Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập phát triển thể lực cho đội bóng đá nam sinh viên trường đại học đồng nai trong một chu kỳ huấn luyện luận văn thạc sĩ giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 156 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TP. HCM
………………………………

NGUYỄN HỮU ĐẠT

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG
BÀI TẬP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHO ĐỘI BÓNG ĐÁ
NAM SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
ĐỒNG NAI TRONG MỘT CHU KỲ HUẤN LUYỆN

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TP. HCM
………………………………

NGUYỄN HỮU ĐẠT

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG
BÀI TẬP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHO ĐỘI BÓNG ĐÁ
NAM SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC


ĐỒNG NAI TRONG MỘT CHU KỲ HUẤN LUYỆN

Chuyên ngành: Giáo dục thể chất
Mã số: 60140103

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Đặng Hà Việt

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2012


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Hữu Đạt


LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn chân thành nhất, tôi xin cảm ơn Ban Giám Hiệu, quý
thầy cô giáo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên, Trường Đại học Thể dục
Thể thao TP. HCM đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy hướng dẫn: TS. Đặng
Hà Việt đã tận tình động viên, giúp đỡ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học

tập và nghiên cứu. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Bộ môn: Thể dục, Trường
Đại học Đồng Nai đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi thu thập số liệu hoàn thành
đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè đồng nghiệp cùng gia đình đã động
viên, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa học.
Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả

Nguyễn Hữu Đạt


MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.......................... 4
1.1 Đặc điểm về huấn luyện thể lực vận động viên bóng đá ...................... 4
1.2 Sự cải thiện trình độ tập luyện thể lực ............................................... 16
1.3 Những đặc điểm sinh học của lứa tuổi từ 18 đến 25 .......................... 21
1.4 Các công trình nghiên cứu có liên quan ............................................. 22
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ................ 24
2.1 Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 24
2.2 Tổ chức nghiên cứu ............................................................................ 30
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................... 32
3.1 Xây dựng hệ thống bài tập và ứng dụng thực nghiệm cho đội bóng
đá nam sinh viên Trường Đại học Đồng Nai trong một chu kỳ huấn
luyện .......................................................................................................... 32
3.2 Xây dựng chương trình huấn luyện thể lực cho đội bóng đá nam

sinh viên Trường Đại học Đồng Nai trong một chu kỳ huấn luyện ......... 59
3.3 Đánh giá hiệu quả ứng dụng hệ thống bài tập phát triển thể lực cho
đội bóng đá nam sinh viên Trường Đại học Đồng Nai sau một chu kỳ
huấn luyện ................................................................................................. 87
CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................. 101
4.1 Xây dựng hệ thống bài tập và ứng dụng thực nghiệm cho đội bóng
đá nam sinh viên Trường Đại học Đồng Nai trong một chu kỳ huấn
luyện ........................................................................................................ 101
4.2 Xây dựng chương trình huấn luyện thể lực cho đội bóng đá nam
sinh viên Trường Đại học Đồng Nai trong một chu kỳ huấn luyện ....... 102


4.3 Đánh giá hiệu quả ứng dụng hệ thống bài tập phát triển thể lực cho
đội bóng đá nam sinh viên Trường Đại học Đồng Nai sau một chu kỳ
huấn luyện ............................................................................................... 103
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

THUẬT NGỮ TIẾNG VIỆT

VIẾT TẮT

1

Viện khoa học Thể dục thể Thao


VKHTDTT

2

Huấn luyện viên

HLV

3

Vận động viên

VĐV

4

Thể lực chung

TLC

5

Thể lực chuyên môn

TLCM

6

Đường di chuyển của vận động viên


7

Đường chuyền, đá bóng

8

Thể dục thể thao

TDTT

9

Xuất phát cao

XPC

10

Gíao dục thể chất

GDTC

11

Sức nhanh

SN

12


Sức mạnh

SM

13

Sức bền

SB

- -----

DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG
11

Lần

L

12

Mét

m

13

Centimet


cm

14

Giây

S

15

Phút

ph


DANH MỤC BẢNG
Số

Tên bảng

Trang

Bảng 3.1: Bảng thống kê các bài tập phát triển thể lực chung
1

được tham khảo tài liệu và trao đổi với huấn luyện viên các câu

47

lạc bộ trong khu vực.

2

Bảng 3.2 Kết quả phỏng vấn lựa chọn hệ thống bài tập phát
triển thể lực

48

3

Bảng 3.3: Lượng vận động giai đoạn chuẩn bò

74

4

Bảng 3.4 Mục tiêu huấn luyện của giai đoạn chuẩn bò

76

5

6

7

8

9

10


11

Bảng 3.5: Bảng tổng hợp chương trình tập của cả chu kỳ huấn
luyện
Bảng 3.6: Kết quả kiểm tra lần 1 các test thể lực chung của
nhóm thực nghiệm
Bảng 3.7: Kết quả kiểm tra lần 1 các test thể lực chuyên môn
của nhóm thực nghiệm
Bảng 3.8: Kết quả kiểm tra lần 2 các test thể lực chung của
nhóm thực nghiệm
Bảng 3.9: Kết quả kiểm tra các test thể lực chung của nhóm
thực nghiệm trước và giữa thực nghiệm.
Bảng 3.10: Kết quả kiểm tra các test thể lực chuyên môn của
nhóm thực nghiệm trước và sau thực nghiệm
Bảng 3.11 Kết quả kiểm tra lần 3 các test thể lực chung sau
khi ứng dụng hệ thống các bài tập thể lực.

86

88

92

92

93

93


100


Bảng 4.1: Bảng so sánh thể lực của Đội bóng nam sinh viên
12 Đại học Đồng Nai sau thực nghiệm so với thể lực của đội
bóng đá U19 Đồng Nai.

107


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Tên biểu đố

Số
1

Biểu đồ 1: Nhịp tăng tưởng thể lực chung của nhóm thực
nghiệm sau thực nghiệm.

2

Biểu đồ 2: Nhịp tăng tưởng thể lực chuyên môn của nhóm thực
nghiệm sau thực nghiệm.

Trang
98

99



1

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, thể thao Việt Nam nói chung và bóng đá Việt Nam nói
riêng đang ngày càng phát triển. Đặc biệt, bóng đá đang được nhà nước
quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển, được đông đảo quần
chúng nhiệt tình ủng hộ. Trong số đó có hàng ngàn thanh thiếu niên nam
nữ tham gia tập luyện thể thao trong các trường thể thao, các trường cao
đẳng đại học, các câu lạc bộ và các trường phổ thông. Vì vậy phải có thời
gian lâu dài và hết sức khoa học trong quá trình đào tạo và huấn luyện mới
đưa thành tích thể thao đi lên. Ngoài ra còn vận dụng những thành tựu của
ngành khoa học khác để phân tích những biện pháp và đònh hướng đúng
đắn cho quá trình huấn luyện.
Trong những năm gần đây thì phong trào bóng đá phát triển rất
mạnh mẽ trên toàn quốc. Từ giải vô đòch quốc gia, hạng nhất, hạng nhì …
hay các giải bóng đá phong trào mà đặc biệt là các giải bóng đá dành cho
giới trẻ, tiêu biểu là giải bóng đá dành cho sinh viên trên toàn quốc đã
được chú trọng và phát triển hết sức rộng rãi trên tất cả các trường đại học,
cao đẳng trên toàn quốc. Hàng năm, các giải bóng đá dành cho sinh viên
được tổ chức rộng khắp trên ba miền, mà tiêu biểu là giải bóng đá sinh
viên toàn quốc được tổ chức hàng năm đều đặn.
Ngày nay, các đội bóng sinh viên không những tham gia giải với tinh
thần giao lưu, học hỏi đoàn kết, hữu nghò mà còn đòi hỏi họ phải có kỹ
thuật, thể lực và chiến thuật thi đấu rõ ràng mới có thể giành được chiến
thắng. Trong đó thì thể lực chiếm một vò trí hết sức quan trọng, nó quyết


2

đònh kết quả thi đấu của một đội bóng. Một đội bóng đá sinh viên khi có

được nền tảng kỹ thuật tốt, chiến thuật hợp lý nhưng không duy trì được
thể lực trong suốt 90 phút thi đấu căng thẳng thì khó giành được phần
thắng. Phải có thể lực mới vận hành được các chiến thuật mà huấn luyện
viên đã đề ra, mới thực hiện được các bài phối hợp nhuần nhuyễn trong tấn
công cũng như phòng ngự. Có được nến tảng thể lực tốt là cơ sở để đạt
được kết quả cao trong giải đấu mà mình tham gia.
Trường Đại học Đồng Nai được thành lập theo quyết đònh số
1572/QĐ-TTG, ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng chính phủ (tiền
thân là Trường Cao đẳng Sư phạm Đồng Nai, được thành lập năm 1976 từ
việc tách cơ sở 4 – Trường Cao đẳng Sư phạm TP. Hồ Chí Minh).
Với mục tiêu phát triển trường trở thành một đơn vò mạnh toàn diện,
là nguồn cung cấp nhân lực hiệu quả trong toàn tỉnh nói riêng và trong khu
vực nói chung về lónh vực giáo dục phổ thông. Ngoài các ngành sư phạm
thế mạnh như Sư phạm Khoa học Tự nhiên - Sư phạm Khoa học Xã hội, Sư
phạm Tiểu học – Mầm non, ... thì trường cũng chú trọng nâng cao, phát
triển thể chất cho sinh viên nói chung và sinh viên chuyên ngành GDTC
nói riêng, tạo nguồn nhân lực để cung cấp cho các trường phổ thông trong
việc giảng dạy và nâng cao thể chất cho học sinh các cấp.
Nhằm mục đích nâng cao thể chất, phát triển trí tuệ cho sinh viên thì
ngoài các giờ giảng dạy trên lớp thì trường đã tổ chức, thành lập và duy trì
các đội tuyển thể thao tham gia các giải thể thao tổ chức trong tỉnh, giữa
các trường Cao đẳng, Đại học trên đòa bàn Tỉnh Đồng Nai và trong khu
vực. Nổi trội hơn cả là đội tuyển bóng đá nam, thường xuyên tham gia các


3

giải bóng đá vô đòch Tỉnh Đồng Nai, giải bóng đá sinh viên Tỉnh Đồng
Nai, giải Futsal Tỉnh Đồng Nai, và quan trọng hơn cả là vòng loại giải
bóng đá sinh viên toàn quốc hàng năm.

Với mục đích đạt thành tích cao trong giải bóng đá sinh viên toàn
quốc thì chúng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Nghiên cứu xây dựng hệ
thống bài tập phát triển thể lực cho đội bóng đá nam sinh viên Trường
Đại học Đồng Nai trong một chu kỳ huấn luyện”.


Mục đích nghiên cứu:

Xây dựng hệ thống bài tập phát triển thể lực cho đội bóng đá nam sinh
viên Trường Đại học Đồng Nai trong một chu kỳ huấn luyện.


Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để thực hiện mục đích nghiên cứu đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Xây dựng hệ thống bài tập phát triển thể lực cho đội bóng đá nam
sinh viên Trường Đại học Đồng Nai.
2. Xây dựng chương trình huấn luyện thể lực cho đội bóng đá nam
sinh viên Trường Đại học Đồng Nai.
3. Đánh giá hiệu quả ứng dụng hệ thống bài tập thể lực cho đội bóng
đá nam sinh viên Trường Đại học Đồng Nai.


4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1

Đặc điểm về huấn luyện thể lực vận động viên bóng đá:


1.1.1 Tính hệ thống:
Thực tiễn đào tạo tài năng thể thao đã chỉ ra rằng muốn trở thành
vận động viên giỏi thì phải trải qua quá trình đào tạo nhiều năm có hệ
thống. Ngày nay, căn cứ vào quy luật phát dục và trưởng thành của con
người và quy luật “Thời kỳ nhạy cảm” của các tố chất thể lực, người ta
chia hệ thống huấn luyện thể lực từ lứa tuổi nhi đồng đến người trưởng
thành bao gồm 3 giai đọan:
-

Giai đọan 7- 11 tuổi: là giai đọan phát triển chủ yếu các năng lực

có liên quan đến hệ thống thần kinh (tốc độ phản ứng vận động), sức bền
chung, khả năng phối hợp vận động
-

Giai đọan từ 12 – 17 tuổi: thời kỳ phát triển tòan diện các tố chất

thể lực, tập trung phát triển sức mạnh tốc độ và sức bền chung. Trên cơ sở
đó, từng bước kết hợp huấn luyện tố chất thể lực mang đặc tính chuyên
môn của bóng đá.
-

Giai đọan từ 18 tuổi trở lên: là thời kỳ huấn luyện chuyên sâu.

Trên cơ sở phát triển các tố chất sức mạnh, sức nhanh, sức bền, trọng tâm
huấn luyện thể lực chuyển dần sang thể lực chuyên môn. Ở vận động viên
cấp cao, huấn luyện thể lực chuyên môn là chính.
Trong quá trình huấn luyện nhiều năm, phải đảm bảo tính tuần tự
của sự chuyển tiếp các giai đọan huấn luyện, tuyệt đối tránh nôn nóng đặt



5

sự huấn luyện chuyên môn quá sớm. Hậu quả của nó sẽ giới hạn thành
tích và tập huấn hẹp thời gian duy trì thành tích thi đấu của vận động viên.
1.1.2. Tính khoa học:
Trong quá trình huấn luyện thể lực cho vận động viên, việc áp dụng
các thành tựu mới về khoa học kỹ thuật sẽ làm tăng hiệu quả huấn luyện.
Ngày nay, những kiến thức khoa học về sinh lý học, sinh cơ học, sinh hóa
học trong lónh vực TDTT tương đối phong phú và hoàn chỉnh. Những tiến
bộ mới trong lónh vực điện tử cho phép nâng cao hiệu quả đo lường thành
tích và thu nhận thông tin “Thông tin ngược” giúp cho kiểm tra và điều
khiển quá trình huấn luyện.
Việc huấn luyện luôn đi theo xu hướng tăng lượng vận động tới
giới hạn, tăng cường khả năng chòu đựng lượng vận động của vận động
viên trong điều kiện thi đấu căng thẳng. Vì vậy việc vận dụng các biện
pháp y học và hồi phục về mặt tâm lý trở thành một khâu qua trọng trong
quá trình hấn luyện bóng đa nói chung và huấn luyện thể lực nói riêng.
Theo PGS. TS Nguyễn Thiệt Tình [27] : hiệu quả của việc vận dụng các
biện pháp y học vào tâm lý cho phép tăng khả năng chòu đựng lượng vận
động của vận động viên từ 5 – 10%.
1.1.3. Tính chất tổng hợp:
Xu thế huấn luyện hiện nay của bóng đá đỉnh cao là huấn luyện
đồng bộ các yếu tố kỹ chiến thuật, thể lực, tâm lý, trí tuệ. Vì vậy, trong
công tác huấn luyện thể lực cần sử dụng nhiều bài tập mang tính đối kháng
cao, diễn ra với tốc độ nhanh, có kết hợp với bóng. Các lọai bài tập huấn


6


luyện nhiều bóng, huấn luyện dồn ép vào huấn luyện trong điều kiện gần
giống như thi đấu, được sử dụng khá nhiều và phổ biến.
1.1.4. Tính chất hiệu quả:
Quá trình huấn luyện thể lực cho vận động viên bóng đá đòi hỏi
phải khai thác những nhân tố thúc đẩy năng lực tiềm tàng của vận động
viên. Thông thường những nhân tố đó là khối lượng của lượng vận động và
cường độ của lượng vận động. Huấn luyện với khối lượng lớn và cường độ
cao một cách hợp lý sẽ tăng nhanh thành tích của vận động viên.
Tính hiệu quả của huấn luyện thể lực còn được tăng cường nhờ áp
dụng, những phương tiện, phương pháp huấn luyện hiện đại. Phương pháp
huấn luyện theo mô hình hoặc sử dụng các thiết bò huấn luyện chuyên sâu
như: sử dụng điện não đồ trong huấn luyện sức mạnh. Điện não đồ có thể
tiến hành đo sức mạnh của 70 lọai khác nhau. Khi huấn luyện, có thể căn
cứ vào đặc điểm dùng lực của môn bóng đá và tình hình cụ thể của vận
động viên thông qua điện não đồ. Mỗi lần của kết quả huấn luyện đều có
thể lưu trữ vào điện não đồ, giúp cho huấn luyện viên kiểm sóat được diễn
biến của quá trình huấn luyện.
Nội dung và phương pháp chuẩn bò thể lực chuyên môn được xây
dựng trên đặc điểm họat động thể lực của cầu thủ bóng đá như: tính chất
thay đổi, di chuyển và thực hiện các động tác kỹ thuật; tính liên tục thay
đổi của tình huống thi đấu kéo theo sự biến đổi tính chất của lượng vận
động trong quá trình thi đấu, thực hiện các động tác khó trong điều kiện
mệt mỏi … Ngòai ra, sự chuẩn bò thể lực chuyên môn còn dưa trên sự tính
tóan số lượng và cường độ vận động của cầu thủ trong thi đấu. Người ta đã


7

nghiên cứu và đưa ra số liệu điển hình về thể lực của vận động viên bóng
đá trong một số trận đấu như sau:

-

Chạy chậm từ khỏang 5.000m – 7.000m.

-

Chạy nhanh từ 800m – 2000m.

-

Chạy tốc độ cao từ 800m – 1600m.

-

Số lần bật nhảy đánh đầu từ 8 – 16 lần.

-

Số lần tranh cướp bóng từ 14 – 42 lần.

 Thể lực của cầu thủ bóng đá thể hiện qua các tố chất sau:
 Tố chất sức mạnh:
Sức mạnh là năng lực của cơ b ắp khắc phục lực cản bên trong
hoặcbên ngòai trong quá trình vận động. Đó là một trong những tố chất cơ
bản, có quan hện mật thiết với các tố chất thể lực khác, trong đó có các tố
chất tốc độ và khả năng phối hợp vận động. Tố chất sức mạnh cũng ảnh
hưởng trực tiếp tới trình độ nắm vững và nâng cao kỹ thuật cũng như trạng
thái tâm lý của vận động viên. Tố chất sức mạnh phân thành 4 lọai:
-


Sức mạnh tuyệt đối: là năng lực khắc phục lực cản tốt nhất

-

Sức mạnh tương đối: là sức mạnh lớn nhất của vận động viên

trên 1 kg thể trọng.
-

Sức mạnh bền: là năng lực khắc phục lực cản nhỏ trong thời gian

-

Sức mạnh tốc độ: là năng lực nhanh chóng khắc phục lực cản

dài.

tương đối nhỏ của vận động viên (hay là sự tổng hợp giữa sức mạnh và tốc
độ).


8

Sức mạnh đột phá là một hình thức điển hình nhất của sức mạnh tốc
độ, nó chính là khả năng vận động viên trong thời gian ngắn nhất, có thể
phát huy hết sức mạnh có thể của bản thân mình (ví dụ như tăng tốc lúc
xuất phát, dùng lực mạnh đá bóng, nhảy cao đánh đầu, …). Chính vì vậy đó
tố chất sức mạnh và đặc biệt là tố chất sức mạnh tốc độ rất quan trọng đối
với vận động viên bóng đá nói chung và trở thành thước đo trình độ huấn
luyện thể lực đối với vận động viên bóng bóng đá trẻ.

Trong huấn luyện sức mạnh, phải chọn đúng các phương tiện tập
luyện thích hợp. Việc chọn lựa này phải đáp ứng nhu cầu phát triển các
nhóm cơ của cơ thể. Muốn vậy phải nắm vững về sinh lý, giải phẫu của cơ
thể, các phương tiện huấn luyện sức mạnh, cấu trúc động tác và đặc biệt
dùng sức. Ngòai ra, cũng phải huấn luyện kết hợp giữa sức mạnh cục bộ
và sức mạnh toàn than, sức mạnh nhóm cơ lớn và nhóm cơ nhỏ để tránh
phát triển lệch lạc. Điều này càng đặc biệt lưu ý đối với vận động viên trẻ
đang phát triển nhanh và dễ biến dạng.Trong tuổi nhi đồng – thiếu niên
nên than trọng trong huấn luyện sức mạnh tương đối. Đến thời kỳ dậy thì
(khỏang 16 -18 tuổi) sức lớn chậm lại, cơ đầu to ngang ra thì có thể huấn
luyện huấn luyện sức mạnh với cường độ tương đối lớn. Do đó huấn luyện
sức mạnh ( đặc biệt với tuổi trẻ) phải tuần tự, từng bước một.
Trong vận động, mối quan hệ nhòp nhành giữa các nhóm cơ sẽ hạn
chế sức mạnh co,cơ đối kháng. Mỗi khi hòan tất một động tác, nhất thiết
phải có sự tham gia của nhiều nhóm cơ (cơ chủ động, cơ đối kháng, cơ phối
hợp, cơ hỗ trợ, …). Chi phối và điều khiển sự vận động của các nhóm cơ là


9

do khu thần kinh trung ương hưng phấn. Có như vậy mới hạn chế tới mức
tối đa sức mạnh cơ đối kháng nhằm phát huy cao độ hiệu suất của cơ.
 Tố chất nhanh:
Là năng lực phản ứng của cơ thể đối với các loại kích thích nhằm
hoàn thành một động tác hoặc di động một cự ly nào đó trong kột thời gian
ngắn nhất.
Tố chất nhanh là một trong các tố chất cơ bản của vận động viên
bóng đá, nó chiếm một vò trí đặc biệt quan trọng trong tố chất thể lực vận
động viên. Ngày nay, do diễn biến trong thi đấu bóng đá ngày một nhanh,
nên yêu cầu đối với vận động viên bóng đá ngày càng cao. Trên một trình

độ nào đó, tốc độ rất tố trong thi đấu luôn là nhân tố quan trọng trong việc
chiếm ưu thế về không gian và thời gian, nó cũng luôn luôn thể hiện ở
tòan đội tính uy hiếp trong tấn công và độ tin cậy trong phòng thủ.
Tố chất nhanh rất quan trọng đối với vận động viên bóng đá. Nó
biểu hiện trên cả 3 nhân tố:
-

Khả năng di động (tốc độ di động):
Trong thi đấu, vận động viên luôn luôn căn cứ vào tình hình cụ thể

hoặc do yêu cầu của chiến thuật mà tiến hành di động. Do tính chất của
trận thi đấu bóng đá tranh cứơp mãnh liệt, biến hóa rất phức tạp, hướng di
động đa dạng (di động ra phía trước, phía sau, bên phải, bên trái). Cự ly di
động cũng không nhất đònh (nhìn chung là từ 5 – 15m chiếm đến 85 –
90%), hình thức di động cũng không tuân theo một quy luật nhất đònh nào,
có thể theo đường thẳng, đường cong, đường gãy khúc, đường đứt quãng.


10

Đồng thời cũng luôn thay đổi tốc độ khi chậm, nhanh, dừng, chạy, chạy lùi,
tạt sang trái, phải, … tức là rất nhiều hình thức phức tạp.
-

Thời gian phản xạ (tốc độ phản ứng):

Vận động viên luôn trong điều kiện không chuẩn bò trước hoặc
chuẩn bò cũng chưa đầy đủ, thông qua cơ quan cảm thụ thò giác đối với các
lọai kích thích (như các đường bóng bay đến với tính chất khác nhau, chỗ
trống xuất hiện, hành động của vận động viên đối phương, …). Sau đó, căn

cứ vào yêu cầu của tòan đội, của cá nhân, trong một thông tin ngắn nhất,
thông qua một quá trình phán đóan, tư duy phức tạp rồi đến quyết đònh
hành động nhanh. Trong cả quá trình phản ứng này, không chỉ có thới gian
rất ngắn mà vận động viên còn ở trong tình huống cực kỳ phức tạp, không
có quy luật nào cả.
-

Tần số động tác (tốc độ động tác):

Vận động viên trong quá trình di chuyển, yêu cầu phảu thực hiện
các động tác có bóng hoặc không có bóng, đồng thời chòu đựng trạng thái
tâm lý rất lớn, tính nhòp điệu của động tác kém nhưng mang tính ứng biến
rất cao, khi thực hiện động tác trọng tâm có thể tương đối thấp, cơ bắp ở tư
thế khẩn trương.
Trong thi đấu bóng đá, vận động viên phải nhanh chóng và liên tục
thích nghi trước những tình huống, từ đó mà kòp thời điều chỉnh sự tăng
nhanh hay chậm của động tác. Sự điều chỉnh này chủ yếu là do năng lực
chuyển đổi từ trạng thái ức chế và hưng phấn của võ đại não trung khu
thần kinh. Tính linh họat của quá trình thần kinh càng cao, động tác càng
nhanh hơn. Như vậy tốc độ phản ứng phụ thuộc vào năng lực của hệ thống


11

thần kinh trung ương quyết đònh, thông qua cung phản xạ nhanh hay chậm
(thời gian phản xạ, tốc độ dẫn trên thần kinh).
Trong cơ bắp của vận động viên bóng đá, sợi cơ trắng chiếm ưu thế
nên tốc độ có cơ sở vật chất tốt nhất. Ngòai ra cơ bắp còn có một số đặc
tính như: tính kết dính, tính co dãn, tính nhòp điệu giữa các nhóm cơ và nội
bộ các nhóm cơ. Hệ thống ATP và CP trong cơ thể vận động viên, hàm

lượng đường trong cơ bắp nhiều, tốc độ phân giải và hợp thành nhanh, cơ
thể đảm bảo cung ứng năng lượng cho họat động tốc độ của vận động viên.
 Tố chất sức bền:
Là khả năng của cơ thể khắc phục sự mệt mỏi trong họat động với
thời gian dài, cường độ nhất đònh và hiệu quả. Tố chất sức bền tốt sẽ có
điều kiện nâng cao năng lực đề kháng mệt mỏi của cơ thể vận động viên,
khiến cho khả năng thay đổi tiết tấu của quá trình hưng phấn và ức chế của
võ đại não nâng cao lên. Chức năng của hện thần kinh thực vật cũng được
phát triển, năng lực dự trữ năng lượng cho cơ thể được nâng cao. Tất cả sự
biến hóa này về sinh lý và sinh hóa sẽ là cơ sở vật chất cần thiết cho sự
phát triển các tố chất sức mạnh, tốc độ, linh họat, đồng thời từ đó xúc tiến
cho các tố chất này phát triển.
Trong huấn luyện thể thao nếu không tạo ra mệt mỏi thì chức năng
của cơ thể không thể nâng cao được. Mặt khác, mệt mỏi lại càng làm cho
năng lực của vận động viên có thể giảm sút, hạn chế sự phát huy trình độ
thể thao. Do đó trong huấn luyện sức bền phải dùng nhiều cách để khắc
phục mệt mỏi, kể cả phải dùng ý chí.


12

Tố chất sức bền chủ yếu chủ yếu thể hiện qua sức bền của hệ tim
mạch. Sức bền chia ra 2 lọai: sức bền ưa khí và sức bền yếm khí. Ngoài lực
khắc phục mệt mỏi, vận động trong điều kiện cơ thể không được cung cấp
đủ Oxi sinh ra hiện tượng nợ Oxi gọi là yếm khí. Còn trong điều kiện đủ
Oxi gọi là ưa khí.
Bóng đá là một môn thể thao vận động liên tục không ngừng và
không đứt quãng, lượng vận động rất lớn, có yêu cầu rất cao về trình độ
sức bền. Do vậy vận động viên bóng đá không những có sức bền ưa khí mà
còn cần có sức bền yếm khí. Sức bền ưa khí là sức bền chung chỉ khả năng

chòu đựng của vận động viên trong thời gian dài. Khả năng này phụ thuộc
vào năng lực trao đổi khí, khả năng tuần hòan – hô hấp và dự trữ năng
lượng: hàm lượng glucogen trong gan và trong cơ, hàm lượng ATP – CP
trong cơ … Chúng còn phụ thuộc vào năng lực chòu đựng của cơ bắp, các
khớp và day chằng đảm bảo cho cơ quan nội tạng họat động trong thời gian
dài. Sức bền yếm khí trong bóng đá là sức bền chuyên môn chỉ tình huống
cơ thể cung cấp Oxi không đầy đủ, lúc này việc cung cấp năng lượng họat
động bằng năng lực dự trữ năng lượng của cơ thể (phân giải ATP, CP và
quá trình đường phân yếm khí và đường phân ưa khí).
Trong công tác huấn luyện bóng đá trẻ, các giai đọan đầu kế hoạch
huấn luyện thường sử dụng các bài tập phát triển sức bền ưa khí, bởi vì
sức bền ưa khí là cơ sở, nền tảng của thể lực vận động viên. Giai đọan
huấn luyện nâng cao thành tích bóng đá sức bền yếm khí chiếm tỉ trọng
cao trong kế hoạch huấn luyện.


13

 Tố chất mềm dẻo:
Là biên độ họat động của các khớp, là khả năng kéo day chằng và
cơ bắp. Trong thi đấu bóng đá, cơ thể vận động viên và quả bóng luôn ở
trong trạng thái họat động không theo một quy luật nào cả, biên độ động
tác kỹ thuật của vận động viên tương đối lớn, dùng lực đột ngột, do đó yêu
cầu với tố chất dẻo dai của vận động viên rất cao.
Tính mềm dẻo chuyên môn của bóng đá là ngoài góc độ họat động
của các khớp quan trọng của cơ thể ra còn biểu hiện đặc biệt ở góc độ họat
động của các day chằng và khớp hông, khớp gối, khớp cổ chân. Tất cả các
khớp xương ấy có tầm quan trọng giúp vận động viên bóng đá nâng cao
trình độ kỹ thuật.
Ảnh hưởng đến tính mềm dẻo do tính co dãn cơ bắp, sợi cơ, các day

chằng và năng lực chi phối, điều khiển của hệ thống thần kinh đối với hệ
xương cơ.
Thời kỳ tập luyện để phát triển tố chất này tốt nhất khoảng từ 5 – 10
tuổi, về sau theo lứa tuổi tố chất mềm dẻo dần “cốt hóa”, các dây chằng
thêm chắc nên khó phát triển. Trong tập luyện nên kết hợp tố chất mềm
dẻo với sức mạnh. Tối chất này được nâng cao tương đối nhanh trong tập
luyện, nhưng giảm sút cũng chóng, do đó phải đảm bảo tập luyện thường
xuyên.
 Tố chất linh họat, khéo léo:
Tính linh họat khéo léo của vận động viên bóng đá là sự biểu hiện
tổng hợp các kỹ năng vận động viên và các tố chất trong quá trình vận
động. Nó yêu cầu vận động viên trong thời gian rất ngắn phải có khả năng


14

phán đóan thật tốt và phải hoàn thành động tác chính xác, nhòp nhàng, xử
lý các bộ phận của cơ thể, giải quyết mối quan hệ hợp lý giữa các mặt:
bản thân với đối thủ, bản thân với quả bóng trên các mặt không gian, thới
gian, tiết tấu, nhòp điệu …
Xu hướng phát triển của môn bóng đá hiện đại là ngày càng tranh
giành quyết liệt, biến hóa khôn lường, yêu cầu vận động viên phải hòan
thành động tác mang tính chất phản ứng nhanh với mọi tình huống, trong
những điều kiện cực kỳ khó khăn, thời gian lại rất ngắn. Do đó yêu cầu
tính linh họat, khéo léo của vận động viên ngày một cao.
1.1.5 Đặc điểm hoạt động thể lực của vận động viên bóng đá.
Cầu thủ bóng đá muốn đáp ứng được lối chơi tổng lực và biến hóa,
yêu cầu phải chòu tải lớn về lượng vận động trong 90 phút và có thể trong
suốt các hiệp phụ. Mỗi cầu thủ trong một trận đấu phải có thể di chuyển
10-15km, theo Withers và VanGôt, 1985 thì:

-

Chạy nước rút khoảng 18% quãng đường, tốc độ 6,92 – 8,15m/s

-

Chạy tốc độ chận và trung bình 44% quãng đường, tốc độ từ 2,4

– 6,93m/s.
-

Đi bộ chiếm 26,3% quãng đường, tốc độ 1,3 – 2,04 m/s.

Những số liệu nêu trên của tác giả chỉ tương đối, vì còn thiếu 11,7%
quãng đường chưa được tính đến.
Do vậy, sự chuẩn bò thể lực là quá trình hoàn thiện thể trạng thể lực
cho VĐV, nó được xác đònh dựa trên các yếu tố về sức khỏe, mức độ phát
triển các tố chất vận động và đặc điểm thân thể cầu thủ. Vì thế các bài tập


15

luôn phải hướng đến sự phát triển về hình thái cũng như các chức năng
hoạt động của các bộ phận cơ thể cầu thủ.
Quá trình này phải lựa chọn các phương pháp cũng như biện pháp
hướng đến sự hoàn thiện cho cầu thủ. Trong lý thuyết huấn luyện thể thao
thì sự chuẩn bò chuyên môn liên quan đến:
+ Các bài tập thi đấu
+ Các bài tập tương tự trong thi đấu theo đặc điểm tónh, động học
của chuyển động và cơ chế cung cấp năng lượng cho hoạt động, cấu trúc

làm việc.
Trong hệ thống thi đấu bóng đá ở nước ta và khu vực hiện nay, để
hoàn thiện thể lực phải sử dụng các biện pháp có ảnh hưởng tối đa đến
việc nâng cao các tố chất vận động đặc trưng của VĐV bóng đá như sức
mạnh tốc độ, sức bền tốc độ, tốc độ đều đó phụ thuộc không nhỏ vào trình
độ huấn luyện của HLV.
Nội dung và phương pháp huấn luyện thể lực cho VĐV bóng đá
được xây dựng dựa trên đặc điểm hoạt động thể lực ở cầu thủ bóng đá như:


Tính liên tục, thay đổi các tình huống trên sân kéo theo sự biến

đổi về lượng vận động trong thi đấu.


Cần phải áp dụng các bài tập có độ khó trong điều kiện mức độ

mệt mỏi của cầu thủ tăng dần.


Sự thay đổi di chuyển và thực hiện các động tác kỹ thuật.

Ngoài ra, sự chuẩn bò về thể lực còn dựa trên những tính toán số
lượng di chuyển và cường độ vận động của cầu thủ trong trận đấu.


×