Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

TIỂU LUẬN tư TƯỞNG GIẢI PHÓNG PHỤ nữ TRONG tác PHẨM bản án CHẾ độ THỰC dân PHÁP của CHỦ TỊCH hồ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.84 KB, 15 trang )

B

ản án chế độ thực dân Pháp của Nguyễn Ái Quốc, viết
bằng tiếng Pháp, được xuất bản lần đầu tiên tại Pari thủ
đô nước Pháp vào năm 1925, xuất bản lần đầu tiên ở
Việt Nam năm 1946.Tác phẩm đã gây một trấn động
mạnh mẽ ở Pháp, ở Việt Nam và nhiều thuộc địa. Bởi vì

đây là bản cáo trạng hùng hồn mạng mẽ đối với chế độ thực dân ở Đông Dương,
và chế độ thực dân ở các nước thuộc địa trên thế giới.
Bằng ngòi bút sắc sảo và những tài liệu sát thực Nguyễn Ái Quốc đã vạch
trần bản chất của chế độ thuộc địa với những lời kết án đanh thép, cụ thể và có
chứng lý rõ ràng. Chủ nghĩa thực dân bị lên án mọi mặt về kinh tế, chính trị, văn
hố và xã hội. Chủ nghĩa thực dân bị lên án ở mọi nơi, ở bất cứ nơi nào mà
chúng có mặt để đàn áp tàn khốc cuộc đấu tranh của nhân dân. Thông qua bộ
máy cai trị chúng thi hành chính sách vơ vét, tham nhũng, thi hành chính sách
ngu dân để cai trị. Tất cả các tầng lớp nhân dân đều là nạn nhân của chủ nghĩa
thực dân từ em bé đến cụ già, từ đàn ông đến phụ nữ. Nguyễn Ái Quốc viết:
"Chế độ thực ân là ăn cướp là hiếp dâm và giết người”. Trong tác phẩm Người
viết:
Không một chỗ nào người phụ nữ thốt khỏi những hành động bạo
ngược. Ngồi phố, trong nhà, giữa chợ hay ở thôn quê, đâu đâu họ cũng vấp phải
những hành động tàn nhẫn của bọn quan cai trị, sĩ quan, cảnh binh, nhân viên
nhà đoan, nhà ga. Một người Âu mắng một phụ nữ An Nam là con đĩ, con bú dù
là một việc thông thường. Ngay giữa chợ Bến Thành ở Sài Gòn - mà người ta
bảo là một thành phố Pháp-, bọn gác chợ người Âu cũng khơng ngần ngại dùng
roi gân bị, dùi cui đánh phụ nữ bản xứ để bắt họ tránh khỏi làm nghẽn lối!
Những chuyện đáng buồn như thế, có thể kể mãi khơng hết, song chúng tơi hy
vọng rằng mấy việc kể trên cũng đủ làm cho chị em ở chính quốc biết rõ phụ nữ

1




An Nam sống quằn quại trong cảnh lầm than và bị áp bức như thế nào. Bây giờ
hãy xem người phụ nữ bản xứ ở các thuộc địa khác - cũng ở dưới sự bảo hộ của
nước mẹ- có được tôn trọng hơn không.
Ở Phết Mơdala (Angiêri), một người bản xứ bị kết án một năm tù vì tội ăn
trộm. Anh ta trốn khỏi nhà lao. Người ta phái một toán quân, do một quan hai chỉ
huy, đến bao vây làng anh ta. Toán quân sục sạo rất kỹ nhưng khơng tìm thấy.
Chúng bèn tập trung 35 phụ nữ họ hàng thân thuộc của anh ta lại. Trong số
người này có những em gái 12 tuổi, những cụ bà 70 tuổi, những phụ nữ có thai,
những bà mẹ đang cho con bú. Dưới con mắt bao dung của viên quan hai và của
viên quan cai trị vừa đến, mỗi tên lính vồ lấy một phụ nữ. Các hào mục, các
người cầm đầu các tổ chức từ thiện trong làng cũng bắt buộc phải đứng xem
cảnh ấy. Người ta bảo làm thế để cho họ sợ. Xong rồi, người ta phá nhà cửa, bắt
súc vật, nhốt những người đàn bà đã bị hãm hiếp vào một căn nhà để cho chính
bọn đao phủ kia canh gác và tiếp tục mọi hành động ô nhục như thế đến hơn một
tháng. Người ta thường nói: "Chế độ thực ân là ăn cướp". Chúng tôi xin thêm:
“hiếp dâm và giết người”
Dưới đầu đề: "Bọn thực dân kẻ cướp", Víchto Mêrích đã kể lại một
hành vi bạo ngược không thể tưởng tượng được của một viên quan cai trị thuộc
địa nọ: hắn đổ nhựa cao su vào âm hộ của một phụ nữ da đen. Sau đó, hắn bắt
chị ta đội một tảng đá to tướng đứng phơi nắng cho đến chết. Tên viên chức dâm
bạo ấy hiện đang tiếp tục lập công ở một địa phương khác.
Khốn thay, những hành vi bỉ ổi như thế lại khơng hiếm gì ở cái nơi mà
làng báo bồi bút thường gọi là "nước Pháp hải ngoại". Tháng 3 năm 1922, một
nhân viên nhà đoan ở Bà Rịa (Nam Kỳ) đã đánh gần chết một phụ nữ An Nam
làm phu đội muối, lấy cớ chị đã làm ồn ào dưới hiên nhà hắn làm hắn mất giấc
ngủ trưa. Tuyệt hơn nữa là người phụ nữ ấy còn bị đe doạ đuổi khỏi công trường

2



muối nếu chị kêu kiện. Tháng 4, một nhân viên nhà đoan khác đến thay, cũng tỏ
ra xứng đáng với tên trước bởi những hành vi tàn ác của hắn. Một bà cụ An
Nam, cũng là phu gánh muối, vì bị khấu lương nên cãi nhau với mụ cai. Mụ cai
thưa với viên đoan. Viên này không cần xét hỏi gì cả, tát ln bà cụ hai cái tát
nên thân, và khi bà cụ cúi xuống nhặt nón, thì nhà khai hố đó lại đá ln một
cái rất ác vào bụng dưới làm cho máu ộc ra lênh láng. Bà cụ ngã xuống bất tỉnh.
Đáng lẽ phải đỡ bà cụ dậy thì người cộng sự của ơng Xarơ lại địi lý trưởng sở tại
đến và ra lệnh đem người bị thương đi. Lý trưởng từ chối không làm. Viên đoan
liền cho địi chồng bà già đến, - ơng này mù, - ra lệnh đem vợ về. Các bạn có
muốn đánh cuộc rằng cũng như bạn đồng sự của họ là viên quan cai trị nọ ở châu
Phi, hai viên chức nhà đoan Nam Kỳ này đã được hồn tồn vơ sự khơng ? Thậm
chí có thể chúng đã được thăng thưởng nữa là khác!
Các em bé Angiê đói. Nhiều em mới lên sáu, lên bảy đã phải đi đánh giầy
hay xách giỏ thuê ở chợ để kiếm ăn. Chính phủ thuộc địa và khai hoá cho rằng
các em cùng khổ kia kiếm được quá nhiều tiền nên bắt mỗi em phải có một sổ
đăng ký và trả mơn bài hằng tháng từ 1 phrăng rưỡi đến 2 phrăng.
Các bạn công nhân chính quốc! Các bạn đang phản đối món thuế vô lý đánh vào
tiền lương, các bạn nghĩ thế nào về món thuế bỉ ổi đánh vào các em bé kia?.....
Tháng 2 năm 1923, vì chủ khơng chịu tăng lương, công nhân đã bãi công.
Cũng như bất cứ ở đâu, mà ở thuộc địa lại còn hơn ở nơi khác, bọn chủ không
bao giờ ngần ngại làm cho công nhân đổ máu. Cho nên trong cuộc bãi công ấy,
hai công nhân trẻ người Máctiních, một anh 18, một anh 19 tuổi, đã bị giết một
cách hèn nhát. Bọn chủ hung ác không từ trẻ con, không từ phụ nữ.
Tờ Le Paria, số ra tháng 5 năm 1923, đã đăng tin dưới đây: "Nhà chức
trách đối xử rất bất công với nhân dân lao động. Những người không nhận làm
việc theo mức tiền công do bọn chủ ấn định đều bị tố giác, bị cảnh binh bắt giữ

3



và khám xét. Ở đâu, bọn cảnh binh cũng tỏ ra đầy ác ý đối với dân nghèo khổ.
"Chẳng hạn hôm kia, hai cảnh binh đã đến viện cứu tế Tơrinitê bắt một phụ nữ
tên là Luybanh, chị này hai đùi bị trúng nhiều vết đạn trong vụ nổ súng ở
Rátxinhắc ngày 9 tháng 2. Người ta đã bỏ tù chị, lấy cớ rằng "chị đã vi phạm
quyền tự do lao động bằng bạo hành hoặc bằng lời doạ dẫm". "Nhưng một điều
chắc chắn là người phụ nữ đáng thương đó đi khơng được, thế mà bọn cảnh binh
vẫn cứ muốn giải chị đi bộ 32 kilômét đến chỗ ông dự thẩm. "Lúc chị bị bắt thì
đã năm, sáu ngày chị không được thầy thuốc ở mãi Pho đơ Phrăngxơ, cách đấy
32 kilơmét, đến khám. "Thế thì ai đã cấp giấy cho chị ra viện, khi mà người mẹ
có ba con nhỏ và bị bắt giam kia vẫn bảo rằng mình chưa lành, mình cịn thương
tích và khơng đi lại được? "Tôi nêu sự việc này trong số bao nhiêu sự việc đáng
căm phẫn thường tái diễn hầu như ở khắp nơi trong thuộc địa. "Trong cuộc bãi
công, ở một số doanh nghiệp, những người "được tuyển dụng" bị bắt buộc làm
việc dưới sự giám sát của cảnh binh và lính thuỷ, y như dưới thời đại nơ lệ".
Chúng tơi đọc trong một tờ báo, thấy như sau: "Ở Côngxtăngtin, từng
đoàn phụ nữ lũ lượt kéo đi ăn xin. Một người trong đám người cùng khổ đóđã
chết bên cầu En Căngtara, tay cịn ẵm đứa con nhỏ. "Từ Bơgari đến Gienpha vô
số ông già, trẻ em và phụ nữ bế con bao vây đồn xe lửa để xin bố thí. "Họ chỉ
còn là những bộ xương, quần áo tơi tả. Người ta cấm họ lảng vảng đến các ga".
Thật là một sự mỉa mai đau đớn khi thấy rằng nền văn minh - dưới nhiều
hình thức khác nhau như tự do, cơng lý, v.v., được tượng trưng bằng hình ảnh
dịu hiền của một người phụ nữ và được một hạng người tự cho là phong nhã ra
sức điểm tô - lại đối xử một cách hết sức bỉ ổi với người phụ nữ bằng xương,
bằng thịt và xúc phạm tới phong hoá, trinh tiết và đời sống của họ một cách cực
kỳ vô liêm sỉ.

4



Thói dâm bạo thực dân là hiện tượng phổ biến và tàn ác không thể tưởng
tượng được. Ở đây, chúng tôi chỉ nêu ra một vài việc mà những nhân chứng
không thiên vị đã trông thấy và kể lại, để các chị em phương Tây hiểu rõ giá trị
của cái gọi là "sứ mạng khai hoá" và nỗi đau khổ của chị em mình ở thuộc địa.
Một người ở thuộc địa kể lại rằng: Khi bọn lính kéo đến, tất cả dân chúng đều
chạy trốn, chỉ còn lại hai cụ già, một thiếu nữ, một thiếu phụ đang cho đứa con
mới đẻ bú và tay dắt một em gái lên tám. Bọn lính địi tiền, rượu và thuốc phiện.
Vì khơng ai hiểu tiếng Pháp nên chúng nổi giận, lấy báng súng đánh chết một cụ
già. Cịn cụ già kia thì bị hai tên lính, khi đến đã say mềm, đem thiêu sống trong
một đống lửa hàng mấy giờ liền để làm trị vui với nhau. Trong khi đó thì những
tên khác thay phiên nhau hiếp cô thiếu nữ, người mẹ và đứa con gái nhỏ của bà.
Xong, chúng vật ngửa cơ thiếu nữ ra, trói lại, nhét giẻ vào miệng, rồi một tên
cầm lưỡi lê đâm vào bụng cô, chặt ngón tay cơ để lấy chiếc nhẫn và cắt đầu cơ
để lột cái vịng cổ. Trên đám đất bằng phẳng trước kia là ruộng muối, ba cái xác
chết nằm đó: một em bé bị lột trần truồng, một thiếu nữ ruột gan lòi ra, cánh tay
trái cứng đờ giơ nắm tay lên chĩa vào ơng trời vơ tình, một xác cụ già ghê rợn
khủng khiếp, thân thể trần truồng, mặt mũi cháy không nhận ra được nữa, mỡ
chảy lênh láng đã đông lại da bụng phồng lên, láng xầy, vàng óng như da lợn
quay.
Buổi tối hôm đánh chiếm Chợ Mới (Bắc Kỳ), một sĩ quan của tiểu đồn
châu Phi cịn thấy một người tù khoẻ mạnh, khơng thương tích. Sáng hôm sau,
viên sĩ quan ấy đã thấy anh ta bị thiêu chết, mỡ chảy nhầy nhụa, da bụng phồng
lên và vàng ánh. Đó là vì một bọn lính đã suốt đêm thui con người tay không ấy,
trong khi bọn khác hành hạ một phụ nữ. Một tên lính buộc một người phụ nữ An
Nam phải hiến thân cho con chó của hắn. Chị không chịu. Hắn liền đâm một

5



nhát lưỡi lê vào bụng chị, chết tươi. Cũng vẫn người ấy kể lại: "Một ngày lễ nọ,
một tên lính trong cơn vui, tự nhiên vô cớ nhảy bổ vào một bà già người An
Nam, lấy lưỡi lê đâm bà một nhát chết ngay. Một tên lính làm vườn nhìn thấy
một tốn người, nam có, nữ có, đi vào vườn hắn lúc mười giờ sáng. Đó là những
người trồng rau hiền lành, tị mị muốn xem vườn. Nhưng tên lính đã lấy súng
săn bắn xả vào họ, làm chết hai thiếu nữ. Một nhân viên nhà đoan đòi vào nhà
một người bản xứ, chủ nhà không chịu, hắn bèn đốt nhà, và đánh gãy chân chị
vợ chủ nhà giữa lúc chị này bị khói xơng mờ mắt, dắt con chạy ra để khỏi chết
cháy".
Thói dâm bạo vơ độ của bọn xâm lược thật khơng có giới hạn nào cả.
Cái tinh vi của một nền văn minh khát máu cho phép chúng tưởng tượng được
đến đâu thì chúng cứ thực hiện tính tàn ác lạnh lùng của chúng đến đó.
Thuế má nặng nề không phải chỉ đánh vào ruộng đất, vào súc vật và vào
nam giới mà thôi, mà cái ơn mưa móc ấy cịn tưới rộng ra cho cả nữ giới nữa.
Nhiều phụ nữ bản xứ khốn khổ, phải mang nặng gơng xiềng đi qt đường chỉ vì
một tội là không nộp nổi thuế.Trong tất cả những cố gắng của các nhà khai hố
nhằm làm cho nịi giống An Nam lành mạnh hơn và đưa họ lên con đường tiến
bộ, phải kể đến việc cưỡng bức mua rượu ty. Không sao kể xiết tất cả sự nhũng
lạm chung quanh việc bán rượu, một thứ thuốc độc dùng để pha chế thế nào cho
người ta nuốt trơi được cái món "dân chủ".Trên kia chúng tơi đã nói rõ rằng, để
ni béo bọn cá mập ở chính quốc, cái chính phủ đầy tội ác ở Đông Dương đã
cho phép bọn tôi tớ của nó bắt đàn bà, trẻ con khơng uống rượu cũng phải mua
rượu. Muốn làm vừa ý bọn độc quyền, người ta đặt ra những luật lệ để trừng trị
việc nấu và buôn rượu lậu; người ta đặt lên đầu người dân bản xứ cả một lô đủ

6


thứ hình phạt; người ta cấp vũ khí cho nhân viên nhà đoan. Bọn này có quyền
xơng xáo vào nhà cửa, ruộng vườn của tư nhân.

Chúng ta hơi lấy làm ngạc nhiên - mà kể cũng đáng ngạc nhiên thật - khi
thấy cảnh binh giải về Hà Nội hay Hải Phịng từng đồn ơng già, phụ nữ có
mang, trẻ con, cứ hai người trói chung một dây, để trả lời về tội vi phạm luật lệ
thương chính."Nhưng thế cũng chưa thấm gì so với những việc xảy ra ở các tỉnh,
nhất là ở Trung Kỳ; ở đấy, viên công sứ kết án và bỏ tù hàng loạt, già, trẻ, đàn
ông, đàn bà".Tác giả đoạn văn trên tả dám thân quyến của họ ở cổng nhà lao như
sau: "ông già, đàn bà, trẻ con, tất cả đám người ấy đều bẩn thỉu, rách rưới, mặt
mũi hốc hác, mắt đỏ ngầu lên vì sốt; trẻ con bị lơi theo vì ngắn chân bước không
kịp. Tất cả cái đám người đã kiệt sức ấy mang theo đủ mọi thứ: nón, quần áo
rách, cơm nắm, đủ thứ thức ăn, để lén trao cho người bị can là cha, là chồng, là
trụ cột của gia đình, và hầu như ln ln là chủ gia đình". Tất cả những điều mà
người ta đã có thể nói ra vẫn cịn ở dưới mức sự thật.
Chưa có bao giờ, ở một nước nào mà người ta lại vi phạm mọi quyền làm
người một cách dã man, độc ác trắng trợn đến thế. Khơng phải chỉ có những
cuộc khám nhà hàng loạt, liên tục, mà cịn có những cuộc khám xét thân thể
người bản xứ bất kể ở chỗ nào, bất kể là nam hay nữ. Nhân viên nhà đoan vào
nhà người bản xứ, bắt đàn bà, con gái cởi hết áo quần trước mặt chúng, và khi họ
đã trần truồng như nhộng thì chúng giở trị dâm đãng kỳ quặc đến mức đem cả
con dấu nhà đoan đóng lên người họ.Ôi! Hỡi những người mẹ, những người vợ,
những người phụ nữ Pháp, chị em nghĩ gì về tình trạng đó? Và các bạn, những
người con, những người chồng, những anh em người Pháp nữa? Có phải đó là
phép lịch sự của người Pháp đã bị "thực dân hoá" đi khơng nhỉ?
Nhiệt tình của người An Nam đối với nền giáo dục hiện đại làm cho
chính phủ bảo hộ lo sợ. Bởi thế, chính phủ đóng cửa các trường làng, biến

7


trường học thành chuồng ngựa cho các quan nhà binh, đuổi học trị và bỏ tù thầy
giáo. Một cơ giáo bản xứ đã bị bắt giải về tỉnh lỵ, cổ đeo gông, đầu phơi trần

dưới ánh nắng như thiêu đốt.Một viên chánh quản pháo binh, đã đốt nhà một phụ
nữ An Nam, vì người ấy khơng chịu tiếp hắn vào lúc nửa đêm.
Một viên quan hai có nhiều vợ đã quật ngã một thiếu phụ An Nam và
dùng gậy song đánh chị đến chết chỉ vì chị khơng chịu làm vợ lẽ hắn.
Một sĩ quan khác hiếp một em bé gái bằng những cách dâm bạo vô cùng ghê
tởm. Bị truy tố trước tồ đại hình, hắn được trắng án, chỉ vì nạn nhân là người
An Nam.Trong tất cả các bài diễn văn, tất cả các bản báo cáo ở khắp những nơi
mà các nhà cầm quyền của chúng ta có dịp mở miệng, và có bọn ngốc ngồi nghe,
họ ln ln khẳng định rằng, chỉ có nước Đức dã man mới là đế quốc, là quân
phiệt, còn nước Pháp, cái nước Pháp u hồ bình, nhân đạo, cộng hồ và dân
chủ, cái nước Pháp mà họ đại diện thì không phải là đế quốc, cũng không phải là
quân phiệt. Ồ! hồn tồn khơng phải! Nếu chính các nhà cầm quyền ấy đưa binh
lính - là con em cơng nhân hay chính là cơng nhân - đi giết hại những cơng nhân
ở các nước khác, thì đó chẳng qua là để dạy cho những người này biết sống cho
tốt mà thôi!
Với những lời buộc tội nghiêm khắc và công minh tác giả Bản án chế
độ thực dân Pháp đã đưa ra trước công luận cái địa ngục trần gian của chủ nghĩa
thực dân, những tội ác cướp bóc, hãm hiếp, nô dịch, đầu độc ngu dân không chỉ
ở Việt nam mà ở tất cả các nước thuộc địa Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ Latinh.
Tác giả đã phơi bày, vạch trần, tố cáo những câu chuyện hoang đường về nền
văn minh, về sứ mệnh khai hoá, về nền dân chủ giả hiệu về bọn giả danh Chúa
để phục vụ quyền lợi của bọn thực dân.
Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh với nội dung cơ bản là giải phóng
người lao động bị áp bức, là độc lập - tự do - bác ái - bình đẳng giữa người với

8


người, thể hiện tình u thương vơ bờ bến của Người với nơng dân, cơng nhân,
lao động trí óc, cụ già, em bé. Hồ Chí Minh khơng chỉ dừng lại ở sự tố cáo tội

ác của chế độ thực dân - phong kiến đối với người phụ nữ mà còn động viên, tổ
chức cho phụ nữ tham gia công cuộc giải phóng dân tộc, cứu nước.
Sự nghiệp giải phóng phụ nữ trước hết phải gắn liền với giải phóng
dân tộc. Trên con đường đi tìm đường cứu nước và hoạt động ở nước ngồi,
hình ảnh người phụ nữ Việt Nam, phụ nữ các dân tộc bị áp bức là nỗi đau trăn
trở đối với Bác Hồ. Trong hàng loạt bài viết của mình, Hồ Chí Minh đã tố cáo tội
ác man rợ của chế độ thực dân đối với người phụ nữ. Người gọi chế độ thực dân
là chế độ "ăn cướp và hiếp dâm". Vì vậy, chỉ khi nào đánh đuổi được bọn thực
dân cướp nước, giành độc lập dân tộc, người phụ nữ mới được giải phóng.
Trong tác phẩm: "Đường Kách mệnh" được tập hợp từ những bài
giảng tại các lớp huấn luyện cán bộ cách mạng Việt Nam tổ chức tại Quảng
Châu, Trung Quốc, giữa những năm 20 thế kỷ XX, Người viết: "Ơng C.Mác nói
rằng: "Ai biết lịch sử thì biết rằng, muốn sửa sang xã hội khơng có phụ nữ giúp
vào thì chắc khơng làm nổi. Xem tư tưởng và việc làm của đàn bà con gái thì
biết xã hội tiến bộ như thế nào? ".
Người cho rằng, có giải phóng phụ nữ mới kháng chiến kiến quốc thành
cơng. Giải phóng phụ nữ trước hết phải từ gia đình - tế bào của xã hội, thực hiện
bình đẳng giới, một vợ một chồng. Rất sớm, ngay sau khi Cách mạng Tháng
Tám năm 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo xây dựng Hiến
pháp và Luật Hơn nhân và gia đình. Người kêu gọi nhân dân bài trừ tư tưởng
phong kiến, tư tưởng tư sản, thói gia trưởng trọng nam khinh nữ.
Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ 3, họp ngày 9-3-1961. Chủ tịch Hồ
Chí Minh đến dự, Người nói: “Ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta đã nêu rõ
chính sách nam nữ bình đẳng. Hiến pháp ta đã xác định chính sách đó. Trong

9


mọi việc, Đảng và Chính phủ ln quan tâm giúp đỡ phụ nữ. Vậy chị em phụ nữ
ta phải nhận thức rõ địa vị làm chủ và nhiệm vụ làm chủ nước nhà”

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhất quán tư tưởng giải phóng phụ nữ phải giải
phóng tồn diện về chính trị, tư tưởng, xã hội, giải phóng sức lao động nữ, giúp
cho chị em làm việc có hiệu quả nhưng đôi vai không phải gánh nặng và giảm
thiểu cường độ lao động chân tay. Người chủ trương đào tạo phụ nữ trẻ trở thành
những công dân mới xã hội chủ nghĩa, vừa biết lao động chân tay vừa biết lao
động trí óc - tạo mọi điều kiện cho phụ nữ học văn hóa, khoa học kỹ thuật, nâng
cao trí thức, tự vươn lên làm chủ bản thân, làm chủ đất nước.
Trong chế độ thực dân phong kiến, phụ nữ cùng nhân dân lao động cả
nước sống trong tăm tối bị áp bức bất cơng, chịu nhiều thiệt thịi, khơng được
bảo vệ dưới bất kỳ hình thức nào. Cho đến khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời,
và đặc biệt khi Hội LHPN Việt Nam được thành lập, phụ nữ được tập hợp thành
một tổ chức riêng ngày càng lớn mạnh và trưởng thành hơn trong kháng chiến,
lao động, sản xuất.
Họ tham gia tích cực trong các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc,
xây dựng đất nước, cùng nhân dân cả nước đi đến thắng lợi cuối cùng là chiến
thắng thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, thống nhất đất nước. Đó là kết quả to lớn của
gần một thế kỉ người phụ nữ hi sinh, cống hiến và đấu tranh. Và kết quả đó cuối
cùng lại là động lực và môi trường lớn để giúp người phụ nữ được thay đổi và
phát triển.
Nhìn lại những năm qua chúng ta thấy thay đổi lớn nhất của người phụ
nữ là biết phát huy sức mạnh nội tại của mình, tự tin, năng động và sáng tạo. Họ
trở thành những người phụ nữ hiện đại ngày hơm nay do biết thích nghi thời đại,
linh hoạt ứng dụng vào cuộc sống, lao động để có được thành cơng.. Trước đây,
trong chế độ phong kiến và thực dân, người phụ nữ bị bóc lột và hành hạ, bị đẩy

10


xuống tận cùng xã hội. Ngồi xã hội thì phụ nữ bị xem khinh như nơ lệ. Ở gia
đình thì họ bị kìm hãm trong xiềng xích “tam tịng”. Nhiều cực hình chỉ dùng áp

dụng riêng đối với phụ nữ như: thả bè trôi sông, gọt gáy bôi vôi, ngựa xé, voi
giày... Bộ luật Hồng Đức thời nhà Lê được coi là tiến bộ nhất trong đó có những
điều khoản bảo vệ quyền của phụ nữ, song vẫn thừa nhận chế độ đa thê và xác
lập địa vị tối cao của người đàn ơng trong gia đình. Luật Gia Long ban hành năm
1812, trong đó có những điều hết sức phi lí đối với người phụ nữ như điều 108
với “Thất xuất” - 7 điều người đàn ông được quyền bỏ vợ.
Sau năm 1945, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
ghi rõ trong điều 9 quyền bình đẳng của phụ nữ: “Tất cả quyền bình đẳng trong
cả nước là của nhân dân Việt Nam, không phân biệt nịi giống, trai gái, giàu
nghèo, giai cấp tơn giáo” và “đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương
diện”. Như vậy, quyền cơng dân, quyền bình đẳng của người phụ nữ được xác
lập và thực hiện. Người phụ nữ đã chính thức thốt khỏi sự áp bức về giai cấp và
được giải phóng khỏi chế độ thực dân cũng như phong kiến. Điều này tác động
mãnh mẽ đến mỗi người phụ nữ. Họ trở thành những người phụ nữ mới, biết
sống, biết cống hiến. Và với tinh thần công dân của một nước độc lập, phụ nữ
Việt Nam đã đóng góp khơng nhỏ trí tuệ, sức lực... của mình vào sự nghiệp đấu
tranh và xây dựng đất nước trong những năm kháng chiến chống Pháp và chống
Mỹ sau này.
Tính đến nay Nhà nước đã ban hành 3 bộ luật dành cho phụ nữ: Luật Hôn
nhân và gia đình; Luật bình đẳng giới; Luật phịng chống bạo lực gia đình và
nhiều bộ luật chung có đề cập tới việc bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ: Luật Lao
động, Luật dân sự, Luật đất đai...
Mặt khác, hệ thống pháp luật Việt Nam đã có nhiều quy định theo hướng
tập trung vào việc nâng cao quyền năng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và

11


tinh thần, nâng cao vị trí của phụ nữ từ nhóm đối tượng trở thành chủ thể tham
gia vào các quá trình phát triển. Việc thực hiện pháp luật cũng như các hoạt động

cụ thể của các cơ quan, tổ chức về cơ bản đã bảo đảm quyền con người và quyền
bình đẳng của phụ nữ trong mối tương quan đa chiều với nam giới trên nhiều
lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình; loại trừ tất cả các hành vi phân biệt đối
xử đối với phụ nữ về mọi mặt, tạo điều kiện cho phụ nữ vươn lên và thực hiện
mục tiêu bình đẳng giới.
Bên cạnh các bộ luật là một loạt nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Chính phủ
về cơng tác phụ nữ: Chỉ thị 137/CT-TW ban hành năm 1959 về tăng cường công
tác vận động phụ nữ; Chỉ thị 99.CT-TW ban hành năm 1965 về nhiệm vụ chủ
yếu trong công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới. Nghị quyết 152/NQTW ban hành năm 1967 về công tác phụ vận. Nghị quyết 153/ NQ-TW ban hành
năm 1967 về công tác cán bộ nữ, Chỉ thị 44/CT-TW ban hành năm 1984 về công
tác cán bộ nữ, Nghị quyết 176A/NQ-TW ban hành năm 1984 về phát huy vai trò
năng lực phụ nữ; Nghị quyết 04/NQ-TW ban hành năm 1993 về đổi mới công
tác phụ nữ trong tình hình mới; Chỉ thị 37/CT-TW ban hành năm 1994 về công
tác cán bộ nữ. Nghị quyết số 11/ NQ-TW ban hành năm 2007 về công tác phụ
nữ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước....Tất cả những
thuận lợi đó giúp phụ nữ có điều kiện phát triển và phát huy sức mạnh của mình
trong mọi lĩnh vực của cuộc sống và đóng góp cho xã hội.
Trước đây, phụ nữ chỉ giao tiếp trong phạm vi rất hẹp: gia đình và làng
xóm, khơng có các mối quan hệ rộng rãi, không được tham gia các tổ chức.
Phong tục tập quán, đạo đức truyền thống chỉ cho họ một môi trường nhỏ bé, tù
túng trong bốn bức tường với những người trong gia đình và những người bạn
gái. Càng về sau, sự thay đổi vận động của xã hội tác động làm mơi trường đó
khác đi, rộng ra và lớn hơn. Chưa bao giờ môi trường văn hóa ở Việt Nam lại

12


phong phú và đa dạng, lại năng động và tích cực, lại khích lệ và cám đỗ, lại có
nhiều cơ hội và thách thức... như hiện nay. Phụ nữ được giải phóng khỏi những
gị bó, những bất cơng, họ được mở rộng quan hệ ra đến quốc gia và quốc tế,

được giao lưu, học hỏi và phát triển.
Từ những người lệ thuộc, thụ động trong gia đình, họ được ngang
hàng, bình quyền với nam giới. Từ vị trí là người bị thống trị họ trở thành những
người chủ của đất nước. Trong gia đình họ được quyền bình đẳng cùng quyết
định mọi vấn đề với chồng con, có tên trong giấy sử dụng đất... Ngồi xã hội, họ
được tơn trọng, được tham gia các lĩnh vực. Vị thế của họ ngày càng được khẳng
định khi họ trở thành những người lãnh đạo, những người có kiến thức...Tỷ lệ
phụ nữ tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội và các tổ chức, doanh nghiệp
ngày càng tăng, cả số lượng và chất lượng đều được cải thiện. Phụ nữ tham gia
ngày càng nhiều hơn vào các vị trí trọng trách trong các cơ quan quản lý nhà
nước từ Trung ương đến địa phương, trong hơn 15 năm qua, Việt Nam ln có
Phó chủ tịch nước là nữ.
Phụ nữ được tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để tham gia bầu cử và ứng
cử bình đẳng với nam giới; tỷ lệ phụ nữ tham gia bầu cử trong kỳ bầu cử Quốc
hội khóa XII là 99,9%. Tỷ lệ đại biểu Quốc hội là nữ của Việt Nam đứng ở vị trí
cao thứ 31 trên thế giới và dẫn đầu trong 8 nước ASEAN có nghị viện.Trình độ,
năng lực của chị em ngày càng được nâng lên đáp ứng yêu cầu phát triển của đất
nước. Phụ nữ tham gia hầu hết các lĩnh vực của xã hội, tham gia quản lý và lãnh
đạo các ngành, các cấp.
Địa vị của phụ nữ khơng chỉ tăng lên trong xã hội mà cịn tăng lên
trong gia đình, do địa vị kinh tế, xã hội được cải thiện. Cụ thể, phụ nữ ngày càng
được bình đẳng với nam giới trong quyền quyết định các công việc quan trọng.
Từ chỗ người chồng chỉ huy và toàn quyền quyết định trước đây, giờ đã chuyển

13


dần sang việc cả hai vợ chồng cùng bàn bạc quyết định và cùng chia sẻ cơng việc
gia đình, chăm sóc giáo dục con cái.
Gia đình, với tư cách là một tế bào xã hội, gia đình khơng chỉ bó hẹp ở

phạm vi của những mối quan hệ ruột thịt. Rộng hơn đó cịn là tình cảm dân tộc,
đồng loại.Theo đó người phụ nữ khơng chỉ quanh quẩn với những công việc nội
trợ trong nhà, những sự chăm lo cho chồng con. Trách nhiệm của mỗi người phụ
nữ trong Đại Gia đình Việt Nam lớn hơn nhiều. Họ cịn là thành viên của xã hội,
có trách nhiệm đóng góp cho xã hội những sản phẩm giáo dục của gia đình có
chất lượng, bao gồm tri thức, phẩm chất, sức khỏe…Đồng thời họ cũng góp phần
hồn thiện nhân cách, trình độ của nguồn nhân lực xã hội. Trong gia đình nhỏ họ
là chỗ dựa vững chắc của con cái, trong Đại Gia đình họ vẫn là điểm tựa cho
những số phận kém may mắn, bất hạnh. Sẽ cịn có nhiều những số phận bất hạnh
được nâng đỡ trong vòng tay của những người mẹ Việt Nam. Thấm nhuần lời
dạy của Bác, “Gia đình tốt thì xã hội mới tốt”, sứ mệnh của người phụ nữ Việt
Nam vì vậy càng thêm cao cả. Với những phẩm chất cao quý và những đóng góp
lớn lao của mình, mỗi người phụ nữ Việt Nam ngày nay sẽ là một nhân tố tích
cực trong cơng cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng đang
hoàng hơn, to đẹp hơn như Bác Hồ mong đợi.
Ngày nay phụ nữ đã và đang thể hiện vai trị khơng kém gì nam giới. Nhiều chị
giữ những trọng trách trong bộ máy Đảng, Nhà nước, đoàn thể. Tỷ lệ nữ đại
biểu Quốc hội nước ta khóa 2016-2021 chiếm 28,2%, đứng hàng đầu châu Á và
thứ 13 thế giới. Nhiều chị em là chủ doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, đóng góp
đáng kể vào ngân sách nhà nước và tạo việc làm cho người lao động.Vận dụng
tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh, Đảng ta đã và đang nhất quán thực hiện chính

14


sách kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo việc
làm và đời sống của người lao động, trước hết là lao động nữ.

15




×