1
ĐẠI HỌC HUẾ
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA
TRỊNH THỊ HÀ BẮC
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN
ÔN THI TỐT NGHIỆP
LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
CHO TRẺ EM
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC HUẾ
Huế, 2013
2
3
LỜI GIỚI THIỆU
Để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, Trung tâm Đào tạo
từ xa – Đại học Huế đã tổ chức biên soạn các tài liệu hướng dẫn ôn thi tốt
nghiệp cho tất cả các ngành đào tạo của Trung tâm.
Để tạo điều kiện cho người học hệ thống hóa kiến thức trước khi tham
gia thi tốt nghiệp, Trung tâm Đào tạo từ xa – Đại học Huế đã xuất bản cuốn
Tài liệu hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho
trẻ em (năm 2010). Thực hiện Thông tư số 37/2010/TT-BGDĐT, ngày
21/12/2010 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc Ban hành chương trình
khung giáo dục đại học ngành Giáo dục mầm non, chương trình đào tạo
ngành Giáo dục Mầm non của Trung tâm Đào tạo từ xa – Đại học Huế đã có
sự điều chỉnh.
Tài liệu hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp Lý luận và phương pháp phát
triển ngôn ngữ cho trẻ em được biên soạn trên cơ sở chương trình đào tạo
mới và đề cương ôn thi tốt nghiệp dành cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm
non đã được Trung tâm Đào tạo từ xa – Đại học Huế ban hành. Tài liệu gồm
hai phần:
Phần I: Những nội dung cơ bản của môn học Lý luận và phương pháp
phát triển ngôn ngữ cho trẻ em.
Phần II: Câu hỏi ôn tập và gợi ý trả lời.
Phần I đã tóm tắt các nội dung cơ bản của môn học mà các giáo trình
có liên quan đã đề cập. Tuy nhiên, đây chỉ là những vấn đề gợi ý, giúp sinh
viên nắm được nội dung chủ yếu nhất của chương trình ôn tập. Để làm
phong phú hiểu biết của mình và giúp cho việc ôn tập đạt kết quả tốt, sinh
viên cần phải đọc thêm các tài liệu tham khảo đã giới thiệu.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng tài liệu này chắc chắn không tránh
khỏi những điều thiếu sót. Xin trân trọng đón nhận những ý kiến góp ý chân
thành của bạn đọc, đặc biệt là đội ngũ giảng viên, sinh viên để tài liệu được
hoàn chỉnh hơn.
Trung tâm Đào tạo từ xa – Đại học Huế
4
5
PHẦN I
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA MÔN HỌC
LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN
NGÔN NGỮ CHO TRẺ EM
A. VAI TRÒ, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ
I. VAI TRÒ CỦA NGÔN NGỮ TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM
Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt, tồn tại và phát triển theo
sự tồn tại, phát triển của xã hội loài người.
Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt. Ngôn ngữ là phương tiện
nhận thức và giao tiếp hữu hiệu nhất của con người. Nhờ có ngôn ngữ, con
người mới có phương tiện để
nhận thức và thể hiện nhận thức của mình, để
giao tiếp và hợp tác với nhau… Nói đến sự phát triển của xã hội không thể
không nói đến vai trò đặc biệt quan trọng của ngôn ngữ.
Đối với trẻ em, sự phát triển ngôn ngữ được chia làm 2 giai đoạn: giai
đoạn tiền ngôn ngữ (dưới 12 tháng tuổi) và giai đoạn ngôn ngữ (từ 12 tháng
tuổi trở lên). Ngôn ngữ đóng một vai trò cũng đặ
c biệt quan trọng trong việc
phát triển tư duy, hình thành và phát triển nhân cách; là công cụ để trẻ giao
tiếp, học tập, vui chơi…
1. Vai trò của ngôn ngữ đối với việc phát triển trí tuệ
Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong việc phát triển trí tuệ cho trẻ.
- Ngôn ngữ là phương tiện nhận thức thế giới xung quanh, là cơ sở
của mọi sự suy nghĩ, là công cụ của tư duy.
+ Trẻ có nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh. Thông qua ngôn
ngữ, lời nói của người lớn, trẻ làm quen với các sự vật, hiện tượng và hiểu
những đặc điểm, tính chất, cấu tạo, công dụng của chúng và trẻ học được
từ tương ứng (từ và hình ảnh trực quan đi vào nhận thức của trẻ cùng một
lúc). Ngôn ngữ giúp trẻ mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh. Từ ngữ
giúp cho việc củng cố những biểu tượng đã được hình thành.
6
+ Sự phát triển của ngôn ngữ giúp cho hoạt động trí tuệ, các thao
tác tư duy ngày càng được hoàn thiện, kích thích trẻ tích cực, sáng tạo hoạt
động trí tuệ.
- Có nhiều phương tiện để nhận thức thế giới xung quanh nhưng ngôn
ngữ là phương tiện nhận thức hữu hiệu. Thông qua ngôn ngữ trẻ nhận thức
thế giới xung quanh chính xác, rõ ràng, sâu và rộng. Ngôn ngữ giúp trẻ tích
cực, sáng tạo trong hoạt động trí tuệ do vậy việc phát triển trí tuệ không thể
tách rời với việc phát triển ngôn ngữ.
2. Vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục đạo đức
- Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong việc hình thành và điều chỉnh
những hành vi của trẻ.
- Thông qua ngôn ngữ trẻ biết những gì nên, không nên…, qua đó rèn
luyện những phẩm chất đạo đức tốt ở trẻ, dần dần hình thành ở trẻ những
khái niệm ban đầu về đạo đức (ngoan - hư, tốt - xấu ).
- Ngôn ngữ có tác dụng to lớn trong việc hình thành những phẩm chất
đạo đức tốt đẹp ở trẻ. Ngôn ngữ đã góp phần không nhỏ vào việc trang bị cho
trẻ những hiểu biết về những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức, rèn luyện cho trẻ
những tình cảm và hành vi đạo đức phù hợp với xã hội mà trẻ đang sống.
3. Vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục thẩm mĩ
- Ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong quá trình tác động có mục
đích, có hệ thống nhằm phát triển ở trẻ năng lực cảm thụ cái đẹp và hiểu
đúng đắn cái đẹp trong tự nhiên, trong đời sống xã hội, trong nghệ thuật,
giáo dục cho trẻ lòng yêu cái đẹp và năng lực tạo ra cái đẹp.
- Thông qua ngôn ngữ, trẻ nhận thức được cái đẹp ở thế giới xung
quanh, qua đó làm cho tâm hồn trẻ càng thêm bay bổng, trí tưởng tượng
càng phong phú; đồng thời trẻ càng yêu quý cái đẹp, trân trọng cái đẹp và có
ý thức sáng tạo ra cái đẹp.
- Thông qua ngôn ngữ văn học, trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹp
trong ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, cái đẹp trong hành vi, cái đẹp trong cuộc sống.
Có thể khẳng định rằng ngôn ngữ đã góp phần không nhỏ vào quá
trình giáo dục cho trẻ những tình cảm thẩm mĩ cao đẹp.
7
4. Vai trò của ngôn ngữ đối với việc phát triển thể lực
Để phát triển thể lực cho trẻ cần kết hợp nhiều phương pháp khác
nhau, trong đó, ngôn ngữ đóng góp một vai trò quan trọng đáng kể.
Trong các hoạt động góp phần phát triển thể lực như các trò chơi vận
động, các giờ thể dục, trong chế độ ăn giáo viên đều cần dùng đến ngôn
ngữ để hướng dẫn trẻ thực hiện tốt những yêu cầu cần đạt.
Hoạt động nói năng liên quan đến các cơ quan hô hấp, thính giác, bộ
máy phát âm Quá trình phát âm là quá trình rèn luyện bộ máy cấu âm, rèn
luyện phổi, khí quản và các bộ phận khác của cơ thể.
Để có thể lực tốt cần có một chế độ vệ sinh hợp lí. Ngôn ngữ cũng
tham gia vào quá trình chăm sóc vệ sinh để trẻ phát triển thể lực.
II. NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ
1. Giáo dục chuẩn mực ngữ âm tiếng Việt (Luyện phát âm chuẩn cho trẻ)
- Luyện cho trẻ nghe âm thanh ngôn ngữ.
- Dạy trẻ phát âm đúng là dạy cho trẻ biết phát âm chính xác các âm
vị, âm tiết, từ, câu theo chuẩn mực âm thanh tiếng mẹ đẻ.
- Dạy trẻ phát âm đúng là còn phải dạy cho trẻ biết điều chỉnh âm
lượng, thể hiện đúng ngữ điệu, có tác phong văn hoá trong quá trình giao tiếp.
- Sửa các lỗi phát âm cho trẻ.
2. Hình thành và phát triển vốn từ cho trẻ
Trẻ nói được nhờ nghe người lớn nói và bắt chước. Phát triển vốn từ
cho trẻ là việc tổ chức có kế hoạch, có khoa học nhằm cung cấp, làm giàu
vốn từ, nâng cao khả năng hiểu nghĩa của từ, củng cố và tích cực hoá vốn từ
cho trẻ, giúp trẻ biết vận dụng phù hợp vốn từ đó trong hoạt động giao tiếp.
3. Dạy trẻ nói đúng ngữ pháp và nói các kiểu câu theo mục đích phát ngôn
- Dạy trẻ nói đúng ngữ pháp:
Dạy trẻ nói đúng ngữ pháp là dạy trẻ nói được các mô hình câu, các
thành phần câu cũng như vị trí của các thành phần bằng cách cho trẻ thường
xuyên được nghe, được nói theo các mô hình câu chuẩn để từ đó dần dần
nắm được cách cấu tạo các loại câu của tiếng mẹ đẻ.
8
Dạy trẻ nói đúng ngữ pháp còn là củng cố cách sử dụng đúng một số
kiểu câu, sửa một số kiểu câu sai cho trẻ, cho trẻ làm quen với các kiểu câu
mới khó hơn và cuối cùng sẽ hình thành cho trẻ thói quen nói đúng
ngữ pháp.
- Dạy trẻ nói các kiểu câu theo mục đích phát ngôn:
Dạy trẻ nói các kiểu câu theo mục đích phát ngôn gồm: Câu kể (câu
tường thuật, câu trần thuật), câu hỏi (câu nghi vấn), câu cầu khiến, câu cảm
thán.
4. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc
Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ là phát triển khả năng nghe, hiểu
ngôn ngữ, khả năng trình bày có logic, trình tự, chính xác, đúng ngữ pháp và
có hình ảnh một nội dung nhất định.
Đơn vị giao tiếp thấp nhất là câu và cao nhất là ngôn bản. Vì thế, sự
mạch lạc của lời nói rất cần thiết. Nó được phát triển ngay từ khi trẻ bắt đầu
học nói. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thực chất là rèn luyện khả
năng tư duy ngôn ngữ và sử dụng lời nói để giao tiếp bởi vì sự mạch lạc của
ngôn ngữ chính là sự mạch lạc của tư duy.
Dạy lời nói mạch lạc có hai dạng là đối thoại và độc thoại.
Dạy lời nói mạch lạc trong ngôn ngữ đối thoại: Dạy trẻ biết nghe và
hiểu lời nói đối thoại, biết nói chuyện, trả lời câu hỏi và biết đặt ra các câu
hỏi. Khi nói chuyện, cần phải biết điều khiển bản thân một cách có văn hoá,
cần phải lịch sự khi trả lời và đặt câu hỏi.
Dạy lời nói mạch lạc trong ngôn ngữ độc thoại: Dạy trẻ biết kể lại
những truyện trẻ được nghe; biết kể lại những gì trẻ được chứng kiến; biết
tự đặt được truyện đơn giản mà nội dung và hình thức của truyện cần phải
thể hiện tính độc lập và sáng tạo của trẻ
5. Giáo dục văn hoá giao tiếp ngôn ngữ
Văn hoá giao tiếp ngôn ngữ thể hiện trong tất cả các thành tố ngôn
ngữ như:
- Sử dụng âm thanh, ngữ điệu sao cho phù hợp, biểu cảm.
- Sử dụng từ chính xác, phong phú, gợi cảm.
- Sử dụng các mẫu câu phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
9
- Lời nói rõ ràng, mạch lạc, sử dụng các phương tiện biểu cảm, các
phương tiện tu từ; tăng cường hiệu quả giao tiếp một cách có văn hoá.
- Chú ý rèn luyện cho trẻ biết phối hợp các phương tiện phi ngôn ngữ…
6. Phát triển ngôn ngữ nghệ thuật thông qua việc cho trẻ tiếp xúc với
tác phẩm văn học
Qua dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học, giáo viên giúp trẻ biết
nghe và hiểu
được tác phẩm văn học, biết đánh giá các nhân vật trong tác
phẩm; nhớ nội dung các bài thơ, biết cách đọc diễn cảm…
Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là cho trẻ làm quen với phong
cách ngôn ngữ văn chương. Qua làm quen tác phẩm văn học, vốn từ nghệ
thuật của trẻ được mở rộng, trẻ làm quen với cách dùng từ, cách đặt câu,
cách diễn đạt, lời nói có vần, nhịp, nói có ngữ đi
ệu…
7. Chuẩn bị cho trẻ học tập ở trường phổ thông
Để trẻ vào lớp 1 được thuận lợi trong việc học đọc học viết, ở lứa tuổi mẫu
giáo, cho trẻ làm quen với câu, từ, âm tiết, các nguyên âm, phụ âm…
Luyện cho trẻ cách phát âm chuẩn, cách dùng từ, diễn đạt…
Tập cho trẻ một số thao tác, kĩ năng của hoạt động học tập qua việc
dạy tr
ẻ làm quen chữ cái (Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện sức khoẻ,
cơ tay, sự tỉ mỉ, chính xác, khéo léo…).
B. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN
NGÔN NGỮ CHO TRẺ EM
Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dựa vào những cơ sở chính
sau đây:
I. CƠ SỞ TÂM LÝ HỌC
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thực chất là phát triển hoạt động lời nói.
Quá trình phát triển lời nói của trẻ gắn bó rất chặt chẽ với 2 cơ chế của hoạt
động lời nói là sản sinh ngôn ngữ và tiếp nhận ngôn ngữ. Quá trình hình
thành lời nói ở trẻ gắn bó rất chặt ch
ẽ với hoạt động của tư duy. Sự mạch lạc
trong lời nói của trẻ thực chất là sự mạch lạc của tư duy.
Việc tiếp thu ngôn ngữ có nhiều đặc điểm khác với việc tiếp thu kiến
thức trong các lĩnh vực khác. Ngôn ngữ được hình thành từ rất sớm. Ban
10
đầu trẻ không có ý thức về ngôn ngữ và học nói theo cách tự nhiên; về sau,
khi tư duy phát triển thì có thể tổ chức học nói có ý thức hơn.
Tâm lí của trẻ trước tuổi học được chia thành nhiều thời kì, do vậy cần
dựa vào đó để tìm ra phương pháp, hình thức tổ chức dạy nói cho phù hợp.
II. CƠ SỞ GIÁO DỤC HỌC
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ có mối quan hệ mật thiết với giáo dục học.
Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ góp phần thực hiện các mục tiêu
giáo dục trẻ. Từ mục tiêu chung đó, phương pháp phát triển ngôn ngữ cho
trẻ xác định mục đích của mình là phát triển ngôn ngữ cho trẻ để giao tiếp
và tư duy.
Giáo dục học là cơ sở để xác định nội dung và phương pháp tốt nhất
để dạy nói cho trẻ.
III. CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ bao gồm tất cả các kiến thức về ngôn ngữ học.
Kiến thức về ngôn ngữ học sẽ là những kiến thức cơ sở giúp cho các
nhà giáo dục hiểu đúng nhiệm vụ, nội dung, tìm ra các phương pháp, biện
pháp hữu hiệu để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Bộ môn phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ có mối quan hệ khăng
khít với ngôn ngữ học bởi vì nó là khoa học ứng dụng của ngôn ngữ học.
IV. CƠ SỞ SINH LÝ HỌC
Ngôn ngữ có cơ sở sinh lí. Hoạt động lời nói có cơ sở sinh lí học. Đây
là cơ sở tự nhiên của phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ phải liên quan mật thiết với việc phát
triển của bán cầu đại não và hệ thần kinh nói chung, bộ máy phát âm nói
riêng. Vì thế cần phải phát triển ngôn ngữ đúng lúc mới đạt kết quả tốt.
C. PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ
I. NHÓM PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN
Phương pháp trực quan là phương pháp chủ đạo trong quá trình phát
triển ngôn ngữ cho trẻ. Phương pháp trực quan được sử dụng rộng rãi trong
11
mọi lĩnh vực dạy nói cho trẻ (luyện phát âm, phát triển vốn từ, nói đúng ngữ
pháp, nói mạch lạc…) và được tiến hành trên giờ học, mọi lúc, mọi nơi.
Theo nghĩa rộng, trực quan có thể được hiểu: Trực tiếp sử dụng các
giác quan (để tiếp xúc với đối tượng); các đối tượng để tiếp xúc (đồ dùng
trực quan).
* Các dạng trực quan:
- Cho trẻ tiếp xúc với vật thật:
Là hình thức cô cho trẻ được tiếp xúc với từng vật cụ thể qua đó giúp
trẻ nhận biết, tri giác vật một cách khái quát và cụ thể từng chi tiết, từ được
gọi chính xác với vật và đặc điểm của vật. Trong khi xem xét, cô giáo kết hợp
chỉ vào vật hoặc từng chi tiết, đặc điểm của vật với từ được gọi (trong trường
hợp không có vật thật, cô giáo cho trẻ tiếp xúc với đồ chơi, tranh ảnh…).
- Quan sát:
Là dạy trẻ sử dụng những giác quan, bộ máy vận động của mình để
tích lũy dần dần những kinh nghiệm, những hình ảnh, những biểu tượng và
kỹ xảo ngôn ngữ.
Khi tổ chức quan sát, không nên chỉ hướng sự chú ý của trẻ vào các sự
vật và hiện tượng riêng lẻ, mà cần phải làm cho trẻ thấy được mối quan hệ
giữa chúng. Điều đó giúp trẻ suy nghĩ mạch lạc và biểu hiện những ấn tượng
của mình bằng lời nói trôi chảy.
Ví dụ: Quan sát lá cây để nhận biết được gió mạnh hay gió nhẹ.
* Hình thức trực quan:
- Tham quan:
Là con đường đưa trẻ đến gần sự vật, hiện tượng. Trẻ có thể quan sát
các sự vật và mở rộng nhận thức của mình. Nội dung tham quan phải đáp
ứng được sở thích của trẻ. Buổi tham quan không mang tính chất của một bài
học. Sau buổi tham quan cần tổ chức ngay các biện pháp củng cố các nhận
thức và ấn tượng thu lượm được… thông qua việc trao đổi, trò chuyện
- Xem phim:
Là hình thức sử dụng máy móc, thiết bị hiện đại vào quá trình dạy trẻ,
tạo điều kiện cho trẻ có thể quan sát, tham quan cảnh vật mà trẻ không thể
đi đến nơi xem được hoặc xem lại cảnh quay trong quá khứ.
12
Xem phim cũng góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ nếu cô giáo lựa
chọn phim phù hợp với nhận thức, sở thích… của trẻ kết hợp với tổ chức trò
chuyện, đàm thoại sau đó.
Nhóm phương pháp trực quan được sử dụng nhằm vào các mục đích
phát triển ngôn ngữ sau:
- Rèn luyện phát âm cho trẻ. Dạy cho trẻ cách thức phát âm.
Ví dụ: Khi cho trẻ quan sát các loại hoa, cây cối…, cô giáo yêu cầu trẻ
gọi tên các bộ phận của cây Nếu trẻ chỉ vào cành cây mà nói là cằn cây
hoặc chỉ vào lá mà nói thành ná thì cô giáo phải sửa ngay lỗi phát âm sai
này của trẻ.
- Hình thành và phát triển vốn từ cho trẻ.
Ví dụ: Sau khi cho trẻ xem phim về thế giới động vật, cô giáo trò
chuyện với trẻ, yêu cầu trẻ kể lại những gì đã xem được. Muốn kể lại, trẻ
phải huy động từ ngữ và sử dụng từ chính xác…
- Củng cố kiến thức, củng cố vốn từ.
Ví dụ: Trong hoạt động ngoài trời, cô giáo có thể chỉ vào bồn hoa hình
vuông và hỏi trẻ “Bồn hoa có hình gì?” Nếu trẻ không nhớ, cô giáo có thể
nói với trẻ “Bồn hoa hình vuông. Nó có 4 cạnh bằng nhau”.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Tập cho trẻ diễn đạt
Ví dụ: Khi cho trẻ quan sát hiện tượng gió, trẻ nhìn lên vòm cây và
nói: “Cành cây lắc lư ghê lắm. Gió thổi rất mạnh”…
- Khi trực quan, trẻ tích lũy dần dần những kinh nghiệm, những hình
ảnh, những biểu tượng và dùng phương tiện ngôn ngữ để củng cố và diễn
đạt lại.
II. NHÓM PHƯƠNG PHÁP DÙNG LỜI NÓI
1. Đọc thơ (ca dao, tục ngữ, đồng dao)
Lời thơ, ca dao mang tính nhịp điệu cao, có vần điệu, vì vậy, khi đọc
cần đọc chậm rãi, vừa phải, chú ý ngắt giọng sau mỗi câu và nhấn vào các
từ mang vần. C
ần truyền đạt được âm điệu vui tươi, sảng khoái đến với trẻ.
Đọc thơ, ca dao, đồng dao giúp trẻ cảm nhận được vần điệu, nhịp
điệu của tiếng Việt. Khi đọc thơ cho trẻ nghe, cô giáo kết hợp giải thích các
13
từ khó, từ xa lạ đối với trẻ. Đây là việc làm góp phần phát triển vốn từ nói
riêng, phát triển ngôn ngữ nói chung cho trẻ.
2. Kể và đọc truyện
Là phương pháp chủ yếu giúp trẻ làm quen với văn học. Khi đọc, kể
chuyện cô giáo sử dụng ngữ điệu giọng nói để bộc lộ được đặc điểm, tính
cách nhân vật. Đọc kể phải chậm rãi, vừa phải để trẻ còn lắng nghe và ghi
nhớ được các từ ngữ, câu văn trong truyện điều đó giúp trẻ tích luỹ vốn từ
và học được cách thể hiện qua giọng đọc, giọng kể của cô.
3. Kể lại chuyện
Là hình thức kể lại một cách sáng tạo câu chuyện theo mẫu trẻ đã
được nghe, nhận biết được sự tác động lên cảm xúc, giúp trẻ ghi nhớ và kể
lại những điều đã được nghe. Trẻ sẽ biết vận dụng ngôn ngữ của mình để kể
lại chuyện một cách sáng tạo, phù hợp.
4. Đàm thoại
Đàm thoại là sự giao tiếp bằng ngôn ngữ giữa người với người. Đàm
thoại không phải chỉ là hỏi và đáp. Đàm thoại được sắp xếp có tổ chức, có
kế hoạch nhằm mục đích đi sâu, làm cho chính xác và hệ thống tất cả những
biểu tượng và kiến thức mà trẻ thu lượm được.
Mục đích của đàm thoại là củng cố và hệ thống hóa bằng công cụ
ngôn ngữ tất cả những kiến thức mà trẻ thu nhận được. Trong khi đàm thoại,
yêu cầu trẻ phải suy nghĩ, lựa chọn từ ngữ, cách diễn đạt… để thực hiện
cuộc giao tiếp. Qua quá trình đàm thoại, trẻ được nói về những suy nghĩ,
hiểu biết của mình, điều đó đã góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
5. Nói mẫu
Được sử dụng khi chỉ cho đứa trẻ cách thức tốt nhất để diễn đạt ý nghĩ
của mình (có nghĩa là sử dụng câu đúng để diễn đạt).
Nói mẫu còn sử dụng để củng cố
, nhắc lại chính xác hóa từ, câu hay
một đoạn văn. Tuy nhiên, số lượng câu trong mẫu phải phù hợp với khả
năng chú ý và trí nhớ của trẻ.
Ví dụ: Mẫu câu: Chủ ngữ - Vị ngữ - Bổ ngữ
Con ăn cơm (C - V - B)
14
Khi nói mẫu, giáo viên phải chú ý không nhắc lại cái sai của trẻ.
6. Giảng giải
Cô dùng lời lẽ của mình để nói cho trẻ hiểu về bản chất, đặc điểm
của một vật hoặc một hành động nào đó.
Khi cô sử dụng những từ trẻ đã biết để giải nghĩa cho những từ trẻ
chưa biết sẽ góp phần rất lớn trong việc phát triển vốn từ cho trẻ.
7. Câu hỏi
Hệ thống câu hỏi được xây dựng theo mục đích phát triển ngôn ngữ
của giáo viên. Ví dụ nếu muốn dạy trẻ nói những câu ghép, giáo viên sẽ sử
dụng các dạng câu hỏi mà khi trả lời, trẻ phải trả lời bằng câu ghép
Câu hỏi đưa ra có mục đích phát triển ngôn ngữ yêu cầu trẻ biết lựa
chọn từ ngữ, sử dụng các kiểu câu và diễn đạt khi trả lời. Câu hỏi góp phần
quan trọng trong việc dạy trẻ nói đúng ngữ pháp.
Câu hỏi thường hướng sự chú ý của trẻ tới việc nhận thức đối tượng.
Câu hỏi ở lứa tuổi mầm non thường được kết hợp với trực quan.
* Vai trò của nhóm PP dùng lời
- Giúp trẻ cảm nhận được vần điệu, nhịp điệu của tiếng Việt thông qua
việc đọc, kể thơ truyện.
- Phát triển ngôn ngữ nghệ thuật cho trẻ, giúp trẻ làm quen với cách
diễn đạt của ngôn ngữ văn học…
- Việc giải thích các từ khó, từ xa lạ đối với trẻ trong các tác phẩm văn
học cũng góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Việc cô sử dụng những từ
trẻ đã biết để giải nghĩa cho những từ trẻ chưa biết góp phần quan trọng vào
quá trình phát triển vốn từ, mở rộng vốn sống, vốn hiểu biết của trẻ…
- Sử dụng câu hỏi, đàm thoại… được sắp xếp có tổ chức, có kế hoạch
nhằm mục đích đi sâu, làm cho chính xác và hệ thống tất cả những biểu
tượng và kiến thức mà trẻ thu lượm được; yêu cầ
u trẻ phải suy nghĩ, lựa
chọn từ ngữ để trả lời câu hỏi được đặt ra
- Phương pháp dùng lời chỉ cho đứa trẻ cách thức tốt nhất để diễn đạt
ý nghĩ của mình, nói rõ hơn có nghĩa là sử dụng câu đúng để diễn đạt, đồng
thời để củng cố, nhắc lại chính xác hóa từ, câu hay một đoạn văn
15
III. NHÓM PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH
1. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua trò chơi
Ngôn ngữ và tư duy liên hệ chặt chẽ với hoạt động, lao động của con
người. Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ em. Vui chơi được
thể hiện qua các trò chơi. Trò chơi góp phần phát triển toàn diện cho trẻ
trong đó có ngôn ngữ.
Từ những kinh nghiệm trong trò chơi trẻ khám phá ra những biểu
tượng rồi liên hệ chúng với từ. Mỗi vật có tên riêng, mỗi hành động có một
động từ riêng để chỉ nó cho nên nếu cô giáo tổ chức tốt hoạt động chơi,
cung cấp đủ đồ dùng, đồ chơi thì trẻ có điều kiện tăng cường hoạt động
ngôn ngữ.
Trò chơi đóng vai theo chủ đề phát triển ngôn ngữ và nhiều mặt cho
trẻ, đặc biệt là khẩu ngữ.
Trong quá trình chơi trẻ không hề im lặng mà còn chia sẻ với nhau
những kinh nghiệm của mình, điều này cần đến ngôn ngữ.
Có thể nói hoạt động vui chơi là hoạt động góp phần phát triển toàn
diện cho trẻ, trong đó có ngôn ngữ.
2. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua giao tiếp, các hoạt động, lao động…
Trong trường mầm non, trẻ được tham gia vào nhiều hoạt động khác
nhau như hoạt động chơi, học tập, giao tiếp, kể chuyện, lao động Tất cả
các hoạt động đó đều tạo ra những khả năng to lớn để làm phong phú ngôn
ngữ cho trẻ.
Ngôn ngữ xuất hiện nhằm thoả mãn nhu cầu giao tiếp và nhận thức
thông qua lao động, hoạt động, giao tiếp. Các hoạt động, lao động của trẻ
trong trường mầm non đều cần đến ngôn ngữ để trao đổi, để hướng dẫn, để
chia sẻ và các hoạt động này góp phần giúp trẻ thực hành ngôn ngữ, trẻ
trực tiếp tham gia vào hoạt động giao tiếp, nhờ vậy vốn từ của trẻ tăng lên,
trẻ sẽ nói đúng ngữ pháp, rèn luyện cách diễn đạt sao cho mạch lạc
IV. PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRÒ CHƠI
Đây là phương pháp mà giáo viên sẽ sử dụng các loại trò chơi khác
nhau để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
16
Trò chơi chiếm giữ một vị trí quan trọng trong các hoạt động giáo dục
ở trường mầm non. Đối với việc dạy nói cho trẻ thì điều này càng rõ. Có
nhiều trò chơi có thể sử dụng được vào mục đích dạy nói cho trẻ. Đó là các
trò chơi luyện phát âm, luyện thở ngôn ngữ, phát triển vốn từ, nói đúng ngữ
pháp, nói mạch lạc
Ví dụ:
- Trò chơi luyện phát âm như ngửi hoa, thổ
i bóng
- Các trò chơi để phát triển vốn từ: Chiếc túi kỳ diệu
- Các trò chơi để phát triển kỹ năng nói mạch lạc, giao tiếp ngôn ngữ
có văn hoá như các trò chơi đóng vai theo chủ đề: mẹ và con, bán hàng, cô
giáo, bác sĩ
Trò chơi chiếm giữ một vị trí quan trọng trong các hoạt động giáo dục
ở trường mầm non. Thông qua trò chơi trẻ sẽ được thực hành ngôn ngữ,
dùng ngôn ngữ để nói ra những ý nghĩ của mình và học hỏi, chia sẻ kinh
nghiệm với bạn
Sử dụng trò chơi để phát triển ngôn ngữ tạo cho trẻ một trạng thái học
nói tự nhiên, là con đường nhanh nhất để trẻ bắt chước, tập nói và ghi nhớ
lâu những từ ngữ mới học được…
D. CÁC HÌNH THỨC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ
1. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua giờ học
Có hai hình thức phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đó là các giờ học và hoạt
động ngoài giờ học.
Giờ học có thể chia làm ba loại: loại giờ học chuyên biệt (giờ học
Nhận biết – Tập nói ở độ tuổi nhà trẻ, giờ học làm quen chữ cái ở độ tuổi
mẫu giáo), loại giờ học có ưu thế phát triển lời nói (giờ học làm quen với
văn học – cho trẻ nhà trẻ và mẫu giáo, giờ học làm quen với môi trường
xung quanh – cho trẻ mẫu giáo), và các giờ học khác (cho trẻ làm quen với
toán, tổ chức hoạt động tạo hình, giáo dục âm nhạc…).
1.1. Giờ học Nhận biết - Tập nói (ở lứa tuối nhà trẻ)
Dạy Nhận biết - Tập nói là hướng dẫn trẻ quan sát một sự vật, một
hiện tượng quen thuộc đối với trẻ, qua đó hình thành khái niệm ban đầu về
sự vật, hiện tượng và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
17
Ví dụ: Dạy trẻ nhận biết quả cam là giúp trẻ nhận biết và gọi tên được
quả cam, các bộ phận, công dụng
Loại giờ học này tạo điều kiện để rèn luyện kỹ năng phát âm, rèn
luyện câu theo cấu trúc ngữ pháp và đặc biệt là tăng nhanh vốn từ của trẻ.
1.2. Giờ học Khám phá khoa học và làm quen với môi trường xung quanh
(ở lứa tuổi mẫu giáo)
Giờ học Khám phá khoa h
ọc và làm quen với môi trường xung quanh
giúp trẻ tiếp xúc với các sự vật hiện tượng, biết được những đặc điểm, cấu
tạo, dấu hiệu, hình dáng, chất liệu của sự vật. Cho trẻ làm quen với môi
trường xung quanh có nhiệm vụ mở rộng dần nhận thức của trẻ về thế giới
tự nhiên và xã hội, đòi hỏi cô giáo phải cung cấp vốn từ tương ứng với các
sự vật và hiện tượng đem đến cho trẻ.
Ở những giờ học này, trẻ được rèn luyện kỹ năng phát âm, rèn luyện
câu theo cấu trúc ngữ pháp và vốn từ của trẻ tăng lên rất nhanh tạo điều kiện
phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
1.3. Giờ làm quen với tác phẩm văn học (ở nhà trẻ và mẫu giáo)
Giờ học này có tác dụng làm giàu vốn từ (đặc biệt là vốn từ nghệ
thuật), phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, bồi dưỡng năng lực cảm thụ tác
phẩm nghệ thuật và diễn đạt bằng ngôn ngữ văn học
1.4. Các giờ học khác
Các tiết học khác (cho trẻ làm quen với toán, tổ chức hoạt động tạo
hình, giáo dục âm nhạc…) cũng có tác dụng tốt đối với việc phát triển ngôn
ngữ của trẻ. Qua các hoạt động đó, trẻ được rèn luyện về mặt phát âm, có
thêm được nhiều từ mới và hiểu được hơn ý nghĩa của các từ đã biết và
được rèn luyện thêm về mặt ngữ pháp. Giáo viên cần sử dụng các giờ học
này như là một phương tiện để củng cố những nội dung ngôn ngữ mà trẻ đã
được học trong các giờ nói trên.
2. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua các hoạt động ngoài giờ học
2.1. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua hoạt động vui chơi
Thông qua hoạt động vui chơi, các biểu tượng mà trẻ thu nhận trước
đây được chính xác hoá bằng ngôn ngữ. Trò chơi đã giúp trẻ nhớ ngôn ngữ,
đồng thời tạo ra các tình huống để trẻ sử dụng vốn từ đã tích luỹ được
18
2.2. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua hoạt động lao động
Khi tham gia vào các hoạt động lao động, trẻ được tiếp xúc với trực
tiếp với thiên nhiên, với đồ dùng lao động, đồ dùng sinh hoạt Trẻ nhận
biết được đặc điểm của các dụng cụ lao động, các thao tác lao động, sản
phẩm lao động… Như vậy, trẻ có điều kiện hình thành các biểu tượng chưa
có và khắc sâu các biểu tượng đã có. Từ đó, trẻ sẽ biết sử dụng ngôn ngữ
trong hoạt động lao động. Vốn ngôn ngữ của trẻ sẽ tăng lên.
2.3. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua hoạt động dạo chơi, tham quan
Hoạt động dạo chơi, tham quan có tác dụng rất tốt đối với việc mở
rộng tầm hiểu biết của trẻ. Trẻ rất thích dạo chơi. Đồng thời trong quá trình
dạo chơi trẻ đặt nhiều câu hỏi về tên gọi, công dụng… của sự vật mà trẻ
được tiếp xúc. Vì vậy, dạo chơi, tham quan có tác dụng lớn trong việc phát
triển vốn từ.
2.4. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua sinh hoạt hàng ngày
- Các thời điểm có thể tạo ra các tình huống phát triển ngôn ngữ
cho trẻ:
+ Cho trẻ ăn.
+ Cho trẻ đi ngủ.
+ Vệ sinh.
+ Chơi tự do.
- Giáo viên cần chọn những nội dung thích hợp, trò chuyện với trẻ về
các nội dung công việc trong sinh hoạt hàng ngày có liên quan với trẻ.
- Ngoài ra, trong các thời điểm đón trẻ, trả trẻ, giờ chơi tự do giáo viên
cần chủ động trò chuyện với trẻ, gợi mở giúp trẻ tích cực giao tiếp bằng
ngôn ngữ.
E. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ
I. GIÁO DỤC CHUẨN MỰC NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT
1. Khái niệm
Giáo dục chuẩn mực ngữ âm cho trẻ (luyện phát âm chuẩn cho trẻ)
chính là hướng dẫn trẻ phát âm đúng âm thanh ngôn ngữ của tiếng mẹ đẻ,
19
phát âm rõ ràng các từ, câu theo đúng qui định và luyện cho trẻ biết điều
chỉnh giọng nói của mình sao cho diễn cảm, phù hợp với từng hoàn cảnh
giao tiếp (điều chỉnh cường độ giọng nói to, nhỏ, tốc độ nhanh hay chậm,
nhịp độ sao cho nhịp nhàng, ngắt nghỉ đúng chỗ và nói có ngữ điệu, thể hiện
sắc thái biểu cảm của lời nói). Luyện phát âm cho trẻ còn là phát triển khả
năng nghe âm thanh ngôn ngữ, điều khiển hơi thở đúng…
2. Đặc điểm ngữ âm của trẻ từ 0 đến 6 tuổi
2.1. Giai đoạn tiền ngôn ngữ (0 đến 12 tháng tuổi)
Trong giai đoạn tiền ngôn ngữ, trẻ em đã tự học cách sử dụng bộ máy
phát âm, tập phát âm các âm vị, tập lắng nghe và nhìn sự chuyển động của
cơ quan phát âm (của người nói). Đây là cơ sở ban đầu rất quan trọng để trẻ
tiếp thu ngôn ngữ ở giai đoạn sau.
2.2. Giai đoạn ngôn ngữ (từ 1 đến 6 tuổi)
- Với trẻ từ 1 đến 3 tuổi:
Trẻ ở độ tuổi này có thể nghe và hiểu được các từ gần gũi, quen thuộc
(bà, bố, mẹ), các câu đơn giản (bé chào bà), đồng thời trẻ cũng bắt đầu thể
hiện nhu cầu, mong muốn của mình bằng lời nói, tuy nhiên việc phát âm của
trẻ còn rất khó khăn. Trẻ vẫn còn sử dụng các âm bập bẹ để thể hiện các nhu
cầu khác nhau. Đến 3 tuổi, cơ quan phát âm và tai nghe ngôn ngữ của trẻ ở
độ tuổi này đã phát triển, hoàn thiện hơn. Trẻ có khả năng phát âm đúng hầu
hết các âm đơn và thanh điệu.
- Với trẻ từ 3 đến 6 tuổi:
Ở thời kì này trẻ hoàn thiện dần về mặt ngữ âm. Các phụ âm đầu, âm
cuối, thanh điệu dần dần được định vị. Trẻ phát âm đúng hầu hết các âm vị
của tiếng mẹ đẻ, biết điều chỉnh nhịp điệu, cường độ của giọng nói khi giao
tiếp. Tuy vậy, trẻ vẫn còn mắc một số lỗi về phát âm, còn nhầm lẫn khi phát
âm một vài phụ âm và nguyên âm, thanh điệu.
Kết luận: Khả năng hoàn chỉnh về mặt phát âm của trẻ được tăng dần
theo từng độ tuổi, trẻ nhanh chóng định vị được các âm vị có cấu âm đơn
giản, những âm vị có cấu âm phức tạp trẻ dễ mắc lỗi nhưng nếu kiên trì tập
luyện thì trẻ sẽ có khả năng định vị các âm vị của tiếng mẹ đẻ.
20
3. Nhiệm vụ giáo dục chuẩn mực ngữ âm
3.1. Rèn luyện khả năng nghe lời nói (rèn luyện thính giác ngôn ngữ)
- Luyện cho trẻ khả năng nghe được các âm vị và sớm phân biệt chúng
(nhà khác già…).
- Luyện cho trẻ tri giác được tính biểu cảm của ngôn ngữ (sự âu yếm,
giận dữ, sự du dương của một bài hát ru…).
- Luyện khả năng nghe: Chú ý nghe, nghe cao độ, nghe từng âm vị, tri
giác tốc độ, nhịp độ lời nói…
Cần đặt trẻ vào trong môi trường âm thanh, trẻ phải được nghe âm và
âm thanh ngôn ngữ. Trẻ càng thu nhận được nhiều tín hiệu ngôn ngữ bao
nhiêu thì sự phát triển lời nói càng nhanh chóng bấy nhiêu. Khả năng nghe
tốt sẽ tạo điều kiện cho khả năng nói phát triển
3.2. Rèn luyện khả năng phát âm
- Rèn luyện bộ máy phát âm: Phát triển sự linh hoạt của lưỡi, môi,
hàm dưới… Sự chuyển động nhịp nhàng, linh hoạt của bộ máy phát âm sẽ
giúp cho âm thanh ngôn ngữ chuẩn hơn.
- Luyện thở ngôn ngữ: Luồng hơi từ phổi ra giúp cho sự cấu âm gọi là
thở ngôn ngữ. Thở ngôn ngữ khác thở bình thường ở chỗ nó là thở có lí trí,
thở bình thường là thở sinh lý. Thở lí trí giúp chúng ta điều khiển sự thở để
ngừng nghỉ khi nói, khi phát âm… Trẻ chưa có khả năng điều chỉnh sự thở,
do vậy, điều chỉnh sự thở là hết sức cần thiết trong quá trình luyện phát âm.
Luyện thở ngôn ngữ cho trẻ là luyện cho trẻ kĩ năng hít vào nhanh, ngắn và
thở ra nhịp nhàng, tạo điều kiện cho khả năng nói các câu một cách thoải
mái trong quá trình diễn đạt. Thở ngôn ngữ đúng tạo điều kiện phát âm rõ
nét, giữ được cường độ nói phù hợp, lời nói khúc triết, nhịp nhàng, ngữ điệu
biểu cảm…
- Luyện giọng: Giọng nói thể hiện đầy đủ tất cả các mặt âm thanh
ngôn ngữ của trẻ. Luyện giọng cho trẻ là giúp trẻ biểu hiện thái độ, tình cảm
của mình bằng lời nói, trong lời nói. Luyện giọng cho trẻ là rèn luyện đặc
tính của giọng nói (Cao độ, cường độ, âm sắc…). Phương pháp cơ bản để
luyện giọng là đọc và kể diễn cảm dưới nhiều cách (bằng nói, bằng trò chơi
đóng kịch…).
21
Yêu cầu cuối cùng của nhiệm vụ rèn luyện khả năng phát âm là trẻ
phải phát âm đúng tất cả các âm vị trong tiếng Việt.
3.3. Hoàn thiện chuẩn mực chính âm
Chính âm: Tức là qui định thống nhất về âm thanh ngôn ngữ tiếng nói
của một quốc gia, dân tộc.
Để góp phần hoàn thiện chuẩn mực chính âm cho trẻ, cô giáo phải
nắm vững chính âm và phải phát âm chuẩn. Căn cứ vào đó làm mẫu cho trẻ
phát âm theo chính âm, khắc ph
ục các lỗi do tiếng địa phương gây ra.
3.4. Rèn luyện ngữ điệu của lời nói
Ngữ điệu là tổng hợp các phương tiện biểu cảm ngữ âm của lời nói,
bao gồm giai điệu, tốc độ, nhịp điệu, trọng âm, âm sắc… Rèn luyện ngữ
điệu của lời nói cho trẻ giúp trẻ biết cách điều chỉnh hơi thở ngôn ngữ để tạo
nên sự hợp lý của âm thanh ngôn ngữ về cường độ, nhịp điệu, tốc độ của lời
nói. Rèn luyện cho trẻ sử dụng ngữ điệu để tạo nên sự biểu cảm về phương
diện âm thanh lời nói.
3.5. Sửa các lỗi phát âm của trẻ
- Trẻ thường mắc các lỗi phát âm:
+ Lỗi về âm đầu.
+ Lỗi về âm đệm.
+ Lỗi về âm chính.
+ Lỗi về âm cuối.
+ Lỗi về thanh điệu.
- Nguyên nhân mắc lỗi:
+ Do bộ máy phát âm của trẻ chưa phát triển hoàn thiện.
+ Do đặc điểm phương ngữ, môi trường giao tiếp, sự nuông chiều
của người lớn
+ Do một số âm tiết tiếng Việt khó phát âm, khó định vị (khuya
khoắt, loắt choắt…).
- Để sửa lỗi cho trẻ, cô giáo cần:
+ Kiểm tra tình hình phát âm của trẻ và thường xuyên vận dụng
các phương pháp, biện pháp để luyện phát âm cho trẻ phù hợp.
22
+ Cô giáo cần xác định đúng được các lỗi phát âm của trẻ, xác định
được nguyên nhân mắc lỗi và có biện pháp cụ thể để sửa lỗi phát âm đó
cho trẻ.
+ Cô giáo cũng cần phải tự rèn luyện để phát âm chuẩn theo qui
định. Phát âm chuẩn trong quá trình giao tiếp với trẻ.
+ Tổ chức các hoạt động cho trẻ thực hành luyện phát âm…
4. Nội dung, biện pháp luyện phát âm cho trẻ giai đoạn tiền ngôn ngữ
4.1. Giai đoạn 2 - 4 tháng
- Nội dung:
Hình thành sự tập trung thính giác và thị giác cho trẻ.
- Biện pháp:
+ Trò chuyện với trẻ là phương pháp ưu việt để dạy trẻ học nói.
+ Cô giáo phải thường xuyên nói chuyện trực tiếp với từng trẻ kết
hợp với việc đưa ra những đồ vật có màu sắc sặc sỡ, có tiếng kêu
4.2. Giai đoạn 5 - 12 tháng
- Nội dung:
+ Tiếp tục phát triển thính giác, thị giác, giúp trẻ nhận ra hướng
phát âm, phân biệt được ngữ điệu lời nói khác nhau, nghe những bài hát có
giai điệu êm dịu.
+ Nhìn và nghe người lớn lắc các đồ vật có âm thanh theo nhịp điệu.
+ Phát triển các vận động ngôn ngữ và luyện tập bộ máy phát âm.
+ Tập cho trẻ phát âm.
+ Dạy cho trẻ nói một số từ, bắt chước tiếng kêu của một số đồ vật
(trẻ 12 tháng tuổi).
- Biện pháp:
+ Cô cần chú ý lắng nghe các âm trẻ phát ra và kịp thời nhắc lại
các âm đó để kích thích trẻ phát âm tiếp hoặc phát âm trước để trẻ phát âm
theo (ba ba, ta ta, ma ma ).
+ Dạy trẻ nói một số từ bằng cách nói theo cô (dùng đồ vật đồ
chơi, gọi tên vật để trẻ gọi theo ).
23
+ Tăng cường trò chuyện với trẻ (cô cần kết hợp ngữ điệu giọng
nói với biểu hiện nét mặt).
+ Cô hát cho trẻ nghe bài hát có giai điệu vui và êm dịu để trẻ làm
quen với các giai điệu khác nhau…
5. Nội dung, biện pháp luyện phát âm cho trẻ giai đoạn ngôn ngữ (1 - 6 tuổi)
5.1. Nội dung
5.1.1. Rèn luyện thính giác ngôn ngữ
Là rèn luyện khả năng tri giác âm thanh ngôn ngữ, giúp trẻ phân biệt
âm thanh nói chung (phân biệt tiếng gõ ghế, tiếng chuông reo ) và phân
biệt âm thanh ngôn ngữ với nhau (phân biệt m và n, n và l ), phân biệt âm
tiết (bắp và bắc ).
5.1.2. Luyện cơ quan phát âm
Cơ quan phát âm gồm: răng, lưỡi, môi, ngạc cứng, ngạc mềm, hàm
dưới
Luyện cơ quan phát âm là làm cho các bộ phận của cơ quan này chuyển
động linh hoạt, nhịp nhàng, giúp trẻ dễ dàng điều khiển nó khi phát âm.
Luyện cơ quan phát âm có hai nội dung: luyện vận động tự do và
luyện vận động theo phương thức phát âm.
5.1.3. Luyện thở ngôn ngữ
Luyện thở là điều chỉnh luồng hơi sao cho thích hợp với việc nói
năng. Các bài tập luyện thở có hai nội dung: thở tự do và thở ngôn ngữ (thể
hiện qua việc phát âm các từ hay việc ngừng nghỉ khi đọc thơ, trò
chuyện ).
5.1.4. Luyện giọng
Giúp trẻ có khả năng điều khiển giọng nói củ
a mình, làm cho giọng
nói của mình trở nên biểu cảm, rõ ràng, thể hiện được thái độ, tình cảm của
người nói trong những âm điệu âu yếm, trầm bổng, vang, to, nhỏ, nhanh,
chậm
5.2. Biện pháp
5.2.1. Luyện phát âm theo mẫu
- Đối với trẻ 1-3 tuổi, cho trẻ bắt chước người lớn phát âm theo mẫu.
24
Dạy trẻ phát âm với cường độ, tốc độ khác nhau.
- Đối với trẻ 3-6 tuổi, cần củng cố, chính xác hoá lại các âm vị bằng
cách phát âm mẫu. Cô giáo có thể chỉ ra cho trẻ biết vị trí của các bộ phận
phát âm như môi, răng
Ví dụ: Dạy trẻ phát âm lá, cô dạy trẻ biết cong lưỡi lên, bật mạnh ra…
5.2.2. Luyện phát âm qua trò chơi
Luyện phát âm qua trò chơi là việc cô giáo sử dụng các trò chơi khác
nhau nhằm mục đích luyện phát âm cho trẻ. Để đạt được hiệu quả của biện
pháp này, yêu cầu:
- Cô giáo phải nắm được mục đích, yêu cầu, nội dung chơi, cách thức
chơi và chơi mẫu cho trẻ xem.
- Trong quá trình trẻ chơi, cô phải luôn theo dõi, sửa sai cho trẻ.
Một số trò chơi luyện phát âm như:
+ Trò chơi luyện thở giúp trẻ biết hít thở đều, biết cách lấy hơi khi
nói: thổi nơ, thổi bóng
+ Trò chơi luyện thính giác: Đoán tiếng kêu của các con vật
+ Trò chơi truyền tin (góp phần luyện thính giác và luyện phát âm).
+ Trò chơi luyện cơ quan phát âm: Trò chơi gọi gà (bập bập), “kim
đồng hồ quay”
+ Trò chơi luyện giọng: Bắt chước tiếng kêu của các con vật (ò ó
o, meo meo, ù ù).
Việc tổ chức trò chơi luyện phát âm cho trẻ được thực hiện theo trình
tự sau:
Hoạt động 1: Ổn định, trò chuyện…
Hoạt động 2: Giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi (có thể chơi
mẫu nếu dạy trẻ chơi trò chơi mới).
Hoạt động 3: Cho trẻ chơi. Lưu ý vai trò của cô giáo khi trẻ chơi…
Hoạt động 4: Nhận xét, kết thúc hoạt động.
5.2.3. Luyện phát âm qua xem vật thật, đồ chơi, tranh ảnh
Đây là biện pháp cô sử dụng các loại tranh ảnh, đồ chơi, vật thật…
25
khác nhau, sau đó cô cho trẻ xem tranh, vật thật, đồ chơi rồi yêu cầu trẻ
gọi tên vật đó (cô phải chuẩn bị sẵn các lọai đồ dùng đồ chơi phong phú, đa
dạng).
Ví dụ: Để luyện âm r, cô cho trẻ gọi tên các đồ vật, đồ chơi như: rổ,
rá, rùa, rắn, cá rô tranh vẽ con rùa
Trong quá trình trẻ chơi và phát âm, cô phải theo dõi, sửa sai cho trẻ.
5.2.4. Luyện phát âm qua việc đọc thơ, đọc câu nói có vần, đọc đồng dao
và tập nói nhanh, nói đúng.
Cô đọc cho trẻ nghe các bài ca dao, đồng dao, câu nói có vần sau đó hướng
dẫn trẻ đọc để rèn luyện kỹ năng phát âm đúng, rõ ràng, có nhịp điệu
Ví dụ:
Hoa sen đã nở
Rực rỡ đầy hồ
Thoang thoảng gió đưa
Mùi hương thơm ngát
Lá sen xanh mát
Đọng hạt sương đêm
Gió rung êm đềm
Sương long lanh chạy.
Khi đọc đoạn thơ này trẻ sẽ được luyện phát âm các âm s, x, r, l…
Tập cho trẻ nói nhanh, nói đúng cũng là hình thức luyện tập tốt (sử
dụng cho trẻ 4 - 6 tuổi). Cô sẽ chọn những câu nói trong đó có những âm cần
luyện rồi nói mẫu từng câu, từng từ một cách rõ ràng và yêu cầu trẻ nói theo.
Ví dụ:
Lúa nếp là lúa nếp làng
Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng.
* Những điều cần lưu ý khi luyện phát âm cho trẻ
- Luyện phát âm cho trẻ cần tiến hành thường xuyên, tỉ mỉ.
- Cần khai thác triệt để các hoạt động giáo dục trong trường mầm non
vào việc rèn luyện và phát triển khả năng phát âm của trẻ.