Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

ĐỒ án điều KHIỂN LOGIC và TRUYỀN ĐỘNG điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (920.96 KB, 29 trang )

NHÓM 20_____________tự động hóa 1-k8
ĐỒ ÁN ĐIỀU KHIỂN LOGIC VÀ TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN
C
T,V1
m

A

1:Hà Văn Thiêm
2:Lê Tuấn
P,V1Thành
B

3:Phan Xuân Thăng

T,V2

L,V2

X,V1

Đề bài: NỘI DUNG

Thiết kế mạch điều khiển, mạch lực cho hệ thống cầu trục có yêu cầu công
nghệ được mô tả như hình vẽ
D

A,B,C,D là các công tắc hành trình dạng xung
Mạch điều khiển sử dụng bộ điều khiển có lập trình Logo
Mạch lực sử dụng 2 bộ biến tần Hitachi và 2 động cơ không đồng bộ ba pha có
Pđm =


7,5kW; Uđm=380V; nđm = 1420v/p; Cosφ = 0,78; ηđm = 0,82
T
T

Tên bản vẽ

1
2

Khổ giấy

Số lượng

A3
A3

1
1

Mạch điều khiển
Mạch Lực
PHẦN THUYẾT MINH

1

Khái quát chung về công nghệ

2

Thiết kế mạch điều khiển, mạch lực


3

Tính chọn các thiết bị liên quan

1


NHÓM 20_____________tự động hóa 1-k8
4

Thiết kế bản vẽ đấu nối, tính toán, cài đặt tham số cần thiết cho bộ biến
tần, lập trình cho Logo

2


NHÓM 20_____________tự động hóa 1-k8
Contents

3


NHÓM 20_____________tự động hóa 1-k8
LỜI NÓI ĐẦU
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, có thể nói một
trong những tiêu chí để đánh giá sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia là mức độ
tự động hóa trong các quá trình sản xuất mà trước hết đó là năng xuất sản xuất và
chất lượng sản phẩm làm ra. Sự phát triển rất nhanh chóng của máy tính điện tử,
công nghệ thông tin và những thành tựu của lý thuyết điều khiển tự động, của

trang bị điện đã làm cơ sở và hỗ trợ cho sự phát triển tương xứng của lĩnh vực tự
động hóa.
Ở nước ta mặc dù là một nước chỉ mới đang trong quá trình phát triển,
nhưng những năm gần đây cùng với những đòi hỏi của sản xuất cũng như hội
nhập vào nền kinh tế thế giới thì việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mà
đặc biệt là sự tự động hóa các quá trình sản xuất đã có những bước phát triển mới
tạo ra sản phẩm có hàm lượng chất xám cao tiến tới hình thành một nền kinh tế
tri thức.
Hai trong các môn học là kiến thức nền tảng cho các kĩ sư tự động hóa nó
thực sự rất quan trọng trong việc học tập và ứng dụng vào thực tế đó là môn học
“điều khiển logic” và “môn truyền động điện”.Kiến thức nền tảng của hai môn
học này khi được áp dụng vào thực tế sẽ rất rộng rãi và quan trọng trong nền
công nghiệp hiện đại bây giờ.Một trong các ứng dụng được áp dụng là hệ thống
cầu trục nâng hạ các vật nặng được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công
nghiệp như vận chuyển hàng hóa ,đóng tàu và rất nhiều các hoạt động khác được
ứng dụng công nghệ này.Chúng e may mắn được thầy Nguyễn Đăng Toàn giao
cho nhiệm vụ nghiên cứu cũng như hướng dẫn chúng e làm đề tài “nghiên cứu
và tìm hiểu hệ thống cầu trục nâng hạ sử dụng các bộ biến tần và plc để điều
khiển” của môn học “đồ án điều khiển logic và truyền động điện”
Trong quá trình làm đồ án mặc dù đã được thầy giáo giúp đỡ rất chi tiết và
tận tình.Tuy nhiên do chúng em còn ít kinh nghiệm cũng như chưa thực sự cẩn
thận trong khi nghiên cứu nên đồ án môn học của chúng e còn nhiều thiếu
sót.Mong thầy giáo và các bạn trong lớp đóng góp bổ sung và giúp đỡ chúng e
trong việc hoàn thành đồ án.Cảm ơn thầy giáo hướng dẫn “Nguyễn Đăng Toàn”
trong suôt thời gian qua đã tận tình chỉ dẫn và giúp chúng e hoàn thành đồ án
này.Nhóm 20 xin chân thành cảm ơn

4



NHÓM 20_____________tự động hóa 1-k8

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ
1.1.
1.1.1.

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CẦU TRỤC
khái niệm về cầu trục :

Cầu trục là một loại thiết bị đảm bảo các thao tác nâng-hạ-di chuyển hàng
hóa trong nhà xưởng. Nó rất tiện dụng và có hiệu quả cao trong quá trình
bốc xếp hàng hóa, với sức nâng từ 1 đến 500 tấn, vận hành chủ yếu bằng
các động cơ điện nên được dùng rộng rãi trong các nhà máy sản xuất công
nghiệp.
1.1.2.

cấu tạo cầu trục :

Cầu trục là tổ hợp của nhiều chi tết đơn lẻ, trọn bộ cấu thành lên. Về
hình dáng cầu trục giống dạng cầu có bánh xe lăn trên đường ray vì vậy
cầu trục còn có tên nữa đó là cầu lăn. Các chi tiết cụ thể của cầu trục
Dầm chính cầu trục(dầm chủ) được tổ hợp từ thép tấm hoặc thép hình cán
nóng, về mặt cắt tiết diện thì dầm chính có dạng hộp hoặc I

Dầm chính cầu trục
- Dầm biên của cầu trục (dầm đầu) được tổ hợp từ thép có mặt cắt dạng
hộp và tổ hợp bánh xe di chuyển, đầu đấm cao sau.
5



NHÓM 20_____________tự động hóa 1-k8

Dầm biên cầu trục
- Palang nâng hạ treo hoặc ngồi trên dầm cầu trục (con lợn, tời nâng hạ):
thiết bị được tổ hợp của nhiều chi tiết như động cơ điện, hộp số, phanh,
tang quấn cáp, cáp tải, cụm di chuyển và các thiết bị điều khiển an toàn.

Palang cáp điện dầm đơn 5 tấn
- Động cơ di chuyển cầu trục là động cơ điện liền hộp giảm tốc được tổ
hợp bánh răng ở đầu ra của hộp số, động cơ di chuyển được liên kết với
dầm biên của cầu trục thông qua mặt bích liên kết, mục đích tạo chuyển
động cho bánh xe cẩu trục

6


NHÓM 20_____________tự động hóa 1-k8

Động cơ di chuyển cầu trục
- Điện cho cầu trục: Có điện ngang cho palang di chuyển dọc dầm và
điện dọc cho cầu trục di chuyển trên ray.
- Điện ngang cho palang: Máng C, con chạy treo cáp, trully dẫn hướng,
cáp động lực và cáp điều khiển cho palang.

Hệ điện ngang cầu trục
- Điện dọc cho cầu trục thường là ray điện an toàn 3P-50A, 75A, 100A
tùy vào công suất động cơ tổng.

7



NHÓM 20_____________tự động hóa 1-k8

Hệ điện dọc cầu trục
Ray di chuyển cầu trục: Ray P hoặc ray vuông.
- Hỉnh tổng thể của cầu trục sau khi lắp đặt và đưa vào sử dụng.

1.1.3.

phân loại cầu trục :
 Phân loại theo công dụng
• Cầu trục có công dụng chung :chủ yếu dùng với móc treo
để xếp dỡ ,lắp ráp và sửa chữa máy móc.
8


NHÓM 20_____________tự động hóa 1-k8
• Cầu trục chuyên dùng :được sử dụng chủ yếu trong công
nghiệp luyện kim với các thiết bị mang vật chuyên dùng
và có thể làm việc rất nặng .
 Theo kết cấu dầm cầu :
• Cầu dầm đơn :dầm cầu của cầu trục một dầm thường là
dầm chữ L hoặc dầm tổ hợp với các dầm thép tang cứng
cho dầm ,cầu trục dầm thường dùng palang điện chạy
dọc theo dầm chữ L nhờ cơ cấu di chuyển palang .
• Cầu dầm kép : có các loại dầm hộp cà dầm giàn không
gian
• Cầu trục dầm hộp .
• Cầu trục dầm dàn.
 Theo cách tựa dầm cầu lên đường day di chuyển cầu trục có các

loại:
• Cầu trục tựa.
• Cầu trục treo






Theo cách bố trí cơ cấu di chuyển cầu trục
• Cầu trục dẫn động chung .
• Cầu trục dẫn động riêng.
• Dẫn động tay hoặc dẫn động máy .
Theo cách mang tải
• Cầu trục móc .
• Cầu trục gầu ngoặm
• Cầu trục nam châm điện
Theo phương thức dẫn động của cơ cấu nâng
• Cầu trục dẫn động bằng tay
• Cầu trục nam châm điện bằng động cơ điện

Không chỉ có phân loại các thiết bị cầu trục để đảm bảo được yêu cầu
an toàn cho bản thân người sử dụng mà việc vận hành và thời gian hiểu
nguyên lí của nó cũng nhanh chóng hơn
1.2.

CÁC THIẾT BỊ CỦA HỆ THỐNG

Trong cầu trục có rất nhiều thiế bị quan trọng như hệ thống phanh hệ thống
bánh rang giảm tốc để đảm bảo yêu cầu về nâng hạ hàng hóa.Tuy nhiên đồ

án của chúng e chỉ nghiên cứu một số thiết bị chính để điều khiển hoàn
toàn bằng điện mà không phải sử dụng đến các thiết bị về cơ khí.và cũng
chỉ đề cập đến các thiết bị quan trọng để điều khiển quá trình cũng như tốc
độ nâng hạ đã cho ở đề bài.
9


NHÓM 20_____________tự động hóa 1-k8
1.2.1. Động cơ nâng hạ và động cơ di chuyển trái phải
2 động cơ không đồng bộ ba pha của siemen có :
Pđm = 7,5kW; Uđm=380V; nđm = 1420v/p; Cosφ = 0,78; ηđm = 0,82



Ưu điểm của động cơ siemen

Động cơ điện ba pha siemens vỏ nhôm loại thông dụng từ 0.55kW đến
45 kW, hộp cực điện xoay được 360 độ, chân đế thêm lỗ để linh hoạt
trong lắp đặt. Tốc độ từ 750 đến 3600 RPM.
Động cơ điện 3 pha siemens tiết kiệm điện theo tiêu chuẩn IE2, IE3 của
quốc tế. Giảm lượng khí Co2 khi vận hành.
Động cơ điện siemens hạ thế dùng cho việc nặng. Công suất từ 90 watt
đến 200 kW, tốc độ 750 đến 3600 vòng phút. (Nema Energy), hiệu suất
chuyển hóa điện năng tuyệt vời, có thể đạt đến cả tiêu chuẩn IE4.
Crane motor siemens chạy được trong môi trường vô cùng khắc nghiệt
như độ ẩm cao, có bụi cát trong không khí, nhiệt độ làm việc hơn 50 độ
C vẫn chạy tốt, mô tơ có thể tạo ra lực cẩu nâng hạ gấp đôi mô men
thông thường khi làm việc nặng (ngắn hạn).
Mẫu NEMA động cơ điện siemens được thiết kế riêng cho Bắc Mỹ
(USA, Canada, Mexico). Nema: National Electrical Manufacturers

Association) for the North American.
Công suất 1-400 HP, tần số 60 Hz. Thường chạy điện áp 460 V và 575
V. Chân đế nhôm có thể tháo rời và có đến 8 lỗ để tiện cho lắp đặt vận
10


NHÓM 20_____________tự động hóa 1-k8
hành. Hiệu suất chuyển hóa điện năng ra cơ năng có thể nói là hàng đầu
thế giới.
• Nhược điểm:
Những công ty, tập đoàn lớn mua động cơ điện siemens tốt nhất với
xuất xứ từ Châu Âu, với những công trình, dự án đòi hỏi an toàn cao
như dầu khí, sản xuất hóa chất, chế tạo máy cho ngành quân đội. Song
lưu ý là thời gian đặt hàng động cơ điện Siemens từ Châu Âu là rất lâu,
từ vài tuần cho tới vài tháng.
Người tiêu dùng mua được động cơ điện siemens cũ, hàng thanh lý đã
qua sử dụng, song việc này chỉ dành cho những người có kinh nghiệm
lâu năm do hàng nhái hàng giả động cơ điện Siemens rất nhiều. Do
động cơ điện cũ từ nước ngoài được mua dưới dạng phế liệu tính theo
tấn. Đa số người dân khó có thể phân biệt được động cơ điện cũ này đã
thay mạc tem hay chưa? hay đã được “luộc” và quấn lại ở Việt Nam ?
C
T,V1
m

A

Động cơ điện siemens sản xuất tại các nhà máy ở Trung Quốc. Tuy sản
phẩmP,V1
không bằng các động cơ điện xuất xưởng ở châu Âu, nhưng vẫn

B chất lượng cho các dự án ở Việt Nam. Song người dùng cũng
đảm bảo
T,V2 cần lưu ý vì trình độ làm động cơ giả của Trung Quốc.
L,V2

X,V1

+ mặc dù có một số đặc điểm không tốt nhưng với sức mạnh công nghệ và
độ bền của ông lớn trong ngành sản xuất các thiết bị điện của Đức này
chúng e quyết định chọn động cơ siemen cho hệ thống cầu trục trong đồ án.
D

1.2.2.

Yêu cầu công nghệ

Về sơ đồ công nghệ của bài toán ta có thể giải thích như sau :
Khi gặp tín hiệu (m) tín hiệu mở hoặc trong quá trình đang vận hành gặp
trạng thái đi sang trái (T) với vận tốc là V2 và đập vào công tắc hành trình
(A) thì motor điều khiển cho cầu trục đi sang phải (P) với vận tốc là
V1.Mortor tiếp tục di chuyển cho đến khi đập vào công tắc hành trình (C)
thì motor đảo chiều di chuyển sang trái với vận tốc vẫn là V1.tiếp tục di
cuyển cho đến khi đập vào công tắc hành trình (B) thì motor điều khiển cần
trục đi xuống vẫn với vận tốc là V1.Khi đập vào công tắc hành trình (D) thì
11


NHÓM 20_____________tự động hóa 1-k8
motor điều khiển cần trục đi xuống đảo chiều và đi lên với vận tốc là V2
cho đến khi đập tiếp vào (B) thì motor điều khiển cần trục di chuyển sang

trái với vận tốc là V2 cho đến khi đập vào công tắc hành trình (A) thì lặp
lại chu trình bên trên.toàn bộ quá trình công nghệ trên hình vẽ được diễn
giải cơ bản bằng lời văn.

12


NHÓM 20_____________tự động hóa 1-k8
CHƯƠNG 2:THIẾT KẾ MẠCH LỰC VÀ MẠCH ĐIỀU KHIỂN
1.1.

Thiết kế mạch điều khiển hệ thống :
1.1.1.

Các phương pháp biểu diễn hàm logic :

có nhiều phương pháp để biểu diễn một hàm logic hay một công nghệ nào
đó để người ta có thể hiểu 1 cách căn bản về mạch điều khiển của 1 công
nghệ nào đó.Sau đây là 1 số cách biểu diễn hàm logic cơ bản


Phương pháp biểu diễn bằng bảng trạng thái



Phương pháp biểu diễn hình học



Phương pháp biểu diễn bằng biểu thức đại số




Phương pháp biểu diễn bằng bỏng Karnaugh (bìa canô)



Phương pháp biểu diễn bằng Grafcet

Mỗi một phương pháp thì tùy vào người sử dụng sẽ biểu diễn các hàm
logic của 1 công nghệ nào đó cho trước.Như đề tài chúng ta đang nghiên
cứu chúng em chọn phương pháp biểu diễn bằng Grafcet.Là một trong
những cách biểu diễn hàm logic để mô tả mạch trình tự trong công
nghiệp.Với yêu cầu đề tài là cầu trục có thể dễ dàng phân tích công nghệ
cũng như thiết kế mạch điều khiển một cách dễ dàng và chính xác.
1.1.2.
phương pháp
• Định nghĩa Grafcet

biểu diễn hàm logic bằng Grafcet

Grafcet là từ viết tắt của tiếng Pháp "Graphe fonctionnel de commande
étape transition" (chuỗi chức năng điều khiển giai đoạn - chuyển tiếp), do
hai cơ quan AFCET (Liên hợp Pháp về tin học, kinh tế và kỹ thuật) và
ADEPA (tổ chức nhà nước về phát triển nền sản xuất tự động hoá) hợp tác
soạn thảo tháng 11/1982 được đăng ký 18 ở tổ chức tiêu chuẩn hoá Pháp.
Như vậy, mạng grafcet đã được tiêu chuẩn hoá và được công nhận là một
ngôn ngữ thích hợp cho việc mô tả hoạt động dãy của quá trình tự động hoá
trong sản xuất. Mạng grafcet là một đồ hình chức năng cho phép mô tả các
trạng thái làm việc của hệ thống và biểu diễn quá trình điều khiển với các

trạng thái và sự chuyển đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác, đó là một
đồ hình định hướng được xác định bởi các phần tử là: tập các trạng thái, tập
13


NHÓM 20_____________tự động hóa 1-k8
các điều kiện chuyển trạng thái. Mạng grafcet mô tả thành chuỗi các giai
đoạn trong chu trình sản xuất. Mạng grafcet cho một quá trình sản xuất
luôn luôn là một đồ hình khép kín từ trạng thái đầu đến trạng thái cuối và
từ trạng thái cuối về trạng thái đầu.


Một số ký hiệu trong grafcet

- Một trạng thái (giai đoạn) được biểu diễn bằng một hình vuông có đánh
số thứ tự chỉ trạng thái. Gắn liền với biểu tượng trạng thái là một hình chữ
nhật bên cạnh, trong hình chữ nhật này có ghi các tác động của trạng thái
đó hình l.8a và b. Một trạng thái có thể tương ứng với một hoặc nhiều hành
động của quá trình sản xuất Trạng thái khởi động được thể hiện bằng 2
hình vuông lồng vào nhau, thứ tự thường là 1 hình l.8c. - Trạng thái hoạt
động (tích cực) có thêm dấu ở trong hình vuông trạng thái hình l.8d

Việc chuyển tiếp từ trạng thái này sang trạng thái khác chỉ có thể được thực
hiện khi các điều kiện chuyển tiếp được thoả mãn. Chẳng hạn, việc chuyển
tiếp giữa các trạng thái 3 và 4 hình 1.9a được thực hiện khi tác động lên
biến b, còn chuyển tiếp giữa trạng thái 5 và 6 được thực hiện ở sườn tăng
của biến c hình 1.9b, ở hình l.9c là tác động ở sườn giảm của biến d.
Chuyển tiếp giữa trạng thái 9 và 10 hình 1.9d sẽ xảy ra sau 2s kể từ khi có
tác động cuối cùng của trạng thái 9 được thực hiện.


14


NHÓM 20_____________tự động hóa 1-k8

C
T,V1
m

P,V1
B

A
T,V2
L,V2



D

X,V1

Thiết kế mạch điều khiển bằng sơ đồ grafcet

Với sơ đồ công nghệ như trên ta có thể biểu diễn dưới dạng grafcet như sau
1.2.1.

Sơ đồ grafcet I

g

15


NHÓM 20_____________tự động hóa 1-k8

Trạng thái ban đầu

m,A
Trạng thái chuyển động sang
phải

C
Trạng thái chuyển động sang
trái

B
Trạng thái chuyển động
xuống dưới với vận tốc V1
(X)

D

A
Trạng thái chuyển động lên
trên với vậ tốc V2 (L)

B
Tạng thái chuyển động sang
trái vậ tốc v2


Sơ đồ grafcet I mô tả chi tiết các trạng thái làm việc, chú thích đầy đủ các
hành vi làm việc của công nghệ
1.2.2.

Sơ đồ grafcet II

16

C
D
B


NHÓM 20_____________tự động hóa 1-k8

Sơ đồ grafcet II
Sơ đồ grafcet II là sơ đồ thay thế cho sơ đồ sơ đồ grafcet I bằng các biến
logic


Xác định hàm điều khiển
S1+=(m+A) *S0

S4+ =D*S3

S1-- = S2

S4-- =B*S5

S2+=(C+B)*S1


S5+=B*S4

S2-- = S3*S1

S5--=S3*S1*A

S3+ = B*S2
S3-- = S4

17


NHÓM 20_____________tự động hóa 1-k8
1.2.3. Xây dựng mạch điều khiển logic sử dụng role tiếp điểm

Dựa vào các hàm điều khiển bên trên ta có
thể suy ra được mạch điều khiển như dưới
đây :
S0: là trạng thái ban đầu
S1: là trạng thái chuyển động sang phải với vận tốc V1
S2: là trạng thái chuyển động sang trái với vận tốc V1
S3: là trạng thái chuyển động xuống dưới với vận tốc V1
S4 : là trạng thái chuyển động lên trên với vận tốc V2

Sơ đồ mạch điều khiển sử dụng role tiếp điểm

1.2.

Thiết kế mạch lực

18


NHÓM 20_____________tự động hóa 1-k8

CHƯƠNG 3:Tính chọn thiết bị liên quan

1

Hệ thống các thiết bị sử dụng trong đề tài
STT

1

Tên thiết bị

Số lượng

1

Bộ điều khiển LOGO! 24RC

1

2

Biến tần Hitachi SJ200

1


3

Aptopmat

1

4

Rơ le nhiệt

2

5

Nút nhấn

2

6

Công tắc hành trình dạng xung

4

7
Động cơ điện 3 pha
2
Tính toán lựa chọn các thiết bị.
Bộ điều khiển LOGO! 24RC.


19

2


NHÓM 20_____________tự động hóa 1-k8

Hình 9: LOGO! 24RC.
Bảng thông số kỹ thuật LOGO! 24RC.
Thông số kỹ thuật

Logo! 24RC
Nguồn cấp

Điện áp đầu vào

DC 24V

Khoảng giới hạn

20.4 – 28.8 VDC

Dòng điện vào

20 ... 75 mA (VDC)

Tổn hao năng lượng

0.4 ... 1.8 W (VDC)


Tần số nguồn điện cho phép

47 – 63 Hz
Đầu vào số

Số lượng

8

Tín hiệu điện áp vào vào

L

Mức 0

< 5 VDC

Mức 1

> 12 VDC

Tín hiệu dòng điện vào vào
Mức 0

< 1 mA
>2.5 mA

Mức 1
20



NHÓM 20_____________tự động hóa 1-k8
Chiều dài đường dây (không bị cản
trở)

100m

Đầu ra số
Số lượng

4

Kiểu đầu ra

Rơ le

3.1.1. Biến tần Hitachi sj200.

Hình 10: Biến tần Hitachi L200 - SJ200-040HFEF
-Ta có công suất định mức của động cơ cần điều khiển là P đm = 7.5Kw. Căn cứ vào thông số của
nhà sản xuất đưa ra. Ta lựa chọn biến tần Hatachi series L200, mã phiên bản SJ200075HFEF.
-Thông số biến tần SJ200-075HFEF:
+ Công suất: 7.5 Kw .
+ Nguồn cung cấp: 3 pha 400V.
+ Tần số ngõ ra: 0.5 - 400Hz.
+ Tín hiệu Analog ngõ vào: 0 – 10 VDC, 4 - 20 mA.
+ Khả năng quá tải: 150% trong 60s.
+ Mô men khởi động lớn: đạt tới 200% ngay tại 1Hz.
+ Tích hợp sẵn bộ lọc nhiễu EMC.
+ Tích hợp sẵn bộ bộ hãm động năng bên trong biến tần.

3.1.2. Aptomat.
-Ta có dòng điện điện mức của động cơ là:
-Ta có dòng điện khởi động của aptomat tính theo công thức:
-Ta chọn aptomat với các thông số sau:
+ Uđm = 400 (V).
+ Iđm = 40 (A).
+ Icắt = 38 (kA).

21


NHÓM 20_____________tự động hóa 1-k8

Hình 11: Aptomat Cầu dao tự động MCCB LS 3P ABN53c
3.1.3. Rơ le nhiệt bảo vệ.
-Ta có dòng điện định mức động cơ là Iđmđc = 17.8 A.
-Dòng khởi động động cơ là: Ikđ = 35.6 A
-Chọn rơ le nhiệt có dòng điện định mức Iđmrl = 1.5.Iđmđc = 26.7 (A).
-Chọn rơ le nhiệt có Iđm = 30A.

Hình 12: Rơ le nhiệt
3.1.4. Nút nhấn.
-Nút nhấn là khí cụ điện dùng để điều khiển gián tiếp động cơ, các thiết bị điện khác nhau.
-Vì nút nhấn phục vụ cho mạch điều khiển nên dòng qua các tiếp điểm nút nhấn khá nhỏ.
Thường chọn nút nhấn có Iđm = Ilv

22


NHÓM 20_____________tự động hóa 1-k8


Hình 13: Nút nhấn.
3.1.5. Công tắc hành trình dạng xung.
-Công tắc hành trình là cảm biến vị trí tiếp xúc. Có nhiều loại công tắc hành trình dùng trong
nhiều điều kirjn môi trường khác nhau.
-Công tắc hành trình có thể lắp đặt với nhiều thiết bị chấp hành như cần trượt, cần xoay, cần
lắc…
-Ưu điểm
+ Đáng tín cậy, chịu được va chạm và dễ sử dụng
+ Không bị ảnh hưởng bởi nhiễu
+ Hoạt động đơn giản
-Nhược điểm: Tuổi thọ ngắn, bị hao mòn.
-Với đề tài này, ta chọn công tắc hành trình Omron WLCA2 – 2N.
+ Cần Ngắn có bánh xe.
+ Góc mở: 900
+ Chịu dầu nước. Thân lớn.
+ Cấp bảo vệ: IP67
+ Tuổi thọ: Cơ: 15 000 000 lần Min.; Điện: 750 000 lần Min.
+ Tốc độ tác động: 1mm/s đến 1m/s (đối với WLCA12)
+ Tần số tác động: Cơ: 120 lần/phút Min.; Điện 30 lần/phút Min.
+ Cách điện: 100MΩ Min. (ở 500VDC)
+ Điện trở tiếp điểm: 25mΩ Max.
+ Nhiệt độ làm việc: -10oC đến 80oC
+ Tiêu chuẩn EC/IEC, UL/CSA

23


NHÓM 20_____________tự động hóa 1-k8


Hình 14: Công tắc hành trình WLCA2 – 2N.
3.1.6. Động cơ điện.
Căn cứ vào yêu cầu thông số động cơ đề tài sử dụng động cơ không đồng bộ ba pha có
Pđm = 7.5kW; Uđm=380V; nđm = 1420v/p; Cosφ = 0,78; ηđm = 0,82.
-Ta chọn động cơ Y3 132M1 – 6 có các thông số kỹ thuật sau:
Nội dung
Công suất định mức
Điện áp định mức
Tốc độ định mức
Hệ số công suất
Hiệu suất định mức
Khối lượng

Thông số
7.5Kw
380V
1420vòng/phút – 6 cực
Cosφ = 0,76
ηđm = 0,82
70Kg

24


NHÓM 20_____________tự động hóa 1-k8
CHƯƠNG 4:THIẾT KẾ BẢN VẼ ĐẤU NỐI ,TÍNH TOÁN,CÀI
ĐẶT THAM SỐ CẦN THIẾT CHO BỘ BIẾN TẦN,LẬP
TRÌNH CHO LOGO
4.1. Thiết kế bản vẽ đấu nối
4.1.1. Phần mềm vẽ bản vẽ đấu nối

Trong bài chúng e sử dụng phần mềm autocad để vẽ mạch đấu nối
AutoCAD là một phần mềm quan trọng trong lĩnh vực cơ khí, xây dựng
và một số lĩnh vực khác. Autocad được dùng để thực hiện các bản vẽ kỹ
thuật trong các ngành: Xây dựng, Cơ khí, Kiến trúc, Điện, Bản đồ, … Bản
vẽ nào thực hiện được bằng compa, bút chì và thước kẻ … thì có thể vẽ
thiết kế bằng phần mềm Autocad. Sử dụng Autocad bạn có thể vẽ thiết kế
các bản vẽ hai chiều (2D: two dimension), mô hình hóa hình học (thiết kế
ba chiều – 3D: three dimension) và tạo hình ảnh thực vật thể (tô bóng –
Render).
Autocad được ứng dụng để vẽ bản vẽ kỹ thuật cho thiết kế 3D hệ thống
băng tải 22 m
Autocad được ứng dụng để vẽ bản vẽ kỹ thuật cho thiết kế 2D hệ thống
băng tải 22 m
Một trong những lý do khiến AutoCAD trở thành một phần mềm phổ biến
bậc nhất, ứng dụng được cho nhiều lĩnh vực, từ cơ khí đến kiến trúc, xây
dựng đó là Autocad có thể giúp ta thiết lập được bản vẽ, vẽ và hiệu chỉnh
được các hình dạng bất kỳ trong các bản vẽ kỹ thuật cơ khí, hay xây dựng
thông qua các lệnh vẽ và các lệnh hiệu chỉnh cần thiết trong khi vẽ. Đặc
biệt, AutoCAD in được bản vẽ chính xác theo đúng tỉ lệ và có thể xuất bản
vẽ sang nhiều định dạng tương thích với các phần mềm khác. Sử dụng
Autocad giúp các nhà thiết kế đưa những ý tưởng thiết kế của mình lên bản
vẽ, sử lý và sửa đổi một cách nhanh chóng và ít tốn kém. Giao diện và các
lệnh trong Autocad thì dễ dàng cho người sử dụng, ngôn ngữ sử dụng trong
giao diện thường là tiếng anh đơn giản nên không quá gây khó khăn cho
người sử dụng.
4.1.2. Bản vẽ trên autocad
Dù có một phần mềm chuyên dụng để vẽ mạch điện trên máy tính là
autocad electrical tuy nhiên do các thiết bị không quá khó vẽ nên chúng e
sử dụng phần mềm autocad cơ bản.Do đó một số thiết bị chưa được đúng
chuẩn của quốc tế cũng như trong nước,nếu có them thời gian chúng e sẽ

cố gắng vẽ chuẩn các thiết bị theo chuẩn IEC.Sau đây là bản vẽ
25


×