Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

TIỂU LUẬN NGHỆ THUẬT TOÀN dân ĐÁNH GIẶC của tổ TIÊN và học THUYẾT CHIẾN TRANH NHÂN dân TRONG sự NGHIỆP bảo vệ tổ QUỐC HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.62 KB, 21 trang )

NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ TOÀN DÂN ĐÁNH GIẶC CỦA TỔ
TIÊN VÀ HỌC THUYẾT CHIẾN TRANH NHÂN DÂN TRONG SỰ
NGHIỆP BẢO VỆ TỔ QUỐC HIỆN NAY.
Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta đã từng nói : “Các vua hùng đã có
công dựng nước,Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Dựng nước luôn đi
đôi với giữ nước đã trở thành quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc Việt
Nam. Kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là vấn đề có chiến lược
sống còn, đảm bảo cho dân tộc ta mãi mãi trường tồn và cường thịnh.
Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước đầy gian
khổ và hi sinh nhưng rất vẻ vang. Một dân tộc mà hàng bao thế hệ kế tiếp nhau
phải chống giặc ngoại xâm, trong những điều kiện rất ác liệt, trong so sánh lực
lượng hết sức chênh lệch, tiến hành chiến tranh vệ quốc vứi hoàn cảch một
nước kinh tế còn lạc hậu, chống lại sự xâm lực của những kẻ thù giàu mạnh,
đông quân hơn trang bị hiện đại hơn, người Việt Nam đã tìm ra cách đánh riêng,
có hiệu quả. Đó là cả nước đánh giặc, kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường
kì, tự lực cách sinh; mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm, đường phố là
một pháo đài, đánh giặc mọi nơi mọi lúc và bằng mọi vũ khí có trong tay.
Qua mỗi cuộc chiến tranh, thời nào dân tộc ta cũng có anh hùng hào kiệt, những
tướng lĩnh thao lược, nhưng nhà quân sự, chính trị kiệt xuất. Trước những kẻ thù
xảo quyệt và hung bạo, dân tộc Việt Nam đã vùng lên, dám đánh, quyết đánh,
biết đánh và biết thắng bằng sức mạnh truyền thống dân tộc anh hùng, lòng dũng
cảm và trí tuệ của con người Việt Nam giàu lòng nhân nghĩa nhưng rất kiên
cường. Nghệ thuật đánh giặc, tư tưởng lý luận quân sự Việt Nam phát triển và
trở thành một truyền thống quân sự độc đáo, một kế sách giữ nước thích hợp và
đạt đến đỉnh cao học thuyết chiến tranh nhân dân trong thời đại Hồ Chí Minh.
1. Nghệ thuật quân sự toàn dân đánh giặc của tổ tiên
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, ông cha ta
đã phải tiến hành nhiều cuộc kháng chiến chống quân xâm lược có tiềm lực
quân sự hơn ta gấp nhiều lần. Trong các cuộc chiến tranh đó, chúng ta đã giành



thắng lợi bằng việc vận dụng nghệ thuật tiến hành chiến tranh khôn khéo và độc
đáo. Điều đó khẳng định, dân tộc ta không những có truyền thống quật cường
chống giặc ngoại xâm mà còn biết xây dựng và phát triển một nền nghệ thuật
quân sự đặc sắc – nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân. Nghệ thuật
quân sự Việt Nam có tầm quan trọng đặc biệt và là một trong những yếu tố
quyết định thắng lợi của chiến tranh. Trong suốt chiều dài lịch sử, nghệ thuật
quân sự của chiến tranh nhân dân Việt Nam được hình thành và phát triển qua
từng thời kỳ của lịch sử chiến tranh, trên cơ sở kế thừa truyền thống đánh giặc
ngoại xâm của dân tộc và tiếp thu, vận dụng có chọn lọc những tinh hoa quân
sự trên thế giới. Để giành thắng lợi trong các cuộc chiến tranh trước kẻ thù xâm
lược mạnh, vấn đề quan trọng hàng đầu mà nghệ thuật quân sự Việt Nam đã
giải quyết thành công là phát động chiến tranh nhân dân, huy động toàn dân
đánh giặc, lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt; quán triệt tư tưởng
tiến công, giành và giữ quyền chủ động; tập trung lực lượng khi cần thiết để
luôn đánh địch trên thế mạnh; dùng sức mạnh của cả thế và lực, phát huy cao
nhất khả năng của "thế” trong việc kết hợp với "lực”, tạo nên sức mạnh đánh
bại kẻ thù. Với những nét nghệ thuật quân sự đặc sắc đó, chúng ta đã giành
được thắng lợi trọn vẹn trong các cuộc chiến tranh giữ nước trước đây và đặc
biệt là trong 30 năm chiến tranh giải phóng vừa qua, đưa dân tộc ta vững bước
sang kỷ nguyên mới, kỷ nguyên cả nước thống nhất tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Trong suốt lịch sử hàng ngìn năm của dân tộc. Đất nước ta dân tộc ta đã
trải qua nhiều quộc chiến tranh chông xâm lược, từ các cuộc khởi nghĩa của Hai
Bà Trưng; Bà Triệu; Lí Bí trong 1000 năm Bắc thuộc, cho tới các cuộc kháng
chiến chốn Tống của nhà Tiền Lê; nhà Lí; cuộc kháng chiến chống lại vó ngựa
xâm lược hùng mạnh của đế quốc Nguyên Mông của nhà Trần; cuộc kháng
chiến 10 năm chông quân Minh xâm lược của nhà Lê. Cho tới hai quộc kháng
chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược được tiến hành dưới sự
lãnh đạo sáng xuốt của Đảng và Bác Hồ trong thế kỉ XX, tất cả các cuộc chiến
tranh chống xâm lược ấy được tiến hành trong các thời điểm khác nhau. Chiến



đấu chống lại những kẻ thù xâm lược mạnh yếu khác nhau, nhưng tất cả các
quộc chiến tranh chống xâm lược ấy có 1 đặc điểm chung đó là tất cả đều được
tiến hành dưới hình thức 1 cuộc chiến tranh nhân dân với sự tham gia của toàn
dân tộc chống lại kẻ thù xâm lược, dành lại độc lập cho toàn dân tộc. Điểm qua
một số cuộc chiến tránh chống xâm lược đã qua của dân tộc, để thấy rằng chiến
tranh nhân dân có vai trò rất quan trọng trong phương thức tiến hành chiến tranh
bảo vệ tổ quốc của dân tộc ta. Vậy trong điều kiện ngày nay trước sự biến đổi rất
lớn của tình hình thế giới, khu vực và trong nước, đặc biệt là nếu có kẻ thù xâm
lược mạnh hơn ta cả về tiềm lực kinh tế, quốc phòng, tiến hành xâm lược nước
ta bằng một cuộc chiến tranh công nghệ cao thì vài trò của chiến tranh nhân dân
hiện nay có vai trò ra sao?
Trong tất cả các cuộc chiến tranh luôn xuất hiện hai vấn đề mà các bên
tham chiến, dù với tính chất chính trị – xã hội như thế nào, cũng không thể lẩn
tránh: một là, phải tìm sức mạnh ở đâu để chiến thắng và hai là, chiến thắng ấy
đem lại lợi ích cho những ai. Các nhà nước khác nhau trong lịch sử đã giải quyết
vấn đề này bằng nhiều cách khác nhau. Song, đối với các cuộc chiến tranh tự vệ,
cả chiến tranh giải phóng và chiến tranh bảo vệ, yếu tố nhân dân luôn chiếm vị
trí ưu trội trong tính toán của các nhà chiến lược để có thể tạo lập nền tảng vững
chắc cho việc tiến hành chiến tranh. Và, để làm được điều đó, trước hết phải xác
định và nêu bật được lợi ích của nhân dân trong cả quá trình chuẩn bị chiến tranh
lẫn quá trình tiến hành chiến tranh và đặc biệt là sau khi giành được thắng lợi
hoàn toàn.
Chiến tranh nhân dân là tên gọi một chiến lược quân sự tại Việt Nam để
chỉ chung các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc do nhân dân
Việt Nam tiến hành trong tiến trình lịch sử, được hệ thống thành lý luận trong
hai cuộc Kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mỹ (1945-54) và Kháng chiến
chống Mỹ (1954-75), và từ đó soi rọi lại những cuộc chiến tranh thời phong
kiến.



Ở Việt Nam, truyền thống tiến hành khởi nghĩa và chiến tranh nhân dân
để giải phóng dân tộc và bảo vệ đất nước đã có từ lâu. Các cuộc khởi nghĩa Hai
Bà Trưng (40 - 43), khởi nghĩa Lý Bí (542 - 544), khởi nghĩa Mai Thúc
Loan (722), khởi nghĩa Phùng Hưng (767 - 791)... đều là các cuộc khởi nghĩa và
chiến tranh nhân dân. Các cuộc chiến tranh trong các đời Trần, Lê… đều là các
cuộc chiến tranh nhân dân do giai cấp phong kiến lãnh đạo. Cuộc chiến tranh
do Nguyễn Huệ lãnh đạo, lúc đầu là một cuộc khởi nghĩa và chiến tranh nông
dân nhằm lật đổ triều đại phong kiến trong nước, về sau là một cuộc chiến tranh
nhân dân chống lại xâm lược của nhà Thanh (Trung Quốc)...
Chiến tranh toàn dân thời kỳ mở nước là chiến tranh toàn dân tự phát
nhằm định hình dân tộc. Từ công cuộc giữ thành Cổ Loa của An Dương
Vương đến các cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ, toàn dân được huy động để
đánh giặc, thậm chí lực lượng quân sự không được tổ chức hoàn toàn chuyên
biệt. Cách đánh phù hợp với trang bị kim khí thô sơ, rất gần với cách sử dụng
công cụ lao động sản xuất thường ngày của người dân. Về mục tiêu, việc giành
lại độc lập là độc lập cho cả dân tộc, chứ không gắn với lợi ích cụ thể của một cá
nhân hay tập đoàn xã hội nào. Trong kháng chiến, có người đứng ra dấy nghĩa,
nhưng sự phân biệt quyền lực giữa bề trên với kẻ dưới, hay sự phân biệt giữa lợi
ích giai cấp với lợi ích dân tộc… đều rất mờ nhạt. Hơn nữa, cuộc đấu tranh
chống đồng hoá luôn chiếm vị trí ưu trội so với tiến hành đấu tranh vũ trang.[2]
Thời Lý – Trần, cuộc chiến tranh toàn dân diễn ra trong điều kiện quốc
gia độc lập có chủ quyền, nhân dân vừa là chỗ dựa của triều đình, của quân đội,
vừa trực tiếp tham gia đánh giặc giữ nước, bảo vệ kinh thành. Nghệ thuật dựng
binh là lấy dân làm điểm tựa quan trọng. Cả nhà Lý và nhà Trần đều định chế độ
binh dịch theo kiểu “Ngụ binh ư nông”, quân lính thời bình chia phiên về sản
xuất và khi có biến thì mọi đinh tráng đều được chiếu sổ gọi ra phục vụ quân
đội. Việc xây dựng lực lượng vũ trang đều theo cách thức xây dựng nhiều thứ
quân để huy động được nhân dân tham gia trực tiếp chiến đấu: quân chủ lực của
triều đình, quân các lộ (và quân của các vương hầu), dân binh (hương binh các



làng xã, thổ binh các bản, nguồn, động…). Lực lượng được tổ chức hợp lý, phân
công và phối hợp chặt chẽ giữa quân triều đình, quân các lộ và dân binh, đồng
thời huy động được nhân dân tham gia đúng thời cơ.
Sức dân cũng được huy động mạnh mẽ trong xây dựng thế trận và các
tuyến phòng thủ, nhân dân luôn sát cánh sẵn sàng chiến đấu cùng các thứ quân.
Nhân dân cả nước tự giác thực hiện kế thanh dã triệt nguồn lương thảo của giặc,
làm hậu thuẫn cho triều đình và trực tiếp tham gia đánh giặc tại chỗ… Đặc biệt,
để huy động cao nhất sức dân, các đời vua thời Lý – Trần đều chủ trương
“khoan – giản – an – lạc”, cơi nới sức dân để làm “kế sâu rễ bền gốc”.
Về nghệ thuật dụng binh, chiến tranh toàn dân thời Lý – Trần được thể
hiện rất rõ qua việc vận hành thế trận phòng thủ, phòng ngự, tổ chức cho quân
và dân thực hành chiến đấu trên các tuyến phòng thủ nhiều tầng hoặc đánh địch
rộng khắp. Việc lập thế liên kết giữa kinh thành với các vùng phụ cận đã tạo
được hậu phương chiến lược cho chiến tranh toàn dân. Chính vì vậy, quân nhà
Lý chiến đấu trên phòng tuyến sông Cầu luôn an tâm ở phía sau đã có hậu
phương cực mạnh là kinh thành Thăng Long; còn nhà Trần, tuy phải rút lui
chiến lược, nhưng nhân dân đã tích cực góp phần cùng quân triều đình tạo thế
"Vườn không nhà trống", tạo thế chuyển hoá dần lực lượng để phản công chiến
lược. Do vậy, nhân dân đã được huy động tối đa để phục vụ chiến đấu trên
phòng tuyến (thời Lý), cũng như trực tiếp và phối hợp nổi dậy giành lại quyền
làm chủ đất nước (thời Trần). Cách đánh của chiến tranh toàn dân thời kỳ này đã
được hình thành và phát triển đa dạng: từ chủ động tiến công sang đất địch bằng
nhiều hướng, nhiều mũi, phòng thủ vững chắc trên phòng tuyến chuẩn bị sẵn và
phản công truy kích địch rút chạy ở thời Lý đến cách đánh chặn bước tiến nhanh
kết hợp với chủ động rút lui bảo toàn lực lượng, bỏ thuyền chiến đánh thuyền
lương, chọn điểm đột phá trong phản công chiến lược ở thời Trần. Tất cả các
cách đánh ấy chỉ thực hiện thành công và đạt hiệu quả tối ưu trên nền chiến
tranh toàn dân. Chính vì dựa được vào dân – “chúng chí thành thành”, nơi nào

có dân là giặc bị đánh – nên quân dân nước Việt thời Lý – Trần đã hình thành


được các cách đánh phòng ngự – phản công rất đa dạng: khi phòng thủ phòng
tuyến, đánh diệt viện thì "dĩ tịnh chế động"; khi chủ động tấn công trước vào căn
cứ địch thì dĩ động chế tịnh; trong đánh vận động, truy kích địch thì "dĩ động
chế động, dĩ đoản binh chế trường trận". Yếu tố nhân dân tham chiến trực tiếp
đã làm cho tất cả các cách đánh trong thế trận phòng ngự ấy đều nổi rõ tinh thần
tích cực tiến công và đánh giặc rộng khắp. Khởi nghĩa Lam Sơn kiến lập nhà
Hậu Lê là cuộc khởi nghĩa vũ trang toàn dân giành lại độc lập dân tộc, nhân dân
và lực lượng vũ trang phối hợp trên nhiều lĩnh vực khá toàn diện, tính chất dĩ
dân và tính chất vi dân bộc lộ rõ ràng hơn và được kết hợp khá sâu sắc. Trên
thực tế, toàn bộ sự nghiệp Lam Sơn đã dựa vào dân để phát động khởi nghĩa và
nêu cao đại nghĩa, từ nhân dân mà xây dựng, phát triển lực lượng. Khi còn yếu
thế, nghĩa quân luôn được nhân dân nuôi dưỡng, đùm bọc, chở che. Khi đã lớn
mạnh, đủ sức đánh chiếm các thành, các vùng thì nhân dân hết lòng ủng hộ, nô
nức đóng góp sức người, sức của và làm hậu thuẫn tinh thần to lớn. Sở dĩ có thể
thực hiện được điều đó là nhờ chính sách vi dân nhất quán củaLê Lợi – Nguyễn
Trãi, với tư tưởng chủ đạo “việc nhân nghĩa cốt ở an dân”. Trên thực tế, nghĩa
quân ở thời kỳ gây dựng lực lượng đã thực hiện tốt vai trò một “đội quân công
tác”, sẻ chia gánh nặng và cùng dân lo xây dựng hậu phương, căn cứ địa kháng
chiến; khi đánh chiếm kho lương của giặc đều chia cho dân để bồi dưỡng sức
dân. Chính sách bình công ban thưởng cả nước, miễn thuế cho dân sau chiến
thắng, nhất là kế sách “ngoại giao mềm”' để dân yên ổn làm ăn… đều thể hiện
tinh thần vi dân sâu sắc.
Về nghệ thuật quân sự và phát triển cách đánh của chiến tranh giải phóng,
tính chất toàn dân được thể hiện rất đậm nét. Nghệ thuật mở đầu chiến tranh là
vừa đánh, vừa gây dựng lực lượng, nên cách đánh du kích là chủ yếu và theo đó,
lực lượng vũ trang thực sự đóng vai trò nòng cốt cho một cuộc chiến tranh đã
manh nha dáng dấp của kháng chiến "Trường kỳ, toàn dân, toàn diện". Chính vì

dựa được vào dân, nên nghĩa quân không những vượt qua thời kỳ nguy hiểm, mà


còn chuyển hoá lực lượng, xây dựng hậu phương, căn cứ địa kháng chiến vững
mạnh, thực hiện được chủ trương vừa kháng chiến, vừa kiến quốc.
Đặc biệt, khi nghĩa quân đã đủ lực lượng và thời cơ tiến ra Bắc vây thành
Đông Quan – mục tiêu cuối cùng của cuộc kháng chiến – thì đông đảo nhân dân
trong kinh thành đã cùng nghĩa quân giăng “thiên la địa võng”, thực hiện “mưu
phạt tâm công”, các đội dân binh, thổ binh vừa ủng hộ hết mình, vừa trực tiếp tự
vũ trang cùng nghĩa quân diệt tan viện binh địch tại Chi Lăng, buộc Vương
Thông ở Đông Quan phải đầu hàng. Nghệ thuật kết thúc chiến tranh theo hướng
thực hiện chính sách ứng xử nhân văn với tù binh và gây lại hoà hiếu với nhà
Minh cũng chỉ thành công khi được sự đồng tình, sẻ chia của nhân dân, nhất là
nhân dân Thăng Long đã từng phải chịu đựng gian khổ, hy sinh hàng chục năm
ròng dưới ách đô hộ tàn bạo của quân Minh xâm lược.
Khởi nghĩa Tây Sơn: Chiến tranh toàn dân bảo vệ đất nước thời Tây Sơn
được phát triển từ cuộc khởi nghĩa nông dân chống áp bức phong kiến thành
cuộc chiến tranh toàn dân bảo vệ Tổ quốc, trong đó lực lượng vũ trang làm nòng
cốt. Đây thực sự đã là cuộc chiến tranh của dân, bởi người lãnh đạo là thủ lĩnh
nông dân, tôn chỉ là chống ách áp bức cường quyền để cải thiện đời sống nhân
dân, lực lượng khởi nghĩa chính là những nông dân mặc áo lính, là nhân dân nổi
dậy chống thù trong (dưới danh nghĩa phù Lê) và chống giặc ngoài (đánh tan các
đạo quân xâm lược Xiêm, Mãn Thanh). Đây cũng là cuộc chiến tranh toàn dân:
dân tự nguyện đóng góp cả sức người và sức của, dân hậu thuẫn, dân ủng hộ,
nuôi dưỡng, dân trực tiếp cầm vũ khí phối hợp với nghĩa quân đánh giặc trên
mọi mặt trận.
Đặc biệt, cuộc chiến tranh toàn dân được bộc lộ ở nhiều khía cạnh: khi là
cuộc khởi nghĩa nông dân thì nhằm mục đích lật đổ Trịnh – Nguyễn, thống nhất
đất nước, thống nhất dân tộc, xây nên chế độ mới theo tôn chỉ cơi nới sức dân;
khi đánh quân xâm lược Mãn Thanh thì “đánh cho để dài tóc, đánh cho để đen

răng, đánh cho sử tri Nam quốc sơn hà chi hữu chủ”, vì độc lập dân tộc và sự tồn
vong của nền văn hiến nước Việt; sau chiến thắng, chính sách giao hảo với nhà


Thanh và ban hành một số chính sách mới nhằm khuyến dân của vua Quang
Trung cũng chính là sự thể hiện chính sách vì dân.
Về nghệ thuật quân sự, cuộc chiến tranh toàn dân trong thời kỳ này cũng
có những bước phát triển mới. Trước hết, để có thể dựa vào lòng dân nhằm bình
định Bắc Hà, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ đã coi trọng cuộc chiến thu phục
nhân tâm hơn là các đòn tiến công quân sự. Bởi lẽ, mặc dù ý chí “phá Trịnh,
phục Lê” lúc này đang cháy bỏng trong nhân dân và các nhân sĩ Bắc Hà, nhưng
sự nghi ngại về một thứ “giặc cỏ” (chỉ quân Tây Sơn) từ phía Nam ra chưa thể
làm cho nhân dân Bắc Hà chào đón đội quân Tây Sơn. Lần tiến quân ra Bắc để
đại phá quân xâm lược Mãn Thanh lại khác, Nguyễn Huệ đã đủ uy tín để lên
ngôi Hoàng đế, đặt hiệu Quang Trung. Quang Trung vừa hành binh thần tốc, vừa
phát triển lực lượng như vũ bão nhờ nhân dân cả nước, nhất là nhân dân Bắc Hà,
đã thuận theo và hết lòng ủng hộ. Đặc biệt, trận “rồng lửa Thăng Long” quét
sạch 20 vạn quân Thanh chỉ sau 5 ngày do quân dân sở tại phối hợp chặt chẽ với
đại quân Tây Sơn đã mang dáng dấp của nghệ thuật tác chiến chiến lược: kết
hợp giữa tổng tiến công của các binh đoàn chủ lực với nổi dậy rộng khắp của
nhân dân, toàn dân đánh giặc.
Kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mỹ (1945-54). Chiến tranh toàn dân
bảo vệ và giải phóng đất nước trong Cách mạng Tháng Tám và kháng chiến
chống Pháp là cuộc chiến tranh toàn dân đã có sự phát triển nhảy vọt về chất,
không chỉ về đường lối mà còn trong bối cảnh thế giới đã thay đổi toàn diện so
với các cuộc kháng chiến trước. Trong thời đại hỏa khí, đối thủ là cường quốc
thực dân trang bị hiện đại, không còn có sự ngang bằng về công nghệ vũ khí như
trước. Về đường lối, chiến tranh toàn dân không chỉ gói gọn trong phạm vi lãnh
thổ Việt Nam mà còn phải tranh thủ được sự ủng hộ của quốc tế và người dân
ngay tại chính quốc của đối phương.

Trước Cách mạng Tháng Tám, trong suốt 15 năm, phong trào Việt
Minh đã đi sâu bám sát quần chúng, tạo cơ sở rộng khắp trong các tầng lớp nhân
dân. Khi thời cơ đến, Tổng khởi nghĩa giành chính quyền nổ ra tại Hà Nội và ở


tất cả các địa phương khác đều là cuộc nổi dậy đồng loạt của quần chúng nhân
dân nhằm tạo khí thế áp đảo, còn lực lượng vũ trang đóng vai trò sẵn sàng ứng
chiến ngầm và trên thực tế, chưa có xung đột vũ trang đẫm máu. Nhìn nhận về
cuộc Tổng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, có thể thấy, nó nằm trong
hình thái tổng thể của chiến lược “tận dụng chiến tranh đế quốc để giành thắng
lợi cho cách mạng vô sản”, nhất là từ khi phát xít Nhật hất cẳng Pháp tại Đông
Dương, ở một khía cạnh nhất định, sự kiện này đã lôi cuốn Việt Nam vào vòng
xoáy của Chiến tranh thế giới thứ hai.
Chiến tranh nhân dân Việt Nam đã thể hiện đầy đủ khi Hà Nội nổ súng
mở đầu phong trào Toàn quốc kháng chiến. Cũng theo đó, chiến tranh nhân dân
trong thời đại mới là sự kế thừa và phát triển của chiến tranh toàn dân trong các
giai đoạn trước.
Thể hiện nổi bật là ở 60 ngày đêm “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” của
quân và dân Thủ đô. Hoạt động vũ trang là nét nổi trội, song yếu tố quyết định
thắng lợi của 60 ngày đêm ấy chính là sự hậu thuẫn và trực tiếp góp sức người,
sức của của nhân dân. Thế trận được lập bằng các chiến luỹ đường phố, vật cản
tại chỗ, nhưng có sự liên thông cao độ do nhân dân Thủ đô tự nguyện đục nhà
thông nhà nọ sang nhà kia, phố nọ sang phố kia. Các lực lượng vũ trang có thể
đánh địch rộng khắp, đánh bất cứ nơi nào quân Pháp đặt chân đến chính là nhờ
dựa được vào thế trận lòng dân. Cùng với các chiến sĩ Trung đoàn Thăng
Long, Trung đoàn Thủ đô, Tự vệ Hoàng Diệu, công an xung phong và các Đội
cảm tử còn có nhiều thanh niên Hà Nội (trừ những người không đủ khả năng
chiến đấu vũ trang) đều được vũ trang tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu.
Cách đánh cũng mang tính toàn dân tham gia, quân với dân cùng đánh,
điển hình như trận đánh tại chợ Đồng Xuân. Người dân được vũ trang bằng mọi

loại công cụ có thể dùng làm vũ khí để phối hợp tham gia mọi hình thức tác
chiến: tập kích hoả lực, đánh chốt chặn, đánh tập kích, đánh vận động, đánh cảm
tử (bằng bom ba càng), đánh vào mục tiêu quan trọng, thực hiện nội thành và
ngoại thành cùng đánh…


Trong suốt cuộc kháng chiến trường kỳ của cả nước, các lực lượng vũ
trang hoạt động hiệu quả khi có sự che chở, đùm bọc của nhân dân. Quân Pháp
dù trang bị vượt trội song cũng dần sa lầy trong thế trận bủa vây và ngày một
kiệt sức, dù đã được Hoa Kỳ viện trợ tới 80% chiến phí. Pháp còn đề ra Da vàng
hóa chiến tranh, thành lập Quốc gia Việt Nam hòng"Dùng người Việt trị người
Việt", song chiến lược này cũng phá sản khi mà đội quân bản xứ này tác chiến
yếu ớt do hoàn toàn thiếu sự ủng hộ của người dân.
Chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao trong của nghệ thuật chiến tranh
nhân dân trong 9 năm "Kháng chiến trường kỳ". Việt Minh đã huy động dân
công từ vùng kiểm soát đi tiếp tế bằng gánh gồng, xe đạp thồ kết hợp cùng cơ
giới đảm bảo hậu cần cho chiến dịch. Đội quân gồm thanh niên xung phong, dân
công hỏa tuyến, được huy động tới 20 vạn người (gấp nhiều lần quân đội) và
được tổ chức biên chế như quân đội. Chỉ trong một tháng, bộ đội và thanh niên
xung phong đã làm một việc đồ sộ. Con đường Tuần Giáo - Điện Biên Phủ, dài
82 km, trước đây chỉ rộng một mét, đã được mở rộng và sửa sang cho xe kéo
pháo vào cách Điện Biên 15 km. Chính sách lược này đã gây nên bất ngờ lớn
với quân Pháp, làm đảo lộn những tính toán trước đây. Các nhà quân sự Pháp,
Mỹ tính toán giản đơn rằng, các đoàn dân công và đường sá thô sơ của Việt Nam
không thể đọ nổi cầu hàng không hiện đại và không thể ngờ rằng, bằng đôi chân
đi bộ, đôi vai và chiếc xe đạp thồ, nhân dân Việt Nam đã chuyên trở hàng chục
ngàn tấn lương thực và phương tiện cần thiết đáp ứng nhu cầu của chiến dịch.
Sau này khi tổng kết về chiến thắng của Việt Minh tại Điện Biên Phủ, các
tướng lĩnh và các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng: nguyên nhân chính làm
nên chiến thắng của Việt Minh tại trận đánh này là đã huy động được rất lớn sức

nhân dân để đảm bảo hậu cần cho chiến dịch. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí
Minh nhận định: “Về vũ khí địch hơn ta, nhưng về tinh thần và chính trị thì ta
mạnh hơn địch gấp trăm gấp ngàn lần”. Kháng chiến chống Mỹ (1954-1975)
Chiến tranh toàn dân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là cuộc
chiến tranh toàn dân có sự phát triển cao về chất cả về điều kiện mới – chiến


tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc ở miền Bắc và chiến tranh nhân dân giải phóng ở
miền Nam, lẫn đối tượng tác chiến - siêu cường số 1 thế giới là Hoa Kỳ. Đến
thời kỳ này, lý luận “chiến tranh nhân dân” đã định hình rõ nét, phát huy tác
dụng to lớn. Đặc biệt, nếu trong kháng chiến chống Pháp, Hà Nội khởi đầu cho
chiến tranh nhân dân giải phóng thì trong kháng chiến chống Mỹ, Hà Nội lại
khởi đầu chiến tranh nhân dân thuộc loại hình chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
Nhân dân cả nước không chỉ đóng góp sức người, sức của cho hoạt động
chiến đấu của các lực lượng vũ trang, mà còn trực tiếp tham gia chiến tranh. Ở
miền Bắc, đó là những hoạt động phòng thủ dân sự, phục vụ chiến đấu và vũ
trang chiến đấu, tạo lưới lửa phòng không nhân dân nhiều tầng và rộng khắp
chống chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ. Ở miền Nam, đó là sự đối mặt
trực tiếp với Mỹ và chư hầu của mọi tầng lớp nhân dân, từ các cụ già, em nhỏ
đến những đội quân tóc dài, những đội biệt động thành; trên tất cả các địa bàn
rừng núi, thành thị, nông thôn; bằng tất cả các hình thức đấu tranh sáng tạo và
đòn quyết định là cuộc tiến công thần tốc của các binh đoàn chủ lực kết hợp với
nổi dậy của toàn dân.
Về nghệ thuật quân sự, ở miền Bắc là thế trận phòng không nhân dân
được xây dựng nhiều tầng và rộng khắp, có phương án hiệp đồng và bảo đảm
chu đáo chuẩn bị kỹ cả thế phòng tránh (phòng không nhân dân) và thế đánh trả
(các trận địa); phân công các binh chủng hoả lực hợp với sở trường và tính năng
vũ khí; kết hợp vừa chiến đấu, vừa duy trì sản xuất, vừa bảo đảm chi viện cho
chiến trường… Ở miền Nam, đó là thế trận toàn dân đánh giặc, “kết hợp hai
chân, ba mũi, ba vùng”, nối thông giữa vùng tự do, căn cứ địa và vùng địch hậu.

Lực lượng trong chiến tranh nhân dân thời kỳ này là lực lượng toàn dân và lực
lượng vũ trang ba thứ quân.
Cách đánh của chiến tranh nhân dân cũng được phát triển cực kỳ đa dạng
và sáng tạo. Trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc ở miền Bắc, đó là cách
đánh chặn bảo vệ từ xa; đánh tiêu diệt lớn; đánh tập trung vào hướng chủ yếu,
tầm hoạt động trên không chủ yếu của địch; vạch nhiễu tìm thù; đánh ba điểm,


đánh gần; đánh đồng loạt nhiều tầng, đánh tập kích, cơ động phục kích, nguỵ
trang nghi binh lừa địch… Trong chiến tranh nhân dân giải phóng ở miền Nam,
đó là cách đánh du kích kết hợp với cách đánh chiến dịch tiêu diệt lớn; các cuộc
tập kích, phục kích chống địch càn quét; kết hợp giữa tổng tiến công và nổi dậy.
Nhân dân không chỉ là lực lượng ủng hộ, mà thực sự đã trở thành chủ thể chiến
đấu của chiến tranh nhân dân ở cả hai miền đất nước.
Dân tộc ta vốn có truyền thống đoàn kết chiến đấu chống ngoại xâm và đã
sáng tạo ra một nghệ thuật quân sự của toàn dân đánh giặc rất phong phú và độc
đáo. Ngày nay, Ðảng ta đề ra đường lối tiến hành chiến tranh nhân dân dưới sự
lãnh đạo của giai cấp công nhân. Xuất phát từ đường lối đó, nghệ thuật quân sự
của ta trước hết là nghệ thuật quân sự của toàn dân đánh giặc. Ðó cũng là sự kế
thừa và phát huy lên một trình độ mới nghệ thuật quân sự truyền thống của dân
tộc.
Trong suốt chiều dài lịch sử nghệ thuật quân sự toàn dân đánh giặc của
cha ông ta đã phát huy tốt hiệu quả, lập nên những chiến thắng vang dội, đã bảo
vệ đất nước trước sự xâm lăng của kẻ thù. Nghệ thuật quân sự toàn dân đánh
giặc được phát triển trong giai đoạn mới, đó là học thuyết chiến tranh nhân dân
trong thời hiện đại.
2. Học thuyết chiến tranh nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc
hiện nay.
Theo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (gọi
tắt là Cương lĩnh 1991), nội dung của đường lối và nghệ thuật quân sự (NTQS)

chiến tranh nhân dân được thể hiện ở những quan điểm cơ bản của Đảng Cộng
sản Việt Nam về xác định đối tượng, mục tiêu, lực lượng và sức mạnh của chiến
tranh nhân dân, phương thức tiến hành chiến tranh và tư tưởng chỉ đạo của chiến
tranh nhân dân Việt Nam trong thời kỳ mới. Đảng Cộng sản Việt Nam xác
định: Đường lối, nghệ thuật chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam là
bộ phận quan trọng nhất, bao trùm nhất trong đường lối, nghệ thuật đấu tranh
cách mạng của Đảng; là phương hướng chính trị, hệ thống các quan điểm, tư


tưởng chỉ đạo, nguyên tắc, chủ trương lớn của Đảng xuyên suốt sự nghiệp bảo
vệ Tổ quốc.
Trong Cương lĩnh 1991, quan điểm của Đảng về phương thức tiến hành
chiến tranh nhân dân được thể hiện nhất quán ở mục tiêu, nhiệm vụ BVTQ, xây
dựng nền quốc phòng toàn dân(QPTD), thế trận QPTD gắn với thế trận an ninh
nhân dân (được chuyển hóa thành thế trận chiến tranh nhân dân khi đất nước xảy
ra chiến tranh xâm lược); xây dựng LLVT nhân dân ba thứ quân… Đó là sự kế
thừa, phát triển NTQS đánh giặc của dân tộc, kết hợp với nguyên lý của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh cách mạng; được các
kỳ Đại hội của Đảng tiếp tục khẳng định và phát triển hoàn thiện, nhất là trong
điều kiện đối phương có thể tiến hành chiến tranh xâm lược bằng vũ khí công
nghệ cao.
Nội dung cơ bản của học thuyết chiến tranh nhân dân trong sự nghiệp
bảo vệ Tổ quốc hiện nay đó là: Vì lợi ích của nhân dân, mà mục tiêu cơ bản là
đánh đổ chủ nghĩa đế quốc, thực dân và phong kiến, giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp, xoá bỏ mọi áp bức, bóc lột, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Dựa vào
lực lượng của toàn dân đã được giác ngộ sâu sắc về nhiệm vụ cách mạng, về
mục đích chính trị của chiến tranh, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam mà nòng cốt là liên minh công nông. Xây dựng được lực lượng chính trị
quần chúng hùng hậu và lực lượng vũ trang nhân dân rộng rãi và vững mạnh.
Dựa vào tiềm lực của nhân dân, đất nước đang xây dựng chế độ xã hội mới đồng

thời còn dựa vào sự giúp đỡ, cổ vũ của lực lượng cách mạng và tiến bộ thế giới.
Phương thức tiến hành chiến tranh nhân dân trong giai đoạn hiện nay
phong phú, sáng tạo, phát huy cao nhất sức mạnh của toàn dân đánh giặc một
cách toàn diện, khắp nơi, với mọi hình thức tổ chức và đấu tranh thích hợp.
Tính chất, đặc điểm của chiến tranh nhân dân trong giai đoạn hiện nay.
Về tính chất: Đó là cuộc chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện, lấy lực
lượng vũ trang ba thứ quân làm nòng cốt, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam. Là cuộc chiến tranh chính nghĩa, tự vệ cách mạng, nhằm bảo vệ độc


lập tự do của dân tộc, bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ
của đất nước, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ nhân dân và
mọi thành quả của cách mạng. Là cuộc chiến tranh mang tính hiện đại (hiện đại
về vũ khí, trang bị, tri thức và nghệ thuật quân sự).
Về đặc điểm của chiến tranh nhân dân: Trong bối cảnh quốc tế có nhiều
diễn biến phức tạp, chiến tranh nhân dân tiến hành nhằm bảo vệ Tổ quốc, nhằm
góp phần thực hiện những mục tiêu lớn của thời đại hoà bình, độc lập dân tộc,
dân chủ và tiến bộ xã hội. Do vậy có thể tập hợp, động viên và phát huy cao độ,
đông đảo được sức mạnh của toàn dân cả nước, chung sức đánh giặc. Trong
cuộc chiên tranh, nhân dân phải bảo vệ được độc lập thống nhất, toàn vẹn lãnh
thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, dựa vào sức mình là chính nhưng
đồng thời cũng được sự ủng hộ, giúp đỡ của cả dư luận tiến bộ trên thế giới, tạo
thành sức mạnh tổng hợp để đánh thắng chiến tranh xâm lược của kẻ thù. Chiến
tranh diễn ra khẩn trương, quyết liệt, phức tạp ngay từ đầu và trong suốt quá
trình chiến tranh. Tiến hành chiến tranh xâm lược, đối phuơng sẽ thực hiện
phương châm chiến lược "Đánh nhanh, giải quyết nhanh". Quy mô chiến tranh
có thể lớn và ác liệt ngay từ đầu. Kết hợp tiến công hoả lực với tiến công trên
bộ, tiến công từ bên ngoài kết hợp với diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ ở bên
trong và bao vây phong toả đường không, đường biển và đường bộ nhằm đạt
được mục tiêu chiến lược trong thời gian ngắn.

Mục tiêu chiến lược của chiến tranh nhân dân trong giai đoạn hiện nay
đó là: Khiến địch đông mà hoá thiếu, có sức mạnh lớn mà không phát huy được
tác dụng, có sở trường mà không thi thố được, lại bị sa lầy trong biển lửa của
toàn dân, lúng túng và bị động trong một kiểu chiến tranh không rõ đâu là tiền
tuyến đâu là hậu phương, một kiểu chiến tranh xen kẽ triệt để. Chiến tranh nhân
dân khoét sâu những mâu thuẫn cố hữu của bất cứ một đội quân xâm lược nào;
đó là các mâu thuẫn giữa phân tán và tập trung, giữa phòng ngự và tiến công,
giữa đánh nhanh và đánh kéo dài; làm cho lực lượng và phương tiện của đối
phương ngày càng bị hao mòn, ý chí xâm lược ngày càng sa sút...


Phương thức tiến hành: Kết hợp chặt chẽ chiến tranh nhân dân địa
phương với chiến tranh bằng các binh đoàn chủ lực ở các quy mô, hình thức phù
hợp. Đó là sự kết hợp tác chiến của lực lượng tại chỗ với lực lượng cơ động;
của tác chiến du kích với tác chiến chính quy; của cách đánh tiêu hao sinh lực
địch một cách rộng khắp với cách đánh tập trung tiêu diệt từng bộ phận địch; kết
hợp chặt chẽ đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, kinh tế, văn hóa, tâm lý,
tư tưởng, ngoại giao…; lấy đấu tranh quân sự, thắng địch trên chiến trường là
nhân tố quyết định; kiên quyết đánh bại ý chí xâm lược của địch, chủ động kết
thúc chiến tranh trong thế có lợi.
Chiến tranh nhân dân địa phương là phương thức tiến hành trên địa bàn
từng địa phương, trên cơ sở thế trận của khu vực phòng thủ, do bộ đội địa
phương, dân quân, tự vệ cùng một bộ phận chủ lực và nhân dân địa phương tiến
hành; vận dụng linh hoạt, sáng tạo các quy mô, hình thức, phương pháp tác
chiến và đấu tranh, nhằm tiêu hao rộng rãi quân địch, bảo vệ vững chắc địa
phương, các mục tiêu trọng yếu, địa bàn chiến lược, tạo điều kiện cho bộ đội chủ
lực thực hiện các đòn đánh tiêu diệt.
Chiến tranh bằng các binh đoàn chủ lực cũng là phương thức tiến hành
chiến tranh cơ bản, bằng các hoạt động tác chiến tập trung, hiệp đồng binh
chủng, quân chủng, với quy mô thích hợp, diễn ra ngay từ đầu và trong suốt quá

trình chiến tranh, kết hợp chặt chẽ với tác chiến của khu vực phòng thủ địa
phương được chuẩn bị trước trong thời bình. Khi có điều kiện, thời cơ, có thể
tiến hành tác chiến ở quy mô lớn, ở nơi ta dự kiến và chuẩn bị, trên địa bàn trọng
yếu, tạo sự thay đổi đột biến trong chiến tranh.
Nghệ thuật kết hợp chiến tranh nhân dân địa phương với chiến tranh bằng
các binh đoàn chủ lực, không chỉ là sự kết hợp giữa hai lực lượng mà còn là sự
kết hợp ngay trong từng lực lượng. Nghĩa là, lực lượng chủ lực, các quân
chủng, binh chủng kỹ thuật cũng phải nắm vững và giỏi về các phương thức tác
chiến của LLVT địa phương. LLVT địa phương được huấn luyện cơ bản, khi
cần cũng có thể thực hiện tác chiến chính quy. Tác chiến du kích và tác chiến


chính quy phải được kết hợp, vận dụng một cách linh hoạt ngay trong từng lực
lượng, từng trận đánh, chiến dịch và trong các loại hình tác chiến chiến lược,
ngay từ đầu và suốt quá trình chiến tranh.
Nghiên cứu phát triển phương thức tiến hành chiến tranh nhân dân thành
các loại hình tác chiến chiến lược, chiến dịch và các hình thức chiến thuật để đối
phó thắng lợi với quân địch có ưu thế về vũ khí công nghệ cao, tiến hành chiến
tranh xâm lược kiểu mới. Tiến hành liên kết các hoạt động tác chiến của các khu
phòng thủ địa phương, tác chiến phòng thủ quân khu và tác chiến của các binh
đoàn cơ động chiến lược; bằng cách đánh địch rộng khắp với tác chiến tập trung;
bằng các trận đánh, chiến dịch phòng ngự, phản công, tiến công kết hợp với các
hình thức đấu tranh khác, nhằm từng bước ngăn chặn, phá thế tiến công của
địch, giữ vững thế trận của ta, tiêu hao, tiêu diệt từng bộ phận quân địch, đánh
bại từng hướng tiến công, làm cho địch suy yếu, sa lầy…
Một số biện pháp cụ thể để tiến hành tốt học thuyết chiến tranh nhân dân
trong sự ngiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay đó là:
Thứ nhất là, tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc lấy lực
lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt. Kết hợp tác chiến của lực lượng vũ trang
địa phương với tác chiến của các binh đoàn chủ lực

Đây là quan điểm cơ bản xuyên suốt thể hiện tính nhân dân, là điều kiện
để phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp trong cuộc chiến tranh.
Trong điều kiện ngày nay và trong tương lai gần nếu chúng ta phải đối
phó với một cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thu mạnh hơn ta gấp bội phát
động, thì Đảng xác định để dành được chiến thắng cuối cùng trong cuộc chiến
tranh đó. Chúng ta phải lấy ít định nhiều, lấy nhỏ thắng lớn. Với nòng cốt là lực
lượng vũ trang nhân dân, nhưng phải dựa vào sức mạnh của toàn dân tộc.
Đảng xác định phải động viên toàn dân đứng lên đánh giặc, chúng ta phải tổ
chức lực lượng của toàn dân đánh kẻ thù xâm lược liên tục trên nhiều mặt trận
và bằng mọi loại vũ khí, với cách đánh mưu trí độc đáo. Chiến tranh nhân dân
phải lấy các lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt, lực lượng này bao gồm:


Quân chủ lực; Bộ đội địa phương và dân quân du kích. Trong đó lực lượng dân
quân tự vệ làm nòng cốt cho chiến tranh chống quân xâm lược ở cấp cơ sở. Bộ
đội địa phương làm nòng cốt cho chiến tranh nhân dân tại địa phương, Bộ đội
chủ lực và các lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt cho cuộc chiến tranh
nhân dân chống xâm lược trên chiến trường cả nước. Đảng xác định chiến tranh
nhân dân, toàn dân, toàn diện là nhân tố quyết định đi đến thắng lợi cuối cùng
của chiến tranh chống xâm lược. Đồng thời cũng là quy luật tất yếu để một dân
tộc dành được thắng lợi trong cuộc chiến tranh chống kẻ thù xâm lược mạnh hơn
mình gấp bội về tài chính và công nghệ. Xưa tổ tiên ta đã tổ chức chiến tranh
nhân dân, để dành thắng lợi trong các cuộc chiến tranh chống xâm lược của
phong kiến phương bắc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và bác Hồ nhân dân ta đã
tiến hành thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm
lược, ngày nay chúng ta phải chúng ta phải kế thừa phát huy và nâng tâm cuộc
chiến tranh nhân dân lên tâm cao mới phù hợp để dành thắng lợi trong cuộc
chiến tranh chống kẻ thủ xâm lược mạnh hơn ta và đặc biệt là địch xử dụng
chiến tranh công nghệ cao
Quan điểm của Đảng về biện pháp tiến hành chiến tranh nhân dân trong

thời đại mới đó là: Đảng xác định biện pháp đầu tiên để tiến hành chiến tranh
nhân dân trong thời đại mới là phải tăng cường giáo dục lòng yêu nước cũng như
các kiến thức quốc phòng và an ninh tới các tầng lớp nhân dân. Đảng chủ trương
không ngừng chăm lo xây dựng, nền quốc phòng toàn dân trong đó chú trọng
xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân nói chung và Quân đội nhân dân nói
riêng từng bước chính quy hiện đại và đặc biệt vững mạnh về chính trị. Đảng
chủ trương, không ngừng nghiên cứu phát triển nghệ thuật quân sự, đồng thời
nghiên cứu rút ra các bài học kinh nghiệm từ các cuộc chiến tranh diễn ra gân
đây trên thế giới. Để từng bước phát triển và nâng tầm khả năng tác chiến của
các lực lượng vũ trang lên tầm cao mới, xây dựng các quân khu; các tỉnh và
thành phố trở thành các khu vực phòng thủ vững mạnh. Đủ sức đương đầu và
cầm chân quân địch ngay tư khi chúng bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược. Đảng


chủ trương tiến hành chiến tranh toàn diện, trên tất cả các mặt trận: Quân sự;
ngoại giao; kinh tế... Trong đó lấy mặt trận quân sự làm nòng cốt, lấy thắng lợi
trên mặt trận quân sự làm nhân tố quyết định thắng lợi cuối cùng của cuộc chiến
tranh nhân dân chống kẻ thù xâm lược. Đảng chủ trương, trong thời bình phải
tích cực chuẩn bị xây dựng cả nước, cũng như từng khu vực phòng thủ trở nên
vững mạnh về kinh tế và quốc phòng. Để khi có chiến tranh chống xâm lược ta
đủ sức buộc địch đánh lâu dài, không cho chúng tiến hành âm mưu đanh nhanh
thăng nhanh. Và từng bước dành thắng lợi trong cuộc chiến tranh chống xâm
lược. Đảng chủ trương, kết hợp kháng chiến với xây dựng. Vừa đánh địch vừ ra
sức sản xuất để bồi dưỡng cho các lực lượng vũ trang, và đảm bảo mọi mặt đời
sống cho nhân dân trong điều kiện tốt nhất có thể. Đảng chủ trương, kết hợp đấu
tranh quân sự với giữ gìn an ninh trật tự xã hội, trấn áp kịp thời mọi âm mưu và
hành động gây bạo loạn lật đổ của địch. Đảng ta chủ trương, Kết hợp sức mạnh
dân tộc và thời đại. Tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của các tầng lớp nhân dân
tiến bộ trên thế giới, nhằm đì đến thăng lợi cuối cùng của cuộc chiến tranh nhân
dân chống kẻ thù xâm lược.

Để tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc lấy lực lượng vũ
trang nhân dân làm nòng cốt. Kết hợp tác chiến của lực lượng vũ trang địa
phương với tác chiến của các binh đoàn chủ lực cần:
- Tăng cường giáo dục quốc phòng cho mọi tầng lớp nhân dân.
- Không ngừng chăm lo xây dựng các lực lượng vũ trang vững mạnh toàn
diện, đặc biệt là chất lượng chính trị.
- Không ngừng nghiên cứu nghệ thuật quân sự, nghiên cứu các cuộc chiến
tranh gần đây ở trên thế giới để phát triển nghệ thuật quân lên một tầm cao mới.
Xây dựng tỉnh (thành phố) thành khu vực phòng thủ vững chắc
Hai là, chuẩn bị mọi mặt trên cả nước cũng như từng khu vực để đủ sức
đánh được lâu dài, ra sức thu hẹp không gian, rút ngắn thời gian của chiến tranh
giành thắng lợi càng sớm càng tốt


Phải chuẩn bị mọi mặt trên cả nước cũng như từng khu vực đủ sức đánh
được lâu dài, ra sức tạo thời cơ, nắm vững thời cơ, chủ động đối phó và giành
thắng lợi trong thời gian cần thiết. Trên cơ sở đó, dồn sức để rút ngắn thời gian
của chiến tranh, giành thắng lợi càng sớm càng tốt.
Kiên quyết ngăn chặn địch không cho chúng mở rộng để thu hẹp không
gian của chiến tranh. Kiên quyết không cho địch thực hiện được mục đích của
chúng là “đánh nhanh, giải quyết nhanh” theo học thuyết “không – bộ – biển”.
Mặt khác cũng phải chuẩn bị sẵn sàng để thắng địch trong điều kiện chiến tranh
mở rộng.
Ba là, kết hợp đấu tranh quân sự với bảo đảm an ninh chính trị, giữ gìn
trật tự an toàn xã hội, trấn áp kịp thời mọi âm mưu “diễn biến hòa bình” và hành
động phá hoại gây bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch.
Kẻ thù xâm lược thường sẽ sử dụng lực lượng tiến công từ bên ngoài kết
hợp thủ đoạn Diễn biến hòa bình gây bạo loạn lật đổ ở bên trong. Kẻ thù xâm
lược rất coi trọng lực lượng phản động bên trong, vì sẽ hỗ trợ "Nội ứng ngoại
hợp, đánh nhanh giải quyết nhanh", vì vậy phải chủ động ngăn chặn ý đồ của

chúng, không để kẻ địch cấu kết với nhau. Phải kiên quyết đập tan nhanh, gọn
các hoạt động bạo loạn, tiêu diệt triệt để các lực lượng phản động bên trong là
chặt đứt một hướng chiến lược của địch; tiêu diệt một bộ phận quan trọng lực
lượng chiến lược của chúng. Xử lý bạo loạn của lực lượng phản động bên trong
càng nhanh, gọn bao nhiêu, càng tốt bấy nhiêu.
Nếu chiến tranh xảy ra, địch sẽ tăng cường đánh phá nội bộ Việt Nam
bằng nhiều biện pháp. Vì vậy, đi đôi với đấu tranh quân sự trên chiến trường,
phải kịp thời trấn áp mọi âm mưu và hành động phá hoại của địch ở hậu phương,
bảo đảm an ninh chính trị, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc hậu
phương, giữ vững sự chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến.[13]
Bốn là, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phát huy tinh
thần tự lực, tự cường, tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế, sự đồng tình, ủng hộ của
nhân dân tiến bộ trên thế giới'.


Cuộc chiến tranh xâm lược của địch là phi nghĩa, sẽ bị nhân dân tiến bộ
trên thế giới cũng như nhân dân chính quốc phản đối.
Đoàn kết mở rộng quan hệ, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân yêu chuộng
hoà bình trên thế giới, kể cả nhân dân nước đem quân xâm lược.
Ngày nay, trước yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc, bài học về nghệ thuật chiến tranh toàn dân đánh giặc của ông cha ta
còn nguyên giá trị và được Đảng ta vận dụng lên tầm cao mới. Đặc biệt, chiến
tranh bảo vệ Tổ quốc (nếu xảy ra), kẻ địch xâm lược rất có thể dùng chiến lược
“đánh nhanh, thắng nhanh” bằng vũ khí công nghệ cao hòng tránh bị sa lầy, tổn
thất và phản đối của dư luận trong nước cũng như quốc tế. Do đó, việc vận dụng
nghệ thuật này đòi hỏi chúng ta phải nhất quán quan điểm của Đảng về bảo vệ
Tổ quốc ngay từ thời bình; đẩy mạnh xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế
trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân và các khu vực
phòng thủ địa phương ngày càng vững chắc; xây dựng và nâng cao khả năng sẵn
sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang nhân dân, bảo đảm không để bị động, bất

ngờ trong mọi tình huống. Hiện nay, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng
sâu rộng, chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” của địch không chỉ bằng hành
động quân sự mà còn bằng các biện pháp phi vũ trang, nhất là chiến lược “Diễn
biến hòa bình”, thực hiện chiến thắng mà không cần chiến tranh, thúc đẩy “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ chúng ta theo mưu đồ của chúng. Điều
đó đòi hỏi chúng ta phải hết sức tỉnh táo, cảnh giác trước những âm mưu, thủ
đoạn đó; xác định đúng đối tượng, đối tác và sự chuyển hóa phức tạp của nó để
có đối sách hợp tác và đấu tranh phù hợp. Trong đấu tranh, cần khôn khéo, mềm
dẻo về sách lược, nhưng kiên quyết về nguyên tắc chiến lược; kiên trì, thận trọng
bằng biện pháp hòa bình, tranh thủ sự đồng thuận và ủng hộ của bạn bè quốc tế,
tránh chủ quan, manh động dẫn đến bị cô lập, lệ thuộc, nhằm bảo vệ vững chắc
Tổ quốc XHCN trong tình hình mớí.




×