Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

TIỂU LUẬN tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về sự RA đời của ĐẢNG CỘNG sản và sự vận DỤNG SÁNG tạo TRONG VIỆC THÀNH lập ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.63 KB, 15 trang )

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MÌNH VỀ QUY LUẬT RA ĐỜI CỦA ĐẢNG
CỘNG SẢN VÀ SỰ VẬN DỤNG SÁNG TẠO TRONG THÀNH LẬP
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng
cộng sản Việt Nam. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người luôn gắn bó
chặt chẽ với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc ta. Tuy đã đi xa
nhưng Người đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta một di sản vô
cùng quý giá - đó là tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong hệ thống tư tưởng ấy, tư
tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản Việt Nam là một bộ phận quan trọng
trong toàn bộ nội dung tư tưởng của Người về con đường cách mạng Việt
Nam. Đó là sự kế thừa và phát triển sáng tạo tư tưởng của C.Mác, Ph. Ănghen
và nhất là những nguyên lý về đảng kiểu mới của giai cấp công nhân của
Lênin, trên cơ sở mảnh đất hiện thực là cách mạng Việt Nam.
Chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời đã tạo bước ngoặt cho cuộc đấu tranh của
giai cấp công nhân đối với giai cấp tư sản. Lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin
thâm nhập vào phong trào công nhân làm cho phong trào phát triển từ tự phát
sang tự giác. Giai cấp công nhân ngày càng giác ngộ, thấy rõ sứ mệnh lịch sử
của mình. Để hoàn thành sứ mệnh lịch sử cao cả ấy, giai cấp công nhân phải
tổ chức ra chính đảng của mình, bao gồm những người ưu tú nhất của giai
cấp, để lãnh đạo phong trào đi đến thắng lợi cuối cùng. Thực tiễn phát triển
phong trào công nhân trong những năm 20 của thế kỷ XX cho thấy, sau khi
chủ nghĩa Mác - Lênin thâm nhập vào phong trào công nhân đã dẫn tới sự ra
đời Âu, châu Mỹ latinh. Từ thực tế đó, Lênin đã khai quát: “Chủ nghĩa MácLênin kết hợp với phong trào công nhân đã dẫn đến sự ra đời của các đảng
cộng sản”. Đây là quy luật chung dẫn đến sự ra đời của một Đảng cộng sản.
Để sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh đã trải qua một
quá trình nghiên cứu, khảo nghiệm, tìm tòi con đường con đường cứu nước
cho cách mạng Việt Nam. Đến với chủ nghĩa Mác-Lênin tìm thấy con đường


2
cứu nước cho cách mạng Việt Nam, Người đã sớm ý thức về sự cần thiết phải


tổ chức ra một tổ chức đảng chân chính để lãnh đạo giai cấp, lãnh đạo dân tộc
tiến hành cách mạng, đánh đuổi đế quốc, phong kiến giành độc lập dân tộc,
tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Ngay từ khi cũn hoạt động tại Pháp, năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đó kết
luận: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người
không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bỡnh đẳng, bác ái, đoàn
kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vỡ mọi người, niềm vui,
hoà bỡnh, hạnh phúc, nói tóm lại là nền cộng hoà thế giới chân chính, xoá bỏ
những biên giới tư bản chủ nghĩa cho đến nay chỉ là những vách tường dày
ngăn cản những người lao động trên thế giới hiểu nhau và yêu thương nhau”1
Trước con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc, ở nước ta đó có nhiều
con đường cứu nước khác nhưng đều thất bại. Sự đúng đắn của con đường mà
Nguyễn Ái Quốc tỡm thấy là nó được đặt đúng vào con đường cách mạng vô
sản, phù hợp với xu thế của thời đại, phản ánh đúng quy luật trong sự phát
triển của dân tộc Việt Nam.
Muốn thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xó hội cho dân tộc
Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đặt vấn đề: “Cách mạng trước hết phải có cái
gỡ?”2. Người khẳng định: cách mạng “trước hết phải có đảng, cách mạng, để
trong thỡ vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thỡ liên lạc với dân tộc bị áp
bức vô sản giai cấp ở mọi nơi”2. “Đảng cách mạng” đó là Đảng Cộng sản Việt
Nam được thành lập ngày 3 tháng 2 năm 1930. Xuất phát từ việc quán triệt
chủ nghĩa Mác-Lênin và tổng kết thực tiễn, Hồ Chí Minh cho rằng:
“Chủ nghĩa Mác – Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong
trào yêu nước đó dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương vào
đầu năm 1930”3.
Đây là luận điểm thể hiện sự vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa MácLênin về quy luật hình thành Đảng cộng sản vào điều kiện thực tiễn ở Việt
1

Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, T.1, tr.46.
. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, T.2, tr.262.


22,3


3
Nam, một nước thuộc địa nửa phong kiến, luận điểm này của Người đã được
thực tiễn cách mạng Việt Nam và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
chứng minh là hoàn toàn đúng đắn. Để hiểu rừ luận điểm đúng đắn và sáng tạo
của Người về các thành tố cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, cần tìm
hiểu để thấy rõ thực tiễn phong trào cách mạng Việt Nam trước khi Đảng cộng
sản Việt Nam ra đời.
Đầu thế kỷ XX, Việt Nam đứng trước cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về
đường lối cứu nước.
Quá trỡnh đấu tranh dựng nước và giữ nước trong hàng ngàn năm đó hun
đúc nên truyền thống yêu nước, bất khuất, kiên cường, cần cù lao động, đoàn
kết thống nhất... của dân tộc Việt Nam. Đây là truyền thống vô cùng quý báu
của dân tộc ta. Trong 12 thế kỷ, đất nước Việt Nam đó trải qua 14 cuộc kháng
chiến giữ nước và hàng trăm cuộc khởi nghĩa giành độc lập với quy mô lớn,
thời gian dài. Lịch sử dân tộc Việt Nam luôn luôn khắc sâu những chiến công
hiển hách không bao giờ phai mờ. Đó là chiến thắng oanh liệt đánh bại quân
xâm lược Mông Nguyên thế kỷ XIII - một thế lực hùng mạnh nhất thế giới
hồi đó. Đó là cuộc kháng chiến 10 năm giành lại độc lập thông qua cuộc
kháng chiến chống quân Minh xâm lược hồi thế kỷ XV. Đó là kỳ tích của
quân Tây Sơn, đứng đầu là Nguyễn Huệ, đánh đổ tập đoàn thống trị phản
động ở Đàng trong và Đàng ngoài, đập tan đội quân gồm 50.000 quân Xiêm
xâm lược ở Rạch Gầm – Xoài Mút và 200.000 quân Thanh ở Thăng Long hồi
thế kỷ XVIII....
Dân tộc, đất nước, con người Việt Nam có truyền thống như vậy, nhưng Việt
Nam lại phải rơi vào cảnh nước mất, nhà tan, bị chủ nghĩa thực dân Pháp đèn nén,
áp bức hơn 80 năm (1858-1945), nguyên nhân đó bắt nguồn từ đâu?

Chính những thắng lợi to lớn của dân tộc trong hai cuộc kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ và thành quả của công cuộc đổi mới đã trả lời cho
câu hỏi đó. Một bài học lịch sử được rút ra là chủ nghĩa Mác – Lênin là yếu tố
hàng đầu cho thắng lợi. Cuộc cách mạng thành công hay thất bại phụ thuộc


4
rất lớn vào việc giai cấp nào lónh đạo cách mạng. Hồ Chí Minh chính là
người giải đáp cho vấn đề đó.
Cuối thế kỷ XIX, xó hội nước ta đó có sự thay đổi lớn. Những mâu thuẫn
trong lũng xó hội Việt Nam phong kiến vốn bộc lộ từ trước đến lúc này đó lên
đến đỉnh cao, đũi hỏi phải thay đổi chế độ phong kiến bằng một chế độ mới.
Vào thời kỳ này, chủ nghĩa tư bản cũng chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ
nghĩa. Chủ nghĩa thực dân Pháp như “Con đỉa có hai cái vũi” vừa hút máu
nhân dân Pháp vừa hút máu nhân dân thuộc địa Việt Nam.
Trước sự xâm lăng tàn tạo của chủ nghĩa thực dân Pháp, giai cấp phong
kiến ở Việt Nam từng bước nhượng bộ và đầu hàng. Bắt đầu từ việc cắt các
tỉnh phía nam cho thực dân Pháp đến việc ký hiệp ước dâng toàn bộ đất nước
cho bọn thực dân vào năm 1884, giai cấp phong kiến Việt Nam đó trở lên đớn
hèn, phản động không cũn đủ tư cách đại diện cho tinh thần bất khuất của dân
tộc.
Thực tiễn lịch sử đặt ra một yêu cầu mới: giai cấp nào, ngoài giai cấp
phong kiến, có khả năng đứng ra lónh đạo cuộc kháng chiến của đất nước,
giành độc lập dân tộc và đưa đất nước phát triển theo con đường tiến bộ?
Giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam bị cả hai thế lực là thực dân Pháp và
phong kiến kỡm hóm cho nên đến cuối thế kỷ thứ XIX và trước khi thực dân
Pháp thi hành chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai vẫn chưa ra đời được.
Khác với giai cấp vô sản ở nhiều nước độc lập, ở nước ta giai cấp vô sản
ra đời trước khi có giai cấp tư sản. Nó ra đời khi phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa do thực dân Pháp du nhập vào Việt Nam trong quá trỡnh khai thác

thuộc địa. Đầu thế kỷ XX, số lượng giai cấp công nhân Việt Nam có khoảng
trên 200.000 người. Số lượng đó là đáng khích lệ, song nó chưa trở thành một
giai cấp có ý thức tự giác rừ rệt về giải phóng giai cấp và giải phóng dân tộc.
Như vậy, xã hội Việt nam đầu thế kỷ XX nổi nên những đặc điểm chủ
yếu là: giai cấp phong kiến đó lỗi thời, phản động; giai cấp tư sản đang hỡnh
thành, rất yếu ớt; giai cấp vô sản đó hỡnh thành nhưng chưa đủ sức đảm
đương sự nghiệp lónh đạo cách mạng.


5
Trong lúc đó, chủ nghĩa thực dân Pháp - với đặc trưng là tư bản tài chính
cho vay - đẩy mạnh quá trỡnh khai thỏc, búc lột nhõn dõn Việt Nam. Quỏ trỡnh
mà chỳng gọi là “khai hoỏ văn minh” thực chất là bũn rỳt sức lực, tài lực của
một nước thuộc địa để nuôi sống thế lực thực dân cá mập. Dưới sự áp bức của
thực dân, phong kiến, đời sống nhân dân vô cùng cơ cực. Trong hoàn cảnh đó,
phong trào yêu nước chống Pháp nổ ra mạnh mẽ.
Phong trào Cần Vương: nổ ra ngay từ khi Pháp xâm lược Việt Nam năm
1858 đến khi phong trào Cần Vương bị thất bại kéo dài 37 năm, phong trào
giải phóng dân tộc vẫn nằm trong phạm trù phong kiến (Cần Vương có nghĩa
là ủng hộ nhà vua để giành lại đất nước). Tuy anh dũng có thừa, nhưng tất cả
các cuộc đấu tranh yêu nước của phong trào Cần Vương đều bị thất bại.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần Vương,
nhưng nguyên nhân sâu xa chính là do hệ tư tưởng phong kiến đó lỗi thời,
kỡm hóm, làm chậm đà phát triển của dân tộc không biết bao nhiêu thế kỷ.
Bậc chí sĩ yêu nước Lương Văn Can viết những dũng chua chát: “Lều chừng
hại ta, tóc bạc da mồi mới biết”. Chứng tỏ rằng tư tưởng Nho giáo, hệ tư
tưởng phong kiến đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đó làm chậm bước tiến
của dân tộc. Thất bại của phong trào Cần Vương chính là cái mốc đánh dấu sự
phá sản hoàn toàn không có gỡ cứu vón nổi của hệ tư tưởng phong kiến.
Trước sự thất bại của phng trào Cần Vương, những người yêu nước có

chí hướng đứng lên lónh đạo phong trào giải phóng dân tộc lúc bấy giờ đó
thất vọng về con đường cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến. Họ đó kiên
quyết từ bỏ con đường đó để tỡm ra một con đường cứu nước mới.
Phan Chu Trinh, một chí sĩ yêu nước của nước ta đầu thế kỷ XX, đó nghiờn
cứu học thuyết của cỏc nhà dõn chủ tư sản Pháp qua các tác phẩm dịch của
Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi (Trung Quốc), chủ trương cải lương, sửa đổi
chế độ vua quan, mở trường học, dạy văn hoá, tuyên truyền tư tưởng tư sản, thực
hiện chế độ đại nghị nhưng lại dựa vào sự giúp đỡ của Pháp. Phong trào cải cách
theo cách thức của Phan Chu Trinh mở ra chưa được bao lâu thỡ chớnh Phan
Chu Trỡnh, Lương Văn Can và các cộng sự của họ bị bắt, bị đày đi Côn Đảo và


6
nhiều nơi khác. Chính sách của chủ nghĩa thực dân Pháp là độc tài chuyên chế.
Những người kháng Pháp bị chúng giết hoặc bị đầy ải, ngay cả những ông vua
bản xứ trong guồng máy cai trị thực dân – phong kiến. Như vậy, con đường cải
cách, cải lương của những người yêu nước có xu hướng dân chủ tư sản vừa mới
có thỡ đó bị dập tắt.
Cũn Phan Bội Châu thỡ chủ trương bạo động đánh đổ sự thống trị, áp
bức của chủ nghĩa thực dân Pháp giành độc lập dân tộc. Phan Bội Châu chủ
trương dựa vào Nhật Bản, hy vọng với sự giúp đỡ của anh cả châu Á da vàng
để đánh đuổi thực dân Pháp. Cụ Phan coi Nhật bản là một thần tượng đáng
khích lệ bởi vỡ Nhật Bản vừa trải qua cải cách Minh Trị duy tân, đang tiến
vào con đường tư bản chủ nghĩa trong khi hàng loạt nước châu Á khác đang
chỡm đắm trong đêm dài của chế độ phong kiến. Phan Bội Châu tổ chức
nhiều thanh niên sang Nhật Bản học tập để trở thành nước hoạt động đánh
Pháp. Tuy nhiên đến năm 1908, thực dân Pháp cấu kết với Nhật hoàng trục
xuất Phan Bội Châu và học sinh Việt Nam. Hy vọng dựa vào Nhật Bản bị tiêu
tan, Phan Bội Châu chuyển sang lập trường giành độc lập theo kiểu Cách
mạng Tân Hợi cũng bị thất bại. Bọn phong kiến Trung Quốc câu kết với thực

dân Pháp bắt giam Phan Bội Châu. Về sau, nhà cách mạng nhiệt thành Phan
Bội Châu tổng kết trong một cuốn hồi ký của mỡnh:
“Than ôi! Lịch sử của tôi là lịch sử một trăm thất bại không một thành
công ... Tôi chỉ mong gặp được người anh hùng vô danh không khác gỡ đói
mong cơm, khát mong nước vậy”. Phan Bội Châu đã mong muốn có một con
đường khác có hiệu quả hơn, nhưng đó muộn.
Tóm lại, các con đường cứu nước đó đều bị bế tắc. Đó là sự phá sản của
con đường cứu nước theo hệ tư tưởng tư sản. Mà vào đầu thế kỷ, hệ tư tưởng
tư sản đó trở nên phản động, mặc dù đối với các nước Châu Á hệ tư tưởng đó
là cũn mới mẻ.
Khi nhận xét về các con đường cứu nước của hai cụ Phan Hồ Chí Minh
cho rằng:


7
“Phan Chu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương... chẳng
khác gỡ đến xin giặc rủ lũng thương”.
“Phan Bội Châu hy vọng Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp. Điều đó rất nguy
hiểm, chẳng khác gỡ “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”.
Trước sự bế tắc của phong trào cứu nước mặc dù rất khâm phục tinh thần
yêu nước của các vị tiền bối, nhưng Nguyễn Ái Quốc không đi theo con
đường của các Cụ, Người đã đi tỡm con đường khác. Sau này Nguyễn Ái
Quốc đó kể lại: “Tôi muốn đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước
khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng
ta”. Bản thân Nguyễn Ái Quốc đó từ chối con đường Đông Du sang Nhật
Bản. Nguyễn Ái Quốc đó đến các nước phương Tây không phải để cầu viện
mà để tỡm đường đi cho dân tộc bởi vỡ độc lập cho Tổ quốc, tự do, hạnh
phúc cho đồng bào là lẽ sống của Người.
Trong thời gian từ năm 1911 đến năm 1917, Nguyễn Ái Quốc đó đi đến
nhiều nước châu Á, châu Phi, châu Mỹ, châu Âu. Với ý chí kiên cường và

lũng yêu nước nồng nàn, Người đó sống cuộc đời của người lao động, hoà
mỡnh vào phong trào công nhân quốc tế.
Quá trình bôn ba tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc quan tâm nghiên
cứu cuộc cách mạng ở Mỹ năm 1776 và cuộc cách mạng Pháp năm 1789.
Cuộc cách mạng ở Mỹ, mà người ta gọi là “cuộc chiến tranh phân liệt” giành
độc lập được Nguyễn Ái Quốc đánh giá là cuộc cách mạng không triệt để và
khẳng định không đi theo hỡnh mẫu của cách mạng đó, vỡ: “Mỹ tuy rằng
cách mệnh thành công đó hơn 150 năm nay nhưng công nông vẫn cứ cực khổ,
vẫn cứ lo tính cách mệnh lần thứ hai. Chúng ta đó hy sinh làm cách mệnh thỡ
nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thỡ quyền giao cho dân
chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người thế mới khỏi hy sinh nhiều
lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc”. Như vậy, Nguyễn Ái Quốc cho
rằng: nhân dân Việt Nam không thể đi theo con đường cách mạng tư sản của
Pháp và của Mỹ bởi vỡ “cách mạng Pháp cũng như cách mạng Mỹ nghĩa là
cách mạng tư bản, cách mạng không đến nơi”.


8
Năm 1917, cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi mở ra thời kỳ quá độ từ
chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xó hội trờn phạm vi toàn thế giới. Cuộc cách
mạng đó không những có ý nghĩa vạch thời đại mà cũn mở ra một bước ngoặt
cho phong trào giải phóng dân tộcở các nước thuộc địa.
Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã làm lung lay chủ nghĩa cải
lương của Quốc tế II, dẫn tới sự ra đời của Quốc tế III - Quốc tế Cộng sản, đội
tiên phong cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân bị áp bức trên toàn
thế giới. Với nhón quan chính trị sâu sắc, Nguyễn Ái Quốc đó đi theo con
đường Cách mạng xó hội chủ nghĩa tháng mười Nga, đứng hẳn về phía Quốc
tế Cộng sản và về chủ nghĩa Mác-Lênin. Tại Đại hội Đảng xó hội Pháp họp ở
thành phố Tua vào tháng 12 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đó bỏ phiếu gia nhập
Quốc tế Cộng sản và trở thành một trong những người sáng lập ra Đảng Cộng

sản Pháp.
Trong cuốn “Đường cách mệnh”, sau 5 năm diễn ra sự kiện trọng đại ấy,
Nguyễn Ái Quốc khẳng định dứt khoát:
“Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đó thành công, và thành
công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc, tự do thật. Cách
mạng Nga đó đuổi được vua, tư bản, địa chủ, rồi lại ra sức cho công nông các
nước và các dân tộc bị áp bức các thuộc địa làm cách mệnh để đạp đổ tất cả
đế quốc chủ nghĩa và tư bản trong thế giới”. Người cho rằng: “Bây giờ học
thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn
nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin”1.
Chính chủ nghĩa Mác-Lênin là một nhân tố quan trọng soi sáng con đường
cứu nước Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đó tiếp thụ chủ nghĩa Mỏc-Lờnin, tỡm
cỏch truyền bỏ về Việt Nam để hỡnh thành một Đảng Cộng sản. Sau này, Hồ
Chí Minh có nói về ý nghĩa của chủ nghĩa Mỏc-Lờnin đối với cách mạng Việt
Nam: ở Việt Nam và ở phương Đông ngày xưa có câu chuyện chiếc cẩm nang
thần kỳ. Khi người ta gặp tai nạn, người ta mở cẩm nang ra thỡ thấy ngay được
cách giải quyết. Đối với Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác-Lênin cũng giống như
1

Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, T.2, tr.280.


9
chiếc cẩm nang thần kỳ. Hơn tác dụng của chiếc cẩm nang thần kỳ, chủ nghĩa
Mác-Lênin cũn là “mặt trời soi sỏng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối
cùng, đi tới chủ nghĩa xó hội và chủ nghĩa cộng sản”.
Chủ nghĩa yêu nước là nhân tố đưa Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa
Mác-Lênin, đến với chủ nghĩa cộng sản. Sau này, Hồ Chí Minh kể lại:
“Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải là chủ nghĩa cộng
sản, đó đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba. Từng bước một, trong

cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lý luận Mác-Lênin, vừa làm công tác thực tế,
dần dần tôi hiểu được rằng, chỉ có chủ nghĩa xó hội, chủ nghĩa cộng sản mới
giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới
khỏi ách nô lệ”1.
Nguyễn Ái Quốc yêu nước nhưng không yêu nước theo lập trường của
các sĩ phu phong kiến và của giai cấp tư sản. Với việc dấn thân, hoà đồng vào
cuộc sống của những người cùng khổ, những công nhân, nông dân và với cảm
nhận trực tiếp nhạy cảm của mỡnh. Nguyễn Ái Quốc đó tiếp thụ tư tưởng yêu
nước theo lập trường vô sản đúng đắn, theo chủ nghĩa Mác-Lênin.
Việc Nguyễn Ái Quốc tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin, đi từ chủ nghĩa yêu
nước đến chủ nghĩa Mác-Lênin và sau đó ra sức truyền bá chủ nghĩa MácLênin vào Việt Nam đó thúc đẩy cả phong trào công nhân và phong trào yêu
nước phát triển đúng hướng. Bằng những hoạt động thực tiễn truyền bá chủ
nghĩa Mác-Lênin của Nguyễn Aí Quốc và những đồng sự của Người: Phong
trào yêu nước Việt Nam đã được gắn với phong trào côngnhân và gắn với chủ
nghĩa Mác-Lênin.
Xu hướng phát triển của xó hội trờn thế giới là độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xó hội. Cho đến bây giờ chúng ta vẫn khẳng định điều đó mặc
dự chủ nghĩa xó hội đang ở vào thời kỳ thoái trào do sự sụp đổ của Đảng
Cộng sản Liên Xô, các đảng cộng sản ở Đông Âu, sự tan ró của Liờn bang
Cộng hũa xó hội chủ nghĩa Xụ viết và chế độ xó hội chủ nghĩa ở cỏc nước

1

Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, T.10, tr.128.


10
Đông Âu. Nguyễn Ái Quốc sớm nhận ra được xu hướng ấy là do hoàn cảnh
lịch sử quy định.
Nguyễn Ái Quốc sinh ra và lớn lên trong trong thời đại quá độ từ chủ

nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xó hội trờn phạm vi toàn thế giới, là thời đại quy
định xu thế độc lập dân tộc đi liền với phát triển lên chủ nghĩa xó hội. Giai
cấp đứng trung tâm của thời đại này là giai cấp công nhân, một giai cấp quyết
định nội dung căn bản, phương hướng phát triển chính của thời đại ấy” 1, Hồ
Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên nhận rừ được vấn đề trọng đại đó.
Người khẳng định: “Chỉ có giai cấp công nhân là dũng cảm nhất, cách mạng
nhất, luôn luôn gan góc đương đầu với bọn đế quốc thực dân. Với lý luận
cỏch mạng tiờn phong và kinh nghiệm của phong trào vụ sản quốc tế, giai cấp
cụng nhõn ta đó tỏ ra là người lónh đạo xứng đáng nhất và đáng tin cậy nhất
của nhân dân Việt Nam”2. Trong điều kiện đầu thế kỷ XX, cách mạng Việt
Nam không thể giành thắng lợi được nếu không có được phong trào công
nhân kết hợp với phong trào yêu nước, dưới ánh sáng soi đường của chủ
nghĩa Mác - Lênin, một học thuyết mang bản chất cách mạng và khoa học của
thời đại chúng ta.
Nguyễn Ái Quốc là người dũng cảm vượt qua những hạn chế của những
người yêu nước đương thời để tỡm đến học thuyết Mác - Lênin. Người luôn
trăn trở giữa : một bên là chủ nghĩa thực dân tàn bạo, xảo quyệt, thối nát, đầy
rẫy chiến tranh, đói nghèo, chết chóc, không đưa lại độc lập, tự do, không đưa
lại quyền sống cho dân tộc và cho con người; một bên là tư tưởng nhân đạo của
chủ nghĩa Mác - Lênin, là tư tưởng giải phóng giai cấp, giải phóng xó hội, giải
phúng con người. Chủ nghĩa nhân đạo Mác - Lênin không chỉ thể hiện trên lời
nói mà cũn trong thực tế: một nước Nga cách mạng đó làm cuộc Cỏch mạng
thỏng Mười năm 1917 đưa lại quyền lợi cho tất cả nhân dân lao động và tận
tỡnh giỳp đỡ các nước thuộc địa tranh giành độc lập, đưa lại hạnh phúc cho
đồng bào.
1

. V.I.Lênin, Toàn tập. Nxb Sự thât, H, 1963, tập 21. tr. 157.
. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, T.2, tr.9..


2


11
Chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ tư tưởng của giai cấp vô sản; phong trào
công nhân là cái “cốt vật chất” của chủ nghĩa Mác - Lênin. Nguyễn Ái Quốc
hoạt động trong phong trào công nhân quốc tế, từ đó tiếp nhận được chủ
nghĩa Mỏc - Lờnin. Vỡ vậy, Người thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin một
cách tự nhiên, hài hũa. Năm 1960, Hồ Chí Minh kể lại rằng:
“Riêng về cá nhân tôi, từ lúc đầu nhờ được học tập truyền thống cách
mạng oanh liệt và được rèn luyện trong thực tế đấu tranh anh dũng của công
nhân và của Đảng Cộng sản Pháp mà tôi đó tỡm thấy chõn lý của chủ nghĩa Mỏc
- Lờnin, đó từ một người yêu nước tiến bộ thành một chiến sĩ xó hội chủ nghĩa”.
Trong thời gian từ năm 1920 đến năm 1930, thông qua Nguyễn Ái
Quốc, người con ưu tú của dân tộc, chủ nghĩa Mác - Lênin đó được truyền bá
vào Việt Nam, từng bước một thấm vào phong trào công nhân và phong trào
yêu nước để cho một chính Đảng cộng sản ra đời ở Việt Nam - một nước nhỏ,
thuộc địa nửa phong kiến, lạc hậu, chậm phát triển, một nước mà cụng nhõn
cũn ớt ỏi, hơn 90% số dân là nông dân…
Khi chủ nghĩa Mác - Lênin thâm nhập được vào Việt Nam thỡ cuộc
khủng hoảng về một đường lối cứu nước đó cú lối khắc phục. Nhưng làm như
thế nào để cho phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam kết
hợp và tiếp nhận được với chủ nghĩa Mác - Lênin ? Làm thế nào để xây dựng
được đội tiền phong của giai cấp công nhân nhận nhiệm vụ lónh đạo toàn dân
tiến hành cuộc cách mạng theo gương sáng của Cách mạng tháng Mười.
Chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam phải trải qua những cuộc đấu
tranh quyết liệt với các quan điểm của giai cấp tư sản. Nguyễn Ái Quốc đó cú
những bước đi thích hợp nhằm chuẩn bị cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức,
đào tạo, huấn luyện cán bộ, trước hết là lập ra tổ chức Việt Nam thanh niên
cách mạng đồng chí hội để tiến tới thúc đẩy cả phong trào công nhân và

phong trào yêu nước phát triển. Tổ chức này là tổ chức yêu nước, tiêu biểu
cho phong trào yêu nước mang màu sắc cộng sản chủ nghĩa.
Tờ báo bằng tiếng Pháp Le Paria (Người cùng khổ), báo Thanh niên ở
Quảng Châu (Trung Quốc), các tác phẩm khác của Nguyễn Ái Quốc như Bản


12
án chế độ thực dân Pháp, Đường kách mệnh…, đó đóng vai trũ quan trọng
truyền bỏ những vấn đề cơ bản của học thuyết Mác - Lênin vào phong trào
công nhân, phong trào yêu nước. Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc nhận định:
“Người Đông Dương giấu một cái gỡ đang sôi sục, đang gầm thét và sẽ
bùng nổ một cách ghê gớm, khi thời cơ đến”.
Từ năm 1924 trở đi, phong trào cách mạng Việt Nam có bước phát
triển mạnh. Các tổ chức yêu nước ra đời liờn tiếp: tổ chức Tõm tõm xó (ra đời
năm 1923), đảng Phục Việt (ra đời năm 1925), sau đổi là Tân Việt cách mạng
đảng, đảng Thanh niên (ra đời năm 1926), Việt Nam quốc dân đảng (ra đời
năm 1927)… Sự xuất hiện các tổ chức trên đây làm lan tỏa một không khí sục
sôi đấu tranh yêu nước dưới nhiều màu sắc khác nhau, chủ yếu phong trào
yêu nước đó tập hợp đông đảo tầng lớp trí thức. Màu sắc chủ yếu của các
phong trào yêu nước do các tổ chức trên đây là tiểu tư sản.
Hồ Chí Minh đánh giá cao phong trào yêu nước Việt Nam, đưa nó vào
trong một tổng thể khăng khít các thành tố cho sự ra đời của chính Đảng
Cộng sản Việt Nam. Phong trào yêu nước là cái trường tồn trong lịch sử dân
tộc Việt Nam. Phong trào yêu nước là yếu tố có trước so với phong trào công
nhân, trước cả khi giai cấp công nhân Việt Nam ra đời vào những năm 20 của
thế kỷ XX. Phong trào yêu nước ở Việt Nam thực sự đóng vai trũ quan trọng
thỳc đẩy phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, nhất là khi giai cấp
công nhân mới ra đời; mặt khác nó kết hợp được với phong trào cụng nhõn
bởi vỡ giữa hai phong trào này cú điểm cơ bản tương đồng là mục tiêu giải
phóng dân tộc. Đó cũng là xuất phát từ đặc điểm của xó hội Việt Nam khi

mõu thuẫn giữa toàn thể dõn tộc Việt Nam với đế quốc Pháp xâm lược đó nổi
lờn trờn hết và cần được giải quyết, khi quyền lợi giai cấp và quyền lợi dân
tộc quyện với nhau làm một. Ngoài mục tiêu chung, giai cấp công nhân và
giai cấp nông dân Việt Nam cũn cú mối liờn hệ, đồng minh tự nhiên. Bên
cạnh phong trào yêu nước của nông dân, ở Việt Nam cũn cú những phong
trào yờu nước của tiểu tư sản và chính những phong trào này thúc đẩy sự
chuyển hướng nhanh chóng của nhiều trí thức đi tới tiếp nhận chủ nghĩa Mác


13
- Lênin, trở thành những người cách mạng tiền bối góp phần tích cực thúc đẩy
quá trỡnh hỡnh thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
Về phong trào công nhân, cuối những năm 20 của thế kỷ XX, nhất là
từ khi thực dân Pháp thực hiện chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai, đó
dõng lờn mạnh mẽ. Ngoài đấu tranh kinh tế, đó xuất hiện đấu tranh chính trị
và hai loại hỡnh đấu tranh có lúc đó kết hợp với nhau.
Năm 1925, công nhân Ba Son (Sài Gũn) đấu tranh bói cụng kộo dài
thời gian sửa chữa tàu Mitsơlê của Pháp dự định sang đàn áp cách mạng
Trung Quốc. Do vậy, việc sửa chữa tàu kéo dài trong 4 tháng. Đây là cuộc
đấu tranh thể hiện tinh thần quốc tế vô sản.
Tổ chức Việt Nam cách mạng thanh niên được lập ra tháng 6 năm 1925
cùng với tác phẩm Đường cách mệnh cũng như các lớp huấn luyện do
Nguyễn Ái Quốc tổ chức ở Quảng Châu (Trung Quốc) đó nhõn lờn sức mạnh
cho phong trào công nhân, đưa nhiều cán bộ về nước hoạt động trong phong
trào công nhân. Từ năm 1925 đến năm 1929, cơ sở của Việt Nam cách mạng
thanh niên và các công hội ra đời ở nhiều nơi, nhất là ở các cơ sở công nghiệp
như Ba Son (Sài Gũn), Trường Thi (Vinh, Nghệ An), Hải Phũng, Hà Nội,
Nam Định, v.v..
Do ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, phong trào công nhân ở Việt
Nam dần dần đó cú tớnh độc lập rừ rệt và một số tổ chức đó cú những phỏi tả

theo xu hướng cách mạng vô sản. Các năm 1927, 1928, hàng loạt cỏc cuộc
bói cụng của phong trào cụng nhõn lần lượt nổ ra với quy mô có những cuộc
có hàng nghỡn người tham gia. Những cuộc bói cụng đó thường nổ ra ở các
khu công nghiệp: đồn điền cao su Phú Riềng, nhà máy xi măng Hải Phũng,
nhà mỏy sợi Nam Định, nhà máy xe lửa ở Trường Thi, nhà máy Avia ở Hà
Nội, v.v..
Từ đầu từ năm 1928, Việt Nam cách mạng thanh niên thực hiện chủ
trương “vô sản hóa”. Đây là phong trào cực kỳ quan trọng để vừa truyền bá
chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân, vừa xây dựng củng cố lập
trường của các hội viên tiêu biểu có xu hướng cộng sản của tổ chức Thanh


14
niên. Cuối năm 1929 đầu năm 1930, phong trào công nhân đó phỏt triển tới
mức tự giỏc, tức là giữa chủ nghĩa Mỏc - Lờnin và phong trào cụng nhõn ở
Việt Nam đó kết hợp được với nhau.
Phong trào cụng nhõn phỏt triển thỡ phong trào yờu nước nói chung
càng cao, trong khi đó những phong trào chịu ảnh hưởng của giai cấp tư sản
bị hạn chế dần.
Vấn đề đó dẫn tới sự ra đời các tổ chức cộng sản. Tháng 6 năm 1929,
Đông Dương cộng sản đảng ra đời ở miền Bắc, An Nam cộng sản đảng ra đời
ở miền Nam vào tháng 10 năm 1929, Đông Dương cộng sản liên đoàn ra đời
ở miền Trung vào tháng 1 năm 1930.
Nguyễn Ái Quốc đã nhận lónh trỏch nhiệm rất lớn lao là đứng ra hợp
nhất các tổ chức cộng sản để hỡnh thành một chính đảng cộng sản duy nhất
ở Việt Nam ngày 3 tháng 2 năm 1930: Đảng Cộng sản Việt Nam.
Từ những dẫn chứng lịch sử trên, chúng ta thấy: quan điểm về sự hỡnh
thành một đảng cộng sản ở Việt Nam của Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa quán
triệt đầy đủ học thuyết Lênin về đảng cộng sản, vừa phù hợp với hoàn cảnh
một nước thuộc địa lạc hậu, chậm phát triển, nơi có truyền thống đấu tranh

yêu nước lâu đời của nhân dân, nơi số lượng giai cấp công nhân cũn ớt nhưng
đó cú mối quan hệ chặt chẽ với phong trào yờu nước ngay từ đầu.
Việc Hồ Chí Minh đưa thêm yếu tố phong trào yêu nước vào trong các
yếu tố cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam có ý nghĩa lớn trong chỉ
đạo thực tiễn cách mạng Việt Nam. Đây là điểm phù hợp với một nước thuộc
địa nửa phong kiến khi giai cấp công nhân có số lượng cũn nhỏ bộ, khi phong
trào yờu nước đó cú bề dày lịch sử và luụn luụn sống động. Điều này càng
chứng tỏ rằng, những tư tưởng của Hồ Chí Minh trong Chính cương vắn tắt,
Sách lược vắn tắt về lực lượng cách mạng cần tập hợp, là hoàn toàn đúng.
Những lực lượng không phải của giai cấp vô sản như tiểu tư sản trí thức,
trung, tiểu địa chủ… đều được Nguyễn Ái Quốc đưa vào lực lượng cách
mạng cần phải lôi kéo do công nông làm nũng cốt.


15
Luận điểm của Hồ Chí Minh còn có ý nghĩa chỉ đạo về chính sách đại
đoàn kết của Người, kể cả trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cả
trong thời kỳ cách mạng xó hội chủ nghĩa. Bản thõn Hồ Chớ Minh đó trực
tiếp sử dụng, vận động, lôi kéo nhiều nhân sĩ, trí thức không phải là đảng viên
cộng sản vào bộ máy chính quyền, hoặc cảm hóa họ, làm cho họ suốt đời
trung thành với Tổ quốc Việt Nam xó hội chủ nghĩa. Đối với luận điểm này,
Hồ Chí Minh đó giỳp cho Đảng Cộng sản Việt Nam khắc phục và hạn chế
những căn bệnh cô độc, biệt phái, hẹp hũi. Nền tảng chủ nghĩa yêu nước vẫn
là điều cơ bản, là điểm tương đồng để tập hợp nhiều lực lượng rộng rói vào
Mặt trận dõn tộc thống nhất. Luận điểm của Hồ Chí Minh đưa phong trào yêu
nước vào trong các thành tố cho kết quả sự ra đời của Đảng cộng sản không
những có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cho cỏch mạng Việt Nam mà cũn cú ý
nghĩa đối với các nước có hoàn cảnh tương tự. Luận điểm đó cũng chứng tỏ
rằng, chủ nghĩa Mác - Lênin là một học thuyết sống động, học thuyết của thực
tiễn, vỡ thực tiễn. Nhiệm vụ của những người cộng sản là phải luôn làm giàu

và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, nâng nó lên một tầm cao mới.
Luận điểm chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp với phong trào công nhân và
phong trào yêu nước dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu
năm 1930 là viên ngọc sáng trong hệ thống các luận điểm cơ bản của Hồ Chí
Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam.



×