Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

TIỂU LUẬN tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về văn hóa và văn hóa ĐẢNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.57 KB, 7 trang )

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HOÁ VÀ VĂN HOÁ ĐẢNG

TẠI khoá họp lần thứ 24, ngày 16 tháng 4 năm 1987, tổ chức Giáo dục khoa học - văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) đã thông qua Nghị quyết
kỷ niệm trên phạm vi toàn thế giới 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí
Minh. Nghị quyết đánh giá: "Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu hiện kiệt
xuất về quyết tâm của cả dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp
giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh
chung của các dân tộc vì hoà bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội, sự
đóng góp quan trọng về nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh
vực văn hoá, giáo dục và nghệ thuật là kết tinh của truyền thống văn hoá
hàng ngàn năm của nhân dân Việt Nam và những tư tưởng của Người là
hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản
sắc dân tộc của mình là tiêu biểu cho
(1) Xem: Chủ tịch Hồ Chí Minh

việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau"(1).

- Anh hùng giảiphóng dân tộc, Nhà

Đảng ta khẳng định: "Đảng và nhân

văn hoá lớn, Nxb Khoa học xã hội,

dân ta quyết tâm xây dựng đất nước

Hà Nội, 1995, tr. 5 - 6.

Việt Nam theo con đường xã hội chủ

(2) Đảng Cộng sản Việt Nam,
Văn kiện Đại hội IX, Nxb Chính trị


quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 83.

nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác -


Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh"(2). Đó là nhu cầu bức xúc của cuộc sống
cần nghiên cứu, quán triệt đầy đủ và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí
Minh vào công cuộc xây dựng đất nước, trong đó có tư tưởng Hồ Chí Minh
về văn hoá và văn hoá Đảng.
Về thuật ngữ "Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá", chúng tôi tán thành
quan niệm của Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng: "Tư tưởng Hồ Chí Minh
về văn hoá là một hệ thống các quan điểm lý luận mang tính khoa học và
cách mạng về văn hoá và xây dựng nền văn hoá Việt Nam. Nó chắt lọc, tổng
hợp và kết tinh được những giá trị văn hoá của phương Đông và phương
Tây, truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế, mà cốt lõi là sự kết hợp
giữa chủ nghĩa Mác - Lê-nin với tinh hoa và bản sắc dân tộc Việt Nam"(1).
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu một định nghĩa nổi tiếng về văn hoá: "Vì lẽ
sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát
minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn hoá,
nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các
phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn
hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu
hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời
sống và đòi hỏi của sự sinh tồn"(2). Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn
hoá, bao hàm nhiều nội dung rộng lớn, trong đó có các nội dung cơ bản sau:


- Văn hoá có quan hệ mật thiết với cơ sở kinh tế - xã hội; xã hội thế nào
thì văn hoá thế ấy, văn hoá phải gắn liền và đứng trong kinh tế, chính trị:
"Văn hoá với chính trị có quan hệ chặt chẽ với nhau. Có chính trị mới có văn

hoá, xưa kia chính trị bị đàn áp, nền văn hoá của ta vì thế không nảy sinh
được" (3).
- Đặc trưng của nền văn hoá mới mà chúng ta cần xây dựng là một nền
văn hoá dân tộc, hiện đại và nhân văn, đề cao yếu tố đạo đức: "Phải xây

(1) Nguyễn Phú Trọng: Tư tưởng
Hồ Chí Minh về văn hoá mãi mãi
soi sáng con đường xây dựng và
phát triển nền văn hoá Việt Nam,
sách: Tư tưởng Hồ Chí Minh về
văn hoá. Ban Tư tưởng Văn hoá
Trung ương, Hà Nội, 2003, tr. 112.
(2) Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập
3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1995, tr. 431.
(3) Sách đã dẫn, tập 2, tr.16.
(4) Sách đã dẫn, tập 7, tr. 220.


dựng một nền văn hoá dân tộc, khoa học, đại chúng. Phải nâng cao trình độ
văn hoá của nhân dân. Phải đề xướng đạo đức công dân tức là yêu Tổ quốc,
yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, bảo vệ của công"(4).
- Để xây dựng nền văn hoá dân tộc trong thời đại mới phải có chiến lược
phát triển văn hoá gồm:
1. Xây dựng tâm lý: lý cách, tinh thần độc lập, tự cường.
2. Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng.
3. Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân
dân trong xã hội.
4. Xây dựng chính trị: dân quyền.
5. Xây dựng kinh tế (1).

Sự nghiệp phát triển văn hoá luôn phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Để
lãnh đạo dân tộc, phát triển văn hoá dân tộc, rất cần thiết phải xây dựng văn
hoá Đảng: theo tiêu chí "đạo đức và văn minh".
2. Trong những nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá, chúng ta
cần đặc biệt chú ý những quan điểm của Người về văn hoá Đảng.


Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương (khoá VIII), khi bàn về
"Nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn hoá", đã chỉ rõ: "Để
đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng về văn hoá, phải xây dựng văn hoá từ trong
Đảng, trong bộ máy nhà nước như Bác Hồ đã dạy "Đảng ta là đạo đức, là
văn minh". Nghị quyết Trung ương 10, khoá IX khi kiểm điểm 5 năm thực
hiện nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII về xây dựng và

(1) Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập

phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản

3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,

sắc dân tộc trong những năm tới" đã chỉ ra một trong

1995, tr. 431

những nguyên nhân chủ quan của những yếu kém,
khuyết điểm trên lĩnh vực văn hoá là: "Nhiệm vụ xây

(2) Đảng Cộng sản Việt Nam,
Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban


dựng văn hoá trong Đảng, bộ máy nhà nước chưa được Chấp hành Trung ương khoá VIII,
triển khai tích cực, có nơi còn bị xem nhẹ; không ít cán Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
bộ, đảng viên chưa nêu được tấm gương văn hoá cho

1998, tr. 81.

quần chúng"(2).
Công cuộc đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy đã cho chúng ta nhận thức
về văn hoá theo nhiều lĩnh vực rộng lớn và đầy đủ nhất. Chính nhờ vậy, từ
khi có Nghị quyết Trung ương 5, phạm trù "Văn hoá trong Đảng" dần dần
trở thành phạm trù thông dụng. Nhưng thực tế "Văn hoá trong Đảng" chỉ
mới nói lên được khía cạnh môi trường văn hoá mà chưa có nội hàm, tính


khoa học và thực tiễn của một phạm trù rộng liên quan đến văn hoá chính trị,
văn hoá lãnh đạo.
Trong rất nhiều bài viết, bài nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều nhấn mạnh
tầm quan trọng của đạo đức, tư tưởng, lối sống của người cán bộ, đảng viên.
Người đã dạy: "Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn
thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng
phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo
(1) (2) Hồ Chí Minh, Toàn tập,
tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 1995, tr. 252-253, 234-235.
(3) Sách đã dẫn, tập 10, tr.5.
được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người
là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự
mình đã hủ hoá, xấu xa thì còn làm nổi việc gì"(1).
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn đòi hỏi người đảng viên, cán bộ phải học
tập lý luận, trau dồi tư tưởng bên cạnh việc rèn luyện đạo đức, lối sống:

"Mỗi cán bộ, mỗi đảng viên phải học lý luận, phải đem lý luận áp dụng vào
công việc thực tế. Phải chữa cái bệnh kém lý luận, khinh lý luận và lý luận
suông"(2). Người chỉ rõ: "… toàn thể đảng viên và đoàn viên thanh niên lao


động, bất kỳ ở cương vị nào, làm công tác gì đều phải trau dồi đạo đức cách
mạng, tẩy trừ chủ nghĩa cá nhân; cố gắng học tập chính trị, văn hoá và khoa
học kỹ thuật, làm tốt công tác kinh tế, tài chính, gương mẫu trong mọi việc
làm"(3). Người coi các đức tính cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư như
là nền tảng của "đời sống mới", của lối sống mới. Để xây dựng Đảng trong
sạch, nâng cao văn hoá Đảng thì đòi hỏi mỗi đảng viên phải rèn luyện đạo
đức cách mạng, ra sức chống những thói hư, tật xấu như thói "làm quan cách
mạng", hẹp hòi, hủ hoá, tư túi…
Trước lúc vĩnh biệt chúng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài báo
"Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân" và đặc biệt
trong Di chúc, Người đã căn dặn: "Việc cần làm trước tiên là chỉnh đốn lại
Đảng"… "Việc chỉnh đốn lại Đảng" theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí
Minh là coi trọng việc xây dựng văn hoá Đảng, để Đảng thật sự có đạo đức
và văn minh. Việc xây dựng, chỉnh đốn lại Đảng, cũng như xây dựng văn
hoá Đảng phải bắt đầu từ việc rèn luyện tư tưởng, đạo đức, lối sống của
người đảng viên. 



×