Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

HOI DAP TRIET HOC MAC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.8 KB, 43 trang )

Phần 6 điểm
Câu 1: Điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan của sự hình thành triết
học Mác?
Những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan của sự hình thành triết
học Mác
Điều kiện kinh tế - xã hội
* Nền đại công nghiệp cơ khí ra đời và phát triển nhờ cuộc cách mạng công
nghiệp cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19:
+ Nước Anh đã trở thành cường quốc tư bản chủ nghĩa lớn nhất với lực lượng
công nghiệp hùng mạnh. Cuộc cách mạng công nghiệp ở Pháp đang được hoàn thành.
+ Ở Đức và một số nước Tây Âu khác, cuộc cách mạng công nghiệp cũng làm cho
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa lớn lên nhanh chóng trong lòng xã hội phong kiến.
Nhờ vậy, tính hơn hẳn của chế độ tư bản chủ nghĩa so với chế độ phong kiến
được thể hiện một cách rõ rệt. “Giải cấp tư sản, trong quá trình thống trị giai cấp chưa
đầy một thế kỷ, đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản
xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại”
* Cùng với nền đại công nghiệp cơ khí là CNTB được xác lập và giữ địa vị
thống trị; giai cấp công nhân công nghiệp ra đời. Đây là giai cấp đại biểu cho lực
lượng sản xuất mới có bản chất cách mạng triệt để nhất.
* Mặt khác, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản làm cho những mâu thuẫn xã hội
vốn có của nó bộc lộ ngày càng gay gắt. Nhiều cuộc đấu tranh của công nhân đã mang ý
nghĩa là:
+ Cuộc khởi nghĩa của thợ dệt ở Lyông (Pháp) năm 1831 -1834
+ Ở Anh có phong trào Hiến chương vào cuối những năm 1930 là “phong trào
cách mạng vô sản to lớn đầu tiên thật sự có tính chất quần chúng và có hình thức chính
trị”2.
+ Cuộc khởi nghĩa tự phát của thợ dệt Xilêdi năm 1844 đến sự xuất hiện “Đồng
minh những người chính nghĩa” - một tổ chức vô sản cách mạng.
* Trong điều kiện lịch sử xã hội đó, giai cấp vô sản không còn đóng vai trò là giai cấp
cách mạng, vì vậy giai cấp vô sản xuất hiện trên vũ đài lịch sử không chỉ là “ kẻ phá hoại” chủ
nghĩa Tư bản mà còn là lực lượng tiên phong trong cuộc đấu tranh cho nền dân chủ.


Thực tiễn xã hội, đặc biệt là thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản nảy sinh
yêu cầu khách quan là phải được soi sáng bằng lý luận khoa học. Sự ra đời của chủ
nghĩa Mác là sự giải đáp về mặt lý luận những vấn đề thời đại đặt ra trên lập trường
của giai cấp vô sản cách mạng.
Nguồn gốc lý luận và những tiền đề khoa học tự nhiên của triết học Mác
Nguồn gốc lý luận của chủ nghĩa Mác nói chung, của triết học Mác nói riêng.
Một là: triết học cổ điển Đức, đặc biệt với hai nhà triết học tiêu biểu là Hêghen và
Phiơbắc, là nguồn gốc lý luận trực tiếp của triết học Mác.
* C.Mác và Ph. Ăngghen đánh giá cao tư tưởng biện chứng của triết học
Hênghen. C. Mác cho rằng tính chất thần bí mà biện chứng đã mắc phải ở triết học
Hênghen tuyệt nhiên không ngăn cản Hêghen trở thành người đầu tiên trình bày một
cách bao quát và có ý thức hình thái vận động chung của phép biện chứng ấy. Ở Hêghen,
phép biện chứng bị lộn ngược đầu xuống đất; chỉ cần dựng nó lại sẽ phát hiện được cái
hạt nhân hợp lý của nó sau lớp vỏ thần bí.
* Kế thừa những giá trị trong chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc; đồng thời đã cải
tạo chủ nghĩa duy vật cũ, khắc phục tính siêu hình và những hạn chế lịch sử của nó. Từ
đó, Mác và Ăngghen xây dựng học thuyết mới, trong đó chủ nghĩa duy vật và phép biện


chứng thống nhất với nhau một cách hữu cơ gọi là chủ nghĩa duy vật biện chứng, một
hình thức mới, một giai đoạn phát triển cao của chủ nghĩa duy vật triết học.
Từ những giá trị của phép biện chứng của Hêghen và chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc,
Mác và Ăng ghen đã xây dựng lên học thuyết triết học mới, trong đó chủ nghĩa duy vật và
phép biện chứng thống nhất với nhau một cách hữu cơ là chủ nghĩa duy vật biện chứng, một
hình thức mới, một giai đoạn phát triển cao của chủ nghĩa duy vật triết học.
Hai là: thừa kế và cải tạo kinh tế chính trị học Anh với những đại biểu xuất sắc là
A.Xơmít và Đ. Ricácđô là một nhân tố không thể thiếu được góp phần làm hình thành
quan niệm duy vật về lịch sử của triết học Mác.
Ba là: cải tạo một cách phê phán chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp với những
đại biểu tiêu biểu là Xanh Ximông và S. Phuriê. Nhờ đó, triết học Mác trở thành vũ khí

lý luận cải tạo xã hội bằng cách mạng.
Những thành tựu của khoa học tự nhiên
Những phát minh lớn của khoa học tự nhiên có vai trò quan trọng không thể thiếu
được cho sự ra đời của triết học Mác. Những phát minh lớn của khoa học tự nhiên làm
bộc lộ rõ tính hạn chế, chật hẹp và những bất lực của phương pháp tư duy siêu hình trong
việc nhận thức thế giới; đồng thời cung cấp cơ sở tri thức khoa học để phát triển tư duy
biện chứng, hình thành phép biện chứng duy vật.
Trong số những thành tựu khoa học tự nhiên thời đó, Ăngghen nêu bật ý nghĩa
của ba phát minh lớn đối với sự hình thành triết học duy vật biện chứng: định luật bảo
toàn và chuyển hoá năng lượng, thuyết tế bào và thuyết tiến hoá của Đắcuyn. Với những
phát minh lớn của khoa học tự nhiên đã làm cho quan niệm mới về tự nhiên đã được
hoàn thành trên những nét cơ bản
* Những yếu tố chủ quan thuộc về Mác và Ăngghen.
Các Mác sinh ngày 5/5/1818, mất ngày 14/3/1883
Phriddrich Ăngghen sinh ngày 28/11/1820 tại Bácman, Đức, mất ngày 5/8/1895
tại Luân Đôn, nước Anh.
Có thể nói tình yêu thương những người lao động, tinh thần hi sinh không mệt
mỏi vì sự nghiệp giải phóng họ, niềm tin sâu sắc vào lý tưởng cách mạng của giai cấ vô
sản, cùng sự thông minh hơn người của CMác và Ph Ăngghen là những yếu tố chủ quan,
quan trọng nhất cho sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa Mác.
Như vậy, triết học Mác cũng như toàn bộ chủ nghĩa Mác đã ra đời như một tất yếu
lịch sử không những vì nó một sự phản ánh thực tiễn xã hội, nhất là thực tiễn cách mạng của
giai cấp công nhân mà còn là sự phát triển hợp logíc của lịch sử tư tưởng nhân loại.
Câu 2: Nguyên tắc khách quan và việc vận dụng nguyên tắc này.
Theo quan điểm triết học Mác Lênin “Vật chất là một phạm trù triết học đúng để
chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của
chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
Ý thức là sự phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới bên ngoài vào bộ óc của con
người. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
Giữa vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng trong đó vật chất quyết định

đối với ý thức và ý thức có tính độc lập tương đối, sự tác động trở lại đối với vật chất.
Từ mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, một nguyên tắc được rút ra,
đó là nguyên tắc, khách quan.
Nội dung của nguyên tắc khách quan: Nguyên tắc khách quan là nguyên tắc
hàng đầu của phương pháp nhận thức biện chứng duy vật. Nguyên tắc này đòi hỏi chúng
ta trong nhận thức và hành động phải xuất phát từ chính bản thân sự vật với những thuộc
tính, những mối liên hệ vốn có của nó, những quy luật khách quan, phải có thái độ tôn

2


trọng sự thật, tránh thái độ nóng vội, phiến diện, định kiến. Nguyên tắc này đòi hỏi phải
tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan không được lấy ý muốn chủ quan của
mình làm chính sách, không được lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến lược, sách
lược cách mạng.
Tuy nhiên, việc thực hiện nguyên tắc khách quan không có nghĩa là quan điểm
khách quan xem nhẹ, tính năng động, sáng tạo của ý thức mà còn đòi hỏi chúng ta phải
biết phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức vào trong quá trình hoạt động thực tiễn.
Bởi vì quá trình đạt tới tính khách quan đòi hỏi chủ thể phải phát huy tính năng động,
sáng tạo trong việc tìm ra những biện pháp, những con đường để từng bước thâm nhập
sâu vào bản chất của sự vật, trên cơ sở đó thực hiện việc biến đổi từ cái “vật tự nó” thành
cái phục vụ cho nhu cầu lợi ích của con người.
Trong thực tế nhận thức và hoạt động của con người, nếu chúng ta tuyệt đối hóa
một trong hai mặt của vật chất và ý thức thì sẽ có những sai lầm và rơi vào một trong 2
bệnh: chủ quan duy ý chí và bảo thủ trì trệ.
Bệnh chủ quan duy ý chí là một sai lầm trong tư duy, trong đó chủ thể tư duy thể
hiện khuynh hướng tuyệt đối hoá vai trò của chủ thể trong quan niệm và hành động, phủ
nhận hoàn toàn hay phần nào bản chất và tính quy luật của thế giới vật chất, của hiện
thực khách quan. Thực chất của căn bệnh này là trong nhận thức và hoạt động thực tiễn,
người ta tuyệt đối hoá nhân tố chủ quan, xa rời hiện thực khách quan, coi thường các quy

luật khách quan của sự vận động và phát triển. Bệnh chủ quan duy ý chí còn là biểu hiện
của sự thiếu tư duy biện chứng khoa học, cường điệu tính sáng tạo của ý thức, của ý chí,
xa rời hiện thực khách quan, bất chấp quy luật khách quan, điều kiện khách quan, lấy
nhiệt tình cách mạng thay thế cho sự yếu kém về trí thức khoa học. Sai lầm của bệnh chủ
quan duy ý chí là lối suy nghĩ và hành động giản đơn, nóng vội áp đặt ý chí vào thực tế
khi định ra chủ trương chính sách.
Ngược lại với bệnh chủ quan duy ý chí là bệnh bảo thủ trì trệ. Đây là tình trạng ỷ
lại, dựa dẫm, chờ đợi, ngại đổi mới thậm chí cản trở cái mới, bằng lòng thỏa mãn với cái
đã có do khuynh hướng cường điệu vai trò quyết định của vật chất, hạ thấp vai trò của
nhân tố chủ quan.
Vận dụng:
Bệnh chủ quan duy ý chí và là bệnh bảo thủ trì trệ là một sai lầm của Đảng ta
trước thời kỳ đổi mới (trước Đại hội lần VI tháng 12-1986). Đánh giá về mức độ sai lầm
do chủ quan duy ý chí của Đảng trong thời kỳ này, Đại hội lần thứ VI đã chỉ rõ Đảng đã
“nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ quan”, “giản đơn hóa, muốn thực hiện nhiều mục
tiêu của CNXH trong điều kiện nước ta mới có chặng đường đầu tiên”. Do chủ quan duy
ý chí và bảo thủ trì trệ, Đảng đã có những sai lầm nghiêm trọng và kèo dài về chủ
trương, chính sách lớn, về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện trong giai đoạn này, vi
phạm các quy luật khách quan, biểu hiện qua một số lĩnh vực cụ thể được Văn kiện ĐH
Đảng lần VI đánh giá như sau : “chưa thật sự thừa nhận cơ cấu kinh tế nhiều thành phần
ở nước ta tồn tại trong một thời gian tương đối dài” nên “đã có những biểu hiện nóng vội
muốn xóa bỏ ngay các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa”, “chưa nắm vững và vận
dụng đúng quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ SX với tính chất và trình độ LLSX” nên
“có lúc đẩy mạnh quá mức việc xây dựng công nghiệp nặng mà không chú ý phát triển
công nghiệp nhẹ”.
Trên thực tế, do việc đầu tư tràn lan, không có cơ sở khoa học, không phù hợp với
điều kiện thực tế về tài nguyên, lao động của từng vùng nên việc khai thác nguồn vốn
đầu tư không hiệu quả, nhiều công trình đầu tư dở dang và thậm chí không đủ nguyên
liệu để đưa vào hoạt động (VD như đầu tư nhà máy đường đều khắp các tỉnh nhưng có


3


tỉnh không đủ nguyên vật liệu để cung cấp cho nhà máy hoạt động, không tính toán đến
các điều kiện……).
Ngoài ra, cũng do chủ quan duy ý chí trong việc dùng kế hoạch, pháp lệnh để chỉ
huy toàn bộ nền kinh tế đất nước, “duy trì quá lâu cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan
liêu bao cấp” - một cơ chế "gắn liền với tư duy kinh tế dựa trên những quan niệm giản
đơn về chủ nghĩa xã hội, mang nặng tính chất chủ quan, duy ý chí", “có nhiều chủ
trương sai trong việc cải cách giá cả, tiền lương, tiền tệ” cùng với việc bố trí cơ cấu kinh
tế trước hết là SX và đầu tư thường chỉ xuất phát từ lòng mong muốn đi nhanh, không
tính đến điều kiện khả năng thực tế nên dẫn đến việc SX chậm phát triển, mâu thuẩn
giữa cung và cầu ngày càng gay gắt do việc áp dụng những chính sách, chủ trương trên
đã vi phạm những quy luật khách quan của nền kinh tế SX hàng hóa (quy luật cung cầu
quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, …). Việc bỏ qua không thừa nhận và vận dụng
những quy luật khách quan của phương thức sản xuất, của nền kinh tế hàng hóa ... vào
việc chế định các chủ trương chính sách kinh tế làm cho nền kinh tế nước ta bị trì trệ
khủng hoảng trầm trọng.
Nguyên nhân của bệnh chủ quan duy ý chí và bệnh bảo thủ trì trệ mà Đảng ta mắc
phải có nguyên nhân khách quan nhưng chủ yếu là do nguyên nhân chủ quan đó là sự
yếu kém về tư duy lý luận, trí thức lý luận không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn; đó
là việc hiểu và vận dụng chưa đúng nguyên lý, quy luật, phạm trù,..; chưa chú ý tiếp thu
kế thừa những thành tựu, kỹ thuật công nghệ mới của chủ nghĩa tư bản, của nhân loại,
thậm chí còn có định kiến phủ nhận một cách cực đoan những thành tựu đó
Những nguyên nhân khách quan: do xuất phát điểm của nước ta quá thấp, nền SX
nhỏ với trình độ SX lạc hậu, do hậu quả của chiến tranh kéo, cơ chế quan liêu bao cấp,
bệnh quan liêu ảo tưởng, kiêu ngạo cộng sản… cũng tạo điều kiện cho sự ra đời của căn
bệnh chủ quan duy ý chí và bảo thủ trì trệ.
Đại hội Đảng lần VI (1986) đã chỉ rõ bài học kinh nghiệm trong thực tiễn cách
mạng ở nước ta là “Đảng phải luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy

luật là điều kiện đảm bảo sự dẫn đầu của Đảng” Đây là sự vận dụng đúng đắn nguyên tắc
khách quan, thừa nhận các quy luật khách quan trong việc đề ra các chủ trương, chính sách
vào thực tế của công cuộc xây dựng đất nước ta từ sau ĐH Đảng lần VI.
Đại hội Đảng lần VI đã xác định xây dựng quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa
là một công việc to lớn, không thể làm xong trong một thời gian ngắn, không thể nóng
vội làm trái quy luật. Văn kiện Đại hội xác định: "Nay phải sửa lại cho đúng như sau:
Đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục trong suốt thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội, với những hình thức và bước đi thích hợp, làm cho quan hệ
sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, luôn có tác dụng thúc
đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất". Đại hội cũng phát hiện một vấn đề lớn có tính
lý luận, hoàn toàn mới mẻ: "Kinh nghiệm thực tiễn chỉ rõ: lực lượng sản xuất bị kìm hãm
không chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu, mà cả khi quan hệ sản xuất phát
triển không đồng bộ, có những yếu tố đi quá xa so với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất". Trên cơ sở đó, Đại hội xác định: "Nền kinh tế nhiều thành phần là một đặc
trưng của thời kỳ quá độ".
Trong cơ cấu sản xuất và cơ cấu đầu tư, Đảng và Nhà nước đã điều chỉnh theo
hướng "không bố trí xây dựng công nghiệp nặng vượt quá điều kiện và khả năng thực
tế", tập trung sức người, sức của vào việc thực hiện ba chương trình mục tiêu: sản
xuất lương thực- thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng và sản xuất hàng xuất khẩu.
Do đó đã đáp ứng được nhu cầu bức xúc nhất lúc bấy giờ và là điều kiện thúc đẩy sản
xuất và lưu thông hàng hóa, là cái gốc tạo ra sản phẩm hàng hóa.

4


Về cơ chế quản lý kinh tế, lần đầu tiên khái niệm về hàng hóa, thị trường được
đưa vào Nghị quyết một cách rõ ràng "Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước” Cơ chế quản lý kinh tế được Đại hội VI xác định : "Tính kế hoạch là đặc
trưng số một của cơ chế quản lý kinh tế ngay từ buổi đầu của thời kỳ quá độ. Sử dụng

đúng đắn quan hệ hàng hóa - tiền tệ là đặc trưng thứ hai của cơ chế về quản lý kinh tế".
Vấn đề phân phối đã được chú trọng hơn: thực hiện nhiều hình thức phân phối,
lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu, đồng thời dựa trên
mức đóng góp các nguồn lực khác vào kết quả sản xuất kinh doanh và phân phối thông
qua phúc lợi xã hội.
Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng
bước và trong suốt quá trình phát triển. Công bằng xã hội phải thể hiện cả ở khâu phân
phối hợp lý tư liệu sản xuất lẫn ở khâu phân phối kết quả sản xuất. "Để phát triển sức sản
xuất, cần phát huy khả năng của mọi thành phần kinh tế, thừa nhận trên thực tế còn có
bóc lột và sự phân hóa giàu nghèo nhất định trong xã hội, nhưng phải luôn quan tâm bảo
vệ lợi ích của người lao động, vừa khuyến khích làm giàu hợp pháp, chống làm giàu phi
pháp, vừa coi trọng xóa đói giảm nghèo".
Đồng thời với các đổi mới trong lĩnh vực kinh tế, việc đổi mới bắt đầu từ việc
Đảng phải đổi mới tư duy lý luận, nâng cao năng lực, trình độ lý luận của Đảng để nhận
thức đúng và hành động đúng phù hợp với hệ thống các quy luật khách quan. Đồng thời
với việc đổi mới tư duy lý luận, việc tăng cường phát huy dân chủ, phát huy tiềm năng
cán bộ KHKT, đội ngũ cán bộ quản lý và tăng cường công tác tổng kết thực tiễn, tổng
kết cái mới, không ngừng bổ sung, phát triển, hoàn chỉnh lý luận về mô hình, mục tiêu,
bước đi, đổi mới và kiện toàn tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị
… là những biện pháp nhằm từng bước sửa chữa sai lầm và khắc phục bệnh của chủ
quan duy ý chí.
Kết quả: Nhờ vận dụng đúng đắn các quy luật thông qua các chủ trương chính
sách của Đảng và Nhà nước ta, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân từng bước được
ổn định và nâng cao, chế độ XHCN ngày càng củng cố và đất nước đã ra khỏi cuộc
khủng hoảng kinh tế xã hội và đang có những bước chuyển biến tích cực trong tất cả các
lĩnh vực đời sống xã hội…..(Có thể lấy thêm các dẫn chứng nữa)
Tóm lại, từ những phân tích trên cho thấy thắng lợi của công cuộc đổi mới của
nước ta là do chúng ta quán triệt và vận dụng đúng quy luật khách quan,….
Câu 3. Sự vận dụng quan điểm toàn diện trong quá trình đổi mới ở Việt
Nam(Nội dung nguyên lý mối liên hệ phổ biến; Ý nghĩa phương pháp luận. Sự vận

dụng của Đảng ta)
Trong Văn kiện Đại hội ĐCSVN lần thứ X có đoạn viết: “Đổi mới toàn diện,
đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp”
= Trong Văn kiện Đại hội ĐCSVN lần thứ X có đoạn viết: “Đòi hỏi bức bách
của toàn dân tộc lúc này là phải tranh thủ cơ hội, vượt qua thách thức, tiếp tục đổi mới
mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ, phát triển nhanh và bền vững”.
“Đổi mới toàn diện đồng bộ có nguyên tắc và có bước đi vững chắc, đó là mệnh
lệnh của cuộc sống là quá trình không thể đảo ngược – (VK VII, trang 168)
“Tiếp tục đổi mới toàn diện và đồng bộ đưa công cuộc đổi mới đi vào chiều sâu
với bước đi vững chắc lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm. Đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ
các lãnh vực khác” (VK ĐH6 trang 61)
I. Lý luận

5


Phép biện chứng duy vật được C.Mác và Ph. Angghen xây dựng vào đầu thế kỷ
XIX, sau đó được V.Lênin phát triển, Phép BCDV đã khái quát một cách đúng đắn
những quy luật vận động và phát triển chung nhất của thế giới.
Lênin đã gọi PBCDV là linh hồn của chủ nghĩa Mác. Hồ Chí Minh: Học lý luận
là học lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin để áp dụng mà
giải quyết những vấn đề thực tế của cách mạng.
Ngay từ khi ra đời, ĐCSVN xác định Chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư
tưởng và vận dụng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam để đề ra đường lối, cương lĩnh
đúng đắn. CM T8 1945, chiến dịch HCM toàn thắng ngày 30/4/1975 minh chứng cho sự
vận dụng sự đúng đắn đó.
Tại Đại hội Đảng lần thứ VI, Đảng tiến hành đổi mới toàn diện, đồng bộ trên tất
cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: “CTrị, KT, VH, XH,…” và triệt để với những hình
thức, bước đi, cách làm phù hợp, trong đó lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm mà trước
hết là đổi mới tư duy kinh tế, nâng cao năng lực nhận thức và vận dụng quy luật, trình độ

chuyên môn nghiệp vụ của Đảng viên dựa trên nguyên lý của mối liên hệ phổ biến và
được rút ra từ quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử cụ thể.
1.Tóm tắt những nội dung chính của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và rút
ra quan điểm toàn diện.
Mối liên hệ phổ biến là một phạm trù triết học dùng để sự quy định và tác động
lẫn nhau trong quá trình tồn tại và phát triển của mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới
khách quan hay giữa các mặt, các yếu tố, các bộ phận trong cùng 1 sự vật, hiện tượng.
PBCDV khẳng định rằng mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng là khách quan trên cơ
sở sự thống nhất vật chất của thế giới. Do đó, mối liên hệ ấy đều bị chi phối bởi những
đặc điểm của vật chất và được thể hiện các thuộc tính sau:
- Tính khách quan: Mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng là cái vốn có của mọi
sự vật, hiện tượng, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Bắt nguồn từ
tính thống nhất vật chất của thế giới, từ sự tồn tại và phát triển của chính sự vật, hiện
tượng;
- Tính phổ biến: Mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng là phổ biến, có nghĩa là
các sự vật, hiện tượng không những liên hệ với nhau mà các yếu tố, bộ phận cấu thành
sự vật, hiện tượng cũng liên hệ hữu cơ với nhau. Mối liên hệ gọi là phổ biến bởi vì nó
không những xảy ra trong các giai đoạn, trong các quá trình mà còn diễn ra trước và sau
trong sự trong sự vận động, phát triển của thế giới nói chung và từng sự vật, nói riêng
cũng luôn liên hệ với nhau; gọi là phổ biến cũng có nghĩa là không chỉ nó diễn ra trong
tự nhiên, mà cả trong lĩnh vực đời sống xã hội và tinh thần mọi sự vật, hiện tượng cũng
luôn luôn có mối liên hệ với nhau;
- Tính nhân quả: Sự vật này có thể là nguyên nhân và là kết quả của sự vật, hiện
tượng khác. Không có nguyên nhân đầu tiên, cũng không có kết quả cuối cùng;
- Tính đa dạng của mối liên hệ được biểu hiện ở tính nhiều vẽ phong phú của các
mối liên hệ. PBCDV cho rằng có mối liên hệ: bên trong, bên ngoài; có mối liên hệ chủ
yếu, thứ yếu; có mối liên hệ chung bao quát toàn thế giới. Có mối liên hệ: trực tiếp, gián
tiếp. Có mối liên hệ bản chất và mối liên hệ không bản chất.
- Tính lịch sử: vì sự vật, hiện tượng luôn luôn tồn tại trong không gian và thời
gian cụ thể nên mối quan hệ giữa chúng là lịch sử cụ thể.

=> Từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến cho ta rút ra ý nghĩa phương pháp luận
trong nhận thức, xem xét một sự vật, hiện tượng và hành động trong thực tiễn, đó là quan
điểm toàn diện và quan điểm lịch sử cụ thể.

6


* Quan điểm toàn diện (ncứu tính phổ biến của mối liên hệ), quan điểm này đặt ra
2 yêu cầu: khi xem xét các SV,HT phải đặt nó trong mối quan hệ tác động qua lại giữa
các bộ phận, các yếu tố, thuộc tính khác nhau của SV,HT đó; xem xét các SV, HT phải
đặt nó trong mối quan hệ với các SV,HT khác (kể cả gián tiếp và trực tiếp). khi nghiên
cứu 1 đối tượng cụ thể phải bao quát, xem xét đầy đủ tất cả các mối liên hệ của nó, tránh
bỏ sót. Đồng thời, vừa xem xét đầy đủ nhưng không có nghĩa là xem xét dàn trải, liệt kê
những thuộc tính khác nhau của SV hay HT đó; mà phải có trọng tâm, trọng điểm, xác
định được cái trọng tâm, trọng điểm; xác định mối liên hệ cơ bản, bên trong, xem xét
làm nổi bật cái cơ bản, cái quan trọng nhất của SV, HT đó.
* Quan điểm lịch sử cụ thể (ncứu tính đa dạng của MLhệ): Quan điểm này đòi hỏi
khi xem xét mọi vấn đề do thực tiễn đặt ra hoặc khi đánh giá một SVHT, để nhìn thấy
được bản chất của sự vật hiện tượng chúng ta gắn nó với không gian và thời gian cụ thể,
với những điều kiện, những hoàn cảnh lịch sử cụ thể của sự tồn tại của sự vật, không
được đánh giá chung. Yêu cầu của quan điểm này đòi hỏi chúng ta phải chú ý đúng mức
tới hoàn cảnh lịch sử cụ thể đã làm phát sinh vấn đề đó, tới sự ra đời và phát triển của nó,
tới bối cảnh hiện thực - cả khách quan lẫn chủ quan. Tư duy của chúng ta chỉ có thể chân
thực khi chúng ta theo sát sự thay đổi của những hoàn cảnh lịch sử cụ thể của sự vật.
Quan điểm hoàn cảnh lịch sử cụ thể đòi hỏi khi vận dụng những nguyên tắc lý luận vào
thực tiễn không được dừng lại ở những công thức chung, sơ đồ chung mà phải tính đến
những điều kiện lịch sử cụ thể của sự vận dụng; tránh phiêu lưu, mạo hiểm, xa rời thực
tế, ảo tưởng; khắc phục quan điểm siêu hình, giáo điều, cào bằng, bình quân chủ nghĩa.
Nói cách khác, khi xem xét một luận điểm, một chân lý nào đó phải gắn với những hoàn
cảnh lịch sử cụ thể của luận điểm, của chân lý đó, bởi vì chân lý sẽ trở thành sai lầm nếu

nó bị đẩy ra ngoài giới hạn tồn tại của nó, trong những điều kiện không gian và thời gian
nhất định của nó. Lênin nói “Bản chất linh hồn sống của Chủ nghĩa Mác là phân tích cụ
thể một tình hình cụ thể, điều kiện cụ thể”, quán triệt quan điểm: chân lý là cụ thể, cách
mạng là sáng tạo.
=>Quán triệt quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử cụ thể, chúng ta cần phải
khắc phục và nghiêm khắc phê phán quan điểm phiến diện, chủ nghĩa chiết trung, thuật
ngụy biện. Vận dụng phương pháp luận trong hoạt động thực tiễn, nguyên lý mối liên hệ
phổ biến để cải tạo sự vật, bằng hoạt động thực tiễn của mình biến đổi những mối liên hệ
nội tại của sự vật cũng như mối liên hệ qua lại giữa sự vật đó với sự vật khác. Muốn vậy,
phải sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp, nhiều phương tiện khác nhau để tác động nhằm
thay đổi những liên hệ tương ứng chứng minh cho việc “Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có
kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp” = “Đòi hỏi bức bách của toàn dân
tộc lúc này là phải tranh thủ cơ hội, vượt qua thách thức, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn
diện và đồng bộ, phát triển nhanh và bền vững”, cụ thể như sau:
* Trong thời chiến, Đảng ta quán triệt quán điểm toàn diện và thể hiện rất sinh
động trong đường lối kháng chiến toàn dân và toàn diện chống thực dân Pháp; trong
đường lối chống Mỹ; kết hợp sức mạnh trong nước với sức mạnh thời đại, sức mạnh
quân sự với sức mạnh CT, KT, VH, ngoại giao; sức mạnh của 3 vùng chiến lược và mũi
giáp công…Nhờ có sức mạnh toàn diện, tổng hợp mà sự nghiệp giải phóng dân tộc đã
giành được thắng lợi hoàn toàn.
* Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN VN. Đặc biệt là trong công
cuộc đổi mới của đất nước, Đảng ta đã chủ trương đổi mới toàn diện, đổi mới bao quát
nhiều mặt, lĩnh vực của đời sống XH, song mỗi bước đi của quá trình đổi mới phải xác
định đúng khâu then chốt, trọng tâm để tập trung sức giải quyết làm cơ sở đổi mới các
khâu, các lĩnh vực khác. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng

7


định: “Xét trên tổng thể, Đảng ta bắt đầu công cuộc đổi mới từ đổi mới về tư duy chính

trị trong việc hoạch định đường lối và các chính sách đối nội, đối ngoại. Không có sự
đổi mới đó thì không có sự đổi mới khác. Song, Đảng ta đã đúng khi tập trung trước hết
và việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đổi mới kinh tế, khắc phục khủng hoảng KT-XH,
tạo tiền đề cần thiết về vật chất và tinh thần để giữ vững ổn định chính trị, xây dựng và
củng cố miền tin cùa nhân dân, tạo thuận lợi để đổi mới các mặt khác của đời sống
XH”.
Thực tiễn qua những năm đổi mới của đất nước đã mang lại nhiều bằng chứng
sinh động, thuyết phục, xác định những quan điểm đổi mới của Đảng nêu trên là đúng
đắn phù hợp với hoàn cảnh lịch sử nước ta. Chính vì vậy, Văn kiện ĐH đại biểu toàn
quốc lần thứ X của Đảng tiếp tục khẳng định “Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có kế thừa,
có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp”
II. Liên hệ thực tiễn hơn 20 năm đổi mới để khẳng định sự đúng đắn của
luận điểm trên.
Đất nước đã ra khởi khủng hoảng kinh tế - xã hội, sự thay đổi cơ bản và toàn diện.
KT tăng trưởng khá nhanh, sự nghiệp CNH, HĐH, phát triển KTTT định hướng XHCN
được đẩy mạnh. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại
đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Chính trị - XH ổn định. Quốc phòng
và an ninh được giữ vững. Vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng nâng cao.
Sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên rất nhiều, tạo ra thế và lực mới cho đất nước
tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp.
Những thành tựu đó chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng
tạo, phù hợp với thực tiển VN. Nhận thức về CHXH và con đường đi lên CNXH ngày
càng tỏ hơn; hệ thống quan điểm lý luận về công cuộc đổi mới, về XHCN và con đường
đi lên CNXH ở VN đã hình thành trên những nét cơ bản./.
Câu 4: Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn và sự vận dụng vào
nhận thức con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:
Trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành
theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta hiện nay, lý luận nhận thức, vấn đề cải tạo thực tiễn nền kinh tế luôn thu hút sự
quan tâm của nhiều đối tượng.

Ngày nay, triết học là một bộ phận không thể tách rời với sự phát triển của bất cứ
hình thái kinh tế nào. Những vấn đề triết học về lý luận nhận thức và thực tiễn, phương
pháp biện chứng... luôn là cơ sở, là phương hướng, là tôn chỉ cho hoạt động thực tiễn,
xây dựng và phát triển xã hội. Nếu xuất phát từ một lập trường triết học đúng đắn, con
người có thể có được những cách giải quyết phù hợp với các vấn dề do cuộc sống đặt ra.
Việc chấp nhận hay không chấp nhận một lập trường triết học nào đó sẽ không chỉ đơn
thuần là sự chấp nhận một thế giới quan nhất định, một cách lý giải nhất định về thế giới,
mà còn là sự chấp nhận một cơ sở phương pháp luận nhất định chỉ đạo cho hoạt động.
Chúng ta biết rằng, triết học là một trong ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác. Lênin
đã chỉ rõ rằng chủ nghĩa duy vật biện chứng đó chính là triết học của chủ nghĩa Mác.
Cho đến nay, chỉ có triết học Mác là mang tính ưu việt hơn cả. Trên cơ sở nền tảng
triết học Mác - Lênin, Đảng và Nhà nước ta đã học tập và tiếp thu tư tưởng tiến bộ, đề ra
những mục tiêu, phương hướng chỉ đạo chính xác, đúng đắn để xây dựng và phát triển xã
hội, phù hợp với hoàn cảnh đất nước. Mặc dù có những khiếm khuyết không thể tránh
khỏi song chúng ta luôn đi đúng hướng trong cải tạo thực tiễn, phát triển kinh tế, từng
bước đưa đất nước ta tiến kịp trình độ các nước trong khu vực và thế giới về mọi mặt.

8


Chính những thành tựu của xây dựng chủ nghĩa xã hội và qua gần 30 năm đổi mới
là minh chứng xác đáng cho vấn đề nêu trên. Hoạt động nhận thức và cải tạo thực tiễn
cùng với sự nắm bắt các quy luật khách quan trong vận hành nền kinh tế ở nước ta là
một vấn đề còn nhiều xem xét và tranh cãi, nhất là trong quá trình đổi mới hiện nay.
Trên cơ sở “Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn và việc vận dụng vào quá
trình đổi mới ở Việt Nam:
* Phạm trù thực tiễn:
- Vị trí: Phạm trù thực tiễn là một trong những phạm trù trung tâm, nền tảng, cơ
bản của toàn bộ Triết học Mác – Lênin.
- Khái niệm: Thực tiễn là những hoạt động vật chất có tính lịch sử - xã hội của

con người, nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.
+ Thực tiễn không phải bao gồm toàn bộ hoạt động của con người, mà chỉ là
những hoạt động vật chất.
+ Thực tiễn là những hoạt động vật chất có tính chất loài (loài người).
+ Là những hoạt động vật chất có mục đích của con người nhằm cải tạo tự nhiên
và xã hội.
- Các hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn:
+ Là hoạt động sản xuất vật chất: là hoạt động đã đưa con người từ một trạng thái
thú vật lên trạng thái người.
+ Là hoạt động chính trị xã hội: xuất hiện khi xã hội phân chia giai cấp; là hoạt
động đấu tranh giai cấp.v.v. nhằm cải tạo, biến đổi xã hội, phát triển các quan hệ xã hội,
chế độ xã hội.
+ Là hoạt động thực nghiệm khoa học: là hoạt động của con người được tiến hành
trong những điều kiện “nhân tạo” nhằm rút ngắn “độ dài” của quá trình con người nhận
thức và cải tạo thế giới.
* Phạm trù lý luận:
- Khái niệm lý luận: Là một hệ thống những tri thức về tự nhiên và xã hội được
khái quát từ thực tiễn phản ánh những mối liên hệ bản chất, tất yếu, những tính quy luật
của thế giới khách quan.
Để có lý luận, nhận thức nhân loại phải phát triển qua hai trình độ, đó là trình độ
tri thức kinh nghiệm và trình độ tri thức lý luận:
- Tri thức kinh nghiệm:
+ Tri thức kinh nghiệm là tri thức chủ yếu thu được từ quan sát và thí nghiệm. Có
hai loại tri thức kinh nghiệm, đó là tri thức kinh nghiệm thông thường và tri thức kinh
nghiệm khoa học.
+ Vai trò của tri thức kinh nghiệm: có vai trò không thể thiếu được trong cuộc
sống hàng ngày của con người và càng có vai trò quan trọng trong đấu tranh cách mạng,
nhất là trong sự nghiệp xây dựng CNXH.
- Tri thức lý luận:
+ Là tri thức khái quát từ tri thức kinh nghiệm, nó được biểu đạt bằng hệ thống

các khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật của lý luận nói chung.
+ Vai trò của tri thức lý luận: có vai trò rất lớn đối với thực tiễn, góp phần làm
biến đổi thực tiễn thông qua chính hoạt động thực tiễn của con người. Tuy nhiên, do gián
tiếp phản ánh sự vật, hiện tượng, do tính khái quát hóa, trừu tượng nên chứa đựng khả
năng xa rời thực tế và trở thành ảo tường, giáo điều.
Vì vậy, đồng thời với coi trọng lý luận phải coi trọng thực tiễn, không được
cường điệu vai trò của lý luận, coi thường thực tiễn, tách rời lý luận khỏi thực tiễn. Điều

9


đó đòi hỏi chúng ta phải quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong
nhận thức khoa học và hoạt động cách mạng.
1. Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa Mác –
Lênin: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, giữa lý luận và thực tiễn có mối
quan hệ biện chứng với nhau, quy định, tác động qua lại với nhau, trong đó:
- Vai trò của thực tiễn đối với lý luận:
+ Thực tiễn là cơ sở của nhận thức, lý luận, khoa học: Bằng hoạt động thực tiễn
con người tác động và sự vật, hiện tượng và quá trình của thế giới, bắt chúng bộ lộ
những thuộc tính, quy luật, bí ấn để con người nhận thức.
+ Thực tiễn là động lực của nhận thức, lý luận khoa học: Thực tiễn luôn đặt ra
những vấn đề mới, phải tổng kết, khái quát kinh nghiệm thành lý luận mới; còn là động
lực chế tạo ra những dụng cụ máy móc để hỗ trợ con người nhận thức hiệu quả hơn.
+ Thực tiễn là mục đích của nhận thức, lý luận, khoa học: Lý luận khoa học chỉ
có ý nghĩa thực sự khi chúng được vận dụng và thực tiễn cải tạo tự nhiên, xã hội, phục
vụ mục tiêu phát triển con người.
+ Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý: Triết học Mác – Lênin khẳng định và
chứng minh rằng thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra nhận thức, lý luận, khoa học. Tức là
đem áp dụng lý luận, khoa học và thực tiễn mới xác nhận tri thức đạt được là chân thực
hay giả dối.

- Vai trò của lý luận đối với thực tiễn:
+ Lý luận khái quát những kinh nghiệm thực tiễn; góp phần vào việc tổ chức,
giáo dục, thuyết phục quần chúng; có thể dự báo tương lai.
+ Sự tác động trở lại của lý luận đối với thực tiễn theo hai hướng:
Một là: nếu lý luận phản ánh đúng thực tiễn thì nó sẽ góp phần thúc đẩy thực tiễn
phát triển.
Hai là: Nếu lý luận phản ánh sai thực tiễn thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của thực tiễn.
* Vận dụng vào nhận thức con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:
- Quá trình nhận thức về CNXH thời kỳ trước đổi mới:
VN là một quốc gia không lớn, trình độ phát triển lực lượng sản xuất rất thấp, lại
liên tục trải qua các cuộc chiến tranh với các cường quốc, với những hậu quả nặng lề nên
nhân dân có niềm khát vọng muốn có nhanh một cuộc sống thực sự hạnh phúc là tư
tưởng phổ biến.
Từ thực tế ấy, nhận về con đường lên CNXH đã có những khuyết điểm, yếu kém như:
+ Chưa nhận thức rõ mục tiêu trước mắt, mục tiêu tổng quát mà chưa cụ thể hóa
được các mục tiêu ấy; chưa nhận thức đẩy đủ, đúng đắn về động lực cách mạng XHNC;
chưa xây dựng được cơ chế đúng để phát hiện, sử dụng nguồn nhân lực; chưa gắn bó
hữu cơ mục tiêu kinh tế - chính trị với mục tiêu phát triển con người.v.v.
+ Nhận thức sai về động lực trong lý luận về mô hình CNXH như nhiều cái người
ta đã biết, nhưng lại không được huy động vào như những nhân tố động lực, mà lại cho
là phản động lực như: cơ chế thị trường, năng lực cá nhân, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản
nhà nước.
+ Ngược lại có những cái ở vào thời điểm của chúng ta hiện nay chúng trở thành
phản động lực, lại được coi là động lực của CNXH như: sự phân phối bình quân; tập thể
hóa tràn lan; cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp.
Từ mô hình đến con đường đi lên CNXH ở VN đều dựa vào kinh nghiệm của nước
ngoài, đặc biệt là LX. Điều đó vừa không đúng với tinh thần của chủ nghĩa Mác, không
thấm nhuần tư tưởng HCM và cũng không xuất phát từ thực tiễn VN. Đó là sự vi phạm
nghiêm trọng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa Mác – Lênin.


10


- Thời kỳ đổi mới:
Với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật”, Đại hội VI của Đảng đã chỉ ra rằng:
“Trong lãnh đạo, Đảng có lúc phạm sai lầm, khuyết điểm, có những sai lầm, khuyết điểm
nghiêm trọng do giáo điều chủ quan, duy ý chí, vi phạm quy luật khách quan”. ĐCSVN
đã xây dựng những nhận thức mới về CNXH và con đường đi lên CNXH ở VN như:
+ Thứ nhất: Nhận thức về mục tiêu của cách mạng XHCN ở VN: mục tiêu tổng
quát trên các lĩnh vực được cụ thể hóa qua nhiều bước quá độ; đó là việc giải quyết các
quan hệ: giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc
thượng tầng, giữa kinh tế với chính trị và văn hóa, giữa xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
+ Thứ hai: Nhận thức về hệ thống động lực của cách mạng XHCN ở VN: những
nhân tố mà thời kỳ trước đổi mới được coi là phản động lực, thì nay được xem là động lực
như: cơ chế thị trường, năng lực cá nhân, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước.
Đại hội VII đã nêu 6 đặc trưng của XHCN và 7 phương hướng xây dựng CNXH ở
nước ta. Những nội dung này tiếp tục phát triển qua các Đại hội VIII, IX, X và đến Đại
hội XI, Đảng ta đã đi đến kết luận: “xã hội xã hội chủ nghĩa” mà nhân dân ta xây dựng là
một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ;
có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất
tiến bộ phù hợp.v.v. có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu CNXH, cần phải nhận thức rõ những khó khăn
và thuận lợi của cách mạng XHCN ở nước ta trong những thời gian tiếp theo:
+ Khó khăn: Là một quá trình cách mạng sâu sắc, triệt để, phức tạp và lâu dài với
nhiều bước phát triển, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen.
+ Thuận lợi cơ bản: có sự lãnh đạo đúng đắn của ĐCSVN do Chủ tịch HCM sáng lập
và rèn luyện, có bản chất chính trị vững vàng và dày dạn kinh nghiệm lãnh đạo; nhân dân ta
có lòng yêu nước nồng nàn; đoàn kết; cần cù.v.v. tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.
Những quan điểm lý luận trên còn tiếp tục được bổ sung, nhưng nó cũng phản ánh
một bước phát triển mới của việc vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực

tiễn trong tiến trình cách mạng Việt Nam.
Câu 5: Vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn để phê
phán bệnh giáo điều, chủ quan trong đội ngũ đảng viên ở nước ta?
Mở bài
Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nguyên tắc căn bản và quan
trọng nhất của chủ nghĩa Mác - Lê nin như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Có kinh
nghiệm mà không có lý luận, cũng như một mắt sáng, một mắt mờ”.
1. Phạm trù lý luận, phạm trù thực tiễn
* Phạm trù lý luận:
Lý luận là một hệ thống những tri thức về tự nhiên và xã hội được khái quát từ
thực tiễn phản ánh những mối liên hệ bản chất, tất yếu, những tính quy luật của thế giới
khách quan.
Lý luận là sản phẩm cao của nhận thức của sự phản ánh hiện thực khách quan.
Trong hệ thống các khái niệm, phạm trù, các nguyên lý và các quy luật tạo nên lý luận,
quy luật là hạt nhân của lý luận, là sản phẩm của qúa trình nhận thức nên bản chất của lý
luận là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là sự phản ánh một cách gần đúng đối
tượng nhận thức.
Lý luận là trình độ cao hơn về chất so với kinh nghiệm. Lý luận được hình thành
trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm, nhưng không phải mọi lý luận đều trực tiếp xuất phát từ
kinh nghiệm. Do tính độc lập tương đối của nó, lý luận có thể đi trước những dữ kiện
kinh nghiệm mà vẫn không làm mất đi mối liên hệ giữa lý luận với kinh nghiệm.

11


* Phạm trù thực tiễn:
Phạm trù thực tiễn là một trong những phạm trù trung tâm, nên tảng, cơ bản của
toàn bộ triết học Mác - Lê nin. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, con người
tự làm ra lịch sử của mình, nhưng không phải bắt đầu bằng hoạt động lý luận, mà là bằng
hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới hiện thực. Chính các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác Lê nin là những người đầu tiên trong lịch sử triết học đã đưa thực tiễn vào lý luận nhận

thức và đưa ra quan điểm đúng đắn về bản chất của thực tiễn.
Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có tính lịch sử - xã hội làm biến đổi thế
giới tự nhiên và xã hội. Thực tiễn bao gồm nhiều hình thức hoạt động khác nhau của xã
hội như hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị - xã hội và thực nghiệm khoa
học, trong đó, hoạt động sản xuất vật chất là loại hình thực tiễn nguyên thuỷ nhất cũng là
cơ bản nhất và quan trọng nhất. Đó là “hoạt động đã đưa con người từ một trạng thái thú
vật lên trạng thái con người”, là “cơ sở vật chất của các loại hình hoạt động khác của con
người” như Ăngghen đã nói, cũng là cơ sở quyết định sự tồn tại, phát triển của con người
và xã hội loài người trong suốt tiến trình lịch sử.
2. Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
Hoạt động lý luận thống nhất hữu cơ với hoạt động thực tiễn. Sự thống nhất giữa
lý luận và thực tiễn có nhiều hình thức và trình độ biểu hiện khác nhau. Lý luận bắt
nguồn từ thực tiễn, phản ánh (khái quát) những vấn đề của đời sống hiện thực. Nhưng
thước đo tính thống nhất của lý luận với thực tiễn thể hiện trước hết là ở chỗ lý luận phải
hướng hẳn về đời sống sinh động; tổng kết, khái quát kinh nghiệm hoạt động thực tiễn;
lý luận phải đi sâu nghiên cứu, khám phá và làm rõ những vấn đề lý luận do chính sự
phát triển của thực tiễn để ra và như vậy, góp phần thúc đẩy, hướng dẫn thực tiễn phát
triển đúng hướng.
Thống nhất với thực tiễn và trên cơ sở đó, sáng tạo và phát triển - đó là nguyên tắc
phát triển rất cơ bản của lý luận, bảo đảm sức sống cho lý luận; đưa lại cho nó khả năng xem
xét, định hướng giải quyết những mâu thuẫn cốt lõi của thực tiễn đời sống. Nếu vi phạm
nguyên tắc này thì không những bản thân lý luận sẽ bị sơ cứng, giáo điều hoá, mất động lực
phát triển, mà ngay cả thực tiễn cũng mất phương hướng phát triển, rơi vào chủ nghĩa thực
dụng, chủ quan, duy ý chí như lịch sử từng nghiêm khắc cảnh cáo.
Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối
với việc nghiên cứu, giải quyết các vấn đề của đời sống xã hội. Công cuộc đổi mới, sự
nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá theo định hướng XHCN ở nước ta; sự sụp đổ của
CNXH ở các nước Đông Âu và Liên Xô cũ đầu những năm 90 của thế kỷ XX cùng nhiều
biến động gần đây của đời sống quốc tế đang đặt ra những vấn đề rất mới, cần được nghiên
cứu và giải đáp theo yêu cầu của nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.

3. Liên hệ việc khắc phục bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa và bệnh giáo điều chủ
nghĩa.
Do vi phạm nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn mà dẫn đến sai lầm
cực đoan, đó là bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa và bệnh giáo điều chủ nghĩa. Đây là hai căn
bệnh tư tưởng mà cán bộ, đảng viên chúng ta ít nhiều mắc phải trong quá trình xây dựng
CNXH vừa qua đã gây những tác hại nhất định. Vì vậy, các đại hội của Đảng ta đều đề
ra nhiệm vụ là phải xây dựng phương pháp tư duy khoa học, chống chủ nghĩa kinh
nghiệm và chủ nghĩa giáo điều.
- Bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa
Đặc trưng của bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa đó là khuynh hướng tuyệt đối hoá kinh
nghiệm thực tiễn, hoàn toàn thoả mãn với kinh nghiệm bản thân, chỉ dừng lại ở trình độ kinh
nghiệm, coi kinh nghiệm là tất cả, hạ thấp lý luận, ít am hiểu lý luận, không chịu vươn lên

12


để nắm lý luận, lười học lý luận, không quan tâm tổng kết rút kinh nghiệm để đề xuất lý
luận. Sự yếu kém về lý luận không chỉ dẫn đến bệnh kinh nghiệm mà còn dẫn đến bệnh giáo
điều. Bởi vì, chính sự yếu kém về lý luận sẽ dẫn tới sự tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lê nin một
cách giản đơn, phiến diện, cắt xén, sơ lược, không đến nơi, đến chốn.
Bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa đã gây ra hậu quả: Dễ dẫn đến tư duy áng chứng, đại
khái, thiếu chính xác, thiếu chặt chẽ trong công tác; dễ rơi vào sự vụ trong công tác,
thiển cận, tự mãn, thiếu nhìn xa trông rộng; dễ dấn đến coi thường chất xám, coi thường
giới trí thức, coi thường đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật; dễ nặng về quá khứ, rơi vào
khuynh hướng thủ cựu, phục cổ, dễ bảo thủ trì trệ, không chịu đổi mới, không chịu làm
cách mạng; dễ rơi vào khuynh hướng đánh giá cán bộ nặng về quá khứ. Đó là những tác
hại của bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa như chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết “Có kinh nghiệm
mà không có lý luận, cũng như một mắt sáng, một măt mờ”.
- Bệnh giáo điều chủ nghĩa
Đặc trưng của bệnh giáo điều chủ nghĩa đó là bệnh cường điệu lý luận, tuyệt đối

hoá lý luận, coi thường kinh nghiệm thực tiễn, coi lý luận là bất di bất dịch, tách rời lý
luận khỏi thực tiễn, thiếu quan điểm lịch sử cụ thể.
Hai biểu hiện của bệnh giáo điều đó là giáo điều lý luận và giáo điều kinh nghiệm
hay giáo điều về hành động.
Giáo điều lý luận: Đó là bệnh sách vở trong nghiên cứu, học tập lý luận, nắm lý
luận chỉ dừng lại ở câu chữ theo kiểu “tầm chương trích cú”, hiểu lý luận một cách trừu
tượng mà không thâu tóm được bản chất cách mạng và khoa học của nó, nặng về diễn
giải những gì đã có trong sách. Thực chất của giáo điều lý luận là đọc sách, nhưng không
hiểu sách, không gắn sách với cuộc sống, không gắn lý luận với thực tiễn. Khi đề ra chủ
trương và chính sách, người mắc bệnh giáo điều thường nặng về xuất phát từ sách vở mà
không xuất phát từ điều kiện lịch sử cụ thể, xa rời thực tiễn sinh động.
Giáo điều về kinh nghiệm hay giáo điều về hành động: Đó là áp dụng một cách
rập khuôn, máy móc kinh nghiệm của nước khác vào nước ta, của địa phương khác vào
địa phương mình, của ngành khác vào ngành mình; là áp dụng rập khuôn kinh nghiệm
tiến trình chiến tranh cách mạng trong thời chiến vào quá trình xây dựng kinh tế trong
thời bình.
- Phương hướng chung để khắc phục bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa và bệnh
giáo điều chủ nghĩa.
Coi trọng cả lý luận, cả thực tiễn, coi trọng việc tổng kết thực tiễn; phải đổi mới
tư duy lý luận, đổi mới lý luận của Đảng, đồng thời phải không ngừng nâng cao trình độ
lý luận cho đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Khắc phục sự yếu kém về lý luận, trước hết phải coi trọng lý luận và công tác lý
luận, phải đổi mới công tác lý luận của Đảng trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư
tưởng Hồ Chí Minh; phải quán triệt nhiệm vụ và phương hướng nghiên cứu chủ yếu
cũng như những phương châm lớn chỉ đạo hoạt động lý luận đã được nêu ra trong các
Nghị quyết về công tác lý luận trong giai đoạn hiện nay của Đảng.
Khắc phục bệnh giáo điều chủ nghĩa phải tiếp tục đổi mới tư duy lý luận, khắc
phục sự lạc hậu của lý luận, thu hẹp tối đa khoảng cách giữa lý luận và thực tiễn; phải
đổi mới việc nghiên cứu lý luận, từ bỏ lối nghiên cứu kinh viện, tư biện; thường xuyên
đối chiếu lý luận với cuộc sống, gắn lý luận với thực tiễn; vận dụng lý luận vào hoàn

cảnh thực tế cách mạng của cả nước, địa phương, ngành, đơn vị một cách sáng tạo.
4. Liên hệ bản thân:
- Tăng cường nghiên cứu lý luận, chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí
Minh đồng thời tiếp thu những lý luận mới…

13


- Biết vận dụng lý luận vào thực tiễn một cách sáng tạo…
- Thường xuyên tổng kết thực tiễn, rút kinh nghiệm, khái quát kinh nghiệm và
nâng tầm thành lý luận…
- Không ngừng học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt…
- Kiên quyết đấu tranh chống hai căn bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa và giáo điều
chủ nghĩa…
Kết luận
Nắm vững nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa Mác Lê nin, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (2011) nêu rõ nhiệm vụ: “Tăng
cường nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, làm sáng tỏ một số vấn đề về Đảng cầm
quyền, về chủ nghĩa xã hội, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta và những vấn
đề mới nảy sinh trong quá trình đổi mới, không ngừng phát triển lý luận, đề ra đường lối
và chủ trương đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước; khắc phục một số mặt lạc hậu, yếu
kém của công tác nghiên cứu lý luận. Tạo môi trường dân chủ thảo luận, tranh luận khoa
học, khuyến khích tìm tòi, sáng tạo, phát huy trí tuệ của cá nhân và tập thể trong nghiên
cứu lý luận. Khẩn trương ban hành quy chế dân chủ trong nghiên cứu lý luận chính trị.
Nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan nghiên cứu lý luận, cải tiến tổ chức
nghiên cứu lý luận phù hợp hơn với nhu cầu thực tiễn.”
Câu 5. Vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn để phê
phán bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều trong đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Trả lời:
- Khái niệm thực tiễn: Thực tiễn là những hoạt động vật chất có tính lịch sử - xã
hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.

+ 3 nội hàm của khái niệm: TT không phải bao gồm toàn bộ hoạt động của con
người mà chỉ là những hoạt động vật chất, hay nói theo thuật ngữ của C.Mác là hoạt
động cảm tính của con người. Hoạt động thực tiễn có tính chất loài. Thực tiễn là những
hoạt động vật chất có mục đích của con người nhằm cải tạo tự nhiên vaf xã hội.
+ Hoạt động thực tiễn có 3 hình thức cơ bản: Hình thức cơ bản đầu tiên là hoạt
động sản xuất vật chất. Hình thức cơ bản thứ 2 là hoạt động chính trị - xã hội. Hình thức
cơ bản thứ 3 là hoạt động thực nghiệm khoa học.
- Khái niệm lý luận: Lý luận là một hệ thống những tri thức về tự nhiên và xã hội
được khái quát từ thực tiễn phản ánh những mối liên hệ về bản chất, tất yếu, những tính
quy luật của thế giới khách quan.
- Mối quan hệ biện chứng giữa thực tiễn và lý luận: Lý luận được hình thành
trong mối liên hệ với thực tiễn. Do vậy, giữ thực tiễn và lý luận có mối quan hệ biện
chứng với nhau, tác động qua lại nhau; trong đó, thực tiễn giữ vai trò quyết định lý luận
và lý luận có sự tác động to lớn trở lại thực tiễn.
- Vai trò của thực tiễn đối với lý luận:
+ Thực tiễn là cơ sở của nhận thức, lý luận, khoa học;
+ Thực tiễn là động lực của nhận thức, lý luận, khoa học;
+ Thực tiễn là mục đích của nhận thức, lý luận, khoa học;
+ Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.
- Vai trò của lý luận đối với thực tiễn:
+ Lý luận khái quát những kinh nghiệm thực tiễn, do đó nó soi đường, dẫn dắt,
chỉ đạo thực tiễn, điều chỉnh hoạt động thực tiễn đạt kết quả cao;
+ Lý luận góp phần vào việc tổ chức, giáo dục, thuyết phục quần chúng;
+ Lý luận có thể dự báo tương lai, từ đó có thể hướng dẫn con người trong cuộc
sống hiện tại, cũng như trong hoạt động thực tiễn tiếp theo;

14


+ Sự tác động trở lại của lý luận đối thực tiễn theo hai hướng:

Thứ nhất: nếu lý luận phản ánh đúng thực tiễn thì nó sẽ góp phần thúc đẩy thực
tiễn phát triển. Lý luận có tính khoa học càng cao khả năng tác động tích cực càng lớn.
Thứ hai: nếu lý luận phản ánh sai thực tiễn thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của
thực tiễn.
=> yêu cầu cơ bản của nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của chử
nghĩa Mác – Lênin là:
- Mọi lý luận phải xuất phát từ thực tiễn, phải phục vụ thực tiễn, được kiểm
nghiệm trong thực tiễn, được phát triển, bổ sung qua thực tiễn.
- Mọi thực tiễn phải được soi sáng bởi lý luận, phải được lý luận dẫn đường.
Trong hoạt động thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta đã có không ít cán
bộ, đảng viên do vi phạm nguyên tắc thống nhất giữ lý luận và thực tiễn mà đã dẫn đến
hai sai lầm cực đoan, đó là bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa và bệnh giáo điều chủ nghĩa và
đã gây ra những tác hại nhất định. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn đề ra nhiệm vụ
phải quán triệt tốt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn trong quá trình xây
dựng chủ nghĩa xã hội.
* Bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa:
- Bản chất của bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa: Là khuynh hướng tuyệt đối hóa kinh
nghiệm thực tiễn, hoàn toàn thỏa mãn với kinh nghiệm của bản thân, chỉ dừng lại ở trình
độ kinh nghiệm, coi kinh nghiệm là tất cả, hạ thấp lý luận, ít am hiểu lý luận, coi thường
lý luận khoa học, ngại học lý luận, không chịu vươn lên để năm lý luận, không quan tâm
đến tổng kết kinh nghiệm để đề xuất lý luận.
- Nguyên nhân của bệnh kinh nghiệm có nhiều, chẳng hạn như ảnh hưởng tiêu
cực của nền sản xuất nhỏ, lúa nước, theo mùa, theo chu kỳ; ảnh hưởng tiêu cực của tư
tưởng gia trưởng, phong kiến; ảnh hưởng của kinh nghiệm chiến tranh du kích quá lâu
dài,v.v.. Nhưng nguyên nhân cơ bản, trực tiếp nhất là vi phạm nguyên tắc thống nhất
giữa lý luận và thực tiễn, không hiểu quan hệ biện chứng giữa lý luận với thực tiễn của
cán bộ, đảng viên.
- Hậu quả của bệnh kinh nghiệm: Dễ dẫn đến tư duy áng chừng, đại khái, thiếu
chính xác, thiếu chặt chẽ trong công tác; dễ rơi vào sự vụ trong công tác, thiển cận, tự
mãn, thiếu nhìn xa trông rộng; dễ dẫn đến coi thường chất xám; coi thường giới trí thức;

coi thường đội ngũ cán bộ khoa học – kỹ thuật; dễ nặng về quá khứ, rơi vào khuynh
hướng thủ cựu; phục cổ, dễ bảo thủ trì trệ, không chịu đổi mới, không chịu làm cách
mạng; dễ rơi vào khuynh hướng đánh giá cán bộ nặng về quá khứ, quá trình, lấy quá
khứ, quá trình làm tiêu chuẩn để đề bạt cán bộ.
- Liên hệ thực tiễn:
- Để khắc phục bệnh kinh nghiệm có hiệu quả thì phải thực hiện đồng bộ nhiều
giải pháp như, thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để khắc
phục ảnh hưởng tiêu cực của nền sản xuất nhỏ; khắc phục tư tưởng gia trưởng, phong
kiến, như tư tưởng coi thường trí thức, tuyệt đối hóa kinh nghiệm của người cao
tuổi,v.v.. . Đặc biệt phải quán triệt tốt sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, hiểu và
vận dụng đúng quan hệ biện chứng giữa lý luận với thực tiễn.
* Bệnh giáo điều chủ nghĩa:
- Bản chất của bệnh giáo điều chủ nghĩa: bệnh giáo điều là khuynh hướng tư
tưởng và hành động tuyệt đối hoá lý luận, coi thường hạ thấp thực tiễn, không đánh giá
đúng vai trò của thực tiễn trong hoạt động nhận thức cũng như hoạt động lý luận, hoặc
áp dụng lý luận và kinh nghiệm không tính tới điều kiện thực tiễn lịch sử - cụ thể.

15


Nước ta có hai loại bệnh giáo điều. Một là, giáo điều lý luận, thể hiện ở chỗ vận
dụng lý luận không căn cứ vào những điều kiện thực tiễn - cụ thể; học tập lý luận tách
rời thực tiễn, xa rời cuộc sống, rơi vào bệnh bệnh sách vở; bệnh “tầm chương, trích cú”;
bệnh câu chữ,v.v.. Hai là, giáo điều kinh nghiệm, thể hiện ở chỗ vận dụng kinh nghiệm
của ngành khác, người khác, địa phương khác, nước khác vào mình nhưng không tính tới
những điều kiện thực tiễn lịch sử - cụ thể của mình.
- Bệnh giáo điều ở nước ta có nhiều nguyên nhân như ảnh hưởng tiêu cực của cơ
chế tập trung, bao cấp quá lâu; ảnh hưởng của tư tưởng tiểu tư sản, như bệnh thành tích,
bệnh hình thức,v.v.. Đặc biệt là vi phạm nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn
và không hiểu quan hệ biện chứng giữa lý luận với thực tiễn ở một số cán bộ, đảng viên.

Đây là nguyên nhân cơ bản, trực tiếp nhất của căn bệnh giáo điều ở nước ta.
- Liên hệ thực tiễn:
- Để ngăn ngừa, khắc phục có hiệu quả bệnh giáo điều cần thực hiện nhiều giải
pháp như từng bước hoàn thiện cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
khắc phục chủ nghĩa thành tích, chủ nghĩa hình thức,v.v.. Đặc biệt là phải quán triệt tốt
trên thực tế sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, hiểu và vận dụng đúng đắn quan hệ
biện chứng giữa lý luận với thực tiễn trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Tóm lại:
Như vậy, cả hai căn bệnh kinh nghiệm và giáo điều ở nước ta đều có một nguyên
nhân chung là vi phạm nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Do đó, để ngăn
ngừa, hạn chế, khắc phục hai căn bệnh này cần quán triết tốt nguyên tắc thống nhất giữa
lý luận và thực tiễn. Để quán triệt tốt nguyên tắc này cần thực hiện tốt trên thực tế
phương châm học đi đôi với hành; lý luận liên hệ với thực tiễn và đặc biệt tăng cường
tổng kết thực tiễn. Tổng kết thực tiễn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển
của lý luận, ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều. Xét về
bản chất, tổng kết thực tiễn là hoạt động trí tuệ của chủ thể tổng kết thực tiễn; là quá
trình chủ thể tổng kết thực tiễn bằng tư duy khoa học với phương pháp biện chứng duy
vật làm cơ sở phân tích, đánh giá, khái quát hoạt động sản xuất vật chất; hoạt động cải
tạo chính trị - xã hội, cải tạo các quan hệ xã hội; hoạt động thực nghiệm khoa học nhằm
kiểm tra chân lý, kiểm tra sự đúng sai của lý luận để bổ sung, hoàn thiện, phát triển lý
luận và rút ra những bài học kinh nghiệm chỉ đạo hoạt động thực tiễn và hoạt động lý
luận tiếp theo. Trên cơ sở đó ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh
giáo điều có hiệu quả. Tuy nhiên, để tổng kết thực tiễn có hiệu quả thì cần phải quán triệt
quan điểm khách quan; các kết luận rút ra phải mang tính khái quát cao; mục dích của
tổng kết thực tiễn phải đúng đắn.
Câu 6: Bằng lý luận và thực tiễn làm rõ quan điểm thực tiễn đời sống là quan
điểm cơ bản nhất của triết học Mác (Thực tiễn là gì? Vai trò của thực tiễn? Liên hệ?)
1. Vị trí phạm trù thực tiễn
Phạm trù thực tiễn là một trong những phạm trù trung tâm, nên tảng, cơ bản
của toàn bộ triết học Mác - Lê nin. Lênin viết rằng: “Quan niệm về đời sống, về thực

tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức”.
2. Khái niệm thực tiễn
Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội
làm biến đổi thế giới tự nhiên và xã hội.
3. Nội hàm của phạm trù thực tiễn
Qua nội dung phạm trù thực tiễn rút ra nội hàm cơ bản sau:
- Thực tiễn không phải bao gồm toàn bộ hoạt động của con người mà chỉ là những
hoạt động vật chất (đối lập với hoạt động tinh thần)

16


- Thực tiễn là những hoạt động vật chất có mục đích: không chỉ mục đích tồn tại
mà cải tạo tự nhiên, xã hội.
- Thực tiễn là những hoạt động mang tính lịch sử-xã hội:
+ lịch sử: mỗi thời đại # thực tiễn #
+ xã hội: không fai hoạt động mang tính cá thể mà xã hội
4. Các hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn.
- Hình thức cơ bản đầu tiên của hoạt động thực tiễn là hoạt động sản xuất vật chất.
Đây là hình thức hoạt động thực tiễn nguyên thuỷ nhất và cơ bản nhất, vì nó quyết định
sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người và quyết định các hình thức khác của hoạt
động thực tiễn.
- Hình thức cơ bản thứ hai của hoạt động thực tiễn là hoạt động chính trị - xã hội.
Hình thức hoạt động này xuất hiện khi xã hội phân chia giai cấp, đó là hoạt động đấu
tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc, đấu tranh chính trị, đấu tranh cho hoà bình,
cách mạng xã hội… nhằm cải tạo, biến đổi xã hội, phát triển các quan hệ xã hội, chế độ
xã hội.
- hình thức cơ bản thứ ba của thực tiễn là hoạt động thực nhiệm khoa học.Thực
nghiệm là thình thức đặc biệt của thực tiễn bao gồm: thực nghiệm sản xuất, thực nghiệm
khoa học, thực nhiệm xã hội cũng biến đổi giới tự nhiên và xã hội. Đó là hoạt động của

con người được tiến hành trong điều kiện “nhân tạo” nhằm rút ngắn “độ dài” của quá
trình con người nhận thức và cải tạo thế giới.
- Trên cơ sở những hình thức cơ bản này, những hình thức không cơ bản của thực
tiễn được hình thành. Đó là mặt thực tiễn của các hoạt động trong một số lĩnh vực như:
nghệ thuật, giáo dục, y tế… Sở dĩ gọi là “không cơ bản” không phải vì những hình thức
này kém quan trọng, mà chỉ vì chúng được hình thành và phát triển từ những hình thức
cơ bản, chúng phụ thuộc vào những hình thức hoạt động cơ bản, chúng là những hình
thức thực tiễn phái sinh.
5. Vai trò của thực tiễn với nhận thức
- Thực tiễn là cơ sở của nhận thức, lý luận, khoa học:
Bằng hoạt động thực tiễn, con người trực tiếp tác động vào sự vật, hiện tượng và
quá trình của thế giới, bắt chúng bộc lộ những thuộc tính, những bí ẩn, những tính quy
luật để cho con người nhận thức. Điều đó có nghĩa là thực tiễn cung cấp những tài liệu
cho nhận thức, cho lý luận, cho khoa học. Tri thức của con người thu nhận được dưới
dạng trực tiếp hoặc gián tiếp, từ thế hệ này truyền cho thế hệ khác đều nảy sinh từ hoạt
động thực tiễn. Do đó, không có thực tiễn thì không có nhận thức, không có lý luận và
không có khoa học. Hiểu biết của con người xét đến cùng phải bắt nguồn từ thực tiễn.
- Thực tiễn là động lực của nhận thức, lý luận, khoa học.
Thực tiễn không ngừng biến đổi, phát triển và luôn để ra nhu cầu, nhiệm vụ và
phương hướng phát triển của nhận thức, của lý luận, cho sự ra đời của các ngành khoa
học. Thực tiễn luôn đặt ra những vấn đề mới đòi hỏi phải có tri thức mới, phải tổng kết,
khái quát kinh nghiệm mới thành lý luận mới. trên cơ sở đó thúc đẩy sự ra đời và phát
triển của các ngành khoa học nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn mới nảy sinh. Đó
chính là động lực thúc đẩy nhận thức, lý luận, khoa học phát triển.
- Thực tiễn là mục đích của nhận thức, lý luận, khoa học
bản thân lý luận, khoa học không có mục đích tự thân mà lý luận, khoa học ra đời
chính vì và chủ yếu vì chúng cần thiết cho hoạt động thực tiễn của con người. Cho nên
sau khi ra đời, nhận thức, lý luận, khoa học phải quay về phcụ vụ thực tiễn, hướng dẫn
chỉ đạo thực tiễn, phải biến thành hành động cách mạng của quần chúng. Lý luận, khoa


17


học chỉ có ý nghĩa thực sự khi chúng được vận dụng vào thực tiễn cải tạo tự nhiên, xã
hội phục vụ mục tiêu phát triển con người.
- Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.
Thực tiễn là tiêu chuẩn đánh thép chứng minh chân lý, nghiêm khắc bác bỏ sai
lầm. Tuy nhiên, khi nói thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý thì cũng phải hiểu tiêu chuẩn
đó vừa có tính tuyệt đối, vừa có tính tương đối.
Tính tuyệt đối của tiêu chuẩn thực tiễn thể hiện ở chỗ, thực tiễn là tiêu chuẩn
khách quan duy nhất để kiểm nghiệm chân lý, thực tiễn ở mỗi giai đoạn lịch sử có thể
khẳng định hay bác bỏ tính chân lý của lý luận. Đây là nguyên tắc bất di bất dịch.
Tính tương đối của tiêu chuẩn chân lý thể hiện ở chỗ thực tiễn không phải là bất
biến, đứng nguyên một chỗ mà luôn vận động, biến đổi, phát triển. Thực tiễn là một quá
trình, cho nên nhận thức chân lý cũng là một quá trình. Điều đó đòi hỏi nhận thức của
con người cũng phải đổi mới và phát triển cho phù hợp với thực tiễn mới. Nhận thức
ngày hôm qua là phù hợp, là chân lý; song, nếu đem áp dụng nhận thức, lý luận cũ vào
thực tiễn mới đã thay đổi sẽ làm cho nhận thức, lý luận trở nên bảo thủ, sai lầm.
6. Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
Hoạt động lý luận thống nhất hữu cơ với hoạt động thực tiễn.
+ Lý luận bắt nguồn từ thực tiễn, phản ánh (khái quát) những vấn đề của đời sống
hiện thực.
+lý luận phải hướng hẳn về đời sống sinh động; tổng kết, khái quát kinh nghiệm
hoạt động thực tiễn; lý luận phải đi sâu nghiên cứu, khám phá và làm rõ những vấn đề lý
luận do chính sự phát triển của thực tiễn để ra và như vậy, góp phần thúc đẩy, hướng dẫn
thực tiễn phát triển đúng hướng.
+ Thống nhất với thực tiễn và trên cơ sở đó, sáng tạo và phát triển - đó là nguyên tắc
phát triển rất cơ bản của lý luận, bảo đảm sức sống cho lý luận; đưa lại cho nó khả năng xem
xét, định hướng giải quyết những mâu thuẫn cốt lõi của thực tiễn đời sống
Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối

với việc nghiên cứu, giải quyết các vấn đề của đời sống xã hội.
7. Liên hệ việc khắc phục bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa và bệnh giáo điều chủ
nghĩa.
Do vi phạm nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn mà dẫn đến sai lầm
cực đoan, đó là bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa và bệnh giáo điều chủ nghĩa.
- Bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa
Đặc trưng của bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa đó là khuynh hướng tuyệt đối hoá kinh
nghiệm thực tiễn, hoàn toàn thoả mãn với kinh nghiệm bản thân, chỉ dừng lại ở trình độ
kinh nghiệm, coi kinh nghiệm là tất cả, hạ thấp lý luận, ít am hiểu lý luận, không chịu
vươn lên để nắm lý luận, lười học lý luận, không quan tâm tổng kết rút kinh nghiệm để đề
xuất lý luận.
Bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa đã gây ra hậu quả: Dễ dẫn đến tư duy áng chứng, đại
khái, thiếu chính xác, thiếu chặt chẽ trong công tác; dễ rơi vào sự vụ trong công tác,
thiển cận, tự mãn, thiếu nhìn xa trông rộng; dễ dấn đến coi thường chất xám, coi thường
giới trí thức, coi thường đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật; dễ nặng về quá khứ, rơi vào
khuynh hướng thủ cựu, phục cổ, dễ bảo thủ trì trệ, không chịu đổi mới, không chịu làm
cách mạng; dễ rơi vào khuynh hướng đánh giá cán bộ nặng về quá khứ.
Bệnh giáo điều chủ nghĩa
Đặc trưng của bệnh giáo điều chủ nghĩa đó là bệnh cường điệu lý luận, tuyệt đối
hoá lý luận, coi thường kinh nghiệm thực tiễn, coi lý luận là bất di bất dịch, tách rời lý
luận khỏi thực tiễn, thiếu quan điểm lịch sử cụ thể.

18


Hai biểu hiện của bệnh giáo điều đó là giáo điều lý luận và giáo điều kinh nghiệm
hay giáo điều về hành động.
Giáo điều lý luận: Đó là bệnh sách vở trong nghiên cứu, học tập lý luận, nắm lý
luận chỉ dừng lại ở câu chữ theo kiểu “tầm chương trích cú”, hiểu lý luận một cách trừu
tượng mà không thâu tóm được bản chất cách mạng và khoa học của nó, nặng về diễn

giải những gì đã có trong sách. Thực chất của giáo điều lý luận là đọc sách, nhưng không
hiểu sách, không gắn sách với cuộc sống, không gắn lý luận với thực tiễn. Khi đề ra chủ
trương và chính sách, người mắc bệnh giáo điều thường nặng về xuất phát từ sách vở mà
không xuất phát từ điều kiện lịch sử cụ thể, xa rời thực tiễn sinh động.
Giáo điều về kinh nghiệm hay giáo điều về hành động: Đó là áp dụng một cách
rập khuôn, máy móc kinh nghiệm của nước khác vào nước ta, của địa phương khác vào
địa phương mình, của ngành khác vào ngành mình; là áp dụng rập khuôn kinh nghiệm
tiến trình chiến tranh cách mạng trong thời chiến vào quá trình xây dựng kinh tế trong
thời bình.
- Phương hướng chung để khắc phục bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa và bệnh
giáo điều chủ nghĩa.
Coi trọng cả lý luận, cả thực tiễn, coi trọng việc tổng kết thực tiễn; phải đổi mới
tư duy lý luận. Khắc phục sự yếu kém về lý luận, trước hết phải coi trọng lý luận và công
tác lý luận, phải đổi mới công tác lý luận của Đảng trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê nin
và tư tưởng Hồ Chí Minh; phải quán triệt nhiệm vụ và phương hướng nghiên cứu chủ
yếu cũng như những phương châm lớn chỉ đạo hoạt động lý luận đã được nêu ra trong
các Nghị quyết về công tác lý luận trong giai đoạn hiện nay của Đảng.
Khắc phục bệnh giáo điều chủ nghĩa phải tiếp tục đổi mới tư duy lý luận, khắc
phục sự lạc hậu của lý luận, thu hẹp tối đa khoảng cách giữa lý luận và thực tiễn; phải
đổi mới việc nghiên cứu lý luận, từ bỏ lối nghiên cứu kinh viện, tư biện; thường xuyên
đối chiếu lý luận với cuộc sống, gắn lý luận với thực tiễn; vận dụng lý luận vào hoàn
cảnh thực tế cách mạng của cả nước, địa phương, ngành, đơn vị một cách sáng tạo.
8. Liên hệ bản thân:
- Đặc thù công việc bản thân là….
- Tăng cường nghiên cứu lý luận, chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí
Minh đồng thời tiếp thu những lý luận mới…
- Biết vận dụng lý luận vào thực tiễn một cách sáng tạo…
- Thường xuyên tổng kết thực tiễn, rút kinh nghiệm, khái quát kinh nghiệm và
nâng tầm thành lý luận…
- Không ngừng học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt…

- Kiên quyết đấu tranh chống hai căn bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa và giáo điều
chủ nghĩa…
Câu 7: Vận dụng biện chứng giữa LLSX và QHSX trong quá trình đổi mới ở
Việt Nam? Nêu khái niệm:
Trả lời:
1. Khái niệm:
Theo quan điểm của C. Mác: “Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ
chúng sản xuất ra cái gì mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động
nào”. Phương thức sản xuất - cách thức con người tiến hành sản xuất chính là sự thống nhất
giữa lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định của quan hệ sản xuất tương ứng.
- Lực lượng sản xuất: Là sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất, trước
hết là công cụ lao động. Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự

19


nhiên. Trình độ lực lượng sản xuất thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người
trong một giai đoạn lịch sử nhất định.
- Quan hệ sản xuất: Là quan hệ giữa người với người trong sản xuất vật chất, thể
hiện ở quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức quản lý và trao đổi
họat động với nhau và quan hệ phân phối sản phẩm.
2. Quy lụât về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất.
- Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất,
chúng tồn tại không tách rời nhau, tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng, tạo
thành quy luật. Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng,
quy luật cơ bản nhất của sự vận động, phát triển xã hội.
Khi trình độ lực lượng sản xuất còn thủ công thì tính chất của nó là tính chất cá
nhân. Nó thể hiện ở chỗ chỉ một người có thể sử dụng được rất nhiều công cụ khác nhau
trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm. Như vậy, tất yếu dẫn đến quan hệ sản xuất

sở hữu mang tính cá nhân về tư liệu sản xuất.
Khi sản xuất bằng máy ra đời, trình độ lực lượng sản xuất công nghiệp đòi hỏi
không thể một người có thể đảm nhận được tất cả các khâu của quá trình sản xuất, mà
mỗi người chỉ phụ trách được một khâu trong dây chuyền sản xuất. Như vậy, quá trình
sản xuất đòi hỏi phải có nhiều người tham gia, sản phẩm lao động là thành quả của nhiều
người. ở đây, lực lượng sản xuất đã mang tính xã hội hóa, tất yếu quan hệ sản xuất thích
hợp với nó phải là quan hệ sản xuất mang tính xã hội hóa về tư liệu sản xuất.
Theo C.Mác, sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất là một trạng thái mà trong đó quan hệ sản xuất là “hình thức phát triển”
tất yếu của lực lượng sản xuất. Nghĩa là trạng thái mà ở đó các yếu tố cấu thành quan hệ
sản xuất “tạo địa bàn đầy đủ” cho lực lượng sản xuất phát triển.
- Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất
Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ lực lượng sản xuất là sự phù hợp của
những mặt đối lập, thể hiện ở chỗ. Lực lượng sản xuất thường xuyên thay đổi, phát triển,
còn quan hệ sản xuất có tính ổn định tương đối do tác động của thể chế, nhà nước, luật
pháp. Khi lực lượng sản xuất phát triển tới một trình độ nhất định, quan hệ sản xuất từ
chỗ là hình thức phát triển của lực lượng sản xuất lại trở thành xiềng xích kìm hãm sự
phát triển của lực lượng sản xuất. Mâu thuẫn trong quan hệ sản xuất với lực lượng sản
xuất ngày càng gay gắt. Lực lượng sản xuất sẽ đòi hỏi phải phá vỡ quan hệ sản xuất cũ,
thay thế bằng quan hệ sản xuất mới cho phù hợp với nó. Quan hệ sản xuất mới phù hợp
lại tiếp tục thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, với mâu thuẫn trong chúng trở nên gay
gắt…Cứ như vậy, tình trạng phù hợp, không phù hợp rồi lại phù hợp đen xen, chuyển
hóa lẫn nhau diễn ra trong xuốt quá trình tác động qua lại biện chứng trong lực lượng sản
xuất, thúc đẩy nền sản xuất vật chất của xã hội không ngừng phát triển từ phương thức
sản xuất này lên phương thức sản xuất khác và qua đó thúc đẩy xã hội loài người phát
triển không ngừng từ xã hội này sang xã hội khác, từ thấp đến cao.
- Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất:
Quan hệ sản xuất tuy bị quyết định bởi lực lượng sản xuất nhưng nó cũng có tính
độc lập tương đối nên có thể tác động trở lại lực lượng sản xuất, vì nó quy định mục đích
xã hội của sản xuất, quy định khuynh hướng phát triển của các nhu cầu về lợi ích vật

chất, lợi ích tinh thần, quy định hình thức quản lý sản xuất, quản lý xã hội. Do đó, nó có
thể hình thành một hệ thống những nhân tố tác động trở lại mâu thuẫn lực lượng sản
xuất. Quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất theo hai hướng.

20


Thứ nhất, khi quan hệ sản xuất không phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Thứ hai, khi quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất thì nó sẽ
thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất là quy luật cơ bản, phổ biến của xã hội. Nó chi phối sự vận động, phát triển của
toàn bộ tiến trình lịch sử nhân loại.
3. Vận dụng biện chứng giữa LLSX và QHSX trong quá trình đổi mới ở Việt
Nam
a. Thời kỳ trước đổi mới:
Lực lượng sản xuất của nước ta cũn yếu kộm do xuất phát điểm là một nước nụng
nghiệp nghốo nàn, lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phỏ nặng nề trong một thời gian dài. Đặc
biệt là sự không đồng đều về trỡnh độ sản xuất. Lỳc này, trỡnh độ thủ cụng là phổ biến,
ngoài ra cũn cú trỡnh độ sản xuất tự nhiên, thô sơ, trỡnh độ cơ khí hoá, trỡnh độ hiện đại
(cỏc nhà mỏy, xớ nghiệp của nước ngoài đầu tư). Theo như quy luật thỡ tương ứng với
cỏc trỡnh độ và tớnh chất của lực lượng sản xuất này, phải cú nhiều phải cú nhiều quan
hệ sản xuất khỏc nhau. Tuy nhiờn, do nhận thức không đầy đủ về thực chất của quy luật,
do chủ quan, nóng vội nên chúng ta đã tiến hành xây dựng quan hệ sản xuất mới một
cách nhanh chóng dưới hai hình thức sở hữu cơ bản là sở hữu tập thể và sở hữu quốc
doanh, cụ thể như sau:
Về quan hệ sở hữu, chỉ công nhận hai hình thức là sở hữu tập thể và sở hữu toàn
dân. Sở hữu tập thể chỉ phù hợp với trình độ cơ khí hoá. Sở hữu toàn dân chỉ phù hợp
với trình độ hiện đại, tự động. Còn hai trình độ chiếm phần lớn trong xã hội lúc bấy giờ

là thủ công và tự nhiên, thô sơ thì không có quan hệ sản xuất nào tương ứng.
Về cách phân công lao động thì được thực hiện theo kiểu mệnh lệnh, hành chính,
áp đặt và kế hoạch hoá cao độ.
Về phân phối thì nhà nước thực hiện phân phối bình quân và bao cấp. Chế độ phân phối
này chỉ thích ứng với trình độ rất cao của lực lượng sản xuất thì mới có thể kham nổi.
Như vậy, xét trên cả ba mặt của quan hệ sản xuất, chúng ta đều nhận thấy rõ ràng
quan hệ sản xuất không phù hợp với lực lượng sản xuất, vi phạm quy luật khách quan
làm cho lực lượng sản xuất trì trệ không phát triển, đưa đất nước rơi vào tình trạng
khủng hoảng kinh tế- xã hội. Những năm 80 của thế kỷ XX, đất nước ta nghèo nàn, tiêu
điều xơ xác. Nhân dân thiếu ăn, nhiều nơi bị nạn đói hoành hành trong khi ruộng đồng
bỏ hoang hoá nhiều, tinh thần làm việc của các xã viên rất chán nản và chiếu lệ khiến
cho năng suất lao động đạt rất thấp. Hàng hoá trên thị trường khan hiếm, người dân phải
xếp hàng cả ngày mới mua được số thực phẩm, hàng hoá ít ỏi. Là một đất nước nông
nghiệp nhưng Việt nam phải nhập khẩu 1 triệu tấn lương thực mỗi năm.
b. Thời kỳ đổi mới:
Thời điểm năm 1986, lực lượng sản xuất của nước ta về cơ bản vẫn như trước,
trỡnh độ thủ cụng là phổ biến, ngoài ra cũn cú trỡnh độ sản xuất tự nhiên, thô sơ, trỡnh
độ cơ khí hoá, trỡnh độ hiện đại (cỏc nhà mỏy, xớ nghiệp của nước ngoài đầu tư).
Song, về quan hệ sản xuất thỡ đó cú nhiều thay đổi. Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VI, VII, VIII của Đảng ta chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần là đúng đắn, dựa trên quan hệ biện chứng trong lực lượng sản xuất-quan hệ sản
xuất. Đường lối đó xuất phát từ trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất ở nước ta
vừa thấp, vừa không đồng đều nên không thể nóng vội và nhất loạt xây dựng quan hệ sản
xuất XHCN dựa trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất như trước kia. Đảng

21


khẳng định: “phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền với xây dựng quan hệ sản
xuất mới phù hợp trên cả ba mặt sở hữu, quản lý và phân phối”.

Đến Đại hội Đảng lần thứ XI (2011), Đảng ta xác định 4 thành phần kinh tế cơ
bản: Kinh tế Nhà nước là thành phần kinh tế dựa trờn hỡnh thức sở hữu Nhà nước về
những tư liệu sản xuất chủ yếu. Kinh tế Nhà nước bao gồm cỏc doanh nghiệp Nhà nước
và cỏc tổ chức phi doanh nghiệp như ngân sách, bảo hiểm Nhà nước…Kinh tế Nhà nước
hoạt động trong những ngành, lĩnh vực then chốt, những ngành mà thành phần kinh tế
khác không được phép đầu tư, không có điều kiện hoặc khụng muốn đầu tư nhưng lại rất
cần cho quốc kế dõn sinh. Kinh tế Nhà nước phải nắm vai trũ chủ đạo trong nền kinh tế
hàng hoỏ nhiều thành phần.
Kinh tế tập thể: là thành phần kinh tế bao gồm những cơ sở kinh tế do người lao
động tự nguyện gúp vốn, cựng kinh doanh, tự quản lý. Kinh tế tập thể dựa trờn sở hữu
của cỏc thành viờn và sở hữu tập thể, liờn kết rộng rói những người lao động, cỏc hộ sản
xuất, kinh doanh, cỏc doanh nghiệp nhỏ và vừa khụng giới hạn quy mụ, lĩnh vực, địa
bàn. Hỡnh thức tổ chức kinh tế nũng cốt là cỏc hợp tỏc xó.
Kinh tế tư nhân: là thành phần kinh tế dạư trên loại hỡnh sở hữu tư nhân về tư liệu
sản xuất, dưới hai hỡnh thức sở hữu: sở hữu tư nhân nhỏ, cỏ thể và sở hữu tư nhân tư bản
chủ nghĩa. Kinh tế tư nhân rất năng động, linh hoạt, nhạy bộn, thớch ứng với những biến
động phức tạp của nền kinh tế thị trường.
Kinh tế cú vốn đầu tư nước ngoài là thành phần kinh tế bao gồm phần vốn đầu tư
nước ngoài vào các cơ sở sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. Cỏc doanh nghiệp thuộc
thành phần kinh tế này cú thể 100% vốn nước ngaũi cú thể liờn kết, liờn doanh với
doanh nghiệp Nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam.
Trong nền kinh tế tồn tại nhiều thành phần, sự thống nhất và mõu thuẫn giữa
chỳng là khỏch quan. Nú làm cho cỏc thành phần kinh tế vừa cạnh tranh vừa hợp tỏc.
Các thành phần kinh tế cần được thừa nhận và tạo điều kiện để chỳng tồn tại, phỏt triển.
Đồng thời các thành phần kinh tế cần được bỡnh đẳng trờn mọi phương diện.
Việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần theo đường lối đổi
mới của Đảng thừa nhận các hình thức sở hữu khác nhau. Nó cho phép mỗi trình độ sản
xuất tương ứng với một kiểu quan hệ sản xuất phù hợp.
Về phân công lao động được thực hiện theo sự điều tiết của cơ chế thị trường trên
cơ sở năng lực, vốn đầu tư và khả năng vốn có của người lao động. Ai giỏi nghề gì thì

làm nghề đó. Sản xuất ra cái nhu cầu thị trường cần chứ không phải là sản xuất ra cái
mình có thể sản xuất được. Đảng ta đã chủ trương “thực hiện nhất quán và lâu dài chính
sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường,
có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đó chính là nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Về phân phối, hình thức phân phối cơ bản nhất là theo lao động, ngày công. Ngoài
ra còn có hình thức phân phối theo tỷ lệ vốn đóng góp, phân phối theo các chính sách
phúc lợi, anh sinh xã hội.
Như vậy, xét trên cả ba mặt của quan hệ sản xuất, chúng ta thấy rằng, thời kỳ đổi
mới với chính sách kinh tế nhiều thành phần đã tạo ra được quan hệ sản xuất về cơ bản
phù hợp với lực lượng sản xuất. Chính sách này đã và đang khơi dậy tiềm năng của sản
xuất, khơi dậy năng lực sáng tạo, chủ động của các chủ thể lao động trong sản xuất, kinh
doanh, thúc đẩy sản xuất phát triển. ở đây chúng ta dùng cụm từ “cơ bản phù hợp” vì nếu
đòi hỏi sự phù hợp hoàn toàn, chồng khít lên nhau là siêu hình, máy móc. Vì lực lượng
sản xuất biến đổi và phát triển hàng ngày, hàng giờ, trong khi quan hệ sản xuất bao giờ
cũng có tính ổn định.

22


Nói tóm lại, việc thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ
chế thị trường định hướng XHCN vừa phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại, vừa
phù hợp với yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta, với yêu cầu của quá trình
xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ kết hợp với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Đảng ta khẳng định; “Mục đích của nền kinh tế thị trường XHCN là phát triển lực lượng
sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật của CNXH, nâng cao đời
sống nhân dân”.
Câu 8. Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội với ý thức xã
hội và việc xây dựng đời sống tinh thần ở nước ta.
* Tồn tại xã hội và ý thức xã hội:

- Tồn tại xã hội là toàn bộ quan hệ vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất
của xã hội.
- Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm toàn bộ những quan
điểm, tư tưởng, cùng tình cảm, tâm trạng của cộng đồng xã hội, nảy sinh từ tồn tại xã
hội trong những giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử xã hội.
* Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội:
- Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội là cái phản ánh của tồn tại
xã hội.
- Tồn tại xã hội là cơ sở khách quan, nguồn gốc hình thành ý thức xã hội.
- Tồn tại xã hội quyết định nội dung, tính chất của ý thức xã hội.
- Khi tồn tại xã hội thay đổi, ý thức xã hội cũng thay đổi theo.
- Tuy nhiên, ý thức xã hội có tính độc lập tương đối, thể hiện:
+ Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội (ví dụ sự tàn dư của ý thức
hệ, đạo đức, văn hóa… của xã hội cũ…).
+ Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội (ví dụ những lý luận khoa học tiên
tiến, những phát minh khoa học, những dự báo khoa học tương lai…).
+ Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của mình.
+ Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội trong sự phát triển của
chúng (vi dụ, ý thức chính trị và ý thức pháp luật tác động qua lại, trực tiếp lẫn nhau; ý
thức đạo đức và ý thức pháp luật tác động, bổ sung cho nhau…).
+ Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội: ý thức xã hội tiên
tiến thì thúc đẩy sự phát triển xã hội, ngược lại ý thức xã hội lỗi thời, lạc hậu sẽ kìm hãm
sự phát triển của xã hội.
* Vận dụng vào việc xây dựng đời sống tinh thần ở nước ta:
- Tồn tại xã hội và ý thức xã hội là hai mặt thống nhất biện chứng trong đời sống
xã hội. Do vậy, để xây dựng xã hội mới cần chú ý phát triển cả tồn tại xã hội và ý thức
xã hội. Phát triển cơ sở vật chất xã hội trên cơ sở phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa.
- Đời sống tinh thần xã hội bao gồm tất cả những gì liên quan đến lĩnh vực tinh
thân: từ giá trị, sản phẩm tinh thần đến những hiện tượng, quá trình tinh thần; từ những

hoạt động tinh thần đến những quan hệ tinh thần.
- Xây dựng đời sống tinh thần dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng
Hồ Chí Minh: Đảng ta đã khẳng định “Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Hồ
Chí Minh làm kim chỉ nam cho hành động, làm thế giới quan; chủ nghĩa Mác-Lenin và
tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vị trí chỉ đạo trong đời sống tinh thần xã hội”, … “Đảng phải
nắm vững, vận dụng sáng tạo, góp phần phát triển chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Hồ
Chí Minh, không ngừng làm giàu trí tuệ, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức
và năng lực tổ chức để đủ giải quyết các vấn đề do thực tiễn cách mạng đặt ra”.

23


- Tuy nhiên, sự nghiệp xây dựng CNXH và đổi mới đất nước không có nghĩa là
thực hiện rập khuôn, máy móc những quan điểm của Mác-Lenin mà phải vận dụng sáng
tạo trong điều kiện của thời đại mới.
+ Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chủ nghĩa Mác-Lenin, tư tưởng Hồ Chí
Minh. Đồng thời cần thấy rằng, không chỉ những thay đổi trong tồn tại xã hội mới làm
thay đổi đời sống xã hội mà cả những thay đổi trong ý thức xã hội cũng có thể dẫn đến
những thay đổi trong tồn tại xã hội.
+ Tiến hành đồng bộ công tác giáo dục định hướng xã hội chủ nghĩa, trong xây
dựng đời sống văn hóa mới XHCN.
+ Tiếp tục xây dựng đời sống văn hóa tinh thần với những hệ chuẩn giá trị: đạo
đức, pháp luật, thẩm mỹ.
+ Kế thừa và đổi mới trong việc phát huy các giá trị truyền thống dân tộc trong
xây dựng đời sống văn hóa mới, con người mới, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
* Những con đường cơ bản xây dựng đời sống tinh thần xã hội Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay:
- Phát triển nền kinh tế xã hội: đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, phát triển nền kinh
tế thị trường định hướng XHCN, tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm

xây dựng thành công một nền kinh tế mạnh trên cơ sở một phương thức sản xuất tiến bộ,
phù hợp với thời đại và đặc điểm lịch sử của dân tộc đảm bảo những điều kiện vật chất
thuận lợi nhất để xây dựng một đời sống tinh thần xã hội tiến bộ.
- Khắc phục những tàn dư tư tưởng-tâm lý xã hội lạc hậu: khắc phục có hiệu quả,
hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của những tàn dư tư tưởng-tâm lý xã hội lạc hậu, những thói
quen tiêu cực trong mọi mặt hoạt động của đời sống xã hội. Đặc biệt cần nhận diện và
khắc phục những lề thói xấu trong tâm lý tiểu nông còn sót lại trong xã hội chúng ta gây
nên những ảnh hưởng tiêu cực đến việc xây dựng một xã hội văn minh, hiện đại.
- Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần tiến bộ trong điều kiện kinh tế chưa phát
triển cao: chủ động, tích cực trong việc xây dựng đời sống văn hóa-tinh thần, mạnh dạn
và sớm đầu tư phát triển trong các lĩnh vực khoa học, giáo dục…trong điều kiện kinh tế vật chất của nước ta còn khó khăn.
- Chủ động hội nhập về văn hóa – khoa học, kế thừa và phát huy những giá trị
truyền thống văn hóa dân tộc: chủ động hội nhập về văn hóa, khoa học với thế giới,
mạnh dạn tiếp thu những thành tựu về văn hóa, khoa học của thế giới làm phong phú đời
sống văn hóa của dân tộc; kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống văn hóa dân
tộc để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Phát triển một cách đa dạng các hình thái ý thức xã hội: trên cơ sở trung thành
một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh; trên cơ sở khẳng định ý
thức chính trị theo lập trường của giai cấp công nhân, phát triển một cách đa dạng các
hình thái ý thức đạo đức, pháp quyền, khoa học, nghệ thuật và tôn giáo trên tinh thần tôn
trọng tính đa dạng và đặc thù văn hóa của từng dân tộc, tôn trọng tự do tín ngưỡng của
các tầng lớp nhân dân nhằm xây dựng một đời sống tinh thần dân chủ, rộng mở theo
định hướng XHCN phù hợp với mục tiêu của Đảng ta và đặc điểm của thời đại.
Câu 9: Vận dụng lý luận về tính độc lập tương đối của ý thức xã hội để chỉ ra
những biểu hiện lạc hậu của ý thức xã hội?
Ý thức xã hội ra đời từ tồn tại xã hội, nhưng khi ra đời nó lại có đời sống riêng,
quy luật vận động riêng, do đó, nó có tính độc lập. Nhưng tính độc lập của ý thức xã hội
vẫn bị tồn tại xã hội chi phối; vì vậy, sự độc lập của ý thức xã hội chỉ là tương đối. Một

24



trong những nội dung của tính độc lập tương đối của ý thức xã hội đó là ý thức xã hội
thường lạc hậu so với tồn tại xã hội.
Để hiểu rõ vấn đề trên, trước tiên ta tìm hiểu một số khái niệm và mỗi quan hệ
giữa chúng.
1. Khái niệm:
- Khái niệm tồn tại xã hội: Theo quan niêm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, tồn tại
xã hội là đời sống vật chất cùng toàn bộ những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội.
Tồn tại xã hội bao gồm các yếu tố cơ bản, đó là phương thức sản xuất vật chất,
điều kiện tự nhiên – hoàn cảnh địa lý; dân số và mật độ dân số; trong đó phương thức
sản xuất là yếu tố cơ bản nhất.
- Khái niệm ý thức xã hội: Là mặt tinh thần của đời sống xã hội bao gồm những tư
tưởng, quan điểm, lý luận cùng những tình cảm, tâm trạng, thói quen, tập quán, truyền
thống… phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử xã hội.
2. Mỗi quan hệ giữa cá nhân và xã hội
Mỗi quan hệ giữa cá nhân và xã hội là mỗi quan hệ biện chứng, tác động lẫn nhau
giữa cái chung và cái riêng, cái toàn thể và cái bộ phận. Xã hội là tập hợp có tổ chức,
liên hệ giữa các cá nhân. Xã hội tồn tại và phát triển thông qua sự hoạt động của cá nhân
Như vậy, cá nhân vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của xã hội. Sự phát triển của cá
nhân góp phần thúc đẩy xã hội tiến bộ, phát triển. Xã hội càng phát triển thì mỗi cá nhân
lại tiếp nhận được ngày càng nhiều những giá trị vật chất tinh thần do xã hội ấy đáp ứng.
Thỏa mãn nhu cầu chính đáng của cá nhân là động lực liên kết mọi thành viên xã hội và
là mục đích của sự liên kết đó. Nền tảng của mối quan hệ cá nhân - xã hội là mối quan hệ
lợi ích giữa lợi ích chung và lợi ích riêng, lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài.
3. Những biểu hiện lạc hậu của ý thức xã hội thể hiện:
Ý thức xã hội và tồn tại xã hội là hai mặt của một chỉnh thể thống nhất, không thể
có tồn tại xã hội mà không có ý thức xã hội, cũng như không thể có ý xã hội mà không
dựa trên cơ sở tồn tại xã hội. Ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội, song ý thức xã
hội thường phản ánh không kịp sự vận động biến đổi của tồn tại xã hội và mất đi chậm

hơn so với tồn tại xã hội sinh ra nó đã mất đi.
Lịch sử xã hội cho thấy, nhiều khi tồn tại xã hội cũ đã mất đi, nhưng ý thức xã hội
cũ tương ứng vẫn còn tồn tại dai dẳng (ví dụ Nhà nước phong kiến đã không còn tồn tại
ở việt Nam, nhưng tư tưởng phong kiến vẫn còn tồn tại ở Việt nam cho đến tận bay giờ);
điều đó biểu hiện ý thức xã hội muốn thoát ly khỏi sự ràng buộc của tồn tại xã hội, biểu
hiện tính độc lập tương đối. Sở dĩ có biểu hiện đó là do:
- Một là, sự biến đổi của tồn tại xã hội thường diễn ra với tốc độ nhanh mà ý thức
xã hội không phản ánh kịp sự thay đổi đó và trở nên lạc hậu. Hơn nữa, ý thức xã hội là
cái phản ánh tồn tại xã hội nên nói chung chỉ biến đổi sau khi có sự biến đổi của tồn tại
xã hội.
- Hai là, do sức mạnh của thói quen, truyền thống, tập quán, tri thức nghiệm cũng
như do tính lạc hậu, bảo thủ của một số hình thái ý thức xã hội.
- Ba là, trong xã hội có giai cấp, các giai cấp và lực lượng phản tiến bộ thường lưu
giữ một số tư tưởng có lợi cho họ nhằm chống lại các lực lượng xã hội tiến bộ.
Đấy là những biểu hiện lạc hậu của ý thức xã hội. Qua đó cho thấy ý thức lạc hậu,
tiêu cực không mất đi một cách dễ dàng. Cho nên trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới
phải thường xuyên tăng cường công tác tư tưởng, đấu tranh chống lại âm mưu và hành
động phá hoại những lực lượng thù địch về mặt tư tưởng, kiên trì xoá bỏ những tàn dư ý
thức cũ.

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×