Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

tìm hiểu công ty cổ phần Hùng Vương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.19 KB, 17 trang )

MỤC LỤC


1

Giới thiệu tổng quan về công ty HVG

1

Giới thiệu chung về công ty

Tiền thân Công ty Cổ phần Hùng Vương là công ty TNHH Hùng Vương, được thành lập và
đi vào hoạt động từ năm 2003 tại khu công nghiệp Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
Sau hơn 10 năm hoạt động, công ty CP Hùng Vương tự hào trở thành doanh nghiệp chế biến
cá da trơn xuất khẩu lớn nhất Việt Nam và là doanh nghiêp duy nhất ở Việt Nam có quy trình
sản xuất khép kín từ sản xuất thức ăn chăn nuôi đến nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu và
cũng là đơn vị dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam.
- Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN HÙNG VƯƠNG
- Tên giao dịch quốc tế : Hung Vuong Corporation
- Tên ngắn gọn : HV corp
- Mã chứng khoán : HVG
- Vốn điều lệ tính đến tháng 9/2015: 1.891.893.320.000.
- Giấy phép đăng ký kinh doanh : số 1200507529 ; thay đổi lần 10 ngày 05/10/2012
- Ngành nghề kinh doanh :






Nuôi trồng thủy sản nội địa;


Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản;
Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản;
Tư vấn, môi giới, đấu giá Bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất
Kinh doanh kho lạnh, Kiểm nghiệm hóa sinh.

- Nhân sự : Hơn 17.000 lao động
- Thị trường - xuất khẩu: Châu Âu, Brazil, Mexico, Úc, Mỹ, Trung Đông và các nước Châu
Á.
- Địa chỉ : Lô 44 khu công nghiệp Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam
2
HVG

Lịch sử hình thành
Page 2


Công ty Cổ phần Hùng Vương tiền thân là Công ty TNHH Hùng Vương được thành lập và đi
vào họat động sản xuất tại Khu Công nghiệp Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang năm 2003 với ngành
nghề chính là chế biến cá tra fillet đông lạnh xuất khẩu. Vốn điều lệ ban đầu là 32 tỉ đồng với
công suất là 50tấn nguyên liệu/ngày và 500 cán bộ công nhân viên.
Năm 2004, Công ty phát triển nhà máy thứ 2 tại KCN Mỹ Tho, nâng công suất chế biến lên
gấp 3 lần đạt 150 tấn/ngày.
Năm 2005, Công ty mua đấu giá nhà máy thủy sản Tiền Giang và thành lập Công ty TNHH
An Lạc – Tiền Giang. Công suất của nhà máy là 50 tấn/ngày. Đồng thời, Công ty cũng đầu
tư xây dựng vùng nuôi có diện tích là 40 ha ở huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang và Huyện Chợ
Lách tỉnh Bến Tre.
Năm 2006, Hùng Vương thành lập mới Công ty TNHH Châu Á ở KCN Mỹ Tho, Tiền Giang
và mua lại Công ty Chế biến Thủy sản Vĩnh Long (đổi tên là Công ty TNHH Hùng Vương –
Vĩnh Long). Tổng công suất của Châu Á và Hùng Vương – Vĩnh Long là 160 tấn/ngày.
Tháng 1/2007, Hùng Vương chính thức trở thành công ty cổ phần với vốn điều lệ 120 tỉ

đồng và nâng lên 250 tỷ để hợp nhất các công ty con.
Trong năm 2007, công ty tiến hành chào báo cổ phiếu thêm 2 đợt nữa, tăng vốn điều lệ từ 250
tỷ lên 300 tỷ đồng và sau đó lên 350 tỷ đồng
Trong năm 2008, Công ty phát hành riêng lẻ cho các nhà đầu tư lớn nâng vốn điều lệ từ 350
tỷ đồng lên 420 tỷ đồng, thu về thặng dư vốn hơn 800 tỷ đồng và phát hành cổ phiếu để trả
cổ tức tăng vốn điều lệ lên 495 tỷ đồng.
Trong quý 3/2009, Hùng Vương tiếp tục phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu và
phát hành cổ phiếu cho cán bộ công nhân viên, tăng vốn điều lệ lên 600 tỷ đồng.
Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 8 ngày 21/06/2010, vốn điều lệ
của công ty là 659.980.730.000 đồng.
Theo Giấy chứng nhận ĐKKD thay đổi lần thứ 10 từ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh TIền
Giang, vốn điều lệ của Công ty tăng lên 791.976.870.000 đồng thông qua phát hành cổ phiếu
thưởng cho cổ đông hiện hữu trong tháng 9/2012.
Tháng 7/2013, Công ty nâng vốn điều lệ lên 1.199.999.930.000 đồng thông qua hình thức
phát hành cổ phiếu cho CBCNV và thưởng cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu

HVG

Page 3


Tháng 8/2014, Vốn điều lệ được nâng lên 1.319.998.100.000 đồng thông qua hình thức trả cổ
tức bằng cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.
Tháng 9/2015, Vốn điều lệ được nâng lên 1.891.893.320.000 đồng.
3

Hệ thống công ty con và công ty liên doanh

Công ty con:
Tên


Thuộc ngành

Nắm giữ

Công ty TNHH Châu Á

Nuôi trồng và chế biến thực 90%
phẩm

Công ty CP Xuất nhập khẩu Nuôi trồng và chế biến thực 74.89%
Thủy sản An Giang
phẩm
Công ty CP Châu Âu

Nuôi trồng và chế biến thực 80%
phẩm

Công ty TNHH Hùng Vương Nuôi trồng và chế biến thực 60%
Mascato
phẩm
Công ty CP Thức ăn chăn nuôi Nuôi trồng và chế biến thực 62.21%
Việt Thắng
phẩm
Công ty CP Bóng đá Hùng Du lịch và Giải trí
Vương-An Giang

50.58%

Công ty TNHH Hùng Vương- Nuôi trồng và chế biến thực 31.67%

Vĩnh Long
phẩm
Công ty cổ phần đại ốc An Lạc

Bất động sản

76%

Công ty liên kết:
Tên

HVG

Thuộc ngành

Page 4

Nắm giữ


Công ty CP Nuôi trồng thủy Nuôi trồng và chế biến thực 48%
sản Hùng Vương-Miền Tây
phẩm
Công ty CP Thực phẩm Sao Ta

Nuôi trồng và chế biến thực 39.26%
phẩm

Công ty CP Chế biến thức ăn Nuôi trồng và chế biến thực 25%
xuất khẩu Tắc Vân

phẩm
Công ty CP Thức ăn Thủy sản Nuôi trồng và chế biến thực 38.75%
Hùng Vương-Vĩnh Long
phẩm
2
1
1

Phân tích doanh nghiệp
Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
Tự nhiên

Là một nước nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa, các doanh nghiệp Việt Nam còn gặp
khá nhiều khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh do chịu ảnh hưởng từ đợt thiên tai liên
tiếp. Đặc biệt với các doanh nghiệp nuôi trồng, chế biến thủy hải sản, thì các nhân tố bất lợi
này càng có ảnh hưởng lớn hơn. Điều này cũng khiến các doanh nghiệp phải đưa ra các dự
báo kịp thời và chính xác để hạn chế các tổn thất có thể có
2

Chính trị pháp luật

Là một nước có nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ và ổn định, Việt Nam đang
dần xây dựng được một vị thế khá chắc chắn trên thị trường quốc tế. Điều này đã tạo được
tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp khi kinh doanh trên thị trường Việt
Nam. Môi trường kinh doanh rộng mở cộng thêm sự tham gia của các doanh nghiệp nước
ngoài tham gia vào Việt Nam càng thúc đẩy hơn nữa các doanh nghiệp Việt Nam không
ngừng nỗ lực để năng cao năng lực cạnh tranh trên chính thị trường Việt Nam.
Việt Nam là một nước còn đang phát triển, tuy có khá nhiều các đạo luật để khuyến khích
doanh nghiệp xuất khẩu nhưng trong chính những bộ luật này còn khá nhiều hạn chế trong
việc áp dụng vào kinh doanh, gây ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp. Bên cạnh đó,

còn có các đạo luật về tự do thương mại mậu dịch quốc tế cũng có ảnh hưởng khá nhiều đến
các doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất khẩu Việt Nam, trong đó có HVG.

HVG

Page 5


3

Môi trường hội nhập quốc tế

Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) cho biết Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC)
đã ra quyết định sơ bộ đợt rà soát hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ 11 (POR11).
Theo đó mức thuế tạm thời cho Công ty Hùng Vương là 0,36 USD/kg
Ngày 4/8/2015, Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) đã cơ bản hoàn tất hiệp định
thương mại tự do, trong đó quy định rào cản thuế quan cho sản phẩm tôm Việt Nam vào thị
trường EU sẽ giảm từ 3,5% xuống 0%. Mức thuế cho cá tra của Việt Nam cũng sẽ được giảm
từ 8-16% xuống 0% trong vòng 3 năm kể từ ngày ký kết thỏa thuận.
Cuối năm 2014, Việt Nam và Hàn Quốc đã ký kết thỏa thuận thương mại tự do, qua đó
lượng tôm nhập khẩu từ Việt Nam vào Hàn Quốc với thuế suất 0% sẽ tăng từ 5.000 tấn/năm
lên 10.000 tấn/năm, và lên 15.000 tấn/năm trong vòng 5 năm tới.
Việt Nam vừa gia nhập hiệp định thương mại TPP.
2

Báo cáo tài chính

KẾT QUẢ KINH DOANH

Quý 3/2015CKT/HN


Quý 2/2015CKT/HN

Quý
1/2015CKT/HN

Quý
4/2014CKT/HN

Doanh thu thuần về bán hàng
và cung cấp dịch vụ

5,855,768

4,571,132

3,120,021

4,114,967

Giá vốn hàng bán

5,455,270

4,230,683

2,912,204

3,857,262


Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ

400,498

340,449

207,817

257,705

Doanh thu hoạt động tài chính

13,758

21,339

5,352

47,166

Chi phí tài chính

181,823

152,055

61,366

115,076


Chi phí bán hàng

201,270

119,934

94,689

140,022

Chi phí quản lý doanh nghiệp

42,246

32,816

24,282

46,379

Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh

10,504

56,984

32,833


3,395

Lợi nhuận khác

18,719

3,869

3,747

11,125

HVG

Page 6


KẾT QUẢ KINH DOANH

Quý 3/2015CKT/HN

Phần lợi nhuận/lỗ từ công ty liên
kết liên doanh

Quý 2/2015CKT/HN

Quý
1/2015CKT/HN

Quý

4/2014CKT/HN

(12,953)

22,397

(9,389)

Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế

29,223

47,899

58,977

5,131

Lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp

27,318

25,886

50,167

271


Lợi nhuận sau thuế của cổ
đông Công ty mẹ

48,617

12,995

36,989

9,296

Lãi cơ bản trên cổ phiếu (VNÐ)

257

69

261

70

CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Quý 3/2015CKT/HN

Quý 2/2015CKT/HN

Quý
1/2015CKT/HN


Quý
4/2014CKT/HN

Tài sản ngắn hạn

12,537,219

10,285,956

7,920,524

7,366,000

Tiền và các khoản tương đương
tiền

858,613

882,598

829,020

492,171

Các khoản đầu tư tài chính ngắn
hạn

32,000

118,000


32,000

32,000

Các khoản phải thu ngắn hạn

6,521,420

4,475,838

3,798,159

3,430,026

Hàng tồn kho

4,819,482

4,520,877

3,005,117

2,992,928

Tài sản ngắn hạn khác

305,704

288,642


256,229

418,875

Tài sản dài hạn

2,271,902

2,092,908

1,923,883

1,929,198

Tài sản cố định

1,164,487

1,197,372

921,329

1,215,837

Bất động sản đầu tư

Các khoản đầu tư tài chính dài

HVG


-

464,354

Page 7

333,540

535,488

547,354


KẾT QUẢ KINH DOANH

Quý 3/2015CKT/HN

Quý 2/2015CKT/HN

Quý
1/2015CKT/HN

Quý
4/2014CKT/HN

hạn
Tổng cộng tài sản

14,809,120


12,378,863

9,844,406

9,295,198

Nợ phải trả

11,487,406

9,210,997

6,661,163

6,426,671

Nợ ngắn hạn

11,080,062

8,397,486

5,957,314

5,697,105

Nợ dài hạn

407,343


813,511

703,849

729,566

Vốn chủ sở hữu

2,719,170

2,695,140

2,606,041

2,363,927

Vốn đầu tư của chủ sở hữu

1,891,993

1,891,993

1,891,993

1,319,998

Thặng dư vốn cổ phần

62,797


62,797

62,797

194,794

Lợi nhuận sau thuế chưa phân
phối

546,914

522,909

436,751

604,868

Lợi ích của cổ đông thiểu số

602,545

472,726

577,202

504,600

Tổng cộng nguồn vốn


14,809,120

12,378,863

9,844,406

9,295,198

CHỈ SỐ TÀI CHÍNH

Quý 3/2015CKT/HN

Quý
2/2015CKT/HN

Quý 1/2015CKT/HN

Quý
4/2014CKT/HN

Thu nhập trên mỗi cổ phần của 4
VNĐ
quý gần nhất (EPS)

-

1,878

2,439


3,064

Giá trị sổ sách của cổ phiếu
VNĐ
(BVPS)

-

14,245

19,743

17,909

Chỉ số giá thị trường trên thu
Lần
nhập (P/E)

-

10.38

8.45

8.75

Chỉ số giá thị trường trên giá trị
Lần
sổ sách (P/B)


-

1.37

1.04

1.5

Tỷ suất lợi nhuận gộp biên

6.84

7.45

6.66

6.26

HVG

%

Page 8


KẾT QUẢ KINH DOANH

Quý 3/2015CKT/HN

Quý 2/2015CKT/HN


Quý
1/2015CKT/HN

Quý
4/2014CKT/HN

Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu
%
thuần

0.47

0.57

1.61

0.01

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ
%
sở hữu bình quân (ROEA)

-

-

1.49

0.39


Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản
%
bình quân (ROAA)

-

0.12

0.39

0.1

Tỷ số thanh toán hiện hành
Lần
(ngắn hạn)

1.13

1.22

1.33

1.29

Khả năng thanh toán lãi vay

Lần

1.31


1.5

2.11

1.06

Tỷ số Nợ trên Tổng tài sản

%

77.57

74.41

67.66

69.14

303.78

261.09

196.41

200.85

Tỷ số Nợ vay trên Vốn chủ sở
%
hữu


3

Phân tích dòng tiền

Quý 3/2015, HVG ghi nhận doanh thu ấn tượng 5,856 tỷ đồng, tăng 52% so với cùng kỳ năm
trước. Lũy kế 9 tháng đạt 12,906 tỷ đồng, tăng gần 20%.
Tuy nhiên, giá vốn hàng bán quý 3 cũng tăng tương ứng lên 5,455 tỷ đồng, lợi nhuận gộp vẫn
đạt 400 tỷ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ.
Đáng chú ý, doanh thu tài chính sụt giảm 82%, trong khi chi phí tài chính tăng 182 tỷ đồng,
tương đương 175% so với quý 3/2014 đã kéo lợi nhuận thuần giảm mạnh. Nguyên nhân dẫn
đến sự sụt giảm mạnh khoản doanh thu tài chính là do khoản mục Bất lợi thương mại giảm từ
mức 109 tỷ đồng của 2014 xuống chỉ còn vỏn vẹn 850 triệu đồng. Thêm vào đó, khoản cổ
tức, lợi nhuận được chia cũng giảm từ 30 tỷ đồng còn 92 triệu đồng.
Kèm theo đó, chi phí tài chính xuất hiện thêm khoảng mục Lợi thế thương mại ghi nhận chi
phí 29.6 tỷ đồng, cộng thêm chi phí lãi vay và lỗ chênh lệch tỷ giá tăng mạnh đã khiến chi phí
tài chính dội lên 182 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ 66 tỷ đồng.
Doanh thu không bắt kịp chi phí, lũy kế 9 tháng lợi nhuận trước thuế của HVG đạt 161 tỷ
đồng, giảm 67.5%. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ giảm 81%, còn 64.4 tỷ đồng.
HVG

Page 9


HVG hụt hơi so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra cho 9 tháng đầu năm. Cụ thể, kế hoạch doanh thu
14,000 tỷ, thực tế đạt 12,905 tỷ, tương ứng khoảng 92%. Lợi nhuận trước thuế 161 tỷ đồng,
chỉ đạt 29% kế hoạch (560 tỷ đồng).

Tại thời điểm 30/09/2015, tiền và các khoản tương đương của HVG tăng mạnh 74% so đầu
năm, lên mức 858.6 tỷ đồng. Phải thu ngắn hạn cũng tăng gần gấp đôi khi ở mức 6,521 tỷ

đồng, trong đó chủ yếu là phải thu khách hàng. Hàng tồn kho tăng 63%, lên 4,819 tỷ đồng.
Nợ ngắn hạn tăng từ 5,442 tỷ đồng lên 11,080 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là vay vào
nợ ngắn hạn (7,873 tỷ đồng). Trong khi vay nợ dài hạn giảm 44%.
• Vì sao chi phí tài chính tằng mạnh – Chi phí lãi vay làm tăng chênh lệch tỷ giá
Trong nửa đầu năm 2015, HVG đã tích cực đầu tư hàng loạt dự án. Công ty đã mua thêm 2,5
triệu cổ phiếu của FMC, tăng tỷ lệ cổ phần nắm giữ từ 38% lên 53%. Đồng thời, HVG cũng
tăng tỷ lệ cổ phần nắm giữ tại TFC từ 25% lên 51%.


Hiện công ty đang mở rộng 3 trang trại nuôi cá tại tỉnh Tiền Giang, Sa Đéc và Bến Tre với
tổng vốn đầu tư 900 tỷ đồng. Ngoài ra, HVG cũng đầu tư 100 tỷ đồng xây một trang trại nuôi
tôm ở tỉnh Sóc Trăng. Hơn nữa, HVG đã nâng tỷ lệ cổ phần nắm giữ tại VTF từ 74,89% lên
90% và đang hướng tới sở hữu 100% công ty này, nhưng hiện thương vụ này vẫn chưa hoàn
tất.
Đặc biệt, HVG có kế hoạch tham gia thị trường thuốc thú y. Công ty sẽ đầu tư 300 tỷ đồng
cho mảng kinh doanh này để tự cung cấp cho mảng nuôi trồng thủy sản của HVG cũng như
để giao dịch ra ngoài thị trường.
Rõ ràng, việc tăng cường đầu tư khiến HVG phải vay thêm vốn, qua đó gia tăng chi phí lãi
vay và khiến chênh lệch tỷ giá có thể trở thành một rủi ro với công ty. Trong năm 2015, chi
phí lãi vay của HVG sẽ tăng nhưng các dự án mới của công ty không thể đem lại doanh thu
trước cuối năm 2015.
Do doanh số của HVG bằng đồng USD và chi phí lãi vay bằng đồng tiền này không cao, việc
đồng Việt Nam giảm giá 5% so với đồng USD từ đầu năm đến nay được cho là chưa có tác
HVG

Page 10


động nhiều đến công ty.



4

Theo HVG, lãi vay bằng đồng USD thấp hơn 4-5% so với vay bằng đồng Việt
Nam, do đó công ty vẫn có lợi khi đồng Việt nam giảm giá. Tuy nhiên, lợi ích này
không thực sự rõ ràng khi HVG đang tích cực vay vốn trong năm 2015

Phân tích – Dự đoán tình hình cổ phiếu

Tuột dốc không phanh là trường hợp của cổ phiếu thủy sản Hùng Vương. Từ mức giá cổ
phiếu lên đến 24.000 đồng cách đây hơn năm, hiện tại giá cổ phiếu của doanh nghiệp xuất
khẩu cá tra lớn nhất Việt Nam chỉ còn xoay quanh cột mốc 13.000 đồng (Có tính luôn tác
động của các đợt phát hành thêm cổ phiếu và thưởng bằng cổ phiếu trong tháng 1 năm nay).
Nhưng giá thấp không có nghĩa là rẻ, chỉ số giá trên thu nhập (PE) của cổ phiếu Hùng Vương
hiện tại lên đến 19 lần, một mức khá cao so với mặt bằng chung của thị trường (với tỉ lệ
khoảng trung bình khoảng 12). Vì sao cổ phiếu Hùng Vương mất giá đến thế?
Đánh chiếm thị trường bất chấp hiệu quả
Điều dễ thấy là chiến lược HVG trong các năm gần đây là tập trung vào chiến lược đánh
chiếm thị phần thông qua gia tăng công suất sản xuất cũng như tích cực M&A với các doanh
nghiệp khác như Thủy sản Sao Ta, thức ăn Việt Thắng, thủy sản An Giang.
Tuy vậy, cũng giống như các doanh nghiệp khác khi quy mô đã phình to, năng lực quản trị
dường như đang trở thành thách thức lớn cho Hùng Vương. Những kết quả thiếu tích cực về
kinh doanh gần đây cho thấy Hùng Vương đang chứng minh điều đó.
Mục tiêu doanh thu của Hùng Vương trong năm nay là 20.000 tỉ đồng. Tuy vậy, với con số
12,900 tỉ doanh thu thuần thực hiện trong 9 tháng đầu năm, dường như mục tiêu trong năm
nay của Hùng Vương là khó đạt được.
Trong bối cảnh xuất khẩu thủy sản năm nay gặp nhiều khó khăn do thị trường Mĩ áp dụng
thuế chống phá giá cũng như đồng Euro sụt giảm mạnh, việc tăng trưởng 19% doanh thu là
kết quả khá tích cực cho Hùng Vương khi so sánh với doanh nghiệp thủy sản khác như Vĩnh
Hoàn hay Minh Phú. Nhưng khi đi vào chi tiết hơn sẽ thấy một số vấn đề nổi cộm.

Doanh thu xuất khẩu thuần trong 9 tháng đầu năm đạt hơn 3.810 tỉ đồng, tăng 21% so với
cùng kì năm trước. Doanh thu bán thức ăn chăn nuôi tăng trưởng hơn 1.000 tỉ đồng, tức tăng
37%. Doanh thu bán bánh đậu nành cùng nguyên liệu chế biến thức ăn tăng 19%, nhưng một
khoản mục trọng yếu khác là doanh thu nội địa lại suy giảm 8%.
Thật ra, một trong những lí do giúp doanh thu của Hùng Vương cải thiện đáng kể trong trong
9 tháng đầu năm là nhờ Hùng Vương đã hợp nhất kết quả kinh doanh với thực phẩm Sao Ta
kể từ quý 2 năm nay, đóng góp tới 1.584 tỉ đồng doanh thu cho Hùng Vương trong 2 quý gần
đây.
Nhưng điều đáng lo ngại nhất đối với Hùng Vương chính là giá vốn hàng bán của Hùng
Vương có chiều hướng tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng doanh thu, khiến cho tỉ suất lợi
nhuận gộp của Hùng Vương từ 8,5% xuống của 9 tháng đầu năm trước xuống chỉ còn 7,2%
trong 9 tháng đầu năm nay.
Kết hợp với doanh thu tài chính không còn đáng kể so với năm trước, chi phí tài chính tăng
mạnh, nhất là chi phí lãi vay tăng 25% khiến cho lợi nhuận trước thuế trong 9 tháng đầu năm
cua Hùng Vương chỉ đạt 161 tỉ đồng, sụt giảm đến 67%. Bài toán muốn đẩy nhanh quy mô
HVG

Page 11


doanh thu của Hùng Vương đang phải đánh đổi bằng lợi nhuận sụt giảm.
Ngoài ra, bán được nhưng chưa chắc thu được tiền tươi. Trong 9 tháng đầu năm, các khoản
phải thu của khách hàng đã tăng thêm tới 2.389 tỉ đồng so với hồi đầu năm. Tỉ lệ của của
khoản phải thu khách hàng so với doanh thu thuần đã tăng từ mức 27% hồi đầu năm lên đến
41% vào cuối quý 3 - một con số đáng báo động. Hàng tồn kho trong 9 tháng đầu năm cũng
tăng 1.268 tỉ đồng so với hồi đầu năm.
Gánh nặng nợ khủng
Việc gia tăng thâu tóm các công ty và đẩy mạnh tham gia liên doanh liên kết (Hùng Vương
đang giữ cổ phần chi phối 12 công ty, bên cạnh 8 công ty liên doanh liên kết khác) khiến cho
sức ép nguồn vốn đầu tư và kinh doanh cho Hùng Vương ngày càng lớn.

Trong năm nay, Hùng Vương đã vay nợ để xây mới và mở rộng thêm 3 nhà máy chế biến cá
tại Tiền Giang, Sa Đéc và Bến Tre, xây thêm 2 nhà máy chế biến tôm tại Sóc Trăng cùng một
kho lạnh tại Bạc Liêu. Theo phân tích của công ty chứng khoán Maybank Kimeng, các dự án
này khi hoàn thành sẽ giúp doanh nghiệp chủ động được năng lực sản xuất, nhất là từ 2016
trở đi.
Tuy vậy, rủi ro cũng không phải là nhỏ khi Hùng Vương đang đi vay nợ quá nhiều. Điều
nguy hiểm là các khoản nợ của Hùng Vương hầu hết là các khoản nợ ngắn hạn. Trong 9
tháng đầu năm, Hùng Vương đã vay thêm 3.839 tỉ đồng. Tính chung với các khoản nợ khác,
tỉ lệ nợ ngắn hạn trên tổng nguồn vốn của công ty hiện đã lên đến 74%, tỉ lệ nợ/vốn chủ sở
hữu của công ty đã đạt tới cột mốc 4,2 lần, những con số không hề nhỏ tí nào đối với bất kì
doanh nghiệp nào, thậm chí là ngay cả với các doanh nghiệp bất động sản với đặc thù có tỉ lệ
nợ cao.
* Nhận định tình hình:
-

-

-

3
HVG

Và dựa vào biểu đồ giá của cổ phiếu HVG, có thể thấy sau khoảng thời gian dài,
giảm liên tục và chạm đáy 13.200 đồng vào ngày 12/8/2015, cổ phiếu HVG đang dần
có những dấu hiệu tích cực, giá cổ phiếu đã liên tục tăng và tới thời điểm hiện tại,
ngày 14/12/2015, giá cổ phiếu là 14.400 đồng. Đây có lẽ là những dấu hiệu cho thấy
một thời kì phục hồi của cổ phiếu HVG trên thị trường chứng khoán .
- Trong thời gian tới, các hiệp định thương mại lớn như TPP, FTA với Châu Âu có thể
sẽ là cứu cánh, mở cửa thêm các thị trường xuất khẩu cho Hùng Vương. Nhưng trước
mắt, các hiệp định này vẫn cần ít nhất là 2 năm để bắt đầu có hiệu lực. Trong bối cảnh

cạnh tranh về xuất khẩu thủy sản trên thế giới ngày càng phức tạp, các biện pháp
chống bán phá giá ngày càng tinh vi của các quốc gia phát triển cùng chính sách tỉ giá
khá cứng của Việt Nam, thách thức để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay không
phải là dễ dàng cho HVG..
Mới đây, sau cá tra và tôm, Hùng Vương lại quyết định dành 2.000 tỉ đồng đầu tư hệ
thống chăn nuôi heo với mục tiêu là đến 2017 sẽ có sản phẩm thịt heo mang thương
hiệu Hùng Vương xuất hiện rên thị trường. Nhưng ngành chăn nuôi heo của Việt Nam
được nhìn nhận là không có lợi thế cạnh tranh khi so sánh với các quốc gia rất mạnh
khác trong khối TPP như Mĩ, Mexico, Canada...

Phân tích SWOT
Page 12


1

Điểm mạnh
HVG là một trong những doanh nghiệp chế biến cá da trơn xuất khẩu lớn nhất Việt Nam,
với quy trình khép kín từ sản xuất thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu.
HVG đang phát triển sang ngành tôm thông qua hoạt động M&A , dự báo sẽ đem lại sự
tăng trưởng nhanh cho Công ty.
Mảng sản xuất cá giống. Năm 2011, CTCP Hùng Vương Ba Tri (HBT) ra đời nhằm mục
tiêu cung cấp cá giống sạch bệnh, đạt chuẩn cho vùng nuôi của HVG, giúp HVG luôn chủ
động được nguồn cá giống.
Mảng nuôi trồng thủy sản. HVG sở hữu vùng nuôi cá rộng 434 ha và vùng nuôi tôm 848
ha đạt chuẩn GLOBAL GAP, SQF 1000, ASC, BAP và VietGAP.
Mảng chế biến cá. HVG sở hữu cổ phần của 7 công ty là AGF (79,58%), EUR (80%),
ASI (90%), HVL (31,67%), HSĐ (11,67%), HVM (60%), FBT (18%), với tổng công suất
thiết kế là 335.100 tấn nguyên liệu và 3.600 tấn thành phẩm/năm.
Mảng chế biến tôm. HVG sở hữu cổ phần của 3 công ty là FMC (38,28%), TVS (25%) và

FBT (18%), với tổng công suất thiết kế là 30.000 tấn thành phẩm/năm.
Mảng chế biến phụ phẩm. HVG sở hữu 55% cổ phần của ALC, với công suất thiết kế là
100.000 tấn nguyên liệu và 39.000 tấn thành phẩm/năm.
Mảng chế biến thức ăn chăn nuôi. HVG sở hữu cổ phần của 4 công ty là HCL (48%),
HTN (91,34%), HVL2 (38,75%) và VTF (80,74%), với tổng công suất thiết kế là 905.000
tấn thành phẩm/năm, đáp ứng 100% nhu cầu sử dụng trong toàn hệ thống.
HVG cũng sở hữu 2 kho lạnh được trang bị hiện đại tại khu công nghiệp Tân Tạo,
TP.HCM có sức chứa lớn nhất Việt Nam lên đến 42.000 tấn.
Mảng địa ốc. HVG sở hữu 76% cổ phần của CTCP Địa Ốc An Lạc (ALR). ALR đang sở
hữu 2 lô đất ở quận 6 là lô 1.488 m2 ở 94 Phạm Đình Hổ và lô 5.643 m2 ở 765 Hồng
Bàng, với giá trị thị trường ước tính hơn 500 tỷ đồng.
GAFIN dự báo kim ngạch xuất khẩu cá Tra của Việt Nam sẽ đạt 2,5 tỷ USD vào năm
2015 và đạt 3.6 tỷ USD vào năm 2020. Bên cạnh đó, các hiệp định như Đối tác xuyên
Thái Bình Dương (TPP), FTA với EU, Hàn Quốc, Liên minh hải quan Nga - Belarus Kazakhstan sẽ tác động tích cực đến ngành thủy sản nói chung và HVG nói riêng.

HVG

Page 13


2

Điểm yếu

Cạnh tranh trong ngành nghề: Với sự phát triển ồ ạt các công ty chế biến thủy sản trong khu
vực, tình hình cạnh tranh ngày càng gia tăng trong khâu thu mua nguyên liệu, định giá xuất
khẩu và tìm khách hàng trong khu vực hoạt động của Công ty gặp nhiều khó khăn. Cụ thể
như:
Mảng chế biến cá. Ngay từ đầu năm 2015, sau khi Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố
kết quả thuế chống bán phá giá lần thứ 10 (POR10) với sản phẩm cá tra phi lê đông

lạnh nhập khẩu từ Việt Nam, với mức thuế gần 1 USD/kg, đã ảnh hưởng tiêu cực đến
hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp cá tra nói chung và HVG nói riêng vào thị
trường Mỹ. Bên cạnh đó, xuất khẩu cá tra sang thị trường EU cũng đang gặp khó khăn
do việc chủ động giảm nhập khẩu của các khách hàng tại EU, đồng EUR giảm mạnh
so với USD cũng khiến khách hàng liên tục đòi hạ giá bán.
• HVG vẫn đang trong quá trình hợp nhất hoạt động của các Công ty con đồng thời tiếp
tục mua hợp nhất thêm công ty mới do đó hiệu quả hoạt động vẫn chưa được cải thiện
rõ rệt, quá trình này có thể mất vài năm trước khi Công ty có thể đạt được lợi ích từ
quy mô và chuỗi giá trị.
KQKD 6 tháng đầu năm 2015 kém khả quan. 6T/2015, doanh thu thuần của HVG
đạt 7.049,7 tỷ đồng, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt 35,2% kế hoạch
năm. Lợi nhuận gộp biên ở mức 7,5%, giảm 1,2% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau
thuế của công ty đạt 74,9 tỷ đồng, giảm 48,1% so với cùng kỳ. EPS 6 tháng đạt
447 đồng/cổ phiếu, giảm 59,1% so với cùng kỳ năm trước.


3

Cơ hội
Cuối năm 2014, Việt Nam đã kết thúc về cơ bản đàm phán Hiệp định thương mại tự do
(FTA) với Liên minh Hải quan Nga – Belarus – Kazakhstan và FTA Việt Nam – Hàn
Quốc.
Sang năm 2015, Việt Nam đang tích cực tham gia đàm phán các FTA còn lại để tiến tới
kết thúc như FTA với Liên minh châu Âu; Khối mậu dịch tự do (EFTA); Hiệp định Đối
tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP)…
Đến năm 2016, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) sẽ được ký kết giữa
10 nước ASEAN và 6 nước đối tác (Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và
New Zealand), còn gọi là ASEAN+6. Một số chuyên gia kinh tế nhận xét rằng, nếu có sự
tham gia của Trung Quốc, RCEP sẽ là khối kinh tế lớn nhất thế giới.


HVG

Page 14


Các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương này sẽ thay đổi đáng
kể môi trường xuất khẩu, giúp hàng hóa Việt Nam nói chung, và thủy sản nói riêng, có
được nhiều lợi thế về thuế.
Ngoài ra, gần đây một số chính sách của Chính phủ cũng bắt đầu có tác động nhất định
cho vấn đề nuôi trồng. Chẳng hạn, ngày 26/11/2014, Quốc hội đã thông qua Luật số
71/2014/QH13, trong đó, mặt hàng thức ăn chăn nuôi (đang áp dụng mức thuế suất thuế
VAT 5%) được điều chỉnh thành đối tượng không chịu thuế VAT (áp dụng từ
01/01/2015). Giá thành nuôi trồng thủy sản nhờ vậy sẽ giảm đáng kể.
Hiện nay, các thị trường đang tăng cường nhập khẩu thủy sản, nhất là các sản phẩm cá từ
Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia ASEAN. Dự báo, tăng trưởng sản phẩm cá tra sẽ
phục hồi và phát triển bình quân 10 – 15% mỗi năm. Đến năm 2020, sản lượng xuất khẩu
của Việt Nam sẽ là 2,5 – 3 tỷ USD do nhu cầu và sự giảm thiểu cạnh tranh từ cá Alaska
Polack.
4

Thách thức

1

Tăng trưởng cao nhưng thiếu bền vững

Năm 2014 cũng là năm ngành thuỷ sản đã vấp phải rất nhiều khó khăn do chính sự phát
triển quá nhanh trước đó, đặc biệt là ở mặt hàng cá tra. Trong giai đoạn 2003-2008, ngành
cá tra đã phát triển rất nhanh, từ kim ngạch xuất khẩu 100 triệu USD đã tăng lên đến 1 tỷ
USD. Nhưng đến nay, tốc độ phát triển chậm lại, đặc biệt là lợi nhuận giảm mạnh. Vì vậy,

kim ngạch xuất khẩu năm 2014 khá ấn tượng, nhưng lợi nhuận đem lại cho người nuôi và
doanh nghiệp chế biến trong chuỗi giá trị thuỷ sản không cao.
Một vấn đề "đau đầu" khác gây ảnh hưởng lớn đến uy tín ngành thuỷ sản Việt Nam
trong thời gian qua đó là tình trạng sử dụng hoá chất, chất cấm và thuốc kháng sinh trong
nuôi trồng và chế biến.
2

Đối mặt với thách thức bên ngoài

Các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ còn tiếp tục gặp khó khăn, thách thức. Nhiều doanh nghiệp đã
có phần “đuối sức”, nhất là ngành cá tra. Ngay cả tôm là sản phẩm xuất khẩu chủ lực, có tốc
độ tăng trưởng và mang lại ngoại tệ nhiều nhất trong năm 2014 cũng phải đối mặt với nhiều
thách thức, đặc biệt là liên quan đến các vấn đề về an toàn thực phẩm và thuế chống bán phá
giá từ phía Hoa Kỳ.
Về tình hình quản lý chất lượng nuôi trồng, chế biến thuỷ sản trong nước, Nghị định 36
về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra ra đời đang gặp nhiều phản ứng từ phía doanh
HVG

Page 15


nghiệp (hiện đã có quyết định lùi thời gian thi hành). Theo ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch
Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Hùng Vương, sự ra đời của Nghị
định 36 về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra theo hướng bền vững nâng cao giá trị
sản phẩm và uy tín là đúng. Tuy nhiên, các quy định trong Nghị định này chưa bám sát thực
tế tình hình nuôi trồng cá tra hiện nay cũng như vấn đề chế biến và xuất khẩu sản phẩm, nhất
là quy định tỷ lệ mạ băng không vượt quá 10% và hàm ẩm không vượt 83%.
Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh ở thuỷ sản tiếp tục đe dọa tới năng suất cũng như chất
lượng sản phẩm trong năm 2015 do một số loại bệnh chưa được kiểm soát.
Ngoài ra, xuất khẩu thuỷ sản trong năm 2015 sẽ bị ảnh hưởng rất lớn do các yếu tố thị

trường hiện nay như giá dầu giảm mạnh, đồng Yên (Nhật Bản) mất giá,… khiến giá nhập
khẩu tăng cao, người tiêu dùng những mặt hàng này sẽ bị ảnh hưởng.

HVG

Page 16


HVG

Page 17



×