Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

TIỂU LUẬN NHỮNG vấn đề về CHUYÊN CHÍNH vô sản và dân CHỦ TRONG tác PHẨM NHÀ nước và CÁCH MẠNG của v i lê NIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.21 KB, 20 trang )

1
Những vấn đề lý luận về chuyên chính vô sản và dân chủ trong tác
phẩm “Nhà nước và cách mạng” của V.I.Lênin
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, V.I.Lênin là người đã
có những cống hiến đặc biết xuất sắc trong việc bảo vệ, phát triển chủ nghĩa
Mác trên nhiều phương diện. Là người sáng lập ra nhà nước xã hội chủ nghĩa
đầu tiên trên thế giới, trước những thực tiễn mới của thời đại, V.I.Lênin đã
làm phong phú thêm lý luận chủ nghĩa xã hôi khoa học. Những tư tưởng về
chủ nghĩa xã hội của V.I.Lênin thực sự là di sản quý báu của nhân loại trên
con đường xây dựng một chế độ xã hội tốt đẹp và ưu việt.
Trong khi cách mạng Tháng Mười chưa nổ ra thì V.I.Lênin đã luận bàn
một cách sâu sắc các vấn đề cơ bản của cách mạng trước và sau khi giành
được chính quyền. Trong tác phẩm “Nhà nước và cách mạng”, Lênin không
những đã phân tích, luận giải một cách sâu sắc những quan điểm của C.Mác,
Ph.Ăngghen về Nhà nước, mà ông còn bổ sung, phát triển một cách cơ bản,
sâu sắc, toàn diện học thuyết của chủ nghĩa Mác về Nhà nước và về chuyên
chính vô sản và dân chủ. Cho đến nay, những tư tưởng của Người về chuyên
chính vô sản và dân chủ vẫn còn nguyên giá trị.Đây còn là cơ sở để Đảng ta
vận dụng trong xây dựng, đổi mới hệ thống chính trị và hoàn thiện nền dân
chủ xã hội chủ nghĩa trong sự nghiệp đổi mới đất nước.
1. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, chủ nghĩa tư bản đã phát triển đến giai
đoạn tột cùng của nó - chủ nghĩa đế quốc, chấm dứt thời kỳ phát triển tương
đối hoà bình của thế giới những năm 70, 80 của thế kỷ 19. Đặc điểm kinh tế
nổi bật nhất của chủ nghĩa đế quốc là tập trung sản xuất cao dẫn đến hình
thành các tổ chức độc quyền làm cho mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa tư bản
diễn ra ngày càng gay gắt. Thế giới tư bản bước vào ngưỡng cửa của tổng
khủng hoảng; gắn liền với khủng hoảng là đói rét, bệnh tật, thất nghiệp, “tự
do kinh tế” và tự do chính trị” của chủ nghĩa tư bản bị thủ tiêu.



2
Trong thời kỳ này, về đối nội, chủ nghĩa đế quốc đã tăng cường phát xít
hoá bộ máy Nhà nước, hạn chế mọi quyền tự do dân chủ của nhân dân lao
động. Về đối ngoại, chủ nghĩa đế quốc đẩy mạnh chiến tranh xâm lược, tranh
giành thị trường thế giới, vơ vét tài nguyên và sức người ở các nước thuộc
địa. Với sự xác lập của chủ nghĩa đế quốc, đã làm cho mâu thuẫn vốn có trong
lòng chủ nghĩa tư bản trở nên gay gắt hơn, đặc biệt là mâu thuẫn giữa giai cấp
vô sản với giai cấp tư sản. Ngoài ra lúc này, còn xuất hiện các mâu thuẫn mới,
đó là mâu thuẫn giữa nhân dân lao động của các nước thuộc địa với chủ nghĩa
đế quốc, mâu thuẫn giữa các nước tư bản, các nước đế quốc chủ nghĩa đối với
nhau. Tình hình đó cho thấy, cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và
nhân dân lao động với giai cấp tư sản ngày càng trở nên quyết liệt hơn, gay
gắt hơn.
Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 1 (1914 - 1918) nổ ra với mục đích
hòng phân chia thế giới và dập tắt phong trào cách mạng của công nhân các
nước, nhưng kết quả của nó thì ngược lại. Cuộc chiến tranh này đã tập trung
tất cả những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản, đã làm tăng nhanh và sâu sắc
thêm quá trình biến chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh thành chủ nghĩa tư bản
lũng đoạn Nhà nước (chủ nghĩa đế quốc). Đồng thời, đẩy nhanh thêm những
tai hoạ chưa từng có và làm tăng thêm tinh thần cách mạng của nhân dân lao
động ở nhiều nước trên thế giới. Kết quả là, đẩy cuộc đấu tranh cách mạng
của giai cấp vô sản thêm nhanh và thuận lợi. Thời cơ giai cấp vô sản giành lấy
chính quyền từ tay giai cấp tư sản đã chín muồi, vấn đề giai cấp vô sản và
quan hệ đối với Nhà nước được đặt ra. Lênin đã khẳng định: chủ nghĩa đế
quốc là đêm trước của cách mạng vô sản, là phòng chờ của chủ nghĩa xã hội.
Vì vậy, vấn đề Nhà nước, nhất là Nhà nước của giai cấp vô sản được đặt ra
một cách cấp thiết.
Trong lúc giai cấp vô sản và nhân dân lao động thế giới nói chung, ở
Nga nói riêng đã, đang mong muốn cần phải có một lý luận cách mạng, khoa
học về Nhà nước soi đường để thực hiện nhiệm vụ giành chính quyền về tay



3
giai cấp vô sản thì một số phần tử cơ hội, xét lại trong Ban lãnh đạo của quốc
tế 2 tiêu biểu như: E.Bécxtanh, C.Cauxky lại tìm mọi cách chống lại các
nguyên lý về Nhà nước và cách mạng của chủ nghĩa Mác. Bọn chúng đã dùng
những giáo điều cũ rích và lỗi thời để hoài nghi, xét lại và phủ nhận chủ nghĩa
Mác. Cũng vào thời điểm này, bọn theo chủ nghĩa vô chính phủ mà tiêu biểu
như: N.I.Bukharin, Bacunin lại theo lý luận chống lại bất kỳ một Nhà nước
nào, kể cả hình thức Nhà nước chuyên chính vô sản của giai cấp công nhân.
Trên thực tế lúc đó, sự chống đối này của chủ nghĩa cơ hội và chủ nghĩa vô
chính phủ đối với chủ nghĩa Mác nói chung, lý luận của chủ nghĩa Mác về
Nhà nước và cách mạng nói riêng đã gây nhiều khó khăn và cản trở việc
giành chính quyền của giai cấp vô sản. Chính vì thế, Lênin đã khẳng định:
"Không đấu tranh chống những thiên kiến cơ hội chủ nghĩa về vấn đề "Nhà
nước" thì không thể đấu tranh giải phóng quần chúng cần lao khỏi ảnh hưởng
của giai cấp tư sản nói chung và của giai cấp tư sản đế quốc chủ nghĩa nói
riêng được" . Với những ý tưởng đó đã thúc giục Lênin bắt tay viết tác phẩm
"Nhà nước và cách mạng".
Đối với cách mạng Nga vào thời điểm này cũng rất phức tạp. Cuộc
cách mạng tháng hai năm 1917 đã giành thắng lợi, chính quyền Nga Hoàng đã
bị lật đổ, nhưng chính quyền ở Trung ương của nước Nga thì lại thuộc về tay
giai cấp tư sản, còn chính quyền ở địa phương của nước Nga thuộc về tay
công nông (Chính quyền ở địa phương hình thành hai phái: phái Mensêvích
ủng hộ và đi theo giai cấp tư sản; phái Bônsêvích đại diện chân chính cho giai
cấp công nhân và nông dân cách mạng). Từ tháng 2 đến tháng 6 năm 1917 là
thời kỳ rất căng thẳng. Cả những người Mensêvích và những người
Bônsêvích còn đang chờ đợi, thăm dò nhau. Nhưng đến tháng 6 năm 1917,
tình thế nước Nga đã xoay chuyển theo hướng có lợi cho giai cấp tư sản Nga.
Đó là, tại đại hội Xô Viết toàn Nga lần thứ nhất, phái Mensêvích đã ra lời

tuyên bố giành nốt chính quyền ở các địa phương và ra mặt đàn áp công nông.
Từ tháng 7 đến tháng 10 năm 1917 Chính phủ Trung ương của nước Nga


4
(Phái Mensêvích) tuyên bố loại những người Bônsêvích ra khỏi pháp luật.
Trước tình hình đó, Lênin - vị lãnh tụ của phái Bônsêvích, những người đại
diện cho giai cấp công nông phải lưu vong ra nước ngoài để hoạt động. Vì
vậy, vấn đề đặt ra lúc này cho Lênin và giai cấp vô sản Nga là phải trang bị lý
luận về Nhà nước cho công nông cách mạng để trên cơ sở đó chuẩn bị tiến
hành khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền từ tay giai cấp tư sản về tay giai
cấp vô sản. Chính vào thời điểm này từ tháng 8 đến tháng 9 năm 1917 Lênin
đã viết tác phẩm này và xuất bản thành sách riêng vào tháng 5 năm 1918.
2. Kết cấu và tư tưởng cơ bản của tác phẩm
Về kết cấu của tác phẩm: Tác phẩm "Nhà nước và cách mạng" của
Lênin gồm có 6 chương. Riêng chương thứ 7 Lênin mới viết bản thảo với tựa
đề "Kinh nghiệm các cuộc cách mạng Nga năm 1905 và 1917"; Và trong lời
bạt cho lần xuất bản lần thứ nhất, Lênin đã nói rõ lý do không hoàn thành dự
định này là do phải tập trung vào việc lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng giành
chính quyền hồi đêm trước của cuộc cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917.
Và sau này chính Lênin cũng đã bình luận rằng, "như vậy chỉ có thể là đáng
mừng thôi". Vì làm ra "kinh nghiệm của cách mạng" vẫn thích thú hơn và bổ
ích hơn là viết về kinh nghiệm đó".
Chương I: Xã hội có giai cấp và Nhà nước (gồm 4 tiết).
Chương II: Nhà nước và cách mạng. Kinh nghiệm những năm 1848 1851 (gồm 3 tiết).
Chương III: Nhà nước và cách mạng. Kinh nghiệm công xã Pari năm
1871, sự phân tích của Mác (gồm 5 tiết).
Chương IV: Tiếp theo. Những lời giải thích bổ sung của Ph.Ăngghen
(gồm 6 tiết).
Chương V: Những cơ sở kinh tế để Nhà nước tiêu vong (gồm 4 tiết)

Chương VI: Bọn cơ hội chủ nghĩa tầm thường hoá chủ nghĩa Mác (gồm 3
tiết).
Tư tưởng cơ bản của tác phẩm


5
Trong tác phẩm "Nhà nước và cách mạng" của Lênin, nổi bật lên những
tư tưởng cơ bản, chủ yếu sau đây:
Một là, trình bày và phát triển có hệ thống, toàn diện các quan điểm của
chủ nghĩa Mác về vấn đề Nhà nước và cách mạng.
Hai là, bổ sung và phát triển sâu sắc lý luận của chủ nghĩa Mác về
chuyên chính vô sản, và về hai giai đoạn trong hình thái kinh tế - xã hội cộng
sản chủ nghĩa.
3. Tư tưởng về chuyên chính vô sản và dân chủ vô sản trong tác phẩm
Tư tưởng về chuyên chính vô sản:
V.I.Lênin là người đầu tiên vạch ra lý luận về chuyên chính dân chủ cách
mạng của giai cấp vô sản và nông dân. Đây là vấn đề có ý nghĩa phổ biến chỉ đạo
các cuộc cách mạng dân chủ trong thời đại chủ nghĩa đế quốc.
Từ giữa năm 1905, trong tác phẩm “Hai sách lược của Đảng dân chủ - xã
hội”, Lênin đã phát triên lý luận về chuyên chính vô sản của C.Mác, Ph.Ăngghen
trong điều kiện mới của nước Nga. Đó là lý luận về chuyên chính công – nông.
V.I.Lênin đã chỉ ra chuyên chính dân chủ cách mạng của giai cấp vô sản và nông
dân là chính quyền cách mạng được thiết lập sau thắng lợi của cách mạng dân chủ
- tư sản do giai cấp công nhân lãnh đạo, khi liên minh công nông là một động lực.
Tính chất của nó là chuyên chính dân chủ, nhiệm vụ của nó là tiến hành đến cùng
cuộc cách mạng dân chủ. V.I.Lênin chỉ ra rằng, chuyên chính dân chủ cách mạng
của giai cấp vô sản và nông dân là một yêu cầu khách quan, là điều kiện đảm bảo
cho chuyển biến từ cách mạng dân chủ tư sản lên cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Theo Người, chuyên chính công – nông chỉ là tạm thời, chốc lát, nhưng nếu quên
đi là có hại cho cách mạng, không tạo được tiền đề cho chuyển biến cách mạng.

Lênin viết: “chuyên chính dân chủ cách mạng của giai cấp vô sản và nông nông
dân hoàn toàn chỉ là một nhiệm vụ tạm thời, chốc lát của những người xã hội chủ
nghĩa, nhưng trong thời kỳ cách mạng dân chủ, làm ngơ trước nhiệm vụ ấy thì thật
phản động”1.
1

V.I.Lênin toàn tập, tập 11, Nxb Tiến bộ, M.1979, tr.94


6
Trong tác phẩm “Nhà nước và cách mạng”, V.I.Lênin đã nêu bật tính tất
yếu của chuyên chính vô sản.
Khi phân tích vấn đề nhà nước để đưa đến kết luận về tính quy luật của
cách mạng bạo lực, của việc giai cấp vô sản phải đập tan nhà nước quan liêu thay
vào đó nhà nước của chính mình thì Lênin đã dẫn chúng ta vào vấn đề chuyên
chính vô sản. Chuyên chính vô sản là một trong những tư tưởng đặc sắc và trọng
yếu nhất của chủ nghĩa Mác về vấn đề nhà nước2; là đỉnh cao vai trò cách mạng
của giai cấp vô sản trong lịch sử3. Với tư tưởng này, một mặt, Lênin đã làm nổi
bật một trong những vấn đề cốt lõi của chủ nghĩa xã hội khoa học là vấn đề
chuyên chính vô sản; mặt khác, cũng nói lên sự bổ sung và phát triển một cách
có hệ thống, toàn diện và sâu sắc lý luận của chủ nghĩa Mác của Lênin về vấn đề
Nhà nước, nhất là Nhà nước của giai cấp vô sản.
Bên cạnh nêu lên tính tất yếu của chuyên chính vô sản, Lênin đã chỉ ra các
thuộc tính cơ bản của chuyên chính vô sản, tích hợp lại những thuộc tính đó giúp
chúng ta nhìn nhận một cách đầy đủ hơn về chuyên chính vô sản. Lênin đã trích
dẫn một đoạn trong bức thư C.Mác gửi Vai-đờ-mai-e để nhấn mạnh tính tất yếu
của chuyên chính vô sản4; để khẳng định sự khác nhau về chất của học thuyết
Mác về nhà nước với các lý luận gia tư sản. Theo đó, Mác khẳng định rằng: mác
không có công phát hiện ra giai cấp và đấu tranh giai cấp, điều cống hiến mới
của Mác là chứng minh rằng: Sự tồn tại của các giai cấp chỉ gắn với những giai

đoạn lịch sử nhất định trong sự phát triển của sản xuất; đấu tranh giai cấp tất
nhiên đưa đến chuyên chính vô sản; chuyên chính này cũng chỉ là một bước quá
độ tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Thống nhất với quan điểm của chủ nghĩa Mác về chuyên chính vô sản
như vậy, đồng thời để bảo vệ chủ nghĩa Mác trong điều kiện xuất hiện những sự
xuyên tạc của giai cấp tư sản, của chủ nghĩa cơ hội, Lênin đã nhấn mạnh rằng:
Chuyên chính vô sản đã trở thành “hòn đá thử vàng” để nhận ra những người
2

V.I.Lênin toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, M.1976, tr.30
V.I.Lênin toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, M.1976, tr.33
4
V.I.Lênin toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, M.1976, tr.41
3


7
mácxít và giả danh mácxít: “Chỉ những người đã hiểu rằng chuyên chính của một
giai cấp là tất yếu không những cho mọi xã hội có giai cấp nói chung, không
những giai cấp vô sản sau khi đã lật đổ giai cấp tư sản, mà còn cho suốt thời kỳ
lịch sử từ chế độ tư bản chủ nghĩa đến “xã hội không có giai cấp”, đến chế độ
cộng sản chủ nghĩa, chỉ những người đó mới thấm nhuần được thực chất của học
thuyết của Mác về nhà nước”5; và khẳng định rằng: “Chỉ người nào mở rộng việc
thừa nhận đấu tranh giai cấp đến mức thừa nhận chuyên chính vô sản thì mới là
người Mác xít. Đó là điều khác nhau sâu sắc nhất giữa người Mác xít và người
tiêu tư sản (và cả tư sản lớn) tầm thường. Chính phải dùng viên đá thử vàng ấy
mà thử thách sự hiểu biết thực sự và sự thừa nhận thực sự chủ nghĩa Mác”6
Khi trích dẫn một đoạn nữa nói về tính tất yếu của chuyên chính vô sản
trong tác phẩm “Phê phán cương lĩnh Gô ta” của Mác7, Lênin lưu ý rằng: kết luận
đó của Mác là dựa vào phân tích “vai trò của giai cấp vô sản trong xã hội tư bản

chủ nghĩa” – đại biểu cho lực lượng sản xuất mới, cho xu thế phát triển của lịch sử
và “ những căn cứ phát triển của xã hội ấy” – mâu thuẫn nội tại và sự tất yếu phải
thay thế nó và vào “tính chất không thể điều hòa được giữa những quyền lợi đối
lập của giai cấp vô sản và giai cấp tư sản (đấu tranh giai cấp và phục hồi giai cấp
vẫn còn trong thời kỳ quá độ).
Về những thuộc tính của chuyên chính vô sản, trước hết Lênin cho rằng
chuyên chính vô sản là “nhà nước nửa nhà nước”, nhà nước không hoàn toàn theo
nghĩa đen – nhà nước kiểu mới – nhà nước đang “tự tiêu vong”, nhà nước đấy
không phải dùng để trấn áp đa số nhân dân lao động mà là để trấn áp thiểu số bọn
bóc lột, mở rộng dân chủ cho nhân dân lao động trên các lĩnh vực kinh tế, chính
trị, xã hội. Nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản là nền dân chủ cao
nhất trong lịch sử. Trong nền chuyên chính đó, sức sáng tạo, tính nhân đạo, tính
quần chúng được khẳng định.

5

V.I.Lênin toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, M.1976, tr.44
V.I.Lênin toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, M.1976, tr.42
7
V.I.Lênin toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, M.1976, tr.106
6


8
Tuy nhiên, nhà nước chuyên chính vô sản là nhà nước đang “tự tiêu vong”
và sẽ tiêu vong nhưng không phải vì thế mà phủ nhận bạo lực cách mạng. Nhà
nước tư sản bị thay thế bởi nhà nước vô sản không phải bằng con đường “tiêu
vong” được mà nó vẫn phải tuân theo quy luật chung, bằng một cuộc cách mạng
bạo lực. Trong tác phẩm, Lênin đã dùng thuật ngữ “nhà nước tiêu vong” vừa nói
lên tính chất tuần tự lẫn tính chất tự phát của quá trình8, và đạt được mục đích nhà

nước tiêu vong là một quá trình lâu dài, không phải một sớm một chiều như nhận
định của những người vô chính phủ. Ở đây cần thấy thêm tính chất phong phú của
sự phát triển: để đi đến không còn quyền uy chính trị, không còn nhà nước, việc
đầu tiên của cách mạng không những giai cấp vô sản không xóa bỏ quyền uy, xóa
bỏ nhà nước nói chung mà chính lại thiết lập quyền uy, thiết lập nhà nước chuyên
chính của mình, và suốt thời kỳ quá độ, quyền đó, chuyên chính đó phải được tăng
cường: “Từ nay cho đến khi giai đoạn cao của chủ nghĩa cộng sản xuất hiện,
những người xã hội chủ nghĩa yêu cầu xã hội và nhà nước kiểm soát thật nghiêm
ngặt mức độ lao động và mức độ tiêu dùng, nhưng việc kiểm soát ấy phải bắt đầu
bằng việc tước đoạt bọn tư bản, bằng việc công nhận kiểm soát bọn tư bản, và
kiểm soát này không phải do nhà nước của bọn quan lại thi hành, mà do nhà nước
công nhân vũ trang thi hành”9.
Lênin cho rằng: chuyên chính vô sản là một chế độ chính trị - đó là chế độ
chính trị dân chủ nhất.
Khi trình bày về hình thức nhà nước chuyên chính vô sản, Lênin còn
nêu lên nguyên tắc tổ chức nhà nước vô sản. Đó là chế độ tập trung dân chủ,
tập trung dân chủ vừa là nguyên tắc tổ chức của một chính đảng vừa là nguyên
tắc tô chức của một hình thức nhà nước do giai cấp vô sản lãnh đạo. Hai loại
hình thức nhà nước Xô viết và dân chủ nhân dân đều tuân thủ nguyên tắc này.
Lênin viết: “Nhà nước trong thời kỳ đó tất nhiên phải là một nhà nước dân chủ

8
9

V.I.Lênin toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, M.1976, tr.110
V.I.Lênin toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, M.1976, tr.119


9
kiểu mới (dân chủ đối với những người vô sản và nói chung những người

không có của) và chuyên chính kiểu mới (chống giai cấp tư sản)”10.
Chuyên chính vô sản là sự lãnh đạo hay sự thống trị về chính trị của giai
cấp vô sản – đây là thuộc tính cơ bản nhất của chuyên chính vô sản.
V.I.Lênin cho rằng định nghĩa về nhà nước chuyên chính vô sản của
C.Mác, Ph.Ăngghen trong “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” là “tuyệt hay”: “Nhà
nước, tức là giai cấp vô sản được tổ chức thành giai cấp thống trị”, đây là sự
khẳng định tính chất giai cấp của nhà nước mới. Sự thống trị của giai cấp vô sản
không chia sẽ với ai và trực tiếp dựa vào lực lượng vũ trang của quần chúng 11.
Trong thực tế, giai cấp vô sản lãnh đạo thông qua đội tiền phong, thông qua
đường lối chính trị, chiến lược, sách lược đấu tranh cách mạng, và bằng chính cả
tính gương mẫu mọi mặt của từng đảng viên. Cho nên, Lênin mới mệnh danh cho
Đảng vô sản là: người thầy, người dẫn đường, người lãnh đạo của nhân dân lao
động12. Và chính việc lôi kéo được đông đảo quần chúng nhân dân lao động, giai
cấp vô sản mới trở thành lãnh tụ cách mạng, mới đem lại cho cách mạng tính chất
nhân dân, tính chất triệt để thực sự. Nghiên cứu vấn đề này, Lênin cũngkhông
quên liên hệ với quy luật của cách mạng bạo lực. Việc đập tan nhà nước quan liêu
cũ là “điều kiện tiên quyết của bất cứ cuộc cách mạng nhân dân nào”13. Cách
mạng nhân dân phải lôi cuốn được tối đa nhân dân tham gia một cách tích cực.
“họ đã để lại trên trên tất cả tiến trình của cách mạng, dấu vết những yêu sách của
họ, dấu vết những cố gắng của họ nhằm xây dựng theo cách thức của họ một xã
hội mới đang thay thế cho xã hội cũ đang bị phá hủy”14.
Khi giai cấp tư sản lỗi thời, phản động, không thể có khả năng phát động
một phong trào nào có tính chất nhân dân. Lênin cho rằng vào năm 1871 trên lục
địa châu Âu, ở bất cứ nước nào giai cấp vô sản cũng phải là đã số trong nhân dân.
Cách mạng chỉ có bao gồm được cả giai cấp công nhân và nông dân thì mới có
10

11

V.I.Lênin toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, M.1976, tr.43


V.I.Lênin toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, M.1976, tr.32
V.I.Lênin toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, M.1976, tr.33
13
V.I.Lênin toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, M.1976, tr.48
14
V.I.Lênin toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, M.1976, tr.48
12


10
thể là cách mạng “nhân dân”, mới thật sự lôi kéo được đa số nhân dân. Khối liên
minh công – nông có vai trò quan trọng trong thời kỳ chuyên chính vô sản. Nhà
nước chuyên chính vô sản, nhưng “công – nông là lực lượng “nắm chính quyền
nhà nước”15: “Nếu không có sự liên minh ấy thì không thể có dân chủ vững bền,
không thể có cải tạo xã hội chủ nghĩa được”16.
Đến đây, khái niệm “thống trị” của giai cấp vô sản trong thời kỳ chuyên
chính vô sản có thể hiểu bao hàm hai nội dung hay hai chức năng cơ bản của
chuyên chính vô sản trong quá trình tiêu diệt hoàn toàn giai cấp tư sản. Lênin viết:
“Giai cấp tư sản chỉ có thể bị lật đổ, khi nào giai cấp vô sản trở thành giai cấp
thống trị đủ sức trấn áp sự phản kháng không thể tránh khỏi, tuyệt vọng của giai
cấp tư sản, và đủ sức tổ chức hết thảy quần chúng nhân dân lao động và bị bóc lột
để xây dựng một chế độ kinh tế mới”17.
V.I.Lênin không đề cập sâu đến mối liên hệ của hai chức năng trên của
chuyên chính vô sản. Nhưng qua sự phân tích cơ sở kinh tế để nhà nước tiêu vong
đã toát lên tính chất quyết định và cơ bản hơn cả của công cuộc xây dựng sáng tạo
chế độ mới để đưa xã hội tiến tới không còn giai cấp. Trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội và còn nhà nước nên còn bạo lực, nghĩa là cuộc đấu tranh giai
cấp vẫn còn tiếp tục trong thời kỳ chuyên chính vô sản. Lênin đã vạch trần sự
xuyên tạc của chủ nghĩa cơ hội khi họ khẳng định rằng: cái chủ yếu trong học

thuyết của Mác là đấu tranh giai cấp, nhưng chủ nghĩa cơ hội lại đóng khung
việc thừa nhận đấu tranh giai cấp trong phạm vi quan hệ tư sản. Vì thế, Lênin
vạch rõ: chủ nghĩa cơ hội chính là không nâng việc thừa nhận đấu tranh giai cấp
lên điều chủ yếu nhất; tức là thừa nhận đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ từ
chủ nghĩa tư bản lên chuyên chính vô sản, thời kỳ lật đổ và thủ tiêu hoàn toàn
giai cấp tư sản. Lênin kết luận: “Kẻ nào chỉ thừa nhận có đấu tranh giai cấp
không thôi thì kẻ đó vẫn chưa phải là một người Mác xít, kẻ ấy có thể vẫn chưa
thoát khỏi khuôn khổ tư tưởng tư sản và chính trị tư sản. Đóng khung chủ nghĩa
15

V.I.Lênin toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, M.1976, tr.66
V.I.Lênin toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, M.1976, tr.49
17
V.I.Lênin toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, M.1976, tr.32
16


11
Mác trong học thuyết đấu tranh giai cấp là cắt xén, xuyên tạc chủ nghĩa Mác, thu
nó lại thành cái mà giai cấp tư sản có thể tiếp nhận được”18. Người nêu rõ thêm:
“Trên thực tế, thời kỳ ấy tất nhiên là thời kỳ đấu tranh giai cấp ác liệt chưa từng
thấy mang những hình thức hết sức gay gắt”19.
Trong tác phẩm, V.I.Lênin đã tiên đoán về những hình thức chính trị khác
nhau của chuyên chính vô sản trong bước quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ
nghĩa cộng sản “bước chuyển từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản, cố
nhiên không thể không đêm lại rất nhiều hình thức chính trị khác nhau, nhưng
thực c hất của những hình thức ấy tất nhiên sẽ chỉ là một, tức là :chuyên chính vô
sản”20. Lựa chọn hình thức nhà nước chuyên chính vô sản thích hợp cũng như
sáng tạo ra những hình thức mới là trách nhiệm cao cả của giai cấp vô sản có
chính quyền.

Lý luận về dân chủ được bàn trong tác phẩm
Trong “Nhà nước và cách mạng” vấn đề dân chủ vô sản được Lênin luận
bàn trong tác phẩm khá sâu sắc và toàn diện. Người đã đề cập trên nhiều phương
diện của dân chủ: dân chủ với tư cách là một giá trị xã hội; dân chủ là một
phương diện của chính trị. Với góc độ thứ nhất, dân chủ kết tinh những giá trị
nhân văn, nhân bản sâu sắc, phản ánh trình độ phát triển mà con người và xã hội
loài người đã đạt được, nó là phạm trù vĩnh viễn, tồn tại song song với lịch sử xã
hội loài người. Với góc độ thứ hai, dân chủ gắn liền với tổ chức và hoạt động
của Nhà nước, phản ánh trình độ phát triển của xã hội được tổ chức thành Nhà
nước, nó sẽ mất đi khi Nhà nước tiêu vong.
Kế thừa và phát triển xuất sắc tư tương của C.Mác, Ph.Ăngghen về vấn đề
dân chủ trong các tác phẩm như: “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”, “Ngày 18
tháng sương mù của Lu.I.Bônapactơ”, “Nội chiến ở Pháp”, trong “Bức thư của
Ăngghen gửi Bờ ben ngày 18-28 tháng Ba năm 1875, đặc biệt là tác phẩm “Phê
phán cương lĩnh Gô ta” nhằm đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác, Lênin đã vạch rõ
18

V.I.Lênin toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, M.1976, tr.42
V.I.Lênin toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, M.1976, tr.43
20
V.I.Lênin toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, M.1976, tr..44
19


12
những luận điệu xuyên tạc, phản phát xít của những thủ lĩnh Quốc tế II lúc đó
như E.Bextanh, C.Cauxky và những người khác cũng như phần tử vụ chính phủ
như Bukharin.
Trong tác phẩm này, Lênin chỉ tập trung đề cập tới dân chủ chính
trị, biểu hiện trực tiếp ở chế độ dân chủ và chế độ Nhà nước . Trên cơ sở

góc độ tiếp cận thống nhất dân chủ với Nhà nước và chế độ dân chủ với
chế độ Nhà nước, Lênin chỉ rõ: “Chế độ dân chủ là một hình thức Nhà
nước, một trong những hình thái của Nhà nước. Cho nên, cũng như mọi
Nhà nước, chế độ dân chủ là việc thi hành có tổ chức, có hệ thống sự
cưỡng bức đối với người ta. Một mặt thì như thế. Nhưng mặt khác chế độ
dân chủ có nghĩa là chính thức thừa nhận quyền bình đẳng giữa những
công dân, thừa nhận cho mọi người được quyền ngang nhau trong việc
xác định cơ cấu Nhà nước và quản lý Nhà nước” 21.
Luận điểm trên cho thấy, việc Lênin khẳng định trước sau như một
rằng, dân chủ được xem như một hình thức nhà nước, một chế độ chính trị
xã hội, thì bất luận trong xã hội có phân chia giai cấp, nó phải mang bản
chất của giai cấp cầm quyền, giai cấp thống trị xã hội. Không thể có lý do
gì để tách vấn đề nhà nước với vấn đề giai cấp ra khác nhau, vì vậy cũng
không thể tách rời vấn đề dân chủ khỏi vấn đề giai cấp. Theo Lênin, đây
cũng chính là điểm phân định giữa lập trường quan điểm giai cấp cách
mạng và phản cách mạng, mácxít và phi mácxít, nó còn là đối tượng của
cuộc đấu tranh trên lĩnh vực lý luận và tư tưởng từ trước tới nay.
Trong thời đại đế quốc chủ nghĩa và cách mạng vô sản, để bảo vệ lợi
ích giai cấp của mình, các học giả tư sản cùng phần tử cơ hội xét lại như
Bestanh, Cauxky... cố tình làm rối vấn đề nhà nước, đánh đồng các kiểu
nhà nước ở mọi thời đại, tìm cách đánh tráo bản chất giai cấp của nhà
nước, cũng vì vậy họ cào bằng khi quan niệm về dân chủ, ca tụng chế độ
dân chủ tư sản và cho nó là đỉnh cao giá trị của xã hội loài người. Phê
21

V.I.Lênin toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, M.1976, tr.123


13
phán quan điểm sai trái ấy, trong tác phẩm, Lênin đã khẳng định rằng chỉ

có chủ nghĩa Mác mới đưa ra câu trả lời khoa học và đúng đắn cho câu
hỏi thế nào là nhà nước, nguồn gốc và bản chất của nhà nước là gì?
Thống nhất về bản chất của dân chủ là như vậy. Theo lôgíc của tiến
trình cách mạng, Lênin chỉ rõ: “Phát triển dân chủ đến cùng, tìm ra những
hình thức của sự phát triển ấy, đem thí nghiệm những hình thức ấy trong
thực tiễn v.v - đó là một trong những nhiệm vụ cấu thành của cuộc đấu
tranh vì cách mạng xã hội” 22. Và cũng theo lôgíc này, sự thắng lợi của cách
mạng xã hội chủ nghĩa cũng đồng nghĩa với việc xây dựng thành công nền
dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Quan điểm của Lênin về vấn đề dân chủ được xem xét với tính là
một chế độ chính trị xã hội, là một hình thức nhà nước, sự ra đời của nhà
nước chuyên chính vô sản, của chế độ dân chủ vô sản là một tất yếu khách
quan đã vũ trang cho Đảng Cộng sản và giai cấp công nhân Nga làm nên
cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga vĩ đại ngay sau đó.
Dân chủ được xem xét với nghĩa quyền lực thuộc về nhân dân, chỉ
dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, dân chủ mới thực sự đảm bảo quyền lực thuộc
về nhân dân lao động. Đây là vấn đề hết sức mới mẻ về mặt lý luận và thực
tiễn trong bối cảnh lịch sử khi Lênin viết Nhà nước và cách mạng. Bởi lẽ,
sau khi Ăngghen mất (1895) để bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản nên các
học giả tư sản và những người xét lại chủ nghĩa Mác ở Quốc tế II như
Bestanh, Cauxky... đã thổi phồng sự tối ưu của dân chủ tư sản, biện hộ cho
sự tồn tại của chế độ dân chủ tư sản, họ cho rằng việc mở rộng dân chủ trong
pháp luật tư sản đó là "thành công", là "thắng lợi" của cuộc đấu tranh cách
mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Trong tác phẩm, Lênin
cho rằng không phải có một kiểu nhà nước" phúc lợi chung" cho mọi quốc
gia dân tộc, càng không thể có nền dân chủ đứng trên xã hội và dân chủ tư
sản quyết không phải là đỉnh cao trong lịch sử loài người. Ngược lại, dân
22

V.I.Lênin toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, M.1976, tr.97



14
chủ là cụ thể, dân chủ thực chất quyền lực thuộc về nhân dân, rằng dân chủ
vô sản sẽ thay thế dân chủ tư sản sau thắng lợi của cuộc cách mạng vô sản,
và chỉ dưới chế độ xã hội chủ nghĩa mới thực sự đem lại quyền lực cho nhân
dân lao động. Vậy sự khác nhau căn bản giữa dân chủ vô sản và dân chủ tư
sản ở điểm nào ? Theo Lênin, để phân biệt giữa chế độ dân chủ vô sản và
dân chủ tư sản phải dựa trên quan điểm giai cấp, phải soi xét dưới quan điểm
duy vật lịch sử mới đem lại sự đúng đắn và khoa học.
Kế thừa và phát triển tư tưởng của Mác, trong Nhà nước và cách
mạng, Lênin đã chỉ rõ thực chất của chế độ dân chủ tư sản, rằng: “xã hội tư
bản chủ nghĩa, xét trong những điều kiện phát triển thuận lợi nhất của nó,
đem lại cho ta một chế độ dân chủ ít nhiều trong chế độ cộng hòa dân chủ.
Nhưng chế độ dân chủ ấy bao giờ cũng bó hẹp khuôn khổ chật hẹp của sự
bóc lột tư bản chủ nghĩa và do đó, thực ra nó luôn luôn là một chế độ dân
chủ đối với một thiểu số, vẫn chỉ là một chế độ dân chủ đối với riêng những
giai cấp có của, đối với riêng bọn giàu có mà thôi” 23.
Tiếp tục làm rõ bản chất, cơ cấu dân chủ tư sản là dân chủ thuộc về
giai cấp tư sản bóc lột, sự mở rộng một số quyền hạn nhất định mang tính
nới lỏng, rất vụn vặt, "nhỏ nhặt" và hình thức đối với giai cấp vô sản và quần
chúng nhân dân lao động; cắt nghĩa cho điều đó, Lênin viết: "Dân chủ cho
thiểu số rất nhỏ, dân chủ cho người giàu, đó là nền dân chủ tư sản chủ nghĩa
thì chúng ta thấy khắp nơi, trong những chi tiết "nhỏ nhặt" (gọi là nhỏ nhặt)
của luật tuyển cử (điều kiện cư trú, phụ nữ tham gia...) vì thực chất "chế độ
dân chủ tư sản ấy – một thứ dân chủ tất nhiên là bó hẹp, chà đạp lên người
nghèo một cách kín đáo, và vì vậy hoàn toàn giả dối và dối trá –không dẫn
một cách đơn giản trực tiếp ưu ái "đến một chế độ dân chủ ngày càng hoàn
bị hơn" như các giáo sư theo phái tự do và bọn cơ hội tiểu tư sản vẫn tưởng
tượng”24.

Trái lại, dân chủ với tính cách là một chế độ chính trị xã hội trong thời
23
24

V.I.Lênin toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, M.1976, tr.107
V.I.Lênin toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, M.1976, tr.108


15
kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, nó được xác lập dựa trên
nền tảng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, do giai cấp vô sản lãnh đạo về
nhà nước và xã hội, sự tôn trọng quyền tự do bình đẳng giữa các giai cấp,
tầng lớp, dân tộc trong xã hội được đảm bảo bằng pháp luật xã hội chủ
nghĩa, nền dân chủ ấy mới đúng nghĩa quyền lực thuộc về nhân dân lao
động, cho đại đa số quần chúng bị áp bức trước đây, theo Lênin, đó là “chế
độ dân chủ cho người nghèo, chế độ dân chủ cho nhân dân” 25, rằng dân chủ
xã hội chủ nghĩa là “dân chủ cho tuyệt đại đa số nhân dân và trấn áp bằng vũ
lực bọn bóc lột, bọn áp bức nhân dân, nghĩa là tước bỏ dân chủ đối với bọn
chúng; đó là sự biến đổi dân chủ trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản
lên chủ nghĩa xã hội”26.
Luận điểm trên của Lênin đã đập tan những luận điệu xuyên tạc của
bọn cơ hội và các học giả tư sản về vấn đề dân chủ trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội; đồng thời Người đã chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa
dân chủ và chuyên chính trong chế độ xã hội chủ nghĩa; đó là sau khi giai
cấp vô sản giành được chính quyền, xác lập nhà nước chuyên chính vô sản,
xây dựng chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa thì nhà nước chuyên chính vô sản
vẫn phải thực hiện hai chức năng cơ bản: Chức năng giai cấp (trấn áp) và
quản lý nhà nước về xã hội, chỉ có điều khác với nhà nước tư sản và chế độ
dân chủ tư sản trước đó, Nhà nước chuyên chính vô sản thực hiện chức năng
xã hội với việc mở rộng dân chủ cho toàn thể quần chúng nhân dân lao động,

bằng sự tham gia ngày một đông của họ vào công cuộc cải tạo xã hội chủ
nghĩa, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng chế độ mới xã hội chủ nghĩa.
Rằng “Thật ra, chỉ có ở dưới chủ nghĩa xã hội thì trong mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội và cá nhân mới bắt đầu có một sự tiến lên mau chóng, thật sự,
thực sự có tính chất quần chúng, lúc đầu được đa số dân cư tham gia, rồi sau
được toàn thể dân cư tham gia” 27
25

V.I.Lênin toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, M.1976, tr.109
V.I.Lênin toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, M.1976, tr.109
27
V.I.Lênin toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, M.1976, tr.122-123
26


16
Trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản, theo
Lênin, bản chất của chế độ dân chủ vô sản còn thể hiện ở chỗ: “dân chủ cho
tuyệt đại đa số nhân dân và trấn áp bằng vũ lực bọn bóc lột, bọn áp bức nhân
dân, nghĩa là tước bỏ dân chủ đối với bọn chúng”, và đến xã hội cộng sản chủ
nghĩa - là lúc xã hội đạt tới "một nền dân chủ thực sự hoàn bị, thật sự không hạn
chế”, đó cũng chính là lúc chế độ dân chủ tiêu vong.
Trong tác phẩm, Lênin cũng đã nêu lên quan niệm về bình đẳng, công
bằng và quyền tự do dân chủ trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư lên chủ nghĩa
xã hội.
Thấy hết tính chất nguy hiểm quan điểm phi mácxít, cơ hội chủ nghĩa của
Cauxky, trong tác phẩm, Lênin chỉ rõ: “đó đúng là chủ nghĩa cơ hội thuần túy và
ti tiện nhất, như thế là trên đầu lưỡi thì thừa nhận cách mạng mà trên thực tế thì
từ bỏ cách mạng”28. Cũng vì vậy, theo Lênin, muốn có tự do dân chủ, bình đẳng,
công bằng cho mọi tầng lớp nhân dân lao động thì không thể "đóng khung" ở

đấu tranh nghị trường, bãi công, biểu tình, đưa yêu sách cho giới chủ... không
thôi mà phải tổ chức lực lượng đưa họ vào cuộc đấu tranh cách mạng, xóa bỏ
chế độ cũ (tư bản chủ nghĩa) xác lập chính quyền chuyên chính vô sản, đó là cơ
sở đầu tiên để nhân dân khẳng định được quyền dân chủ của mình trong việc lựa
chọn chế độ dân chủ mới cho tương lai. Nhấn mạnh sự cần thiết ấy, Lênin viết:
“chuyên chính vô sản, nghĩa là việc tổ chức đội tiên phong của những người bị
áp bức thành giai cấp thống trị để trấn áp bọn áp bức thì không thể đơn giản
đóng khung trong việc mở rộng nhiều chế độ dân chủ - lần đầu tiên biến chế độ
dân chủ cho người nghèo, chế độ dân chủ cho nhân dân chứ không phải cho bọn
nhà giàu”29. Như vậy, theo Lênin chúng ta hiểu rằng khi giai cấp công nhân chưa
có chính quyền thì không thể thỏa hiệp, không thể từ bỏ đấu tranh cách mạng,
còn khi đã giành được chính quyền rồi cũng không thể nhân nhượng một cách
“ấutrĩ” với giai cấp tư sản, với bọn đế quốc. Còn dùng phương pháp hòa bình,
28
29

V.I.Lênin toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, M.1976, tr.145
V.I.Lênin toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, M.1976, tr.109


17
nghị trường hoàn toàn mà có chủ nghĩa xã hội, tự do dân chủ thì đó chỉ là ảo
tưởng mơ hồ, là đầu hàng giai cấp tư sản, đưa cách mạng đến chỗ thất bại.
Sự đối lập giữa chủ nghĩa quan liêu với dân chủ trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội. Sùng bái dân chủ tư sản, biện hộ cho sự tồn tại của chủ
nghĩa quan liêu, Cauxky quan niệm: “trong xã hội xã hội chủ nghĩa, có thể
song song tồn tại... những hình thức hết sức khác nhau: hình thức quan liêu
chủ nghĩa (??) công đoàn hợp tác, tư nhân"... Chẳng hạn, có những xí nghiệp
không cần đến tổ chức quan liêu (??) như đường sắt. Ở đây, tổ chức dân chủ
có hình thức sau: công nhân sẽ bầu ra những đại biểu hợp thành một thứ nghị

viện có nhiệm vụ đặt ra chế độ lao động và giám thị quản lý của bộ máy quan
liêu”30. Trong tác phẩm, Lênin chỉ rõ: “Nhận định ấy là sai” bởi lẽ, bộ máy
nhà nước dưới chế độ tư bản chủ nghĩa mới là một bộ máy quan liêu, do “dân
chủ bị bóp nghẹt, bị đè bẹp, bị cắt xén, bị bóp méo” 31 do vai trò các tổ chức
chính trị và công đoàn, viên chức bị hủ hóa, nên “họ có xu hướng biến thành
những người quan liêu, nghĩa là thành những nhân vật có đặc quyền thoát ly
quần chúng và đứng trên quần chúng”32.
Trái lại, bộ máy nhà nước chuyên chính vô sản dưới chế độ xã hội chủ
nghĩa thì khác hẳn vì, trong xã hội xã hội chủ nghĩa “một thứ nghị viện gồm
đại biểu công nhân sẽ đặt ra chế độ lao động và giám thị quản lý” của bộ máy,
nhưng bộ máy ấy sẽ không phải là một bộ máy “quanliêu” bởi có sự tham gia
và giám sát ngày một đông của các tầng lớp nhân dân lao động vào bộ máy
quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương, thông qua cả dân chủ trực
tiếp và dân chủ đại nghị.
4. Ý nghĩa của vấn đề
a. Tư tưởng về chuyên chính vô sản trong các tác phẩm của V.I. Lênin
đã cung cấp cho các chính đảng của giai cấp công nhân, các nhà nước xã hội
chủ nghĩa những cơ sở lý luận để vạch ra đường lối, chính sách chỉ đạo hoạt
30

V.I.Lênin toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, M.1976, tr.133
V.I.Lênin toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, M.1976, tr.141
32
V.I.Lênin toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, M.1976, tr.141
31


18
động thực tiễn trong điều kiện cụ thể của mỗi chính đảng, mỗi quốc gia. Đồng
thời nó cũng giúp để các chính đảng của giai cấp công nhân có cơ sở lý luận

để chống lại bọn cơ hội chủ nghĩa, chống lại sự xuyên tạc bôi nhọ của kẻ thù
về nhà nước và nền chuyên chính vô sản. Trải qua những biến động dữ dội
của tình hình quốc tế hiện nay, một lần nữa, tư tưởng chuyên chính vô sản của
Lênin lại thể hiện sức sống mãnh liệt của mình. Một sức sống không chỉ có
giá trị trong quá khứ mà còn có giá trị cho hiện tại và cả tương lai của chủ
nghĩa xã hội và lịch sử nhân loại. Một sức sống không chỉ được phát triển khi
nó mới ra đời mà còn được phát triển ngay cả khi nó đi vào thoái trào. Một
sức sống không chỉ có ý nghĩa với nước Nga Xô Viết mà còn đối với cả loài
người tiến bộ.
Trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang ở giai đoạn đầu của quá trình
xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông
nghiệp lạc hậu với những tàn tích của chế độ thuộc địa nửa phong kiến và
những hậu quả nặng nề của chiến tranh. So với đặc điểm nước Nga sau những
năm 1917, nước ta có rất nhiều những đặc điểm tương đồng. Chính vì vậy,
những lý luận trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga mà
Lênin xây dựng trước và sau năm 1917 có ý nghĩa to lớn với sự nghiệp cách
mạng nước ta hiện nay.
Những năm trước đây và một số năm đầu đổi mới, chúng ta chưa dùng
thuật ngữ "Hệ thống chính trị", mà dùng thuật ngữ "Hệ thống chuyên chính
vô sản", để chỉ hệ thống cơ cấu tổ chức các cơ quan quyền lực lãnh đạo và
quản lý, điều hành xã hội. Hiện nay, thuật ngữ "Hệ thống chính trị xã hội chủ
nghĩa" được sử dụng chính thức trong các văn kiện của Đảng, Nhà nước; đó
là sự kế thừa và phát triển tư tưởng về "Hệ thống chuyên chính vô sản". Mục
tiêu tổng quát của hệ thống chính trị nước ta được thể hiện trong “Cương lĩnh
xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” như sau: "Toàn
bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn mới là


19
nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo

đảm quyền lực thuộc về nhân dân".
Theo đó, đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay phải trên cơ sở
lấy đổi mới kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt. Đổi mới hệ
thống chính trị phải gắn với xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thực sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân; tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng đối với Nhà nước, nâng cao hiệu lực quản lý và tính chủ động,
sáng tạo trong hoạt động của Nhà nước; Đổi mới tổ chức và hoạt động của
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội theo hướng đa dạng về
hình thức, chức năng, nhiệm vụ; coi trọng tính thiết thực và hiệu quả, làm tốt
chức năng, giám sát và phản biện xã hội, góp phần vào việc xây dựng Đảng,
xây dựng Nhà nước trong sạch vững mạnh, phát huy quyền làm chủ của nhân
dân; Đẩy mạnh cải cách hành chính; thực hiện cơ chế hóa, quy chế hóa mối
quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của hệ thống, tạo ra sự vận động cùng
chiều, tạo sức mạnh tổng hợp thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và mở rộng
quyền làm chủ của nhân dân.
b. Tư tưởng của Lênin về vấn đề dân chủ trong tác phẩm cho phép
chúng ta thấy được tính đúng đắn về khoa học, tư duy sáng tạo và những nhận
định thiên tài của Người. Mặt khác, chúng ta thấy được việc để bảo vệ chủ
nghĩa Mác, Lênin đã đấu tranh không khoan nhượng, vạch rõ những tư tưởng
thỏa hiệp cơ hội của Bestanh, Cauxky, tư tưởng hữu khuynh của Trờlờnixi,
Tsộcnốp, luận điệu vụ chính phủ của Bukharin... và các học giả tư sản. Đặc
biệt từ sau khi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu tan vỡ, sự
phục hồi trở lại chế độ tư bản chủ nghĩa, nền dân chủ tư sản với những khuyết
tật không thể khắc phục được như chiến tranh, nội chiến, khủng bố, ly khai,
phân hóa giàu nghèo, chia rẽ sắc tộc, tôn giáo..., cùng những tệ nạn xã hội
như quan liêu, tham nhũng, những điều đó càng minh chứng một lần nữa cho
tính đúng đắn lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân chủ.
Rằng xa rời nguyên tắc tính đảng mácxít Lêninít, không dựa trên quan điểm



20
duy vật lịch sử thì không thể thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa được, sẽ dẫn
đến nguy cơ chệch hướng và thất bại.
Đối với cách mạng nước ta, nhận thức và vận dụng sáng tạo những tư
tưởng của Lênin về vấn đề dân chủ tác phẩm có ý nghĩa hết sức sâu sắc.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ
sung, phát triển năm 2011) đã khẳng định: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản
chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất
nước”33. Trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta đã chỉ rõ một trong
những nguyên tắc cơ bản để chỉ đạo đổi mới là xây dựng nền dân chủ xã hội
chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân, thúc đẩy sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Để tiến lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, mở rộng hội nhập quốc tế, phát triển bền vững,
thực hiện thành công mục tiêu tổng quát của cách mạng: “Dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” của Đảng đề ra, chúng ta phải coi trọng
phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa vì nó là mục tiêu cơ bản của quá trình
xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đồng thời, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được
phát triển và hoàn thiện lại trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy xã hội
không ngừng phát triển. Bản chất chính trị của giai cấp công nhân đòi hỏi
phải dùng phương pháp dân chủ để quản lý nhà nước, cải tạo xã hội. Nhà
nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước kiểu mới trong tiến trình lịch sử, dân chủ
xã hội chủ nghĩa là thực hiện quyền nhân dân làm chủ đất nước, làm chủ xã
hội. Đây là bản chất tốt đẹp của nhà nước xã hội chủ nghĩa đã và đang tồn tại,
phát triển ở một số nước trên thế giới, trong đó có nước ta.

33

tr.84-85


Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đaị biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H.2011,



×