Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề nuôi cá lăng, cá chiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.09 KB, 54 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ
TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
NGHỀ: NUÔI CÁ LĂNG, CÁ CHIÊN
(Phê duyệt tại Quyết định số 481/QĐ-BNN-TCCB ngày 07 tháng 4 năm 2014
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)


Hà Nội, năm 2014
BỘ NÔNG NGHIỆP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Phê duyệt tại Quyết định số 481 /QĐ-BNN-TCCB ngày 07 tháng 4 năm 2014
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Tên nghề: Nuôi cá lăng, cá chiên
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, đủ sức
khoẻ, có trình độ từ tiểu học trở lên, có nhu cầu học nghề “Nuôi cá lăng, cá chiên”.
Số lượng mô đun đào tạo: 05
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp
- Kiến thức
+ Liệt kê được các nhiệm vụ chính trong quá trình sản xuất cá lăng, cá chiên


thương phẩm.
+ Mô tả được các công việc chủ yếu trong quy trình nuôi cá lăng, cá chiên
thương phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bao gồm: xây dựng và chuẩn bị
ao, bè nuôi cá; chọn, thả cá giống; chăm sóc, quản lý cá trong ao và trong bè;
phòng, trị một số bệnh thường gặp ở cá lăng, cá chiên.
+ Nêu được tiêu chuẩn sản phẩm khi thu hoạch và các bước công việc trong
quá trình thu hoạch và tiêu thụ cá lăng, cá chiên thương phẩm nhằm đạt hiệu quả
cao.
- Kỹ năng
+ Lập sơ đồ và theo dõi được việc xây dựng ao, bè nuôi đúng yêu cầu kỹ
thuật;
+ Chuẩn bị được ao, bè nuôi đúng yêu cầu kỹ thuật;
2


+ Chọn được cá giống khỏe mạnh và thả giống đúng yêu cầu kỹ thuật;
+ Thực hiện được biện pháp kỹ thuật chăm sóc cá, quản lý môi trường ao
nuôi cá lăng, cá chiên;
+ Phòng và trị được một số bệnh thường gặp ở cá lăng, cá chiên;
+ Thu hoạch sản phẩm đúng thời điểm, đảm bảo chất lượng và tiêu thụ sản
phẩm đạt hiệu quả cao.
- Thái độ
+ Trung thực, có ý thức tuân thủ quy trình kỹ thuật trong khi thực hiện các
công việc của nghề.
+ Có trách nhiệm đối với sản phẩm làm ra, đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh
thực phẩm; bảo vệ môi trường sinh thái.
2. Cơ hội việc làm
Sau khi hoàn thành khóa học trình độ sơ cấp nghề “Nuôi cá lăng, cá chiên”
người học có khả năng tự tổ chức sản xuất tại hộ hoặc trang trại gia đình; người
học cũng có thể làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh có liên quan đến lĩnh

vực của nghề “Nuôi cá lăng, cá chiên”.
II. THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI
THIỂU
1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học
- Thời gian khóa học: 3 tháng
- Thời gian học tập: 12 tuần
- Thời gian thực học: 440 giờ
- Thời gian kiểm tra hết mô đun và ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ
(trong đó kiểm tra kết thúc khóa học: 16 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học
- Thời gian học tập: 480
- Thời gian học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ
+ Thời gian học lý thuyết: 100 giờ;
+ Thời gian học thực hành: 340 giờ
III. DANH MỤC CÁC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN
BỔ THỜI GIAN



Tên mô đun

Xây dựng ao nuôi, bè nuôi cá lăng, cá
chiên
Chuẩn bị ao nuôi, bè nuôi và thả giống
MĐ02
cá lăng, cá chiên
MĐ01

Thời gian đào tạo (giờ)
Trong đó

Tổng

Thực Kiểm
số thuyết hành tra*
92

20

64

8

92

20

64

8
3


Quản lý ao nuôi, bè nuôi cá lăng, cá
chiên
96
MĐ04 Phòng, trị bệnh cá lăng, cá chiên
92
Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ cá lăng,
MĐ05
cá chiên thương phẩm

92
Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học
16
Tổng cộng
480
MĐ03

20
20

66
64

10
8

20

64

100

322

8
16
58

* Ghi chú: Tổng số thời gian kiểm tra (58 giờ) bao gồm: Số giờ kiểm tra định kỳ
trong từng mô đun (18 giờ - được tính vào thời gian học thực hành); số giờ kiểm tra

hết các mô đun (24 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học (16 giờ).
IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO
Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình xem tại các mô đun kèm theo
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH
ĐỘ SƠ CẤP
1. Hướng dẫn thực hiện các mô đun đào tạo nghề
Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Nuôi cá lăng,cá chiên” được
dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi học viên học đủ
các mô đun trong chương trình này và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra
kết thúc khoá học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề.
Theo yêu cầu của học viên, có thể dạy độc lập một mô đun hoặc một số mô
đun cho các học viên và cấp giấy chứng nhận học nghề là đã hoàn thành các mô
đun đó.
Chương trình dạy nghề “Nuôi cá lăng, cá chiên” gồm 05 mô đun với các nội
dung sau:
- Mô đun 01: “Xây dựng ao nuôi, bè nuôi cá lăng, cá chiên” có thời gian học
tập là 92 giờ, trong đó 20 giờ lý thuyết, 64 giờ thực hành, 8 giờ kiểm tra. Mô đun
này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để
thực hiện được các công việc: khảo sát, chọn địa điểm đào ao, bè nuôi; xây dựng
ao nuôi, thiết kế và lắp đặt bè nuôi cá; chuẩn bị nước nuôi cá lăng, cá chiên đạt
chất lượng và hiệu quả cao.
- Mô đun 02: “Chuẩn bị ao nuôi, bè nuôi và thả giống cá lăng, cá chiên” có
thời gian học tập là 92 giờ, trong đó 20 giờ lý thuyết, 64 giờ thực hành, 8 giờ kiểm
tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ
năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Chuẩn bị ao nuôi, bè nuôi; chọn
giống, thuần giống, vận chuyển giống và trình tự các bước thả giống cá lăng, cá
chiên.

4



- Mô đun 03: “Quản lý ao nuôi, bè nuôi cá lăng, cá chiên” có thời gian học
tập là 96 giờ, trong đó 20 giờ lý thuyết, 66 giờ thực hành, 10 giờ kiểm tra. Mô đun
này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để
thực hiện được các công việc: Kiểm tra cá; tính lượng thức ăn và cho cá ăn hàng
ngày; đo và xử lý được các yếu tố môi trường bất lợi cho cá; kiểm tra và xử lý
nước thải.
- Mô đun 04: “Phòng, trị bệnh cá lăng, cá chiên” có thời gian học tập là 92
giờ, trong đó 20 giờ lý thuyết, 64 giờ thực hành, 8 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm
bảo cho người học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện
được các công việc: Sử dụng thuốc trong nuôi cá; cách phòng bệnh cho cá, phương
pháp xác định bệnh; thực hiện được các bước công việc phòng bệnh, chẩn đoán
bệnh và trị một số bệnh cho cá đúng yêu cầu kỹ thuật, an toàn.
- Mô đun 05: “Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ cá lăng, cá chiên thương
phẩm” có thời gian học tập là 92 giờ, trong đó 20 giờ lý thuyết, 64 giờ thực hành, 8
giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người học sau khi học xong có các kiến
thức, kỹ năng, thái độ để thực hiện được các công việc: Xác định thời điểm thu
hoạch; thu hoạch cá trong ao, bè có hiệu quả; theo dõi vận chuyển cá đảm bảo chất
lượng; đánh giá kết quả nuôi.
Đánh giá kết quả học tập của học viên trong toàn khóa học bao gồm: kiểm tra
trong quá trình học tập và kiểm tra kết thúc mô đun, kết thúc khoá học, phải tuân
thủ theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính
quy”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH, ngày 24 tháng 5
năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học
Việc đánh giá hoàn thành khóa học đối với học viên được thực hiện thông qua
kiểm tra kết thúc khóa học. Nội dung, hình thức và thời lượng kiểm tra thực hiện
như sau:
TT Nội dung kiểm tra


Hình thức kiểm tra

Thời gian kiểm tra

Kiến thức, kỹ năng nghề
1

Kiến thức nghề

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm

Không quá 60 phút

2

Thực hành nghề

Bài thực hành kỹ năng nghề Không quá 8 giờ

3. Các chú ý khác
Để giảng dạy chương trình này, các giáo viên cần có kỹ năng thực hành tốt,
kết hợp các phương pháp thuyết trình, thảo luận, trình diễn trực quan và hoạt động
thực hành trên hiện trường của học viên. Khi giảng dạy lý thuyết giáo viên cần kết
5


hợp băng đĩa, hình ảnh trực quan để minh họa cho bài học. Đối với giảng dạy thực
hành, giáo viên cần hướng dẫn rõ ràng, cụ thể, chuẩn xác để học viên làm theo,
đồng thời chú trọng phân tích những lỗi thường gặp trong sản xuất và biện pháp xử
lý, phòng ngừa.

- Để thực hiện chương trình, cơ sở đào tạo cần có trại nuôi cá lăng, cá chiên
thực hành hoặc liên kết với các cơ sở nuôi tại địa phương hoặc các đơn vị sản xuất
khác.
- Trong quá trình giảng dạy, ngoài giáo trình chính giáo viên cần tham khảo
thêm các tài liệu liên quan đến kỹ thuật nuôi cá lăng, cá chiên, phòng trị bệnh cá
tại các cơ sở nuôi nhằm liên hệ với thực tiễn sản xuất.
- Khi tổ chức giảng dạy, các cơ sở đào tạo cần mời các chuyên gia cùng tham
gia giảng dạy để chia sẻ kinh nghiệm với học viên, đồng thời tổ chức cho học viên
đi tham quan tại các cơ sở nuôi cá lăng, cá chiên thành đạt để làm quen và thấy
được hiệu quả thiết thực mang lại của nghề “Nuôi cá lăng, cá chiên”./.

6


CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: Xây dựng ao nuôi, bè nuôi cá lăng, cá
chiên
Mã số mô đun: MĐ 01
Nghề: Nuôi cá lăng, cá chiên

7


8


CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
XÂY DỰNG AO NUÔI, BÈ NUÔI CÁ LĂNG, CÁ CHIÊN
Mã số mô đun: MĐ 01
Thời gian mô đun: 92 giờ


(Lý thuyết: 20 giờ Thực hành: 64 giờ
Kiểm tra hết mô đun: 08 giờ)

I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN
- Vị trí: Xây dựng ao nuôi, bè nuôi cá lăng, cá chiên là mô đun chuyên môn
trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Nuôi cá lăng, cá chiên; được
giảng dạy trước các mô đun khác của chương trình. Mô đun Xây dựng ao nuôi, bè
nuôi cá lăng, cá chiên cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học.
- Tính chất: Xây dựng ao nuôi, bè nuôi cá lăng, cá chiên là mô đun được tích
hợp giữa lý thuyết và thực hành xây dựng ao nuôi, bè nuôi cá lăng, cá chiên; được
giảng dạy tại cơ sở đào tạo có đầy đủ máy móc, trang thiết bị cần thiết.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN
- Kiến thức:
+ Nêu được một số đặc điểm sinh học của cá lăng, cá chiên;
+ Trình bày được yêu cầu kỹ thuật chọn địa điểm xây dựng ao, đặt bè nuôi cá
lăng, cá chiên;
+ Biết được các thông số kỹ thuật cơ bản của ao, bè nuôi cá lăng, cá chiên.
- Kỹ năng:
+ Nhận biết được một số đặc điểm sinh học của cá lăng, cá chiên;
+ Sử dụng thành thạo các thiết bị, dụng cụ đơn giản trong xây dưng ao nuôi,
bè nuôi cá lăng, cá chiên;
+ Chọn được địa điểm xây dựng ao nuôi, đặt bè nuôi cá lăng, cá chiên theo
yêu cầu kỹ thuật;
+ Tổ chức và theo dõi thi công được ao, bè nuôi đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Thái độ:
+ Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật trong việc xây dựng ao nuôi cá lăng, cá
chiên;
+ Đảm bảo an toàn lao động.


9


III. NỘI DUNG MÔ ĐUN
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
Số
TT

Tên các bài trong mô đun

1

Thời gian
Tổng
số


thuyết

Thực
hành

Bài 1. Tìm hiểu một số đặc điểm
sinh học của cá lăng, cá chiên

6

2

4


2

Bài 2. An toàn lao động trên sông
nước

6

2

4

3

Bài 3. Chọn địa điểm xây dựng ao
nuôi cá

18

4

12

4

Bài 4. Chọn địa điểm đặt bè nuôi cá

18

4


14

5

Bài 5. Tổ chức , theo dõi xây dựng
ao nuôi cá

20

4

14

6

Bài 6. Xác định loại hình và lắp đặt
bè nuôi cá

20

4

16

Kiểm tra kết thúc mô đun

4

Cộng


92

Kiểm
tra*

2

2

4
20

64

8

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được
tính bằng giờ thực hành.
2. Nội dung chi tiết:
Bài 1. Tìm hiểu một số đặc điểm sinh học của cá lăng, cá chiên
Thời gian: 6 giờ
Mục tiêu:
- Nêu được một số đặc điểm sinh học của cá lăng, cá chiên;
- Nhận biết được cá lăng, cá chiên qua hình dạng ngoài của cá;
- Mổ và nhận biết được nội tạng của cá lăng, cá chiên.
1. Mô tả hình dạng ngoài
10



2. Mổ cá
3. Đặc điểm sinh học
3.1. Phân bố
3.2. Các yếu tố môi trường sống
3.3. Đặc điểm dinh dưỡng
3.4. Đặc điểm sinh trưởng
Bài 2. An toàn lao động trên sông nước

Thời gian: 6 giờ

Mục tiêu:
- Nêu được qui định an toàn lao động trong nghề nuôi cá;
- Sử dụng được các trang bị bảo hộ lao động và thực hiện được việc cấp cứu tại
chỗ người bị nạn;
1. Qui định an toàn lao động đối với nghề nuôi cá
1.1. Qui định với người sử dụng lao động
1.2. Qui định với người lao động
2. Trang bị bảo hộ lao động
3. Cấp cứu tại chỗ người bị ngạt nước
Bài 3. Chọn địa điểm xây dựng ao nuôi cá

Thời gian: 18 giờ

Mục tiêu:
- Chọn được địa điểm nuôi cá lăng, cá chiên theo chỉ tiêu kỹ thuật;
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ, thiết bị đo các chỉ tiêu môi trường nuôi cá;
- Tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật chọn địa điểm xây dựng ao.
1. Chọn địa hình và loại đất
1.1. Chọn địa hình
1.2. Chọn loại đất

2. Chọn nguồn nước
2.1. Chọn nguồn nước
2.2. Kiểm tra nguồn nước
2.2.1. Đo pH
2.2.2. Đo oxy hòa tan
11


2.2.3. Đo độ kiềm
2.2.4. Đo NH3/NH4+
2.2.5. Đo độ mặn
2.2.6. Đo nhiệt độ
2.2.7. Đo độ trong
3. Khảo sát cơ sở hạ tầng, điều kiện xã hội vùng nuôi
Bài 4. Chọn địa điểm đặt bè nuôi

Thời gian: 18 giờ

Mục tiêu:
- Nêu được tiêu chuẩn chọn địa điểm đặt bè nuôi cá lăng, cá chiên;
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ, thiết bị đo các chỉ tiêu môi trường chủ yếu của
nước nuôi cá;
- Chọn được địa điểm đặt bè nuôi cá lăng, cá chiên theo chỉ tiêu kỹ thuật;
- Tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật khi chọn địa điểm đặt bè nuôi cá lăng, cá chiên.
1. Khảo sát địa hình sông khu vực nuôi
1.1. Hình dáng đoạn sông
1.2. Chiều rộng đoạn sông
1.3. Độ sâu đoạn sông
2. Khảo sát chất lượng nguồn nước
2.1. Đo pH

2.2. Đo oxy hòa tan
2.3. Đo độ kiềm
2.4. Đo NH3/NH4+
2.5. Đo độ mặn
2.6. Đo nhiệt độ
2.7. Đo độ trong
2.8. Đo lưu tốc dòng chảy
3. Khảo sát điều kiện xã hội, cơ sở hạ tầng vùng nuôi
Bài 5. Tổ chức , theo dõi xây dựng ao nuôi cá

Thời gian: 20 giờ
12


Mục tiêu:
- Nêu được tiêu chuẩn kỹ thuật ao nuôi, ao xử lý nước thải và khu xử lý bùn thải;
- Lập được sơ đồ ao nuôi, ao xử lý nước thải, khu xử lý bùn thải;
- Tổ chức, theo dõi được thi công ao nuôi, ao xử lý nước thải, khu xử lý bùn thải
đúng yêu cầu kỹ thuật.
1. Xác định loại ao nuôi
1.1. Xác định hình dáng
1.2. Xác định bờ ao
1.3. Xác định đáy ao
1.4. Xác định cống cấp thoát nước
2. Xác định ao xử lý nước thải, khu chứa bùn thải
2.1. Ao xử lý nước thải
2.2. Khu xử lý bùn thải
3. Tổ chức theo dõi thi công
3.1. Dọn mặt bằng thi công
3.2. Cắm tiêu

3.3. Đào, đắp bờ ao
3.4. San đáy ao
3.5. Theo dõi xây dựng cống
Bài 6. Xác định loại hình và lắp đặt bè nuôi cá

Thời gian: 20 giờ

Mục tiêu:
- Biết được tiêu chuẩn kỹ thuật bè nuôi cá lăng, cá chiên;
- Xác định loại bè và tổ chức thi công được bè nuôi cá.
1. Xác định loại bè nuôi cá
1.1. Các loại hình bè nuôi
1.2. Kích thước
1.3. Hệ thống phao
1.4. Hệ thống neo
1.5. Công trình phụ trên bè
13


2. Chuẩn bị vật liệu làm bè
2.1. Vật liệu làm khung bè
2.2. Vật liệu làm phao
2.3. Vật liệu làm neo
3. Tổ chức thi công bè nuôi cá
3.1. Lắp ráp bè
3.2. Lắp đặt hệ thống phao
3.3. Cột neo
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
1. Tài liệu giảng dạy:
Giáo trình Xây dựng ao nuôi, bè nuôi cá lăng, cá chiên trong chương trình dạy

nghề trình độ sơ cấp của nghề Nuôi cá lăng, cá chiên.
2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ:
Máy vi tính, máy chiếu, đĩa, băng hình minh họa, giấy, bút, sổ ghi chép
3. Điều kiện về cơ sở vật chất (phục vụ cho lớp học 30 người):
- Phòng học lý thuyết : 01 phòng thuyết có trang bị bảng, phấn, máy chiếu
projector, máy vi tính, màn hình.
- Trang bị dụng cụ, thiết bị thực hành:
STT

Danh mục

Đơn vị tính

Số lượng

1.

Khúc xạ kế (hoặc tỷ trọng kế)

Cái

5

2.

Nhiệt kế

Cái

5


3.

Bộ thử pH

Hộp

5

4.

Bộ thử Oxy hòa tan

Hộp

5

5.

Bộ thử NH3/NH4+

Hộp

5

6.

Bộ thử độ kiềm

Hộp


5

7.

Đĩa đo độ trong

Cái

5

8.

Máy đo pH đất

Cái

5

9.

Thước dây

Cái

5
14


10.


Cọc tiêu

Cái

100

11.

Búa

Cái

5

12.

Lưu tốc kế

Cái

5

13.

Cuốc

Cái

5


14.

Xẻng

Cái

5

4. Điều kiện khác:
Bảo hộ lao động (Quần áo lội nước, áo mưa, găng tay, ủng, khẩu trang...);
Chuyên gia hướng dẫn thực hành (chủ hộ nuôi hoặc kỹ thuật viên trang trại…)
V. PHUƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
1. Phương pháp đánh giá:
Trong quá trình thực hiện mô đun: kiểm tra lý thuyết bằng hình thức trắc
nghiệm; kiểm tra thực hành bằng bài thực hành (quan sát đánh giá mức độ thành
thạo thao tác trong công tác thực hành).
Kết thúc mô đun: đánh giá kết quả đạt được của người học bằng bài kiểm tra lý
thuyết, thực hành.
2. Nội dung đánh giá:
Lý thuyết:
+ Phương pháp thu mẫu xác định các yếu tố môi trường
+ Phương pháp chọn địa điểm nuôi;
+ Tiêu chuẩn kỹ thuật ao nuôi, bè nuôi
Thực hành:
+ Lựa chọn địa điểm xây dựng ao nuôi, đặt bè nuôi thích hợp với cá lăng, cá
chiên;
+ Vẽ sơ đồ bố trí ao nuôi, ao xử lý;
+ Đo các chỉ tiêu môi trường nước.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN

1. Phạm vi áp dụng chương trình:
Chương trình mô đun Xây dựng ao nuôi, bè nuôi cá lăng, cá chiên áp dụng
cho các khóa đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là
15


các khoá đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến
năm 2020.
Chương trình mô đun Xây dựng ao nuôi, bè nuôi cá lăng, cá chiên có thể sử
dụng dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho khoá tập huấn hoặc dạy nghề
dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên).
Chương trình này được áp dụng trong cả nước.
Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nâng cao kiến thức, kỹ
năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu.
Là mô đun đòi hỏi tỷ mỉ, cẩn thận, biết bơi, tránh các nguy hiểm như ngạt
nước...
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo:
Phương pháp giảng dạy lý thuyết, bài tập: Thuyết trình, nêu vấn đề, thảo
luận, tạo nội dung tình huống lấy người học làm trung tâm; kết hợp với sử dụng
hiệu quả thiết bị hỗ trợ giảng dạy như máy chiếu, phim, ảnh...
Giảng dạy thực hành: Tuân thủ nguyên tắc giáo viên làm mẫu sau đó hướng
dẫn người học thực hành, kiểm tra đánh giá và chỉnh sửa cho người học.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
Lựa chọn vùng nuôi.
Thiết kế ao nuôi, bè nuôi.
4. Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Đình Trung, 2004. Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản
– NXB Nông nghiệp TPHCM.
2. Trần Duy, 1995. Kỹ thuật nuôi lồng cá nước ngọt và cá biển. Nhà xuất bản
Nông nghiệp

3. />
16


CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: Chuẩn bị ao nuôi, bè nuôi và thả giống cá
lăng, cá chiên
Mã số mô đun: MĐ 02
Nghề: Nuôi cá lăng, cá chiên

17


CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
CHUẨN BỊ AO NUÔI, BÈ NUÔI VÀ THẢ GIỐNG CÁ LĂNG, CÁ CHIÊN
Mã số mô đun: MĐ 02
Thời gian mô đun: 92 giờ

(Lý thuyết: 20 giờ ; Thực hành: 64 giờ
Kiểm tra hết mô đun: 08 giờ)

I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN
- Vị trí: Mô đun Chuẩn bị ao nuôi, bè nuôi và thả giống cá lăng, cá chiên
được học sau mô đun Xây dựng ao nuôi, bè nuôi cá lăng, cá chiên; học trước các
mô đun Quản lý ao nuôi, bè nuôi cá lăng, cá chiên; Phòng, trị bệnh cá lăng, cá
chiên; Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ cá lăng, cá chiên thương phẩm. Mô đun
”Chuẩn bị ao nuôi, bè nuôi và thả giống cá lăng, cá chiên” cũng có thể giảng dạy
độc lập theo yêu cầu của người học.
- Tính chất: Chuẩn bị ao nuôi, bè nuôi và thả giống cá lăng, cá chiên là mô
đun được tích hợp giữa lý thuyết và thực hành chuẩn bị ao, bè nuôi và thả giống cá

lăng, cá chiên; học viên được học lý thuyết tại cơ sở dạy nghề và thực hành tại
thực địa.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN
- Kiến thức:
+ Trình bày được các bước chuẩn bị ao nuôi, bè nuôi cá;
+ Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cá giống;
+ Trình bày được yêu cầu chất lượng cá giống và cách thả cá vào ao, bè
nuôi.
- Kỹ năng:
+ Chuẩn bị được ao nuôi, bè nuôi cá đúng quy trình;
+ Chọn được cá giống đạt tiêu chuẩn kỹ thuật;
+ Đóng bao và vận chuyển cá giống đúng cách;
+ Đo được các yếu tố môi trường nuôi trước khi thả giống;
+ Thả cá vào ao, bè nuôi đúng kỹ thuật.
- Thái độ:
+ Tuân thủ qui trình kỹ thuật chuẩn bị ao, bè nuôi cá, chọn cá giống và thả
cá giống.

18


III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
Số
TT

Tên các bài trong mô đun

Thời gian
Tổng

số


thuyết

Thực
hành

1

Bài 1. Chuẩn bị ao nuôi cá

20

5

15

2

Bài 2. Chuẩn bị bè nuôi cá

18

4

14

3


Bài 3. Chọn cá giống

16

3

11

4

Bài 4. Vận chuyển cá giống

14

3

11

5

Bài 5. Kiểm tra môi trường nước và
thả cá giống

20

5

13

Kiểm tra kết thúc mô đun


4

Cộng

92

Kiểm
tra*

2

2
4

20

64

8

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành
được tính bằng giờ thực hành.
2. Nội dung chi tiết:
Bài 1. Chuẩn bị ao nuôi cá

Thời gian: 20 giờ

Mục tiêu:
- Trình bày được cách chuẩn bị ao nuôi cá lăng, cá chiên;

- Cải tạo được ao nuôi cá đúng kỹ thuật;
- Thực hiện được công việc lấy và xử lý nước cấp vào ao nuôi cá;
1. Cải tạo ao
1.1. Xử lý ao mới đào
1.2. Cải tạo ao cũ tháo cạn được nước
1.3. Cải tạo ao cũ không tháo cạn được nước
2. Chuẩn bị nước nuôi cá
2.1. Chọn thời điểm lấy nước
2.2. Cấp nước vào ao chứa
19


2.3. Diệt khuẩn
2.4. Cấp nước vào ao nuôi
2.5. Gây màu nước
2.6. Đánh giá chất lượng nước ao
Bài 2. Chuẩn bị bè nuôi cá

Thời gian: 18 giờ

Mục tiêu:
- Trình bày được các thủ tục đăng ký bè cá;
- Tổ chức vệ sinh, đưa và cố định bè vào vị trí nuôi an toàn, chắc chắn;
- Tuân thủ qui định đăng ký hoạt động bè nuôi cá và an toàn trong quá trình chuẩn
bị bè nuôi.
1. Đăng ký hoạt động bè nuôi cá
2. Kiểm tra, vệ sinh bè
2.1. Bè mới
2.2. Bè cũ
3. Đưa bè ra vị trí nuôi

3.1. Chuẩn bị phương tiện
3.2. Chọn thời gian di chuyển bè
3.3. Sự cố khi lai dắt bè
4. Xác định vị trí đặt bè
5. Cố định bè
5.1. Chuẩn bị vật tư, dụng cụ
5.2. Neo bè
6. Lắp lồng lưới
Bài 3. Chọn cá giống

Thời gian: 16 giờ

Mục tiêu:
- Trình bày được các tiêu chuẩn của cá lăng, cá chiên giống tốt, đạt yêu cầu thả
nuôi;
- Chọn được cá lăng, cá chiên giống đạt yêu cầu thả nuôi;
- Tuân thủ qui định chọn giống.
1. Xác định thời gian thả giống
1.1. Xác định thời gian thả giống trong ao
20


1.2. Xác định thời gian thả giống trong bè
2. Xác định mật độ và số lượng con giống
2.1. Xác định mật độ, số lượng con giống thả trong ao
2.2. Xác định mật độ, số lượng con giống thả trong bè
3. Chọn cơ sở sản xuất, kinh doanh cá lăng, cá chiên giống
4. Chọn cá giống
4.1. Tầm quan trọng của con giống trong nuôi cá
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng con giống

4.3. Yêu cầu kỹ thuật đối với cá lăng, cá chiên giống
4.4. Cách kiểm tra cá giống
Bài 4. Vận chuyển cá giống

Thời gian: 14 giờ

Mục tiêu:
- Trình bày được các phương pháp vận chuyển cá lăng, cá chiên giống;
- Lựa chọn được cách vận chuyển cá lăng, cá chiên giống phù hợp với điều kiện tại
chỗ và đóng bao cá đúng cách;
- Đảm bảo an toàn cho cá và người trong quá trình vận chuyển cá giống.
1. Xác định thời điểm vận chuyển cá giống
2. Luyện cá
3. Chọn hình thức vận chuyển cá giống
3.1. Vận chuyển kín
3.2. Vận chuyển hở
4. Chọn phương tiện vận chuyển cá giống
4.1. Xe
4.2. Ghe
4.3. Máy bay
5. Xác định mật độ vận chuyển cá
6. Tổ chức vận chuyển
6.1. Vận chuyển bao cá
6.2. Vận chuyển hở bằng thùng nhựa, bạt chứa nước
6.3. Vận chuyển bằng ghe
21


Bài 5. Kiểm tra môi trường nước và thả cá giống


Thời gian: 20 giờ

Mục tiêu:
- Nêu được phương pháp kiểm tra môi trường nước, tiếp nhận và thả giống cá lăng,
cá chiên vào ao, bè nuôi;
- Sử dụng được dụng cụ, thiết bị kiểm tra các chỉ tiêu môi trường nước chủ yếu;
- Thực hiện được thao tác tắm cá và thả cá giống vào ao, bè nuôi đúng cách; kiểm
tra sức khỏe cá giống sau khi thả;
1. Kiểm tra môi trường nước
1.1. Đo pH nước
1.2. Đo oxy hòa tan trong nước
1.3. Đo độ kiềm
1.4. Đo hàm lượng NH3
1.5. Đo nhiệt độ nước
1.6. Đo độ trong
1.7. Kết luận về chất lượng nước
2. Thả cá giống vào ao
2.1. Tiếp nhận cá
2.2. Thả cá
2.3. Kiểm tra tình trạng cá trong ao
3. Thả cá giống vào bè
3.1. Tiếp nhận cá
3.2. Thả cá
3.3. Kiểm tra tình trạng cá trong bè
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
1. Tài liệu giảng dạy:
Giáo trình Chuẩn bị ao nuôi, bè nuôi và thả giống cá lăng, cá chiên.
2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ:
Cần có giáo trình điện tử, giáo án giảng dạy; máy vi tính, máy chiếu, đĩa, băng
hình.

3. Điều kiện về cơ sở vật chất:

22


- Phòng học lý thuyết : 01 phòng thuyết có trang bị bảng, phấn, máy chiếu
projector, máy vi tính, màn hình.
- Trang bị dụng cụ, thiết bị thực hành:
STT

Danh mục

Đơn vị tính

Số lượng

1

Kính lúp

cái

5

2

Thau (đường kính 40-60cm)

cái


5

3



cái

5

4

muối ăn

kg

5

5

Formol

lít

50

6

Chlorin


kg

50

7

Vôi cục (CaO)

kg

100

8

Vôi bột (CaCO3)

kg

100

9

Nhiệt kế

Cái

5

10


Bộ thử pH

Hộp

5

11

Bộ thử Oxy hòa tan

Hộp

5

12

Bộ thử NH3/NH4+

Hộp

5

13

Bộ thử độ kiềm

Hộp

5


14

Đĩa đo độ trong

Cái

5

15

Máy đo pH đất

Cái

5

16

Cân đồng hồ 1kg

cái

5

17

Thùng (50 lít)

cái


15

18

Vợt vớt cá giống

cái

5

19

Máy sục khí

cái

5

23


4.Điều kiện khác:
Phòng học lý thuyết, ao, bè đang nuôi cá lăng, cá chiên, trại sản xuất giống cá
lăng, cá chiên.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
1. Phương pháp đánh giá
Trong quá trình thực hiện mô đun: kiểm tra lý thuyết bằng hình thức trắc
nghiệm; kiểm tra thực hành bằng bài thực hành (quan sát đánh giá mức độ thành
thạo thao tác trong công tác thực hành).
Kết thúc mô đun: đánh giá kết quả đạt được của người học bằng bài kiểm tra lý

thuyết, thực hành.
2. Nội dung đánh giá
- Kiến thức:
- Các bước chuẩn bị ao nuôi, bè nuôi cá lăng, cá chiên;
- Chỉ tiêu chất lượng con giống;
- Các yếu tố ảnh hưởng quá trình vận chuyển giống và biện pháp nâng cao hiệu
quả quá trình vận chuyển giống;
- Kỹ thuật thả cá giống.
Kỹ năng:
- Xác định được mật độ và tính số con giống vận chuyển;
- Thao tác đo các chỉ tiêu môi trường nước bằng test kit và các dụng cụ đo đơn
giản;
- Thao tác thả cá giống.
- Tính lượng hóa chất, muối cần để xử lý sát trùng nước, cá giống.
Thái độ:
- Có ý thức học tập tích cực, tham gia học đầy đủ thời lượng của mô đun;
- Bảo quản tốt dụng cụ, trang thiết bị, học liệu, sử dụng tiết kiệm và có hiệu
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
1. Phạm vi áp dụng chương trình
Chương trình mô đun Chuẩn bị ao nuôi, bè nuôi và thả giống cá lăng, cá
chiên áp dụng cho các khoá đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng,
trước hết là các khoá đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động
nông thôn đến năm 2020.
24


Chương trình mô đun Chuẩn bị ao nuôi, bè nuôi và thả giống cá lăng, cá
chiên có thể sử dụng dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khoá tập
huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên).
Chương trình được áp dụng trong cả nước.

Ngoài đào tạo cho người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nhằm nâng
cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu,
Là mô đun thực hành đòi hỏi tỷ mỉ, cẩn thận, tránh các nguy hiểm như điện;
nước, hóa chất.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào
tạo:
Trước khi giảng dạy, giáo viên cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài
học để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học nhằm đảm bảo chất lượng
giảng dạy.
Phương pháp giảng dạy lý thuyết, bài tập: Thuyết trình, nêu vấn đề, thảo
luận, tạo nội dung tình huống lấy học viên làm trung tâm; kết hợp với sử dụng hiệu
quả thiết bị hỗ trợ giảng dạy như máy chiếu, phim, ảnh...
Phương pháp giảng dạy thực hành: Vận dụng các kiến thức liên quan để
phân tích, giải thích các thao tác. Tăng cường sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học,
thao tác mẫu để tăng hiệu quả dạy học.
Nghề nuôi cá lăng, cá chiên còn phụ thuộc nhiều vào mùa vụ nên cần tổ
chức lớp học vào những tháng có nuôi cá để học viên có thể được học ở hiện
trường ao nuôi.
3.Những trọng tâm chương trình cần lưu ý
Quy trình cải tạo ao nuôi cá;
Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cá giống;
Phương pháp chọn cá giống, đóng bao và vận chuyển cá giống;
Cách thả cá giống đúng kỹ thuật.
4.Tài liệu cần tham khảo
1. Nguyễn Đình Trung, 2004. Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng
thủy sản – NXB Nông nghiệp TPHCM.
2. Phạm Văn Khánh, 2000. Kỹ thuật nuôi một số loài cá xuất khẩu. Nhà
xuất bản Nông nghiệp
3. Trần Duy, 1995. Kỹ thuật nuôi lồng cá nước ngọt và cá biển. Nhà xuất
bản Nông nghiệp

4. />25


×