịch cơ cấu kinh tế; môi trường sinh thái đang tiếp tục bị suy thoái… Chênh lệch
về mức sống giữa các vùng, giữa các dân tộc ngày càng tăng; chất lượng, hiệu quả
giáo dục và đào tạo còn thấp, công tác chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào ở vùng
sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn; tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan có xu hướng
phát triển; bản sắc tốt đẹp trong văn hoá của các dân tộc thiểu số đang bị mai một...
8

Báo Quân đội Nhân dân ngày 13/6/2011

7


Một số dân tộc có tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo còn rất cao, như dân tộc
Mông: 98,7%, Khmer: 97,7%, Thái: 94,6%; các dân tộc thiểu số khác: 95,95%. Lao
động đã qua đào tạo thi chủ yếu ở trình độ thấp, sơ cấp: 2,54%, trung cấp: 4.8%,
cao đẳng 1,43%, đại học trở lên chiếm 4,81%.
Hệ thống chính trị cơ sở ở nhiều vùng dân tộc còn yếu: trình độ của độ ngũ
cán bộ còn thấp, công tác phát triển Đảng chậm; cấp uỷ, chính quyền và các đoàn
thể nhân dân ở nhiều nơi hoạt động chưa hiệu quả, không sát dân, không tập hợp

được đồng bào.
Ở một số nơi tôn giáo phát triển không bình thường, trái pháp luật và truyền
thống, phong tục, tập quán của nhân dân; một số nơi đồng bào bị các thế lực thù
địch và kẻ xấu lợi dụng, kích động, lôi kéo vào các hoạt động gây chia rẽ khối đại
đoàn kết dân tộc.
Vấn đề nghèo, chênh lệch giàu nghèo, Tỷ lệ hộ nghèo của đồng bào dân tộc
thiểu số (21%) cao gấp 3,44 lần so với tỷ lệ nghèo chung của cả nước (5,8%) và
gấp gần 6 lần tỷ lệ nghèo của dân tộc Kinh9. Hết năm 2013, cả nuớc còn 2.068 xã
và 3.506 thôn đặc biệt khó khăn. Thu nhập bình quân/ người ở các xã này chỉ bằng
1/6 thu nhập bình quân/người của cả nước; Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo bình quân ờ
các xà đặc biệt khó khăn có đông đồng bào dân tộc thiểu sổ sinh sống là trên 45%.
Chênh lệch mức sống 8 lần, Tây Nguyên 12 lần.- 30 lần.
Thiếu đất sản xuất, đến nay, còn 326.909 hộ thiếu đất, trong đó số cần hỗ
trợ đất sản xuất là 293.934 hộ, số thiếu đất ở là 32.9745 hộ10. Uớc tính, cứ 5 hộ
dân tộc thiểu số thi có 1 hộ không có và thiếu hoặc không có đất sản xuất.
Mai một văn hoá truyền thống, ngôn ngữ 5 dân tộc dưới 1.000 người
người (Pu Péo, La Ha, ơ-đu, Brâu, Rơ-măm) đang mất dấn; 16 dân tộc thiểu sổ
có số dân dưới 10.000 người của nước ta cũng khó có thể duy trì được ngôn ngữ
9

Tiếp cận nghèo đa chiều - chìa khóa để giảm nghèo bền vững, www.giamngheo olisa.gov.vn, 2014.
Báo cáo số 43?BC-UBDT ngày 18-4-2014, của UBDT về việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo đối
với đồng bào dân tộc thiểu số, giai đoạn 2005 - 2012
10

8


của dàn tộc mình. Trang phục bị Kinh hóa, Tây hóa.
Chất lượng nguồn nhân lực: tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo còn rất cao

89,94% chưa qua đào tạo (3thang), như dân tộc Mông: 98,7%, Khmer: 97,7%,
Thái: 94,6%; các dân tộc thiểu số khác: 95,95%. Lao động đã qua đào tạo thi chủ
yếu ở trình độ thấp, sơ cấp: 2,54%, trung cấp: 4.8%, cao đẳng 1,43%, đại học trở
lên chiếm 4,81%.
Vấn đề cán bộ, trong 22 bộ duy nhất 1 bộ có người dân tộc thiểu số có thứ
trưởng Người dân tộc thiểu số chiếm 14,3% dân số mà công chức 5%, viên chức
1,8%.
Các tệ nạn xã hội gia tăng, diễn biến phức tạp ở vùng dẫn tộc thiểu số
Tây Bắc có số người nghiện ma tuý rất lớn cao gấp 10 lần so với tỷ lệ bình quân
chung cả nước. Trong số 10 tỉnh có tỷ lệ nhiễm HIV/100.000 dân cao nhất năm
2012, có 7 tỉnh thuộc miền núi phía Bắc.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, sợi dây kết nối, quan hệ đông tộc giữa
đồng bào các dân tộc trong và ngoài nước ngày càng thuận lợi, dễ dàng hơn. Các
thế lực thù địch sẵn sàng tạo cớ, can thiệp vào công việc nội bộ hòng gây bất ổn,
chia cắt thống nhất, toan vẹn lãnh thổ và chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa.
Hiện nay, âm mưu của các thế lực thù địch là lợi dụng vấn đề dân tộc làm
mũi nhọn tiến công thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” nhằm chống phá từ
bên trong, thúc đẩy quá trình tự diễn biến với sự kết hợp từ bên ngoài nhằm làm
chuyển biến chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Mục tiêu của chúng nhằm:
Một là, tạo ra sự mất đoàn kết, mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc thiểu
số với người kinh và giữa các dân tộc thiểu số, làm rạn nứt mối quan hệ dân tộc
truyền thống tốt đẹp ở nước ta.
Hai là, khơi dậy, kích động tư tưởng chống đối các phần tử bất mãn, tiêu
cực, làm cho chúng hướng ra ngoài, tạo lực lượng từ bên trong để khi có thời cơ
kết hợp với lực lượng bên ngoài chống phá sự nghiệp cách mạng.
9


Ba là, làm suy giảm niềm tin của đồng bào đối với Đảng, tạo sự bất bình
trong nhân dân, gây mất ổn định chính trị - xã hội, xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa

ở Việt Nam.
Để thực hiện âm mưu phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc, chúng đã và đang sử
dụng các thủ đoạn chủ yếu là:
- Tuyên truyền những luận điệu xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam, trực tiếp là
quan điểm, chính sách dân tộc. Chúng triệt để lợi dụng các phương tiện thông tin
hiện đại như đài RFA, một số đài khác bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc, mạng
Interne… để phát tán tài liệu phản động, sai trái; khai thác tối đa công cụ truyền
miệng để tung tin thất thiệt, sai lệch về đường lối, chính sách dân tộc của Đảng và
Nhà nước ta.
- Kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan, ly khai… như đòi
cái gọi là quyền “tự trị” của các dân tộc thiểu số, thành lập “Vương quốc Mông độc
lập”, “nhà nước Đê ga độc lập”, “quốc gia Khơ me Crôm”… Triệt để lợi dụng sự
chênh lệch giữa các dân tộc về chính trị kinh tế - xã hội, sự khác nhau về văn hoá,
ngôn ngữ, phong tục, tập quán, tín ngưỡng tôn giáo giữa các dân tộc, những tồn tại
của lịch sử để tuyên truyền kích động đòi ly khai, tự trị và tìm cách luật pháp hóa,
quốc tế hóa vấn đề dân tộc để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, như tổ
chức kỷ niệm cái gọi là “lễ mất đất” (ngày 04 tháng 6) của một nhóm người Khơme
hải ngoại, “ngày thành lập FULRO” (ngày 20 tháng 09)... tung hô cái gọi là “vấn đề
người Thượng ở Tây Nguyên”, “vấn đề người Chăm”, “vấn đề người Khơ-me”, “vấn
đề người Mông”...
- Dùng tiền, vật chất để mua chuộc, lôi kéo, ép buộc đồng bào các dân tộc
chống đối chính quyền, di cư và vượt biên trái phép, gây bất ổn chính trị - xã hội.
Thâm độc hơn, chúng gắn vấn đề dân tộc với vấn đề tôn giáo và nhân quyền gây
xung đột, bạo loạn, tạo các “điểm nóng” để vu khống Việt Nam đàn áp các dân tộc,
10


vi phạm “dân chủ”, “nhân quyền”… Trong năm 2001, 2004 chúng đã kích động
hàng chục nghìn người ở Tây Nguyên tham gia biểu tình, bạo loạn phá hoại kinh tế,

chống đối chính quyền; xúi dục, lừa gạt người dân tộc thiểu số trốn ra nước ngoài
khiến cho nhiều người bỏ nhà cửa, nương rẫy, rơi vào cảnh “màn trời chiếu đất”,
“tan đàn sẻ nghé”. Trong tháng 4, tháng 5 năm 2011, chúng kích động, lừa gạt, đồng
bào Mông ở Mường Nhé (Điện Biên) bỏ sản xuất, tụ tập đông người, chống đối
chính quyền, gây mất trật tự an ninh khu vực.
- Lợi dụng những sơ hở, sai sót của chính quyền cơ sở, phức tạp hóa những
vấn đề nhạy cảm, bức xúc trong xã hội như tranh chấp đất đai, quan liêu, tham
nhũng,… để thổi phồng khuyết điểm, nói xấu chính quyền, làm mất uy tín và vai trò
của Đảng; từ đó kích động, tiếp tay, can thiệp, gây mâu thuẫn, xích mích trong nhân
dân, đối lập nhân dân với chính quyền. Chúng lợi dụng trình độ nhận thức còn hạn chế
của đồng bào để lừa bịp mê hoặc, lôi kéo quần chúng tham gia hậu thuẫn cho lực
lượng chống phá, bạo loạn lật đổ khi có thời cơ.
- Nuôi dưỡng các phần tử bất mãn, tiêu cực ở trong nước, xây dựng các tổ chức
phản động người Việt Nam ở nước ngoài, tạo lực lượng bên trong cấu kết với lực
lượng bên ngoài, khi thời cơ đến thì tạo cớ, lấy cớ cán thiệp vào công việc nội bộ ở
nước ta. Chúng tập hợp, tài trợ, chỉ đạo lực lượng phản động trong các tộc người ở
trong nước hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam, như: Liên đoàn Khơ - me
Cam-pu-chia Crôm thế giới, Mặt trận dân tộc giải phóng Khơ-me Cam-pu-chia Crôm,
Trí thức Mông, Hiệp hội người Thượng Đề - ga, Trung tâm Thái học, Văn phòng
Chăm-pa quốc tế ,…
- Hỗ trợ thành lập các đài phát thanh như VOKK (Khơ-me Cam-pu-chia
Crôm), RFA (Châu Á tự do), đài Đề-ga và in ấn báo chí, tạp chí, tài liệu bằng tiếng
dân tộc, tán phát băng đĩa có nội dung tuyên truyền xuyên tạc, vu cáo Việt Nam
“chiếm đất”, “đàn áp, kìm kẹp người dân tộc thiểu số”, “vi phạm nghiêm trọng luật
pháp quốc tế”, tuyên truyền về một cuộc sống giàu sang… xây dựng ảo tưởng, khoét
11


sâu tâm lý ly khai, kích động tư tưởng đòi “tự trị”, “ly khai” “chia nhỏ”, “xé lẻ” Việt
Nam.

- Lợi dụng hoạt động tôn giáo, thực hiện “Đạo hoá” dân tộc để lôi kéo, tập
hợp lực lượng, hình thành các khung chính quyền ngầm núp dưới vỏ bọc tôn giáo.
Các thế lực thù địch đã tăng cường lợi dụng bình phong hoạt động “đạo hoá” dân
tộc, nhất là truyền đạo Tin Lành với nhiều hình thức khác nhau nhằm tiến tới mục
đích chuyển hoá ý thức hệ tư tưởng của đồng bào các dân tộc từ lòng tin theo Đảng,
theo cách mạng sang lòng tin vào đấng Cứu thế (Chúa Trời, Vàng Chứ), làm thay
đổi nếp sống văn hoá truyền thống bằng thứ văn hoá xa lạ, trên cơ sở đó dùng thần
quyền để lừa bịp và tập hợp lực lượng, hình thành các nhen nhóm phản động dưới
vỏ bọc tôn giáo, chuẩn bị nguồn lực bên trong, khi hội đủ điều kiện thì kích động
đồng bào các dân tộc gây bạo loạn, tạo cớ can thiệp.
- Lợi dụng hoạt động từ thiện, nhân đạo, thăm thân, du lịch, ngoại giao, hợp
tác, nghiên cứu văn hóa dân tộc… để thu thập thông tin tình báo, tập hợp lực lượng,
móc nối xây dựng cơ sở, tạo dựng “ngọn cờ” tiến hành các hoạt động phá hoại.
Chúng lợi dụng chính sách mở cửa, mở rộng quan hệ quốc tế của Nhà nước ta để
tranh thủ đưa người từ nước ngoài vào xâm nhập vào vùng đồng bào các dân tộc
thiểu số nhằm đi sâu tìm hiểu các vấn đề dân tộc, tôn giáo, đời sống của dân tộc thiểu
số cũng như chủ trương của đảng, nhà nước ta về phát triển kinh tế - xã hội trên địa
bàn tỉnh, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa. Hiện nay, có không ít tổ chức phi chính
phủ hỗ trợ, kích động biểu tình, bạo loạn, vượt biên trái phép gây mất ổn định chính
trị - xã hội.
Những thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch là hết sức toàn diện, đa
dạng, tinh vi và thâm độc; đã và đang làm tổn hại đến quan hệ giữa các tộc người,
cản trở quá trình xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc ở nước ta và trực tiếp
ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống xã hội. Vì vậy, để chủ động đấu tranh với âm mưu,

12


thủ đoạn của các thế lực thù địch cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó, tập
trung thực hiện có hiệu quả các giải pháp chủ yếu sau:

Một là, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của đồng bào về
chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta và âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế
lực thù địch. Trong suốt các thời kỳ cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn khẳng định
nhất quán quan điểm: “Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp
đỡ nhau giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc phát triển, gắn bó mật
thiết với sự phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Giữ gìn và phát huy
bản sắc văn hóa, ngôn ngữ, truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Chống tư tưởng kỳ
thị và chia rẽ dân tộc. Các chính sách kinh tế - xã hội phải phù hợp với đặc thù của
các vùng và các dận tộc, nhất là các dân tộc thiểu số”11. Chính sách dân tộc của
Đảng, Nhà nước ta đã và đang được cụ thể hóa, hiện thức hóa trên mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội, thể hiện bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. Mọi luận điệu
xuyên tạc, phủ nhận quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta là không
có cơ sở và đi ngược lại lợi ích của các dân tộc. Để nhân dân nhận thức sâu sắc chính
sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta, đề cao cảnh giác với những luận điệu sai trái, phản
động cần đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền, giáo dục phù hợp
với đặc điểm, tình hình của từng khu vực, từng dân tộc. Cần đa dạng hóa và nâng cao
chất lượng các hình thức, phương pháp giáo dục, tuyên truyền: đổi mới hình thức học
tập chính trị, sinh hoạt cộng đồng; tăng cường tuyên truyền thông qua các phương tiện
đại chúng (sách, báo, tài liệu, đài phát thanh, truyền hình, mạng Internet…); lồng ghép
tuyên truyền chủ trương, chính sách khi tổ chức các lễ hội; tranh thủ già làng, trưởng
bản, trưởng dòng họ; tăng cường cán bộ, đảng viên xuống những nơi khó khăn, phức
tạp để làm tốt công tác vận động quần chúng.
Hai là, giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa các giai cấp, tầng lớp, các
lực lượng xã hội trong quá trình hoạch định chính sách, chiến lược phát triển kinh
11

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn

kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H.2011, tr 81
13



tế - xã hội của đất nước. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tăng cường thực hiện các
chính sách xã hội bảo đảm an sinh xã hội, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân.
Ba là, mở rộng và thực thi có hiệu quả dân chủ trên tất cả các lĩnh vực của
đời sống xã hội. Không ngừng hoàn thiện pháp luật, thực hiện có hiệu quả dân chủ
ở cơ sở gắn với tăng cường kỷ cương, kỷ luật nhằm động viên, phát huy tính chủ
động, sáng tạo của nhân dân, tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội,
góp phần tạo sự đồng thuận cao trong đời sống xã hội, xây dựng hệ thống chính trị
trong sạch, vững mạnh, ngăn chặn và đẩy lùi có hiệu quả nạn quan liêu, tham
nhũng, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước.
Bốn là, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
đồng bào dân tộc thiểu số. Tập trung thực hiện thắng lợi các chương trình, dự án phát
triển kinh tế - xã hội, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh từng vùng, đi đôi với bảo
vệ môi trường sinh thái; huy động mọi nguồn lực để phát triển kinh tế, xóa đói, giảm
nghèo, thực hiện tín dụng ưu đãi để người dân có vốn phát triển sản xuất; tư vấn giúp đỡ
đồng bào áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong sản xuất và đời sống, nâng cao dân
trí, đào tạo và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về vùng sâu, vùng xa. Chăm lo đời
sống tinh thần của các dân tộc thiểu số và đồng bào theo đạo, giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hóa từng dân tộc.
Năm là, tích cực chăm lo xây dựng và củng cố hệ thống chính trị cơ sở vững
mạnh về mọi mặt, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước
đối với công tác dân tộc, tôn giáo. Cần coi trọng xây dựng tổ chức đảng, chính quyền
cấp huyện, xã, làng, bản thực sự trong sạch, vững mạnh; đổi mới hoạt động của Mặt
trận Tổ quốc các cấp; xây dựng, củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ các cấp, các ban
ngành đoàn thể, chú trọng nâng cao phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ chuyên
trách về dân tộc, tôn giáo ở địa phương. Kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng

14



phí, tiêu cực, khắc phục bệnh quan liêu xa rời cơ sở, xa rời quần chúng trong cán bộ,
đảng viên.
Sáu là, tăng cường quốc phòng, an ninh làm thất bại mọi hoạt động lợi dụng
vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền của các thế lực thù địch. Chăm lo xây
dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; xây dựng lực
lượng quân đội và công an thực sự trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh phong trào
toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; chủ động nắm chắc tình hình địa phương, phát
hiện và xử lý kịp thời những mâu thuẫn trong nhân dân theo đúng pháp luật. Tăng
cường phối hợp giữa các lực lượng vũ trang đấu tranh chủ động tấn công địch từ bên
ngoài, ngay tại sào huyệt của chúng, tập trung vào số đối tượng cốt cán, cầm đầu
phản động ở nước ngoài.
Đại đoàn kết dân tộc là di sản văn hóa quý giá của dân tộc ta, là nền tảng tinh
thần cao đẹp và là cội nguồn của sức mạnh Việt Nam. Mọi âm mưu, thủ đoạn chia sẽ,
phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc là đi ngược lại truyền thống, lợi ích và khát vọng
ngàn đời của dân tộc ta. Do đó, cần sử dụng đồng thời nhiều giải pháp, chủ động đấu
tranh làm thất bại mọi thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, góp phần xây
dựng và củng cố vững chắc khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy động lực to lớn phát
triển đất nước.

15



×