Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

TIỂU LUẬN sự SÁNG tạo của NGUYỄN ái QUỐC TRONG TRUYỀN bá CHỦ NGHĨA mác lê NIN để THÀNH lập ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.01 KB, 5 trang )

SÁNG TẠO CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC TRONG VIỆC TRUYỀN BÁ
CHỦ NGHĨA MAC-LENIN ĐỂ THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
------------******-----------Từ khi thực dân Pháp xâm lược, nhân dân ta đã liên tiếp nổi dậy cầm vũ khí
chống bọn cướp nước. Đặc biệt Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX các phong trào vận
động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng tư sản diễn ra sôi nổi và rộng khắp
nhưng đều thất bại. Điều này chứng tỏ sự bất lực của giai cấp tư sản Việt Nam,
rằng giai cấp tư sản Việt Nam không đủ khă năng giương cao ngon cờ lãnh đạo đưa
cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi.
Trong lúc dân tộc ta đứng trước cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước,
nhiều nhà yêu nước đương thời tiếp tục con đường cứu nước theo lối cũ, thì
Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước khác với những nhà yêu nước tiền bối
Anh Nguyễn sang Châu Âu mục đích của Anh là đi để xem sự phát triển Châu Âu,
của Pháp thế nào.
Năm 1917 Cách mạng Tháng 10 Nga thành công đã đánh dấu một bước phát
triển mới và mở ra thời đại mới trong lịch sử nhân loại- thời đại quá động từ chủ
nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản. Sau nhiều năm bôn ba, quan sát và suy ngẫm,
sau khi gặp “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương của Lenin về vấn đề dân tộc và
vấn đề thuộc địa”, tháng 12.1920 tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp họp
ở Tua, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và chủ
trương thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Trả lời câu hỏi: - Tại sao đồng chí bỏ phiếu
cho Quốc tế III? Nguyễn ái Quốc trả lời: “ Quốc tế III rất chú ý đến vấn đề giải
phóng thuộc địa. Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả
những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu."
Sự kiện này đánh dấu bước chuyển biến quyết định trong tư tưởng và lập
trường chính trị của Nguyễn Ái Quốc. Từ đó, Người xác định con đường giải


phóng đúng đắn cho dân tộc Việt Nam: “ Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới
giải phóng được dân tộc; cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp cua chủ
nghĩa Cộng sản và của cách mạng thế giới.”
Từ khi trở thành người Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã xúc tiến mạnh mẽ việc


truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào giải phóng dân tộc và phong trào
vô sản ở các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam.
Cuối nǎm 1921, tại Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn
Ái Quốc đã trình bày dự án nghị quyết “ về chủ nghĩa Cộng sản và các thuộc địa",
và kiến nghị thành lập Ban nghiên cứu thuộc địa của Đảng. Nǎm 1922, Ban nghiên
cứu thuộc địa của Đảng Cộng sản Pháp được thành lập. Nguyễn Ái Quốc được cử
làm Trưởng tiểu ban nghiên cứu về Đông Dương. Với cương vị này Người đã tích
cực tuyên truyền, giáo dục và giới thiệu cho Đảng cộng sản Pháp nhiều chiến sĩ
cách mạng của các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi.
Cũng nǎm 1921, nhờ sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Pháp, Người đã cùng
với một số chiến sĩ cách mạng ở các nước An-giê-ri, Ma-đa-gát-xca, Tuy-ni-di,
Ma-rốc, v.v... sáng lập ra Hội liên hiệp thuộc địa nhằm tổ chức và lãnh đạo phong
trào cách mạng giải phóng dân tộc. Để đẩy mạnh công tác tuyên truyền và vận
động cách mạng ở các nước thuộc địa, năm 1922 Hội liên hiệp thuộc địa cho xuất
bản tờ báo Le Paria ( Người cùng khổ ), diễn đàn của các dân tộc thuộc địa, đồng
thời thông tin được tình hình các nước thuộc địa đến với nhân dân Pháp Ngoài việc
làm chủ nhiệm, kiêm chủ bút và quản lý tờ Người cùng khổ. Đây là phương tiện
truyền bá chủ yếu của Người tại pháp, đã giúp người tuyên truyền sâu rộng hơn, trự
tiếp hơn, thông qua các bài báo đã bóc trần bộ mặt cái gọi là “Khai hóa” giả nhân
giả nghĩa cuat thực dân Pháp với các dân tộc thuộc địa.
Nguyễn còn viết nhiều bài đǎng trên các báo Nhân đạo (L'humanité), cơ
quan Trung ương của Đảng Cộng sản Pháp, Đời sống thợ thuyền (La Vie
Ouvrière), tiếng nói của giai cấp công nhân, Tạp chí Cộng sản (La Revue


communiste), cơ quan lý luận của Đảng cộng sản Pháp. Ngoài sử dụng báo chí,
Người còn Diễn thuyết, viết kịch để cho nhân dân Pháp hiểu rõ bản sắc dân tộc và
con người Việt Nam, tranh thủ sự ủng hộ, thông cảm nhân dân tiến bộ Pháp và
vạch mặt bọn vua quan bán nước qua tác phẩm kịch “Con rồng tre”, “vi hành”. Tất
cả các bài viết của Anh Nguyễn đều có nội dung tố cáo tội ác của thực dân Pháp,

kêu gọi nhân dân các nước thuộc địa đứng lên chống lại thực dân Pháp xâm lược.
Để truyền bá chủ nghĩa Mác-Lenin vào Việt Nam thông qua báo Người cùng khổ
thì tất cả các bài báo trên đều được bí mật gửi về nước thông qua một đường dây
liên lạc bí mật là các thuỷ thủ người VIệt Nam yêu nước trên những chuyến hàng
hải Pháp-Việt. Nhờ hoạt động của Nguyễn Ái Quốc chủ nghĩa Mác-Lênin bắt đầu
thâm nhập vào Việt Nam, giúp cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt
Nam bước đầu tiếp nhận chủ nghĩa Mác-lênin. Qua sự nổ lực truyền bá Chủ nghĩa
Mác-Lenin của Nguyễn Ái Quốc vào Việt Nam đã dần thức tỉnh những người yêu
nước Việt Nam đi vào con đường của chủ nghĩa Mac-Lênin.
Quá trình hoạt động trong phong trào quốc tế cộng sản. Tại Liên Xô người
dành nhiều thời gian để nghiên cứu chủ nghĩa Mác- Lênin. Nghiên cưu chế độ Xô
Viết. Người viết bài cho các tờ báo ở Liên Xô như tờ báo “Tia lửa” hoặc viết bài
cho tạp chí Thư Tín quốc tế. Ngoài ra người còn tham gia các đại hội quốc tế. Đại
hội quốc tế thanh niên, phụ nữ, nông dân. Trong đại hội quốc tế nông dân 10/1923
người được bầu vào ban chấp hành quốc tế nông dân. Thời gian hoạt động ở Liên
Xô tuy ngắn ngủi nhưng lí luận Cách mạng của người không ngừng nâng cao. Tại
Đại hội thứ 5 của quốc tế cộng sản 7/1924 tại Matxcơva người đã trình bày bản
tham luận về một cuộc Cách mạng giải phóng dân tộc ở một nước thuộc địa. Người
đã nêu lên mối quan hệ giữa cuộc Cách mạng giải phóng dân tộc ở một nước thuộc
địa với cuộc Cách mạng Vô Sản ở chính quốc. Đồng thời người kêu gọi các Đảng
cộng sản ở các nước trên thế giới hãy ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc ở các
nước thuộc địa. Như vậy lí luận về một cuộc Cách mạng dân tộc đã hình thành.
Đáng chú ý những phương tiện truyền bá trong thời kỳ này là các văn kiện, thư từ


của Quốc tế Cộng sản và của người nhân danh Quốc tế Cộng sản gửi nhân dân Việt
Nam. Ngoài ra còn truyền đơn, các bài phát biểu, tham luận tại QTCS, Quốc tế
Nông hội, Công hội, Thanh niên. Đặc biệt là những tác phẩm “Trung Quốc và
Thanh niên Trung Quốc”, “Bản án chế độ thực dân Phám” đã được xuất bản
Nhờ những cố gắng của Nguyễn Ái Quốc, chủ nghĩa Mác-Lenin và ảnh

hưởng của Cách mạng Tháng 10 Nga đã chọc thủng lưới sắt của thực dân Pháp mà
truyền đến Việt Nam. Những người cách Việt Nam, nhất là tầng lớp thanh niên trí
thức cách mạng, tiếp thu chủ nghĩa Mac-Lenin như đang khát mà tìm được nước
uống. Tuy vậy, đối với những người cách mạng Việt Nam, chuyển từ lập trường
yêu nước theo quan điểm cũ sang lập trường yêu nước theo quan điểm chủ nghĩa
Mac-Lenin không phải là một việc đơn giản Vì thế, lúc đầu cần có một tổ chức
thích hợp. Tháng 11-1924 Nguyễn Ái Quốc được Quốc tế Cộng sản cử về Quảng
Châu với nhiệm vụ chính là xúc tiến kế hoạch xây dựng một tổ chức cộng sản ở
Đông Dương. Tại đây Người đã sử dụng phương tiện truyền bá mới có tính quyết
định cho việc ra đời tổ chức tiền thân của Đảng: thành lập Cộng sản đoàn làm hạt
nhân. Đặc biệt Người thành lập ra Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội
đây là tổ chức tính chất quá độ. Mục đích của hội là tuyên truyền Chủ nghĩa MácLenin vào Việt Nam có hệ thống và tổ chức. Nhằm thực hiện sự kết hợp giữa Chủ
nghĩa Mác với phong trào Công nhân, phong trào yêu nước đề tiến tới ra đời một
chính đảng Vô sản ở Việt Nam. Để hội hoàn thành sứ mệnh lịch sử đó. Nguyễn Ái
Quốc đã cho xuất bản tuần báo Thanh Niên. Công Nông, Tiền Phong, Nguyệt san
lính cách mạng Nguyễn Ái Quốc còn chủ động mở các lớp giảng dạy ngắn hạn về
Chủ nghĩa Mac-Lenin để đào tạo cán bộ Cách Mạng có hiểu biết về Chủ nghĩa
Mác-Lenin. Từ năm 1925-1927, hội đã đào tạo được hơn 200 hội viên. Số hội viên
xuất sắc được gửi đi học ở các trường đại học của Liên Xô và Trung Quốc, số còn
lại thực hiện chủ trương vô sản hóa của Hội, nhiều hội viên đã đi vào hầm mỏ, nhà
máy, đồn điền để tuyền truyền, vận động quần chúng, đây là một cách tuyên truyền
sáng tạo và hiệu quả nhất.


Tất cả các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện được tập
trung lại và in thành một cuốn sách “Đường Cách Mệnh” ( xuất bản 1927) đã nêu
được tư tưởng cơ bản về chiến lược, sách lược về một cuộc Cách mạng giải phóng
dân tộc.
Các phương tiện truyền bá thời kỳ này đã góp phần quan trọng vào chuẩn bị
về tư tưởng , chính trị, tổ chức và tiến tới thành lập một chính đảng sau này. Báo

Thanh niên, cuốn đường cách mệnh và một số tờ báo khác được phổ biến khắp
trong nước, được tổ chức in lại nhiều lần. Đặc biệt là phương tiện truyền bá Sống
giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong thời kỳ này.
Sau Quảng Châu tại Xiêm người tiếp tục mở các lớp huân luyện chính trị,
đổi tên tờ báo Đồng thanh thành tờ Thân ái, dịch một loạt các tác phẩm kinh điển
nhằm truyền bá sâu rộng hơn nữa tư tưởng cộng sản: Nhân loại tiến sử hóa, Chủ
nghĩa cộng sản ABC; Tuyên ngôn Đảng cộng sản, ở đây thể hiện trình độ nhận
thức của lớp học trò của người đã tiến bộ rõ rệt.
Qua quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác – Lenin vào Việt Nam của Nguyễn
Ái Quốc là một quá trình nghệ thuật kết hợp, sử dụng các các loại Phương tiện
truyền bá cả mới và cũ của Người, mà đỉnh cao về nghệ thuật sử dụng phương tiện
truyền bá là phương tiện sống. Quá trình truyền bá có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi
mặt, có hệ thống, tổ chức và phát triển từ đơn giản đến phức tạp, liên tục từ 1921
đến khi ĐCS Việt Nam ra đời 3/2/1930.
Cho đến nay trải chặng đường lịch sử qua hơn 85 năm lãnh đạo của Đảng.
Những kinh nghiệm quý báu của chủ tịch Hồ Chí Minh trong sử dụng các Phương
tiện truyền bá chủ nghĩa Mac-Leenin vào Việt Nam những năm 1921 – 2930 vẫn
còn nguyên giá trị lý luận, thực tiễn sâu sắc đối với Đảng trong quá trình lãnh đạo,
chỉ đạo công cuộc đổi mới đất nước ta hiện nay.



×