Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

TIỂU LUẬN PHƯƠNG CHÂM xây DỰNG bộ máy NHÀ nước THEO tư TƯỞNG THÀ ít mà tốt TRONG tác PHẨM THÀ ít mà tốt của lê NIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.6 KB, 18 trang )

PHƯƠNG CHÂM XÂY DỰNG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC THEO
TƯ TƯỞNG “THÀ ÍT MÀ TỐT” TRONG TÁC PHẨM
“THÀ ÍT MÀ TỐT” CỦA LÊNIN.
==============================

Những di sản lý luận của V.I.Lênin để lại cho giai cấp công nhân và nhân
dân lao động trên thế giới rất phong phú, bao quát nhiều lĩnh vực rộng lớn trong
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của giai cấp vô sản. Những di sản lý luận
đó ngày nay đã được khẳng định trong suốt một thế kỷ qua và sẽ còn là cẩm
nang, chỉ dẫn cho giai cấp vô sản xây dựng chế độ mới. Một trong những di sản
quan trọng mà V.I.Lênin để lại, đó là tư tưởng xây dựng và đổi mới Nhà nước
theo phương châm “Thà ít mà tốt”. Tác phẩm “Thà ít mà tốt” đã được V.I.Lênin
chuẩn bị kỹ với nhiều nội dung, biện pháp cụ thể để cải tiến, xây dựng bộ máy
Nhà nước vững mạnh trong điều kiện Đảng cộng sản cầm quyền. Đây là vấn
đề quan trọng hàng đầu, là điều kiện để cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội
mới. Mặt khác, việc xây dựng, củng cố nhà nước sẽ đụng đến vấn đề bộ
máy, con người, đến nền nếp hoạt động của bộ máy nhà nước kiểu cũ.
Sau khi lãnh đạo quần chúng nhân dân đánh thắng thù trong giặc ngoài,
bảo vệ và xác lập chính quyền Xô Viết trong cả nước, nhiệm vụ mới đặt ra
đối với V.I.Lênin và Đảng Bônsêvích lúc này là phải xây dựng cơ sở vật
chất, kĩ thuật tạo tiền đề vật chất để bước vào giai đoạn xây dựng xã hội chủ
nghĩa. Đáp ứng yêu cầu này, nước Nga Xô Viết đã chuyển trạng thái từ thời
chiến sang thời bình, từ chính sách “Cộng sản thời chiến” sang thực hiện
“Chính sách kinh tế mới”. “Chính sách kinh tế mới” đã thu được những
thành tựu hết sức to lớn, nền kinh tế được phục hồi, công - nông nghiệp có
bước phát triển mới theo hướng hiện đại, xây dựng được những cơ sở hạ


tầng quan trọng, khối liên minh công - nông được củng cố vững chắc, thành
phần trung nông có chuyển biến mới về nhận thức và có thái độ đúng đắn
hơn về chính quyền cách mạng, tầng lớp bóc lột ở nông thôn bị hạn chế đáng


kể…Chính những thành tựu này đã củng cố lòng tin cho nhân dân, nông dân
và các tầng lớp trung gian đã ngả theo cách mạng. Trên đà thắng lợi ngày
30/12/1922 một số nước Đông Âu đã ra nhập liên bang Xô Viết, tạo lên sức
mạnh kinh tế, chính trị, răn đe chủ nghĩa đế quốc. Bên cạnh những thành tựu
đó thì quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ “Cộng sản thời chiến” sang “Kinh
tế mới” đã bộc lộ những yếu kém, chưa thích nghi, đặc biệt là vấn đề quản lý
và xây dựng của bộ máy Nhà nước như: biên chế, tổ chức bộ máy Nhà nước
còn cồng kềnh, yếu kém về năng lực quản lý nền kinh tế đất nước và các
lĩnh vực xã hội; năng lực lãnh đạo, phong cách và kinh nghiệm công tác,
trình độ học vấn của một số lớn cán bộ, đảng viên, nhân viên trong bộ máy
Nhà nước còn bộc lộ những hạn chế và không đủ sức đảm đương các cương
vị, chức trách, nhiệm vụ của mình; công tác thanh tra của Nhà nước và công
tác kiểm tra của Đảng hoạt động không đồng bộ và kém hiệu quả; bản thân
một số cán bộ thiếu vững vàng, quan liêu gia trưởng, ảnh hưởng của người
sản xuất nhỏ, tệ quan liêu bàn giấy rất nặng nề. Mặt khác, việc thành lập liên
bang Xô Viết cũng đặt ra những đòi hỏi mới trong việc lãnh đạo, xây dựng
và đổi mới Nhà nước.
Trước những đòi hỏi mới, vấn đề đặt ra là phải củng cố, xây dựng bộ
máy Nhà nước đủ sức quản lý, tổ chức hoạt động và gánh vác công việc.
Trước đòi hỏi đó, Lênin đã viết tác phẩm “Thà ít mà tốt”. Đây là tác phẩm
cuối cùng trong cuộc đời hoạt động của Lênin, tác phẩm được viết trong
hoàn cảnh đặc biệt khi V.I.Lênin đang phải nằm điều trị tại bệnh viện do vết
thương tái phát quá nặng. V.I.Lênin đọc để vợ mình đồng thời cũng là thư
ký riêng ghi chép lại trong nhiều ngày và hoàn thành vào ngày 2/3/1923. Tác


phẩm được công bố trên báo sự thực số 49 ra ngày 4/3/1923. Tác phẩm là
những lời di huấn, đồng thời là cống hiến lý luận quan trọng của V.I.Lênin
về xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa. Mặc dù không dài nhưng tác phẩm
“Thà ít mà tốt” có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Tác phẩm

được coi là cẩm nang của giai cấp vô sản, trang bị cho những người cộng
sản lý luận về xây dựng Nhà nước Xô Viết, chỉ đạo thực tiễn việc chỉnh đốn,
củng cố, đảm bảo cho Nhà nước Xô Viết đứng vững và phát triển. Những tư
tưởng “Thà ít mà tốt” của V.I.Lênin luôn thể hiện tính khoa học và là sự kết
tinh, được vận trong suốt quá trình xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Trong tác phẩm này V.I.Lênin chỉ tập trung viết về vấn đề xây dựng Nhà
nước, V.I.Lênin đã đánh giá chính quyền Xô Viết hiện tại, bên cạnh những
thành tựu đã đạt được thì nó còn nhiều yếu kếm, khuyết điểm. V.I.Lênin chỉ
rõ nguyên nhân của những yếu kếm, khuyết điểm, từ đó đưa ra vấn đề củng
cố, và xây dựng bộ máy Nhà nước với những yêu cầu, nội dung, điều kiện
và biện pháp cụ thể. Tất cả thực hiện theo phương châm “Thà ít mà tốt”.
“Thà ít mà tốt”, thoạt nghe thì đó chỉ là một câu đơn giản nhưng nó có ý
nghĩa hết sức sâu xa, nó là lời di huấn cũng là phương hướng chỉ đạo xây
dựng đội ngũ cán bộ và bộ máy Nhà nước Xô Viết tinh gọn mà hiệu quả, để
Nhà nước Xô Viết thực sự xứng đáng với danh hiệu là bộ máy Nhà nước xã
hội chủ nghĩa, có đủ năng lực quản lý, đưa Nhà nước Nga từ nước sản xuất
nhỏ, yếu kém, nông nghiệp lạc hậu tiến lên nền sản xuất lớn xã hội chủ
nghĩa và đủ sức đứng vững trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn và
kể cả trong điều kiện phát triển. V.I.Lênin xác định: “Chỉ có làm cho bộ
máy của chúng ta trong sạch đến tột mức, chỉ có giảm bớt đến mức tối đa tất cả
những cái tuyệt đối không cần thiết, chúng ta mới có thể đứng vững được. Và
đứng vững như thế, không phải là đứng vững ở trình độ một nước tiểu nông, ở
trình độ eo hẹp về mọi mặt đó, mà là ở một trình độ ngày một vươn lên nền đại


công nghiệp cơ khí”1. Gắn vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của nước Nga Xô Viết
ta lại càng thấy tính đúng đắn, khoa học của phương châm “Thà ít mà tốt”. Bộ
máy Nhà nước của nước Nga Xô Viết những năm 1920 – 1924 là một Nhà nước
đang trong thời kỳ quá độ, cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ vẫn diễn ra hết
sức gay go, quyêt liệt, vấn đề đặt ra là phải cải tạo, tiêu diệt cái cũ, xây dựng

vững chắc cái mới. Muốn vậy điều kiện đảm bảo thắng lợi là phải củng cố, xây
dựng bộ máy Nhà nước để đề ra đường lối chính sách đúng đắn, đảm đương
được nhiệm vụ của mình. Phương châm xây dựng bộ máy Nhà nước theo tư
tưởng “Thà ít mà tốt” có ý nghĩa là phải xây dựng bộ máy Nhà nước gọn nhẹ,
hiệu quả, chú trọng xây dựng chất lượng bộ máy; các nhân viên, cán bộ phải là
những con người có năng lực, trình độ, vừa hồng vừa chuyên, có đức có tài.
Thực tế, bộ máy Nhà nước của nước Nga Xô Viết trong thời kỳ quá độ này còn
nhiều tồn tại, hạn chế, V.I.Lênin đã chỉ rõ những yếu kém, hạn chế và làm rõ
nguyên nhân của nó, trên cơ sở đó đề ra những biện pháp đổi mới, xây dựng
hoàn thiện bộ máy Nhà nước.
V.I.Lênin không hề che dấu hay xuê xoa những yếu kém của bộ máy Nhà
nước Xô Viết lúc đó, mặc dù trong bối cảnh các nước đế quốc đang tìm mọi
cách bôi nhọ, xuyên tạc bản chất của Nhà nước Xô Viết. Người nghiêm khắc chỉ
ra:“Tình hình bộ máy nhà nước của ta rất đáng buồn, nếu không muốn nói là
rất tồi tệ, đến nỗi trước hết chúng ta phải suy nghĩ nghiêm chỉnh xem nên khắc
phục những khuyết điểm của bộ máy ấy như thế nào”2. Theo V.I.Lênin, bộ máy
đó là kết quả của một quá trình cải tiến bộ máy không hiệu quả, không đáp ứng
được yêu cầu mới của cách mạng: “Thế là đã năm năm, chúng ta ra sức cải tiến
bộ máy nhà nước của ta. Nhưng đó chỉ là một hoạt động phí công, một hoạt
1

V.I.Lênin, toàn tập, tập 45, Nxb Tiến bộ Mátxơcơva.1978, tr.459
V.I.Lênin, toàn tập, tập 45, Nxb Tiến bộ Mátxơcơva.1978, tr.442-443
3
V.Lênin, toàn tập, tập 45, Nxb Tiến bộ Mátcơcơva.1978, tr.459
2


động, qua năm năm, đã chỉ cho chúng ta thấy rõ rằng hoạt động đó chỉ là vô
hiệu, thậm chí còn vô ích, hay thậm chí còn có hại là kháci”3, V.I.Lênin đã nhìn

thẳng vào sự thật, thừa nhận những hạn chế, yếu kém một cách thẳng thắn, dũng
cảm và cách mạng. Nguyên nhân dẫn đến những yếu kém của Nhà nước Nga
Xô Viết đã được V.I.Lênin chỉ ra là nó được bắt nguồn từ trong quá khứ.
Nhà nước tư sản bị lật đổ nhưng chưa hoàn toàn bị tiêu diệt. Mặt khác, trình
độ văn hoá của nhân dân còn quá thấp, nội chiến lại diễn ra quá dài. Nhiều
cán bộ ưu tú của Đảng phải ra mặt trận, tạo ra lỗ hổng lớn ở địa phương.
Trong hoàn cảnh đó, Nhà nước Nga phải sử dụng cả những chuyên gia tư
sản trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá và quân sự. Những nguyên nhân trên
đã kìm hãm và ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý của Nhà nước Xô Viết
nhưng cái chính ở đây là do những yếu tố nội lực còn yếu và thiếu, đó chính
là đội ngũ nhân viên, cán bộ còn hạn chế về trình độ năng lực, chuyên môn
nghiệp vụ, làm việc thì quan liêu, sính làm kế hoạch, chỉ đạo thực tiễn yếu,
ba hoa, cách mạng suông, xuất hiện bệnh tự mãn của người cán bộ.
Những yếu kém của đội ngũ cán bộ được V.I.Lênin chỉ rõ: “Họ chưa có
đầy đủ học hức. Họ rất muốn đem lại cho chúng ta một bộ máy tốt đẹp hơn.
Nhưng họ không bết làm như thế nào. Họ không thể làm được việc đó. Cho
đến nay họ không được học tập mấy, họ không có trình độ văn hóa cần thiết
để làm được việc đó”4. V.I.Lênin đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của họ,
nhất là tinh thần hăng hái đấu tranh dũng cảm cho chủ nghĩa xã hội, nhưng như vậy
là chưa đủ, để thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng, đội ngũ cán bộ nhất thiết
phải có văn hóa, có trình độ, năng lực. V.I.Lênin cho rằng: “Muốn đổi mới bộ máy
3
4

V.I.Lênin, toàn tập, tập 45, Nxb Tiến bộ Mátxơcơva.1978, tr.443-444
V.I.Lênin, toàn tập, tập 45, Nxb Tiến bộ Mátxơcơva.1978, tr.444

5



nhà nước của chúng ta, phải cố hết sức tự đặt cho mình nhiệm vụ sau đây : một là
học tập, hai là học tập, ba là học tập mãi, và sau nữa, phải làm sao cho học thức ở
nước ta không nằm trên giấy hoặc là một lời nói theo mốt nữa ( điều này, phải thú
thực là thường hay xảy ra ở nước ta), phải làm sao cho học thức thực sự ăn sâu vào
trí não, hoàn toàn và thực tế trở thành một bộ phận khăng khít của cuộc sống của
chúng ta" 5. Một lần nữa V.I.Lênin khẳng định vai trò của tri thức trong công cuộc
đổi mới bộ máy nhà nước, đồng thời với việc nhấn mạnh trách nhiệm của mỗi
đảng viên cộng sản là phải không ngừng học tập, nâng cao tri thức, lý luận.
Nhưng điều quan trọng hơn, theo Người là phải đưa tri thức, lý luận đó vào cuộc
sống, phát huy tác dụng trong cuộc sống chứ không phải là những tri thức vô
hồn trên bàn giấy, lý luận phải gắn liền với thực tiễn, ra sức học tập để phục vụ
lợi ích chung. Vấn đề cốt lõi và là chìa khóa đổi mới bộ máy Nhà nước chính là
học tập nâng cao trình độ, nâng cao nhận thức cho nhân dân. Giai cấp công nhân
và nhân dân lao động phải có trình độ cần thiết, vì thế mỗi người phải tự nỗ lực,
cố gắng học tập để nâng cao trình độ.
Trên cơ sở đó, vấn đề đặt ra là công tác tuyển chọn cán bộ trong các cơ quan
Nhà nước, V.I.Lênin đã đưa ra những yêu cầu cụ thể với những cán bộ. Theo
Người, họ là “Những phần tử ưu tú trong chế độ xã hội của chúng ta, tức là:
trước hết, những công nhân tiên tiến, và sau nữa, những phần tử thực sự có học
thức mà người ta có thể tin chắc rằng họ sẽ không tin một lời nào, không
nói một lời nào trái với lương tâm họ, - những phần tử ưu tú ấy phải không
sợ thừa nhận bất cứ một khó khăn nào và không lùi bước bất cứ một cuộc
đấu tranh nào để đạt được mục đích mà họ sẽ tự đặt cho mình một cách

5


nghiêm chỉnh”6. Những nhân viên, cán bộ của Nhà nước phải là những có
phẩm chất năng lực tốt, là những người cộng sản không thể chê trách được.
Quá trình tuyển chọn cán bộ, V.I.Lênin kịch liệt phản đối, phê phán

quan điểm chạy theo số lượng mà không chú ý đến chất lượng. Người chỉ rõ,
“Không nên chạy theo số lượng và không nên vội vàng”7, Phải vĩnh viễn
thay đổi những tiêu chuẩn chung về số lượng. Cần phải lựa chọn đặc biệt
cẩn thận những cán bộ, phải căn cứ cụ thể và kiểm tra nghiêm ngặt, phải qua
thi cử và uy tín của bản thân. Những trường hợp nhận ngay vào cơ quan,
V.I.Lênin đã đặt ra những điều kiện cụ thể:
“Một là, họ được nhiều Đảng viên Cộng sản giới thiệu.
Hai là, họ qua được một kỳ sát hạch chứng nhận rằng họ hiểu biết bộ
máy Nhà nước của chúng ta.
Ba là, họ qua được một kỳ sát hạch chứng nhận rằng họ hiểu biết lý
luận thường thức về bộ máy của Nhà nước chúng ta, những nguyên tắc của
khoa học quản lý, những giấy tờ, sổ sách,v.v…
Bốn là, họ phải phối hợp tốt công tác với những uỷ viên Ban kiểmtra
Trung ương và với ban thư ký riêng của mình, sao cho chúng ta có thể đảm
bảo cho toàn bộ bộ máy chạy tốt”8.
Có thực hiện được như vậy mới có được những cán bộ có phẩm chất,
năng lực toàn diện, toàn tâm, toàn chí phục vụ lợi ích của nhân dân. Không
vội vàng, hấp tấp, phải cẩn thận lựa chọn những người có tài, có đức, vừa
hồng vừa chuyên, đủ sức gánh vác đảm đương công việc.
6

V.I.Lênin, toàn tập, tập 45, Nxb Tiến bộ Mátxơcơva.1978, tr.444-445
V.I.Lênin, toàn tập, tập 45, Nxb Tiến bộ Mátcơcơva.1978, tr.442
8
V.I.Lênin, toàn tập, tập 45, Nxb Tiến bộ Mátxơcơva.1978, tr.447
7

7
8



Với những cơ quan Nhà nước cần phải xây dựng tinh gọn, trong sạch,
vững mạnh. Cần tập trung xây dựng cơ quan kiểu mẫu, qua đó rút kinh
nghiệm và làm hạt nhân xây dựng bộ máy Nhà nước, cụ thể trong tác phẩm
là Bộ Dân ủy thanh tra công - nông. Không phải ngẫu nhiên mà Lênin chọn
Bộ Dân ủy thanh tra công - nông là khâu tác động có tính đột phá trong việc
cải cách bộ máy Nhà nước Xô Viết lúc đó mà ở đây thể hiện sự thiên tài của
V.I.Lênin, Người đã biết chọn khâu đột phá để qua đó tác động tới toàn thể
bộ máy Nhà nước. Bộ Dân ủy thanh tra công - nông được Người đánh giá là
công cụ để cải tiến bộ máy nhà nước, là trung tâm của hệ thần kinh mà nếu
tác động đến nó sẽ làm rung chuyển toàn bộ bộ máy nhà nước. V.I.Lênin
cũng đặt ra những yêu cầu hết sức cần thiết, chặt chẽ và hoàn toàn đúng đắn
với cơ quan này. V.I.Lênin đặc biệt chú trọng, quan tâm đến công tác cán bộ
trong đó có công tác tuyển chọn nhân sự, theo Người đây là vấn đề quan
trọng, đòi hỏi mất nhiều công sức, Người khẳng định: “Chúng ta phải lựa
chọn đặc biệt cẩn thận những cán bộ của Bộ Dân ủy thanh tra công nông,
căn cứ vào một số kiểm tra nghiêm ngặt nhất, chứ không khác được”9.
V.I.Lênin cũng chỉ ra những biện pháp rất cụ thể để thực hiện công tác tuyển
chọn cán bộ cho Bộ Dân ủy thanh tra công - nông như :
“ Cử một vài người có năng lực và tận tâm sang Đức hay sang Anh để
sưu tầm tài liệu và nghiên cứu vấn đề”10. “Cử một tiểu ban chịu trách nhiệm
thảo chương trình sơ bộ cho những kỳ thi tuyển người muốn vào làm việc ở
Bộ Dân ủy thanh tra công nông ; cũng như cho những người định tuyển vào
chức vụ ủy viên Ban Kiểm tra Trung ương”11. “Đồng thời phải cử ra một
tiểu ban trù bị có trách nhiệm tìm những người để tuyển vào chức vụ ủy viên
9

V.I.Lênin, toàn tập, tập 45, Nxb Tiến bộ Mátxơcơva.1978, tr.446
Sđd, tr.449


10
10

11

Sđd, tr.449


Ban Kiểm tra Trung ương”12. Trên thực tế, Bộ dân ủy thanh tra công - nông
còn nhiều hạn chế về nhân số, còn chạy theo số lượng, công việc chồng chéo
không mang lại hiệu quả, gây mất uy tín với nhân dân, V.I.Lênin chỉ rõ: “Bộ
dân ủy thanh tra công nông hiện không có một chút uy tín nào cả. Mọi
người đều biết rằng không có cơ quan nào mà lại tổ chức kém như những
các cơ quan thuộc Bộ dân ủy thanh tra công nông của chúng ta”13. Vì vậy
theo V.I.Lênin cần phải tinh giảm biên chế, lọc bỏ những người không đủ
khả năng, năng lực, rút gọn cơ cấu, gọn nhẹ nhưng vẫn đủ sức đảm đương
công việc, năng suất cao, hiệu quả tốt. V.I.Lênin khẳng định:“Theo ý tôi,
phải vĩnh viễn vứt bỏ ngay tất cả những tiêu chuẩn chung về số lượng nhân
viên của các cơ quan bộ này” 14, “Thà ít mà tốt”. Để đạt được mục đích xây
dựng được một cơ quan thật sự gương mẫu, là công cụ để cải tiến bộ máy
Nhà nước thì nguyên tắc chỉ ra là “Chỉ hành động khi đã suy nghĩa chín
chắn”.
Trên cơ sở củng cố, xây dựng cơ quan kiểu mẫu, V.I.Lênin đã đề cập
đến vấn đề củng cố, xây dựng bộ máy Nhà nước nói chung với những biện
pháp cụ thể, toàn diện. Mục đích là xây dựng Nhà nước Xô Viết vững mạnh,
toàn diện cả đối nội và đối ngoại, xứng đáng là Nhà nước xã hội chủ nghĩa,
Nhà nước thực sự là cộng hòa Xô Viết.
Việc trước tiên đối với bộ máy Nhà nước lúc này là phải thanh Đảng,
tiễu trừ những căn bệnh kinh niên của bộ máy Nhà nước xã hội chủ nghĩa,
đó là bệnh tham nhũng, hối lộ, quan liêu, cửa quyền…Đây là những con sâu,

là giặc nội xâm phá từ trong phá ra, cần phải xóa bỏ chúng làm trong sạch
bộ máy Nhà nước, nâng cao uy tín và lòng tin cho nhân dân, V.I.Lênin chỉ
ra, “Ở bọn quan liêu ấy đang tồn tại không những trong các cơ quan xô-viết
12

Sđd, tr.449
Sđd, tr.446
14
Sđd, tr.446
13


mà cả trong các cơ quan đảng nữa”15. Để xóa bỏ những căn bệnh này cần
phải tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra, thông qua thanh tra, kiểm tra để
tác động tới bộ máy nhà nước, đây chính là vấn đề trung tâm, là điểm xuất
phát để cải tiến, xây dựng bộ máy Nhà nước vững mạnh. Người cho rằng:
“Phải nghĩ đến chuyện kiểm tra lại những chủ trương mà chúng ta tuyên bố
hàng giờ, quyết định hàng phút, rồi từng giây chứng minh tính chất không
vững chắc, không kiên định và khó hiểu của những chủ trương đó” 16. Tư
tưởng của V.I.Lênin chỉ ra là chúng ta không được chủ quan, thỏa mãn với
các quyết định, chủ trương của mình mà từng phút, từng giây luôn phải nghĩ
đến việc kiểm tra tính đúng đắn của các đường lối, chủ trương và những
quyết sách đó. Đồng thời, theo V.I.Lênin, thông qua công tác thanh tra kiểm
tra để phát hiện và sáng tạo ra những cái mới tích cực và tiến bộ hơn. Người
viết : “Không quên kiểm tra đi kiểm tra lại nhiều lần, mà sáng tạo ra một
cái gì thực sự không chê trách được, một cái gì có thể làm cho tất cả và
từng người phải tôn trọng”17. Theo Lênin, trong công tác quản lý nhà nước,
nội dung thanh tra, kiểm tra phải luôn được quan tâm, đề cao và coi đây là
một trong những nội dung cơ bản nhất của công tác quản lý nhà nước. Bên
cạnh đó, V.I.Lênin còn chỉ ra rằng, công tác thanh tra, kiểm tra phải được

tiến hành thường xuyên, liên tục trong tất cả các cơ quan của Nhà nước,
không trừ một cơ quan nào từ Trung ương đến địa phương, ở tất cả các
nghành, các cấp, V.I.Lênin viết: “Bộ dân ủy thanh tra công nông chính là
phải chú ý đến toàn thể bộ máy nhà nước của ta và phải hướng sự hoạt
động của mình vào tất cả các cơ quan nhà nước không trừ một cơ quan nào

15

Sđd, tr.451
Sđd, tr.443
17
Sđd, tr.447
16


cả, dù ở địa phương hay ở trung ương, thuộc nghành thương nghiệp hay
thuần túy hành chính, giáo dục, lưu trữ, hay sân khấu”18.
Để những hoạt động đạt hiệu quả hơn, thể hiện rõ bản chất của Nhà
nước xã hội chủ nghĩa thì các cơ quan nội bộ phải thống nhất với nhau, phối
hợp và cùng nhau hoạt động, đó là hoạt động kết hợp của một cơ quan Đảng
với một cơ quan chính quyền Xô Viết. Trong một đất nước có chế độ một
đảng, Đảng Cộng sản là đảng duy nhất lãnh đạo xã hội và là đảng cầm
quyền, việc phân biệt sự khác nhau giữa Đảng và Nhà nước là có tính
nguyên tắc. Mặt khác, do đặc điểm nói trên nên vấn đề kết hợp công tác giữa
cơ quan đảng và cơ quan nhà nước cũng lại là một nguyên tắc. Song, việc
kết hợp ấy, trên thực tế không phải lúc nào cũng suôn sẻ. “Làm thế nào có
thể kết hợp được một cơ quan đảng với một cơ quan chính quyền xô-viết?”.
Lênin đã nêu ra một câu hỏi lớn, một bài toán chính trị không tìm thấy lời
giải ở bất kỳ kiểu nhà nước nào trước kia. Muốn trả lời câu hỏi đó thì không
có cách nào khác là phải tìm về thực tiễn, lấy thực tiễn để khẳng định chân

lý. Người viết: “Thật vậy, tại sao lại không kết hợp hai loại cơ quan đó lại
khi lợi ích của công việc đòi hỏi phải làm như thế? Phải chăng chưa bao
giờ có ai nhận xét chẳng hạn rằng trong một bộ dân uỷ như Bộ dân uỷ
ngoại giao, việc kết hợp như thế thật vô cùng có ích và đã được thực hiện
ngay từ khi bộ đó mới được thành lập?...Phải chăng sự kết hợp linh hoạt
của yếu tố chính quyền với yếu tố đảng lại không phải là nguồn sức mạnh
phi thường trong chính sách của chúng ta?”19 và Người cho rằng những gì
đã được thực tiễn kiểm chứng là đúng trong chính sách ngoại giao đều có thể
ứng dụng về sự kết hợp giữa cơ quan đảng và cơ quan nhà nước vào toàn thể bộ
máy nhà nước. Người còn nhấn mạnh rằng với những cơ quan như Bộ dân uỷ
18
19

Sđd, tr452-453
Sđd, tr.452


thanh tra công nông và cơ quan kiểm tra của Đảng, có những nội dung quan
trọng,“đòi hỏi một sự linh hoạt vô cùng trong những hình thức hoạt động của nó
nữa - tại sao đối với cơ quan ấy lại không thừa nhận là có thể hợp nhất một
cách độc đáo bộ máy kiểm tra của Đảng với bộ máy kiểm tra của Chính
quyền?”. Lênin tin tưởng sâu sắc vào tính hữu ích của sự hợp nhất đó, Người
cho rằng sự hợp nhất ấy là điều đảm bảo duy nhất cho một hoạt động có kết quả.
Người viết: “Tôi nghĩ rằng tất cả mọi hoài nghi đối với điểm đó đều phát ra từ
những xó xỉnh bụi bặm nhất của bộ máy nhà nước chúng ta và những hoài nghi
ấy chỉ đáng có một điều là: đem ra mà chế giễu”20.
Đối với những cán bộ trong chính quyền Nhà nước cần phải “kết hợp
học tập với việc thi hành chức vụ”, như vậy không những tiện mà còn cần
nữa. Người cán bộ phải không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt, đáp ứng
những yêu cầu mới của cách mạng. Đó là một yêu cầu cần thiết với cán bộ,

quá trình làm việc cũng là quá trình học tập, học tập sẽ là điều kiện tốt để
người cán bộ hoàn thành được nhiệm vụ. Học tập còn để nhận thấy rõ bản
chất và âm mưu của kẻ thù, xóa bỏ tinh thần thủ cựu, hủ bại.
Bên cạnh đó, mọi cơ quan chính quyền, cán bộ viên chức phải thực
hiện chính sách tiết kiệm, chống lãng phí. Theo V.I.Lênin tiết kiệm lúc này
là hợp lý bởi vì đất nước còn nhiều khó khăn, tiết kiệm sẽ tích lũy nguồn vốn
đáng kể để phục vụ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, V.I.Lênin chỉ ra, “Nhờ
một sự tiết kiệm nghiêm ngặt nhất trong viêc quản lý nhà nước của chúng
ta, chung ta sẽ có thể dùng cả đến món tiền tiết kiệm nhỏ nhất để phát triển
nền đại công nghiệp cơ khí của chúng ta, để phát triển điện khí hóa”21.
Một vấn đề mang tính nguyên tắc và là điều kiện bắt buộc trong quá
trình xây dựng và quản lý Nhà nước, đó là phải xây dựng bộ máy Nhà nước
20
21

Sđd, tr.453
Sđd, tr.459


dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân “ Chúng ta phải gắng sức xây dựng
một nhà nước, trong đó công nhân tiếp tục lãnh đạo nông dân, duy trì lòng
tin của họ đối với mình”22. Đây là nguyên tắc bất di bất dịch khi xây dựng
chủ nghĩa xã hội, chỉ giai cấp công nhân mới là giai cấp tiên tiến nhất, triệt
để nhất, đảm đương được sứ mệnh lịch sử để đưa đất nước, nhân loại tiến
lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
Tác phẩm “Thà ít mà tốt” của Lênin ngắn gọn, vẻn vẹn với 18 trang
nhưng có nhiều ý nghĩa và giá trị thiết thực cả về lý luận và thực tiễn, điều
đó đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn đấu tranh cách mạng và đã trở thành
tài sản quý giá của phong trào cộng sản, công nhân quốc tế, của các Đảng
cộng sản và cũng có thể nói đó là tài sản của nhân dân lao động trên toàn thế

giới trong cuộc đấu tranh vì cuộc sống tự do, hạnh phúc. Những nội dung
của tác phẩm đã trang bị cho những người cộng sản lý luận về xây dựng Nhà
nước Xô Viết, làm cho Nhà nước Xô Viết đứng vững và phát triển trong
những thời điểm khó khăn nhất của cách mạng nước Nga lúc bấy giờ. Đồng
thời, tác phẩm “Thà ít mà tốt” là lời di huấn chính trị có ý nghĩa quốc tế đối
với các Đảng cộng sản đang lãnh đạo chính quyền. Tác phẩm này của
V.I.Lênin đã và đang tiếp tục đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt
động thực tiễn của các Đảng cộng sản về sự nghiệp lãnh đạo công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Đây cũng là cơ sở đấu tranh với
những quan điểm sai trái chống phá Nhà nước xã hội chủ nghĩa, bổ sung làm
phong phú hơn học thuyết Mác- Lênin về xây dựng bộ máy Nhà nước vô sản.
Gần một thế kỷ đã trôi qua nhưng những tư tưởng của V.I.Lênin về tổ
chức bộ máy Nhà nước xã hội chủ nghĩa vẫn giữ nguyên giá trị. Trong điều
kiện Đảng, Nhà nước ta đang tiến hành đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn
diện đất nước, trong đó có đổi mới bộ máy tổ chức nhà nước theo yêu cầu
22

Sđd, tr.458


xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, qua nghiên cứu
tác phẩm này, chúng ta rút ra được những bài học vô cùng quý báu.
Thứ nhất, khi tiến hành đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước, cần phân
tích, đánh giá một cách khách quan tình hình để có quyết sách phù hợp.
Thứ hai, đổi mới bộ máy nhà nước phải tiến hành một cách kiên quyết,
nhưng vững chắc từng bước, không được nóng vội.
Thứ ba, phải biết chọn khâu đột phá trong tổ chức bộ máy nhà nước để
tiến hành đổi mới.
Thứ tư, phát huy tối đa nội lực ; trong đó, coi con người là yếu tố quyết
định thành công của việc đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước.

Thứ năm, phải gắn giữa tri thức, lý luận với hoạt động thực tiễn.
Thứ sáu, coi trọng công tác thanh tra, kiểm tra trong hoạt động của bộ
máy nhà nước.
Thứ bảy, trong quá trình đổi mới tổ chức bộ máy Nhà nước, cần kết
hợp giữa tổ chức bộ máy cơ quan Nhà nước cới cơ quan Đảng tương ứng.
Đối với nước ta, một nước đang bước những bước đầu vào thời kỳ quá
độ thì những tư tưởng “Thà ít mà tốt” của V.I.Lênin có giá trị rất lớn trọng
việc đổi mới và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân,
do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà
nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội
ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Quyền lực Nhà nước là
thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong
việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nhà nước ban hành
pháp luật; tổ chức, quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng
cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.


Nhà nước phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, thực hiện đầy
đủ quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và
chịu sự giám sát của nhân dân; có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và
trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, lạm quyền, xâm
phạm quyền dân chủ của công dân; giữ nghiêm kỷ cương xã hội, nghiêm trị mọi
hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân.
Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung
dân chủ, có sự phân công, phân cấp, đồng thời bảo đảm sự chỉ đạo thống
nhất của Trung ương.
Tuy nhiên trên thực tế bộ máy Nhà nước ta còn nhiều han chế, nhiều
vấn đề gây bức xúc trong xã hội, gây mất lòng tin đối với quần chúng nhân
dân.Trước những yếu kém, hạn chế đó, Đảng và Nhà nước ta đã nhìn thẳng

sự thật, nhận rõ khuyết điểm và từng bước khắc phục sửa chữa. Tại Đại hội
X, Đảng ta chỉ rõ: “Bộ máy quản lý Nhà nước các cấp nhất là cơ sở còn
yếu. Tình trạng nhũng nhiễu, cửa quyền, thiếu trách nhiệm ở một bộ phận
công chức, nhất là cơ quan trực tiếp giải quyết công việc của dân và doanh
nghiệp, chậm được khắc phục. Mô hình tổ chức chính quyền địa phương
nhất là tổ chức Hội đồng nhân dân, còn có nhiều điểm bất hợp lý. Cải cách
hành chính chưa đạt yêu cầu. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn
thể nhân dân ở nhiều nơi còn mang tính hình thức. Dân chủ trong xã hội có
lúc có nơi còn bị vi phạm, cắt xén. Kỷ cương, kỷ luật ở nhiều nơi không
nghiêm”23. Đảng ta cũng chỉ ra: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị đạo
đức, lối sống, bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng
phí trong một bộ phận cán bộ, công chức diễn ra nghiêm trọng”24. Đến Đại hội
XI Đảng ta cũng nghiêm khắc kiểm điểm, chỉ ra những hạn chế của bộ máy Nhà
23

Đảng CSVN, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, NxbCTQG, H.2006, tr.64
Đảng CSVN, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, NxbCTQG, H.2006, tr.65
25
Đảng CSVN, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NxbCTQG-ST, H.2011, tr.171-172
24


nước: “Năng lực thể chế, quản lý, điều hành, tổ chức thực thi pháp luật của Nhà
nước ta còn yếu. Tổ chức bộ máy ở nhiều cơ quan còn chưa hợp lý, biên chế cán
bộ, công chức tăng thêm; chức năng, nhiệm vụ của một số cơ quan chưa đủ rõ,
còn chồng chéo. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chưa đáp ứng được yêu
cầu nhiệm vụ trong tình hình mới của đất nước. Cải cách hành chính chưa đạt
yêu cầu đề ra; thủ tục hành chính còn gây phiền hà cho tổ chức và công dân”25.
“ Cải cách tư pháp còn chậm chưa đồng bộ. Công tác phòng chống tham
nhũng, lãng phí chưa đạt được yêu cầu đề ra. Quan liêu, tham nhũng, lãng phí

vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, chưa được ngăn
chặn, đẩy lùi, gây bức xúc xã hội”26.
Với những vấn đề mà Đảng ta đã chỉ ra ở trên, thì vấn đề lý luận về Nhà
nước và yêu cầu phải củng cố Nhà nước theo phương châm “Thà ít mà tốt” của
V.I.Lênin đã nêu ra trong tác phẩm “Thà ít mà tốt” vẫn còn nguyên giá trị. Quán
triệt lại quan điểm này của Lênin, chúng ta phải xây dựng bộ máy Nhà nước
tinh, gọn, thống nhất, hoạt động nhịp nhàng và có hiệu quả. Cải cách bộ máy nhà
nước, cải cách thể chế, thủ tục hành chính, tinh giản biên chế, thực hành một nền
công vụ có hiệu quả bởi một đội ngũ công chức tinh thông nghề nghiệp, biết làm
việc trên tinh thần phục vụ nhân dân đi liền với chống tệ quan liêu, ăn hối lộ và
tham nhũng là những vấn đề bức thiết phải làm ngay, phải quán triệt và vận dụng
theo tư tưởng của Lênin với phương châm “Thà ít mà tốt”.
Để khắc phục những yếu kém, hạn chế trên Đảng ta cũng đã đề ra những
phương hướng cụ thể, Đại hội X Đảng ta đã xác định: “Đẩy nhanh công cuộc
xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trên các mặt : hệ thống thể
chế, chức năng, nhiệm vụ; tổ chức bộ máy; cán bộ, công chức; phương thức
hoạt động. Định rõ những việc Nhà nước phải làm và bảo đảm đủ các điều kiện
2526
26

Đảng CSVN, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NxbCTQG-ST, H.2011, tr.172


tốt; khắc phục tình trạng buông lỏng hoặc làm thay, chồng chéo về chức năng,
nhiệm vụ giữa các cơ quan của Đảng và cơ quan nhà nước; hiện đại hoá nền
hành chính nhà nước”27. Đại hội XI Đảng ta xác định 4 phương hướng với những
biện pháp cụ thể để đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Một là, nâng cao nhận thức về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Hai là, tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước.
Ba là, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp

ứng yêu cầu trong tình hình mới.
Bốn là, tích cực thực hành tiết kiệm, phòng ngừa và kiên quyết chống
tham nhũng, lãng phí.
Từ những vấn đề đã được trình bày ở trên, càng khẳng định tính đúng đắn
những luận điểm về xây dựng Nhà nước trong tác phẩm “Thà ít mà tốt” của
V.I.Lênin, là căn cứ để mỗi Đảng cộng sản, trong đó có Đảng cộng sản Việt
Nam vận dụng học tập và làm theo.
Đối với Quân đội ta, để thực sự là công cụ bạo lực sắc bén vảo vệ Đảng,
Nhà nước và nhân dân, vấn đề đặt ra là phải không ngừng nâng cao sức mạnh
chiến đấu cho Quân đội, xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ,
từng bước hiện đại. Quán triệt phương châm “Thà ít mà tốt” của V.I.Lênin,
phương hướng xây dựng Quân đội trong thời gian tới là phải gọn nhẹ nhưng hiện
đại và tinh nhuệ,“quý hồ tinh bất quý hồ đa”, đáp ứng những đòi hỏi của tình
hình mới, sẵn sàng và chủ động đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù.
Thực tế hiện nay, cơ cấu, tổ chức Quân đội còn cồng kềnh, quân thường trực còn
quá lớn so với Quân đội các nước trên thế giới. Vấn đề cơ cấu, sử dụng, bổ
nhiệm cán bộ còn nhiều bất cập; một số cán bộ, đảng viên trong Quân đội có
những biểu hiện phai nhạt lý tưởng, thoái hóa, biến chất làm ảnh ưởng xấu đến
27

Đảng CSVN, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, NxbCTQG, H.2006, tr.153


bản chất tốt đẹp và truyền thống Quân đội ta. Vì vậy, cần quán triệt tư tưởng
“Thà ít mà tốt” xây dựng Quân đội với tổ chức biên chế hợp lý, sàng lọc những
cán bộ thoái hóa, biến chất, yếu kém về phẩm chất năng lực. Đồng thời không
ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng, xây
dựng Quân đội vững mạnh về chính trị; cán bộ, chiến sỹ có bản lĩnh chính trị
vững vàng, có mục tiêu, lý tưởng cao đẹp, trung thành với Đảng, Nhà nước và
nhân dân, luôn nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, sẵn sàng chiến đấu

hy sinh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Đối với mỗi cán bộ, đảng viên cần phải tu dưỡng phẩm chất đạo đức, lối
sống, không ngừng nâng cao trình độ mọi mặt, đấu tranh với mọi biểu hiện quan
liêu, tham nhũng, hách dịch, cửa quyền, những biểu hiện suy thoái phẩm chất
đạo đức, lối sống. Phát huy mọi trình độ, năng lực, trí tuệ tham gia xây dựng và
phát triển đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vững
mạnh góp phần đưa nước ta vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội sánh vai với các
cường quốc trên thế giới.
Gần một thế kỷ đã trôi qua, “Thà ít mà tốt” là một trong những tác phẩm
cuối cùng Lênin để lại cho chúng ta. Những chỉ dẫn của Người vẫn sống động
bởi những giá trị sâu sắc, có tính định hướng đối với sự nghiệp xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân ở nước ta hôm nay.



×