Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Thực trạng hoạt động của tổ chức Tài Chính Vi Mô CEP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.05 KB, 21 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
I.Một số vấn đề lý luận về TCVM
1.1 Khái niệm và vai trò của TCVM
1.2. Đặc điểm TCVM
1.3. Sản phẩm và dịch vụ của TCVM
II. Thực trạng hoạt động của tổ chức TCVM CEP
2.1.Tổng quan chung về quá trình thành lập CEP
2.1.1.Giới thiệu về công ty
2.1.2. Sứ mệnh
2.1.3. Mục tiêu
2.2 .Các sản phẩm của CEP
2.2.1. Các hình thức hỗ trợ vốn của CEP
2.2.2. Các chương trình hỗ trợ vốn của CEP
2.2.3. Các sản phẩm tiết kiệm của CEP
2.2.4. Sản phẩm vay vốn
2.3. Hoạt động tín dụng tiết kiệm thời điểm 2010-2016
2.3.1 Các thành viên của CEP
2.3.2. Quỹ hoạt động CEP
2.3.3. Các hình thức sử dụng vốn vay
2.3.4 Thành tựu
III. Kết luận và giải pháp
3.1. Những hạn chế và nguyên nhân của CEP
3.2. Một số giải pháp cho CEP
3.3.Kết luận

1


Danh mục từ viết tắt:
Tài chính vi mô : TCVM
Quỹ trợ vốn cho người nghèo tự tìm việc làm: CEP


Liên đoàn lao động thành phố Hồ Chí Minh: LĐLĐTPHCM

Danh mục tài liệu tham khảo:
-Bài giảng tài chính vi mô
/>- www.cep.org.vn
2


LỜI MỞ ĐẦU

Người nghèo thường gặp khó khăn trong cuộc sống cũng như khó tiếp cận được
nhưng nhu cầu cấp thiết trong cuộc sống như bệnh viện, trường học,… Hơn thế họ
còn khó khăn trong vay vốn từ ngân hàng vì lãi suất thường cao so với họ và người
nghèo không có đủ khả năng chi trả, các chương trình ưu đãi hay vay vốn của các
Ngân hàng chưa nhắm đến mục tiêu khách hàng là người nghèo. Vì vậy người nghèo
khó có thể tiếp cận được nguồn vốn để trang trải cuộc sống hoặc để kinh doanh nên
nghèo vẫn hoàn nghèo. Chính vì vậy tính cấp thiết bây giờ là nước ta cần nhiều hơn
các tổ chức tài chính hướng đến người nghèo để họ có thể tiếp cận đến hệ thống tài
chính chính thức và những dịch vụ tài chính nhỏ :tín dụng, tiết kiệm, bảo hiểm, và các
dịch vụ khác

3


I.Một số vấn đề lý luận về TCVM
1.1 Khái niệm và vai trò của TCVM
Tài chính vi mô (Microfinance) thường được định nghĩa là các dịch vụ tài chính cho
người nghèo và khách hàng có thu nhập thấp. Theo Ngân hàng phát triển Châu Á –
ADB “ Tài chính vi mô (TCVM) là việc cung cấp các dịch vụ tài chính như cung ứng
khoản vay, nhận tiền gửi, dịch vụ thanh toán, bảo hiểm cho người nghèo, hộ gia đình

có thu nhập thấp và các doanh nghiệp nhỏ trong xã hội để phục vụ nhu cầu chi tiêu và
đầu tư ". TCVM đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới do các cá nhân giàu có, có thu
nhập và địa vị cao trong xã hội cung cấp hoặc do các chủ cửa hàng, cửa hiệu, hiệu
cầm đồ cung cấp cho người nghèo và với mức lãi suất rất cao, tồn tại phổ biến trong
khu vực không chính thức. Lần đầu tiên, người ta biết đến TCVM là vào những năm
đầu thế kỷ thứ17, do Jonathan Swift, một người Ailen, là cha đẻ của TCVM. Đến thế
kỷ thứ19, các hình thức cung cấp TCVM dưới dạng bán chính thức mới ra đời do
F.W.Raiffeisen, một người Đức thiết kế và áp dụng từ những năm 1860 cho lĩnh vực
nông nghiệp.
Theo phương pháp của F.W.Raiffeisen những nhóm tiết kiệm, vay vốn hoạt động dựa
trên nguyên tắc giúp đỡ nhau, bằng những nguồn lực về tài chính, kỹ thuật, tổ chức
của chính những thành viên trong nhóm.Những nguồn lực này nhằm giúp đỡ trước
tiên cho các thành viên là những nông dân, những nhà sản xuất nhỏ trong khu vực
nông nghiệp. Qua đó, giúp cho các thành viên không phải đối diện với các nguồn lực
bên ngoài, được tính theo các điều kiện thịtrường, thường với mức lãi suất rất cao, và
kèm thêm các điều kiện thế chấp vềtài sản. Trong những nguồn lực của nhóm, nguồn
tài chính quan trọng nhất là sựtham gia đóng góp vốn của các thành viên. Những
nguồn vốn đóng góp là cơ hội để cho các thành viên được vay, đầu tư vào sản xuất,
cho các nhu cầu chi tiêu khác, bên cạnh đó, từ sự đóng góp vốn cũng tạo ra thu nhập
cho những người góp vốn.
Sự khác nhau giữa Tài chính vi mô (Microfinance) và tín dụng vi mô (microcredite) là
:
TCVM là các hoạt động cho vay, bảo hiểm, tiết kiệm, chuyển giao dịch vụvà các sản
phẩm tài chính khác đến cho nhóm khách hàng có thu nhập thấp. Còn TDVM đơn
giản chỉ là một khoản cho vay nhỏ, do một tổ chức nào đó hoặc ngân hàng cung cấp.
TDVM thường dành cho cá nhân vay hoặc thông qua việc cho vay theo nhóm, không
cần tài sản thế chấp. Có thể hiểu, TDVM là một mặt cho vay của TCVM.
Tóm lại người nghèo cũng cần có nhiều loại công cụ tài chính để tích lũy tài sản, bình
ổn tiêu dùng và tự bảo vệ mình trước rủi ro. Vì vậy, theo nghĩa rộng, TCVM là việc
tìm ra phương cách hiệu quả và đáng tin cậy để cung cấp ngày càng nhiều hơn các sản

phẩm TCVM cho người nghèo và khách hàng có thu nhập thấp.
4


1.2. Đặc điểm TCVM
1. Khoản vay nhỏ, đặc trưng vốn lưu động
Các tổ chức TCVM thường xuyên cung cấp tín dụng cho những khách hàng có thu
nhập thấp. Các đối tượng khách này có đặc điểm chung là sống tập trung trong một
khu vực địa lý và cùng nhóm xã hội
Vì đối tườn khách hàng là người có thu nhập thấp nên các khoản cho vay thường có
giá trị rất nhỏ, thời hạn ngắn và không có tài sản bảo đảm. Tuy nhiên chu kì trả nợ của
khoản vay lại thường xuyên hơn với mức lãi suất áp dụng thường cao hơn so với các
khoản vay thông thường. Nhằm mục đích bù đăp chi phí hoạt động liên quan đến
phương thức cho vay vi mô tập trung nhiều nhân lực, các khoản vay TCVM thường áp
dụng mức lãi suất cao hơn so với cho vay thương mại.
2. Thay thế tài sản thế chấp bằng tín chấp và tiết kiệm bắt buộc
Khách hàng của TCVM thường không có tài sản kí quỹ - vật được các ngân hàng
thương mại sử dụng làm tài sản thế chấp cho các khoản vay. Cũng có trường hợp
khách hàng TCVM có tài sản kí quỹ, tuy nhiên giá trị của tài sản đó rất thấp ( như tivi,
đồ nội thất...) . Trong trường hợp này , tài sản thế chấp được sử dụng như 1 phương
pháp ràng buộc người đi vay phải trả nợ hơn là sử dụng để bù đắp các khoản lỗ. Chính
vì thế thông thường đối với TCVM thường tài sản thế chấp sẽ được thay thế bằng tín
chấp và tiết kiệm bắt buộc.
3. Những khoản vay lớn hơn và tiếp theo phụ thuộc vào tình hình hoàn trả
Những khách hàng TCVM thường bị hạn chế khả năng tiếp cận đối với các nguồn tài
chính khác nên họ phải phụ thuộc rất nhiều vào các tiếp cận tín dụng vi mô hiện đại.
Cho vay TCVM sử dụng rất nhiều các chương trình khuyến khích nhằm động viên,
khen thưởng những người đi vay tốt.Tuy nhiên các chương trình này có thể làm tăng
rủi ro mắc nợ quá lớn, đặc biệt trong trường hợp hệ thống thông tin tín dụng vi mô
không có thông tin hoặc thông tin không đầy đủ

4. Tổ chức điểm thu/ phát vốn thuận tiện ngay tại khu dân cư sinh sống
Các tổ chức TCVM thường bám sát khách hàng của mình qua mạng lưới điểm thu/
phát vốn rất thuận tiện ngay tại khu dân cư sinh sống như trong một thôn, một xã. Như
vậy khách hàng có thể tiếp cận 1 cách nhanh nhất với các dịch vụ TCVM.
5. Phương pháp hoàn trả dần phù hợp với luồng tiền của người dân
Đối tượng của TCVM là những người nghèo. Người nghèo thường vay vốn để đầu tư
làm ăn với quy mô nhỏ. Để giảm thiểu rủi ro cho tổ chức TCVM và giúp người nghèo

5


biết cách tính toán hoạt động kinh doanh thì các tổ chức TCVM thường sử dụng
phườn pháp hoàn trả dần phù hợp với vingf quay về vốn của khách hàng
6. Các sản phẩm tiết kiệm tin cậy
Ngoài hoạt động cho vay thì các tổ chức TCVM còn cung cấp các sản phẩm tiết kiệm
tun cậy, sản phẩm này hướng đấn việc giúp người nghèo hiểu được lợi ích của tiết
kiệm và có ý thức tích lũy dù số tiền họ tích lũy được hàng ngày có thể rất nhỏ như
vài nghìn đồng chẳng hạn.
7. Nâng cao sự gắn kết cộng đồng
Trong hoạt động TCVM , khách hàng tự thành lập nhóm, giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau,
điều này tạo cho khách hàng vay môi trường gắn kết, hiểu biết lẫn nhau giữa các
thành viên trong cộng đồng.

1.3.Sản phẩm, dịch vụ của tài chính vi mô
Sản phẩm, dịch vụ của TCVM đa dạng, bao gồm cả sản phẩm tài chính và phi tài
chính.Các sản phẩm được thiết kế đa dạng, linh hoạt phù hợp với nhu cầu của khách
hàng. Chẳng hạn, CEP cung cấp các sản phẩm tiết kiệm gồm: Tiết kiệm định kỳ, Tiết
kiệm tự nguyện không kỳ hạn, Tiết kiệm có kỳ hạn, Tiết kiệm gửi góp với đặc trưng
chung của các sản phẩm này là: thủ tục đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện, món tiền
rất nhỏ, được đảm bảo an toàn và tạo có hội cho người nghèo được tiếp cận vốn vay.

Các sản phẩm tín dụng của CEP gồm vay chính sách, vay tiêu dùng, vay sản xuất kinh
doanh, vay sửa chữa; với mức cho vay từ 1 đến 30 triệu VNĐ, thời gian hoàn trả từ 25
đến 100 tuần. Ngoài tiết kiệm và tín dụng, CEPcòn cung cấp sản phẩm tương trợ gia
đình như tương trợ cuộc sống và tương trợ vốn vay.

II. Thực trạng hoạt động của tổ chức TCVM CEP
2.1.Tổng quan chung về quá trình thành lập CEP
1.Giới thiệu về công ty
Vào đầu thập niên 90, Liên đoàn Lao động Tp.HCM đã bắt đầu gắn kết các hoạt động
công đoàn với hoạt động xã hội và triển khai rộng rãi trên toàn thành phố nhằm thực
hiện mục tiêu giảm nghèo, trong đó ưu tiên tạo việc làm cho CBNV và người lao động
nghèo. Tuy nhiên, một trong những trở ngại khi thực hiện hoạt động tạo việc làm là
thiếu nguồn tín dụng sẵn có để người lao động nghèo có thể bắt đầu công việc kinh
doanh nhỏ, tạo thu nhập.
6


Vì thế quỹ trợ vốn cho người nghèo tự tìm việc làm (CEP) được thành lập năm 1992
do Liên đoàn lao động Thành phố Hồ Chí Minh hoạt động trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh. Với các sản phẩm chính là 3 sản phẩm vay vốn và 2 sản phẩm tiết kiệm.
•Sứ mệnh
Làm việc vì người nghèo và nghèo nhất nhằm thực hiện những cải thiện an sinh bền
vững thông qua việc cung cấp dịch vụ tài chính và phi tài chính một cách thiết thực và
hiệu quả.
•Viễn cảnh
Là những cải thiện quan trọng trong đời sống của người nghèo và nghèo nhất tại Việt
Nam thông qua nỗ lực hoạt động của Quỹ CEP. Quỹ CEP luôn giữ vững là một tổ
chức tài chính vi mô chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam.
•Mục tiêu
-Cung cấp các dịch vụ tài chính vi mô cho người nghèo và nghèo nhất nhằm giúp họ

bắt đầu và phát triển công việc làm ăn, sản xuất nhỏ.
- Giảm nghèo thông qua các hoạt động tạo thu nhập của người nghèo giúp họ cải thiện
an sinh gia đình.
- Giảm tỉ lệ thất nghiệp trong người nghèo.
- Tham gia giúp người nghèo xây dựng cộng đồng, chia sẽ trách nhiệm, và ý thức
cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường xã hội lành mạnh.
- Mở rộng cung cấp các dịch vụ tài chính vi mô cho số lượng nghèo và duy trì sự bền
vững tài chính của tổ chức.
2.2.Giới thiệu các sản phẩm của CEP
2.2.1.Các hình thức hỗ trợ vốn của CEP:
-Cho vay góp tuần, góp tháng; cho vay hộ sản xuất kinh doanh nhỏ gắn với sản phẩm
tiết kiệm bắt buộc; sản phẩm cho vay và sản phẩm tham gia tiết kiệm định hướng...
CN CEP còn cung cấp các dịch vụ phi tài chính để nâng cao sự tác động của chương
trình tài chính vi mô CEP lên việc giảm nghèo cho thành viên (cấp học bổng cho con
em các hộ thành viên nghèo gặp khó khăn; chương trình “Mái nhà CEP” hỗ trợ xây
dựng nhà tình thương, sửa chữa nhà cho thành viên nghèo; chương trình hỗ trợ tạo
việc làm cho thành viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn...).

7


- Hình thức hỗ trợ vốn vay lãi suất thấp, không thế chấp tài sản, để tạo việc làm, tăng
thu nhập, sửa chữa nhà ở, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống cho người lao động
và công nhân lao động nghèo.
- CEP sử dụng phương pháp cho vay theo nhóm để cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho
người nghèo. Năm khách hàng hình thành một nhóm, vài nhóm tập trung thành một
cụm và nhân viên tín dụng cung cấp sản phẩm đến khách hàng trực tiếp thông qua
cụm, nhóm.
2.2.2.Các chương trình hỗ trợ vốn của CEP:
Chương trình hỗ trợ cải thiện nhà ở và điều kiện sống tại tỉnh Đồng Tháp (2014

– 2017)Chương trình viện trợ của Úc
Thông qua dự án được tài trợ bởi chính phủ Úc, Quỹ CEP sẽ cung cấp khoản vay hỗ
trợ những hộ gia đình tại tỉnh Đồng Tháp bị ảnh hưởng bởi dự án nối kết Đồng bằng
Sông Cửu Long (CMDCP). Dự án sẽ thực hiện xây dựng đường giao thông nối kết và
02 cây cầu bắt qua sông Mê Kong. Với sự ảnh hưởng của dự án này, nhiều hộ gia đình
sẽ phải di dời nhà ở và cuộc sống của họ bị ảnh hưởng. Dự án 3 năm của CEP nhằm
hỗ trợ những hộ gia đình bị ảnh hưởng của Dự án CMDCP, cụ thể là những hộ tái định
cư, hộ dễ bị tổn thương để giúp họ cải thiện cuộc sống thông qua việc cung cấp hỗ trợ
các khoản vay cải thiện nhà, khoản vay tăng thu nhập và dịch vụ phát triển cộng đồng
của CEP.
Chương trình Mở rộng Tài chính vi mô CEP( 2013 – 2016)
CEP - BNP Paribas
Với sự hỗ trợ tài chính của tổ chức BNP Paribas cho CEP nhằm mở rộng hoạt động tài
chính vi mô của CEP, đặc biệc tại các tỉnh lân cận TP.HCM. Nguồn vốn sẽ tăng cường
hỗ trợ nhu cầu vốn ngắn hạn của các chi nhánh để phục vụ cho người nghèo, thu nhập
thấp trong cộng đồng.
Chương trình tài chính cá nhân cho thành viên CEP( 2011-2015)
CEP – Kiva Microfunds
CEP sẽ hợp tác với tổ chức Kiva Microfunds thực hiện chương trình tài chính cá nhân
cho thành viên CEP, thông qua mô hình cung cấp vốn vay qua trang web Kiva, CEP sẽ
nhận được nguồn vốn để cấp vốn cho các khách hàng cá nhân. Để thực hiện chương
trình này, CEP sẽ đăng tải hình ảnh, thông tin và nhu cầu vay vốn của từng khách
hàng lên trang web Kiva. Các tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu cho vay có thể xem
thông tin và trực tiếp chọn lựa khách hàng cấp vốn thông qua trang web Kiva và giải

8


ngân khoản vay cho CEP. Với sự hợp tác này, nguồn vốn CEP sẽ được bổ sung để có
thể mở rộng phạm vi hoạt động.

Chương trình Mở rộng Tài chính Vi mô CEP tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu
Long( 2010 – 2012)
CEP - Ecumenical Development Cooperative Society (Oikocredit)
Với sự hỗ trợ tài chính từ tổ chức Oikocredit, CEP sẽ tăng vốn đầu tư cho vay của mỗi
chi nhánh tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long và mở rộng phạm vi hoạt động đến
các tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL. Khách hàng mục tiêu của Dự án là người lao động
nghèo không thể tiếp cận các nguồn tín dụng sẵn có. Tất cả các khoản vay theo Dự án
sẽ giúp cho người nghèo có vốn kinh doanh nhằm tạo việc làm và tăng thu nhập.
Chương trình “Mái ấm Công đoàn” đã giúp hàng chục ngàn gia đình đoàn viên,
CNVC-LĐ nghèo thỏa ước mơ an cư
“Sau 10 năm thực hiện, có thể khẳng định đây là một hoạt động xã hộimang tính nhân
văn sâu sắc và thành công nhất của tổ chức Công đoàn(CĐ). Thông qua chương trình,
hàng chục ngàn CNVC-LĐ đã được hỗ trợ sửa chữa, xây mới nhà ở, nhờ đó cuộc sống
được cải thiện, ấm no, hạnh phúc”. Ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ
Việt Nam, khẳng định như vậy tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chương trình
“Mái ấm CĐ” do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức sáng 22-9 ở Hà Nội.
2.2.3.Các sản phẩm tiết kiệm
Tiết kiệm bắt buộc (TKBB)
Mục đích: Nhằm nâng cao ý thức tiết kiệm, tăng tích lũy và đáp ứng những nhu cầu
cần thiết trong gia đình thành viên vay vốn CEP
Phương thức gửi: Thành viên vay vốn thực hiện tiết kiệm bắt buộc cùng với lịch hoàn
trả vốn vay
Mức gửi: 1%/vốn vay/tháng (0.25%/vốn vay/tuần)
Lãi suất: Quỹ CEP chi trả lãi suất 1.2%/năm (không tính lãi nhập vốn) ).. Lãi tiền gửi
TKBB sẽ được chi trả trực tiếp cho thành viên khi thành viên rút toàn bộ số dư tiền
gửi TKBB
Rút tiết kiệm bắt buộc: Thành viên được rút tiết kiệm bắt buộc vào cuối mỗi chu kỳ
vay hoặc khi gặp khó khăn đột xuất, có nhu cầu khẩn cấp; hoặc khi rời chương trình

9



Tiết kiệm định hướng (TKĐH)
Mục đích: Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho thành viên tiết kiệm để sử
dụng cho những mục tiêu cụ thể như tăng vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, đóng học
phí cho con, chữa bệnh, mua sắm thiết bị sinh hoạt gia đình.
Phương thức gửi: Thành viên vay vốn thực hiện tiết kiệm định hướng cùng với lịch
hoàn trả vốn vay
Mức gửi: Tùy thuộc mục tiêu và khả năng của thành viên
Lãi suất: 0,25%/tháng (không tính lãi nhập vốn), được trả một lần khi thành viên rút
toàn bộ TKĐH.
Rút tiết kiệm định hướng: Khi tất toán đợt vay, thành viên được rút tiết kiệm định
hướng hoặc đăng ký rút vào thời điểm khác.
2.2.4. Sản phâm vay vốn
1. Vay góp ngày
. Điều kiện vay: 60 - 90 ngày, lãi suất trần từ 2 - 2.5%/ tháng, hoàn trả hàng ngày, mức
vay từ 65 đến 650 USD
. Mô tả khác hàng: Tiểu thương, chủ yếu là nữ thuộc các hộ có điều kiện KTXKH
nghèo, làm việc rất nhiều giờ.
. Sử dụng khoản vay: Mua hàng hóa mà khách hàng sẽ bán ở chợ, sử dụng cho nhữn
nhu cầu cần thiết cho gia đình.
2. Vay góp tuần
. Điều kiện vay: 40 – 60 tuần, lãi suất 1% / tháng hoàn trả hàng tuần, mức vay từ 65 –
650 USD
. Mô tả khách hàng: nhân dân lao độn nghèo thu nhập đa dạng, chủ yếu là phụ nữ và
gia đình họ dễ bị tổn thương.
. Sử dụng khoản vay: Mua xe đạp để buôn bán ve chai, đan rổ, làm nhang, chổi và
nuôi gia súc, cải thiện ở, mua thực phẩm.
3. Vay góp tháng
. Điều kiện vay 40 – 60 tuần, lãi suất trần 0.8%/ tháng, hoàn trả hàng tháng mức vay

từ 130 – 650 USD

10


. Mô tả khách hàng: Công nhân viên nam, nữ làm việc khu công nghiệp và bên khu
công nghiệp có lương thấp.
. Sử dụng khoản vay: kinh doanh nhỏ sửa chữa và cải thiện nhà ở, nuôi gia súc, bán
hàng trước cửa như kẹo và thuốc lá.

2.3. Hoạt động tín dụng đến thời điểm 2010-2016
Đến năm 2010, Quỹ CEP đã thành lập thêm 08 chi nhánh tỉnh ngoài Tp.HCM và tiếp
tục tập trung mở rộng phạm vi phục vụ, cung cấp dịch vụ tài chính cho nhân dân lao
động nghèo tại khu vực nông thôn và khu vực chưa phát triển của các tỉnh Đông Nam
Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Năm 2011 đánh dấu một chặng đường tròn 20 năm hoạt động. Quỹ CEP đã cung cấp
các dịch vụ tài chính và phi tài chính cho 208.000 thành viên thông qua mạng lưới 26
chi nhánh, góp phần tích cực giảm nghèo cho hàng trăm ngàn hộ gia đình nghèo. Với
thành quả nỗ lực đó, Quỹ CEP vinh dự được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao
động Hạng Nhất về những đóng góp tích cực của Quỹ CEP trong nỗ lực xóa đói giảm
nghèo trong công nhân và người lao động nghèo.
Năm 2015, Quỹ CEP tiếp tục phát triển bền vững và đã mở rộng phạm vi phục vụ
thêm 306.000 thành viên nghèo. Quỹ CEP đã tập trung mở rộng cung cấp sản phẩm,
dịch vụ cho công nhân, lao động nghèo và người có thu nhập thấp tại các khu công
nghiệp, khu chế xuất của TP.HCM và vùng ngoại thành TP.HCM, các tỉnh lân cận.
Quỹ CEP cũng đã thành lập hai chi nhánh mới tại tỉnh Bến Tre và Bình Dương để tăng
hiệu quả tiếp cận cộng đồng nghèo, mở rộng mạng lưới phục vụ của CEP lên 33 chi
nhánh với 17 chi nhánh tại các Quận, Huyện của Tp.HCM và 16 chi nhánh tại các tỉnh
Bến Tre, Bình Dương, Đồng Nai, Đồng Tháp, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang và
Vĩnh Long.

2.3.1.Thành viên CEP
Đến 31/12/2015, CEP đã cấp tín dụng cho 288.490 khách hàng tham gia chương trình,
trong đó 74% thành viên vay vốn CEP là nữ (213.292 thành viên). Các món vay
thường có giá trị nhỏ, trung bình từ 10 – 15 triệu đồng nhằm phục vụ mục tiêu hỗ trợ
vốn kinh doanh hoặc sửa nhà cho người dân nghèo.Các khoản vay sẽ được trả góp
hàng tháng với lãi suất danh nghĩa từ 0.8 – 1%/tháng. Mức lãi suất trên có vẻ là không
quá cao tuy nhiên nếu để ý kỹ thì phương pháp tính lãi không được dựa trên dư nợ
giảm dần như các ngân hàng thương mại vẫn hay tính mà tính trên dư nợ đầu kỳ.
Nghĩa là định kỳ mặc dù trong số tiền trả hàng tháng đã có một phần gốc tuy nhiên lãi
vay của những kỳ sau vẫn tính dựa trên số dư tiền vay ban đầu. Do đó mức lãi suất
11


thực tế quy đổi cho người đi vay sẽ cao hơn rất nhiều so với mức danh nghĩa, dao
động từ khoảng 18 – 24%/năm.
2.3.2.Quy mô hoạt động CEP
Đến 31/12/2015, CEP đã cấp 340.703 khoản vay cho khách hàng với mức vay bình
quân là 14.656.000 đồng thông qua mạng lưới 33 chi nhánh tại 9 tỉnh, thành phố.
2.3.3.Sử dụng vốn vay CEP
Đến 31/12/2015, 39% vốn vay được thành viên sử dụng cho hoạt động mua bán nhỏ,
16% được sử dụng cho mục đích cải thiện nhà ở, xây nhà vệ sinh, 15% cho mục đích
chăn nuôi, nông nghiệp và ngư nghiệp, và 30% cho các mục đích khác như dịch vụ,
sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, mua sắm công cụ lao động, đóng học phí, khám chữa
bệnh và trả nợ vay nặng lãi.
Xét về đa dạng hóa rủi ro của danh mục cho vay, việc phân tán số tiền vay nhỏ cho
lượng lớn khách hàng đã giúp quỹ CEP phân tán rất tốt rủi ro tín dụng.Khác với các
ngân hàng thương mại, tín dụng của quỹ CEP không nằm trong một hoặc một số ít
khách hàng lớn mà được phân tán ra. Một danh mục với số lượng quan sát lớn và
tương đồng nhau về đặc điểm giúp việc dự báo xác suất vỡ nợ của khách hàng tương
đối dễ dàng và chính xác. Điều đó giúp cho quỹ CEP dễ dàng lượng hóa mức rủi ro

vào bên trong mức lãi suất cho các khách hàng vay.
Mục tiêu quan trọng trong năm 2016 của Quỹ CEP là nâng cao chất lượng sản phẩm,
dịch vụ cung cấp phục vụ tốt hơn các thành viên nghèo nhất của cộng đồng. Để đạt
được mục tiêu này, CEP sẽ phát triển thêm một số sản phẩm mới và mở rộng hoạt
động phát triển cộng đồng theo chiều sâu, bao gồm huấn luyện kiến thức tài chính,
trao tặng học bổng, sửa nhà và xây nhà cho thành viên công nhân lao động nghèo
nhất, cấp thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện cho thành viên nghèo và chương trình tư vấn
phát triển nghề.
Ngày 2-8-2016, Quỹ Trợ vốn cho người nghèo tự tạo việc làm (Quỹ CEP, trực thuộc
LĐLĐ TP HCM) cho biết từ đầu năm đến nay, các chi nhánh trực thuộc đã hỗ trợ
138.614 lượt CNVC-LĐ vay vốn với tổng số tiền phát vay hơn 2.137 tỉ đồng.
Trong tương lai, Quỹ CEP sẽ tiếp tục nỗ lực hoàn thiện hệ thống, quy trình, chính
sách, cấu trúc nhằm phục vụ ngày càng hiệu quả nhu cầu của người lao động nghèo và
đáp ứng yêu cầu chuyển đổi thành tổ chức TCVM chính thức theo yêu cầu của Luật
các tổ chức tín dụng.

12


2.4. Thành tựu
Thành tựu đạt được của tổ chức tài chính vi mô CEP
Trong suốt 24 năm qua kể từ khi được thành lập, CEP không ngừng phát triển mạnh
mẽ nhờ vào tinh thần làm việc nỗ lực của đội ngũ cán bộ nhân viên, sự hỗ trợ tích cực
của hệ thống công đoàn và rất nhiều đối tác. Đến tháng 12/2015, với trên 288.490
thành viên đang vay vốn, CEP đạt vị trí là tổ chức tài chính vi mô lớn nhất ở Việt
Nam. CEP cung cấp các sản phẩm tài chính và một số dịch vụ phát triển cộng đồng
cho các hộ nghèo, chủ yếu là tín dụng tạo thu nhập và việc làm, nhằm trực tiếp tạo ra
những cải thiện an sinh của các hộ nghèo. CEP tập trung phục vụ nhóm thành viên
nghèo và nghèo nhất với nỗ lực tham gia đóng góp vào công cuộc giảm nghèo trong
cả nước.

a. Chỉ số quy mô của CEP
Quy mô của CEP không ngừng mở rộng qua các năm, trong giai đoạn 2011 – 2015.
Ta có bảng về tình hình hoạt động của CEP giai đoạn 2011- 2015.

Chỉ số CEP
Số
quận/huyện
(tỉnh/thành)
Số chi nhánh
Số nhân viên
Tổng số thành viên
Thành viên tiết kiệm
Thành viên đang
vay (TVĐV)
Số khoản vay
Mức vay bình quân
(VNĐ)
Số dư tiết kiệm
(triệu VNĐ)
Dư nợ cho vay
(triệu VNĐ)

2015
73 (9)

2014
71 (9)

2013
58 (7)


2012
54 (6)

2011
48 (6)

33
519
305.835
262.268
288.490

32
492
276.774
247.909
260.810

30
466
258.954
241.211
242.725

28
399
233.100
219.090
218.031


26
371
207.954
198.779
193.238

340.703
14.655.76
0
862.248

315.956
12.129.74
9
699.868

295.639
10.532.37
5
612.482

266.512
9.279.30
2
520.848

238.062
8.483.96
5

376.355

2.398.294 1.823.674 1.425.328 1.155.66
4

938.945

Bảng số liệu trên thể hiện sự phát triển rất rõ rệt về tất cả các chỉ số về quy mô của
CEP. Với mục tiêu cải thiện đời sống của người lao động nghèo, qua các năm từ 2011
đến 2015 quỹ đã mở rộng dần dần phạm vi hoạt động của mình ở cả thành thị và nông
thôn. Việc mở rộng này khá đều đặn qua các năm, từ 48 quận/huyện tăng lên 73
quận/huyện năm 2015 tương ứng với sự gia tăng từ 26 chi nhánh lên 33 chi nhánh
13


trong 5 năm. Cụ thể năm 2015 quỹ đã mở rộng cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho công
nhân, người lao động nghèo và người có thu nhập thấp tại các khu công nghiệp, khu
chế xuất của TPHCM và vùng ngoại thành, các tỉnh lân cận. Trong năm 2015, CEP
tiếp tục triển khai hoạt động tài chính vi mô tại 17 chi nhánh ở Tp. HCM và 16 chi
nhánh các tỉnh Bến Tre, Bình Dương, Đồng Nai, Đồng Tháp, Long An, Tây Ninh,
Tiền Giang và Vĩnh Long. Chi nhánh thứ 33 của CEP được thành lập tại tỉnh Tiền
Giang, một chi nhánh mới sẽ phục vụ ưu tiên cho các cộng đồng nông thôn.
Đồng thời bảng số liệu trên cho ta thấy số lượng nhân viên và số lượng khách hàng
đang vay tăng lên đáng kể qua các năm. Số nhân viên của CEP năm 2011 là 371 người
đến năm 2015 tăng lên 519 người tăng 39.89%. Bên cạnh đó tỉ lệ tăng trưởng khách
hàng đang vay cũng tăng lên không kém, từ 193.238 năm 2011 sau 5 năm tăng lên đạt
288.490 khách hàng đạt mức tăng trưởng 150%. Mặc dù tỉ lệ tăng trưởng là khá cao
nhưng nó vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu tín dụng tại những cộng đồng nơi quỹ CEP
đang hoạt động vì trên thực tế số dân nghèo vẫn còn chiếm tỉ lệ khá lớn.
b.Các chỉ số tài chính của CEP


Chỉ số kết
quả
tài
chính
CEP
Vốn chủ
sở hữu /
tổng tài
sản (%)
Tổng nợ
phải trả /
vốn chủ
sở hữu
Tiết
kiệm
/
tổng tài
sản (%)
Nợ vay /
tổng tài
sản (%)

2015

2014

2013

2012


2011

27,4

29,9

31,0

30,3

30,2

2,65

2,34

2,23

2,30

2,32

34,8

37,7

40,5

42,1


38,7

33,7

27,8

25,2

24,2

28,0

Năm 2015, tình hình tài chính CEP không có thay đổi đáng kể ngoại trừ sự
tăng trưởng khiêm tốn về tổng thể chủ yếu từ vốn đi vay, và một phần nhỏ từ vốn chủ
14


sở hữu, huy động tiết kiệm. Cơ cấu tài chính của CEP có thay đổi nhẹ so với năm
2014, tỷ trọng tiết kiệm và vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản giảm, tỷ trọng vốn đi vay
trên tổng tài sản tăng. Vốn chủ sở hữu tăng khá hiệu quả để duy trì giá trị nguồn vốn
sau khi tính toán ảnh hưởng của lạm phát. Nguồn vốn trong năm được sử dụng rất
hiệu quả, tỷ trọng vốn đầu tư cho vay trên tổng tài sản rất cao, với hầu hết nguồn vốn
của CEP đang được người lao động nghèo sử dụng. Tỷ lệ tài sản lưu động trên tổng tài
sản thấp tuy nhiên vẫn đáp ứng được khả năng thanh khoản trong hoạt động của CEP.
Là một tổ chức phi lợi nhuận, hàng năm CEP nỗ lực trang trải tất cả các khoản
chi phí hoạt động của tổ chức kể cả chi phí lạm phát từ thu nhập hoạt động. Năm
2015, sau điều chỉnh lạm phát CEP đã đạt được mục tiêu này. Trong năm, CEP đã duy
trì mức chi phí cho toàn bộ hoạt động thấp hơn thu nhập từ hoạt động nhờ vào chi phí
dự phòng rủi ro tài chính thấp, là kết quả của việc quản lý chất lượng vốn đầu tư cho

vay tốt và chặt chẽ; chi phí tài chính thấp do lợi thế về vốn chủ sở hữu đồng thời CEP
đã huy động được một nguồn vốn vay ưu đãi đáng kể. Một số số liệu về tình hình tài
chính trong năm 2015 như sau: Tỷ lệ tài sản sinh lợi (vốn đầu tư cho vay trên tổng tài
sản) chiếm 97%; Chi phí vốn thấp (vốn chủ sở hữu của CEP chiếm 27% trên tổng tài
sản và chi phí tài chính chiếm 2,4% trên tổng tài sản); Tỷ lệ nợ quá hạn thấp (PAR>30
ngày là 0,4%); Năng suất nhân viên cao (556 thành viên/nhân viên); Thu nhập từ vốn
đầu tư trang trải đầy đủ chi phí hoạt động; và tỷ lệ lạm phát thấp hơn so với những
năm trước.
c.Về mặt xã hội
CEP là một tổ chức tài chính vi mô với trọng tâm giảm nghèo, cung cấp tăng thu nhập
và tạo việc làm cho người nghèo.
- Về mức độ chuyển biến nghèo
CEP kiên trì là tổ chức có trọng tâm giảm nghèo cao thông qua phân loại nghèo để xác
định thành viên tiềm năng. Đây là chỉ số kết hợp giữa các yếu tố liên quan hộ gia đình
gồm mức phụ thuộc kinh tế trong gia đình, thu nhập, tài sản, điều kiện nhà ở. Thành
viên CEP được phân thành 3 nhóm: nghèo nhất, nghèo và tương đối nghèo. Nhờ việc
phân chia mức độ nghèo của khách hàng đã giúp CEP dễ dàng tiếp cận hơn đối với
đối tượng khách hàng của mình từ đó cung cấp những dịch vụ phù hợp với nhu cầu
của khách hàng nghèo giúp người dân thoát nghèo. Cộng đồng bây giờ đã ổn định về
kinh tế với tỉ lệ thất nghiệp thấp hơn, hoạt động thu nhập của người dân được đa dạng
hóa giúp cho sự ổn định này. CEP đã giúp người dân có cơ hội tự tạo việc làm, mua
vật liệu và bán số lượng lớn với giá thấp mà không phải trả lãi vật liệu sản xuất. CEP
đã cung cấp những phương tiện tạo việc làm và thu nhập có thể bổ sung vào những
chiến lược cải thiện an sinh quan trọng. Thu nhập của những khách hàng tham gia
CEP thì hầu hết đã giảm đáng kể về mức nghèo đánh giá theo tài sản. Chất lượng nhà
ở cũng là một lĩnh vực cải thiện đáng chú ý kể từ khi CEP giới thiệu với cộng đồng hệ
thống thoát nước và sàn xi măng, những cải thiện này có thể do tăng thu nhập và ảnh
15



hưởng của chương trình huấn luyện của CEP đặt trọng tâm về vệ sinh và các vấn đề
về sức khỏe như nhận thức về HIV-AIDS và xử lí nước uống được phổ biến rộng rãi.
Do đó có thể nói sự phát triển của cộng đồng một phần được thực hiện bởi CEP.
- Vị thế của người phụ nữ, tỉ lệ phụ nữ tham gia quyết định trong gia đình và trong
cộng đồng. Tạo ra sự bình đẳng về quyền quyết định trong gia đình cũng như trong
cộng đồng là một trong những mục tiêu quan trọng mà CEP hướng tới. Quỹ CEP đã
giải quyết vấn đề này bằng cách cung cấp các khoản vay chủ yếu cho khách hàng là
phụ nữ. Việc cấp tín cho họ sẽ tăng quyền cho phụ nữ thông qua việc mang đến cho
họ khả năng tạo nguồn thu nhập riêng và phân bổ thu nhập này vào các lĩnh vực theo
sự ưu tiên của họ. Quyền về tài chính cũng có thể dẫn đến sự bình đẳng cao hơn trong
những mặt xã hội khác và quyền ra quyết định trong gia đình.
- Năm 2016, Quỹ CEP dự kiến sẽ tăng số lượng hộ gia đình công nhân, lao động
nghèo và nghèo nhất được tiếp nhận sản phẩm tín dụng, tiết kiệm, sản phẩm cải thiện
nhà ở và các dịch vụ phát triển cộng đồng của Quỹ CEP. Mục tiêu này sẽ được thực
hiện thông qua mở rộng việc cung cấp sản phẩm dịch vụ qua mạng lưới 33 chi nhánh
Quỹ CEP ở Tp.HCM, tỉnh Bến Tre, Bình Dương, Đồng Nai, Đồng Tháp, Long An,
Tây Ninh, Tiền Giang, Vĩnh Long và qua việc thành lập thêm chi nhánh mới nếu
nguồn vốn được đáp ứng trong thời gian tới.
III. Giải pháp
3.1. Hạn chế và nguyên nhân
Lãi suất bị giới hạn: hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô sẽ phụ thuộc vào mức
lãi suất bị giới hạn theo Luật Dân sự; nghĩa là mức lãi suất cho vay không được quá
150% lãi suất cơ bản. Ví dụ, từ tháng 4-2009, lãi suất cơ bản là 7%, tương đương lãi
suất cho vay tối đa là 10,5%. Nếu áp dụng đối với tổ chức tài chính vi mô thì mức lãi
suất này quá thấp, không đủ trang trải chi phí hoạt động, phải thua lỗ, thậm chí không
thể tiếp tục hoạt động.
Tổ chức tài chính vi mô CEP phải quản lý một lượng lớn những giao dịch rất nhỏ,
nhiều khi chỉ vài ngàn đồng một giao dịch nhưng cần phải phục vụ tận tay, tận nơi
người lao động sinh sống, làm ăn nên chi phí rất cao. Ngược lại, các ngân hàng
thương mại và các tổ chức tín dụng chính thức thực hiện những giao dịch có giá trị

lớn với số lượng giao dịch ít hơn rất nhiều và hầu hết tại ngay trụ sở. Tôi đơn cử một
ví dụ: Năm 2008, tỉ lệ chi phí hoạt động/tổng tài sản của một trong những ngân hàng
thương mại lớn ở TPHCM là 1,8% và chi phí hoạt động/tổng dư nợ cho vay là 2,5%;
trong khi tỉ lệ tương ứng của CEP là 12,6% và 13,7%.
CEP gặp nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn do các tổ chúc tài chính trong
nước ít quan tâm đến loại hình này .
16


3.2.Một số giải pháp nâng cao hiệu quả chương trình cho vay hỗ trợ người nghèo
(CEP)
a. Tăng trưởng nguồn vốn, đảm bảo cung cấp đủ vốn cho người nghèo
- Tín dụng có vai trò rất quan trọng trong công tác giảm nghèo. Vì vậy cần phải đảm
bảo đủ vốn vay cho và kịp thời cung cấp vốn đến người nghèo sản xuất kinh doanh.
Điều này đòi hỏi phải tăng cường nguồn vốn.
Ở góc độ vĩ mô, công cuộc xóa đói giảm nghèo là sự nghiệp toàn dân đòi hỏi sức
mạnh tổng hợp của các nguồn lực tài chính. Nên ngoài nguồn ngân sách là nguồn vốn
đóng vai trò quan trọng cần phải huy động thêm các nguồn lực tài chính khác của các
thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện tốt nhiệm
vụ này:
+ Theo khoản 3 Điều 7 của Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính
phủ có quy định Ngân hàng chính sách xã hội được UBND các cấp trích một phần từ
nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách cấp mình để tăng nguồn vốn cho vay người
nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Tuy nhiên, thực tế nguồn bổ
sung này rất hạn chế chủ yếu là từ cấp Tỉnh.
+ Các cơ quan, tổ chức, đoàn thể trong Tỉnh tích cực chủ động vận động sự ủng hộ, tài
trợ của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước tăng cường nguồn vốn cho các
Quỹ, các dự án hay thành lập mới các Quỹ hỗ trợ cho người nghèo nhằm tăng cường
nguồn vốn đến cho người nghèo.
+ Ngân hàng chính sách xã hội ngoài nguồn vốn bền vững từ nguồn ngân sách, vốn tài

trợ, vay nước ngoài lãi suất thấp thì phải tăng cường huy động vốn từ tiền gửi có lãi
suất thấp hoặc tiền gửi không lấy lãi của các tổ chức, cá nhân làm từ thiện. Ngân hàng
chính sách xã hội nên tích cực mở rộng tuyên truyền về chính sách xã hội, mở rộng
quan hệ ngoại giao với các Ban, Ngành để các cơ quan mở tài khoản tiền gửi thanh
toán vào Ngân hàng chính sách xã hội. Đây là nguồn vốn lãi suất thấp giúp giảm gánh
nặng cho Chính phủ trong việc bù lỗ lãi suất hàng năm. Cụ thể, ban đầu có thể vận
động các cơ quan hành chính sự nghiệp, bảo hiểm xã hội, các cơ quan bảo hiểm, xổ số
kiến thiết…Ngoài ra cần tiếp cận các nguồn vốn của các tổ chức quốc tế, vốn tiền gửi

17


ký quỹ của các nhà đầu tư vào Tỉnh để có vốn lãi suất thấp bổ sung nguồn vốn cho
vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
+ Các tổ chức TCVM, để tăng trưởng nguồn vốn của mình ngoài nguồn vốn cấp phát,
vốn đóng góp của các thành viên, vốn tài trợ và vốn vay ưu đãi thì cần tích cực phát
triển huy động vốn qua nguồn tiết kiệm của khách hàng.
Bên cạnh việc tăng cường huy động phát triển nguồn vốn, các TCTD và TCVM cần
chú ý nâng cao chất lượng các khoản cho vay. Cần đảm bảo đúng đối tượng, tăng
cường kiểm soát việc sử dụng vốn và những hỗ trợ như cách làm ăn, KHKT cho hộ
sau khi vay, đặc biệt là nâng cao nghiệp vụ cho các tổ/nhóm trưởng.
- Thiếu vốn đầu tư sẽ ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, đến sự thoát nghèo bền vững
của người nghèo cũng như hiệu quả của các chương trình cho vay. Vì vậy cần phải
đảm bảo đủ vốn cho các hộ nghèo cần vay vốn sản xuất: cần thực hiện rộng rãi “xã
hội hoá” nguồn vốn cho vay bằng sự phối hợp giữa TCTD, TCVM với các tổ chức
hội, với chính quyền cơ sở, nhằm đảm bảo cung cấp đủ vốn sản xuất cho các hộ
nghèo; Trong công tác cho vay cần chú ý hoạt động thẩm định, giám sát mục đích sử
dụng vốn vay nhằm cung cấp đủ vốn và kịp thời hỗ trợ vốn cho người nghèo; Đối với
các hộ sau khi thoát nghèo cần kéo dài thời gian hưởng các chính sách hỗ trợ thêm
khoảng thời gian 1- 2 năm nửa nhằm giúp họ có thể thoát nghèo bền vững.

b. Phối hợp chặt chẽ giữa các Ngành, Đoàn thể, Chính quyền với Ngân hàng chính
sách xã hội và các tổ chức TCVM
Thực hiện chủ trương xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ chung của toàn xã hội, do đó
phải có sự hoạt động đồng bộ và phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các Ban
ngành, Đoàn thể và các tổ chức chính trị xã hội thì mới tạo sức mạnh tổng hợp nhằm
thực hiện các dự án, chương trình lớn mà bản thân một ngành, một tổ chức không thể
giải quyết được. Do vậy, để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ thì phải phối hợp và
tăng cường mối quan hệ chặt chẽ giữa các Ban ngành, Đoàn thể và chính quyền địa
phương, nhất là ở các cấp cơ sở xã, phường…với các TCTD và TCVM để cùng thực
hiện mục tiêu Xóa đói giảm nghèo của Đảng và nhà nước.
c. Đổi mới và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Chất lượng nguồn nhân lực có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng giúp giảm
thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay của các TCTD, tổ chức TCVM và nâng cao hiệu
quả tín dụng đối với việc giảm nghèo của người nghèo. Vì vậy cần phải đổi mới và
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Các TCTD, tổ chức TCVM cần xây dựng đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ, linh
hoạt sáng tạo trong quản lý điều hành, thạo tay nghề trong thực thi nhiệm vụ. Cần
nâng cao chất lượng cán bộ, lấy con người làm động lực chính cho sự phát triển. Chú
18


trọng đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ chất lượng cao, có tâm, có tầm, tâm huyết với
người nghèo, năng động, dễ thích nghi với sự đổi mới và phát triển nhanh của khoa
học công nghệ và nền kinh tế. Tuy nhiên cần chú ý chế độ lương bổng tạo sự gắn bó
cho nhân viên. Ngân hàng chính sách xã hội nên tiến hành thực hiện quy chế tài chính
theo cơ chế khoán cho địa phương dựa vào các yếu tố cấu thành từ nguồn thu và chi
để cho địa phương (Phòng giao dịch huyện) chủ động hơn và khuyến khích tiết giảm
chi phí, tăng nguồn cải thiện đời sống cho cán bộ nhân viên.
Đối với cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo, cần tăng cường tập huấn về phương
pháp tiếp cận tổng thể giải quyết vấn đề nghèo đói; kỹ năng thực hành tổ chức thực

hiện các chính sách, phát hiện nhu cầu của công đồng; kỹ năng thu thập thông tin, xây
dựng dữ liệu nghèo đói ở cấp cơ sở; kỹ năng theo dõi diễn biến hộ nghèo và đánh giá
tác động của các chính sách, dựa án. Kiến thức này sẽ giúp cho việc thực hiện và đánh
giá kết quả chương trình Xóa đói giảm nghèo được tốt hơn.

d. Cải tiến thủ tục hồ sơ vay vốn
Thủ tục hồ sơ vay vốn có ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn của người nghèo.Thủ tục
rườm rà phức tạp gây khó khăn cho người vay và không đảm bảo được tính kịp thời
của nguồn vốn cho người nghèo.Điều này ảnh hưởng rất lớn đến công tác giảm
nghèo.Vì vậy cần phải tiếp tục cải tiến thủ tục hồ sơ vay vốn nhằm rút ngắn được thời
gian vay vốn và cung cấp nhanh chóng kịp thời vốn đến cho người nghèo.
e. Kết hợp nguồn vốn cho vay hỗ trợ người nghèo với các chương trình dựánkhác
Sự hoạt động riêng biệt hay chồng chéo, đan xen về phương thức cho vay giữa các
chương trình, dự án tín dụng làm cho các hoạt động cho vay hỗ trợ người nghèo đạt
hiệu quả không cao. Vì vậy cần phải kết hợp các chương trình này lại với nhau sao
cho nâng cao hõn nữa hiệu quả của các hoạt động cho vay hỗ trợ người nghèo trong
công tác Xóa đói giảm nghèo tại địa phương.Cụ thể, cần tập trung các nguồn vốn tín
dụng hiện đang được phân tán ở nhiều kênh, nhiều chương trình vào một đầu mối
cùng nguồn vốn cho vay hỗ trợ hộ nghèo để việc phân bổ và cho vay hợp lý, có hiệu
quả hơn.Các nguồn vốn cho vay ưu đãi thì tập trung vào đầu mối cho vay hộ nghèo là
Ngân hàng chính sách xã hội. Còn đối với các nguồn vốn cho vay nhỏ, mỗi tổ chức,
đoàn thể đều có rất nhiều nguồn vốn tồn tại riêng biệt dưới dạng các chương trình, dự
án tín dụng khác nhau. Vì vậy ở mỗi tổ chức, đoàn thể cần tập trung các nguồn vốn
vào một đầu mối quản lý chung của tổ chức mình. Sự tập trung vào các tổ chức, cơ
quan quản lý có chuyên môn nghiệp vụ tín dụng sẽ giúp cho hoạt động cho vay hỗ trợ
người nghèo chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.
f. Tập huấn kỹ thuật khuyến nông và tính hiệu quả kinh tế cho các hộ nghèo
19



Thiếu kiến thức là lý các hộ nông dân nghèo sản xuất kinh doanh có hiệu quả và trách
được rủi ro, do ảnh hưởng đến hiệu quả vay vốn của hộ nghèo.Để giúp các hộ nghèo
nắm được cách làm, cách sử dụng và quản lý tốt đồng vốn trong sản xuất kinh doanh
trong điều kiện kinh tế thị trường thì cần phải nâng cao trình độ nhận thức, hiểu biết
khoa học kỹ thuật của các hộ nghèo. Cơ quan khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư
các cấp cần phải kết hợp với chính quyền cơ sở, với các ban ngành các tổ chức, đoàn
thể địa phương, các tổ chức cho vay vốn tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao kỹ
thuật và kiến thức quản lý, cả về thị trường cho hộ nghèo. Cần giúp cho các hộ nghèo
nắm vững các kiến thức khoa học kỹ thuật, đặc biệt kỹ thuật làm tăng năng suất lao
động. Tuy nhiên cần chú ýđến mục đích vay của các hộ nghèo để đáp ứng kiến thức
mà họ đang cần nhằm giúp cải thiện kết quả sản xuất, tăng hiệu quả sử dụng vốn vay
của hộ nghèo và làm cho kết quả giảm nghèo bền vững hơn. Việc kết hợp cho vay vốn
với những chương trình khuyến nông, lâm, ngư sẽ hạn chế rủi ro trong đầu tư, giúp
người nghèo sử dụng vốn hiệu quả góp phần tích cực vào giảm nghèo bền vững.

KẾT LUẬN
Tổ chức tài chính vi mô đã xuất hiện trên thế giới khoảng 40 năm nay. Lãi suất
cao đối với các tổ chức tài chính vi mô trên thế giới không phải là chuyện hiếm. Vai
trò thực sự của các tổ chức tài chính vi mô vẫn là một chủ đề đang được tranh cãi. Tuy
20


nhiên ở một quốc gia theo chủ nghĩa xã hội như chúng ta, nơi vẫn luôn tuyên truyền
về bình đẳng xã hội, về xóa đói giảm nghèo thì người viết cho rằng sẽ không hay nếu
chúng ta không thể giải quyết được những vấn đề trên, đặc biệt là đối với các tổ chức
tài chính vi mô của nhà nước.
Quỹ CEP cần cung cấp cho người dân lãi suất thực thay vì lãi suất danh nghĩa trên
hợp đồng để họ có thể nhận thức một cách đầy đủ chi phí từ hợp đồng vay. Điều quan
trọng hơn cả là quỹ CEP cần nhận thức rõ ràng rằng những hỗ trợ của chính phủ cũng
như từ các tổ chức tài chính và phi tài chính trong ngoài nước là nhằm mong muốn có

thể làm cầu nối để chuyển hóa những giá trị hỗ trợ đó trong việc cải thiện chất lượng
cuộc sống của những người nghèo. Nói một cách khác, những giá trị đó nên trực tiếp
tạo nên giá trị cho người nghèo. việc một tổ chức phi lợi nhuận cho vay với lãi suất
20% trong khi chi phí huy động chỉ là chưa đến 3% là một điều không hợp lý về
phương diện xã hội. Họ có thể lý luận rằng rủi ro của việc thực hiện những khoản vay
không có tài sản đảm bảo là rủi ro hơn nhiều so với các khoản vay thương mại của các
ngân hàng thương mại hiện tại. Tuy nhiên, mức tỷ lệ nợ xấu thấp trong nhiều năm
(trung bình 0.35%) đã thể hiện những món vay đối với người nghèo không phải là quá
cao. Đồng thời giá trị khoản vay nhỏ cho số lượng lớn người vay đã giúp giảm thiểu
rủi ro của danh mục cho vay rất nhiều. Và nếu mục tiêu là hỗ trợ cộng đồng thì lãi suất
cho vay tối đa thì quỹ CEP không nên vượt quá lãi suất cho vay của ngân hàng thương
mại cho cùng một đối tượng.

21



×