Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề nuôi cá chim vây vàng trong ao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.9 KB, 65 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ
TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
NGHỀ: NUÔI CÁ CHIM VÂY VÀNG TRONG AO

(Phê duyệt tại Quyết định số 481/QĐ-BNN-TCCB ngày 07 tháng 4 năm 2014
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Hà Nội, năm 2014


2
BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
CHO NGHỀ: NUÔI CÁ CHIM VÂY VÀNG TRONG AO
(Kèm theo Quyết định số 481/QĐ-BNN-TCCB ngày 07 tháng 4 năm 2014
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Tên nghề: Nuôi cá chim vây vàng trong ao
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, đủ
sức khỏe, có trình độ từ tiểu học trở lên và có nhu cầu học nghề nuôi cá chim
vây vàng trong ao.
Số lượng mô đun đào tạo: 06
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO


1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp
- Kiến thức
+ Hiểu được một số đặc điểm dinh dưỡng, sinh trưởng, sinh sản của cá
chim vây vàng.
+ Mô tả được hệ thống nuôi.
+ Trình bày được các bước chuẩn bị ao nuôi.
+ Nêu được yêu cầu lựa chọn, vận chuyển và thả giống.
+ Nêu được yêu cầu về thức ăn, kỹ thuật cho cá ăn.
+ Biết được các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến đời sống của cá chim
vây vàng.
+ Trình bày được cách đo và xử lý một số yếu tố môi trường: Độ mặn,
hàm lượng oxy hòa tan, nhiệt độ, độ pH, hàm lượng amoniac, hàm lượng
hydrosunfua.
+ Nêu được biện pháp phòng bệnh tổng hợp; chẩn đoán và trị bệnh do ký
sinh trùng, nấm, vi khuẩn và xử lý bệnh do môi trường, dinh dưỡng gây ra cho
cá chim vây vàng.
+ Trình bày được kỹ thuật thu hoạch, bảo quản, vận chuyển và tính hiệu
quả kinh tế.
- Kỹ năng
+ Lập được kế hoạch cho vụ nuôi.
+ Giám sát xây dựng và chuẩn bị được ao nuôi cá.
+ Lựa chọn, vận chuyển và thả được cá giống.
+ Lựa chọn được thức ăn và cho cá ăn đúng kỹ thuật.
+ Đo và xử lý được một số yếu tố môi trường: Độ mặn, oxy hòa tan,
nhiệt độ, độ pH, amoniac, hydrosunfua.
+ Thực hiện được các biện pháp phòng bệnh tổng hợp, chẩn đoán và xử
lý một số bệnh thường gặp trên cá chim vây vàng.
+ Thu hoạch, bảo quản, tiêu thụ và tính hiệu quả vụ nuôi.



3
- Thái độ
+ Tuân thủ quy trình kỹ thuật nuôi cá chim vây vàng và nuôi trong vùng
qui hoạch.
+ Có trách nhiệm với sản phẩm làm ra, đảm bảo an toàn thực phẩm.
+ Có ý thức bảo vệ môi trường.
+ Đảm bảo an toàn lao động.
2. Cơ hội việc làm
Sau khi hoàn thành khóa học trình độ sơ cấp nghề nuôi cá nuôi cá chim
vây vàng trong ao nước lợ, người học có khả năng tự tổ chức sản xuất cá chim
vây vàng tại hộ hoặc trang trại gia đình; người học cũng có thể làm việc tại các
cơ sở sản xuất, kinh doanh có liên quan đến nghề nuôi cá chim vây vàng.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI
THIỂU
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian đào tạo: 3 tháng
- Thời gian học tập: 12 tuần
- Thời gian thực học: 440 giờ
- Thời gian kiểm tra hết mô đun và ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ
(trong đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học: 16 giờ)
2. Phân bổ thời gian học tập tối thiểu
- Thời gian học tập: 480 giờ
- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ
+ Thời gian học lý thuyết: 82 giờ
+ Thời gian học thực hành: 358 giờ.
III. DANH MỤC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ
THỜI GIAN HỌC TẬP
Mã MĐ
MĐ 01
MĐ 02

MĐ 03
MĐ 04
MĐ05
MĐ06

Thời gian đào tạo (giờ)
Trong đó
Thực Kiểm
hành
tra*

Tên mô đun

Tổng
số

Xây dựng hệ thống nuôi cá
Chuẩn bị ao nuôi cá
Chọn và thả cá giống
Chăm sóc cá và quản lý ao nuôi
Phòng và trị bệnh cá
Thu hoạch và bảo quản và tiêu thụ
cá chim vây vàng
Ôn và kiểm tra kết thúc khoá học
Tổng cộng

88
72
72
84

72

20
12
8
16
10

60
52
56
60
54

8
8
8
8
8

76
16
480

16

52

82


334

8
16
64


thuyết


4
*Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra (64 giờ), bao gồm cả số giờ kiểm tra
định kỳ trong từng mô đun (24 giờ - được tính vào giờ thực hành), số giờ kiểm
tra hết mô đun (24 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học (16 giờ).
IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO
Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình mô đun xem tại trang web
; Mục: Chương trình và giáo trình đào tạo nghề trình
độ sơ cấp.
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ
SƠ CẤP
1. Hướng dẫn thực hiện các mô đun đào tạo nghề
Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Nuôi cá chim vây vàng
trong ao” được dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề.
Khi người học, học đủ các mô đun trong chương trình, tham dự và đạt kết quả
trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khoá học sẽ được cấp chứng chỉ sơ
cấp nghề.
Theo yêu cầu của người học, có thể dạy độc lập một hoặc một số mô đun và
cấp giấy chứng nhận học nghề đã hoàn thành các mô đun đã học cho người học.
Chương trình nghề “Nuôi cá chim vây vàng trong ao” bao gồm 06 mô
đun với các nội dung như sau:

- Mô đun 01: “Xây dựng hệ thống nuôi cá” có thời gian học tập là 88 giờ,
trong đó có 20 giờ lý thuyết, 60 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm
bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực
hiện được các công việc: Lập kế hoạch sản xuất, xác định vị trí xây và giám sát
thi công xây dựng hệ thống nuôi cá.
- Mô đun 02: “Chuẩn bị ao nuôi cá” có thời gian học tập là 72 giờ, trong đó
có 12 giờ lý thuyết, 52 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho
người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện
được các công việc: Làm cạn nước ao; tu sửa bờ và cống; xử lý đáy ao; kiểm tra
chất lượng nước và cấp nước; kiểm tra môi trường ao nuôi trước khi thả giống đạt
chất lượng và hiệu quả cao.
- Mô đun 03: “Chọn và thả cá giống” có thời gian học tập là 72 giờ, trong
đó có 8 giờ lý thuyết, 56 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo
cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện
được các công việc: Xác định mùa vụ thả giống, chọn cá chim vây vàng giống;
vận chuyển cá giống; thả giống; kiểm tra cá sau khi thả giống đạt chất lượng và
hiệu quả cao.
- Mô đun 04: “Chăm sóc cá và quản lý ao nuôi” có thời gian học tập là 84
giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 60 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này
đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ
nghề để thực hiện các công việc: Chuẩn bị thức ăn; cho cá ăn; quản lý môi
trường ao nuôi và an toàn ao nuôi; kiểm tra cá định kỳ đạt chất lượng và hiệu
quả cao.


5
- Mô đun 05: “Phòng và trị bệnh cá” có thời gian học tập là 72 giờ, trong
đó có 10 giờ lý thuyết, 54 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo
cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề để thực
hiện các công việc: Phòng bệnh tổng hợp cho cá, xử lý bệnh do môi trường;

chẩn đoán và trị được bệnh do ký sinh trùng, vi khuẩn và nấm gây ra.
- Mô đun 06: “Thu hoạch và bảo quản và tiêu thụ cá chim vây vàng” có
thời gian học tập là 76 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 52 giờ thực hành và 8 giờ
kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến
thức, kỹ năng, thái độ nghề để thực hiện các công việc: Xác định thời điểm thu
hoạch; thu hoạch cá; lưu giữ cá sống, cấp đông cá, vận chuyển cá, tiêu thụ và
hạch toán hiệu quả vụ nuôi cá.
Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm:
Kiểm tra định kỳ trong quá trình học tập, kiểm tra hết mô đun và kiểm tra kết
thúc khoá học thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp
trong dạy nghề hệ chính quy”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐBLĐTBXH, ngày 24/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã
hội.
2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khoá học
Việc đánh giá hoàn thành khóa học đối với học viên thực hiện thông qua
kiểm tra kết thúc khóa học. Nội dung, hình thức và thời lượng kiểm tra thực
hiện như sau:
TT

Nội dung kiểm tra

Hình thức kiểm tra

Thời gian kiểm tra

Kiến thức, kỹ năng nghề
1

Lý thuyết nghề

Vấn đáp/Trắc nghiệm Không quá 60 phút


2

Kỹ năng nghề

Bài thực hành kỹ
năng nghề

Không quá 8 giờ

3. Các chú ý khác
Nên tổ chức lớp học tại địa phương, cơ sở sản xuất vào thời điểm nuôi cá
chim vây vàng thương phẩm, chương trình xây dựng trong thời gian 3 tháng
nhưng trong thực tế thời gian học tập nên bố trí trùng với chu kỳ sản xuất của
cá chim vây vàng để rèn kỹ năng nghề cho học viên qua sản xuất thực tế. Có
thể mời các chuyên gia hoặc người có tay nghề cao tham gia giảng dạy, hướng
dẫn người học.
Trong quá trình thực hiện chương trình nên bố trí cho học viên đi thăm
quan các cơ sở sản xuất cá chim vây vàng thương phẩm có uy tín hay đã áp
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thành công;
Có thể tổ chức các hoạt động ngoại khoá và hoạt động văn hoá, thể thao
khác khi có đủ điều kiện.


6

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: Cho ăn và quản lý ao nuôi cá
Mã số mô đun: MĐ 04
Nghề: Nuôi cá chim vây vàng


CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: Xây dựng hệ thống nuôi và lập kế hoạch sản xuất
Mã số mô đun: MĐ 01
Nghề: Nuôi cá chim vây vàng trong ao

Hà Nội, năm 2014


7
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN XÂY DỰNG HỆ THỐNG NUÔI VÀ LẬP
KẾ HOẠCH SẢN XUẤT
Mã số mô đun: MĐ 01
Thời gian mô đun: 88 giờ

(Lý thuyết: 20 giờ; Thực hành: 60 giờ;
Kiểm tra hết mô đun 8 giờ)

I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT MÔ ĐUN
1. Vị trí
Mô đun Xây dựng hệ thống nuôi và lập kế hoạch sản xuất là Mô đun mở
đầu trong chương trình sơ cấp của nghề Nuôi cá chim vây vàng trong ao. Việc
giảng dạy mô đun này nhằm tạo tiền đề cho việc giảng dạy các mô đun tiếp theo
của chương trình.
2. Tính chất
Là mô đun tích hợp giữa lý thuyết và kỹ năng thực hành nghề nghiệp,
nên tổ chức giảng dạy tại cơ sở đào tạo hoặc tại địa phương có đầy đủ trang
thiết bị, dụng cụ cần thiết và mô hình nuôi cá chim vây vàng.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN
1. Kiến thức

- Hiểu được một số đặc điểm sinh học của cá chim vây vàng;
- Trình bày được phương pháp lập kế hoạch sản xuất cho một vụ nuôi,
yêu cầu của hệ thống nuôi, phương pháp giám sát thi công hệ thống nuôi.
2. Kỹ năng
- Nhận biết được hình thái cá chim vây vàng;
- Lập được kế hoạch vụ nuôi;
- Chọn được vị trí, lên được sơ đồ hệ thống nuôi;
- Giám sát thi công hệ thống nuôi.
3. Thái độ
- Tuân thủ quy trình kỹ thuật;
- Đảm bảo an toàn lao động.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian
Số
TT

Tên các bài trong mô đun

Giới thiệu một số đặc điểm sinh học
của cá chim vây vàng
2 Tìm hiểu thị trường cá chim vây vàng
1

Thời gian
Tổng

Thực Kiểm
số
thuyết hành tra (*)
10

2
8
6

2

4


8
3
4
5
6

Lập kế hoạch sản xuất
Chọn vị trí xây dựng
Vẽ sơ đồ hệ thống nuôi
Giám sát thi công hệ thống nuôi
Kiểm tra hết mô đun
Cộng

10
10
24
24
4
88

2

2
6
6
20

8
6
16
18
60

2
2
4
8

2. Nội dung chi tiết
Bài 1: Giới thiệu một số đặc điểm sinh học của
cá chim vây vàng
Thời gian: 10 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được một số đặc điểm sinh học của cá chim vây vàng;
- Nhận biết được hình thái của cá chim vây vàng.
1. Đặc điểm hình thái cấu tạo của cá chim vây vàng
2. Đặc điểm môi trường sống của cá chim vây vàng
3. Đặc điểm dinh dưỡng của cá chim vây vàng
4. Đặc điểm sinh trưởng của cá chim vây vàng
Bài 2: Tìm hiểu thị trường cá chim vây vàng
Thời gian: 6 giờ
Mục tiêu:

- Trình bày các bước thu thập thông tin thị trường cá chim vây vàng;
- Xử lý được thông tin thu thập và xác định được thị trường.
1. Thu thập thông tin thị trường
1.1. Xác định nguồn cung cấp thông tin
1.2. Phương pháp thu thập thông tin
1.2.1. Phương pháp bàn giấy
1.2.2. Phương pháp nghiên cứu hiện trường
1.2.3. Phương pháp chọn đối tượng cần điều tra
1.3. Đánh giá chất lượng thông tin thu thập
1.3.1. Tác giả đưa thông tin


9
1.3.2. Mục đích
1.3.3. Tính cập nhật
1.3.4. Tính chính xác của thông tin
1.3.5. Tính khách quan
1.3.6. Tính bao quát
2. Tổng hợp và phân tích thông tin thị trường
2.1. Phương pháp tổng hợp
2.2. Phân tích thông tin
3. Đánh giá và nhận định thị trường tiêu thụ cá
4. Đưa ra quyết định về thị trường tiêu thụ
Bài 3: Lập kế hoạch sản xuất

Thời gian: 10 giờ

Mục tiêu:
- Trình bày được kế hoạch cho vụ nuôi;
- Lên được kế hoạch cho một vụ nuôi;

- Tuân thủ đúng các yêu cầu kỹ thuật.
1. Xác định quy mô nuôi cá
1.1. Xác định điều kiện cơ sở vật chất
1.2. Xác định điều kiện nguồn nhân lực
1.2.1. Xác định nhu cầu nguồn nhân lực
1.2.2. Xác định nguồn cung nhân lực
1.2.3. Cân đối cung – cầu nguồn nhân lực
1.2.4. Các giải pháp tiến hành sau khi cân đối cung – cầu lao động
1.3. Xác định khả năng huy động vốn đầu tư
1.4. Xác định quy mô sản xuất
2. Xác định thời gian thả giống
2.1. Xác định mùa có giống
2.2. Xác định điều kiện khí hậu
3. Xác định thời gian thu hoạch
3.1. Xác định thời gian nuôi
3.2. Xác định khối lượng cá thu hoạch


10
4. Xác định chi phí khác
4.1. Tính chi phí con giống
4.1.1. Xác định số lượng cá chim vây vàng
4.1.2. Xác định giá thành con giống
4.2. Tính chi phí thức ăn
4.2.1. Xác định khối lượng thức ăn sử dụng
4.2.2. Xác định giá thành thức ăn
4.3. Tính chi phí nhân công
4.3.1. Xác định thời gian nuôi
4.3.2. Xác định số nhân công làm việc
4.3.3. Xác định chi phí nhân công

5. Tính giá thành sản phẩm
5.1. Xác đinh chi phí sản xuất
5.1.1. Xác định chi phí điện
5.1.2. Xác định chi phí xăng, dầu
5.1.3. Xác định chi vật dụng mau hỏng rẻ tiền
5.2. Dự tính giá thành sản phẩm
5.2.1. Phương pháp trực tiếp
5.2.2. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
5.2.3. Phương pháp tổng cộng chi phí
5.2.4. Phương pháp định mức
6. Lập kế hoạch sản xuất
6.1. Trình tự các bước lập kế hoạch sản xuất
6.2. Lên kế hoạch sản xuất
6. 3. Đăng ký cấp phép nuôi cá lồng
6.3.1. Quy trình cấp phép
6.3.2. Cách thức thực hiện
Kiểm tra:
- Nội dung: Lập kế hoạch sản xuất cho 1 vụ nuôi
- Thời gian: 2 giờ
- Hình thức: thực hành


11

Bài 4: Chọn vị trí xây dựng

Thời gian: 10 giờ

Mục tiêu:
- Nêu được các bước kiểm tra chất đất và chất nước; tìm hiểu điều kiện

giao thông, tự nhiên và xã hội;
- Kiểm tra được chất đất, chất nước; đánh giá được điều kiện giao thông,
tự nhiên và xã hội của địa điểm xây dựng ao nuôi.
1. Tìm hiều điều kiện tự nhiên – xã hội
1.1. Tìm hiểu vị trí địa lý, địa hình
1.2. Tìm hiểu điều kiện khí hậu
1.3. Tìm hiểu điều kiện kinh tế - xã hội
1.3.1. Điều kiện kinh tế
1.3.2. Điều kiện xã hội
1.4. Đánh giá và quyết định
2. Xác định biên độ thuỷ triều
2.1. Lựa chọn vùng triều
2.2. Xác định được biên độ thủy triều
3. Xác định điều kiện giao thông
4. Kiểm tra chất đất
4.1. Chuẩn bị dụng cụ
4.2. Thu mẫu đất
4.3. Phân tích mẫu đất
4.3.1. Phân tích bằng máy
4.3.2. Xác định bằng bộ kiểm tra nhanh
4.4. Tiêu chuẩn pH đất ao nuôi cá chim vây vàng
4.5. Đánh giá chất lượng đất ao nuôi cá chim vây vàng
5. Kiểm tra chất lượng nguồn nước
5.1. Tiêu chuẩn nguồn nước
5.2. Thu mẫu nước
5.2.1. Chọn địa điểm thu mẫu


12
5.2.2. Các loại mẫu

5.2.3. Dụng cụ lấy mẫu
5.2.4. Bảo quản mẫu
5.3. Phân tích mẫu nước
5.3.1. Kiểm tra Oxy hòa tan
5.3.2. Kiểm tra pH
5.3.3. Đo nhiệt độ nước
5.3.4. Kiểm tra độ mặn
5.3.5. Phân tích hàm lượng NH3
5.3.6. Phân tích hàm lượng H2S
5.4. Đánh giá chất lượng nguồn nước
Kiểm tra:
- Nội dung: Kiểm tra các yếu tố môi trường
- Thời gian: 2 giờ
- Hình thức: thực hành
Bài 5: Vẽ sơ đồ hệ thống nuôi

Thời gian: 24 giờ

Mục tiêu:
- Trình bày được các tiêu chuẩn ao nuôi; các bước vẽ sơ đồ ao, bờ và
cống;
- Vẽ được sơ đồ ao, bờ và cống;
- Tuân thủ đúng các yêu cầu kỹ thuật.
1. Vẽ sơ đồ hệ thống nuôi
1.1. Xác định tiêu chuẩn ao
1.2. Xác định hình dạng ao
1.3. Xác định diện tích ao
1.4. Xác định kích thước bờ
1.5. Xác định hình dạng cống
1.6. Xác định hình dạng đáy ao

2. Chuẩn bị dụng cụ
2.1. Xác định thành phần số lượng dụng cụ
2.2. Đánh giá chất lượng dụng cụ


13
3. Vẽ sơ đồ ao
3.1. Mặt bằng tổng thể
3.2. Hình dạng ao
3.3. Vẽ sơ đồ bờ ao
3.3.1. Vẽ chiều rộng mặt bờ
3.3.2. Vẽ chiều cao bờ
3.3.3. Vẽ mái bờ
3.3.4. Vẽ chiều rộng đáy bờ
3.4. Vẽ sơ đồ cống ao
3.4.1. Vẽ vị trí cống
3.4.2. Chọn loại cống
3.4.3. Vẽ mặt cắt ngang, dọc của cống
4. Xác định vị trí đặt cống
4.1. Lựa chọn hình dạng cống cấp và thoát nước
4.2. Kích thước cống cấp và cống thoát nước
5. Kiểm tra thông số kỹ thuật hệ thống nuôi
5.1. Chuẩn bị dụng cụ
5.2. Kiểm tra thông số kỹ thuật
Kiểm tra:
- Nội dung: vẽ sơ đồ bờ ao
- Thời gian: 2 giờ
- Hình thức: thực hành
Bài 6. Giám sát thi công hệ thống nuôi
Mục tiêu:

- Trình bày được trình tự các bước thi công;
- Đọc được sơ đồ hệ thống nuôi;
- Tuân thủ đúng các yêu cầu kỹ thuật.
1. Chuẩn bị dụng cụ
1.1. Chuẩn bị bản vẽ sơ đồ ao
1.2. Chuẩn bị dụng cụ kiểm tra
2. Kiểm tra nhân lực, vật liệu

Thời gian: 24 giờ


14
2.1. Kiểm tra nhân lực
2.2. Kiểm tra nguyên vật liệu
3. Giám sát cắm tiêu
4. Giám sát đắp bờ
4.1. Giám sát chất lượng kỹ thuật đắp bờ
4.2. Kiểm tra kích thước bờ ao
5. Giám sát xây cống
5.1. Giám sát vị trí đặt cống
5.2. Kiểm tra kích thước, chất lượng thi công
6. Giám sát san đáy
7. Kiểm tra đánh giá chất lượng ao nuôi
7.1. Kiểm tra diện tích, độ sâu ao
7.2. Kiểm tra chất lượng bờ, cống, đáy ao
IV. HƯỚNG DẪN GIẢNG MÔ ĐUN
1. Tài liệu giảng dạy
Giáo trình dạy nghề mô đun Lập kế hoạch nuôi cá trong chương trình
dạy nghề trình độ sơ cấp nghề của nghề Nuôi cá chim vây vàng trong ao nước
lợ.

2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ
- Máy tính: 1 chiếc; máy chiếu: 1 chiếc;
- Phim tài liệu, băng đĩa, tranh ảnh hướng dẫn về xây dựng ao nuôi cá
chim vây vàng.
3. Điều kiện về cơ sở vật chất
- 01 Phòng học lý thuyết có đủ bảng, bàn giáo viên và bàn ghế cho lớp
học 30 người.
- Ao nuôi cá chim vây vàng của cơ sở dạy nghề, địa phương hay hộ gia
đình (thuê hoặc mượn của các cơ sở sản xuất nơi tổ chức lớp học).
- Các loại máy móc, phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho việc học lý
thuyết và thực hành kỹ năng nghề trong mô đun:
STT
1.

Danh mục
Ao nuôi cá chim vây vàng

Đơn vị tính

Số lượng
1


15
2.

Bản đồ địa lý

Chiếc


6

3.

Bản đồ địa hình

Chiếc

6

4.

Tài liệu thủy văn

Bản

6

5.

Tài liệu thống kê tình hình kinh tế xã hội

bản

6

6.

Cân đồng hồ: mức cân 2 kg


Chiếc

1

7.

Máy tính

Chiếc

6

8.

Cuốc

Chiếc

12

9.

Xẻng

Chiếc

12

10.


Thuổng

Chiếc

12

11.

Cốc đông (0,5 lít)

Chiếc

12

12.

Máy đo pH đất

Chiếc

1

13.

Bộ kiểm tra nhanh pH đất

Bộ

6


14.

Khúc xạ kế

Chiếc

3

15.

Tỷ trọng kế

Chiếc

6

16.

Giấy quỳ

Bộ

6

17.

Nước ngọt sạch

Bình


1

18.

Thước dây (loại 20m)

Chiếc

2

19.

Thước gỗ (loại 2m)

Chiếc

2

20.

Máy đo oxy

Chiếc

1

21.

Bộ kiểm tra nhanh oxy


Bộ

6

22.

Bộ kiểm tra nhanh H2S

Bộ

6

23.

Bộ kiểm tra nhanh NH3

Bộ

6

24.

Sổ ghi chép

Cuốn

30

25.


Bút bi

Chiếc

30

26.



Chiếc

6


16
27.

Chậu

Chiếc

6

28.

Eke

Chiếc


6

29.

Compa

Chiếc

6

4. Điều kiện khác
- Quần lội nước, áo mưa, ủng: 06 bộ
- Găng tay, khẩu trang: 30 bộ
- Chuyên gia hướng dẫn thực hành.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
1. Phương pháp đánh giá
- Đánh giá kiến thức: dùng phương pháp trắc nghiệm khách quan hoặc
vấn đáp, trao đổi (theo tình huống).
- Đánh giá kỹ năng nghề: đánh giá kỹ năng nghề của học viên thông qua
bài thực hành, giáo viên đánh giá qua quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực
hiện và kết quả thực hành của học viên.
- Kiểm tra kết thúc mô đun:
Kiểm tra theo nhóm (mỗi nhóm từ 3-5 học viên) hoặc kiểm tra cá nhân:
+ Thực hiện mô tả một công việc được thực hiện trong mô đun hoặc
thực hiện trắc nghiệm học viên theo bảng câu hỏi do giáo viên chuẩn bị
trước.
+ Thực hiện một công việc hoặc một số công việc trong quá trình thực
hiện mô đun, giáo viên đánh giá qua quan sát, theo dõi thao tác, thái độ thực
hiện và kết quả thực hành của học viên.
2. Nội dung đánh giá

- Lập kế hoạch vụ nuôi.
- Tính lượng vốn đầu tư.
- Vẽ sơ đồ hệ thống nuôi.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
1. Phạm vi áp dụng chương trình
- Chương trình mô đun Xây dựng hệ thống nuôi cá áp dụng cho các khóa
đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khóa
đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm
2020.


17
- Chương trình mô đun Xây dựng hệ thống nuôi cá có thể sử dụng dạy
độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khoá tập huấn hoặc dạy nghề
dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên).
- Chương trình áp dụng cho vùng ven biển nuôi cá chim vây vàng trên cả nước.
- Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nhằm nâng cao kiến
thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu.
- Là mô đun tích hợp cả lý thuyết và thực hành đòi hỏi tỷ mỉ, cẩn thận.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun
đào tạo
Mô đun này có cả phần lý thuyết và thực hành, nên tiến hành song song
vừa học lý thuyết vừa học thực hành để học viên dễ nhớ và tiếp thu bài học tốt.
a) Phần lý thuyết
- Giáo viên có thể sử dụng phương pháp giảng dạy, nhưng chú trọng
phương pháp giảng dạy tích cực như: phương pháp dạy học có sự tham gia và
dạy học cho người lớn tuổi, kết hợp với lớp học hiện trường (FFS) chuẩn bị ao
nuôi cá để phát huy tính tích cực của học viên.
- Ngoài tài liệu, giáo viên nên sử dụng các học cụ trực quan như: Mô
hình, bảng biểu, tranh ảnh, băng đĩa nuôi cá chim vây vàng để hỗ trợ trong

giảng dạy.
b) Phần thực hành: Hướng dẫn thực hành qua thực hiện các công việc
thực tế
- Giáo viên mời một hoặc một số học viên trong lớp thực hiện làm mẫu
các thao tác trong bài thực hành xây dựng ao nuôi và mời các học viên khác
nhận xét, trên cơ sở đó giáo viên tổng hợp, đưa ra các nhận xét từng tình huống
thực hành. Sau đó chia học viên của lớp thành các nhóm để thực hiện cho đến
khi đạt yêu cầu đề ra trong khoảng thời gian cho phép;
- Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của học viên trong
thực hành và giúp học viên tự kiểm tra việc thực hiện của chính bản thân họ;
- Giáo viên nhận xét kỹ năng thực hành của học viên, nêu ra những trở
ngại, sai sót đã hoặc có thể gặp phải khi thực hiện công việc và cách khắc phục.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý
- Phần lý thuyết: Xác định thị trường tiêu thụ, vốn đầu tư, xác định vị trí
xây dựng hệ thống nuôi
- Phần thực hành:
+ Lập kế hoạch cho vụ nuôi.
+ Xác định giá thành sản phẩm
+ Xác định vị trí hệ thống nuôi


18
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Thái Thanh Bình và Lê Ngọc Quân, Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi
thương phẩm cá chim vây vàng. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội năm 2010.
[2] Thái Thanh Bình, Trần Thanh, Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến tăng
trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng nuôi trong ao, tạp chí Khoa học
Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2012.
[3] Trung tâm khuyến nông quốc gia, hướng dẫn kỹ thuật nuôi thương
phẩm cá chim vây vàng trong lồng, năm 2011 (Phim khuyến nông).

[4] Ngô Vĩnh Hạnh, Nguyễn Văn Quyền, Giáo trình kỹ thuật sản xuất
giống và nuôi cá biển, NXB Nông nghiệp, 2007.
[5] Lê Xuân Sinh, Giáo trình kinh tế thủy sản, Đại học Cần Thơ, 2005.
[6] Bùi Văn Lương, Giáo trình địa lý kinh tế Việt Nam.
[7] Nguyễn Thị Thuyết, Giáo trình Công trình nuôi thủy sản, Nhà xuất
bản Nông nghiệp, 2007.
[8] Võ Ngọc Thám, Giáo trình Công trình nuôi thủy sản, Trường Đại
học Nha Trang.


19

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: Chuẩn bị ao nuôi cá chim vây vàng
Mã số mô đun: MĐ 02
Nghề: Nuôi cá chim vây vàng trong ao

Hà Nội, năm 2014


20
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN: CHUẨN BỊ AO NUÔI CÁ CHIM VÂY
VÀNG
Mã số mô đun: MĐ 02
Thời gian mô đun: 72 giờ

(Lý thuyết: 12 giờ; Thực hành: 52 giờ;
Kiểm tra hết mô đun: 8 giờ)

I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN

1. Vị trí
Mô đun Chuẩn bị ao nuôi cá chim vây vàng được bố trí học sau mô đun
Xây dựng hệ thống nuôi cá chim vây vàng và trước mô đun Chọn và thả giống
cá chim vây vàng trong chương trình sơ cấp của nghề Nuôi cá chim vây vàng
trong ao. Việc giảng dạy mô đun này nhằm tạo tiền đề cho việc giảng dạy các
mô đun tiếp theo của chương trình.
2. Tính chất
Là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp,
nên tổ chức giảng dạy tại các cơ sở đào tạo hoặc tại địa phương có đầy đủ trang
thiết bị, dụng cụ cần thiết và mô hình nuôi cá chim vây vàng.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN
1. Kiến thức
- Nêu được các bước chuẩn bị ao nuôi cá chim vây vàng;
- Trình bày được kỹ thuật làm cạn nước ao, xử lý đáy ao, tu sửa bờ ao, tu
sửa cống, kiểm tra chất lượng nước và cấp nước vào ao.
2. Kỹ năng
- Làm cạn được nước ao, tu sửa được bờ ao và cống, xử lý được đáy ao,
cấp được nước vào ao nuôi;
- Kiểm tra được một số yếu tố môi trường: độ mặn, pH, ôxy hòa tan, NH 3,
H2S.
3. Thái độ
- Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi cá chim vây vàng;
- Có ý thức chấp hành quy định về an toàn lao động.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian
Số
TT

Thời gian
Tên các bài trong mô đun


Tổng Lý
Thực Kiểm
số thuyết hành tra (*)

1.

Làm cạn ao nuôi

8

1

7

2.

Tu sửa bờ và cống ao

12

4

8

3.

Xử lý đáy ao

20


4

14

2


21
4.

Kiểm tra chất lượng nước và cấp
nước

16

2

12

5.

Kiểm tra, xử lý ao trước khi thả
giống

12

1

11


Kiểm tra hết mô đun

4

Cộng

72

2

4
12

52

8

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành.
2. Nội dung chi tiết
Bài 1: Làm cạn ao nuôi

Thời gian: 8 giờ

Mục tiêu:
- Nêu được yêu cầu kỹ thuật làm cạn nước ao;
- Làm cạn được nước ao;
- Có ý thức chấp hành nghiêm túc vấn đề an toàn trong lao động.
1. Xác định thời gian chuẩn bị ao
2. Chuẩn bị

2.1. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị
2.2. Chuẩn bị nhiên liệu
3. Tháo nước qua cống
4. Bơm cạn nước
Bài 2: Tu sửa bờ và cống ao
Mục tiêu:
- Trình bày được kỹ thuật tu sửa bờ, cống ao;
- Thực hiện được công việc tu sửa bờ, cống ao.
1. Sửa chữa bờ ao
1.1. Xác định vị trí hư hỏng cần sửa chữa
1.2. Xác định khối lượng hư hỏng cần sửa chữa
1.3. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư, lao động
1.4. Sửa bờ ao
2. Sửa chữa cống ao
2.1. Xác định vị trí hư hỏng cần sửa chữa
2.2. Xác định khối lượng hư hỏng cần sửa chữa
2.3. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư, lao động
2.4. Sửa cống ao

Thời gian: 12 giờ


22
Bài 3: Xử lý đáy ao

Thời gian: 20 giờ

Mục tiêu:
- Trình bày được kỹ thuật xử lý đáy ao nuôi cá chim vây vàng;
- Đo được pH đất đáy;

- Tính được lượng vôi để khử trùng đáy ao đáy ao;
- Thực hiện được việc bón vôi và phơi được đáy ao;
- Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật.
1. Xác định phương pháp xử lý đáy ao
1.1. Xác định phương pháp xử lý đáy ao mới
1.2. Xác định phương pháp xử lý đáy ao đã sử dụng
1.2.1. Xác định độ sâu bùn đáy
1.2.2. Xác định diện tích đáy cần xử lý
1.2.3. Lựa chọn phương pháp xử lý đáy
1.2.4. Tính khối lượng bùn đáy cần xử lý
2. Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu
2.1. Chuẩn bị dụng cụ
2.2. Chuẩn bị nguyên vật liệu
3. Vét bùn đáy ao
3.1. Ao mới đào
3.2. Ao đã nuôi
4. Bón vôi tẩy trùng diệt tạp ao nuôi
4.1. Xác định lượng vôi cần bón
4.1.1. Kiểm tra pH đáy ao
4.1.2. Tính lượng vôi cần bón
4.2. Bón vôi
5. Phơi đáy ao
Kiểm tra:
- Nội dung: Tính lượng vôi cần bón và thực hiện kỹ thuật bón vôi
- Thời gian: 2 giờ
- Hình thức: Thực hành
Bài 4: Kiểm tra chất lượng nước và cấp nước

Thời gian: 16 giờ


Mục tiêu:
- Trình bày được phương pháp kiểm tra chất lượng nước và cấp nước vào
ao nuôi;
- Thực hiện công tác kiểm tra được chất lượng nước và cấp nước vào ao


23
nuôi.
1. Kiểm tra nguồn nước trước khi cấp
1.1. Chuẩn bị dụng cụ
1.2. Kiểm tra mẫu nước
1.2.1. Kiểm tra độ mặn
1.2.2. Kiểm tra ôxy
1.3. Đánh giá chất lượng nước
2. Cấp nước qua cống cấp
2.1. Xác định mức nước cần cấp
2.2. Cấp nước qua cống
3. Bơm nước vào ao
3.1. Chuẩn bị máy bơm
3.2. Chuẩn bị lưới lọc
3.3. Bơm nước vào ao
Kiểm tra:
- Nội dung: Kiểm tra nguồn nước cấp cho ao nuôi
- Thời gian: 2 giờ
- Hình thức: Thực hành
Bài 5: Kiểm tra, xử lý ao trước khi thả giống

Thời gian: 12 giờ

Mục tiêu:

- Trình bày được kỹ thuật kiểm tra, xử lý môi trường nước, kiểm tra bờ,
cống;
- Kiểm tra, xử lý được môi trường nước, bờ, cống.
1. Kiểm tra, xử lý môi trường nước
1.1. Kiểm tra độ mặn
1.2. Kiểm tra độ pH
1.3. Kiểm tra hàm lượng ôxy hòa tan
1.4. Kiểm tra NH3
1.5. Kiểm tra NH4+
1.6. Kiểm tra H2S
2. Kiểm tra, xử lý bờ ao
3. Kiểm tra, xử lý cống ao
Kiểm tra hết mô đun

Thời gian: 4 giờ


24
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
1. Tài liệu giảng dạy
Giáo trình dạy nghề mô đun Chuẩn bị ao nuôi cá chim vây vàng trong
chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề của nghề Nuôi cá chim vây vàng
trong ao.
2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ
Máy tính xách tay, máy chiếu, phim tài liệu, băng đĩa, tranh ảnh hướng
dẫn.
3. Điều kiện về cơ sở vật chất
- 01 Phòng học có đủ bảng, bàn ghế giáo viên và cho 30 người.
- Ao nuôi cá chim vây vàng của cơ sở dạy nghề, địa phương hoặc hộ gia
đình (thuê hoặc mượn của các cơ sở sản xuất nơi tổ chức lớp học).

- Các loại máy móc, phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho việc học lý
thuyết và thực hành kỹ năng nghề trong mô đun
STT

Danh mục

Đơn vị tính

Số lượng

Chiếc

1

Bộ

10

3. Máy đo độ mặn

Chiếc

1

4.

Máy đo pH đất, NH3, H2S

Chiếc


1

5.

Máy đo oxy hòa tan

Chiếc

1

6.

Khúc xạ kế

Chiếc

1

7.

Bộ kiểm tra nhanh pH

Bộ

3

8.

Bộ kiểm tra nhanh oxy


Bộ

3

9.

Bộ kiểm tra nhanh NH

Bộ

3

10. Bộ kiểm tra nhanh H2S

Bộ

3

1.

Máy bơm nước

2.

Cuốc, xẻng , xô, chậu

4. Điều kiện khác
- Ủng, mũ: 10 bộ
- Quần áo lội nước: 05 bộ



25
- Găng tay, khẩu trang: 30 bộ
- Chuyên gia hướng dẫn thực hành
V. PHUƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
1. Phương pháp đánh giá
- Đánh giá kiến thức: Dùng phương pháp trắc nghiệm khách quan hoặc
vấn đáp, trao đổi (theo tình huống giáo viên đưa ra).
- Đánh giá kỹ năng nghề: Đánh giá kỹ năng nghề của học viên thông qua
bài thực hành, giáo viên đánh giá thông qua quan sát và theo dõi thao tác, thái
độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên.
- Kiểm tra kết thúc mô đun:
Kiểm tra theo nhóm (mỗi nhóm từ 3 - 5 học viên) hoặc kiểm tra cá nhân:
+ Thực hiện mô tả một công việc được thực hiện trong mô đun hoặc
thực hiện trắc nghiệm học viên theo bộ câu hỏi do giáo viên chuẩn bị trước.
+ Thực hiện một công việc hoặc một số công việc trong quá trình thực
hiện mô đun, giáo viên đánh giá qua quan sát, theo dõi thao tác, thái độ thực
hiện và kết quả thực hành của học viên.
2. Nội dung đánh giá
- Thực hiện tính lượng vôi cần sử dụng và bón vôi xử lý đáy ao.
- Kiểm tra các yếu tố môi trường (Độ mặn, pH, oxy hòa tan, NH3, H2S).
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
1. Phạm vi áp dụng chương trình
- Chương trình mô đun Chuẩn bị ao nuôi cá cá chim vây vàng áp dụng
cho các khóa đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết
là các khóa đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông
thôn đến năm 2020.
- Chương trình mô đun Chuẩn bị ao nuôi cá chim vây vàng có thể sử
dụng dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khoá tập huấn hoặc
dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên).

- Chương trình áp dụng cho vùng nuôi cá chim vây vàng thương phẩm
trong cả nước. Khi áp dụng theo vùng, miền cần chú ý một số từ địa phương.
Ví dụ: bùn = sình, xẻng = leng, thùng xốp = thùng mốp...
- Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nhằm nâng cao kiến
thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu.
- Là mô đun tích hợp cả lý thuyết và thực hành đòi hỏi tỷ mỉ, cẩn thận.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun
đào tạo
Mô đun này có cả phần lý thuyết và thực hành, nên tiến hành song song
vừa học lý thuyết vừa học thực hành để học viên dễ nhớ và tiếp thu bài học tốt.


×