Tải bản đầy đủ (.pptx) (12 trang)

CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU NGẪU NHIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 12 trang )

CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU NGẪU NHIÊN

CHỌN
MẪU
NGẪU
NHIÊN
ĐƠN
GIẢN

CHỌN
MẪU
PHÂN LỚP

CHỌN
MẪU HỆ
THỐNG

CHỌN
MẪU CHỈ
TIÊU


CHỌN MẪU NGẪU NHIÊN ĐƠN GIẢN ( simple random )

Là mẫu mà tất cả các thể trong quần thể
có cùng cơ hội để chọn vào mẫu. Đây là
dạng đơn giản nhất của mẫu xác suất. Để
chọn một mẫu ngẫu nhiên đơn cần:
- Lập danh sách toàn bộ những đơn vị
trong quần thể từ đó bạn muốn rút ra một
mẫu.


- Chọn đơn vị mẫu sẽ được lấy vào mẫu,
sử dụng phương pháp “bốc thăm” hoặc
sử dụng “bảng số ngẫu nhiên”.

Phương pháp chọn mẫu ngẫu
nhiên trong thực tế


VÍ DỤ

 Một mẫu ngẫu nhiên đơn gồm 50 sinh viên được chọn từ một trường học có 250 sinh viên. Sử dụng danh sách của
250 sinh viên, mỗi sinh viên nhận một số thứ tự (từ 1 tới 250), và những số này được viết trên một mẫu giấy nhỏ.
Toàn bộ nhữn mẫu giấy có số này được gập lại bỏ vào một cái hộp, lắc kỹ để đảm bảo là ngẫu nhiên. Tiếp theo, 50
mẫu giấy được lấy ra và số của chúng được ghi lại. Những sinh viên có những số này nằm trong mẫu nghiên cứu.
Bảng số ngẫu nhiên:
Là một bảng tạo bởi 10 ký tự (0, 2, 3, …, 9) mà sự xuất hiện của mỗi ký tự trong bảng có tỉ lệ như nhau và không theo
một trật tự nào, hoàn toàn ngẫu nhiên. Cho nên, nếu chọn một số từ một điểm ngẫu nhiên nào đó trên bảng thi bất
kỳ một ký tự nào cũng có cơ hội như nhau được xuất hiện.
Chẳng hạn: Muốn chọn ngẫu nhiên một mẫu 200 trẻ trong một trường hợp có 625 trẻ để điều tra một vấn đề sức
khỏe nào đó. 625 trẻ sẽ được đánh số thứ tự từ 1 đến 625 (khung mẫu). Như vậy, ta chỉ dùng 3 ký tự kế tiếp nhau
trong bảng.
Vào bảng: một cách ngẫu nhiên (ví dụ: dùng đầu bút chì, không nhìn vào bảng, chấm vào một điểm nào đó trong
bảng) bắt đầu từ điểm đó bằng một số có 3 ký tự, ví dụ điểm đó nằm vào bảng thứ 5 cột thứ 3 của bảng ta đọc lần
lượt theo chiều từ trên xuống dưới và từ trái qua phải, được các số 330, 369, 743, 273, 943, 002, 871, 918, 702, 318,
… Chọn ra 200 số có 3 ký tự (không lấy các ký tự 000, các ký tự lớn hơn 625, chỉ lấy ra một lần, không lấy các ký tự
lập lại); Như vậy ta đã có một mẫu 200 trẻ.


ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁCH
CHỌN MẪU NGẪU NHIÊN ĐƠN GIẢN


Ưu điểm:
- Cách làm đơn giản, tính đại diện cao
- Có thể lòng vào các kỹ thuật chọn mẫu khác
Hạn chế:
- Cần phải có khung mẫu
- Các cá thể được chọn vào mẫu có thể phân bố tản
mạn trong quần thể, do vậy việc thu thập số liệu tốn
kém và mất thời gian.


CHỌN MẪU PHÂN LỚP ( stratified samples )
Những phương pháp mẫu ngẫu nhiên
đơn đã mô tả trên không đảm bảo rằng
tỉ lệ những cá thể có những đặc trưng
nhất định trong mẫu sẽ giống với
những cá thể trong toàn thể quần thể
nghiên cứu.
Nếu việc mẫu nghiên cứu bao gồm
những nhóm đại diện của các đơn vị
nghiên cứu có những đặc trưng đặc
biệt là điều quan trọng (ví dụ: dân
sống trong những khu vực thành phố
và nông thôn, hoặc những nhóm tuổi
khác nhau),khi đó khung mẫu sẽ phải
chia thành các nhóm, hoặc các tầng,
theo những đặc trưng này. Mẫu ngẫu
nhiên và hệ thống có kích thước xác
định trước sẽ phải thu được từ mỗi
nhóm (tầng). Đây được gọi là mẫu

phân tầng.

ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM

Mẫu phân tầng chỉ có thế áp dụng khi
chúng ta biết tỉ lệ bao nhiêu của quần
thể nghiên cứu phụ thuộc vào mỗi
nhóm chúng ta đang quan tâm.
Một ưu điểm của mẫu phân tầng là
chúng ta có thể lầy một mẫu khá lớn
từ một nhóm nhỏ trong quần thể
nghiên cứu của mình. Đều này cho
phép chúng ta đạt được một mẫu đủ
lớn để có thể rút ra được những kết
luận giá trị về một nhóm tương đối
nhỏ mà không cần phải thu thập một
mẫu lớn không cần thiết (vì đắt tiền)


VÍ DỤ

Ví dụ: một cuộc điều tra được tiến hành về cấp nước hộ gia
đình trong một huyện có 20.000 hộ gia đình, trong đó 20%
số hộ thuộc vùng thành thị và 80% thuộc vùng nông thôn.
Người ta gợi ý rằng ở vùng thành thị việc tiếp cận nguồn
nước sạch nhiều hơn ở vùng nông thôn rất nhiều. Một
quyết định được đưa ra là lấy 100 hộ gia đình thành thị
(trong số 4000, điều này cho tỉ lệ mẫu là 1/40) và 200 hộ gia
đình nông thôn (trong số 16.000, cho tỉ lệ mẫu là 1/80). Vì
chúng ta biết tỉ lệ mẫu của cả hai tầng, tỉ lệ tiếp cận với

nguồn nước sạch của toàn bộ hộ gia đình trong huyện đó
có thể tính được


CHỌN MẪU HỆ THỐNG ( SYTEMATIC SAMPLES )

Trong mẫu hệ thống những cá thể được chọn
theo một khoảng cách đều đặn (ví dụ cứ năm
đơn vị ta lại lấy một đơn vị) từ khung mẫu.
Các bước:
- Tất cả các đơn vị mẫu phải ghi một danh sách
- Xác định khoảng các mẫu k=N/n (N là số ca 1
thể trong quần thể, n là cỡ mẫu)
- Chọn một số ngẫu nhiên (i) giữa 1 và k.
- Các cá thể có số thứ tự i + 1k, I + 2k, I + 3k…
sẽ được chọn vào mẫu cho đến khi kết thúc
danh sách (đủ mẫu)

PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU HỆ
THỐNG


VÍ DỤ

Một mẫu hệ thống được chọn từ 1200 sinh viên của một trường học.
Cỡ mẫu được chọn là 100. Khoảng các (k) mẫu là:
1200 (quần thể nghiên cứu) =12
100 (cỡ mẫu)
Số của người sinh viên đầu tiên được chọn vào mẫu một cách ngẫu
nhiên. Ví dụ ta bốc thăm một trong số 12 mẫu giấy có đánh số từ 112, nếu ta bốc được số 6 thì ta bắt đầu bằng sinh viên thứ 6 và sau

đó, cứ 12 sinh viên ta lấy 1, lần lượt như vậy cho tới khi ta lấy đủ
100. Sinh viên sẽ được lấy theo các số: 6, 18, 30, 42…


ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM

Lấy mẫu hệ thống thường dễ làm và tốn ít thời gian hơn lấy
mẫu đơn ngẫu nhiên
Tuy nhiên, có những nguy cơ gây sai số vì khoảng cách
mẫu có thể trùng với một biến thiên hệ thống trong khung
mẫu
Ví dụ, nếu chúng ta muốn chọn một mẫu ngẫu nhiên đơn
của các ngày để đếm số người tới khám bệnh, một mẫu hệ
thống với khoảng cách 7 ngày có thể sẽ là không phù hợp
vì toàn bộ những ngày nghiên cứu sẽ rơi vào cùng một
ngày trong tuần. Ngày đó có thể là ngày chủ nhật chẳng
hạn.


CHỌN MẪU CHỈ TIÊU ( QUOTA SAMPLING )

Trước tiên lập danh sách tổng thể chung theo từng khối (như
làng, xã, phường, lượng sản phẩm sản xuất trong 1 khoảng
thời gian…). Sau đó, ta chọn ngẫu nhiên một số khối và điều
tra tất cả các đơn vị trong khối đã chọn. Thường dùng phương
pháp này khi không có sẵn danh sách đầy đủ của các đơn vị
trong tổng thể cần nghiên cứu
Ví dụ : Tổng thể chung là sinh viên của một trường đại học.
Khi đó ta sẽ lập danh sách các lớp chứ không lập danh sách
sinh viên, sau đó chọn ra các lớp để điều tra.



ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM

KHÓ KHĂN

Có thể là khó khăn hoặc không thể lấy mẫu ngẫu nhiên đơn của những
đơn vị của một quần thể nghiên cứu, hoặc là bởi vì khung mẫu toàn bộ
không sẵn có, hoặc là vì những khó khăn khác về mặt hậu cần (như: dân
sống quá rải rác, xa nhau trên một khu vực rất rộng, có thể là thời gian quá
hạn chế).
THUẬN LỢI

Tuy nhiên, khi một danh sách các nhóm của các đơn vị nghiên cứu có sẵn
(như, các làng, các trường học) hoặc có thể dễ dàng thực hiện được, thì
một số nhất định của những nhóm này có thể được chọn một cách ngẫu
nhiên.




×