Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Công tác phối hợp với cha mẹ học sinh để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường mẫu giáo đông tiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.36 KB, 46 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian làm bài, do trình độ còn hạn chế về kiến thức và năng lực
nên tiểu luận của em khó tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong thầy cô thông
cảm và đóng góp ý kiến cho em trong tiểu luận này được hoàn chỉnh hơn.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy(cô) giáo......đã hướng dẫn em
làm tốt khóa luận này và em cũng xin cam đoan đây là sản phẩm của em trong quá
trình học tập nghiên cứu tích lũy được.

………, ngày.... tháng…. năm 2016
Sinh viên:
Lớp:


MỤC LỤC
I.

II.

Lý do chọn đề tài
I.1. Cơ sở pháp lý
I.2. Cơ sở lý luận
I.2.1. Khái niệm ký năng sống
I.2.2. Tầm quan trọng của kỹ năng sống đặc biệt với trẻ
nhỏ
I.3. Cơ sở thực tiễn
Phân tích tình hình thực tế về công tác phối hợp với cha mẹ học sinh
để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường mẫu giáo Đông Tiến
II.1. Giới thiệu chung về xã Đông Tiến và trường mầm non Đông
Tiến
II.1.1. Về địa bàn và cơ sở vật chất
II.1.2. Về số lượng nhân sự và học sinh trường mẫu giáo


Đông Tiến
II.2. Thực trạng việc “công tác phối hợp với cha mẹ học sinh để giáo
dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường mầm non xã Đông Tiến
II.3. Những điểm mạng, điểm yếu, cơ hội, thách thức để nâng cao
chất lượng công tác phối hợp với cha mẹ học sinh nhằm giáo
dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường mẫu giáo Đông Tiến
II.3.1. Điểm mạnh
II.3.2. Điểm yếu
II.3.3. Cơ hội
II.3.4. Thách thức
II.4. Kinh nghiệm thực tế và những việc công tác phối hợp với cha
mẹ học sinh để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường
mẫu giáo Đông Tiến, xã Đông Tiến, huyện Hàm Thuận Bắc,
tỉnh Bình Thuận
II.4.1. Hiệu trưởng chỉ đạo cha mẹ học sinh họp tại lớp và
tổ chức Đại hội cha mẹ học sinh toàn trường
II.4.2. Hiệu trưởng tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng
có bàn cho giáo viên về về việc dạy trẻ kỹ năng sống
II.4.3. Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng môi trường thân
thiện hỗ trợ việc dạy kỹ năng sống cho trẻ
II.4.4. Hiệu trưởng cụ thể hóa những kỹ năng sống cần
dạy cho trẻ


Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên lồng ghép giáo dục kỹ
năng sống cho trẻ vào các hoạt đôn gì
II.4.5.1. Lồng ghép kỹ năng sống qua sử lý tình
huống
II.4.5.2. Lồng ghép kỹ năng sống qua câu chuyện,
bài thơ, bài hát

II.4.5.3. Lồng ghép kỹ năng sống qua hoạt động vui
chơi
II.4.5.4. Hiệu trưởng chú trọng đến những hoạt động
tập thể, vui chơi lành mạnh
II.4.6. Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên phối hợp với cha mẹ
học sinh giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
II.4.7. Kết quả đạt được
Kế hoạch hoạt động vận dụng những điều đã học vào công tác phối
hợp với cha mẹ học sinh để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở trường
mẫu giáo Đông Tiến, xã Đông Tiến, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh
Bình Thuận năm học 2016-2017
Kết luận và kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
II.4.5.

III.

IV.
V.

VI.

Lý do chọn đề tài
VI.1. Cơ sở pháp lý
Giáo dục là tất cả những gì được truyền tải và tác động lên cách tư duy, cách

hành xử, làm việc của mỗi con người trong chúng ta. Một nền giáo dục tốt, một ý
thức giáo dục tiến bộ là điều vô cùng quan trọng trong mỗi tổ chức xã hội.



Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ đang được ngành
giáo dục triển khai và thực hiện khá tốt trong trường mầm non .Tùy theo lứa tuổi,
các cháu sẽ được bắt đầu làm quen với các kỹ năng như giao tiếp, thích nghi, khám
phá thế giới xung quanh, kỹ năng tự chăm sóc bản thân, kỹ năng tạo niềm vui, tự
bảo mình, kỹ năng làm việc nhóm, và kỹ năng tự quyết một số tình huống phù hợp
với lứa tuổi.
Theo Tổ chức y tế thế giới WTO kỹ năng sống là “ khả năng thích nghi và
hàng vi tích cực cho phép các nhân có khả năng ứng phó có hiệu quả và nhu cầu
thách thức cuộc sống hàng ngày”. Đồng quan điểm đó, Chỉ thị 40/2008/ CT –
BGDDT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo đã phát động
phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”, với yêu
cầu tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động
giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng với thái độ tự giác, chủ động và ý thức
sáng tạo. Trong các mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non (ban hành kèm
theo thông tư số 17/2009/TT- BGD&ĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009) có mục tiêu
giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội. Để thực hiện mục tiêu trên, nội
dung quan trọng cần đưa vào giáo dục trẻ là dạy một số kỹ năng sống cho trẻ mầm
non. Gần đây nhất là Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT: Ban hành Quy định Quản
lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.
Thực hiện Chỉ thị số 3131/CT- BGDDT ngày 25/8/2015 của Bộ trưởng Bộ
giáo dục và đào tạo(GDDT) về việc trọng tâm của giáo dục mầm non(GDMN),
giáo dục phổ thông(GDPT), giáo dục thường xuyên(GDTX) và giáo dục chuyên
nghiệp năm học 2015-2016, công văn số 463- BGDDT – GDTX hướng dãn triển
khai thực hiên giáo dục kinh nghiệm sống tại các cơ sở giáo dục mần non, GDTX<
GDPT với mục tiêu “ đẩy mạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
theo định hướng phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của học sinh gắn với


định hướng nghề nghiệp. Giúp giáo viên tự bồi dưỡng KNS cho bản thân và giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh”.

Điều lệ trường mầm non, điều 2, mục 6 quy định về nhiệm vụ quyền hạn của
trường mần non, mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo động lập. Phối hợp với
cha mẹ trẻ em, tổ chức cá nhân để thực hiện hoạt động nuôi dương, chăm sóc và
gió dục trẻ em”.
Thực hiện theo Thông tư số 55/2011/TT- BGDDT, ngày 22/11/2011 của bộ
trưởng BGDDT ban hành điều lệ đại diện cha mẹ học sinh:
Điều 4: Đại diện của Ban cha mẹ học sinh:
1)

Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp và các giáo viên bộ môn tổ chức

2)

giáo dục học sinh;
Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp chuẩn bị các cuộc họp với cha mẹ

3)

học sinh trong năm học;
Tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng khuyến khích học
sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém, vận động học sinh đã bỏ học trở lại
học tập; giúp đỡ học sinh nghèo học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn
cảnh khó khăn khác.

Với vai trò là một giáo viên mầm non nhiều năm, tôi đã trăn trở rất nhiều về
việc làm sao phải giáo dục cho trẻ biết ứng xử tốt với mọi tình huống mọi hoàn
cảnh trong cuộc sống đời thường một cách văn minh và hồn nhiên đúng với độ tuổi
của trẻ. Một tập thể trẻ có KNS tốt sẽ tạo nên môi trường sống ấm áp, hoà thuận,
vui vẻ và phát triển ở nhóm lớp. Đối với các em bé dân tộc K’ho KNS lại càng vô
cùng quan trọng và cần thiết. Vì vậy tôi chọn đề tài “Công tác phối hợp với cha

mẹ học sinh để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường Mẫu giáo Đông


Tiến, xã Đông Tiến, Huyện Hàm Thuận Bắc,Tỉnh Bình Thuận năm học 2016 –
2017”.

I.1.

Cơ sở lý luận
I.1.1. Khái niệm ký năng sống

Tổ chức Y tế Thế giới WHO định nghĩa kỹ năng sống là "khả năng thích
nghi và hành vi tích cực cho phép cá n Kỹ năng sống chính là năng lực của mỗi
người giúp giải quyết những nhu cầu và thách thức của cuộc sống một cách có hiệu
quả.
- Theo WHO (1993) “Năng lực tâm lý xã hội là khả năng ứng phó một cách có
hiệu quả với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống. Đó cũng là khả năng của
một cá nhân để duy trì một trạng thái khoẻ mạnh về mặt tinh thần, biểu hiện qua
hành vi phù hợp và tích cực khi tương tác với người khác, với nền văn hóa và môi
trường xung quanh. Năng lực tâm lý xã hội có vai trò quan trọng trong việc phát
huy sức khoẻ theo nghĩa rộng nhất về mặt thể chất, tinh thần và xã hội. Kỹ năng
sống là khả năng thể hiện, thực thi năng lực tâm lý xã hội này”.
- Theo UNICEF, giáo dục dựa trên Kỹ năng sống cơ bản là sự thay đổi trong hành
vi hay một sự phát triển hành vi nhằm tạo sự cân bằng giữa kiến thức, thái độ và
hành vi. Ngắn gọn nhất đó là khả năng chuyển đổi kiến thức (phải làm gì) và thái
độ (ta đang nghĩ gì, cảm xúc như thế nào, hay tin tưởng vào giá trị nào) thành hành
động

(làm






làm

như

thế

nào).

(trích dẫn trong sách Kỹ năng sống cho tuổi vị thành niên – tác giả Nguyễn Thị
Oanh – Nhà xuất bản Trẻ)
I.1.2.

Tầm quan trọng của kỹ năng sống đặc biệt với trẻ
nhỏ


Như chúng ta đã biết, khoảng cách giữa nhận thức và hành động luôn khá
lớn. Cha mẹ, thầy cô giáo biết là không nên đánh trẻ nhưng vẫn đánh. Trẻ nào cũng
biết ma tuý là nguy hiểm nhưng không ít trẻ vẫn sa vào vì vấn đề nhân cách và vì
sức

ép

của

bạn


bè.

Ngày xưa trong giáo dục truyền thông, trẻ chỉ việc nghe lời cha mẹ. Những
gì học ở gia đình và xã hội lại giống nhau. Một hành vi sai trái thường bị xã hội
đồng loạt lên án, nên ít ai dám hành động tiêu cực. Ngày nay thì khác, những gì
học trong gia đình và tác động của xã hội rất khác nhau qua bạn bè, tuyền thông
đại chúng, phim ảnh ... trong nhiều trường hợp, trẻ phải tự ứng phó một mình. Có
khi cha mẹ có đó, nhưng theo không kịp những biến động xã hội ngày càng dồn
dập. Với sự bùng nổ thông tin, trẻ tiếp cận với đủ thứ loại tác động, tốt có, xấu có.
Một số không nhỏ phải rời bỏ gia đình, hoặc phải bươn chải kiếm sống, thậm chí
gánh vác trách nhiệm của người lớn. Do ngày càng có nhiều việc phải quyết định
một mình nên trẻ không chỉ cần được biết thế nào là điều hay lẽ phải mà còn phải
có khả năng hành động theo nhận thức.
Trước tình hình này, vào đầu thập kỷ 90 các tổ chức của Liên Hiệp Quốc
như WHO (tổ chức Y tế thế giới), UNICEF (Quỹ cứu trợ nhi đồng), UNESCO (tổ
chức giáo dục văn hóa và khoa học) và các nhà giáo dục thế giới đã cùng tìm cách
giáo dục đề tạo cho trẻ năng lực tâm lý xã hội, nhằm ứng phó với những yêu cầu và
thách thức của cuộc sống hàng ngày. Đó là GDKNS nhằm giúp trẻ biến nhận thức
thành hành động, nghĩa là trẻ không chỉ hiểu biết mà còn phải làm được điều mình
hiểu. Cách dạy cũ theo kiểm rao giảng suông, dạy vẹt học vẹt không đạt được sự
thay đổi hành vi này.
Trong cách giáo dục mới, trẻ được giúp đỡ để biết mình là ai, mình muốn gì,
có mục đích gì trong cuộc sống, biết dung hòa giữa cái tôi và cái chúng ta và có
những chọn lựa và quyết định đúng trước những biến cố do cuộc sống đưa đến. Để
có năng lực tâm lý xã hội này, trẻ được dạy các kỹ năng như: ý thức về bản thân,


thấu cảm với người khác, suy nghĩ sáng tạo và có phán đoán, truyền thông và giao
tiếp có hiệu quả, giải quyết vấn đề, lấy quyết định, ứng phó với cảm xúc và stress

v.v.. các kỹ năng này có thể được dạy riêng, nhưng thường thì được lồng ghép
trong giáo dục sức khoẻ nói chung và sức khoẻ sinh sản, phòng chống HIV, ma túy,
bảo vệ môi trường, trật tự an toàn giao thông chống bạo lực, hướng nghiệp...
Phương pháp giáo dục là đặt trẻ trước những tình huống khó giải quyết (ví
dụ như bị nhóm bạn rủ hút ma tuý, hay một bạn gái trước sức ép của bạn trai để
quan hệ tình dục...) để trẻ giải quyết theo nhóm thông qua thảo luận, trò chơi, sắm
vai, vẽ tranh hay hành động cụ thể. Qua đó, trẻ học bằng hành và tự quyết định với
sự góp ý của nhóm bạn. Tác động của nhóm bạn rất mạnh mẽ theo hướng tích cực
hay tiêu cực. Nếu sức ép của nhóm bạn xấu có thể khiến trẻ chấp nhận làm chuyện
sai trái, thì giáo dục viên cũng có thể biến sức ép này thành tích cực để giúp cá
nhân có những quyết định lành mạnh.
Tuy nhiên, GDKNS không dễ chút nào, vì nó nằm ngoài cách suy nghĩ và
thói quen của ta từ trước đến nay. Việc đầu tiên là tin vào khả năng của trẻ để suy
nghĩ và có hành động đúng. Ở tuổi vị thành niên, trẻ đã biết suy nghĩ có trách
nhiệm, biết muốn điều tốt cho mình và cho người khác, biết tự định hướng cho
tương lai. Người lớn không nên áp đặt ý kiến của mình mà cần khơi dậy tiềm năng
trẻ, hỗ trợ sự phát triển tiềm năng này bằng thái độ thông cảm và tôn trọng. Lòng
tự tin của trẻ sẽ lớn rất nhanh nếu người lớn nhìn chúng bằng con mắt mới và sáng
tạo, đồng thời với thái độ kiên nhẫn.
Do đó, GDKNS chỉ thành công với nhà giáo dục "kiểu mới" khác với người
thầy mệnh lệnh, bao cấp, suy nghĩ và hành động thay cho trẻ. Trẻ phải chủ động
mới biến được nhận thức thành hành động. Nhà giáo dục này không chỉ phải rành
tâm lý lứa tuổi, mà còn phải có kiến thức và kỹ năng về nhóm để biết vận dụng tâm
lý nhóm vào công tác giáo dục. Sinh hoạt nhóm rất quan trọng trong việc giúp trẻ


nên chủ động để tự quyết. GDKNS cũng không thể thành công nếu xã hội, nhất là
gia đình, không đổi cách nhìn đứa trẻ, xem nó như: "con nít, chẳng biết gì", giáo
dục theo kiểu nhục mạ, hạ thấp vv... Nền tảng của GDKNS là ý thức về giá trị bản
thân nơi trẻ... mà đây là một điều mà xã hội ta chưa quen lắm.

I.1.3.

Những nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
mầm non

Các nhóm kỹ năng có thể dạy cho trẻ mầm non như : Kỹ năng nhận thức về
bản thân, kỹ năng quản lý cảm xúc, kỹ năng giao tiếp và quan hệ xã hội,kỹ năng
học tập, kỹ năng tương tác…Từ đó, chương trình giáo dục mầm non đã đưa ra các
nội dung đơn giản và hết sức gần gũi với trẻ như: dạy trẻ có kỹ năng hợp tác với
mọi người, kỹ năng nhận và hoàn thành nhiệm vụ , kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng
kiểm soát cảm xúc…các kỹ năng này không tách rời nhau mà có liên quan chặt chẽ
với nhau, được thể hiện đan xen vào nhau, có thể thực hành trong bất cứ tình
huống nào xảy ra hàng ngày. Cho nên việc giáo dục và vận dụng tốt sẽ giúp trẻ có
nhân cách tốt. Khi giáo dục kỹ năng sống còn góp phần mở rộng nhận thức, phát
triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ, phát triển ngôn ngữ... cho trẻ.
Nội dung dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non đã triển khai được một số năm
học, tuy nhiên kết quả đạt trên trẻ chưa cao và chưa đồng đều giữa các trẻ. Tại xã
Đông Tiến trẻ em người dân tộc K’ho chiếm phần chủ yếu nên khi triển khai mô
hình dạy theo các trường khác gặp rất nhiều khó khăn và hiệu quả mang lại không
cao. Điều này phụ thuộc vào môi trường sống của các em là chính. Về phần nỗ lực
của giáo viên thực hiện chuyên sâu và có phương pháp giáo dục phù hợp thì kết
quả trên trẻ sẽ có bước tiến bộ nhanh chóng.
I.2.

Cơ sở thực tiễn

Trong những năm qua, ngành giáo dục mầm non tại huyện Hàm Thuận Bắc
nói chung và xã Đông Tiến nói riêng rất được các cấp, ban ngành đoàn thể quan



tâm, chú trong. Tuy nhiên do đặc thù của vùng dân tộc thiểu số nơi đây mà sự phối
hợp của giáo viên cùng với cha mẹ học sinh còn gặp rất nhiều trở ngại. Hiệu
trưởng, giáo viên và các cán bộ cũng đã cố gắng rất nhiều để phối hợp với cha mẹ
các em cùng chung tay GDKNS cho trẻ không chỉ ở trường mà còn tại gia đình, tại
thôn bản nơi các em sinh sống.
Về phía các bậc cha mẹ trẻ: cha mẹ trẻ em cần quan tâm đến việc làm sao để
kích thích tính tích cực học tập của trẻ. Cha mẹ nào cũng muốn con mình được
tham gia và trải nghiệm vào các hoạt động vui chơi hay học tập tích cực để từ đó
trẻ lĩnh hội được các kinh nghiệm sống giúp trẻ mạnh dạn, tự tin và sẵn sàng ứng
phó với các tình huống trong cuộc sống. Đặc biệt, khi trẻ chuẩn bị vào lớp một, các
bậc phụ huynh lại luôn lo lắng liệu rằng con mình có đủ sức khỏe và khả năng để
theo học thật tốt cùng các bạn ở trường tiểu học hay không.
Đối với giáo viên mầm non: GV thường lo lắng đối với những trẻ có một số
vấn đề về hành vi và khả năng tập trung trong những năm tháng đầu tiên trẻ đến
trường. Đơn giản là vì những trẻ này thường không có khả năng chờ đến lượt,
không biết chú ý lắng nghe và làm việc theo nhóm, điều này làm cho trẻ không thể
tập trung lĩnh hội những điều cô giáo dạy. Vì vậy, giáo viên phải tốn rất nhiều thời
gian vào đầu năm học để giúp trẻ có được những KNS cơ bản ở trường mầm non
giúp trẻ ổn định nề nếp nhóm lớp và có các thói quen tốt trong sinh hoạt hàng
ngày.
Đối với trẻ mầm non: Đây là giai đoạn trẻ học, tiếp thu, lĩnh hội những giá
trị sống để phát triển nhân cách, đồng thời trẻ rất dễ bộc lộ cảm xúc, chưa có nhiều
kỹ năng ứng phó với căng thẳng và cảm xúc, vốn hiểu biết về thế giới xung quanh
còn nhiều hạn chế do đó nhiều trẻ còn thụ động, không biết ứng phó với các tình
huống nguy cấp, không biết tự bảo vệ mình trước nguy hiểm hoặc tìm kiếm sự
giúp đỡ từ người khác….Do đó, việc dạy KNS cho trẻ là rất cần thiết bởi KNS thúc


đẩy sự phát triển cá nhân trẻ, giúp trẻ có nhận thức đúng và hành vi ứng xử phù
hợp ngay từ độ tuổi mầm non.

Yêu cầu:


Tuân thủ các chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, các chủ trương của
ngành và định hướng phát triển của địa phương.



Tiếp tục khơi gợi được nội lực của tập thể và phát huy kết quả xã hội hoá
giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
- Quản lý về kế hoạch thực hiện hoạt động GDKNS;
- Quản lý về nội dung chương trình GDKNS;
- Quản lý về đội ngũ thực hiện hoạt động GDKNS;
- Quản lý về việc phối hợp các lực lượng thực hiện hoạt động GDKNS;
- Quản lý về việc kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động GDKNS.
Tuyên truyền đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, và cha mẹ học sinh
của nhà trường về chủ trương và tiêu chí nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
trong nhà trường nói riêng và của ngành giáo dục nói chung trong giai đoạn hiện
nay. Nội dung tuyên truyền chú trọng đến mục đính tạo sự chuyển biến trong nhận
thức của mọi người về tầm quan trọng của GDKNS cho trẻ mầm non.
Phát huy vai trò của Hiệu trưởng trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác GDKNS
cho trẻ.
Hiệu Trưởng quản lý chỉ đạo thực hiện mục tiêu GDKNS cho trẻ là một biện
pháp chủ đạo, xuyên suốt trong hệ thống các biện pháp quản lý GDKNS cho trẻ
mần non.
Xuất phát từ vị trí, vai trò của người Hiệu trưởng trong GDKNS trong nhà
trường. Cũng như tất cả các hoạt động giáo dục khác, để thực hiện đạt hiệu quả
công tác GDKNS cho trẻ, người Hiệu trưởng phải quản lý chỉ đạo việc thực hiện



mục tiêu của GDKNS, đó là : “Chuyển dịch kiến thức, thái độ và giá trị thành thao
tác, hành động và thực hiện thuần thục các thao tác, hành động đó như khả năng
thực tế theo xu hướng tích cực và mang tính chất xây dựng”.
Trẻ trước tuổi đến lớp
Là những trẻ nằm trong độ tuổi từ 2 đến 4 tuổi. Chúng có thể đi, nói chuyện và hiểu.
Đứa trẻ này được ở độ tuổi từ 2-4. Dưới đây là ví dụ về các kỹ năng để dạy trẻ trong
độ tuổi này.
Vệ sinh - Bắt đầu dạy trẻ ngồi bô. Trong việc này, các bé gái thường dễ dạy bảo
hơn bé trai. nhưng đừng từ bỏ. Thưởng cho trẻ ngay khi chúng làm được việc đó và
tiếp tục tác động tới những gì chúng thiếu. Ngoài ra, dạy trẻ đánh răng và rủa tay của
mình khi thích hợp.
Công việc nhà - Nếu trẻ có thể chơi với đồ chơi sau đó chúng có khả năng cất
trở lại nơi thích hợp. Điều này không phải là giới hạn những đồ chơi. Chúng có thể đặt
quần áo bẩn trong các giỏ đựng đồ khi chúng thay quần áo.
Điều độ - Thiết lập lịch trình cho việc xem truyền hình, chơi, ngủ trưa và vui chơi
hàng ngày. Ngay cả nếu chúng muốn tiếp tục thêm một điều gì đó, hướng chúng sang
việc làm khác để chúng biết phân chia thời gian của chúng trong suốt cả ngày. Điều này
rất quan trọng khi trẻ đến tuổi đi học.
Trẻ mẫu giáo
Con đã sẵn sàng tới trường học. Chúng sẽ bắt đầu sử dụng các kĩ năng mà bạn
đã dạy cho chúng cũng như học hỏi những cái mới từ các bạn cùng lớp và giáo
viên. Với những tác động mới, sẽ là cơ hội tốt để trẻ củng cố những gì chúng đã được
học ở nhà.
Vệ sinh - Trẻ em chơi với nhau và có thể dễ dàng truyền vi trùng. Xin hãy dạy
trẻ rửa tay sạch sau khi hắt hơi, bằng cách sử dụng vòi rửa tại phòng tắm hoặc phòng
chơi. Trẻ em cũng sẽ có nhận thức đầy đủ về các bộ phận trên cơ thể của chúng để
học cách tự mặc đồ vào buổi sáng.
Công việc nhà – Khi trẻ đến trường, chúng cần phải chuẩn bị sẵn sàng những
thứ cần thiết mỗi ngày. Một lần nữa dạy chúng đặt đồ vật ở nơi thích hợp: đồ chơi, món
tráng miệng, quần áo và các vật dụng tương tự. Sử dụng biểu đồ thi đua với các ngôi

sao để đánh dấu khi chúng đã hoàn thành một cái gì đó. Biến nó trở nên thật vui vẻ để
khiến trẻ quan tâm tới việc giúp đỡ dọn dẹp nhà cửa.
Hậu quả - Trẻ ở độ tuổi này chỉ quan tâm đến mình. Khi bạn dạy chúng kĩ năng
như chia sẻ hoặc dọn dẹp, hãy đưa ra những hình phạt nếu chúng không thực hiện
công việc của mình. Trẻ có thể bị phạt vì nghịch ngợm khuya và buộc đi ngủ sớm. Kỷ
luật dẫn đến một sự hiểu biết đúng và sai. Nếu chúng hành động không thích hợp, ngay
lập tức chỉ ra vấn đề để chúng biết được hành vi dẫn đến việc bị kỷ luật.

Quản lý hoạt động giáo dục tại đơn vị, người Hiệu trưởng trường mần non
Đông Tiến tổ chức đổi mới phương pháp giáo dục của nhà trường, hướng đến hình
thành kỹ năng tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề nơi mỗi bé, kỹ năng tự nhận


thức giá trị của bản thân, tự tạo động lực, đặt mục tiêu cho mình trong cuộc sống,
kỹ năng nhận thức giá trị và đánh giá người khác ...
II.

Phân tích tình hình thực tế về công tác phối hợp với cha mẹ học sinh
để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường Mẫu giáo Đông Tiến
II.1. Giới thiệu chung về xã Đông Tiến và trường mầm non Đông
Tiến
II.1.1.

Về địa bàn và cơ sở vật chất

Xã Đông Tiến, Huyện Hàm Thuận Bắc,Tỉnh Bình Thuận
Đông Tiến là 1 xã vùng cao thuần đồng bào Dân tộc thiểu số nằm cách trung
tâm huyện Hàm Thuận Bắc 25 km về phía Tây Bắc, là cửa ngõ của các xã vùng
cao, Phía Đông và phía Bắc giáp xã Gia Bắc-huyện Di Linh; phía Tây giáp với xã
Đa Mi, La Dạ, Đông Giang; phía Nam giáp với xã Hàm Phú, Hàm Trí. Là 1 xã có

nền kinh tế sản xuất chủ yêu là nông nghiệp và lảm rẫy chiếm 90%, có tổng diện
tích tự nhiên 10.759 ha với dân số có 301 hộ/ 1173 hộ khẩu, 96 hộ nghèo, hộ cận
nghèo 72 hộ, xã Đông Tiến có 2 thôn.
II.1.2.

Về số lượng nhân sự và học sinh trường mẫu giáo
Đôing Tiến

Trường có 10 người, cán bộ, giáo viên, công nhân viên: 01 Hiệu trưởng, 01
là phó hiệu trưởng vừa chuyên môn kiêm Bán trú, 4 giáo viên, 01 kế toán, 01 văn
thư, 01 bảo vệ, 01 cấp dưỡng.
Giáo viên đều có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn:
- Trình độ đại học 4/10; tỉ lệ: 40%
- Trình độ trung cao đẳng: 04/10; tì lệ: 40%
- Trình độ trung cấp: 02/10; tỉ lệ: 20%
Năm học: 2015-2016 trường có 80 học sinh chía ra 3 lớp


+ Lớp mầm có tổng số học sinh:20 cháu
+ Lớp Chối có tổng số học sinh: 30 cháu
+ Lớp lá có tổng số học sinh là: 30 cháu
II.2. Thực

trạng việc “công tác phối hợp với cha mẹ học sinh để

giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường mầm non xã Đông
Tiến
Tại xã Đông Tiến do là một xã nông nghiệp vùng cao, đồng bào dân tộc
chiếm đa số, cô giáo người kinh nhiều khi chưa hiểu hết các phong tục tập quán và
tiếng dân tộc nên công tác phối hợp với cha mẹ học sinh còn gặp rất nhiều khó

khăn.
Thực hiện các nghị quyết của Đảng, các cấp ủy, chính quyền, ngành giáo - dục đào tạo
đổi mới tư duy, vào cuộc với quyết tâm cao, thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt đã và đang tạo
ra chuyển biến tích cực, rõ nét hình thành nền tảng căn bản để giáo dục vùng dân tộc thiểu số,
đặc biệt khó khăn phát triển đi lên ...
Quan niệm của bà con ở đây chưa đề cao việc học của con em mình, công tác tuyên
truyền, vân động được thực hiện thường xuyên trong thời gian qua, đây cũng là cách tốt nhất để
cha mẹ các em nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục, chăm sóc trẻ.
Nhiều gia đình đã nghe ra và ủng hộ các chương trình giáo dục, đưa con em tới lớp đều
đặn và đúng độ tuổi. Nhiều phụ huynh tham gia các chương trình lồng ghép giáo dục do nhà
trường tổ chức. Tuy nhiên, nhiều khó khăn vẫn còn tồn tại, thách thức các giáo viên ở đây.
Ví dụ, các em người dân tộc K’ho nói tiếng kinh chưa sõi, đây là cái khó cho các cô giáo
không biết tiếng dân tộc, điều này làm cho việc truyền đạt những kiến thức trở lên khó khăn vất
vả hơn. Nhiều khi trò không hiểu cô nói gì và cô cũng không hiểu trò diễn đạt suy nghĩ ra soa.
Trẻ em nghèo vẫn còn chiến rất lớn, các em không được bố mẹ quan tâm đầy đủ. Thường
là cha mẹ rất bận để lên rấy làm lương hơn là ở nhà nghe tuyên truyền hoặc tìm cách giáo dục
KNS cho trẻ. Nhận thức của đồng bào còn kém, chính vì vậy mà sự phối hợp GDKNS cho trẻ
cùng với nhà trường là rất khó khăn.


Ngược lại ở các gia đình dân tộc K’ho còn nhiều hủ tục lạc hậu, cách chăm
sóc trẻ còn thiếu hiểu biết.
Từ những thực trạng đó gánh nặng giáo dục ở nhà trường tăng lên gấp bội.
Để góp phần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ điều quan trọng là chúng ta tạo
được môi trường giáo dục cho trẻ. Đối với đứa trẻ kỹ năng sống là rất cần thiết nếu
không có kỹ năng sống thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sinh hoạt
hàng ngày cho đứa trẻ sau này.
Vì thế, yêu cầu đặt ra là trường phải tổ chức thực hiện một cách nghiêm
túc và khoa học trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Do vậy với vai trò của
giáo viên dạy lớp, bản thân tôi luôn trăn trở phải tìm ra những biện pháp giáo dục

kỹ năng sống cho trẻ như thế nào để đạt được kết quả tốt hơn. Nói một cách cụ thể
hơn là giúp trẻ tìm hiểu, nhận biết và thực hành một một số kỹ năng sống cần thiết
có hiệu quả hơn đó chính là lý do mà tôi chọn đề tài này.
Trường Mầm non xã Đông Tiến là trường nằm trong khu dân cư còn kém
phát triển, 100% là người dân tộc K’ho sinh sống, công tác phối hợp với cha mẹ
học sinh về giáo dục KNS cho trẻ là hết sức khó khăn. Để tiến hành phối hợp với
cha mẹ học sinh được tốt ban giám hiệu và các giáo viên trong trường phải cố gắng
nỗ lực rất nhiều.
Ban giám hiệu nhà trường tích cực bồi dưỡng cho GV về chuyên môn, xây
dựng phương pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non, tạo
mọi điều kiện giúp tôi có đủ những nguyên vật liệu, tài liệu để làm đồ dùng dạy
học và đồ chơi cho trẻ. Sở giáo dục, PGD&ĐT huyện thường xuyên quan tâm, đầu
tư cơ sở vật chất và các thiết bị đồ chơi phục vụ việc dạy và học cho các lớp 5-6
tuổi.
Những bài học với những yêu cầu khác nhau sẽ được các cô giáo thực hiện ở
từng lứa tuổi để các cháu có thể tiếp thu và thực hiện. Ví dụ ở lứa tuổi từ 3-4 tuổi,


trẻ mẫu giáo sẽ được học các kỹ năng chào hỏi, lễ phép với người lớn, biết cám ơn
và xin lỗi. Một số kỹ năng tự phục vụ như tự xúc ăn, tự uống nước, tự mặc áo quần
và một số kỹ năng vệ sinh cá nhân đơn giản như rửa tay bằng xà phòng trước khi
ăn và sau khi đi vệ sinh. Kỹ năng khám phá thế giới như nhận biết và cách gọi tên
đồ dùng cá nhân, đồ dùng trong gia đình, cách nhận biết sự việc, các mối quan hệ
gần

gũi

với

trẻ


trong

cuộc

sống.

Lớn lên thêm một chút, các cháu được học về kỹ năng bảo vệ mình như
tránh xa các nơi nguy hiểm, bảo vệ môi trường, vệ sinh răng miệng, cơ thể, kỹ
năng tự phục vụ mình như tự mặc quần áo, xếp áo quần và để đúng nơi qui định…
Các kỹ năng làm việc nhóm và giải quyết các tình huống đơn giản trong cuộc sống.
Lý thuyết luôn đi đôi với thực hành thông qua nhiều hoạt động hỗ trợ được tổ chức
theo một thời khóa biểu nhất định hàng tuần trong chương trình giáo dục, khiến
cho trẻ cảm thấy hứng thú với bài học theo phương pháp học mà chơi, chơi mà
học.
Trong hoạt động vui chơi trẻ được thực hành trãi nghiệm với nhiều vai chơi
khác nhau phản ảnh trong cuộc sống của người lớn, tôi tiến hành lồng kỹ năng
sống vào vui chơi. Qua đó trẻ được giao tiếp với nhau bằng những lời nói nhỏ nhẹ,
ân cần, lễ phép, những lời cảm ơn, xin lỗi, trao nhận bằng hai tay ...luôn được thể
hiện .Tôi theo dõi lắng nghe để kịp thời uốn nắn trẻ khi có biểu hiện chưa chuẩn
mực.Qua đó giúp trẻ hình thành thói quen hành vi văn minh trong giao tiếp.
Khi tìm hiểu thực trạng của trường, giáo viên và gia đình đã giáo dục kỹ
năng sống cho trẻ, tôi nhận thấy yếu điểm xuất phát từ yếu tố kinh tế, xã hội, gia
đình và nguyên nhân chủ yếu là do các bậc cha mẹ thiếu kinh nghiệm trong quản lí
gia đình, ít gần gũi với con cái hoặc nuông chiều trẻ quá mức gây tác động đến kỹ
năng ứng xử của trẻ như: Trẻ không biết chào hỏi khi khách đến nhà hoặc đi về nhà
không thưa người lớn trong gia đình…


Năm học này, tôi được phân công đứng lớp Lớn 2 hầu hết các cháu là con

nông dân nên việc quan tâm đến con em còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó còn có
các cháu gia đình luôn nuông chiều thái quá. Một số phụ huynh chưa hiểu tầm
quan trọng của giáo dục kỹ năng sống cho con em ở lứa tuổi Mẫu giáo, nên thường
khoán trắng cho giáo viên.
Thời gian đầu trẻ đến lớp với thói quen tự do, ra vào lớp tự nhiên, hay nói
leo, trả lời không trọn câu hay một số cháu rất ít nói và rụt rè trong giao tiếp ...
Môi trường sống của trẻ ở gia đình và môi trường sống, học tập vui chơi
của trẻ ở trường là hai nơi mà trẻ luôn được tiếp cận.
Với tình hình như vậy, là Giáo viên Mầm non trăn trở với những thực trạng
trên tôi mạnh dạn đề xuất ra một số giải pháp thích hợp để từng trẻ lớp tôi có được
những thói quen và hành vi đạo đức phù hợp với chuẩn mực xã hội, nhằm góp
phần hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ, để trường học thực sự văn minh, thanh
lịch.
II.3. Những

điểm mạng, điểm yếu, cơ hội, thách thức để nâng cao

chất lượng công tác phối hợp với cha mẹ học sinh nhằm giáo
dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường mẫu giáo Hàm Liêm
II.3.1. Điểm mạnh
Trường, lớp có không gian hoạt động an toàn cho trẻ, có đủ đồ dùng đồ chơi
cần thiết trong các hoạt động giáo dục.
Trẻ khoẻ mạnh và rất hào hứng , sôi nổi với các hoạt động do cô tổ chức,
lĩnh hội nhanh các kiến thức cô giáo truyền đạt.
GV có trình độ chuyên môn đại học, được tập huấn về nội dung dạy kỹ năng
sống cho trẻ mầm non do Phòng giáo dục tổ chức và qua các buổi bồi dưỡng
chuyên môn tại trường, tích cực nghiên cứu tài liệu về giáo dục kỹ năng sống cho
trẻ mầm non.



Tài liệu hướng dẫn sử dụng bộ chuẩn phát triển trẻ các nhóm tuổi tuổi có các
chỉ số, hướng dẫn cách đánh giá trẻ rõ ràng và cụ thể nên việc dạy trẻ các kỹ năng
và đánh giá kết quả trên trẻ rất thuận lợi, chính xác, từ đó biết trẻ nào đạt được và
chưa đạt được để tiếp tục rèn trẻ vào các chủ đề tiếp theo.
- Được sự quan tâm của ban giám hiệu luôn chỉ đạo sát sao với công tác chuyên
môn. Luôn có sự đầu tư và bồi dưỡng cho chuyên môn.
- Ban giám hiệu luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, các phương tiện
dạy học hiện đại.
- Giáo viên đều đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình tâm huyết với nghề.
II.3.2.

Điểm yếu

Trình độ nhận thức của trẻ không đồng đều, do đó cùng một thời gian và
biện pháp dạy trẻ các nội dung KNS nhưng kết quả trên trẻ đạt chưa tương đương
với nhau.
Trẻ đều là vùng dân tộc thiểu số nên việc giao tiếp tiếng phổ thông còn hạn
chế. Bên cạnh đó giáo viên biết tiếng dân tộc còn ít, vì là các giáo viên người kinh
lên giảng dạy.
Số đông cha mẹ học sinh còn bỏ mặc con em cho nhà trường, ít quan tâm
phối hợp để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Nhận thức của phụ huynh còn hạn chế.
Một số trẻ nhút nhát nên không tự tin khi tham gia vào các hoạt động ,một
số trẻ lại quá hiếu động nên khi hoạt động chưa chú ý vào sự hướng dẫn của cô, kỹ
năng sống của trẻ còn nhiều hạn chế.
Mặc dù nhà trường đã hỗ trợ và đầu tư, tuy nhiên kinh phí trong việc tổ chức
một số các hoạt động ngoại khoá vào các ngày lễ, ngày tết nhằm dạy KNS cho trẻ
còn hạn chế và chưa thường xuyên.


– Chưa có nhiều tài liệu sách báo về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để giáo viên

nghiên cứu, tham khảo.
– Giáo viên còn nhiều hạn chế về phương pháp tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho
trẻ.
– Không gian trường hẹp nên khó khăn trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời.
– Trẻ được bố mẹ nuông chiều nên chưa có những kỹ năng sống cần thiết phù hợp
theo độ tuổi.
II.3.3.

Cơ hội

Đối với giáo viên: được rèn rũa kinh nghiệm giảng dạy.
Đối với các em: có cơ hội được thực hành, cọ sát với các tình huống để khi
áp dụng vào thực tế tốt.
Đối với phụ huynh: được chăm sóc chu đáo cho con em, yên tâm hơn khi trẻ
có thể tự bảo vệ bản thân. Có cơ hội tiếp xúc với các giáo dục con mới.
II.3.4.

Thách thức

Sự quan tâm của gia đình dành cho các cháu là không đồng đều, 100% phụ
huynh là nông thôn, là dân tộc K’ho, sự hiểu biết còn hạn hẹp, nhiều hủ tục lạc hậu
còn tồn tại. Một số phụ huynh đi làm ăn xa để các cháu ở nhà với các anh chị hoặc
ông bà đã già, thời gian phụ huynh quan tâm đến trẻ còn ít, không dành thời gian
trò chuyện để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của trẻ để giáo dục trẻ mà chỉ biết
chiều theo mọi đòi hỏi của trẻ, trẻ được đáp ứng quá đầy đủ về nhu cầu trẻ cần. Ví
dụ: trẻ chỉ cần đòi mua đồ dùng nào đó là được đáp ứng ngay mà không biết điều
đó có phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của bố mẹ hay không, khi được món đồ chơi
đó trẻ cũng không biết cảm ơn bố mẹ….Đây cũng là một trong những nguyên nhân
làm cho trẻ thiếu KNS.



II.4. Kinh

nghiệm thực tế và những việc công tác phối hợp với cha

mẹ học sinh để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường
mẫu giáo Đông Tiến, xã Đông Tiến, huyện Hàm Thuận Bắc,
tỉnh Bình Thuận
II.4.1. Hiệu trưởng chỉ đạo cha mẹ học sinh họp tại lớp và
tổ chức Đại hội cha mẹ học sinh toàn trường
Dạy kỹ năng sống cho học sinh cũng cần kết hợp từ phía gia đình và nhà
trường. Phụ huynh có thể gánh những trách nhiệm đó bằng cách phối hợp giữa gia
đình và nhà trường để giáo dục trẻ những kỹ năng cần thiết hay phối hợp cùng nhà
trường trong việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
Ngoài ra, những kỹ năng sống này xuất phát từ thực tế cuộc sống và được
tích lũy qua quá trình rèn luyện nên việc dạy kỹ năng sống từ phía gia đình là rất
cần thiết và quan trọng.
Đầu năm học hiệu trưởng chỉ đạo tiến hành họp lớp các cha mẹ học sinh để
lấy ý kiến về việc giáo dục chăm sóc trẻ. Giáo viên chủ nhiệm trong lớp lấy ý kiến
của các bậc phụ huynh, đồng thời cũng giải thích cho các bậc cha mẹ biết về tầm
quan trọng của việc giáo dục KNS cho trẻ là vô cùng cần thiết và cần sự phối hợp
giữa gia đình và nhà trường. Đồng thời qua buổi họp các giáo viên chủ nhiệm cũng
tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình của các bé và tập tính của các bể để phối hợp giáo
dục kỹ năng sống cho trẻ dược tốt. Tiến hành bầu ra đại diện cha mẹ học sinh để
tham gia Đại hội.
Đại hội cha mẹ học sinh toàn trường. Qua Đại hội này tìm ra những cha mẹ
năng nổ, nhiệt tình, cùng thống nhất với nhà trường về cách giáo dục-chăm sóc trẻ.
I.1.1.

Hiệu trưởng tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng

có bàn cho giáo viên về về việc dạy trẻ kỹ năng sống


- Tổ chức tập huấn cho cán bộ giáo viên và học sinh trong nhà trường về
những
-

kiến

Tổ

chức

thực

thức
hiện

qua

các

cần
hoạt

động

thiết.
cụ


thể:

ngoại

khóa.

- Tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm phong trào thi đua “và tìm ra những tác dụng
thực

tiễn:

+ Vai trò, tầm quan trọng của việc giáo dục rèn kỹ năng sống cho học sinh.
+

Các

kỹ

năng

sống

cần

thiết

đối

với


trẻ

mầm

non.

+ Phương pháp giáo dục rèn kỹ năng sống, đặc biệt lồng ghép trong các bộ
môn:

Đạo

đức,

HĐNGLL,

Nghệ

thuật,

Lịch

sử,

Địa

lý.

+ Các bài tập tình huống về kỹ năng sống và cách giải quyết.
+ Kỹ năng tổ chức các trò chơi, tổ chức câu lạc bộ… trong trường học.
-


Phương

pháp

tổ

chức

các

hoạt

động

tập

thể.

- Phương pháp, cách thức tuyên truyền giáo dục
I.1.2.

Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng môi trường thân
thiện hỗ trợ việc dạy kỹ năng sống cho trẻ

Hiệu trưởng chỉ đạo các lớp tiến hành tranh trí, rọn vệ sinh, sắp đặt các dụng
cụ học tập thuận lợi cho quá trình giáo dục KNS cho trẻ.
Tổ chức đánh giá về phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiệnhọc sinh tích cực”, trong đó chú trọng nội dung “rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ
mầm


non”.
Qua đó chỉ ra các tồn tại, hạn chế, những tiêu chí chưa đạt và tìm ra

nguyên nhân, bài học kinh nghiệm trong việc chỉ đạo nội dung giáo dục rèn luyện
kỹ năng sống cho học sinh.


- Nội dung “Đẩy mạnh và đa dạng hóa hoạt động giáo dục và rèn luyện kỹ
năng sống cho trẻ mầm non”. Phân công và giao nhiệm vụ cụ thể:
- Trường có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện.
I.1.3.

Hiệu trưởng cụ thể hóa những kỹ năng sống cần
dạy cho trẻ

Tổ

chức

truyền

thông

cho

học

sinh

nhà


trường:

- Vào các buổi chào cờ đầu tuần, hoặc các buổi sinh hoạt lớp.
-

Lồng

ghép

vào

các

ngày

lễ

lớn,

các

cuộc

thi.

- Người thực hiện: Chủ yếu là BGH, giáo viên, hội cha mẹ học sinh
- Nội dung truyền thông: Các kỹ năng sống theo từng chủ đề, từng tuần,
từng


tháng.

- Giáo dục đạo đức và giá trị đạo đức trong cuộc sống qua các câu ca dao,
thành

ngữ,

tục

ngữ.

- Hình thức truyền thông: Diễn thuyết, thi tìm hiểu, sân khấu hoá, tiểu
phẩm,
`

thông

qua

trò

chơi.

Tổ chức thông qua hoạt động ngoại khóa, văn nghệ, thể dục thể thao và các

cuộc thi cấp trường.
Tổ chức các đợt tập huấn cho cán bộ giáo viên trong nhà trường:
+ Vai trò, tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng sống cho học sinh.
+


Các

kỹ

năng

sống

cần

thiết

đối

với

trẻ

mầm

non.

+ Phương pháp rèn kỹ năng sống. Đặc biệt lồng ghép với các hoạt động ngoại
khóa.
+ Các bài tập tình huống về kỹ năng sống và cách giải quyết.
+ Kỹ năng tổ chức các trò chơi, tổ chức câu lạc bộ…trong trường học.
+ Viết cam kết giửa nhà trường và giáo viên chủ nhiệm, giáo viên chuyên biệt và


gia đình về việc thực hiện giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ. Phối hợp vời

Công đoàn, chi đoàn và Đội xây dựng các tiểu phẩm, sân khấu hóa các trò chơi dân
gian.
Tổ chức tập huấn, phát hành tài liệu, xem phim về các mô hình giáo dục rèn
luyện

kỹ

năng

sống.

Bằng phương pháp thảo luận những tình huống thực tiển, kết hợp với phương pháp
vấn đáp, hình ảnh trực quan để trang bị kiến thức kỹ năng cho các em học sinh này.
Đây là những hạt nhân nòng cốt của phong trào để “Trẻ em truyền thông cho nhau”
sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, thiết thực hơn.
I.1.4.

Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên lồng ghép giáo dục kỹ
năng sống cho trẻ vào các hoạt đông gì
I.1.4.1. Lồng ghép kỹ năng sống qua sử lý tình
huống

Do đặc thù các em là vùng dân tộc thiểu số nên các giáo viên khi dạy KNS
cho trẻ cần hết sức kiên trì và bền bỉ lắng nghe suy nghĩ của các em.
Trước đây, với những nội dung dạy trẻ nhận biết một số nguy cơ không an
toàn và cách phòng tránh thì giáo viên thường giáo dục trẻ với những lời dặn dò
nhắc nhở đơn giản thông qua nội dung các bài thơ ,câu chuyện, bài hát có nội
dung giáo dục dạy trẻ. Song trên thực tế, trong chương trình có rất ít bài hát, bài
thơ, câu chuyện có nội dung đó . Vì vậy, trong năm học này, tôi nghiên cứu lựa
chọn những tình huống bất trắc thường xảy ra đưa ra những tình huống cụ thể để

dạy trẻ có kỹ năng ứng biến khi gặp tình huống khó khăn, biết cách suy nghĩ và
giải quyết .
Ví dụ, với chủ điểm “Bản thân”. Trước đây, thông qua câu chuyện “Chú vịt
xám” hoặc nội dung bài hát “Đàn Vịt con” chúng tôi chỉ dùng lời giáo dục trẻ:


“Khi đi công viên hoặc đến những nơi công cộng thì phải đi với bố mẹ, không
được chạy lung tung để khỏi bị lạc” chứ chưa dạy trẻ nếu chẳng may xảy ra sẽ phải
xử lý như thế nào.
Với cách giáo dục như vậy tôi thấy kết quả đạt trên trẻ chưa đạt hiệu quả.
Trẻ ghi nhớ một cách thụ động, và thường chóng quên. Và điều cốt yếu trẻ không
hiểu cốt lõi của vấn đề là tại sao không nên làm như vậy và nếu xảy ra thì phải làm
thế nào. Do đó bây giờ ngoài việc giáo dục như vậy vào giờ hoạt động chiều, tôi
đã đưa ra tình huống “Khi bé bị lạc mẹ trong siêu thị - bé sẽ làm gì ?
Cho trẻ suy nghĩ, mỗi trẻ đưa ra một cách giải quyết của riêng trẻ. Lắng
nghe ý kiến của trẻ, cho trẻ suy nghĩ và trả lời theo ý kiến của mình, gợi mở cho
trẻ bằng các câu hỏi :
Theo con làm như vậy có được không? Tại sao?Sau đó, cô giúp trẻ rút ra
phương án tối ưu nhất :
Khi bị lạc mẹ, bé hãy bình tĩnh, không khóc và chạy lung tung mà hãy đứng
yên tại chỗ chờ. Vì bố, mẹ sẽ quay lại chỗ đó để tìm bé. Hoặc bé có thể đến chỗ
chú bảo vệ, cô bán hàng trong siêu thị ở gần chỗ đó để nhờ gọi điện thoại, hoặc
thông báo lên loa để tìm bố mẹ. Tuyệt đối không đi theo người lạ dù người đó có
hứa sẽ đưa về với bố mẹ. Vì có thể đó sẽ là kẻ xấu lợi dụng cơ hội đó bắt cóc hoặc
làm hại bé.
Với tình hình phức tạp trong xã hội hiện nay, nhiều tình huống bất trắc có
thể xảy ra đối với trẻ như bị bắt cóc , xâm hại .. đã đưa ra những tình huống để dạy
trẻ như :
“ Nếu có người không quen biết cho bé quà bé nên làm như thế nào ?



Ở tình huống này, với lứa tuổi của trẻ trên thực tế trẻ rất thích khi được cho
quà và sẽ không biết tại sao không được nhận.
Khi trẻ thảo luận, cần đưa ra những giả thiết, những tình huống xấu “ Nếu đó
là kẻ xấu thì sẽ rất nguy hiểm cho bé”. Giáo viên phân tích , giải thích cho trẻ và
giúp trẻ có phương án giải quyết đó là :
Tuyệt đối không nhận quà, ăn bánh kẹo của người lạ vì có thể bị người xấu
tẩm thuốc mê và trúng mưu của kẻ xấu.
Khi gặp trường hợp này bé nên nói “ Cháu cám ơn, nhưng bố mẹ cháu
không cho nhận quà của người lạ”.
+ Với chủ điểm “Gia đình”, ngoài việc giáo dục trẻ nhận biết và tránh những đồ
dùng nguy hiểm như bàn là , phích nước , bếp đang đun
Tôi đưa tình huống trẻ biết tránh những mối nguy hiểm khác như:
“ Nếu con đang ở nhà một mình , có người đến gọi mở cửa con sẽ làm gì ?
Cho trẻ nói suy nghĩ , cách giải quyết của mình. Trong khi thảo luận với trẻ
tôi gợi mở :cũng có trường hợp kẻ xấu có thể gây hại cho bé hoặc lấy trộm đồ của
gia đình cũng chính là người thu tiền điện, nước hoặc chính là người quen biết
với bố mẹ bé để giúp trẻ suy đoán tìm cách giải quyết. Sau đó cô giúp trẻ rút ra
phương án tối ưu nhất trong trường hợp này :
Tuyệt đối không mở cửa, kể cả đó có thể là người quen của bố mẹ, người
thu tiền điện, nước. Nếu có người lớn ở trên gác chưa biết thì gọi xuống , còn nếu
không có ai ở nhà thì hẹn họ nhắn lại gì hoặc tối đến gặp bố mẹ.
Trong thời gian gần đây, cháy nổ là hiểm hoạ luôn rình rập với tất cả mọi
nhà. Chính vì vậy, với trẻ mẫu giáo tuy trẻ còn nhỏ tuổi song tôi nghĩ rằng cũng


×