Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Thực trạng công tác phân công và hiệp tác lao động tại công ty cổ phần MediaMart chi nhánh Hai Bà Trưng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.11 KB, 34 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh thì vấn đề phân công và hợp tác lao động là
một trong những công việc cực kỳ quan trọng trong quá trình quản lý, điều hành hoạt
động sản xuất kinh doanh. Trong nền kinh tế cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay thì
đây là mục tiêu và là yếu tố quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp. Việc phân công
và hợp tác lao động phù hợp góp phần không nhỏ trong việc tăng năng xuất lao động
và đem đến hiệu quả cao cho doanh nghiệp.
Vì vậy, trong những năm gần đây, công tác phân công và hợp tác lao động ngày
càng được quan tâm nhiều hơn, không chỉ trong doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh
doanh mà còn trong mọi tổ chức thương mại và phi thương mại.
Xuất phát từ thực tế trên, nhóm 9 quyết định tìm hiểu về đề tài: “ Phân tích cơ sở
khoa học của quá trình phân công và hiệp tác lao động. Các nhà quản trị đã vận dụng
những nội dung này để tổ chức quá trình lao động ở doanh nghiệp như thế nào? Chứng
minh hiệu quả của nó ở một doanh nghiệp thương mại cụ thể?”. Sau khi nghiên cứu đề
tài và các doanh nghiệp trên thị trường, nhóm 9 quyết định sẽ lựa chọn Công ty Cổ
phần MediaMart Việt Nam chi nhánh Hai Bà Trưng là doanh nghiệp để nhóm nghiên
cứu kỹ về công tác phân công và hiệp tác lao động.
Kết cấu bài nghiên cứu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học của phân công và hiệp tác trong doanh nghiệp thương mại
Chương 2: Thực trạng công tác phân công và hiệp tác lao động tại công ty cổ phần
MediaMart chi nhánh Hai Bà Trưng.
Chương 3: Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác phân công và hiệp tác lao động tại
công ty cổ phần MediaMart chi nhánh Hai Bà Trưng.
Qua đề tài này, chúng em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Th.S Nguyễn Văn
Luyền – đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo giúp chúng em hoàn thành đề tài thảo luận này.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!


Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
BIÊN BẢN HỌP NHÓM 9


(lần 1)
Địa điểm: Sân thư viện.
Thời gian: 15h00 ngày 25/10/2016
Nội dung buổi họp: Gặp mặt thành viên, thống nhất dàn bài và phân chia công việc cụ
thể cho các thành viên.
STT Thành viên

Nhiệm vụ

1

Đoàn Thị Thu Phương

Chương 3

2

Hoàng Thị Phương

2.3 Đánh giá công tác phân công và hiệp tác

3

Trần Thị Phượng

2.2.2 Thực trạng hiệp tác tại công ty

4

Trần Thị Quyên


2.1 Giới thiệu về công ty MediaMart

5

Trần Thị Quỳnh(NT)

Lời mở đầu+ Kết luận+Tổng hợp

6

Keopaserd
Saivangchang

Vắng

7

Nguyễn Đức Sinh(TK)

Slide

8

Bùi Phương Thảo

Thuyết trình

9


Trình Thị Thoa

2.2.1 Thực trạng phân công lao động tại công ty

10

Nguyễn Thị Hà Thu

Chương 1

Cuộc họp kết thúc lúc 15h40 cùng ngày.
Nhóm trưởng

Trần Thị Quỳnh

Thư kí

Nguyễn Đức Sinh


Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN HỌP NHÓM 9
(lần 2)
Địa điểm họp: Sân thư viện
Thời gian: 15h00 ngày 01/11/2016.
Thành viên tham gia: 09/10. Vắng: Keopaserd Saivangchang
Nội dung họp: Nhóm trưởng tổng hợp word, các thành viên đưa ra ý kiến chỉnh sửa và
bổ sung lại bài.
Cuộc họp kết thúc lúc 15h30 cùng ngày.


Nhóm trưởng

Trần Thị Quỳnh

Thư kí

Nguyễn Đức Sinh


Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN THAM GIA THẢO LUẬN

STT Thành viên

Mã sinh viên

1

Đoàn Thị Thu Phương

13D210172

2

Hoàng Thị Phương

13D210242


3

Trần Thị Phượng

13D210464

4

Trần Thị Quyên

13D210244

5

Trần Thị Quỳnh

13D210037

6

Keopaserd Saivangchang

13D210055

7

Nguyễn Đức Sinh

13D210466


8

Bùi Phương Thảo

13D210180

9

Trình Thị Thoa

13D210397

10

Nguyễn Thị Hà Thu

13D210253

Nhóm

Tự

đánh giá

giá

Nhóm trưởng

Trần Thị Quỳnh


đánh

Ký tên

Thư kí

Nguyễn Đức Sinh

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHÂN CÔNG VÀ HIỆP TÁC LAO
ĐỘNG TRONG DNTM
1.1 Khái niệm Lao động thương mại và Doanh nghiệp thương mại
Lao động thương mại là lao động thực hiện công việc nhằm tổ chức lưu thông
các dịch vụ, thương mại thông qua mua bán và cung ứng hàng hóa.


Doanh nghiệp thương mại là 1 đơn vị kinh doanh được thành lập hợp pháp, nhằm
mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại. Như vậy,
một tổ chức kinh tế được coi là một doanh nghiệp thương mại phải có đủ các điều
kiện sau:
-

Phải được thành lập theo đúng luật lao động.
Phải trực tiếp thực hiện chức năng thương mại với mục đích kiếm lời.

1.2 Khái niệm phân công lao động trong doanh nghiệp thương mại
1.2.1 Khái niệm phân công lao động
Theo Giáo trình Tổ chức lao động, phân công lao động là việc phân chia quá
trình lao động hoàn chỉnh thành nhiều phần việc nhỏ và giao mỗi phần việc cho một
hoặc một nhóm người lao động chịu trách nhiệm thực hiện. Kết quả lao động của mỗi
người lao động chỉ là một bộ phận trong thành quả lao động chung, hoàn chỉnh của cả

tập thể lao động.
Phân công lao động là một quá trình tách riêng biệt các loại lao động khác nhau
theo một tiêu thức nhất định trong điều kiện xác định của doanh nghiệp.Thực chất là
chia quá trình sản xuất kinh doanh thành các bộ phận tổ thành và giao cho mỗi cá nhân
phù hợp với năng lực sở trường và đào tạo của họ.
1.2.2 Nội dung và phân loại phân công lao động
• Nội dung
Phân công lao động là sự chia nhỏ các công việc để giao cho từng người hay
khoán cho người lao động thực hiện phù hợp với chức năng của họ (kiến thức, kỹ
năng, phẩm chất nghề nghiệp) theo đó khi phân công lao động phải đáp ứng nhu cầu
như sau :
- Đảm bảo sự phụ hợp giữa nội dung và hình thức phân công lao động tương ứng
với trình độ phát triển của tổ chức, doanh nghiệp (cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ,
nguồn nhân lực và tổ chức, quản lý doanh nghiệp).
- Phải lấy yêu cầu về công việc chọn người lao động có khả năng trình độ, phẩm
chất phù hợp.
- Phải tính đến khả năng phát triển nghề nghiệp của người lao động.


• Phân loại phân công lao động :
- Phân công lao động theo mức độ phức tạp của công việc: là hình thức phân
công lao động theo các loại công việc theo tính chất phức tạp của công việc (lao động
quản lý, thực hành, công nghệ cao, công nghệ đơn giản ,… )
- Phân công lao động theo chức năng: là hình thức phân công lao động theo
nhóm các công việc, nhiệm vụ nhằm hoàn thành một chức năng nhất định (ví dụ như
sản xuất, thương mại, tài chính, nhân lực,…)
- Phân công lao động theo công nghệ: là phân công lao động theo các loại công
việc có tính chất và quy trình công nghệ thực hiện chúng (ví dụ : công nghệ cao, thấp,
công nghệ sản xuất, kinh doanh, marketing, bán hàng,…)
Hệ số phân công lao động:

Kpc là hệ số phân công lao động thể hiện mức độ chuyên môn hóa lao động:

Trong đó :
Tca : Thời gian làm việc 1 ca
N: Số người lao động của nhóm được phân tích
Tk: Thời gian lao động của người lao động không đúng nhiệm vụ được phân
công.

Như vậy nếu tỉ lệ

( luôn < 1) càng nhỏ tức thời gian người lao động làm

đúng công việc / nhiệm vụ được giao thì tính chuyên môn hóa lao động sẽ cao , tức hệ
số phân công lao động sẽ cao, mức cao nhất Kpc = 1 là tất cả mọi người lao động đều
làm đúng công việc/nhiệm vụ được phân công.
1.2.3 Phân công lao động trong doanh nghiệp thương mại
Tùy theo quy mô cửa hàng, số lượng và giá trị hàng hóa bán ra, tích chất và kết
cấu mặt hàng kinh doanh, để lựa chọn hình thức phân công lao động thích hợp. Phân


công lao động ở doanh nghiệp thương mại thực hiện dưới 2 hình thức chủ yếu là phân
công lao động theo chức năng, phân công lao động theo nhóm mặt hàng.
a) Phân công lao động theo chức năng: Toàn bộ số lao động trong cơ sở được
-

phân chia thành 3 loại.
Lao động trực tiếp kinh doanh: là những người trực tiếp thực hiện sự biến đổi
hình thái của giá trị, trực tiếp phục vụ người tiêu dùng (bán hàng, viết hóa đơn,

-


thu tiền…).
Lao động phục vụ kinh doanh: là những người có liên quan chặt chẽ với việc
thực hiện quá trình kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên bán hàng
nâng cao hiệu quả ( vận tải, nhân viên giao nhận hàng, chọn lọc, đóng gói, bảo

-

quản…).
Lao động quản lý kinh doanh, quản lý hành chính: là những người đảm nhận
công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện chính sách, chế độ của Nhà nước, của

ngành về nghiệp vụ, kĩ thuật, quản lý kinh doanh…
b) Phân công lao động theo nhóm mặt hàng
Ở các cơ sở bán hàng có khối lượng hàng hóa kinh doanh lớn, kết cấu và chủng loại
mặt hàng phức tạp, số lượng nơi bán hàng nhiều, người mua đông, ở cơ sở này thực
hiện phân công theo nhóm mặt hàng.
Hình thức phân công này tạo điều kiện mở rộng kết cấu mặt hàng kinh doanh,
nghiên cứu sát được nhu cầu người mua. Người bán hàng có điều kiện để đi sâu vào
mặt hàng mình phụ trách nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và hiệu quả công tác.
Kinh doanh thương mại trong kinh tế thị trường, phân công lao động phải rất linh
hoạt, có thể phân công chuyên môn hóa theo nhóm mặt hàng và cũng có thể phân công
tổng hợp nhiều mặt hàng. Có thể bán ở cơ sở chính, bán lưu động, cũng có liên kết với
các hộ gia đình có điều kiện làm đại lý bán hàng cho doanh nghiệp, cửa hàng…
1.3 Khái niệm hiệp tác lao động trong doanh nghiệp thương mại
1.3.1 Khái niệm hiệp tác lao động
Hiệp tác lao động là một quá trình mà ở đó nhiều người cùng làm việc trong một
quá trình sản xuất, hay ở nhiều quá trình sản xuất khác nhau nhưng có liên hệ mật
thiết, chặt chẽ với nhau để nhằm một mục đích chung.
1.3.2 Nội dung và hình thức hiệp tác lao động



Thực tế sản xuất người ta thường nhìn nhận các hình thức hiệp tác về không gian
và thời gian.
 Về mặt không gian, trong doanh nghiệp có các hình thức hiệp tác cơ bản sau:
- Hiệp tác giữa các phòng ban và các phân xưởng
- Hiệp tác giữa các bộ phận trong một phòng hay trong một phân xưởng
- Hiệp tác giữa các người lao động trong tổ (đội) sản xuất
 Hiệp tác về mặt thời gian
Được xem là sự phối hợp một cách nhịp nhàng các phân xưởng, các phòng ban,
các bộ phận phục vụ sản xuất cũng như các cá nhân trong từng đơn vị nhỏ để bảo đảm
đúng tiến độ sản xuất, đúng kế hoạch dự kiến của doanh nghiệp. Ngoài ra, cũng cần tổ
chức hợp lý các ca làm việc trong một ngày đêm, bởi vì chế độ đảo ca hợp lý vừa đáp
ứng được các yêu cầu của sản xuất vừa đảm bảo sức khoẻ cho người lao động.
1.3.3 Hiệp tác lao động trong doanh nghiệp thương mại
Hiệp tác lao động trong doanh nghiệp thương mại thường phụ thuộc vào lĩnh
vực, ngành nghề kinh doanh. Thông thường trong doanh nghiệp thương mại cũng có
các hình thứ hiệp tác là:
-

Hiệp tác về mặt không gian: Bao gồm hiệp tác giữa các phòng ban, hiệp tác
giữa các bộ phận trong một phòng.

-

Hiệp tác về mặt thời gian: Phân chia các ca làm việc gồm ca ngày, ca đêm.

Ngoài ra, ở các doanh nghiệp có quy trình sản xuất liên tục, có chế độ làm việc
nhiều ca và liên tục, thì cũng cần tổ chức hợp lý các ca làm việc trong một ngày đêm.
Chế độ đảo ca hợp lý vừa đáp ứng được các yêu cầu của sản xuất vừa đảm bảo được

sức khoẻ cho mọi người lao động.
1.4 Ý nghĩa của phân công và hiệp tác lao động
Phân công lao động cho phép mỗi cá nhân và mỗi tập thể có điều kiện thực hiện
chuyên môn hoá sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng công tác, nâng cao năng suất
lao động và hiệu quả sản xuất - kinh doanh. Nhờ có chuyên môn hoá mà doanh nghiệp
giảm được chi phí đào tạo; người lao động nhanh chóng tích lũy được kinh nghiệm
trong sản xuất, doanh nghiệp có điều kiện thiết kế và sử dụng các máy móc thiết bị
chuyên dùng,..


Hiệp tác lao động trong doanh nghiệp nhằm phối hợp một cách tích cực và hài
hoà nhất mọi cố gắng của mỗi cá nhân và tập thể trong một điều kiện tổ chức - kinh tế
- kỹ thuật - xã hội xác định, nhằm sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vật chất hiện có.
Hiệu quả xã hội của sự hiệp tác là tăng khả năng làm việc của từng cá nhân do có sự
tiếp xúc xã hội mà nảy sinh sự thi đua giữa những người cùng sản xuất và xuất hiện
những động cơ mới, kích thích mới trong mối quan hệ giữa người với người trong lao
động.
1.5 Tâm lí học và giới hạn tâm lí với phân công và hiệp tác lao động
1.5.1 Ý nghĩa của tâm lí học với phân công và hiệp tác lao động
Tâm lý học lao động có vai trò to lớn đối với tổ chức lao động khoa học nói
chung và với phân công và hiệp tác lao động nói riêng. Vai trò đó thể hiện ở các điểm
sau đây:
- Tâm lý học lao động đã chỉ ra những phát triển của khoa học kỹ thuật đã tác
động xấu đến con người là những gì và đưa ra các giải pháp khắc phục nó.
- Tâm lý học lao động đã chỉ ra các giới hạn tâm lý của con người trong lao động
để giúp cho tổ chức quá trình lao động đạt được những tối ưu trong hoạt động.
- Tâm lý học lao động đã chỉ ra những vấn đề kích thích lao động tạo nên động
lực thúc đẩy hành động con người.
- Tâm lý học lao động còn chỉ ra những đỏi hỏi về giá trị lao động, giá trị tinh
thần của cuộc sống giúp cho công tác tổ chức lao động và quản lý sản xuất đạt được

hiệu quả cao.
- Chỉ ra tác động xấu của môi trường lao động, môi trường tập thể đến con người
để giúp cho hoàn thiện chúng, thoả mãn những yêu cầu của người lao động.
- Chỉ ra cho tổ chức lao động thất được các yếu tố tâm lý của sự phát triển năng
lực, kỹ năng, kỹ xảo lao động và chỉ ra các giải pháp sử dụng họ có hiệu quả hơn
1.5.2 Giới hạn tâm lí với phân công và hiệp tác lao động


• Để người lao động thực sự làm chủ được quá trình lao động , để họ mang hết khả
năng ra cống hiến cho tập thể, thì công tác phân công và hiệp tác lao động phải
đảm bảo được các yêu cầu cơ bản sau đây của người lao động:
 Thứ nhất là phải đảm bảo tính độc lập trong hoạt động: tính độc lập trong hoạt
động được hiểu là mỗi người phải có phạm vi lao động cụ thể, có kết quả lao động
được đo lường bằng giá trị cụ thể và phải có các chỉ tiêu cụ thể về trách nhiệm với
lao động. Tính độc lập trong hoạt động lao động là cơ sở cho sự tự đo lường thành
tích của người lao động, cho tự giám sát lao động. Đảm bảo tính độc lập phải xem
xét đến hai dạng sau đây:
- Tính độc lập trong hoạt động của cá nhân, tức là mỗi người có công việc cụ
-

thể và hoàn toàn chịu trách nhiệm với công việc đó.
Tính độc lập tương đối trong lao động tổ, nhóm, tức là trong các dạng hoạt
động lao động tổ nhóm thì phải có sự phân công lao động đầy đủ và quy kết

trách nhiệm của mỗi cá nhân trong phạm vi của phân công đó.
 Thứ hai là phải đảm bảo tính chủ động trong lao động. Tính chủ động lao động
được hiểu là người lao động có quyền trong việc lựa chọn các phương pháp làm
việc tốt nhất để hoàn thành công việc. Mỗi người đều có cách làm việc của riêng
mình để hoàn thành nhiệm vụ. Vì vậy phải tôn trọng cách làm việc đó, đánh giá
đúng mức và khuếch trương những phương pháp làm việc tiên tiến có hiệu quả

cao.
 Thứ ba là phải đảm bảo tính sáng tạo trong lao động: Tính sáng tạo được thể hiện ở
hai cấp độ sau đây. Một mặt là sự tìm tòi cái mới, tạo ra cái có chất lượng cao và
hiệu quả lớn, mặt khác sáng tạo còn thể hiện ở tìm ra cách làm việc mới, cải tiến
các công cụ để tạo ra năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm tốt. Đòi hỏi của
tính sáng tạo là khi tiến hành phân công và hiệp tác lao động phải tạo ta các khả
năng sáng tạo bằng cách gợi mở những yêu cầu cao với công việc, nâng cao trách
nhiệm với công việc, và khuyến khích tạo ra cái mới.
 Thứ tư là phải đảm bảo sự hứng thú với lao động. Được thể hiện là phải tạo ra sự
kích thích hưng phấn liên tục với hoạt động thần kinh. Cơ sở tạo ra sự kích thích
hưng phấn của hoạt động thần kinh trong lao động thể hiện ở các điểm cơ bản sau
đây:
+ Sự luân chuyển hợp lý của các thao tác lao động trong quá trình lao động


+ Giới hạn của thời gian lặp lại các thao tác lao động hợp lý
+ Công việc luôn gợi mở ra sự tìm tòi sáng tạo
+ Công việc luôn gắn trách nhiệm các nhân cao
+ Công việc luôn thể hiện vai trò và vị trí cao trong hoạt động lao động
+ Công việc luôn mang lại ý nghĩa cao đối với cuộc sống cá nhân và xã hội, có nghĩa
là công việc phải thoả mãn động cơ lao động của người lao động
 Thứ năm là phải đảm bảo sự thăng tiến đối với người lao động.
• Để đảm bảo được những yêu cầu cơ bản trên của người lao động và để chống lại
tính đơn điệu trong lao động hiện nay các nhà tâm lý học đã nghiên cứu và đưa ra
các giới hạn hợp lý của các thao tác lao động và các giải pháp cần thiết để chống
lại tính đơn điệu trong lao động.
 Các giới hạn hợp lý thao tác lao động của công việc:
- Nếu một thao tác lao động nào đó có hao phí thời gian là dưới 30 giây thì sẽ dẫn đến
những chuyển biến các chức năng tâm sinh lý của người lao đông vượt hơn mức bình
thương ( rối loạn các chức năng tâm sinh lý). Còn những thao tác lao động có hao phí

lớn hơn 30 giây thì đảm bảo sự hoạt động của các chức năng tâm sinh lý bình thường.
Do đó các nhà tâm lý học lao động đã thống nhất lấy thời gian hao phí cho một thao
tác lao động là 30 giây làm giới hạn của sự đơn điệu trong lao động. Do vậy để loại bỏ
tính đơn điệu trong lao động chúng ta cần phải thiết kế các thao tác lao động sao cho
chúng có thời gian hao phí lớn hơn hoặc bằng 30 giây.
- Nếu một công việc nào đó có ít hơn 5 thành phần (5 thao tác lao động) thì sẽ dẫn đến
mất cảm giác về sự luân chuyển các hoạt động đòi hỏi những hao phí về thể lực và trí
lực khách nhau, do đó dẫn đến mất nguồn gây cảm hứng hưng phấn trong lao động.
Do vậy để gây được cảm giác hưng phấn trong lao động thì công việc phải có từ 5
thành phần trở lên (5 thao tác lao động).
 Các giải pháp chống lại tính đơn điệu:
-Kết hợp nhiều thao tác có nội dung đơn giản kém xúc tích thành những thao tác có
nội dung phong phú hơn, súc tích hơn.


- Thay đổi vị trí công nhân trong dây chuyền công nghệ theo chu kỳ hoặc không theo
chu kì.
- Thay đổi nhịp độ làm việc trong dây chuyền
- Thực hiện chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý
- Sử dụng các phương pháp thẩm mỹ tác động vào sản xuất như: âm nhạc, màu sắc.
- Sử dụng các khuyến khích vật chất và tinh thần thích đáng bao gồm: tiền lương, tiền
thưởng, các phúc lợi khác.
Tóm lại khi tiến hành phân công và hiệp tác lao động cần phải đáp ứng các yêu
cầu về tâm lý của người lao động, chống lại và loại bỏ tính đơn điệu trong lao động.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN CÔNG VÀ HIỆP TÁC LAO
ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN MEDIA MART VIỆT NAM CHI NHÁNH
HAI BÀ TRƯNG
2.1. Giới thiệu về công ty Media Mart chi nhánh Hai Bà Trưng.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.

Sự kiện ngày 16/1/2008, Thế giới điện máy Media Mart khai trương Siêu thị điện
máy số 1 tọa lạc tại 29F Hai Bà Trưng - Hoàn Kiếm - Hà Nội chính thức tham gia vào
lĩnh vực kinh doanh bán lẻ điện máy, tạo ra một phong cách mua sắm hoàn toàn mới
với người dân thủ đô, thông qua cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tới người tiêu
dùng. Tháng 12/2008, Media Mart tiếp tục khai trương siêu thị thứ 2 thuộc hệ thống
thế giới điện máy Media Mart.
Năm 2010, Media Mart tiếp tục đẩy kế hoạch phát triển nhân rộng mô hình
hệ thống siêu thị điện máy thông qua sự ra đời thêm 2 siêu thị điện máy Media Mart 3


tại Km10 Thanh Xuân - Hà Nội, Media Mart 4 tại 72 Trường Chinh với quy mô lớn
20.000m2/siêu thị. Media Mart bước đầu được cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam
đánh giá hệ thống siêu thị điện máy có tốc độ phát triển mạnh nhất miền Bắc.
Vào ngày đầu tiên của năm 2012, Media Mart chính thức đưa vào hoạt động siêu
thị Media Mart 5 tại số 3 đường Nguyễn Văn Linh, Hà Nội với tổng diện tích lên đến
10.300 m2. Cũng trong năm 2012, Media Mart tiếp tục khai trương siêu thị thứ 6 tại 18
Phạm Hùng, Hà Nội.
Đáp lại sự ủng hộ, tin tưởng của đông đảo người tiêu dùng, tháng 4/2013, Media
Mart mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh nội thất, đánh dấu bằng sự kiện khai trương
showroom bán hàng đầu tiên tại địa chỉ quen thuộc Media Mart Long Biên, số 3
Nguyễn Văn Linh, Hà Nội.
Là siêu thị thứ 7 nằm trong hệ thống thế giới điện máy Media Mart, sự kiện
Media Mart Nguyễn Chí Thanh đi vào hoạt động vào ngày 16/10/2013 tại số 18
Nguyễn Chí Thanh chính thức nâng tổng diện tích trưng bày hàng hóa của toàn hệ
thống tại Hà Nội lên tới 50,000m2.
Với mong muốn phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng trên toàn quốc,
cũng tháng 10/2013, Media Mart mở rộng vào thị trường Hải Phòng với sự kiện khai
trương siêu thị thứ 8 tại số 10 Lê Hồng Phong, Ngô Quyền, Hải Phòng.
Đầu năm 2014,đại siêu thị điện máy quy mô lớn tại tỉnh Bắc Ninh với tổng vốn
đầu tư và hàng hóa lên đến hàng trăm tỷ đồng sẽ được khai trương tại số 37 Lý Thái

Tổ, phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh vào ngày 6/1.
Ngày 9/7/2016 Siêu thị Điện máy MediaMart Việt Trì sẽ được khai trương tại số
1498 đại lộ Hùng Vương, TP.Việt Trì, tỉnh Phú Thọ với tổng diện tích trên 2500m2.
Đến cuối năm 2016, thương hiệu bán lẻ này sẽ đạt số lượng 35 điểm bán tại hầu hết
các tỉnh thành phố tại miền Bắc và miền Trung.
2.1.2. Tình hình kinh doanh và cơ cấu nhân sự của công ty
a) Tình hình kinh doanh của công ty
Dựa vào dữ liệu thứ cấp do Phòng kế toán cung cấp, ta có số liệu về tình hình
kinh doanh của Mediamart(MM). Dựa vào bảng 1 và bảng 2 ta thấy từ 2013 đến 2015
thì doanh thu tăng đều qua các năm. So sánh năm 2015 với 2014 thì doanh thu của chi
nhánh Hai Bà trưng tăng 2.07%.


Năm

1

2013 Năm 2014 (triệu Năm 2015(triệu Năm 2015 tăng so
(triệu đồng)
đồng)
đồng)
với năm 2014(%)
19933
20900
21862
4.60

2

17556


19042

19686

3.38

3

18538

18921

19231

1.64

4

13080

13418

14018

4.47

5

15872


16354

16757

2.46

6

19620

20278

20548

1.33

7

23219

25759

26224

1.81

8

24645


25928

26145

0.84

9

19620

21038

21698

3.14

10

19995

20869

21427

2.67

11

20670


21655

22555

4.16

12

23374

24004

24159

0.65

Tổng

236122

248166

253310

2.07

Tháng

Bảng 1: Doanh thu bán hàng của MM1 năm 2013-2015

( Nguồn: Báo cáo tài chính MM)
Đồ thị 1: So sánh tổng doanh thu bán hàng của MM1năm 2013-2015


( Nguồn: Báo cáo tài chính MM)
Dựa vào đồ thị 1 và bảng 1, ta thấy rằng các tháng cuối năm và các tháng 6, 7, 8
hằng năm thì có mức doanh thu cao hơn so với các tháng còn lại do nhu cầu tiêu dùng
của khách hàng tăng đột ngột. Vào các tháng mùa hè nhu cầu tiêu dùng các thiết bị
làm mát và thiết bị điện tử phục vụ học tập gia tăng khiến doanh thu tăng cao nhất
trong năm. Vào các dịp cuối năm, với các chương trình khuyến mãi dịp lễ, tết và nhu
cầu sắm sửa đồ dùng mới cho gia đình khiến doanh thu các tháng cuối năm tăng lên.
Từ năm 2013 đến 2015,doanh thu của chi nhánh Hai Bà Trưng tăng đều, đặc
biệt tăng nhiều nhất vào tháng 1, 2, 7, 9, 11 và tăng ít nhất vào tháng 3, 4, 5 và 12.
Theo số liệu của bảng 1 cho thấy, doanh thu của MM1 chiếm tỉ trọng ở mức trung so
với các trung tâm khác. Điều này là do MM1 nằm ở trung tâm thành phố, có số dân cư
đông, tập trung mua các mặt hàng như laptop, điện thoại và tivi song các mặt hàng
khác như điện lạnh, kĩ thuật số có doanh thu thấp hơn các trung tâm khác vì thế doanh
thu bán hàng của MM1 không cao vượt lên các trung tâm khác.
b) Cơ cấu tổ chức nhân sự trong doanh nghiệp.
Dựa vào dữ liệu thứ cấp do Phòng hành chính- nhân sự, Trung tâm Media Mart
Hai Bà Trưng bao gồm bộ phận văn phòng trụ sở phụ trách các hoạt động kinh doanh
của toàn công ty và bộ phận ngành hàng phụ trách kinh doanh như các trung tâm điện
máy chi nhánh.


Bảng 2: Cơ cấu lao động bộ phận ngành hàng của trung tâm MM1 năm
2013-2015
STT Bộ phận

Năm 2013


Năm 2014

1
2
3
4
5
6
7
8
9

2
4
9
18
5
6
10
57
11
122

2
5
10
20
8
7

14
60
13
139

Quản lý trung tâm
Hành chính nhân sự
Kho vận
Kĩ thuật lắp đặt
Bảo hành
Chăm sóc khách hàng
Thu ngân
Bán hàng
An ninh
Tổng

Năm 2015

3
5
13
25
10
8
20
70
17
171
( Nguồn: Báo cáo nhân sự MM)


Bảng 3: Cơ cấu nhân viên bộ phận văn phòng trụ sở của công ty Media
Mart năm 2013-2015
STT Bộ phận

Năm 2013

Năm 2014

1
2
3
4
5
6
7

11
26
24
7
11
18
4
101

14
16
30
32
30

35
9
11
15
18
23
25
4
6
125
143
( Nguồn: Báo cáo nhân sự MM)

Hành chính nhân sự
Kế toán
Kinh doanh
Dự án
Marketing
Bán hàng online
Kiểm soát nội bộ
Tổng

Năm 2015


Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ phận ngành hàng của trung tâm MM Hai Bà Trưng

( Nguồn: Báo cáo nhân sự MM)



Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức bộ phận văn phòng trụ sở của công ty Media Mart

( Nguồn: Báo cáo nhân sự MM)


2.2. Thực trạng Phân công lao động tại công ty
a)Phân công lao động từng bộ phận tại chi nhánh Hai Bà Trưng
- Phân công lao động bộ phận ngành hàng.
Dựa theo dữ liệu thứ cấp do phòng Hành chính nhân sự cung cấp, ta thấy hiện nay
bộ phận ngành hàng gồm tổng cộng 171 lao động chia thành 9 bộ phận từ quản lý trung
tâm đến an ninh nội bộ. Mỗi phòng ban có một nhiệm vụ và chức năng chuyên môn. Bộ
phận bán hàng được chia thành 6 nhóm ngành hàng khác nhau là điện tử, điện lạnh, gia
dụng, kĩ thuật số, IT và mobile.
Đối với bộ phận ngành hàng, phân công lao động theo cả 2 hình thức của doanh
nghiệp thương mại là phân công lao động theo chức năng và phân công lao động theo
nhóm mặt hàng. Phân công lao động theo chức năng ở bộ phận văn phòng trụ sở, các bộ
phận chính. Phân công lao động theo nhóm mặt hàng thể hiện rất rõ ở bộ phận bán hàng
của trung tâm. Dưới đây sẽ đi sâu phân tích từng phòng ban trong bộ phận bán hàng.
•Quản lý trung tâm: Quản lý trung tâm là bộ phận chịu trách nhiệm cao nhất đối
với trung tâm điện máy, chịu trách nhiệm điều hành, giám sát mọi hoạt động của trung
tâm. Quản lý trung tâm bao gồm giám đốc trung tâm và phó giám đốc trung tâm. Cả hai
vị trí này đều có trình độ đại học trở lên, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý siêu thị 1
năm trở lên hay bán hàng ít nhất 2 năm trở lên.
• Bộ phận Hành chính nhân sự trung tâm: Hành chính nhân sự trung tâm là bộ
phận chịu trách nhiệm quản lý nhân sự trung tâm, hỗ trợ các công tác thư từ và cung cấp
thiết bị, công cụ làm việc cần thiết.
Bộ phận hành chính nhân sự không ngừng tăng về số lượng cũng như chất lượng
sau 3 năm. Năm 2013 phòng có 4 nhân viên quản lý trung tâm có trình độ trung cấp và
cao đẳng thì đến nay phòng đã có 5 nhân viên có trình độ đại học.
Bảng 4: Trình độ chuyên môn nhân viên phòng Hành chính nhân sự trung tâm năm

2013-2015
STT
1
2
3

Trình độ chuyên môn
Trung cấp
Cao đẳng
Đại học
Tổng

Năm 2013
2
2
4

Năm 2014
Năm 2015
3
2
5
5
5
( Nguồn: Báo cáo nhân sự MM)

Hiện tại bộ phận hành chính nhân sự trung tâm bao gồm 1 trưởng phòng và 4 nhân
viên, đều có trình độ đại học trở lên, thành thạo tin học văn phòng, có kinh nghiệm trong



lĩnh vực hành chính nhân sự ít nhất 2 năm, nắm chắc các chính sách, quy định của công
ty cũng như luật pháp của nhà nước, đặc biệt là Luật lao động.
•Bộ phận Kho vận: Bộ phận Kho vận là bộ phận phụ trách lưu kho các hàng hóa
được mua từ nhà cung cấp, bảo quản và xuất kho khi có hóa đơn hay hợp đồng xuất bán.
Bộ phận Kho vận bao gồm 1 thủ kho và 12 nhân viên. Thủ kho có trình độ đại học, có
kinh nghiệm trong việc quản lý kho vận 2 năm. Các nhân viên kho có trình độ tốt nghiệp
trung học phổ thông, có đủ thể lực để đáp ứng công việc. Thủ kho làm việc theo giờ hành
chính còn các nhân viên kho làm việc theo ca.
•Bộ phận Chăm sóc khách hàng: Bộ phận Chăm sóc khách hàng là bộ phận phụ
trách tiếp nhận ý kiến khách hàng, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, trao thưởng cho khách
hàng và phát triển tập khách hàng của trung tâm. Bộ phận Chăm sóc khách hàng gồm 1
trưởng phòng và 7 nhân viên. Trưởng phòng chăm sóc khách hàng có trình độ đại học,
thông thạo giao tiếp tiếng anh, có kinh nghiệm chăm sóc khách hàng 2 năm, làm việc
theo giờ hành chính. Nhân viên chăm sóc khách hàng có trình độ cao đẳng trở lên, làm
việc theo ca sắp xếp của quản lý, mỗi ca 3 nhân viên.
•Bộ phận Bảo hành: Bộ phận Bảo hành là bộ phận phụ trách hướng dẫn khách
hàng sử dụng thiết bị, hàng hóa do công ty cung cấp, thực hiện sửa chữa, bảo hành sản
phẩm của khách hàng theo quy định của công ty. Bộ phận Bảo hành gồm 1 trưởng phòng
và 9 nhân viên. Trưởng phòng bảo hành tốt nghiệp Đại học về điện tử - điện lạnh, có kinh
nghiệm 2 năm trong lĩnh vực liên quan. Nhân viên bảo hành có trình độ cao đẳng trở lên
về lĩnh vực kĩ thuật, có kinh nghiệm sửa chữa, kiểm tra các thiết bị điện tử - điện lạnh.
Trưởng phòng bảo hành làm việc theo giờ hành chính, nhân viên làm việc theo ca do
quản lý phân công, mỗi ca 2 người.
•Bộ phận An ninh: Bộ phận An ninh là bộ phận phụ trách đảm bảo an ninh trật tự
cho tòa nhà, kiểm tra hàng hóa ra vào cổng trung tâm. Bộ phận An ninh bao gồm 1 tổ
trưởng bảo vệ và 16 nhân viên bảo vệ. Tổ trưởng tổ an ninh tốt nghiệp trung cấp, có
chứng chỉ bảo vệ, có kinh nghiệm làm nhân viên 2 năm, làm việc theo giờ hành chính.
Nhân viên an ninh tốt nghiệp trung học phổ thông hay có chứng chỉ bảo vệ, có thể lực tốt,
làm việc theo ca (sáng, chiều và đêm) theo phân công của quản lý.
•Bộ phận Thu ngân: Bộ phận Thu ngân là bộ phận chịu trách nhiệm làm thủ tục

thanh toán mua hàng cho khách hàng, bảo quản hóa đơn và chuyển về cho kế toán của
Công ty. Hiện tại bộ phận Thu ngân có 20 lao động bao gồm 1 trưởng quầy thu ngân và
19 nhân viên thu ngân. Trưởng quầy thu ngân có trình độ cao đẳng về kế toán, có kinh


nghiệm 1 năm trong lĩnh vực quản lý thu ngân, làm việc theo giờ hành chính. Nhân viên
thu ngân có trình độ từ trung cấp đến đại học, tốt nghiệp chuyên ngành kế toán, ưu tiên
nữ, làm việc theo ca do quản lý phân công. Bảng 5 giúp ta có cái nhìn cụ thể hơn về trình
độ chuyên môn của bộ phận thu ngân.
Bảng 5: Trình độ chuyên môn của bộ phận thu ngân của MM1
STT
1
2
3

Trình độ chuyên môn
Trung cấp
Cao đẳng
Đại học
Tổng

Năm 2013
4
4
2
10

Năm 2014
Năm 2015
3

3
6
10
5
7
14
20
( Nguồn: Báo cáo nhân sự MM)

•Bộ phận Kĩ thuật lắp đặt: Bộ phận Kĩ thuật lắp đặt là bộ phận phụ trách vận
chuyển hàng hóa của trung tâm đến giao tại nhà cho khách hàng theo hóa đơn, lắp đặt và
vận hành thiết bị, hàng hóa cho khách hàng tại nhà. Bộ phận Kĩ thuật lắp đặt bao gồm 1
trưởng điều vận và 24 nhân viên kĩ thuật lắp đặt. Trưởng bộ phận điều vận có trình độ
cao đẳng, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý điều vận 1 năm. Các nhân viên kĩ thuật
lắp đặt có trình độ từ tốt nghiệp trung học phổ thông đến cao đẳng.
•Bộ phận Bán hàng: hiện tại trung tâm có 70 lao động bao gồm cả quản lý và nhân
viên được chia làm 6 bộ phận: điện tử, điện lạnh, IT, kĩ thuật số, gia dụng và mobile.
Dưới đây là cơ cấu bộ phận bán hàng và số lượng nhân viên của từng ngành hàng.
Bảng 6: Cơ cấu lao động bộ phận bán hàng Media Mart Hai Bà Trưng.
STT
1
2
3
4
5
6

Ngành hàng
Điện tử
Điện lạnh

Gia dụng
IT
Kĩ thuật số
Mobile
Tổng

Năm 2013
11
10
11
14
2
9
57

Năm 2014
Năm 2015
11
13
12
14
11
14
14
15
3
4
9
10
60

70
( Nguồn: Báo cáo nhân sự MM)

Tại bộ phận bán hàng được chia 3 cấp bậc: trưởng sàn, trưởng ngành hàng và nhân
viên bán hàng, 6 ngành được bố trí tại 4 tầng của tòa nhà Media Mart. Mỗi tầng sẽ có 1
trưởng sàn quản lý, mỗi ngành hàng sẽ có 1 người quản lý (riêng bộ phận kĩ thuật số và
mobile sẽ do 1 trưởng ngành hàng quản lý). Số lượng nhân viên của từng ngành hàng phụ
thuộc vào mức doanh số mà ngành hàng đem lại cho trung tâm.
Trình độ chuyên môn của bộ phận bán hàng từ tốt nghiệp trung học phổ thông trở
lên,có ngoại hình ưa nhìn, đối với các vị trí quản lý có trình độ đại học, có kinh nghiệm ít


nhất 1 năm trong việc quản lý siêu thị điện máy. Bảng 7 giúp ta có cái nhìn cụ thể hơn về
trình độ chuyên môn của bộ phận kĩ thuật lắp đặt.
Bảng 7: Trình độ chuyên môn của bộ phận bán hàng của Media Mart chi
nhánh Hai Bà Trưng năm 2013-2015
STT
1
2
3
4

Trình độ chuyên môn
THPT
Trung cấp
Cao đẳng
Đại học
Tổng

-


Năm 2013
8
15
22
12
57

Năm 2014
Năm 2015
9
8
15
10
23
36
13
16
60
70
( Nguồn: Báo cáo nhân sự MM)

Phân công lao động bộ phân văn phòng trụ sở.

Bộ phận văn phòng trụ sở gồm 143 nhân viên chia thành các phòng ban theo chức
năng. Bộ phận văn phòng trụ sở được chia làm 7 bộ phận. Các bộ phận được bố trí phòng
ban sao cho thuận tiện cho công việc. Các phòng ban của bộ phận văn phòng trụ sở có
trách nhiệm cung cấp hàng hóa, điều hành và quản lý chi nhánh của công ty.
Bộ phận văn phòng trụ sở tại chi nhánh Media Mart Hai Bà Trưng được phân công
theo chức năng thành các phòng ban có nhiệm vụ riêng biệt, phụ trách điều hành hoạt

động kinh doanh của toàn bộ công ty. Phân công tại các phòng ban cụ thể như sau:
•Phòng Kiểm soát nội bộ: Phòng Kiểm soát nội bộ là bộ phận phụ trách kiểm soát,
kiểm tra mọi hoạt động tài chính, nhân sự, hàng hóa... của toàn công ty. Phòng Kiểm soát
nội bộ bao gồm 6 nhân viên có trình độ đại học chuyên ngành kế toán tài chính, có kinh
nghiệm làm việc từ 2 năm trở lên tại các vị trí như kiểm toán viên, kế toán tổng hợp, kế
toán trưởng hoặc kiểm soát viên, làm việc trong giờ hành chính.
•Phòng Dự án: Phòng Dự án là bộ phận phụ trách tìm kiếm thị trường, nhà cung
cấp, khảo sát các địa điểm, thị trường có tiềm năng, từ đó lập dự án, trình phê duyệt và
thực hiện dự án. Phòng Dự án bao gồm 1 trưởng phòng và 10 nhân viên dự án. Các nhân
viên trong phòng đều có trình độ đại học chuyên môn về kinh tế, kĩ thuật, sử dụng tiếng
anh thông thạo, giao tiếp đàm phán tốt, riêng trưởng phòng dự án có kinh nghiệm 2 năm
trong lĩnh vực này.
•Phòng Marketing: Phòng Marketing là bộ phận phụ trách xúc tiến quảng cáo,
thiết kế banner, thiết kế chương trình chăm sóc khách hàng. Phòng Marketing gồm 1
trưởng phòng và 17 nhân viên marking. Các nhân viên marketing có trình độ từ cao đẳng
chuyên ngành Marketing, kinh tế, quản trị kinh doanh trở lên, thông thạo tin học văn


phòng, photoshop. Trưởng phòng có 3 năm kinh nghiệm lĩnh vực này, chủ yếu trong
phòng là nam giới, làm việc theo giờ hành chính.
• Phòng Hành chính nhân sự: Phòng Hành chính nhân sự là bộ phận phụ trách
quản lý công cụ dụng cụ, quản lý các hoạt động liên quan đến nhân sự của tất cả các
phòng ban của công ty cũng như các trung tâm. Phòng Hành chính nhân sự bao gồm 1
trưởng phòng nhân sự, 1 phó phòng nhân sự, 13 nhân viên hành chính nhân sự, 1 nhân
viên lễ tân và 2 nhân viên tạp vụ.
• Bảng 8 giúp ta có cái nhìn cụ thể hơn về trình độ chuyên môn của bộ phận hành
chính nhân sự.
Bảng 8: Trình độ chuyên môn của bộ phận HCNS của MM năm 2013-2015
STT
1

2
3
4

Trình độ chuyên môn
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
THPT
Tổng

Năm 2013
6
3
2
11

Năm 2014
Năm 2015
6
8
6
6
1
2
1
14
16
( Nguồn: Báo cáo nhân sự MM)


Trình độ chuyên môn của phòng hành chính nhân sự có sự biến động rõ rệt từ năm
2013 đến 2015. Năm 2013, phòng hành chính nhân sự với quy mô nhỏ và nhiều nghiệp
vụ chưa phức tạp, nhân viên tạp vụ vào thời điểm đó không cần thiết do công ty thuê
công ty dọn vệ sinh bên ngoài nên số lượng nhân sự là 11. Năm 2014, công ty thuê nhân
viên làm việc liên tục tại công ty do số lượng nhân viên và quy mô của trung tâm tăng
lên. Đến năm 2015, phòng đã có chủ yếu là nhân viên tốt nghiệp đại học, có chuyên môn
sâu để tiếp quản lý chi nhánh trực thuộc.
•Phòng Kế toán: Phòng Kế toán là bộ phận phụ trách hạch toán tài chính, kiểm
soát mọi chi phí tài chính của công ty, là một bộ phận rất quan trọng của công ty. Phòng
Kế toán bao gồm 1 kế toán trưởng, 8 kế toán thanh toán, 10 kế toán thuế và 13 kế toán
công nợ. Các nhân viên phòng kế toán có trình độ chuyên môn trung cấp trở lên, toàn bộ
là nữ, đa phần là những người có kinh nghiệm ít nhất 2 năm trong lĩnh vực thu ngân hoặc
làm việc tại các công ty nhỏ và vừa khác.
•Phòng Kinh doanh: Phòng Kinh doanh là phòng phụ trách bán hàng cho một
nhóm khách hàng chuyên mua buôn cũng như phát triển khách hàng lớn cho công ty.
Phòng Kinh doanh gồm là 1 trưởng phòng và 1 phó phòng kinh doanh và 33 nhân viên
kinh doanh.


Nhân viên của phòng có trình độ cao đẳng trở lên chuyên ngành thuộc khối kinh tế,
tài chính, ngân hàng và các ngành có liên quan, sử dụng tin học văn phòng thành thạo,
giao tiếp ngoại ngữ tốt, có thể lực tốt để đi lại, đàm phán với khách hàng. Riêng với chức
vụ quản lý có 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh.
Phòng bán hàng online hay bán hàng qua điện thoại (Call Center): Phòng bán
hàng online là phòng phụ trách tư vấn bán hàng điện máy qua điện thoại, giải đáp thắc
mắc về sản phẩm khách hàng có nhu cầu mua và giúp khách hàng thực hiện các thủ tục
thanh toán khi khách hàng chấp nhận mua hàng online. Phòng bán hàng online có 25 lao
động bao gồm 1 trưởng và 1 phó phòng Call center và 23 nhân viên bán hàng online.
Bảng 9: Trình độ chuyên môn của bộ phận Call Center của Media Mart năm
2013-2015

STT
1
2

Trình độ chuyên môn
Đại học
Cao đẳng
Tổng

Năm 2013
7
11
18

Năm 2014
Năm 2015
8
10
15
15
23
25
( Nguồn: Báo cáo nhân sự MM)

Theo như bảng số liệu, trình độ chuyên môn của bộ phận Call center sau 3 năm
cũng có sự thay đổi, trình độ chuyên môn ngày càng cao do yêu cầu của công việc cũng
như sự thông minh của khách hàng khi mua hàng.
b) Mức độ chuyên môn hóa của các bộ phận tại công ty.
Công ty chỉ mới áp dụng hệ số Kpc ở một số bộ phận văn phòng song việc p dụng
chưa được triệt để, chưa chuyên sâu. Bảng dưới đây thống kê của phòng hành chính nhân

sự cung cấp.
Để lập ra bảng thống kê tính hệ số Kpc, phòng nhân sự chủ yếu giao cho các
trưởng phó phòng phụ trách theo dõi, ghi chép. Định kỳ hàng tuần phòng sẽ cho người
theo dõi 1 buổi, song không theo dõi toàn bộ thời gian, tập trung vào những giờ sát giờ
nghỉ trưa và tan ca.
Bảng 10: Hệ số Kpc ở các bộ phận văn phòng áp dụng
STT Bộ phận

Tca(h)

∑tk(h)

n

Kpc

1

Hành chính nhân sự

8

5

16

0.96

2


Kế toán

8

5

32

0.98

3

Kinh doanh

8

6

35

0.97

4

Dự án

8

2


11

0.97

Tổng

94
( Nguồn: Báo cáo nhân sự MM)


Công thức tính hệ số phân công lao động của vị trí i:

-

Trong đó :
+ Tca(i) : Thời gian làm việc 1 ca của vị trí i
+ n: Số người lao động của nhóm được phân tích
+ Tk: Thời gian lao động của người lao động không đúng nhiệm vụ được phân
công của vị trí i.
Như vậy nếu tỉ lệ

( luôn < 1) càng nhỏ tức thời gian người lao động làm

đúng công việc / nhiệm vụ được giao thì tính chuyên môn hóa lao động sẽ cao , tức hệ số
phân công lao động sẽ cao, mức cao nhất Kpc = 1 là tất cả mọi người lao động đều làm
đúng công việc / nhiệm vụ được phân công.
Từ bảng 10, ta có thể thấy bộ phận hành chính, kế toán, kinh doanh và phòng dự án
có hệ số khá cao, gần đến 1. Qua số liệu cho thấy các phòng có mức độ chuyên môn hóa
rất cao, thời gian không làm đúng nhiệm vụ rất thấp.
2.2.2. Thực trạng hiệp tác lao động tại công ty cổ phần Media Mart chi nhánh Hai Bà

Trưng
a) Hiệp tác về không gian
 Hiệp tác giữa quản lí chung: Hội đồng quản trị và đại hội cổ đông tiến hành họp
báo cáo tình hình và lên kế hoạch 1 năm 1 lần.
 Hiệp tác giữa lao động bộ phận ngành hàng
Hiệp tác giữa quản lý trung tâm với bộ phận hành chính nhân sự trung tâm nhằm quản lí
đội ngũ nhân viên của cả bộ phận.
Hiệp tác giữa bộ phận kĩ thuật lắp đặt với bộ phận bán hàng, bộ phận chăm sóc khách
hàng, bộ phận kho vận, bộ phận thu ngân, bộ phận bảo hành nhằm thực hiện công tác bán
hàng. Thường các trưởng bộ phận sẽ gặp nhau và trao đổi công việc.
 Hiệp tác giữa lao động bộ phận văn phòng:
Hiệp tác giữa phòng kế toán phòng với các phòng hành chính nhân sự, phòng kiểm soát
nội bộ, phòng dự án, phòng Marketing, phòng kế toán, phòng bán hàng online hay bán


×