Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

TIỂU LUẬN NHỮNG PHƯƠNG án PHÁT TRIỂN xã hội hậu xã hội CHỦ NGHĨA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.4 KB, 12 trang )

NHỮNG PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HẬU XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
K. MIKULXKI *
Thế kỷ XX vừa qua đã đem lại những biến đổi sâu sắc trong đời sống nhân loại về kinh tế, chính trị, thế
giới quan, văn hoá, v.v… Cho dù những biến đổi này có mâu thuẫn, về tổng thể chúng đã dẫn tới việc thế
giới đã đạt được nấc thang phát triển mới, cao hơn về chất. Bất chấp ý kiến của một số người theo chủ
nghĩa hoài nghi thực sự vẫn nghi ngờ chính khái niệm của tiến bộ, dù là theo cách lý giải về hình thái, văn
minh hay theo cách lý giải khác, thì vec-tơ cơ bản của những biễn đổi đã diễn ra vẫn thể hiện sự phát triển
đi lên của nhân loại, sự hoàn thiện, trước hết là tính nhân đạo trong các quan hệ xã hội. Sự phát triển đi
lên của xã hội, cho dù có gián đoạn, rút cuộc vẫn mang tính chất liên tục (chí ít là cho đến lúc này đã như
vậy và sẽ như vậy trong tương lai gần)..
Cơ sở của cơ chế phát triển như thế là nhân loại có khả năng tư duy về nhu cầu biến đổi xã hội của mình,
cũng có những lúc cảm nhận được sự cạn kiệt tiềm năng tiến bộ, tìm kiếm con đường và lực lượng để
thực hiện những chuyển đổi. Cho dù là những cải cách mang tính tiến hóa hay những cuộc cách mạng xã
hội, thì chúng vẫn làm thay đổi sâu sắc chế độ xã hội. Tiến trình thực hiện những khả năng đó đã không ít
lần bị cản trở bởi các quá trình phản cách mạng, những khuynh hướng xét lại, bảo thủ, v.v…, nhưng cuối
cùng xã hội vẫn tìm được trong mình sức mạnh để bước lên bậc thang mới của phát triển. Lịch sử của chủ
nghĩa tư bản ở thế kỷ XX từng chứng tỏ vấn đề này, bất chấp mọi mâu thuẫn và thói tật của xã hội tư bản
hiện đại.
Cũng trong thế kỷ XX, trong nhiều phương án khác nhau đã từng diễn ra cả trào lưu lâm thời đi ngược
lại, cả những kìm hãm sự phát triển xã hội, cả những mưu đồ đẩy xã hội vào ngõ cụt của lịch sử. Chủ
nghĩa cộng sản (chủ nghĩa xã hội theo cách luận giải của chủ nghĩa cộng sản(1)), lý thuyết và đặc biệt là
thực tiễn của cái gọi là chủ nghĩa xã hội phát triển cũng thuộc loại mưu đồ đó.
Khi khẳng định điều này, bản thân tôi không bao giờ có ý định phủ nhận ý nghĩa tiến bộ và ảnh hưởng
của tư tưởng công bằng xã hội và những tư tưởng nhân đạo khác, mà nhiều tư tưởng trong số đó có liên
quan tới từ “chủ nghĩa xã hội”. Những tư tưởng này có những giá trị vĩnh hằng và làm nên tiến bộ xã hội.
Nhưng việc hiện thực hóa nó có thể và chỉ cần là điều chỉnh sự vận hành của cơ chế kinh tế tư bản chủ
nghĩa. Trong thời gian tới sự điều chỉnh đó vẫn là động lực cơ bản của tiến bộ kinh tế - xã hội. Chủ nghĩa
xã hội “hiện thực” đã làm bộc lộ (trong quá trình tồn tại của mình, ở những giai đoạn khác nhau, với
những mức độ khác nhau) bản chất vô nhân đạo, xu hướng tập quyền, trói buộc sự phát triển của các mối
quan hệ xã hội. Trong một thời gian lịch sử ngắn ngủi, nó đã gần tới ngưỡng những khả năng phát triển
của bản thân về kinh tế, đã hiện đại hóa nền kinh tế và thỏa mãn được các nhu cầu của dân chúng ngang


với mức độ mà chủ nghĩa tư bản phát triển hiện đại có thể đạt tới một cách phô trương, đặc biệt là vào


nửa sau của thế kỷ XX, các quá trình xã hội hóa nhân đạo được tăng cường.
Điều cơ bản nhất trong kinh nghiệm xã hội mà nhân loại đã tích lũy được trong thế kỷ qua là:
Thứ nhất, chế độ xã hội tư bản chủ nghĩa đi lên theo con đường xã hội hóa;
Thứ hai, sự phát triển xã hội theo mô hình “chủ nghĩa xã hội cộng sản” xuất hiện những bế tắc và “chủ
nghĩa xã hội hiện thực” tan rã.
Bản chất của vấn đề thứ hai là sự chiếm hữu tập thể của giai cấp thống trị đối với bộ máy nhà nước và tài
sản xã hội, trấn áp cá nhân, thậm chí khủng bố quần chúng, quốc hữu hóa toàn bộ đời sống xã hội, và đặc
biệt quan trọng là phong tỏa việc tìm kiếm con đường phát triển khác.
Cuộc thử nghiệm chủ nghĩa cộng sản đối với một phần ba nhân loại đã kéo dài hàng thập kỷ, nhưng đến
cuối thế kỷ XX thì sự tan rã của nó đã quá rõ ràng. Những gì mà “chủ nghĩa xã hội hiện thực” đã trình
diễn như là những ưu thế của mình (như: sức sản xuất tăng nhanh, hệ thống các định chế xã hội, sự phát
triển văn hoá và khoa học hay sức mạnh quốc phòng) đã phải trả giá không chỉ bằng của cải vật chất, mà
cả bằng những mạng sống; nó đã gắn bó chặt chẽ với việc phủ nhận quyền và tự do của cá nhân con
người; nó đã từng dựa vào sự cưỡng bức hành chính, chính trị và tinh thần, thậm chí là những cuộc thanh
trừng tập thể; nó đã từng song hành với với những hạn chế gắt gao khả năng sáng tạo của xã hội. Rút
cuộc, nó đã trở nên không còn khả năng phù hợp với tiến bộ thế giới, làm cho vết nứt giữa những nhu cầu
của con người với khả năng thỏa mãn chúng thêm sâu sắc.
Một trong những nét đặc trưng nhất của chủ nghĩa xã hội hiện thực là thái độ bất mãn với những giới hạn
(về tư tưởng, kinh tế, văn hoá, v.v…) hiện hành, trong đó có cả của giai cấp thống trị (ngày nay được gọi
là “giới thượng lưu”). Giới thượng lưu đã ra sức tước đoạt những quyền lợi vật chất và những quyền lợi
khác (bao gồm cả sự tự do nhất định đối với giáo lý tư tưởng) tới mức tối đa có thể, tương tự như tầng lớp
xã hội cao cấp ở các nước tư bản đã có được, nhưng trong khi đó lại hoàn toàn không có ý định mở rộng
những khả năng đó cho “thường dân”. Khuynh hướng này đã trở thành kích thích mạnh nhất cho trào lưu
xét lại chủ nghĩa xã hội, hơn là đi sâu vào nhận thức về những khả năng phát triển xã hội trong khuôn khổ
của nó. Và chính cái sự “bạo hành” của bề trên, chứ không phải sự chống đối của quần chúng nhân dân,
đã tạo nên mầm mống, trở thành yếu tố chủ quan quan trọng nhất cho việc chuyển đổi hình thái “chủ
nghĩa xã hội hiện thực” mang tính chất tư bản chủ nghĩa.

Các nước nằm trong không gian hậu xã hội chủ nghĩa rất khác biệt nhau về phương hướng, nhịp độ, hình
thái cải cách, mức độ trung thành với những nguyên tắc dân chủ hóa chế độ xã hội, nền kinh tế thị trường
và sở hữu tư nhân, cũng như về những kết quả cải cách (hiện đại hóa nền kinh tế, đi lên xã hội công dân,
hình thành quốc gia lập pháp, v.v…). Thậm chí, đối với cả Nga, cũng không thể nói tới sự thuần nhất về


mô hình các quan hệ xã hội, chính trị và kinh tế trong quy mô cả nước, khi vẫn còn những khác biệt cơ
bản trong từng khu vực.
Cho dù các quốc gia Trung và Đông Âu có nét độc đáo đáng kể, thì vẫn có thể nhận thấy, rằng các quốc
gia đó, sau khi vượt qua được những khó khăn xã hội và kinh tế to lớn của thời kỳ quá độ, về cơ bản đã
tiến hành sự chuyển đổi hình thái hậu xã hội chủ nghĩa với những tổn thất ít hơn những nước vốn thuộc
hệ thống xã hội chủ nghĩa. Ở đây có sự ảnh hưởng của các truyền thống lịch sử khác, tinh thần dân tộc,
mức độ của giới thượng lưu dân tộc (có thể cảm nhận những đổi mới trong giai đoạn cải cách), tâm lý của
quần chúng nhân dân, cũng như việc ly khai nhanh chóng khỏi Liên Xô và sự đồng thuận (consensus) dân
tộc đối với định hướng theo những tiêu chuẩn châu Âu về đời sống xã hội, mức độ mở cửa đối với tư bản
nước ngoài, v.v…
Do có những mối quan hệ phức tạp với nước Nga, với vấn đề sắc tộc có tự lịch sử xa xưa và vai trò hai
mặt của Liên Xô trong đời sống của mình, các nước ở vùng Baltik dường như ở vị thế không dễ dàng tiến
hành cải cách. Bên cạnh đó, so với các nước cộng hòa khác thuộc Liên Xô cũ, họ từng cảm nhận sâu sắc
hơn thái độ bất mãn về tình trạng lạc hậu so với phương Tây, và hiện đang ra sức khắc phục sự tụt hậu đó.
Điều này có thể giải thích rằng các quốc gia ở vùng Baltik đã cơ bản thành công hơn các nước SNG trên
con đường khó khăn này.
Như vậy, kết luận chủ yếu của 20 năm qua là: Cuộc cách mạng dân chủ - tư sản chống cộng sản đã thắng
lợi, nhưng chế độ xã hội được hình thành nên từ đó vẫn còn nhiều mâu thuẫn. Sở hữu tư nhân, dù đã thay
thế cho sở hữu toàn dân - tập thể, nhưng lại tập trung chủ yếu trong tay giới thượng lưu cầm quyền. Hệ
thống nền kinh tế phi thị trường, tập trung hóa, kế hoạch hóa đã được thay bằng nền kinh tế bán thị
trường, chủ yếu dựa trên hoạt động tư bản tội phạm với hiệu quả kinh tế và xã hội thấp. Những bước đi
đầu tiên nhằm hình thành thể thức bầu cử dân chủ đã bị thay bằng sự mô phỏng cuộc bầu cử các tổ chức
quyền lực nhà nước để che đậy ý nghĩa thực sự của chúng. Việc tuyên bố đa đảng đã không có được
những kết quả hiện thực, mà ngược lại đã làm nảy sinh tình trạng: đảng của những người cầm quyền vẫn

thống trị, còn lực lượng chính trị đối lập, hoặc vẫn bị lấn át, hoặc chỉ độc lập về hình thức. Cốt lõi tư
tưởng trong mọi mặt đời sống của xã hội Xô Viết - sự khiêm cưỡng của hệ tư tưởng cộng sản - đã bị loại
bỏ. Tuy nhiên, một hệ tư tưởng thực sự lành mạnh của xã hội chưa kịp hình thành, thì các tư tưởng độc
đoán, phản dân chủ, sô vanh, đế quốc đã trỗi dậy. Đồng thời, hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa bình quân
nguyên thủy vẫn chưa được khắc phục lại tái phát.
Hơn nữa, việc cải tạo những nguyên tắc cơ bản của chế độ xã hội đã đạt tới mức: bước chuyển sang hệ
thống kinh tế tư bản là không thể đảo ngược và làm xuất hiện một số tiền đề cho phép ngăn chặn sự thoái
bộ trong lĩnh vực chính trị, cho phép triển khai hệ thống chính trị dân chủ, và cuối cùng là cho phép đẩy
mạnh hoạt động tư bản trong xã hội. Điều này đã mở rộng về mặt nguyên tắc cơ hội cho các nước hậu xã
hội chủ nghĩa thoát khỏi sự bế tắc về lịch sử, cho phép hiện thực hóa cơ hội tiến bộ về kinh tế và xã hội.


Với ý nghĩa này, nỗ lực của những người khởi xướng cải cách chính trị đã thành công.
Bên cạnh đó, có nhiều cơ hội được mở ra, song không được tận dụng. Việc thay đổi các hình thức sở hữu,
hệ thống kinh tế và chế độ chính trị đã được tiến hành theo hướng tạo điều kiện để hình thành hệ thống xã
hội hậu xã hội chủ nghĩa phi xã hội về mặt bản chất. Đó rõ ràng là hình thái, trong một giai đoạn lịch sử
nhất định, không cho phép tạo ra một nền kinh tế hiệu quả, có thể thỏa mãn đầy đủ mọi nhu cầu xã hội và
khẳng định được một nền dân chủ đích thực. Những nền tảng cơ sở phát triển tư bản chủ nghĩa được thiết
lập, về nguyên tắc, chưa thể thực sự mở ra các tiềm năng của nó, chưa đủ kích thích sự hình thành nên xã
hội hiện đại với một nền kinh tế phát triển hiệu quả, một nền thương mại có trách nhiệm xã hội và một
quốc gia lập pháp dân chủ. Mà điều này có thể xem như thất bại của cải cách, cho dù trong tương lai
người ta có thể và cần phải (do quy luật khách quan của phát triển xã hội) tiến hành những cải cách mới
sâu rộng hơn đối với hệ thống đã hình thành và tạo nên những tiền đề cho tiến bộ có quy mô hoàn chỉnh
hơn. Tuy nhiên, làm được điều này không hề dễ dàng, bởi chính sự cố kết của giới thượng lưu, thậm chí
là của toàn xã hội trên cơ sở hệ thống xã hội đã hình thành. Nhìn chung, giới thượng lưu hoàn toàn nhất
trí về quan điểm, và chỉ có các nhóm riêng biệt trong đó tranh đấu với nhau giành vị trí vững chắc trong
việc khai thác những thói tật của hệ thống. “Dân đen” thì mất phương hướng và trong chừng mực nhất
định phải chấp nhận hoàn cảnh, mà không nhận ra giải pháp hiện thực.
Rốt cuộc, những nét cơ bản của chế độ kinh tế - xã hội đã được xác định. đó là mô hình tư bản chủ nghĩa
hậu xã hội chủ nghĩa đặt thù, trong đó có những đặc điểm riêng về mặt nguyên tắc của chủ nghĩa tư bản

nói chung (trước hết là sở hữu tư nhân và hình hài nền kinh tế thị trường), nhưng chưa có những đặc điểm
của chủ nghĩa tư bản hiện đại - những điều kiện để đạt được xã hội hóa và dân chủ hóa. Trong thực tế,
những đặc điểm sau này không có và không có cả xu thế đủ mạnh để hình thành nên chúng.
Trong số các nước SNG, Belorus là đặc biệt hơn cả bởi họ có ý định phục hồi, duy trì và tăng cường chế
độ quản lý nhà nước đối với nền kinh tế và củng cố chế độ chính trị độc đoán, nắm chắc ngay các quan hệ
thị trường.
Trong không gian hậu Xô Viết, các nước Trung Á nổi bật lên bởi đặc điểm của họ. Hệ thống chính trị của
các quốc gia Trung Á đang chuyển từ chế độ độc đoán khắc nghiệt sang độc tài khủng bố không khác gì
mô hình Xtalin. Trong các hệ thống kinh tế của các quốc gia này có rất nhiều điểm tương tự với hệ thống
hiện hành của các nước SNG khác, các quan hệ bán phong kiến và các phương pháp tư bản của thế kỷ
XIX có vai trò nổi bật.
Trong tương lai rất gần, tại phần lớn các nước hậu xã hội chủ nghĩa, vẫn như trước đây, những cơ hội để
xuất hiện một giai cấp chính trị có trách nhiệm xã hội, một ban lãnh đạo quốc gia có hiệu quả, một tầng
lớp dân chúng có tính tích cực xã hội, một quốc gia lập pháp dân chủ và một xã hội công dân trên cơ sở
nền kinh tế được hiện đại hóa nhanh chóng, là không lớn. Tiềm năng vận động của xã hội theo hướng


này, sau khi đã được hình thành vào cuối những năm 80 - đầu những năm 90, vẫn bị bỏ qua, và cho đến
lúc này thì hầu như không còn nữa. Giới thượng lưu đã kịp hình thành nên một hệ thống xã hội yếu kém
về xã hội, độc đoán, thống trị quan liêu, tội phạm làm hạn chế đáng kể những khả năng phát triển thành
một hệ thống đáp ứng được các nhu cầu tiến bộ xã hội. Nếu trong đời sống xã hội không diễn ra những
biến đổi hệ thống về mặt nguyên tắc, nhiều quốc gia hậu xã hội chủ nghĩa sẽ lại rơi vào cáy bẫy của lịch
sử, quay trở lại xây dựng một mô hình chế độ xã hội bế tắc.
Thực ra, khác với quá khứ xã hội chủ nghĩa, có thể kể đến một số thành tố cơ bản để đổi mới sự vận động
về phía trước. Đó là, cho dù với một hình thái khá lệch lạc, song những định chế cơ bản của sở hữu tư
nhân và cơ chế kinh tế thị trường vẫn được khẳng định; vẫn có những cộng hưởng bên ngoài của dân chủ
chính trị; trong hành trang quan niệm trừu tượng của chính quyền đã có sự cộng nhận về tính chất cần
thiết của tự do công dân, về chế độ đa đảng, v.v… Những điểm này và một số điểm khác của thực tế hiện
nay rất có thể trở thành tiền đề, hoặc là xuất phát điểm để thực sự bắt tay vào hình thành một xã hội độc
lập về kinh tế và dân chủ lành mạnh, Tuy nhiên, những khả năng này, nếu tận dụng được, thì cũng chỉ là

tiểu tiết, có quy mô rất hạn chế.
Nguyên nhân rất rõ ràng là trong các nước SNG cho đến nay chưa thiết lập được chơ chế kinh tế và chính
trị có hiệu lực để hiện đại hóa xã hội, để kích thích tính tích cực xã hội và khuynh hướng cách tân. Ngược
lại, sự chuyên quyền, xa rời với xã hội của giới thượng lưu vẫn được duy trì; quyền lực vô hạn, không thể
kiểm soát nổi của bộ máy quan liêu nhà nước vẫn được củng cố. Khả năng phát triển theo kịch bản là rất
có thể, bởi Nga đã để mất đi đáng kể vai trò khởi xướng vào cuối những năm 80 - đầu những năm 90
trong việc cải tổ chế độ xã hội chủ nghĩa đang đi vào bế tắc. Hơn nữa, công cuộc cải tổ đó, tuy có biểu
hiện tiêu cực, nhưng lại có những thói tật của một chế độ xã hội mới hẫp dẫn đối với giới thượng lưu hậu
xã hội chủ nghĩa, khi nó tỏ ra sẵn sàng ủng hộ giới thượng lưu các nước SNG với mọi hình thức củng cố
hệ thống này.
Tương lai của nước Nga và các nước SNG khác, rõ tàng đang tùy thuộc vào khả năng của xã hội làm lành
mạnh hóa hệ thống nhà nước và giới thượng lưu cầm quyền. Cần phải giải phóng các định chế thị trường
ra khỏi ảnh hưởng lệch lạc của các mối quan hệ xã hội hiện đang hình thành và bảo đảm việc hiện thực
hóa các chức năng vốn có của một quốc gia phát triển hiện đại. Đó là, bảo vệ các định chế thị trường
trước sự lạm dụng của bộ máy quan liêu; điều chỉnh các quá trình kinh tế vĩ mô để kích thích sản xuất xã
hội; bảo đảm giải quyết những vấn đề xã hội bằng mọi nỗ lực của quốc gia và của các định chế xã hội
khác, v.v… Tuy nhiên, giới thượng lưu hiện thời, mà trước hết là bộ máy quan liêu nhà nước, cho dù đã
tập trung được bộ máy nhà nước phục vụ cho lợi ích của mình, vẫn tìm kiếm các khả năng chống lại mọi
cải cách tiến bộ, ngăn cản và gạt bỏ những nội dung của cải cách. Hiện nay các nhà cải cách vẫn chỉ là
thiểu số và họ chưa có được vai trò cần thiết để cải tạo hệ thống xã hội. Không thể không nhắc tới tình
trạng thiếu hiểu biết về quan niệm cải cách rất phổ biến, cộng với những tính toán sai lầm của các cơ quan
quản lý nhà nước (trong đó có sai lầm của chính các nhà cải cách) và tổn thất thực tế của việc tiến hành


cải cách đã dẫn tới một kết quả tiêu cực không mong đợi. Điển hình cho ví dụ này là quá trình cải cách
hành chính ở Nga.
Thường thì giới thượng lưu đang cầm quyền không khắc phục được tình hình khi các thói tật của hệ thống
xã hội ngáng trở tiến bộ xã hội. Giới thượng lưu rõ ràng thiếu ý chí chính trị và không có những thủ lĩnh
chính trị để khắc phục tình trạng này. Đó là chưa nói tới việc chính giới thượng lưu đã hình thành nên hệ
thống này và giờ đây đang tận dụng nó để thu lợi cho bản thân. hệ thống này - cơ sở tồn tại của giới

thượng lưu hiện nay, và vì thế mà vấn đề lành mạnh hóa xã hội luôn nằm trong khuôn khổ những lợi ích
của nó. Điều có ý nghĩa đáng kể nhất của những biến đổi diễn ra trong xã hội - đó là sự thay thế một tập
đoàn thống trị này bằng một tập đoàn thống trị khác có quan hệ “hạn chế hơn” với bộ máy quan liêu nhà
nước.
Sự kiện có ảnh hưởng tiêu cực đặc biệt là nhà nước trong quá trình hoạt động của mình, cho dù đã có một
số tuyên bố, không dựa vào mặt tích cực mà vẫn dựa vào mặt tiêu cực của xã hội, khi tiếp tục ngăn cản tất
cả những gì có thể dẫn tới giải pháp dân chủ, đồng thời ủng hộ xu hướng theo chủ nghĩa truyền thống Xô
Viết. Rút cuộc, tiềm năng cải cách của xã hội không những không phát triển được, mà còn bị suy giảm.
Giờ đây, khi mô hình tư bản chủ nghĩa hậu xã hội chủ nghĩa đặc thù đã được khẳng định, một bộ phận
chủ yếu trong giới thượng lưu ở các nước SNG, sau khi thâu tóm được địa vị thống trị về chính trị và kinh
tế, tất yếu ra sức thủ tiêu các gọi là những cơ chế bảo vệ và xa rời những thành tố dân chủ vốn có của đời
sống chính trị. Giới thượng lưu này sẽ xác định thái độ của mình đối với các nhà lãnh đạo đất nước tùy
thuộc vào năng lực của họ trong việc thực thi các chức năng bảo vệ. Điều này, tuy thế, không loại trừ việc
đấu tranh của các lực lượng khác nhằm phân chia lại quyền sở hữu và ảnh hưởng chính trị. Từ đây, trong
quan hệ của các nhóm thượng lưu đối với từng khía cạnh của đường lối chính trị có cơ hội bộc lộ những
khác biệt nhất định và điều này cũng mở ra những viễn cảnh chính trị cho những người ủng hộ cải cách.
Nhưng cách cạnh tranh đó chưa thủ tiêu được sự ủng hộ về mặt nguyên tắc đối với những cơ sở của hệ
thống do đa số áp đảo các nhóm thượng lưu xã hội đã hình thành nên.
Các sáng kiến từ một nhóm nhỏ của các nhà cải cách, dần dần cũng đến được với chính quyền với mục
tiêu nghiên cứu sự phát triển của định chế thị trường và cải tổ lại hệ thống quản lý nhà nước, xem xét lại
cơ cấu và chức năng của nó để thể chế hóa việc ngăn chặn tệ tham ô, hối lộ, nhưng đều có tương lai rất
mờ mịt. Chính quyền, như một nghiệp đoàn trong xã hội hậu Xô Viết hiện đại, có những khả năng rất lớn
để ngăn chặn sự phát triển như vậy, chí ít thì cắt xén nội dung của những văn bản luật pháp, còn trên thực
tế thì rất coi thường chúng. Những khả năng này trước hết được các thói tật xã hội hỗ trợ vì chúng bảo
đảm việc tăng cường sự kiểm soát của chính quyền đối với các phương tiện thông tin đại chúng, đập tan
từ trứng nước các xu hướng chống đối, chỉ thiết lập những nhóm đối lập giả hiệu.
Trong một chừng mực nhất định có thể trông chờ rằng quá trình phát triển rất yên bình của các quan hệ


thị trường, nhu cầu sản xuất tư bản, cải tổ cơ cấu nền kinh tế, đưa đất nước theo nền kinh tế hòa bình sẽ

tạo điều kiện cho tiến bộ trong đời sống chính trị - xã hội. Song nếu chấp nhận khả năng tự động hóa như
vậy, thì trong tương lai gần nó có thể dẫn đến những biến động lớn trong hệ thống xã hội phi xã hội hiện
nay - điều kiện để phát triển thành công. Nhu cầu đổi mới hệ thống chính trị đã xuất hiện.
Trong đó, kinh nghiệm của Nga chỉ ra rằng những niềm tin vào vai trò tích cực của chế độ chính trị độc
đoán trong cải cách đất nước, mà một số nhà cải cách nuôi dưỡng, thật không đáng có. Không thể tổ chức
được một co9ư chế kinh tế thị trường văn minh, sử dụng hiệu quả những đòn bẩy của việc điều chỉnh
quốc gia để hiện đại hóa nền kinh tế, cũng như không thể ngăn chặn được thói hà lạm và tham nhũng.
Nguyên nhân rất đa dạng, trước hết là do những người đại diện cho chính quyền độc đoán không đủ ý chí
chính trị, họ không có một quan niệm chính xác về con đường cần thiết phát triển đất nước, phù hợp với
những nhu cầu của đất nước, chứ không phải chỉ phù hợp với những lợi ích vụ lợi của giới thượng lưu, và
cuối cùng là do sự phân bố các lực lượng chính trị trong nước không thuận lợi đối với tiến bộ xã hội.
Vì vậy, cần phải gắn những viễn cảnh tiến bộ với việc triển khai các quá trình chính trị nhằm tích cực hóa
các lực lượng dân chủ, xây dựng nên một xã hội công dân có ảnh hưởng cần thiết đối với chính quyền,
cũng như có thể làm thay đổi hành vi của giới thượng lưu.
Cần nhận thức rằng những khuynh hướng này sẽ vấp phải sự kháng cự quyết liệt của các nhóm thượng
lưu có nhiều ảnh hưởng. Vì vậy, đối với đất nước, giai đoạn tăng cường đấu tranh chính trị là tất yếu. Cho
dù đất nước có thể vượt qua giai đoạn kìm hãm của một hệ thống đã định hình nhờ tác động của các thành
tố chính trị - tư tưởng, hành chính và bạo lực lên sự phát triển xã hội. Tình hình trên không thể xuất hiện
từ thái độ thờ ơ, thụ động của những người ủng hộ quá trình lành mạnh hóa hệ thống hiện hành. Ngược
lại, cần tìm ra mọi khả năng để kích thích những quá trình có thể tác động tới khuynh hướng lành mạnh
hóa đó. Trước hết, cần có những nỗ lực nhằm giác ngộ dân chúng về những nhiệm vụ khắc phục các thói
tật của hệ thống, cũng như những quan niệm của mọi tầng lớp xã hội về hành vi mang tính xây dựng và
trách nhiệm tương ứng, có nghĩa là hình thành nên dư luận xã hội lành mạnh.
Tình hình trở nên phức tạp bởi các nhà lãnh đạo và các hoạt động của các chính đảng (trong đó có cả
đảng cộng sản) ít nhiều đều can thiệp vào hệ thống. Họ không có các chương trình hành động để lành
mạnh hóa một cách triệt để đối với hệ thống, mà chủ yếu chỉ hạn chế trong những phần cụ thể; họ lảng
tránh việc giải quyết những vấn đề mang tính sống còn của phát triển xã hội, tránh gây áp lực với chính
quyền trong các vấn đề quan trọng. Còn chính quyền thì coi trọng lòng trung thành của họ đối với hệ
thống, sự ủng hộ cho “tính ổn định”, chứ không phải là thái độ sẵn sàng phụng sự cho quá trình lành
mạnh hóa và phát triển xã hội.

Biểu hiện rõ ràng cho cuộc khủng hoảng của hệ thống xã hội phi xã hội hậu Xô Viết trong không gian các
nước SNG đã đến sớm hơn dự đoán. Cho dù các chính khách và các nhà công nghệ chính trị nào đó có


nhiều lời đến mấy, rằng các sự kiện cách mạng (dù ở Gruzia, Ucraina hay Kirgizi) chỉ là sự tấn công của
các thế lực thân Mỹ hòng làm suy yếu nước Nga; của những kẻ tham quyền muốn tổ chức đảo chính; của
những tập đoàn (Clann) kinh tế cảm thấy mình bị chèn ép, thì bản chất của các sự kiện đó vẫn là sự phản
kháng tích cực của đa số, hay chí ít cũng là của một nửa dân chúng chống lại hệ thống phi xã hội hiện
hành và những kẻ quan liêu đầu sỏ đang sống ký sinh trên mình nó. Đương nhiên, vì những lợi ích địa
chính trị của mình, các cường quốc phương Tây không thể không lợi dụng sự phản kháng đó để bành
trướng tư bản, để kiểm soát các nguồn tài nguyên thiên nhiên, để truyền bá các quan điểm quen thuộc của
chúng về tự do, dân chủ, các giá trị nhân đạo - vốn khó dụng hợp với chủ nghĩa xã hội, cũng như với chế
độ hậu xã hội chủ nghĩa hiện nay. Tuy nhiên, do bỏ qua nguyên nhân cơ bản của các sự kiện - những đối
kháng xã hội vốn có trong hệ thống hậu xã hội chủ nghĩa, nên thái độ quá tập trung của chính quyền hậu
Xô Viết vào những sự kiện đó nhằm chống lại chúng trở thành phản hiệu quả.
Dường như quá nguy hiểm khi đồng nhất một thủ lĩnh nào đó của phong trào phản kháng với công bằng
xã hội, nền dân chủ lý tưởng, v.v… Nhưng điều đó không có nghĩa là phải nghi ngờ nguyện vọng của rất
đông dân chúng ủng hộ vị thủ lĩnh đó trong quá trình lành mạnh hóa xã hội. Bi kịnh của giới thượng lưu
hậu Xô Viết và chính quyền của họ là họ không thể phản ứng mang tính xây dựng đối với nguyện vọng rõ
ràng của dân chúng trong nhiều nước SNG muốn xóa bỏ các thói tật của hệ thống; họ không thể định hình
được một phương án nào khả dĩ cho hệ thống đó. Ngược lại, giới thượng lưu thường tiếp tục tôn thờ và
bảo vệ hệ thống hiện hành.
Tuy nhiên, hoàn toàn không loại trừ việc niềm tin của những con người bị lôi kéo tham gia vào phong
trào phản kháng không được thực hiện. Nước Nga đã có khả năng như thế, khi nhân dân thất vọng với các
nhà cải cách, với nền dân chủ, với khả năng tác động của họ vào sự phát triển xã hội. Nhưng cũng có thể
sẽ xuất hiện khả năng mới - các dân tộc sẽ kiên cường hơn trên con đường tiến bộ chính trị, xã hội và
kinh tế. Để có được điều này, cần có sự thay đổi hoặc định hướng lại giới thượng lưu đã hình thành trong
những năm 90. Giới thượng lưu đang ra sức níu kéo hệ thống cũ, ngăn cản sự hình thành của tầng lớp
phản thượng lưu, sẽ bảo vệ chủ quyền của các nước hậu xã hội chủ nghĩa đối với những giá trị trong lĩnh
vực dân chủ và các quyền con người khác hẳn với ở phương Tây.

Chính quyền cần rút ra được một bài học quan trọng: o bế giới thượng lưu đã thoái hóa, rốt cục, sẽ nguy
hiểm hơn là nỗ lực lành mạnh hóa nó. Nhưng cũng có thể giả thiết rằng chính quyền đã có có lựa chọn
khác - bảo vệ hệ thống hiện hành một cách kiên quyết hơn, sử dụng các biện pháp ngăn chặn cứng rắn để
chống lại mọi hành vi xâm hại tới nó, dựng lên những cơ chế mới bảo đảm vị thế độc lập cho giới thượng
lưu và chính quyền đối với nhân dân.
Hoàn cảnh hiện nay khá phức tạp. Nổi bật nhất là các quá trình sau:
Thứ nhất, những biện pháp nhằm phục hưng trong đời sống xã hội các cơ chế vốn có dưới thời xã hội chủ


nghĩa và ngăn cản sự tiến bộ xã hội. Điều này có thể áp đặt cho xã hội như là điều kiện để tiến hành các
cải cách tiến bộ, mà vẫn duy trì được sự ổn định chính trị - xã hội. Hơn nữa, tư duy sâu xa của các biện
pháp đó là ngăn ngừa sự suy yếu vị thế thống trị của giới thượng lưu, ngăn chặn sự xuất hiện của phe đối
lập và các phong trào phản kháng của dân chúng.
Thứ hai, tiếp tục duy trì (chỉ điều chỉnh từng phần, còn thực chất là tái tạo có hệ thống những cơ chế
chính trị, kinh tế - xã hội trong phân chia bí mật và công khai, phân phối lại thu nhập xã hội có lợi cho
giới thượng lưu), thậm chí tăng cường sự bất bình đẳng về tài sản, kiềm chế vị thế của tầng lớp dân chúng
có thu nhập thấp, thực sự là làm cho vị thế của tầng lớp này suy yếu hơn.
Thứ ba, ngăn cản mọi nỗ lực của các hạt nhân, ở các cấp trong bộ máy nhà nước, của nhiều nhóm giai cấp
chính trị đang thực hiện các giải pháp mhằm phát triển những mối quan hệ thị trường văn minh, tích cực
điều chỉnh chính đáng về kinh tế quốc gia, loại bỏ áp lực vụ lợi của các trùm tài phiệt, giới quan liêu,
cũng như các biện pháp nhằm hợp lý hóa trong lĩnh vực xã hội.
Thứ tư, quá trình tiến hành các biện pháp cải cách đang bộc lộ rất rõ sự yếu kém và thiếu hiệu quả, đặc
biệt là có những kết quả trái ngược với dự định.
Hiện nay, ở phần lớn các nước hậu xã hội chủ nghĩa, kể cả Nga, không diễn ra những chuyển biến mang
tính lịch sử nhằm lành mạnh hóa xã hội. Rút cuộc là không có được những thành công rõ rệt trong việc
hiện đại hóa nền kinh tế; tăng trưởng xuất sắc không bền vững, lĩnh vực xã hội trở thành hạt nhân yếu
kém hơn cả trong đời sống xã hội. Như vậy, nhiều vấn đề xã hội và kinh tế vẫn không được giải quyết và
sự tích tụ đó sẽ trở nên căng thẳng trong một tương lai gần. Nếu không có những bước đi quyết định
nhằm thay đổi hệ thống hiện hành, chí ít cũng phải loại bỏ được những thói tật nặng nề nhất của nó.
Khi xác nhận những đặc điểm nêu trên của xã hội hậu xã hội chủ nghĩa, không cần thiết phải lu mờ đi các

quá trình tích cực đang hiện diện trong xã hội chủ yếu do ảnh hưởng từ việc triển khai các quan hệ thị
trường, cho dù chúng thực sự chưa rõ hình hài. Điều này trước hết đề cập tới sự hình thành các nhóm xã
hội có thu nhập trung bình và cao. Đây là những nhóm đang thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và các
quá trình đầu tư vào nó; phát huy tiềm năng văn hoá, trí tuệ và tay nghề của xã hội; hình thành nên sự
năng động của lao động và doanh nghiệp trên cơ sở đòi hỏi của thị trường (nâng cao năng lực cạnh tranh,
định hướng những chuẩn mực phát triển trong tiêu dùng, khơi dậy sự năng động xã hội của các nhóm có
khả năng trong dân chúng). Cũng cần nhận thấy rằng, trong thực tế, nhà nước thường không ủng hộ các
quá trình xã hội như thế. Rất có thể, sự hình thành các nhóm xã hội nêu trên được coi là một quá trình
chuyển động nhiều hy vọng nhất của cơ cấu xã hội, đồng thời còn là cốt lõi của xã hội.
Không thể phủ nhận rằng nhờ những cải cách có tính hệ thống của kinh tế mà một bộ phận đáng kể dân
chúng đã cải thiện được mức tiêu dùng và có được chất lượng cuộc sống cao hơn. Trong trường hợp này,


điều đó không đề cập tới những tầng lớp có thu nhập cao (những tầng lớp này không chỉ có thu nhập cao,
thậm chí có nhóm còn có chuẩn mực sống vượt xa các nhóm thượng lưu phương Tây). Điều đó chỉ nhằm
đề cập tới nhóm dân cư có thu nhập trung bình, mà số này không ít như người ta vẫn thường khẳng định.
Thực ra, đối lập với nhân tố tích cực này là một nhân tố khác: không chỉ khoảng cách giữa nhóm có thu
nhập cao và nhóm dân cư còn lại ngày càng tăng, mà hiện một tầng lớp dân cư nghèo khổ nhất đang hình
thành và việc cải thiện vị thế của họ trên thực tế không hề được xem xét.
Nhiều người đang chú ý tới kinh nghiệm của Trung Quốc, một nước đã thực sự tiến hành cải cách tư bản
đối với nền kinh tế trong khi vẫn duy trì hệ tư tưởng và thượng tầng chính trị cộng sản chủ nghĩa. Nhịp độ
tăng trưởng cao của nền kinh tế và sự ổn định chính trị của nước này có thể xem như là bằng chứng về
tính hiệu quả của quan điểm này. Nhưng rõ ràng là những gì Trung Quốc đạt được trong điều kiện vẫn
còn tích tụ những vấn đề có tính hiệu quả thấp trong khu vực kinh tế nhà nước, như: mặc dù mức sinh
hoạt của dân chúng đã được nâng lên, song vẫn còn thấp; các cơ quan thuộc lĩnh vực xã hội vẫn chậm
phát triển; nạn thất nghiệp; còn nhiều khác biệt đáng kể về phát triển kinh tế và xã hội giữa các vùng,
v.v…Có thể coi là triển vọng gia tăng thái độ bất mãn và áp lực chính trị - xã hội của dân chúng đối với
chế độ chính trị nhằm mục tiêu dân chủ hóa là khá hiện thực. Những vấn đề về tư tưởng có thể nảy sinh
trong quá trình chính quyền nỗ lực tạo điều kiện để phát triển tư bản, đồng thời vẫn duy trì những phương
châm tuyên truyền nhằm bảo lưu tính chất xã hội chủ nghĩa của chế độ xã hội. Quá trình giàu phất lên

cùng với sự suy thoái về đạo đức - chính trị của giứo thượng lưu cầm quyền đang đóng vai trò tiêu cực rất
lớn trong đời sống của Trung Quốc, cũng như của các nước hậu xã hội chủ nghĩa khác. Quy mô dính líu
của các quan chức cao cấp của đảng và nhà nước vào hoạt động của doanh nghiệp, kể cả bằng con đường
bất hợp pháp, ngày càng mở rộng. Bất chấp những biện pháp trừng phạt được nhà nước công bố, quy mô
tham ô và tham nhũng vẫn rất lớn.
Vì vậy, có thể khẳng định rằng ở Trung Quốc đang phát triển một thứ chủ nghĩa tư bản hậu xã hội chủ
nghĩa rất độc đáo, trong đó việc cải tạo dần nền kinh tế theo tư bản chủ nghĩa là do bộ máy đảng và nhà
nước cộng sản thực hiện và điều chỉnh nhằm thỏa mãn các lợi ích của giới thượng lưu cầm quyền, đồng
thời áp dụng các biện pháp bạo lực để duy trì vị thế của nó trong xã hội. Hệ thống chính trị phi dân chủ,
nền tảng tư tưởng cũ kỹ và sự phát triển kinh tế, kể cả quá trình hiện đại hóa công nghệ, trên cơ sở phát
huy nội lực, cũng như thu hút mạnh tư bản nước ngoài đang tàm thời cùng tồn tại. Sự suy giảm mức độ
thỏa mãn các nhu cầu xã hội của dân chúng, trước hết là của nông dân, cũng giữ một vai trò nhất định
trong việc bảo đảm cho phát triển kinh tế. Điều này có thể sẽ là nguyên nhân của những thảm kịch xã hội
trong tương lai. Bên cạnh đó, không thể loại trừ tiến trình dân chủ của hệ thống xã hội Trung Quốc trong
tương lai, cho dù trên con đường này còn rất nhiều chướng ngại.
Viễn cảnh phát triển của Việt Nam, trong đó bao hàm cả tình hình xã hội và mô hình tư bản chủ nghĩa
hậu xã hội chủ nghĩa, tỏ ra ít căng thẳng hơn, cho dù là rất gần với Trung Quốc, nhưng vẫn có những khác
biệt thực sự của mình.


Việc duy trì mô hình Xô Viết truyền thống ở Cuba, đặc biệt là hình thái cực đoan ở Cộng hòa dân chủ
nhân dân Triều Tiên, trên nền chuyển đổi hình thái hậu xã hội chủ nghĩa ở các nước khác thuộc hệ thống
xã hội chủ nghĩa cũ, không được coi là bằng chứng có lợi sức sống của mô hình này. Tất cả nói lên tính
chất không hợp thời và không thể cứu vãn được của chủ nghĩa xã hội ở Cuba và Bắc Triều Tiên, cũng
như quan điểm tư tưởng giả tạo và thực tiễn của “định hướng xã hội chủ nghĩa” ở những nước lạc hậu về
kinh tế đã đi vào quá khứ.
Việc phân tích đặc điểm, kinh nghiệm của các các quá trình chuyển đổi rất cần thiết cho việc nghiên cứu
và triển khai vào cuộc sống một chính sách quá độ hiệu quả hơn sang xã hội hiện đại. Về thực chất, điều
này cần đề cập tới giai đoạn quá độ mới, trong đó sẽ phải cải tạo lại hệ thống hậu xã hội chủ nghĩa phi xã
hội mới vừa hình thành trong những năm gần đây thành một hệ thống xã hội có khả năng hiện thực hóa

tiến bộ xã hội và kinh tế hiện đại, dựa trên những giá trị nhân đạo toàn nhân loại (trong đó, không một
“bản sắc” nào, không một “giá trị quá khứ” nào có thể ngăn cản sự vận động theo con đường này).
Cần nhận thấy rằng việc phân tích hiện thực hiện đại, cho dù có những rào cản mà các nhà nghiên cứu có
thể gặp phải, sẽ dẫn tới một nhận thức to lớn liên quan trực tiếp tới những khó khăn và mâu thuẫn có
trong các nước SNG, tới mô hình xã hội đồng loạt đang hình thành ở các nước đó. Điều này sẽ giúp cho
việc khắc phục những thái độ và khuynh hướng bảo thủ, phục hưng trong cả giới thượng lưu lẫn trong các
nhóm xã hội của dấn chúng. Một phân tích tránh được ảnh hưởng của các quan điểm chính trị thái quá (cả
“tả” cũng như “hữu”) sẽ làm cho dân chúng giác ngộ về tính tất yếu lịch sử và tính chất tiến bộ của những
cải cách triệt để đối với “chủ nghĩa xã hội hiện thực”, cũng như tính chất cần thiết khắc phục hệ thống hậu
xã hội chủ nghĩa hiện hành. Khuynh hướng này được khẳng định bằng những sự kiện cách mạng ở
Gruzia, Ucraina và Kirgizi, cho dù kết quả tích cực cuối cùng của chúng vẫn chưa chắc chắn. Đòi hỏi
khách quan của việc lành mạnh hóa hệ thống hiện hành tại các nước SNG khác nhau đang ngày càng
dâng cao.
Hiện nay, thời đại hậu xã hội chủ nghĩa đã sản sinh ra những kiểu phát triển xã hội sau đây:
-

Vận động về hướng chủ nghĩa tư bản hiện đại đang được xã hội hóa và du nhập
một lối sống đôi khi được coi là văn minh phương Tây.

-

Nỗ lực khắc phục mô hình hậu xã hội chủ nghĩa phi xã hội và chuyển sang phát
triển theo phương án nêu trên.

-

Bảo lưu chủ nghĩa tư bản phi xã hội hậu xã hội chủ nghĩa, bảo vệ nó tránh
những nguy cơ cải tạo cách mạng, đồng thời có gắng tạo sức sống cho nó bằng những cải
cách cải lương, ít hiệu quả.


-

Tiếp tục duy trì một loại hình xã hội chủ nghĩa đã rệu rã, không còn khả năng


gánh vác những nhiệm vụ có tính chất bảo đảm sự sống còn xã hội, nhưng vẫn duy trì
được là nhờ có chế độ chính trị cực quyền.
Vấn đề cơ bản trong tương lai gần là: hệ thống xã hội hiện hành có khả năng phát triển tiến bộ, tạo nên
những cơ chế tự đổi mới, có thể trông chờ những kích thích tự đổi mới từ các nhóm trong giới thượng lưu
hiện nay, hay là buộc phải trải qua những chấn động mới. Tạm thời có thể lý giải rằng phương án thứ nhất
chưa hoàn toàn bị loại trừ, cho dù để hiện thực hóa nó cần phải huy động đông đảo các lực lượng cải
cách, chứ không đơn giản là điều chỉnh đường lối chính trị hiện hành của giới thượng lưu cầm quyền.q
(1) Điều

này không nhằm ngụ ý về cách hiểu chủ nghĩa xã hội mác xít truyền thống (xã hội chủ nghĩa là

giai đoạn thấp nhất của hình thái cộng sản chủ nghĩa), mà nói về quan niệm và việc hiện thực hóa vào
thực tế cuộc sống của các đảng cộng sản tại nhiều quốc gia theo mô hình xã hội chủ nghĩa khác biệt với
cách hiểu dân chủ và nhân đạo về xã hội chủ nghĩa của các đảng xã hội và xã hội - dân chủ ở các nước
phương Tây, cũng như với hiện thực xã hội hiện đại ở các nước phát triển trên thế giới. Cần công nhận
rằng, những quan niệm mang tính nguyên tắc về quyền con người, về những hạn chế luân lý và luật pháp
của việc hiện thực hóa các quyền của chủ sở hữu lớn, trách nhiệm cộng đồng, trách nhiệm công dân và
những chuẩn mực tương tự khác của chế độ nhà nước và đời sống xã hội nói chung đã trở thành bộ phận
không thể tách rời của hệ tư tưởng và thực tế, trong đó bao gồm cả của các lực lượng chính trị, như tự do,
bảo thủ,…
Nhân loại đã trực tiếp nhìn thấy sự đối lập của quan niệm của chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội dân chủ về chủ nghĩa xã hội và sự không dung hợp của chúng. Những chuẩn mực truyền thống của các
đảng cộng sản trong thế kỷ qua về quan hệ đối với cá nhân con người, nền dân chủ, các nhóm xã hội, mô
hình cơ chế kinh tế, v.v… dường như đã bị đảo lộn bởi sự phát triển mạnh mẽ của xã hội. Trong đó, đã
làm rõ tính chất vô căn cứ của hy vọng điều chỉnh “chủ nghĩa xã hội hiện thực” (Quan niệm “chủ nghĩa
xã hội mang bộ mặt con người”). Trong mối quan hệ này, thuật ngữ “chủ nghĩa xã hội cộng sản” trở nên

thích hợp để chỉ chế độ thực sự đã xuyên tạc những nguyên tắc nhân đạo mà người ta đã hình dung ra vào
đầu thế kỷ XX, sẽ thành hiện thực nhờ các cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.

. * Konstantin Ivanov Mikulxki, Viện sĩ thông tấn, Cố vấn Viện hàn lâm khoa học Nga,
Giám đốc Viện Nghiên cứu khoa học quốc tế về phát triển xã hội. T/c Kinh tế thế giới và
quan hệ quốc tế, số 12/2005.



×