Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

TIỂU LUẬN NÂNG CAO ý THỨC CHÍNH TRỊ của GIAI cấp CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG bối CẢNH hội NHẬP QUỐC tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.99 KB, 14 trang )

NÂNG CAO Ý THỨC CHÍNH TRỊ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT
NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân nước ta đã vượt qua
nhiều khó khăn, thách thức, sẵn sàng nắm bắt những cơ hội thuận lợi và có bước
phát triển mới về nhận thức, ý thức chính trị cũng như về chuyên môn, nghiệp
vụ. Trình độ văn hóa của đội ngũ công nhân trong những năm gần đây được
nâng lên đáng kể. Tính đến nay, có 76,2% số công nhân có trình độ văn hóa
trung học phổ thông; 13,2% có trình độ đại học. Đây là điều kiện thuận lợi để
đội ngũ công nhân nước ta có thể nhanh chóng nắm bắt, làm chủ kỹ thuật, công
nghệ hiện đại, cũng như nâng cao nhận thức, ý thức chính trị trong tiến trình đổi
mới và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc
tế, đội ngũ công nhân nước ta đang có sự chuyển dịch mạnh về số lượng, cơ cấu
ngành nghề, sự chênh lệch về thu nhập, trình độ văn hóa, kiến thức và chuyên
môn, nghiệp vụ. Ngoài những yếu tố khách quan và chủ quan khác, đó cũng là
những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến tâm tư, nguyện vọng và đặc biệt là đến ý
thức chính trị của đội ngũ công nhân hiện nay.
Việc phân tích thực trạng ý thức chính trị của giai cấp công nhân ở nước ta
hiện nay và qua đó, đề xuất những giải pháp nhằm củng cố, nâng cao ý thức
chính trị của giai cấp công nhân trong tình hình mới là một sự nghiên cứu bổ ích
và cần thiết. Bởi vì, củng cố, nâng cao ý thức chính trị của giai cấp công nhân sẽ
góp phần quan trọng vào việc nâng cao vai trò tiên phong của họ trong phát triển


kinh tế, chính trị, xã hội, cũng như trong sự phát triển bền vững và giữ vững ổn
định chính trị - xã hội của đất nước nói chung.
Để phân tích thực trạng ý thức chính trị của giai cấp công nhân Việt Nam
hiện nay, trước hết cần làm rõ nội dung của ý thức chính trị nói chung và ý thức
chính trị của giai cấp công nhân Việt Nam nói riêng.
Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, ý thức chính trị cũng bao gồm
những nét đặc trưng của ý thức xã hội nói chung. Bởi vậy, có thể hiểu ý thức


chính trị là những tình cảm, thái độ chính trị, quan điểm, tư tưởng chính trị hay
lý luận chính trị của cộng đồng xã hội, hoặc của các tầng lớp, giai cấp trong xã
hội, phản ánh mọi mặt của đời sống chính trị. Qua đó, có thể thấy, ý thức chính
trị của giai cấp công nhân là những tình cảm, thái độ chính trị, quan điểm, tư
tưởng chính trị, phản ánh vị trí, vai trò của mình trong đời sống chính trị, kinh
tế, xã hội, cũng như mọi mặt đời sống chính trị nói chung, được hình thành, phát
triển trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, trong quá trình đấu tranh
giải phóng giai cấp, xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ xã hội xã
hội chủ nghĩa.
Ý thức chính trị của giai cấp công nhân Việt Nam cũng bao gồm những đặc
trưng cơ bản nói trên. Tuy nhiên, trong quá trình hình thành, phát triển, nó chịu
sự tác động của những điều kiện, hoàn cảnh đặc thù, nghĩa là nó được hình
thành, phát triển trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, lật đổ chế độ thực
dân, phong kiến, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân và chế độ xã hội xã hội chủ
nghĩa. Hơn thế, trong các giai đoạn lịch sử, kể cả giai đoạn hiện nay, một bộ


phận lớn của giai cấp công nhân có nguồn gốc xuất thân từ nông thôn, nông
nghiệp. Bởi vậy, trong ý thức nói chung cũng như trong ý thức chính trị nói
riêng của họ, vẫn còn bị chi phối bởi những tập quán, cách thức làm ăn manh
mún, “được chăng hay chớ”; những tâm lý, thái độ tự ty, xuê xoa, lừng chừng;
những quan điểm, tư tưởng thủ cựu, ngại thay đổi, ngại đổi mới... Đó là những
cản trở không nhỏ đối với quá trình xây dựng, nâng cao ý thức chính trị của giai
cấp công nhân trong tình hình mới
Để hiểu rõ hơn nội dung ý thức chính trị của giai cấp công nhân Việt Nam
hiện nay, cần thấy được những dạng thái, biểu hiện của nó trong việc tự ý thức
về vị trí, vai trò của giai cấp công nhân và trong mối quan hệ với các lĩnh vực
của đời sống chính trị.
Trước hết, cần thấy được tình cảm, thái độ, quan điểm, tư tưởng của giai cấp
công nhân đối với vị trí, sứ mệnh của mình trong lịch sử và trong đời sống chính

trị, kinh tế, xã hội, văn hóa hiện nay. Ở đây, cần tìm hiểu xem họ có thái độ,
quan điểm, nhận thức như thế nào về vị trí, vai trò của giai cấp mình trong lịch
sử, cụ thể là trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, thiết lập chế độ xã
hội mới, cũng như trong phong trào cách mạng thế giới; về nghĩa vụ, quyền lợi
chính trị của họ trong đời sống chính trị, sinh hoạt chính trị; về vị trí, vai trò của
họ trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị hiện nay, trong đó có tỷ lệ
tham gia của mình ở các tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị và dung
lượng của tính giai cấp công nhân trong các chủ trương, chính sách của hệ thống
chính trị, v.v. Đặc biệt, cần tìm hiểu xem họ có thái độ, quan điểm, nhận thức


như thế nào về vị trí, vai trò của mình trong đời sống kinh tế hiện nay, nhất là về
quyền hạn, trách nhiệm và quan hệ lợi ích giữa họ với người sử dụng lao động
trong các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp.
Thứ hai, cần thấy được tình cảm, thái độ, tư tưởng, quan điểm của giai cấp
công nhân đối với các tổ chức trong hệ thống chính trị hiện nay, như Đảng, Nhà
nước, Chính phủ, Quốc hội, Công đoàn, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính
trị - xã hội khác. Ở đây, cần lưu ý đến tình cảm, thái độ, tư tưởng, quan điểm của
họ đối với nội dung, phương thức tổ chức và hoạt động của các tổ chức đó; trong
đó có quan điểm, đường lối của Đảng với chính sách, pháp luật của Nhà nước,
nhất là quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng và các chính sách phát triển kinh
tế, các luật, bộ luật liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động...
Thứ ba, cần thấy được tình cảm, thái độ, quan điểm, tư tưởng của giai cấp
công nhân đối với đặc điểm, tình hình và xu hướng phát triển của thời đại ngày
nay cũng như của các nước trong khu vực; vai trò, tác dụng của chủ nghĩa Mác Lê-nin trong thời đại ngày nay; mục tiêu, lý tưởng, tương lai của chủ nghĩa xã
hội và chủ nghĩa cộng sản; tình hình, đặc điểm phát triển của phong trào cộng
sản và công nhân quốc tế hiện nay.
Thứ tư, cần thấy được tình cảm, thái độ, quan điểm, tư tưởng của giai cấp
công nhân đối với lịch sử dân tộc, nhất là truyền thống yêu nước và các giá trị
truyền thống tốt đẹp, nhân văn khác; tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh; vai trò

lãnh đạo của Đảng đối với công cuộc đổi mới đất nước hiện nay; sự phát triển


nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa; tương lai, tiền đồ của
đất nước, của dân tộc....
*
*

*

Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đến nay, nhìn chung,
một bộ phận lớn giai cấp công nhân nước ta có ý thức, nhận thức tương đối sâu
sắc, rõ ràng về vị trí, vai trò của mình đối với công cuộc đổi mới đất nước, sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Họ ý thức được rằng, mình là
lực lượng nòng cốt, đi đầu trong công cuộc, sự nghiệp này. Đồng thời, đa số
công nhân tỏ thái độ tự hào, trân trọng về truyền thống vẻ vang của dân tộc,
cũng như những giá trị truyền thống cao đẹp, quý báu mà tổ tiên, ông cha đã để
lại; tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước trong công
cuộc đổi mới đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế; vào tương lai, tiến đồ tươi
sáng của đất nước, của dân tộc. Bên cạnh đó, nhiều công nhân, nhất là những
công nhân có trình độ văn hóa khá cao, am hiểu khá sâu sắc về nghĩa vụ và
quyền lợi của mình trong đời sống chính trị; về đặc điểm, tình hình và xu hướng
phát triển của thời đại ngày nay; về nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng của hệ
thống xã hội chủ nghĩa thế giới. Họ tỏ thái độ tin tưởng vào vai trò, tác dụng của
chủ nghĩa Mác - Lê-nin trong thời đại ngày nay; vào mục tiêu, lý tưởng và tương
lai của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản; vào tiền độ của phong trào cộng
sản và công nhân quốc tế. Đáng chú ý là, họ khá am hiểu về những nguyên lý cơ
bản của chủ nghĩa Mác - Lê-nin cũng như của chủ nghĩa xã hội khoa học. Ngoài



ra, đa số công nhân có tình cảm sâu sắc đối với cuộc đời và sự nghiệp của Chủ
tịch Hồ Chí Minh, nhất là đối với tư tưởng và tấm gương đạo đức của Người.
Tuy nhiên, do những nguyên nhân khác nhau mà trong ý thức chính trị của
giai cấp công nhân hiện nay còn có những biểu hiện yếu kém, hạn chế, như:
1- Không ít công nhân chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của giai cấp
mình trong thời đại mới, cũng như trong tiến trình đổi mới, công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Do đó, họ chưa ý thức được mình là lực lượng nòng cốt,
đi đầu trong xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và trong hội nhập kinh tế quốc tế. Thậm chí, nhiều công nhân có suy nghĩ
rằng, giai cấp mình không còn giữ vai trò tiên phong, vai trò lãnh đạo cách mạng
trong giai đoạn hiện nay; trước kia giai cấp mình là người làm chủ về chính trị,
kinh tế, xã hội, nhưng nay chỉ là tầng lớp thứ yếu trong xã hội và là kẻ làm thuê
cho giới chủ. Đặc biệt, một bộ phận không nhỏ công nhân chưa hiểu rõ về nghĩa
vụ, quyền lợi chính trị của mình trong đời sống chính trị ở địa phương, cơ sở và
trên phạm vi cả nước nói chung.
2- Một số công nhân không thấy hết vị trí, vai trò của Công đoàn trong việc
bảo vệ lợi ích của mình cũng như trong việc tham gia quản lý, điều hành, giám
sát sản xuất, kinh doanh. Dĩ nhiên, nguyên nhân có thể là do chất lượng hoạt
động của Công đoàn ở nhiều đơn vị, tổ chức kinh tế chưa cao. Theo một số liệu
điều tra, tỷ lệ công nhân đánh giá về chất lượng hoạt động của Công đoàn cơ sở
như sau: hoạt động tốt: 29,21%; hoạt động khá: 23,42%; không trả lời:
31,0%(1). Ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, rất nhiều công nhân


không muốn gia nhập Công đoàn, vì thiếu tin tưởng vào chất lượng, hiệu quả
hoạt động Công đoàn. Tính đến hết tháng 12-2005, số lượng đoàn viên Công
đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là hơn 700.000 người,
chỉ chiếm khoảng 53,3%.
Bên cạnh đó, không ít công nhân chưa nắm vững những nội dung cơ bản
trong các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà

nước, kể cả các chính sách, pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích
chính đáng, hợp pháp của mình, như Quy chế Dân chủ ở doanh nghiệp, Bộ luật
Lao động, Luật Công đoàn, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài ở Việt
Nam...
3- Một bộ phận không nhỏ công nhân ít am hiểu về đặc điểm, tình hình và sự
biến đổi nhanh chóng của thế giới hiện nay, kể cả của các nước trong khu vực;
thiếu tin tưởng vào tương lai, tiền đồ của chủ nghĩa xã hội, của phong trào cộng
sản và công nhân quốc tế. Họ hầu như rất ít hiểu biết về những nguyên lý cơ bản
của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, cũng như của chủ nghĩa xã hội khoa học. Thậm chí,
một số công nhân, nhất là những công nhân ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài, cho rằng, phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa là xu thế tất
yếu của thời đại ngày nay. Hơn thế, họ còn rất thần phục về sự phát triển “kỳ
diệu” của các nước tư bản phát triển.
4- Một số công nhân ít quan tâm và kém hiểu biết về lịch sử cũng như truyền
thống dân tộc; thiếu tin tưởng vào vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công cuộc
đổi mới đất nước; vào tương lai, tiền đồ của dân tộc. Họ còn cho rằng, phát triển


nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, mặc dù đi theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, có sự lãnh đạo của Đảng và điều tiết của Nhà nước, nhưng vẫn sẽ dẫn đến
hậu quả là, sự bất công, bất bình đẳng xã hội ngày càng tăng lên, không thể nào
khắc phục được. Bên cạnh đó, một số ít công nhân không chịu khó rèn luyện, tu
dưỡng nhằm nâng cao tay nghề, trình độ hiểu biết và phẩm chất đạo đức; quá coi
trọng lợi ích vật chất, sống buông thả, sa đọa, chạy theo dục vọng và tiền tài,
hoặc có tâm lý sùng ngoại và tự ty dân tộc.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém, hạn chế trong ý thức chính trị của
giai cấp công nhân những năm gần đây. Có thể nêu ra một số nguyên nhân cơ
bản như sau:
Thứ nhất, sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ và của lực
lượng sản xuất ở các nước tư bản phát triển, cũng như sự khủng hoảng hệ thống

xã hội chủ nghĩa thế giới đã ít nhiều ảnh hưởng xấu đến ý thức chính trị của giai
cấp công nhân nước ta. Đặc biệt, khi nước ta ngày càng tăng cường giao lưu, hội
nhập quốc tế, nhất là về kinh tế, thì sự ảnh hưởng đó khó có thể được khắc phục
nhanh chóng.
Thứ hai, trong quá trình phát nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và tiếp cận, phát triển dần kinh tế tri thức ở nước ta, sự tri thức hóa, trí tuệ
hóa lao động ngày càng có xu hướng tăng lên, và do vậy, vai trò của trí thức,
công nhân trí thức càng được coi trọng, trong khi đại bộ phận công nhân lại có
trình độ tay nghề thấp. Bên cạnh đó và đi kèm với điều đó, sự chênh lệch về thu
nhập giữa hai tầng lớp công nhân nói trên ngày càng lớn và rất khó khắc phục.


Thực trạng này được biểu hiện rất rõ trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài. Tất cả những điều đó đều là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến
sự biến đổi hay sự hạn chế trong ý thức chính trị của nhiều công nhân.
Thứ ba, đời sống vật chất và tinh thần của công nhân ở nhiều doanh nghiệp
còn thấp kém.Cụ thể, mức thu nhập của nhiều công nhân vẫn ở mức dưới 1 triệu
đồng/tháng, trong khi định mức lao động lại cao, cường độ lao động lớn, thời
gian lao động ngặt nghèo, kéo dài (không ít nơi, thời gian lao động kèo dài từ 10
đến 12 giờ). Bên cạnh đó, điều kiện, phương tiện, thời gian dành cho sinh hoạt
văn hóa - tinh thần cũng rất thiếu thốn. Nhiều công nhân có khi cả tuần không có
được một tờ báo để đọc, hoặc không có điều kiện để xem ti-vi, vui chơi, giải trí;
trong khi đó tiền lương lại thấp, bởi vậy dùng vào việc tái sản xuất sức lao động
đã thấy khó, nói chi đến việc trang trải cho nhu cầu sinh hoạt văn hóa - tinh thần.
Rõ ràng, tất cả những điều đó đã ảnh hưởng lớn đến sự nhận thức, hiểu biết về
chính trị của nhiều công nhân.
Thứ tư, những tệ nạn, tiêu cực xã hội chưa được kịp thời ngăn chặn, khắc
phục, thậm chí có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây, nhất là nạn tham
ô, tham nhũng, tệ quan liêu, sách nhiễu và sự xuống cấp, suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên ở

ngoài xã hội cũng như trong các đơn vị, tổ chức kinh tế, cũng là một trong
những yếu tố ảnh hưởng xấu đến tình cảm, thái độ, quan điểm, tư tưởng của giai
cấp công nhân. Bên cạnh đó, sự trả lương quá thấp, quá chênh lệch so với sức
lao động, cũng như sự không tôn trọng, thậm chí còn có hiện tượng coi thường,


mạt sát người lao động của một số chủ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
đã khiến nhiều công nhân bất mãn, bị ức chế, thậm chí nảy sinh ý thức căm thù
và ý định trả thù.
Thứ năm, sự buông lỏng vai trò lãnh đạo của Đảng và sự hoạt động kém hiệu
quả của tổ chức Công đoàn cũng như của các tổ chức chính trị - xã hội khác
cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự hạn chế, yếu kém trong ý thức chính
trị của giai cấp công nhân những năm gần đây. Có một thực trạng đáng buồn là,
ở nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chưa
hình thành được tổ chức cơ sở đảng và tổ chức công đoàn cơ sở. Điều đó không
chỉ ảnh hưởng xấu đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của
người lao động, mà quan trọng hơn, còn gây nên sự trống vắng, “vô hồn”, thiếu
hụt trong việc định hướng, chăm lo về mặt tinh thần - ý thức cho người lao
động. Bên cạnh đó, sự thiếu đồng bộ và chưa hoàn thiện của các văn bản pháp
quy, của Nhà nước cũng như của các ngành, các cấp, liên quan đến quyền và lợi
ích chính đáng của người lao động cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng
không tốt đến tâm lý, ý thức của người công nhân.
*
*

*

Để nâng cao ý thức chính trị, nhận thức chính trị của giai cấp công nhân nước
ta trong thời kỳ mới, theo chúng tôi, cần có một số định hướng, giải pháp cơ
bản sau:



Một là, các tổ chức chính trị - xã hội, đặc biệt là tổ chức đảng, công đoàn
trong các doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa và có các biện pháp, hình thức
thích hợp để tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước, làm cho công nhân hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối
với doanh nghiệp; hiểu rõ vị trí, vai trò của mình trong xã hội, đặc biệt trong giai
đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc
tế. Trên cơ sở đó vận động công nhân thực hiện đúng chính sách, pháp luật của
Nhà nước, bảo vệ quyền lợi chính đáng của công nhân.
Hai là, người công nhân khó mà có được một tư duy lành mạnh, bộ óc sáng
suốt, một ý thức chính trị tích cực, năng động, phong phú khi đời sống vật chất
của họ cứ mãi khó khăn, thiếu thốn chứ không phải chỉ diễn ra trong một thời
gian nhất định nào đó. Nguyên lý mác-xít: xét đến cùng, vật chất - kinh tế là cái
quyết định ý thức - tư tưởng, sẽ vẫn luôn luôn đúng khi xem xét mối quan hệ nói
trên. Bởi vậy, cần có định hướng, giải pháp khả thi, đủ mạnh để không ngừng
nâng cao đời sống vật chất cho công nhân, người lao động. Để làm được việc
đó, thiết nghĩ, ngoài việc hỗ trợ, ưu tiên đầu tư sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ
sản phẩm đối với các doanh nghiệp làm ăn chưa giỏi nhưng có tiềm năng hoặc
các doanh nghiệp mới được thành lập, Nhà nước còn cần có hệ thống văn bản
pháp luật đồng bộ, tương đối hoàn thiện để kịp thời điều chỉnh quyền và lợi ích
chính đáng của người lao động, bảo đảm cho họ có quyền tự chủ và tự do sáng
tạo trong sản xuất, kinh doanh, cũng như có thu nhập tương xứng với sức lao
động. Điều nên lưu ý nữa là, cần quan tâm, tạo điều kiện cho công nhân có nơi


ăn, chốn ở ổn định, tương đối khang trang, tiện ích. Nhà nước và các cấp chính
quyền nên phối hợp, thỏa thuận với các doanh nghiệp, các cụm, khu công
nghiệp có cách thức đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân; không nên để tình
trạng công nhân phải đi thuê nhà ở trong dân, hoặc phải ở trong những căn nhà

“ổ chuột”, tạm bợ, chật chội, thiếu thốn điện, nước và các tiện nghi khác.
Ba là, cần có cơ chế, chính sách sát thực, kịp thời nhằm xây dựng và không
ngừng nâng cao đời sống văn hóa - tinh thần cho giai cấp công nhân. Khi đời
sống văn hóa - tinh thần của công nhân được nâng cao thì nó sẽ ảnh hưởng trực
tiếp và tích cực đến sự hình thành, phát triển ý thức chính rị của họ. Bởi vì, các
phương tiện, hình thức sinh hoạt văn hóa, tinh thần như đọc sách, báo, xem ti-vi,
biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, phim ảnh… không chỉ là phương thức giải trí mà
còn là phương thức chuyển tải thông tin, kiến thức, quan điểm, chính sách của
Đảng và Nhà nước, và do đó, giúp cho việc nâng cao ý thức chính trị của người
lao động. Nhà nước cùng với các doanh nghiệp nên có cơ chế, chính sách hỗ trợ,
tạo điều kiện để người lao động có được tương đối đầy đủ sách, báo, tài liệu,
tranh ảnh có tính chất phổ thông và các phương tiện nghe, nhìn khác; đồng thời,
đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa và các khu vui chơi, giải trí tại doanh
nghiệp hoặc ở nơi trung tâm, giao điểm của các khu, cụm công nghiệp, như thư
viện, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, rạp hát, sân vận động, bể bơi, nhà thi đấu,
luyện tập…
Bốn là, các tổ chức cơ sở đảng, tổ chức chính trị - xã hội, nhất là tổ chức
Công đoàn cần thường xuyên chăm lo việc giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội


ngũ công nhân, người lao động. Trước hết, cần tuyên truyền, giáo dục cho họ về
vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong thời kỳ mới. Đồng thời,
tăng cường tuyên truyền, giáo dục cho họ những nội dung cơ bản trong chủ
trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là
những chính sách, pháp luật liên quan trực tiếp đến nghĩa vụ, quyền lợi của
người lao động. Bên cạnh đó, cần khơi dậy ở họ tinh thần yêu nước, ý thức tự
hào dân tộc, tinh thần tự chủ, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh.
Năm là, cần có cơ chế, chính sách hạn chế sự tận dụng, “bóc lột” quá mức
của giới chủ là người nước ngoài đối với đội ngũ công nhân, người lao động ở
những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Có cơ chế, chính sách bắt buộc

giới chủ này phải cùng với người lao động tự nguyện ký kết thỏa ước lao động
tập thể; sớm chấm dứt tình trạng rất nhiều người lao động không được ký kết
vào bản thỏa ước này, hoặc có được ký kết thì lợi ích thường nghiêng về giới
chủ, không bảo đảm sự bình đẳng. Đặc biệt, cần có cơ chế, chính sách và hình
thức xử phạt nghiêm minh để hạn chế tối đa việc giới chủ là người nước ngoài
mạt sát người lao động, vi phạm danh dự, nhân phẩm của họ. Rõ ràng, nếu
không khắc phục được tình trạng tiêu cực, bất bình đẳng này thì chẳng những
quyền lợi và lợi ích chính đáng của người lao động bị vi phạm nghiêm trọng, mà
tâm tư, tình cảm, ý thức của họ cũng bị tổn thương không kém.
Sáu là, cần nhanh chóng xây dựng, kiện toàn các tổ chức cơ sở đảng và các tổ
chức chính trị - xã hội, nhất là tổ chức Công đoàn tại các doanh nghiệp ngoài
nhà nước, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đảng, Nhà


nước và các cấp, các ngành cần có biện pháp, cách thức để các tổ chức chính trị
- xã hội này hoạt động có chất lượng, hiệu quả, tránh hình thức, một chiều, hoặc
bị giới chủ mua chuộc, lợi dụng và do vậy, quyền và lợi ích chính đáng của
người lao động vẫn thường xuyên bị xâm hại. Đối với các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài, Đảng và Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ thu nhập hoặc
tăng phần phụ cấp trách nhiệm cho các cán bộ, viên chức thuộc các tổ chức
chính trị - xã hội, để góp phần giúp họ yên tâm công tác và hết sức, hết lòng với
người lao động. Bên cạnh đó, Nhà nước nên sửa đổi, bổ sung Bộ Luật Lao động
và các luật liên quan khác để quyền và lợi ích của người lao động ngày càng
được bảo đảm hơn. Đặc biệt, cần sớm xây dựng, ban hành Luật Đình công,
nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu điều chỉnh và quản lý hoạt động đình công của
người lao động - một dạng hoạt động đang trở thành vấn đề bức xúc hiện nay và
ảnh hưởng không nhỏ đến tâm tư, tình cảm cũng như ý thức chính trị nói chung
của người lao động.

(1) Dẫn theo: Dương Văn Sao (Chủ biên): Nâng cao hiệu quả hoạt động công

đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Nxb Lao động, Hà Nội,
2003, tr130



×