Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

TIỂU LUẬN: Địa đạo Củ Chi – một trong những điểm du lịch hấp dẫn và độc đáo nhất hiện nay ở TP.Hồ Chí Minh.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (597.31 KB, 14 trang )

Địa đạo Củ Chi – một trong những điểm du lịch hấp dẫn và độc
đáo nhất hiện nay ở TP.Hồ Chí Minh.
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời gian gần đây, ngành du lịch ngày càng phát triển và đóng một vai trò hết
sức quan trọng trong sự tăng trưởng của nền kinh tế của nước ta . Những năm vừa qua,
ngành du lịch Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, mang lại nguồn lợi nhuận không nhỏ
cho kinh tế đất nước. Với sự phát triển như thế, nhiều địa danh, nhiều danh lam thắng
cảnh, nhiều di tích lịch sử, đã được trùng tu, tôn tạo, nâng cấp để khai thác phục vụ khách
tham quan trên khắp mọi vùng miền của đất nước. Một trong những điểm đến của du lịch
Việt Nam, phải kể đến Khu di tích địa đạo Củ Chi, Địa đạo Củ Chi đã đi vào lịch sử đấu
tranh anh hùng của nhân dân Việt Nam như một huyền thoại của thế kỷ XX và trở thành
một địa danh nổi tiếng trên thế giới. Địa Đạo Củ Chi ngày nay đã và đang trở thành khu
du lịch sinh thái quan trọng của Thành phố Hố Chí Minh hấp dẫn khách nội địa và khách
nước ngoài. Địa Đạo Củ Chi, nhân dân Củ Chi cũng đã góp phần vào thắng lợi chung của
dân tộc không những trên phương diện quân sự mà còn bằng sự thông minh, tài trí của
mình. Điều đó đã được thực tế chứng minh qua công trình kiên cố và vững chắc dưới lòng
đất của nhân dân Củ Chi. Với “pháo đài” này,nhân dân củ chi đã góp phần đánh đuổi bọn
xâm lược,giành chiến thắng cho dân tộc ta. Địa đạo Củ Chi đã trở thành niềm tự hào, là
biểu tượng “tinh thần thép”, là sự thể hiện rõ nét tài trí của con người Việt Nam. Trong
quá khứ, Nhân dân Củ Chi đã làm nên điều kì diệu, một “pháo đài” được lịch sử ghi
nhận, được thực tế chứng minh và còn tồn tại cho đến ngày nay đó chính là: “Địa đạo Củ
Chi”. Hiện tại nó đang là một trong mười hai điểm du lịch ngầm hấp dẫn nhất trên thế
giới.
Từ những điều trên, em đã chọn đề tài “ Địa đạo Củ Chi –một trong những điểm
du lịch độc đáo và hấp hẫn nhất hiện nay ở TP.Hồ Chí Minh” với mong muốn giúp
cho mọi người hiểu thêm về cấu trúc của địa đạo, về mảnh đất nghèo khó lại đương đầu
ròng rã suốt 21 năm với một đạo quân hơn gấp bội, thiện chiến, được trang bị vũ khí,
phương tiện chiến tranh hiện đại, tối tân. Và giờ đây nhân dân củ chi rất tự hào vì nó là
một di tích lịch sử, một điểm du lịch nổi tiếng cả trong nước và trên thế giới.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề



Địa Đạo Củ Chi được nhắc đến nhiều trong các sách, báo, tạp chí, phim ảnh, ký sự.
Cóthể chia các tài liệu theo các chủ đề sau:
Do tầm quan trọng của vấn đề hậu phương – căn cứ địa trong chiến tranh nên đề tài
này đã được sự quan tâm nghiên cứu rộng rãi của các lãnh tụ, tướng lĩnh, các cơ quan
nghiên cứu khoa học, các nhà khoa học Những tác phẩm, bài viết, luận án đề cập đến vấn
đề căn cứ địa ngày càng nhiều hơn, nội dung sâu sắc hơn, như là:
Riêng về Củ Chi, có một số sách, tài liệu có đề cập đến đề tài này như: Sách “Lịch sử Sài
Gòn - Chợ Lớn - Gia Định kháng chiến” (1945- 1975) (Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí
Minh, 1994); sách “ Sơ thảo lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và
nhân dân huyện Củ Chi ( 1930-1975)” (Ban chấp hành Đảng bộ huyện Củ Chi, 1985) và
sách “ Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân huyện Củ Chi (1945- 2005)” (Ban chỉ huy
quân sự huyện Củ Chi, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 2006), sách “ Bến Dược – vùng
đất lửa” của tác giả Nguyễn Văn Tào (Nhà xuất bản Văn Nghệ, thành phố Hồ Chí Minh,
1994), sách “Củ Chi - huyện anh hùng” của tác giả Phạm Cường ( Nhà xuất bản Thành
phố Hồ Chí Minh). Năm 2008, Ban chấp hành Đảng bộ huyện Củ Chi xuất bản sách “
Lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của đảng bộ và nhân dân huyện Củ Chi” (Nhà
xuất bản Tổng Hợp Thành phố Hồ Chí Minh) Các công trình trên đã phán ánh khá đầy đủ,
toàn diện về cuộc kháng chiến chống Mỹ của Đảng Bộ và nhân dân Củ Chi nói riêng, của
quân khu Sài Gòn – Gia Định nói chung trên địa bàn Củ Chi.
- Một số bài nói về Địa Đạo Củ Chi như là:
tác phẩm “Củ Chi huyện anh hùng” xuất bản năm 1980, tác giả Phạm Cường; sách
“Hầm Củ Chi”, hai tác giả John Penycate và Tom Mangold (1987). Sách “ 2000 ngày đêm
trấn thủ Củ Chi” của Dương Đình Lôi và Xuân Vũ (1998); trang web
htt://www.diadaocuchi.gov.vn (2004).
Những bài giới thiệu Địa Đạo Củ Chi như một chứng nhân lịch sử:
bài tiểu luận “Lịch sử lặp lại chính nó đầu tiên như một thảm kịch thứ hai là trò hề” của
Karl Marx (2010).
Bài viết của nhà văn Hoàng Hiền “ Điều kì diệu từ lòng đất” (2012).
Bài báo “12 điểm du lịch ngầm hấp dẫn nhất” của Hoàng Nam (12/2013).

- Những bài giới thiệu về công tác bảo tồn và phát huy tác dụng di tích Địa Đạo
Củ Chi:
Năm 2003, tọa đàm “Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa Địa Đạo Củ
Chi” nhận được 20 bài tham luận và nhiều ý kiến đóng góp về công tác bảo tồn, phát huy
tác dụng giá trị của Địa Đạo Củ Chi
Năm 2008, hội nghị trong “Địa Đạo Củ Chi” bàn về Địa Đạo Củ Chi của các phóng viên
tỉnh TP.Hồ Chí Minh.
Ngày 30/4/2014, hội nghị hướng tới 39 năm hướng tới giải phóng miền nam thống nhất
đất nước ca ngợi Địa Đạo Củ Chi –“ đất thép thành đồng”.
Các bài tham luận trong các cuộc tọa đàm, hội thảo là nguồn tư liệu quí giá nhất nhưng
cũng chỉ nghiên cứu ở một khía cạnh nào đó.
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về Địa Đạo Củ Chi.Tuy nhiên, chưa có công trình
nào nghiên cứu về căn cứ địa ở Củ Chi một cách toàn diện và có hệ thống. Với tiểu luận
này, tôi sẽ tiếp tục quá trình tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn về căn cứ địa Củ Chi trong vấn
đề về lịch sử, văn hóa và du lịch.
3. Mục tiêu:
Về mục tiêu chung, bài tiểu luận phải làm rõ được sự hình thành, đặc điểm cũng như
vai trò của Địa Đạo Củ Chi trong lịch sử kháng chiến của dân tộc và đói với sự phát triển
ngành du lịch của đất nước ở hiện tại và tương lai.
Về mục tiêu cụ thể bài tiểu luận phải phân tích được giá trị lịch sử và giá trị về văn hóa
của Địa Đạo Củ Chi. Từ đó, rút ra những ưu điểm, nhược điểm của nó đối với vấn đề phát
triển du lịch ngày nay.
4. Phương pháp nghiên cứu:

Tiểu luận dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, đặc biệt là lý luận về
cách mạng giải phóng dân tộc và căn cứ địa để làm cơ sở nghiên cứu. Về phương pháp
chuyên ngành, tiểu luận vận dụng phương pháp lịch sử là chủ yếu, thêm vào đó là phương
pháp thu thập số liệu trong ngành du lịch . Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương
pháp khác như: phương pháp liên ngành, tiếp xúc các nhân chứng lịch sử, phương pháp so
sánh lịch sử, phương pháp tổng hợp, trên cơ sở khảo cứu các nguồn tư liệu… để nghiên

cứu và trình bày tiểu luận.
5. Ðối tượng và phạm vi nghiên cứu :
Trong tiểu luận này, tôi tập trung nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển và giá
trị lịch sử trong quá khứ cũng như giá trị về văn hóa của Địa Đạo Củ Chi,và vấn đề phát
triển du lịch hiện nay.
Thời gian tìm hiểu Địa Đạo Củ Chi từ khi hình thành cho đến nay
Không gian đề cập của luận văn là vùng đất Củ Chi - huyện ngoại thành của thành phố
Hồ Chí Minh ngày nay.
6. Giả thiết nghiên cứu:
Địa Đạo Củ Chi là một di tích lịch sử nhưng chưa có tầm quan trọng trong kháng
chiến, cũng như chưa thể hiện hết được giá trị lịch sử và giá trị văn hóa.
Không những thế mà Địa Đạo củ chi chưa giải quyết được những khó khăn trong vấn đề
phát triển du lịch hiện nay.
7. Ý nghĩa và đóng góp của tiểu luận:
Trên cơ sở tiếp thu những kết quả của các công trình nghiên cứu trước, tiểu luận góp
phần hiểu được sự hình thành, phát triển và những hoạt động của căn cứ địa ở Củ Chi
trong lịch sử. Từ đó, thấy được những giá trị và kinh nghiệm mà nó để lại, bổ sung thêm
vào những mảng còn trống trong nghiên cứu lịch sử Việt Nam hiện đại, đặc biệt là lịch sử
địa phương; góp phần vào nghiên cứu về chiến tranh cách mạng nói chung, về căn cứ địa
trong chiến tranh cách mạng nói riêng. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử
dụng giảng dạy lịch sử địa phương ở Củ Chi, giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào
dân tộc. Từ đó, khơi dậy ý thức giữ gìn, bảo tồn các khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi
trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ hiện nay.
8. Bố cục của tiểu luận:
I. MỞ ĐẦU (4 trang).
II. NỘI DUNG ( 9 trang )
Chương I. Khái quát về tên gọi, vị trí, đặc điểm, giá trị lịch sử và giá trị văn hóa của căn
cứ địa Củ Chi
1. Tên gọi, vị trí, đặc điểm của Địa Đạo Củ Chi
2. Giá trị lịch sử của Địa Đạo Củ Chi

3. Giá trị văn hóa của Địa Đạo Củ Chi
Chương II. Địa Đạo Củ Chi với vấn đề phát triển du lịch hiện nay.
1. Thực trạng phát triển du lịch ở Địa Đạo Củ Chi
2. Ưu điểm của Địa Đạo Củ Chi trong vấn đề phát triển du lịch hiện nay.
3. Nhược điểm của Địa Đạo Củ Chi trong vấn đề phát triển du lịch hiện nay.
4. Một số giải pháp để thu hút khách du lịch đến với Địa Đạo Củ Chi
III. KẾT LUẬN
II. PHẦN NỘI DUNG
Chương I. Khái quát về tên gọi, vị trí, đặc điểm, giá trị lịch sử và giá trị văn hóa của
Địa Đạo Củ Chi
1. Tên gọi, vị trí, đặc điểm của Địa Đạo Củ Chi
Địa đạo là đường hầm bí mật, đào ngầm sâu dưới đất; hào ngầm. Hệ thống địa đạo
này dùng để trú ẩn và cơ động chiến đấu, và được đào ở huyện Củ Chi nên gọi là Địa Đạo
Củ Chi.Nhưng tại sao địa đạo lại được xây nhiều và đầu tiên ở huyện Củ Chi? Phân tích
theo vị trí : Củ Chi sát cạnh Sài Gòn là đầu não của chính quyền củ xét về mặt chiến lược
rất thuận lợi cho hoạt động chống phá, không những thế Củ Chi sát cạnh Sông Gay rất
gần Bình Phước đây là đoạn cuối của đường mòn Hồ Chí Minh nên tiếp tế lương thực và
đạn dược rất thuận lợi.Phân tích theo địa chất : Đất tại Củ Chi đặc biệt cứng và không
thấm nước nên việc đào hầm tương đối dễ dàng bên cạnh đó không bị tình trạng ngập
nước và khi địch dùng nước đổ cào các đường hầm nước sẽ không thấm và chảy theo các
đường thoát nước dẫn ra sông Gay. Chính vì vậy, Củ Chi là vùng đất thích hợp nhất để
xây địa đạo.
Địa đạo Củ Chi là một hệ thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ Chi,
cáchThành phố Hồ Chí Minh 70 km về hướng tây-bắc. Hệ thống này được Mặt trận Dân
tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đào trong thời kỳ Chiến tranh Đông Dươngvà Chiến
tranh Việt Nam.
Vào năm 1948, Địa đạo Củ Chi có hai điểm: Địa đạo Bến Dược: Căn cứ Khu ủy &
Quân khu Sài Gòn – Gia Định được bảo tồn tại ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ
Chi Thành phố Hồ Chí Minh.Địa đạo Bến Đình: căn cứ Huyện ủy huyện Củ Chi được bảo
tồn tại ấp Bến Đình, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh. Lúc đầu chỉ

có những đoạn ngắn, cấu trúc đơn giản dùng để cất giấu tài liệu, vũ khí, trú ém cán bộ
hoạt động trong vùng địch hậu, về sau rộng ra nhiều xã. Ðến cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước, từ 1961 - 1965, các xã nằm ở phía bắc huyện Củ Chi đã hoàn thành địa đạo liên
kết nhau trong lòng đất, gọi là "xương sống". Mọi sự chỉ huy của du kích, bộ đội vũ trang,
nơi trú ẩn, giao liên, hành quân cả cứu thương cho bộ đội và nhân dân đều từ trong lòng
địa đạo. Từ tuyến địa đạo đầu tiên, quân - dân Củ Chi đào liên thông nối nhau và đến năm
1965, khoảng 200 km đường địa đạo đã hình thành, phục vụ cho cuộc kháng chiến. Địa
đạo Củ Chi chia làm 3 khu: Khu trung tâm dành cho các cán bộ lãnh đạo cao cấp. Khu
bên phải gồm hầm văn phòng và hầm hội họp. Khu bên trái là nơi đóng quân của Tiểu
đoàn Vinh Quang. Ngoài ra, bốn mặt khu địa đạo còn có 4 trạm thông tin, báo động, trang
bị máy móc hiện đại. Địa đạo với vô số các cửa hầm bí mật lên mặt đất, các lỗ châu mai,
hỏa lực bí mật, các hầm trú ẩn, công xưởng ngầm dưới mặt đất, kho tàng và doanh trại trú
quân, phía trên được bố trí dày đặc mìn và các hầm chông, cạm bẫy Nay nhìn bên trên mặt
đất, còn thấy cả một vành đai giao thông hào chằng chịt, nối kết với địa đạo nằm sâu dưới
lòng đất.
Ngày nay, địa đạo Củ Chi còn khoảng 120 km được bảo vệ và đã trở thành một điểm du
lịch hấp dẫn cho du khách đến thăm Thành phố Hồ Chí Minh. Du khách, đặc biệt là cựu
chiến binh, thường chọn điểm thăm quan này khi đến thăm Thành phố Hồ Chí Minh. Du
khách được trải nghiệm cuộc sống dưới địa đạo như những cư dân thực thụ trước đây
(được thăm quan, ăn uống những món ăn của cư dân địa đạo trước đây).
Khu địa đạo Bến Dược (thuộc ấp Phú hiệp, xã Phú Mỹ Hưng - huyện Củ Chi) đã được Bộ
Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích lịch sử quốc gia (theo
quyết định số 54/VHQĐ ngày 29 tháng 4 năm 1979 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa). Hệ thống
địa đạo Bến Đình (thuộc xã Nhuận Đức - căn cứ của Huyện ủy Củ Chi trong thời kỳ
kháng chiến) cũng được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia (theo quyết định số
101/2004/QĐ-BVHTT ngày 15 tháng 12 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông
tin).
Ngoài ra, địa đạo Tân Phú Trung (còn gọi là địa đạo Cây Da tại ấp Cây Da, xã Tân Phú
Trung, huyện Củ Chi) cũng đã được chuẩn bị xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa.


2. Giá trị lịch sử của Địa Đạo Củ Chi
Sự tồn tại và hoạt động của căn cứ địa trên toàn miền Nam nói chung, ở Củ Chi nói
riêng đã giữ một vai trò hết sức quan trọng đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân
dân ta. Vì là nơi tiếp tế cho lực lượng cách mạng. Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ,
căn cứ địa Củ Chi đã thể hiện được vai trò cụ thể như sau:
- Là nơi đứng chân của các cơ quan lãnh đạo kháng chiến, nơi xây dựng,
củng cố và phát triển lực lượng cách mạng.
Căn cứ địa cách mạng ở Củ Chi trong kháng chiến chống Mỹ được xem như một căn cứ
du kích ngay sát nách “thủ đô” Sài Gòn. Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết cho đến
ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (tháng 4 năm 1975), căn cứ địa cách mạng ở Củ Chi
là nơi đứng chân hoạt động của cơ quan Tỉnh ủy Gia Định, Liên tỉnh ủy miền Đông, sau
này là Khu ủy, Quân khu Sài Gòn – Gia Định (từ năm 1959), Quận ủy Củ Chi…Tại đây,
các cơ quan dân, chính, Đảng, các ban, ngành, đoàn thể cách mạng không ngừng được
củng cố, hoàn thiện về tổ chức, nâng cao chất lượng công tác, tham gia có hiệu quả vào
quá trình điều hành công cuộc kháng chiến ở địa phương. Chính sự đứng chân của các cơ
quan lãnh đạo là sự chỉ đạo tại chỗ, tạo ra sức mạnh tại chỗ cho phong trào đấu tranh của
quân và dân Củ Chi. Cùng với quá trình phát triển của cuộc kháng chiến, từ những đơn vị
nhỏ, lẻ ban đầu, lực lượng vũ trang địa phương Củ Chi, Quân khu Sài Gòn – Gia Định
ngày một trưởng thành. Khác với các quận khác, lực lượng vũ trang Củ Chi còn có nhiệm
vụ quan trọng là bảo vệ căn cứ đầu não của Khu Sài Gòn – Gia Định. Quá trình phát triển
của lực lượng vũ trang Củ Chi, các đơn vị vũ trang tập trung của Quân khu và của Miền
đều ít nhiều gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của căn cứ địa Củ Chi. Đây là
nơi lực lượng vũ trang về đứng chân, ẩn náo, củng cố và phát triển lực lượng để tiến hành
các cuộc tấn công, phản công tiêu diệt địch. Với địa thế, địa hình thuận lợi cho việc đào
địa đạo, quân dân Củ Chi đã xây dựng căn cứ dưới hình thức chủ yếu là địa đạo - “làng
ngầm”. Ban đầu dùng làm nơi trú ẩn, tạo điểm tựa để hoạt động và chiến đấu. Sau đó, do
tính chất phát triển của cuộc chiến tranh, địa đạo được sáng tạo mang tính năng động để
vừa trú ẩn bảo toàn lực lượng vừa phát huy thế tiến công tiêu diệt địch với hiệu quả ngày
càng cao. Hệ thống địa đạo đã bảo đảm an toàn cho lực lượng bộ đội và du kích, mặc dù
kẻ địch có sức mạnh áp đảo trên mặt đất. Còn đối với nhân dân thì nhờ có địa đạo mà

không lo chạy địch càn quét bất cứ lúc nào, tránh được tác hại của bom, pháo, chất độc
hóa học, đỡ nhiều tổn thất, thương vong, yên tâm làm ăn, sản xuất. Trên vành đai diệt Mỹ,
vai trò của địa đạo đặc biệt quan trọng. Với mức độ đánh phá bằng phi pháo, trực thăng,
xe tăng của địch ngày càng dày đặc, nếu không có địa đạo thì các lực lượng chiến đấu sẽ
không thể trụ vững vài ngày. Căn cứ địa Củ Chi không chỉ là chiến trường tiêu diệt địch
mà còn là nơi xuất phát, là một bàn đạp lợi hại của quân giải phóng trong tiến công. Như
vậy, căn cứ địa Củ Chi đã làm tốt vai trò hậu phương tại chỗ, địa bàn đứng chân, là điểm
tập kết lực lượng và hậu cần, là bàn đạp xuất phát cho bộ đội chủ lực khi có lệnh tiến công
vào Sài Gòn.
- Là nơi diễn ra những trận chiến đấu quyết liệt chống càn, tiêu diệt địch
trong các chiến lược chiến tranh.
Lịch sử xây dựng và phát triển căn cứ địa luôn luôn gắn liền với hoạt động quân sự diễn
ra ở bên trong và bên ngoài căn cứ. Đó là nơi giao tranh quyết liệt giữa một bên là kẻ địch
mưu toan tiêu diệt cơ quan lãnh đạo kháng chiến, tiêu diệt lực lượng vũ trang cách mạng,
xóa sạch căn cứ và một bên là lực lượng kháng chiến quyết tâm giữ vững căn cứ, bảo toàn
lực lượng và từ đó làm chỗ dựa mở rộng phạm vi hoạt động quân sự, tiến công vào hậu
phương của địch.Trong quá trình tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Mỹ và
chính quyền Sài Gòn đã dồn những nỗ lực lớn nhất của lực lượng và vũ khí, phương tiện
chiến tranh để thực hiện những cuộc càn có qui mô lớn vào vùng căn cứ cách mạng ở Củ
Chi nhằm tiêu diệt cơ quan lãnh đạo Khu ủy Sài Gòn – Gia Định, Huyện ủy Củ Chi.
Chiến đấu bảo vệ cơ quan lãnh đạo, bảo vệ sức người sức của trong căn cứ luôn là nhiệm
vụ hàng đầu của quân và dân vùng căn cứ. Ở Củ Chi, quân và dân đã thực hiện vũ trang
toàn dân, cùng với các lực lượng đứng chân trong vùng căn cứ không ngừng tổ chức lại
chiến trường, lợi dụng và cải tạo địa hình để xây dựng xã, ấp chiến đấu, đào đắp hầm hào,
công sự, bố trí hầm chông, hố đinh, bãi mìn, đào thêm địa đạo… tạo thành một hệ thống
trận địa vừa có tác dụng phòng thủ, bảo vệ cho các cơ quan lãnh đạo, vừa là trận địa tiêu
diệt giặc. Suốt 12 ngày đêm liên tục chiến đấu chống cuộc càn Crimp (tháng 1 năm 1966),
Tiểu đoàn Quyết Thắng phối hợp nhịp nhàng với quân dân Củ Chi anh dũng chiến đấu
bảo vệ căn cứ, diệt hơn 1.000 tên Mỹ và chư hầu, bắn rơi 84 máy bay, bắn cháy và phá
hủy 77 xe quân sự, trong đó có 56 xe tăng và xe bọc thép, 2 đại bác 105 ly. Đối phó với

cuộc càn Cedar Falls (tháng 1 năm 1967), quân dân Củ Chi, Bến Cát, Trảng Bàng đã dựa
vào hệ thống địa đạo, chiến hào dũng cảm chiến đấu, gây cho địch những thiệt hại nặng
nề. Chỉ trong một số trận đụng độ đầu tiên, trên 3.000 tên xâm lược đã bị loại khỏi vòng
chiến, 90 xe M.113 phơi xác trên lộ 7, lộ 14, lộ 15 và 13 máy bay bị bắn hạ. Căn cứ địa
Củ Chi còn là bàn đạp tổ chức các trận đánh tiêu diệt địch: Ngày 3 tháng 5 năm 1970, C7-
bộ đội địa phương Củ Chi tập kích tiểu đoàn 2, trung đoàn 50, sư đoàn 25 quân đội Sài
Gòn ở Trung Hòa, diệt 47 tên, làm bị thương 25 tên. Ngày 16 tháng 5 năm 1970, du kích
Thái Mỹ kết hợp với một bộ phận của C7 tập kích diệt gọn 34 tên của trung đội bảo an
166 trong ấp chiến lược Mỹ Khánh; cùng bộ đội địa phương và nội tuyến tấn công đồn
Bình Thủy, diệt 10 tên địch và 11 tên trong đội “bình định”. Có thể thấy rằng những chiến
dịch tấn công lớn, có ý nghĩa chiến lược của ta đều được chuẩn bị chu đáo từ các căn cứ
xung quanh Sài Gòn, trong đó có Củ Chi. Bên cạnh vai trò là nơi tập hợp lực lượng, vũ
khí và hậu cần cho các cuộc tiến công lớn của quân giải phóng vào thủ phủ của địch ở Sài
Gòn, căn cứ địa Củ Chi còn là bàn đạp để tấn công căn cứ hậu phương địch ở Đồng Dù
(Củ Chi). Ở đây, quân dân Củ Chi đã lập “vành đai diệt Mỹ” bao vây quân Mỹ, “giam
chân” hàng ngàn tên địch trong một căn cứ cố thủ vững chắc như Đồng Dù để đánh tiêu
hao, đẩy quân Mỹ ở căn cứ này vào thế bị động và không ngừng bị truy kích. Ngày 5
tháng 1 năm 1969, một quả mìn đã gây tiếng nổ lớn tại một phòng ăn của một đơn vị công
binh Hoa Kỳ trong căn cứ Đồng Dù, làm chết 15 tên, bị thương 26 tên. Ngày 26 tháng 2
năm 1969, Đồng Dù lại bị tấn công dữ dội bằng chiến thuật đặc công của Quân giải
phóng: sở chỉ huy lữ đoàn 2 sư đoàn bộ binh 25 bị đánh phá, 800 tên Mỹ bị diệt (trong đó
có 50 giặc lái), 160 máy bay trên sân bay cùng nhiều xe cơ giới bị phá hủy, 1 kho xăng và
4 kho đạn bị cháy, cả trận địa pháo 105 và 203 ly bị quét sạch. Trong những cuộc chống
càn qui mô lớn, dài ngày hay tổ chức tấn công tiêu diệt, tiêu hao lực lượng địch thì việc tổ
chức phương án chiến đấu, phối hợp lực lượng, công tác hậu cần chiến trường… càng
phải được chuẩn bị chu đáo từ căn cứ địa. Như vậy căn cứ địa Củ Chi giữ vai trò là nơi tổ
chức lực lượng vũ trang, nơi tạo nên các trận địa chiến đấu để tiêu diệt quân địch, bảo vệ
các cơ quan lãnh đạo khi chúng tấn công vào căn cứ. Mặt khác, từ căn cứ địa, các đơn vị
bộ đội chủ lực của ta xuất phát tiến công vào sào huyệt của địch ở Sài Gòn và hậu cứ của
địch ngay tại địa phương.

- Đảm bảo vai trò hậu phương tại chỗ cho cuộc kháng chiến
Do đặc điểm Củ Chi là nơi đối đầu trực tiếp với lực lượng lớn của địch, lại xa sự chi viện
của Trung ương, nên vấn đề căn cứ đứng chân và tự cung ứng cơ sở hậu cần kỹ thuật trở
nên nhu cầu hết sức bức xúc. Ngay trong những ngày đầu đứng chân hoạt động ở Củ Chi,
cơ quan Tỉnh ủy Gia Định đã được nhân dân ở đây che chở, nuôi dấu, bảo vệ an toàn. Đến
đầu năm 1960, lực lượng vũ trang Khu Sài Gòn – Gia Định thành lập trong điều kiện bí
mật nên việc ăn, ở của đơn vị còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Khi cuộc kháng chiến bước
vào giai đoạn quyết liệt, Mỹ và quân đội Việt Nam cộng hòa luôn tìm mọi cách triệt
nguồn lương thực nuôi sống quân dân Củ Chi bằng cách phá hủy ruộng vườn, đốt cháy
thóc gạo, dùng chất độc hóa học để phá hoại cây cối, mùa màng…Đứng trước tình hình kẻ
địch phá hoại điên cuồng như vậy, quân dân Củ Chi không còn con đường nào khác là
phải ra sức chiến đấu, phục vụ tăng gia sản xuất. Ban lãnh đạo huyện đã đề ra nhiệm vụ
cho cán bộ và dân quân du kích phải đi đầu và tích cực giúp đỡ nhân dân trong việc sản
xuất, coi đó là khâu quyết định để giữ dân bám trụ. Ở xã Trung Lập, ban đêm cán bộ và
du kích lấy rơm bó vào mình, bò sát căn cứ Mỹ để cày giúp dân. Ban ngày, cán bộ và du
kích lấy bùn trát đầy mình dẫn đầu ra ngoài đồng cuốc đất, vừa sản xuất vừa cảnh giác với
máy bay địch. Khi cần thì sẵn sàng chiến đấu ngay trên đồng ruộng, coi đồng ruộng là
chiến trường. Huyện ủy chủ trương phải đấu tranh với địch để đưa dân vùng giải phóng ra
vùng tranh chấp sản xuất trên thế hợp pháp. Sau đó, nhân dân lại đấu tranh đòi địch cho
cất chòi ngoài đồng để coi giữ mùa màng, không được bắn phá. Nhờ những biện pháp đấu
tranh từng bước của nhân dân, trong những năm chiến tranh ác liệt như năm 1967, 1968,
các vùng giải phóng sản xuất được lúa, khoai… nên đời sống kinh tế của nhân dân cũng
nhờ đó được đảm bảo. Hầu hết các xã đều nhận nuôi thương binh. Vì vậy, những thương
binh của đơn vị bạn từ thành phố đưa ra hoặc sau những trận đánh, những chiến dịch đều
được nhân dân Củ chi nuôi dưỡng, có nhiều nhà đào hầm nuôi dấu thương binh, có nhà
nuôi 3 đến 5 thương binh. Trong đó, nổi bật nhất là xã Bình Mỹ, nhân dân tại đây đã nhận
nuôi dấu khoảng 3.000 thương binh của cánh quân đánh vào Gò Vấp và Bộ tổng tham
mưu trong Tết Mậu Thân. Riêng xã Nhuận Đức, nhân dân cũng đã nhận nuôi tới 700
thương binh. Nhân dân vùng ấp chiến lược, vùng tranh chấp cũng có nhiều cách để tiếp tế,
giúp đỡ cho cán bộ và du kích ở vùng giải phóng về mặt vật chất. Bằng những sáng tạo

của mình để vượt qua sự kiểm soát của địch, nhân dân Củ Chi đã đóng góp lương thực,
thực phẩm để nuôi quân, phục vụ bộ đội chiến đấu, đây là nguồn cung cấp hậu cần tại chỗ
vô cùng quan trọng, góp phần bảo đảm cho sự thắng lợi của cuộc kháng chiến lâu dài.
Như vậy, trong kháng chiến chống Mỹ, căn cứ địa Củ Chi đã “xuất hiện sát ngay những
căn cứ lớn của địch” và được xây dựng thành “làng ngầm”, với hệ thống địa đạo có chức
năng chiến đấu và bảo tồn lực lượng, là chỗ dựa vững chắc, có thể huy động được sức
người, sức của để phát triển lực lượng chiến đấu lâu dài. Việc xây dựng căn cứ địa đáp
ứng nhu cầu tại chỗ cho chiến trường ở địa phương Củ Chi đã gắn liền với đường lối phát
động toàn dân đánh giặc, cả nước đánh giặc của Đảng ta. Nó phù hợp với điều kiện đất
nước ta không rộng lắm, phù hợp với phương thức tiến hành chiến tranh nhân dân của ta.
Thực tế cuộc kháng chiến chống Mỹ đã thể hiện rõ căn cứ địa Củ Chi “vừa là nơi đứng
chân để giải quyết vấn đề tiềm lực, vừa là mặt trận đấu tranh với địch một cách toàn diện;
vừa là tiền tuyến, vừa là hậu phương; vừa là kết quả của việc thực hiện đường lối kháng
chiến toàn dân, toàn diện của Đảng, vừa là điều kiện để biến đường lối đó thành hiện thực;
vừa là kết quả của cuộc chiến tranh nhân dân, vừa là nguyên nhân làm cho chiến tranh
nhân dân phát triển”.
3. Giá trị văn hóa của Địa Đạo Củ Chi
Ngày nay, địa đạo Củ Chi chuyển chức năng thành di tích lịch sử - văn hóa với những
giá trị có tính nhân văn to lớn, đã nhanh chóng thu hút khách tham quan trong và ngoài
nước. Họ đến để tìm hiểu, để chiêm ngưỡng một sự thật lịch sử với niềm xúc động và
kính phục. Không mang dáng vẻ kỳ vĩ của những kỳ quan tồn tại hàng bao thế kỷ như
Kim Tự Tháp, vườn treo Babylon, Angkor Wat…nhưng địa đạo Củ Chi là một công trình
ngầm vĩ đại với trên 200km tỏa rộng như mạng nhện dưới lòng đất. Trong chiến tranh,
hàng ngàn người con đã hy sinh, hàng vạn ngôi nhà bị đốt phá, san phẳng, nhưng vượt
trên tất cả những mất mát đó, Củ Chi vẫn hiên ngang đứng vững góp phần hết sức quan
trọng vào cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Nơi đây quả là một kỳ quan mang tầm
vóc chiến tranh độc đáo có một không hai, vừa mang chiều sâu thăm thẳm của lòng căm
thù và ý chí kiên cường, bất khuất, vừa có ý nghĩa như một biểu tượng rực rỡ của Chủ
nghĩa anh hùng dân tộc Việt Nam. Du khách sẽ thật sự cảm nhận được cuộc sống vất vả,
qua đó mới thấy được sự kiên cường của nhân dân và chiến sĩ nơi đây khi trực tiếp trườn

mình qua những đoạn hầm dưới lòng đất, tận mắt nhìn thấy đầy đủ mọi hiện vật cũng như
khung cảnh chân thực của cuộc sống cách đây gần 40 năm hay cùng lặng người khi đọc
danh sách của 44.375 liệt sĩ đã hy sinh trên chiến trường Gia Định trong ngôi đền thiêng
Bến Dược.
Đối với khách trong nước, nhất là thế hệ trẻ, di tích địa đạo Củ Chi là một phương tiện
giáo dục truyền thống yêu nước đặc biệt. “Di tích địa đạo Củ Chi là một sự nhắc nhở vô
giá cho thế hệ trẻ về tấm lòng yêu nước nồng nàn, sự sáng tạo trong chiến đấu và sự dũng
cảm chịu đựng gian khổ, hy sinh của chiến sĩ và nhân dân Củ Chi trong thời chiến tranh” .
Từ ngày hòa bình trở lại, địa đạo Củ Chi nhanh chóng thu hút sự chú ý của du khách trong
và ngoài nước và nơi đây đã trở thành điểm hẹn truyền thống của các thế hệ Việt Nam, là
niềm kính phục của bạn bè thế giới. Ngày nay, địa đạo thường xuyên được gia cố, tôn tạo,
đảm bảo độ bền vững lâu dài; kết hợp với các công trình giải trí vui chơi, du lịch trong
một khu rừng thiên nhiên rộng rãi, mát mẻ. Những hiện vật chiến tranh như xác máy bay
trực thăng, xe tăng mìn tự tạo, cạm bẫy…cũng được trưng bày.
Địa đạo Củ Chi là minh chứng “sống” cho ý chí kiên cường, trí thông minh và là niềm tự
hào của người dân Việt Nam. Đến với Củ Chi là gặp sự bình dị, sự bình dị ấy lấp lánh
trong những trang lịch sử. Hãy một lần đến nơi đây để chứng kiến thời kỳ hào hùng của
dân tộc ta trong kháng chiến. Với giá trị và tầm vóc chiến công được đúc kết bằng xương
máu, công sức của hàng vạn chiến sĩ, đồng bào, khu căn cứ địa đạo Củ chi đã được Bộ
Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích Lịch sử
- Văn hóa cấp quốc gia.
Chương II. Địa Đạo Củ Chi với vấn đề phát triển du lịch hiện nay.
1.Thực trạng phát triển du lịch ở Địa Đạo Củ Chi
- Lượng khách tham quan: khách du lich ược coi là yếu tố trọng tâm của
họat động du lịch nói chung và Củ Chi nói riêng. Lượng khách qua các
năm đều tăng bao gồm cả khách nước ngoài và khách Việt Nam. Điều
đó thể hiện được sự hấp dẫn và thu hút của Địa Đạo Củ Chi đối với mọi
đối tượng khách – nhất là khách quốc tế.
- Về doanh thu: khu di tích lịch sử Địa Đạo Củ Chi đã phục và tổ chức
kinh doanh các loại hình dịch vụ khá thành công, vì vậy doanh thu của

đơn vị ngày càng tăng đáp ứng nhu cầu về chi thường xuyên và nâng cao
đời sống cán bộ nhân viên, có tích lũy về đầu tư xây dựng, tôn tạo và tu
bổ khu di tích.
- Về các chính sách marketing để thu hút khách du lịch: Nhìn chung
lượng khách đến với khu di tích lịch sử Địa Đạo Củ Chi hàng năm
đều tăng tuy tăng không đồng đều nhưng Địa Đạo Củ Chi cũng đã cố
gắng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, nâng cao phong cách
phục vụ và tăng cường công tác tiếp thị, quảng cáo nhằm thu hút
khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch trong nước.
- Về công tác nghiên cứu thị trường:
Khu di tích lịch sử Địa Đạo Củ Chi có 02 khu vực Bến Đình và Bến Dược,du khách có
thể tùy thích chọn địa điểm để tham quan. Trong tổng số khách nước ngoài đến Địa Đạo
Củ Chi thì có khoảng 90% đến Bến Đình, khoảng 95% đến Bến Dược.
Khách nội địa thường đi du lịch vào các ngày lễ tết và đông nhất vào mùa hè, chính vì vậy
khu di tích ngoài việc khai thác nguồn khách nội địa từ các công ty du lịch lữ hành, khu di
tích đã không ngừng tìm kiếm nguồn khách mới từ các sở ban ngành trên địa bàn thành
phố và các tỉnh khác.
Bên cạnh đó khu di tích còn tiến hành nghiên cứu thị trường thông qua các tài liệu như:
• Báo, tạp chí du lịch để kịp thời nắm bắt tình hình du lịch, nhu cầu của khách du
lịch, tình hình của các công ty lữ hành
• Các báo cáo, quy định, quyết định của sở văn hóa, thể thao và du lịch TP.Hồ Chí
Minh.
Ngoài ra, khu di tích Địa Đạo Củ Chi còn tổ chức phát phiếu điều tra cho khách để tìm
hiểu thông tin, nhu cầu, thị hiếu của từng đối tượng khách.
- Về xác định thị tường mục tiêu:
Địa Đạo Củ Chi với lợi thế của mình là ddiemr du lịch nổi tiếng trong nước và cả thế giới,
vì vậy, khu di tích đã xác định được thi trường khách hàng mục tiêu của mình để phục vụ
tốt nhất.
- Về các chính sách du lịch của khu di tích:
• Chính sách sản phẩm: khu di tích là điểm đến du lịch, vì vậy Địa Đạo Củ Chi

cũng cung cấp sản phẩm chính của mình là tham quan và các dịch vụ.nhằm thu
hút khách du lịch, Địa Đạo Củ Chi đã xây dưng thêm một số công trình phụ
như: hồ mô phỏng, khu vui chơi, khu nghỉ ngơi, khu cắm trại, khu bắn súng
Hiện nay, khu di tích đang mở thêm dịch vụ ở các vùng lân cận nhằm tạo đìu kiện thuận
lợi hơn cho du khách.
• Chính sách giá: ngoài việc thu hút khách bằng nâng cao chất lượng sản phẩm,
tăng cường hoạt động quảng cáo thì khu di tích còn sử dụng giá như một công
cụ đắc lực để cạnh tranh và thu hút khách. Địa Đạo Củ Chi có 2 mức giá:
khách nước ngoài giá vé 90.000 đồng, khách nội địa là 20.000 đồng.
Ngoài ra còn có nhiều ưu đãi khác đối với trẻ em và cựu chiến binh là khách nội địa.
• Chính sách phân phối: kênh phân phối trực tiếp và kênh phân phối gián tiếp.
• Chính sách xúc tiến: quảng cáo và khuyến mãi.
• Chính sách con người: con người là nhân tố rất quan trọng trong việc hếp hoàn
thành nên sản phẩm dịch vụ. Vì thế, Địa Đạo Củ Chi rất chú trọng đến công
tác sắp xếp nhân sự để đảm bảo công tác phục vụ khách hàng chu đáo.
Bên cạnh đó,Địa Đạo Củ Chi luôn tạo điều kiện để nâng cao nghiệp vụ nhân viên nhử tổ
chức các lớp học bồi dưỡng kiến thức về lịch sử Địa Đạo Củ Chi, khả năng giao tiếp, và
nhiều khía cạnh khác.
2. Ưu điểm của Địa đạo trong vấn đề phát triển du lịch ngày nay
Khu di tích Địa Đạo Củ Chi ngày nay đã và đang trở thành khu du lịch sinh thái quan
trọng của Thành Phố Hồ Chí Minh với lượng khách bình quân khoảng 2.000 – 4000
khách/ngày bao gồm cả khách nội địa và khách nước nước ngoài. Đến Địa Đạo Củ Chi du
khách sẽ được trải nghiệm cuộc sống, được mắt thấy, tai nghe mới thấy hết sự thú vị, độc
đáo của vùng đất thép này. Với nét đặc trưng này sẽ là tiềm năng lớn để khai thác du lịch,
tạo nên lợi thế so sánh với các điểm tham quan di tích khác.
Hơn thế nữa, đến với Địa Đạo Củ Chi du khách còn được giải trí với khu vui chơi, khu
nghỉ ngơi, khu cắm trại, khu bắn súng đặc biệt là du khách sẽ được thưởng thức những
món ăn đặc sản, lạ của vùng đất Củ Chi. Đây cũng là một trong những điểm thu hút khách
du lịch.
Địa Đạo Củ Chi đã được Uỷ ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh và Bộ Tư Lệnh Thành Phố

đầu tư phát triển, quản lí nâng cao chất lượng phục vụ nhằm đáp ứng nhu cầu khách ngày
càng cao, điều này đã làm doanh thu tăng nhanh mỗi năm.
3. Khó khăn của Địa Đạo Củ Chi đối với vấn đề phát triển du lịch
Là di tích lịch sử nên đa số khách nội địa đến tìm hiểu về lịch sử một hoặc hai lần
chứ không đến nhiều lần như các điểm du lịch khác, vì vậy lượng khách nội địa đến Địa
Đạo Củ Chi có tăng hằng năm nhưng không đạt chỉ tiêu và không theo tốc đọ tăng trưởng
như mục tiêu đã đặt ra.
Hơn nữa, hầu như tất cả các công ty lữ hành sắp xếp tour Địa Đạo Củ Chi là một trong
những địa điểm du lịch trong ngày, nghĩa là điểm đến là Địa Đạo Củ Chi – Chợ Bến
Thành, hoặc Địa Đạo Củ Chi – Tây Ninh, do đó việc lưu giữ khách du lịch ở lâu tại địa
đạo là rất khó khăn.
4. Một số giải pháp
- Tôn tạo và bảo tồn thêm các đoạn địa đạo nhằm mở rộng các tuyến điểm tham
quan để đưa vào phục vụ khách.
- Nâng cấp các nhà hầm lịch sử, dịch vụ, cơ sở vật chất, nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên.
- Duy trì sự ổn định của thị trường du khách quốc tế, đẩy mạnh hơn nữa thị trường
đầy tiềm năng là khách nội địa.
- Thực hiện tăng cường quảng cáo, tiếp thị bằng nhiều hình thức khác nhau, thực
hiện giá ưu đãi đối với khách hàng thân quen và khách vãng lai; tiếp tục ký kết hợp
đồng với các công ty du lịch để đưa khách đến địa đạo.
III. KẾT LUẬN
Có thể nói Địa Đạo Củ Chi đã trở thành điểm hẹn truyền thống của nhiều thế hệ
người dân Thành phố và địa phương lân cận và là niềm cảm kích của du khách nước
ngoài khi đến thăm Việt Nam. Với Củ Chi hôm qua và hôm nay, ý chí giữ nước và khát
vọng hòa bình của nhân dân Việt Nam hòa quyện thật đậm đà.
Di tích lịch sử Địa Đạo Củ Chi mãi mãi là niềm tự hào của cả nước và của quê hương Củ
Chi “ Đất Thép Thành Đồng”. Vì thế, mỗi người chúng ta cần phải có ý thức “ tôn tạo,
bảo vệ, giữ gìn tốt để đồng bào và chiến sĩ cả nước, nhất là thế hệ trẻ và khách nước ngoài
đến tham quan, nghiên cứu, học tập; giúp cho mọi người hiểu thêm về sức mạnh thần kỳ

của con người Việt Nam, những người đã góp phần làm nên chiến thắng vĩ đại 30-4-1975
và khu di tích lịch sử Địa Đạo Củ Chi cần phải cải thiện hạn chế, phát huy thế mạnh và
đồng thời không ngừng học hỏi, đầu tư, sáng tạo để tạo ra các sản phẩm du lịch đặc trưng
của địa đạo, nhằm nâng cao sự hài lòng của du khách. Có vậy thì trong tương lai Địa Đạo
Củ Chi sẽ mãi là thương hiệu du lịch hàng đầu trong cả nước.
a, Một phần mô hình Địa Đao Củ Chi
b, khách tham quan Địa Đạo Củ Chi

×