Tải bản đầy đủ (.ppt) (38 trang)

TẬP HUẤN môn LỊCH sử một số PHƯƠNG PHÁP và kỹ THUẬT dạy học vận DỤNG TRONG dạy môn LỊCH sử THCS THEO yêu cầu đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 38 trang )



Kiến thức trọng tâm môn Lịch Sử 8

NỘI DUNG

Đổi mới PPDH môn Lịch Sử THCS

Định hướng KT thi GVG các cấp


Chuyên đề 1

NHỮNG KIẾN THỨC TRỌNG TÂM, CƠ BẢN CỦA MÔN LỊCH SỬ 8
(Theo Chuẩn kiến thức kỹ năng)

LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI
(Từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)
Chủ đề 1. CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ SỰ XÁC LẬP CỦA CNTB
(Từ giữa thế kỉ XVI đến nửa sau thế kỉ XIX)
1. Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên
- Trình bày những chuyển biến lớn về kinh tế, chính trị, xã hội ở Tây Âu trong các thế
kỉ XV - XVII?
- Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI - cuộc cách mạng tư sản đầu tiên.
- Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII.
- Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
2. Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
- Tình hình kinh tế xã hội Pháp trước cách mạng.
- Trình bày nguyên nhân trực tiếp bùng nổ và sự phát triển của cách mạng Pháp?
- Hãy đánh giá ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII?



* Phân biệt và khắc sâu một số khái niệm cho HS
- Chế độ quân chủ chuyên chế
- Đẳng cấp
- Quý tộc mới
- Đẳng cấp thứ ba
- Phái Lập hiến, phái Gi-rông-đanh, phái Gia-cô-banh
- Khái niệm “cách mạng tư sản”
3. Sự xác lập của CNTB trên phạm vi thế giới
- Cách mạng công nghiệp là gì? Nó đã được tiến hành ra sao? Hệ quả kinh tế, xã
hội của cách mạng công nghiệp?
- Tại sao có thể nói: “Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản đã xác
lập và thắng lợi trên phạm vi toàn thế giới”?
4. Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác
- Trình bày những nét chính về các hình thức đấu tranh và những phong trào tiêu
biểu của giai cấp công nhân nửa đầu thế kỉ XIX?


Chủ đề 2. CÁC NƯỚC ÂU - MĨ CUỐI THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX
1. Công xã Pa-ri
- Hoàn cảnh ra đời; diễn biến cuộc khởi nghĩa 18 - 3 - 1871 và sự thành lập
Công xã Pa-ri?
- Nội chiến ở Pháp, ý nghĩa lịch sử của Công xã Pa-ri.
2. Trình bày những chuyển biến lớn và những đặc điểm nổi bật của các nước
Anh, Pháp, Đức, Mĩ trong giai đoạn cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
- Anh
- Pháp
- Đức
- Mĩ
3. Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

- Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX. Quốc tế thứ hai.
- Phong trào công nhân Nga và cuộc Cách mạng 1905 - 1907.
4. Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII XIX.
- Những thành tựu về kĩ thuật:
- Những tiến bộ về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội:
- Sự phát triển của văn học và nghệ thuật:


Chủ đề 3. CHÂU Á THẾ KỈ XVIII - ĐẦU THẾ KỈ XX
1. Ấn Độ thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX
- Sự xâm lược và chíh sách thống trị của Anh:
- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ:
2. Trung quốc giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
- Trung Quốc bị các nước đế quốc xâu xé.
- Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ
XX.
- Cách mạng Tân Hợi (1911).
3. Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
- Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á.
- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á.
4. Nhật Bản giữa thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
-Trình bày nội dung chính và ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị.
Chủ đề 4. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 - 1918)
- Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Diễn biến của chiến tranh.
- Kết cục của Chiến tranh thế giới thứ nhất.


LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
(Phần từ năm 1917 đến năm 1945)

Chủ đề 1
CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917
VÀ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CNXH Ở LIÊN XÔ (1921 - 1941)
1. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng
- Hai cuộc cách mạng ở nước Nga năm 1917.
- Cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ thành quả cách mạng. Ý nghĩa lịch sử
của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
2. Liên Xô xây dựng CNXH (1921 - 1941)
- Cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ thành quả cách mạng. Ý nghĩa lịch sử
của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
- Xây dựng Chính quyền Xô viết.


Chủ đề 2.
CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
(1918 - 1939)
1. Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.
- Châu Âu trong những năm 1918 - 1929.
- Châu Âu trong những năm 1929 - 1939.
2. Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939).
Nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX.
- Nước Mĩ trong những năm 1929 - 1939.
Chủ đề 3.
CHÂU Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939)
1. Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.
- Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Nhật Bản trong những năm 1929 - 1933.
2. Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918 - 1939).
- Những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á. Cách mạng Trung
Quốc trong những năm 1919 - 1939.

- Phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á.


Chủ đề 4.
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 - 1945)
1. Nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai.
2. Những diễn biến chính của cuộc chiến tranh.
- Chiến tranh bùng nổ và lan rộng ra toàn thế giới (1 - 9 - 1939 đến đầu năm
1943).
- Quân Đồng minh phản công, chiến tranh kết thúc (đầu năm 1943 đến tháng 8
- 1945).
3. Kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai.
Chủ đề 5.
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC - KĨ THUẬT VÀ VĂN HÓA THẾ
GIỚI NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX
1. Sự phát triển của khoa học - kĩ thuật thế giới nửa đầu thế kỉ XX.
2. Sự hình thành và phát triển nền văn hóa Xô viết.


LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1918
Chủ đề 1.
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1858-1884)
1. Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873.
- Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam.
- Cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1858 đến năm 1873.
2. Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884).
- Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873).
- Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì (1873 - 1874).
- Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai năm 1882.
- Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng Pháp.

- Hiệp ước Pác-tơ-nốt 1884. Nhà nước phong kiến Việt Nam sụp đổ.


Chủ đề 2.
PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP
TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX (TỪ SAU NĂM 1885)
1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở kinh thành Huế tháng 7 năm
1885.
2. Phong trào Cần vương bùng nổ và lan rộng.
3. Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần vương.
4. Khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913).
Chủ đề 3.
PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP
TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN NĂM 1918
1. Phong trào Đông du (1905 - 1909).
2. Phong trào Đông Kinh nghĩa thục (1907).
3. Cuộc vận động Duy tân và phong trào chống thuế ở Trung Kì.
4. Phong trào yêu nước trong thời kì Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918).
5. Hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước.


Chủ đề 4.
XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM
CUỐI THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX
1. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.
2. Những chuyển biến về kinh tế - xã hội.


Chuyên đề 2 : MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC
VẬN DỤNG TRONG DẠY MÔN LỊCH SỬ THCS THEO YÊU CẦU ĐỔI MỚI


I. Một số phương pháp đặc thù của môn Lịch Sử
1. Tăng cường tính trực quan, hình ảnh, khả năng gây xúc cảm về các sự kiện, hiện
tượng, nhân vật đối với HS
- Trình bày sinh động, giàu hình ảnh của GV thông qua PP tường thuật, miêu tả, kể
chuyện, nêu đặc điểm của nhân vật...
- Kỹ năng sử dụng khéo léo, hiệu quả các phương tiện trực quan : Tranh ảnh, bản
đồ, lược đồ, sa bàn, mô hình vật thật, máy chiếu, Video...


* Ví dụ :
+ Dạy nội dung về các thành tựu KHKT ; GV cung cấp thêm cho HS những hình
ảnh về những thành tựu KHKT mà nhân loại đã đạt được như : máy tính, tàu vũ
trụ, máy bay siêu tốc, tàu ngầm...
+ Dạy nội dung về chiến tranh thế giới thứ hai ; GV cung cấp cho HS xem phim tư
liệu về CTTG để HS thấy đực tính khốc liệt, sự tàn phá nặng nề của CTTG và hậu
quả của nó đối với nhân loại.


2. Tổ chức có hiệu quả trao đổi, đàm thoại trong
giờ học
- GV đặt ra những câu hỏi để HS trả lời, thảo
luận, tranh luận và có thể trao đổi với cả GV, qua
đó HS lĩnh hội được nội dung bài học.
- Đàm thoại trong giờ học có các loại sau : Trao
đổi tái hiện ; trao đổi, đàm thoại phân tích và
khái quát hóa ; trao đổi tìm phát hiện.
=> Cấp THCS chủ yếu tổ chức trao đổi tái hiện
nhằm gợi lại những kiến thức đã học để tiếp thu
kiến thức mới để khái quát và hệ thống hóa kiến

thức. Nó giúp HS củng cố, hiểu sâu kiến thức cũ,
làm cơ sở để tiếp thu kiến thức mới.
* Ví dụ : Khi chuyển sang nội dung “Chiến thắng
Bạch Đằng năm 938”, GV trao đổi để gợi ý cho
HS nhớ lại trước đó dưới sự lãnh đạo của Dương
Đình Nghệ, nhân dân ta đã từng chống quân xâm
lược Nam Hán năm 930 - 931.


3. Vận dụng dạy học nêu vấn đề phù hợp và hiệu quả
- Dạy học nêu vấn đề không phải là một phương pháp dạy học cụ thể mà là kiểu
dạy học có nhiều phương pháp dạy học liên kết với nhau. Trong đó GV tạo ra
tình huống có vấn đề, nêu vấn đề, tổ chức và hướng dẫn HS giải quyết vấn đề.
- GV dẫn dắt HS vào tình huống có vấn đề, GV dẫn dắt HS đến chỗ khiến các
em thấy cần thiết phải hoàn thành bằng những biện pháp, cách thức khác nhau
như : sử dụng lời nói sinh động giàu hình ảnh để dẫn dắt vấn đề, hoặc đề mục.
* Ví dụ : Khi dạy nội dung “Những chuyển biến về xã hội và văn hóa nước ta ở
các thế kỷ I - VI”, GV nêu tình huống như sau : Tại sao trong các làng xã nhân
dân ta vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên và sinh hoạt theo nếp sống riêng, phong
tục, tập quán cổ truyền ? Điều đó kích thích HS phải suy nghĩ, tìm tòi và giải
quyết trên cơ sở kiến thức đã học ở mục trước và nội dung của mục này.
- Tổ chức, hướng dẫn và tạo điều kiện gợi mở, cung cấp tài liệu... nhằm giúp HS
tự giác, tích cực giải quyết vấn đề.
- Dẫn dắt HS kết thúc vấn đề.
Bất cứ câu hỏi, bài tập nhận thức nào của HS khi đã được GV tổ chức hướng
dẫn HS tiến hành trao đổi, thảo luận và đưa ra câu hỏi, công việc tiếp theo của
GV là phải nhận xét, trình bày hoặc sửa chữa kiến thức cho HS. Sau m ỗi tình
huống được giải quyết, GV cần kết luận vấn đề đó để khắc sâu kiến thức cho
HS.



4. Tổ chức có hiệu quả dạy
học hợp tác trong nhóm
nhỏ
Thực hiện dạy học theo
nhóm cần tuân thủ các
bước sau :
- Lập kế hoạch cho hoạt
động nhóm.
- Chia nhóm.
- Chuẩn bị các câu hỏi.
- Giao nhiệm vụ cho các
nhóm.
- Tổ chức hoạt động nhóm.
- Yêu cầu HS trình bày kết
quả làm việc nhóm và nhận
xét.
- GV nhận xét, kết luận.


5. Ứng dụng CNTT trong dạy học một cách phù hợp và có hiệu quả
Việc ứng dụng CNTT phai đảm bảo các nguyên tắc sau :
- Lấy PPDH làm nền tảng trong việc thực hiện các mục tiêu sư phạm, coi
CNTT là phương tiện có hiệu quả nhằm thực hiện được các mục tiêu GD về
kiến thức, kĩ năng và thái độ, tình cảm, tư tưởng.
- Không tăng nội dung học tập dẫn đến quá tải, bám sát chuẩn KTKN và
hướng thái độ, phải xóa bỏ triệt để phương pháp “độc thoại” thầy đọc, trò
chép; thầy nói, trò nghe.



- Việc ứng dụng CNTT rất đa dạng như:
+ Khai thác nội dung (bài viết, hình ảnh, phim tư liệu...) trên mạng internet có
liên quan đến bài học (Tư liệ tham khảo).
+ GV cung cấp một số địa chỉ trang Web để HS tự lên mạng tìm kiếm tư liệu
liên quan đến bài học trên lớp, phục vụ cho việc học tập.
+ Sử dụng các chương trình trên máy tính thông dụng như Microsoft Word,
chương trình xử lý đồ họa và video: Windows Movie maker, Herovideo,
Paint, PhotoShop... để cắt phim, dựng phim, xây dựng bản đồ giáo khoa điện
tử...
+ GV khai thác và sử dụng phần mềm PowerPoint để thiết kế giáo án điện tử
giảng dạy trên lớp, tổ chức các hoạt động ngoại khóa bộ môn...


II. Các kĩ thuật dạy học.
1. Kĩ thuật mảnh ghép.
Là kĩ thuật dạy học mang tính hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết
giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức tạp, kích thích sự tham gia
tích cực cũng như nâng cao vai trò của cá nhân HS trong quá trình hợp tác.


2. Kĩ thuật khăn trải bàn
Là kĩ thuật dạy học mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt
động nhóm nhằm kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực, tăng cường tính độc
lập, trách nhiệm của cá nhân HS cũng như phát triển mô hình có sự tương tác
giữa HS HS.


3. Kĩ thuật thảo luận tiểu nhóm
Đây là kĩ thuật được sử dụng mỗi khi chủ đề được chia thành nhiều phần nhỏ để
thảo luận chi tiết hay làm rõ hơn nhiều ý kiến và ý tưởng khác nhau. HS được

chia ra thành nhiều nhóm tùy thuộc vào số lượng các chủ đề thảo luận. Nếu mỗi
chủ đề được chia thành 3 phần thì sẽ có 3 tiểu nhóm. . Nếu mỗi chủ đề được
chia thành 4 phần thì sẽ có 4 tiểu nhóm. Sau đó đề nghị HS di chuyển từ tiểu
nhóm này sang tiểu nhóm khác. Các HS sẽ thảo luận một cách độc lập từng
phần chủ đề đó.


III. Thiết kế bài học
1. Giáo án:
- GA là kế hoạch của một tiết lên lớp thể hiện rõ công việc của GV và HS, nêu
một cách vắn tắt nội dung và PP được GV xá định trước theo yêu cầu bài học.
- GA bao gồm mục tiêu, nội dung, phương pháp giảng dạy và cách tổ chức
hoạt động của GV và HS.
2. Cấu trúc giáo án
Quan điểm cũ

Quan điểm mới

Bài học phải thực hiện đầy đủ theo - Đã là công việc của một bài học mà
các bước sau:
GV cần thực hiện không nhất thiết
1. Ổn định lớp
phải tuân thủ theo trình tự cả 5
2. Kiểm tra bài cũ
bước, cần vận dụng sao cho linh
3. Dẫn dắt vào bài mới
hoạt, sáng tạo, mềm dẻo, không
4. Giảng bài mới
cứng nhắc và máy móc.
5. Củng cố, dằn dò HS

- Cấu trúc bài học phụ thuộc vào loại
bà nội dung và mục tiêu bài học.


3. Thiết kế bài học
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Mục tiêu của bài học được xác định dựa vào chuẩn KTKN và được biểu đạt bằng các động
từ cụ thể, có thể lượng hóa được. Đây là các đơn vị kiến thức, kĩ năng tối thiểu mà HS đạt
được sau khi học xong một chủ đề hay một bài học cụ thể.
2. Kĩ năng
Bài học rèn cho HS những kĩ năng: Làm được, làm thành thạo các bảng so sánh, đối chiếu,
lập bảng thống kê, phân tích tổng hợp, sử dụng bản đồ...
3. Thái độ
Hình thành thói quen, tính cách, nhân cách nhằm phát triển con người toàn diện.
B. Thiết bị, đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: Chuẩn bị thiết bị, đồ dùng dạy học: Video, máy chiếu, tranh ảnh, bảng phụ...
2. Học sinh: Chuẩn bị sưu tầm tranh ảnh, vẽ bản đồ, chuẩn bị bài tập trò chơi...
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học.
Được tiến hành bao gồm các công việc sau:
1. Ổn định và tổ chức các hoạt động dạy học.
2. Kiểm tra bài cũ (Có thể kiểm tra trong quá trình tổ chức hoạt động dạy – học.
3. Dẫn dắt vào bài mới.
4. Tổ chức dạy – học bài mới.
- Thiết kế theo hoạt động của GV và HS.
- Mỗi hoạt động thường được tiến hành các công việc sau:


×