Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

TƯ TƯỞNG CỦA LÊNIN VỀ CHUYÊN CHÍNH VÔ SẢN VÀ Ý NGHĨA CỦA VẤN ĐỀ NÀY TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.82 KB, 5 trang )

TƯ TƯỞNG CỦA LÊNIN VỀ CHUYÊN CHÍNH VÔ
SẢN VÀ Ý NGHĨA CỦA VẤN ĐỀ NÀY TRONG GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY
V.I.Lênin người học trò xuất sắc của C. Mác và Ph. Ăngghen, lãnh tụ vĩ
đại của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Công lao to lớn vủa
V.I.Lênin đó là tiếp thu và phát triển sáng tạo những di sản tư tưởng của
C.Mác và Ph. Ăngghen trong điều kiện mới đồng thời biến những di sản tư
tưởng to lớn đó thành hiện thực cách mạng XHCN ở nước Nga. Qúa trình
hoạt động lý luận và thực tiễn phong phú của Người đã để lại cho chúng ta
một di sản tinh thần vô cùng quý giá, một lý luận sáng ngời về CNXH khoa
học, góp phần soi sáng cho sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước Nga và
phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Những di sản mà Người để lại thật đồ sộ và to lớn, nó bổ sung và phát
triển toàn diện những lý luận của C. Mác và Ph. Ăngghen. Trong những lý
luận về CNXH khoa học mà V.I.Lênin phát triển, tư tưởng về chuyên chính
vô sản là một trong những tư tưởng quan trọng nhất. Nó được V.I.Lênin kế
thừa từ trong di sản lý luận của C. Mác và Ph. Ăngghen, đồng thời bổ sung
trong quá trình tổng kết thực tiễn cách mạng của nước Nga. Tư tưởng này đã
được Người đề cập, phân tích trong nhiều tác phẩm khác nhau. Qua mỗi tác
phẩm, tư tưởng đó lại được bổ sung, phát triển và hoàn thiện gắn với thời
gian, nhiệm vụ và điều kiện cụ thể của cách mạng nước Nga. Nó đã góp
phần to lớn trong việc chống lại những bọn cơ hội chủ nghĩa phản động, soi
sáng và chỉ đường cho cách mạng nước Nga, đưa cách mạng nước Nga
giành được những thắng lợi to lớn.
Sau khi C. Mác và Ph. Ăngghen mất, V.I.Lênin đã vận dụng sáng tạo
học thuyết của C. Mác và Ph. Ăngghen để giải quyết những vấn đề của cách
mạng vô sản trong thời đại chủ nghĩa đế quốc và bước đầu xây dựng chủ
nghĩa xã hội.
*Lênin đã vạch rõ vai trò của việc xây dựng chuyên chính vô sản trong
công cuộc xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản trên
toàn thế giới.


Giữa năm 1905, Lênin viết tác phẩm “Hai sách lược của Đảng dân chủ
- xã hội trong cách mạng dân chủ” và đã được Ban Chấp hành Trung ương
Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga cho xuất bản vào tháng 7- 1905 để
khẳng định sự đúng đắn trong sách lược của những người Bônsêvích. Qua
1
tác phẩm, Lênin đã phát triển lý luận chuyên chính vô sản của C.Mác và Ph.
Ăngghen trong điều kiện mới ở nước Nga. Đó là lý luận về chuyên chính
công – nông. Lênin vạch ra rằng, chuyên chính dân chủ cách mạng của giai
cấp vô sản và nông dân là chính quyền cách mạng được thiết lập sau thắng
lợi của cách mạng dân chủ - tư sản do giai cấp công nhân lãnh đạo, khối liên
minh công nông là động lực. Tính chất của nó là chuyên chính dân chủ,
nhiệm vụ của nó là tiến hành đến cùng cuộc cách mạng dân chủ.
Lênin vạch ra rằng, cũng như mọi sự vật khác, chuyên chính dân chủ
cách mạng của giai cấp vô sản và nông dân có quá khứ và tương lai của nó.
Quá khứ là chế độ chuyên chế, chế độ nông nô, chế độ quân chủ, chế độ đặc
quyền; tương lai của nó là đấu tranh chống chế độ tư hữu, cuộc đấu tranh đi
lên CNXH.
Vấn đề chuyên chính dân chủ cách mạng của hai giai cấp công nhân và
nông dân là một yêu cầu khách quan nó đảm bảo tạo điều kiện cho sự
chuyển biến cách mạng từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội
chủ nghĩa. Theo Lênin, chuyên chính công - nông chỉ là tạm thời, chốc lát
nhưng nếu quên đi là có hại cho cách mạng, không tạo được tiền đề cho sự
chuyển biến cách mạng.
“Chuyên chính dân chủ - cách mạng của giai cấp vô sản và nông dân hoàn
toàn chỉ là một nhiệm vụ tạm thời, chốc lát của những người xã hội chủ
nghĩa, nhưng trong thời kỳ cách mạng dân chủ, làm ngơ trước nhiệm vụ ấy
thì thật là phản động.”
(V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, M1979, t11, tr94
).
Trong lịch sử chủ nghĩa Mác, Lênin là người đầu tiên vạch ra lý luận về

nền chuyên chính dân chủ cách mạng của giai cấp vô sản và nông dân. Lý
luận này có ý nghĩa chỉ đạo phổ biến đối với các cuộc cách mạng dân chủ
trong thời đại chủ nghĩa đế quốc.
* Chuyên chính vô sản là một chế độ chính trị- đó là chế độ chính trị
dân chủ nhất.
Trong tác phẩm Nhà nước và cách mạng, khi trình bày hình thức nhà
nước chuyên chính vô sản, Lênin còn nêu nguyên tắc tổ chức của hình thức
nhà nước vô sản. Đó là chế độ tập trung dân chủ, tập trung dân chủ vừa là
nguyên tắc tổ chức của một chính đảng, vừa là nguyên tắc tổ chức của một
hình thức nhà nước do giai cấp vô sản lãnh đạo. Hai loại hình thức nhà nước
Xô viết và dân chủ nhân dân đều tuân thủ nguyên tắc này. “Nhà nước trong
thời kỳ đó tất nhiên phải là một nhà nước dân chủ kiểu mới (dân chủ đối với
những người vô sản và nói chung những người không có của), và chuyên
chính kiểu mới (chống giai cấp tư sản).”
(V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, M1976, t33, tr43).
2
Chuyên chính vô sản đó là nhà nước của đại đa số nhân dân lao động, của
giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và những tầng lớp lao động khác.
*Chuyên chính vô sản với tính cách là một nhà nước cũng có đặc trưng của
mọi nhà nước đã có trong lịch sử.
Để thực hiện mục đích và chức năng của nhà nước chuyên chính vô sản,
Lênin nhấn mạnh phải tăng cường bộ máy nhà nước chuyên chính vô sản và
đề cập một số nhiệm vụ:
- Một là, cần phải có một tòa án mới, trước hết để chống lại bọn bóc
lột, tước bỏ hết đặc quyền, đặc lợi và ngăn chặn âm mưu khôi phục lại nền
thống trị của chúng. Một tác dụng quan trọng hơn là, tòa án bảo đảm cho
mọi người lao động chấp hành một cách nghiêm ngặt nhất kỷ luật tự giác.
Tòa án phải gánh nhiệm vụ to lớn là giáo dục nhân dân theo kỷ luật lao động
đó. Đồng thời, tòa án cũng là cơ quan thực hiện sự cưỡng bức tất yếu phải có
trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội.

“Tòa án chính là một cơ quan có trách nhiệm làm cho tất cả những
người nghèo khổ, không trừ một ai, đều có thể tham gia việc quản lý nhà
nước.”
(V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, M1977, t36, tr235).
- Hai là, đối với các cơ quan dân cử, các Xô viết cũng vậy. Mục đích
của cách mạng là làm cho quần chúng lao động đều được tham gia quản lý
kinh tế, quản lý xã hội. Do đó, tất cả mọi tổ chức, mọi biện pháp dùng để đạt
đến mục đích đó đều phải được củng cố và phát triển, các cơ quan do họ
dựng lên càng phải tham gia thực sự việc quản lý.
- Ba là, công đoàn và hợp tác xã trong điều kiện lịch sử mới là những
tổ chức nằm trong hệ thống chuyên chính vô sản, dưới sự lãnh đạo của Đảng
cũng đều phải biết thực hiện chuyên chính với kẻ thù, đồng thời củng cố và
phát triển mối quan hệ với quần chúng lao động, đoàn kết với họ để cùng
tiến hành xây dựng và bảo vệ xã hội mới...
- Bốn là, chuyển sang thực hiện nhiệm vụ tổ chức và quản lý, đòi hỏi
nhà nước chuyên chính vô sản phải đào tạo được những cán bộ có tài, tổ
chức đáp ứng được nhiệm vụ mới của người lãnh đạo, phải kiên quyết thay
đổi những lề thói cũ và biết phát hiện, khuyến khích đề bạt những nhà tổ
chức có tài trong quần chúng nhân dân vào những cương vị chỉ đạo quá trình
lao động sản xuất, tạo điều kiện cần thiết để họ có thể trở thành người lãnh
đạo những tập thể lao động mới.
* Lênin còn khẳng định chuyên chính vô sản là nhà nước của đa số nhân dân
lao động, trước hết là của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và nhà nước
ấy phục vụ cho lợi ích của đại đa số nhân dân lao động, trấn áp sự phản
kháng của thiểu số giai cấp thống trị bóc lột đã bị đánh bại về chính trị thì
chức năng chủ yếu của chuyên chính vô sản là tổ chức xây dựng. Chuyên
3
chính vô sản không phải chỉ là bạo lực đối với bọn bóc lột, và cũng không
phải chủ yếu là bạo lực. Cơ sở kinh tế của bạo lực đó là việc giai cấp vô sản
đưa ra được và thực hiện được một tổ chức lao động xã hội cao hơn so với

chủ nghĩa tư bản.
* Tiến hành xây dựng củng cố bộ máy nhà nước, vấn đề đầu tiên,
Lênin đề cập và chọn là cải tổ Bộ dân uỷ thanh tra công nông. Người đã đưa
ra quy tắc để cải tổ bộ máy này là: thà ít mà tốt. Theo Lênin: “phải vĩnh viễn
vứt bỏ ngay tất cả những tiêu chuẩn chung về số lượng nhân viên của các cơ
quan thuộc bộ ấy.”
(V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, M1978, t45, tr446).
Về phương châm chủ yếu để xây dựng, củng cố bộ máy nhà nước,
theo Lênin đó là: thà ít mà tốt. Về phương pháp: tăng cường công tác kiểm
tra, thanh tra để thanh lọc khỏi bộ máy nhà nước những kẻ tham ô, hối lộ, ức
hiếp quần chúng và những phần tử xấu xa khác…
Về vấn đề xây dựng củng cố mối quan hệ giữa cơ quan Đảng và bộ
máy nhà nước cần phải kết hợp bộ máy kiểm tra của chính quyền. Như vậy,
qua tác phẩm “Thà ít mà tốt” , Lênin đã đề cập đến nhiều khía cạnh, trên
những góc độ khác nhau về xây dựng một nhà nước kiểu mới của giai cấp vô
sản sau khi giành được chính quyền.
Tư tưởng chuyên chính vô sản trong các tác phẩm của V.I. Lênin đã
cung cấp cho các chính đảng của giai cấp công nhân, các nhà nước XHCN
những cơ sở lý luận để vạch ra đường lối, chính sách chỉ đạo hoạt động thực
tiễn trong điều kiện cụ thể của mỗi chính đảng, mỗi quốc gia. Đồng thời nó
cũng giúp để các chính đảng của giai cấp công nhân có cơ sở lý luận để
chống lại bọn cơ hội chủ nghĩa, chống lại sự xuyên tạc bôi nhọ của kẻ thù về
nhà nước và nền chuyên chính vô sản. Trải qua những biến động dữ dội của
tình hình quốc tế hiện nay, một lần nữa, tư tưởng chuyên chính vô sản của
Lênin lại thể hiện sức sống mãnh liệt của mình. Một sức sống không chỉ có
giá trị trong quá khứ mà còn có giá trị cho hiện tại và cả tương lai của
CHXH và lịch sử nhân loại. Một sức sống không chỉ được phát triển khi nó
mới ra đời mà còn được phát triển ngay cả khi nó đi vào thoái trào. Một sức
sống không chỉ có ý nghĩa với nước Nga Xô Viết mà còn đối với cả loài
người tiến bộ.

Trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang ở giai đoạn đầu của quá trình
xây dựng CNXH. Nước ta đi lên CNXH từ một nước nông nghiệp lạc hậu
với những tàn tích cổ hủ của chế độ thuộc địa nửa phong kiến và những
hậu quả nặng nề của chiến tranh. So với đặc điểm nước Nga sau những
năm 1917, nước ta có rất nhiều những đặc điểm tương đồng. Chính vì vậy,
những lý luận trong quá trình xây dựng CNXH ở nước Nga mà Lênin xây
4
dựng trước và sau những năm 1917 có giá trị to lớn đối với sự nghiệp cách
mạng nước ta hiện nay, đặc biệt là tư tưởng chuyên chính vô sản.
Việc tồn tại đan xen những yếu tố cũ và mới, lạc hậu và tiến bộ, cách
mạng và phản động trong xã hội ta hiện nay đỏi hỏi Nhà nước ta phải được
xây dựng và củng cố cho ngang tầm với nhiệm vụ mới. Chuyên chính vô
sản hiện nay ở nước ta chính là không ngừng xây dựng và củng cố nhà
nước Pháp quyền XHCN, thực hiện chấn áp bằng bạo lực đối với bọn phản
cách mạng, tổ chức xây dựng xã hội mới vì hạnh phúc của nhân dân lao
động.
Vận dụng nguyên lý về chuyên chính vô sản trong điều kiện hiện
nay, Đảng ta khẳng định: “Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân là yêu cầu bức thiết
của xã hội”. Đồng thời: “ phát huy truyền thống cách mạng, bản chất giai
cấp công nhân và tính tiên phong của Đảng”. Để đảm bảo vững chắc nền
chuyên chính vô sản của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thì việc
giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam là rất
quan trọng. Chính vì vậy, Đại hội lần thứ X của Đảng đã khẳng định: “Xây
dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ
chức, đoàn kết nhất trí cao, gắn bó mật thiết với nhân dân, có phương thức
lãnh đạo khoa học, có đội ngũ cán bộ, đảng viên đủ phẩm chất và năng lực.
Đây là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và sự nghiệp
cách mạng của nhân dân ta.”
5

×