Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

TIỂU LUẬN THỰC CHẤT VIỆC TRUYỀN đạo TRÁI PHÉP ở dân tộc HMÔNG VÙNG tây bắc nước TA HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.55 KB, 6 trang )

THỰC CHẤT VIỆC TRUYỀN ĐẠO TRÁI PHÉP Ở DÂN TỘC H’
MÔNG VÙNG TÂY BẮC NƯỚC TA HIỆN NAY
Dân tộc H’ Mông ở Việt Nam có gần 60 vạn người, sống tập trung ở
miền núi vùng cao các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lai
Châu, Sơn La, Cao Bằng và Nghệ An. Đồng bào đã có lịch sử khá lâu đời ở
Việt Nam có nền văn hóa truyền thống rất đặc sắc. Trong những năm qua vấn
đề người H’ Mông, do sự chống phá của thế lực thù địch, luôn luôn nổi lên là
một trong những vấn đề nóng bỏng, phức tạp của tình hình dân tộc ở Việt
Nam. Từ cuối thập kỷ 80 đến nay, việc truyền đạo trái phép trong dân tộc H’
Mông diễn ra hết sức phức tạp, lan rộng hầu hết các địa bàn người H’ Mông
cư trú. Trong tình hình đó, chỉ rõ thực chất vấn đề, nhận rõ âm mưu, thủ đoạn
của các thế lực thù địch qua việc truyền đạo trái phép có ý nghĩa cực kỳ quan
trọng để tìm ra biện pháp hữu hiệu chống lại âm mưu, thủ đoạn của chúng.
Quá trình truyền đạo trái phép ở vùng đồng bào H’ Mông có ba loại hình “tôn
giáo” đáng chú ý nhất: “Vàng Chứ”, “Thiên Chúa giáo” và “Tin Lành”. Cả ba
loại hình này, trên thực tế, chúng đan xen, lẫn lộn vào nhau, nhưng thực chất
đều là Thiên Chúa giáo - Thờ chúa Jêsu. Đầu tiên việc truyền đạo diễn ra dưới
hình thức “Vàng Chứ” một hình ảnh đã có trong tín ngưỡng dân gian. Đầu
những năm 90 lại thêm vấn đề Jêsu và Thiên Chúa giáo, nhiều người đã theo
đạo Thiên chúa, bỏ hết các hình thức cúng bái tổ tiên, cúng ma nhà… Tuy
nhiên, vì giáo lý và các thủ tục hành lễ rất phức tạp, rườm rà không phù hợp
với cách suy nghĩ và tâm lý của đồng bào, vì thế đầu năm 1992 lại xuất hiện
tôn giáo mới: Tin Lành với hệ thống giáo lý, luật lệ, lễ nghi và tổ chức đơn
giản hơn. Song, thực chất Thiên chúa hay Tin Lành thì đều là thờ Chúa Jêsu
mà Jêsu chính là hình ảnh “Vàng Chứ” đã được H’ Mông hóa. Điều đó cho
thấy mục đích của những kẻ truyền đạo trái pháp rất rõ ràng. Vấn đề không


phải là tên gọi cụ thể của một loại hình tôn giáo nào mà điều quan trọng là
đưa được tôn giáo vào đời sống tinh thần, tín ngưỡng của đồng bào. Dù tôn
giáo đó có bị H’ Mông hóa để phù hợp với đặc điểm và trình độ nhận thức


của đồng bào, nhưng bản chất vẫn là thờ Chúa Jêsu, biến Jêsu thành hình ảnh
chế ngự trong đời sống tư tưởng - tâm lý - tín ngưỡng của dân tộc H’ Mông.
Hiện nay, việc truyền đạo tuy không còn công khai, lộ liễu, dồn dập như
trước, nhưng lại được tổ chức tinh vi hơn, dùng người H’ Mông tuyên truyền
cho chính người H’ Mông bằng các hình thức đơn giản: rỉ tai, truyền miệng…
Việc truyền đạo trái phép đã gây hậu quả xấu về nhiều mặt không những đối
với người H’ Mông mà còn đối với các dân tộc khác trong vùng.
Về chính trị tư tưởng: Gây nên sự hoang mang tư tưởng, lo lắng về một
ngày tận thế, đồng bào chuẩn bị “bay lên trời” khi ngày tận thế đến; mất đoàn
kết giữa các tộc người, giữa những người theo đạo và những người không
theo đạo trong dân tộc H’ Mông và trong nội bộ từng dòng họ, từng gia đình.
Đồng bào không yên tâm gắn bó với quê hương, Tổ quốc, xuất hiện và phát
triển tư tưởng “ly khai”, đi tìm Tổ quốc riêng. niềm tin của đồng bào đối với
Đảng, với chính quyền bị suy giảm. Tính cố kết cộng đồng, một trong những
nét đặc trưng của dân tộc H’ Mông có nguy cơ bị phá vỡ.
Về kinh tế xã hội: Nhiều người bỏ sản xuất, không thực hiện các chủ
trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước (như chống lại chủ
trương bỏ trồng cây thuốc phiện, bỏ du canh du cư, bỏ mê tín dị đoan). Tình
trạng di cư tự do phát triển khá trầm trọng, gây khó khăn cho việc ổn định đời
sống, bảo đảm trật tự an toàn xã hội và an ninh, quốc phòng vùng biên.
Về văn hóa: Những sinh hoạt văn hóa truyền thống rất đặc sắc của
đồng bào đã và đang bị phá vỡ. Các phong tục ma chay, cưới xin truyền
thống, các điệu hát dân ca bằng tiếng H’ Mông bị ma một dần. Nhiều nhà đã
bỏ bàn thời ông bà, tổ tiên - một tín ngưỡng thiên liêng và được truyền từ bao


đời nay với lý do rất đơn giản: thờ ông bà, tổ tiên đã lâu rồi nhưng đến nay
nghèo khổ vẫn cứ nghèo khổ.
Tác hại của việc truyền đạo trái phép rất rõ ràng. Song điều quan trọng
là có bàn tay kẻ thù hay không, hay chỉ đơn thuần là vấn đề tín ngưỡng, tôn

giáo? Cần thấy hết tính phức tạp của việc truyền đạo trái phép trong dân tộc
H’ Mông. Có thể khẳng định rằng đây vừa là vấn đề tôn giáo, vừa lại là vấn
đề dân tộc. Hay nói cách khác, là vấn đề tôn giáo diễn ra trong một dân tộc có
những đặc thù về lịch sử, văn hóa, lại vừa là sự kích động, lôi kéo một dân tộc
trong cộng đồng dân tộc Việt Nam được núp dưới hình thức tôn giáo. Điều
cần chú ý là việc truyền đạo trái phép là do các thế lực thù địch chống phá
cách mạng Việt Nam tiến hành, sau đó bản thân đồng bào vô hình hay hữu ý
trở thành lực lượng tiếp tay cho chúng. Người H’ Mông theo đạo chủ yếu do
cảm tính, không có động cơ về chính trị hoặc chống đối chính quyền. Tuy
nhiên, họ không hiểu được hết âm mưu sâu xa, thủ đoạn thâm độc của các thế
lực thù địch, cho nên đồng bào dễ bị chúng lợi dụng, lôi kéo.
Các thế lực thù địch hiểu rất rõ tâm lý, trình độ nhận thức của đồng
bào, từ đó thực hiện kế hoạch truyền đạo từ thấp đến cao phù hợp với đặc
điểm và nhu cầu thực tế của người H’ Mông. Chiến dịch truyền đạo được xuất
phát từ đài Manila (Philíppin) bằng tiếng H’ Mông. Ban đầu chỉ phát những
bài hát dân ca bằng tiếng H’ Mông, dần dần hướng dẫn tuyên truyền, giải
thích những lễ nghi và nội dung tôn giáo. Việc dân ca hóa thánh ca làm cho
người nghe dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện. Sau đó việc truyền đạo được triển
khai bằng các hình thức truyền miệng, rỉ tai, tán phát tài liệu bằng ấn phẩm,
băng hình, băng cát - sét… Tình hình đó phát triển đến mức tự bản thân đồng
bào truyền đạo cho nhau, người nọ truyền cho người kia trong bản, trong
dòng họ, trong gia đình. Đến lúc đó, với con mắt bình thường thì tưởng như là
vấn đề tín ngưỡng thuần túy, nói đến có sự điều khiển, chi phối và tiếp tay của


các thế lực thù địch thì nhiều người không tin. Bởi vì không nhìn thấy kẻ thù
bằng xương, bằng thịt một cách trực tiếp mà chỉ thấy người H’ Mông truyền
đạo cho nhau! Qua đó ta càng thấy tính chất tinh vi và hết sức thâm độc của
các thủ đoạn mà các thế lực thù địch tiến hành chống phá cách mạng Việt
Nam. Chúng tập trung khai thác những vấn đề lịch sử, văn hóa của dân tộc

H’ Mông để kích động, lôi kéo. Dựa quan niệm dân gian và niềm mơ ước của
đồng bào về một vị vua tài giỏi, chúng đưa ra hình ảnh “Vàng Chứ”, một Jêsu
đã được H’ Mông hóa, kích động đồng bào tìm vua, tìm chúa, tìm Tổ quốc
riêng. Từ đó kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, tư tưởng cực đoan, tự ti dân
tộc, đòi ly khai, thành lập khu tự trị riêng; tuyên truyền nói xấu và chống đối
lại các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta. Ngoài ra, các thế lực
thù địch còn nuôi dưỡng bọn phản động lưu vong người H’ Mông ở nước
ngoài, tạo điều kiện vật chất, tinh thần cho chúng hoạt động, tổ chức xây dựng
lực lượng, xây dựng mật khu, mật cứ… để chống phá Việt Nam.
Tất cả các hoạt động đó cho thấy, vấn đề truyền đạo trái phép trong
người H’ Mông là vấn đề do các thế lực thù địch tiến hành một cách có tổ
chức, có kế hoạch nằm trong tổng thể “diễn biến hòa bình” chống phá cách
mạng Việt Nam. Mục đích chính trị của chúng là lôi kéo, kích động, tách
người H’ Mông ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của chính quyền,
tách đồng bào ra khỏi cộng đồng dân tộc Việt Nam, hình thành “vương quốc”
riêng của dân tộc H’ Mông, tạo điều kiện lãnh thổ - địa lý, chính trị - xã hội
cho chúng thực hiện chiến lược chống phá cách mạng nước ta.
Vấn đề dân tộc, tôn giáo là những vấn đề rất phức tạp, tế nhị và nhạy
cảm không chỉ riêng ở Việt Nam mà còn là vấn đề quốc tế. Đây là một trong
những vấn đề mà kẻ thù thường lợi dụng để chống phá, can thiệp vào các
quốc gia. Trong trường hợp cụ thể của việc truyền đạo trái phép ở dân tộc H’
Mông, chúng ta cần thấy rõ tính phức tạp của vấn đề. Việc giải quyết đúng


đắn vấn đề truyền đạo có tầm quan trọng đặc biệt, vừa chặn được bàn tay phá
hoại của kẻ thù, vừa củng cố, tăng cường khối đoàn kết dân tộc.
Cần nhận thức rõ đâu là vấn đề do kẻ thù chống phá, đâu là vấn đề tín
ngưỡng - tâm lý của nhân dân để có thái độ và cách đối xử cụ thể đúng đắn.
Nếu cho rằng vấn đề chỉ thuần túy là nhu cầu tín ngưỡng của đồng bào, thì
chúng ta rơi vào chủ quan, mất cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn phá hoại

của kẻ thù. Nhưng cũng là sai lầm, nếu cực đoan, coi đó chỉ là sự phá hoại của
các thế lực thù địch, không thấy hết tính phức tạp của tình hình, không thấy
những yếu tố tư tưởng - tâm lý của vấn đề tìn ngưỡng, tôn giáo của nhân dân
trong sự phát triển của tôn giáo ở dân tộc H’ Mông. Vì vậy, đấu tranh chống
truyền đạo trái phép, một mặt phải cảnh giác, tỏ thái độ dứt khoát và có biện
pháp thích đáng với hoạt động lợi tôn giáo, đội lốt tôn giáo, truyền đạo trái
phép chống đối chính quyền của các thế lực thù địch; mặt khác phải có biện
pháp kháo léo tổ chức, động viên, giáo dục cho đồng bào chấp hành đường
lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, của chính quyền địa phương, khắc phục
dần tình trạng đồng bào theo đạo, chống lại có hiệu quả việc truyền đạo trái
phép.
Giáo dục cho đồng bào hiểu rõ việc truyền đạo đó là trái với pháp luật,
không phải là “tự do tín ngưỡng” mà là sự lợi dụng “tự do tín ngưỡng” để
chống phá cách mạng. Không thể dùng các biện pháp cưỡng chế để bắt ép
đồng bào từ bỏ tôn giáo mà họ đang theo để quay lại với tín ngưỡng truyền
thống. Nếu không giải quyết khéo léo thì có thể dẫn đến kết quả ngược lại.
Chẳng những chúng ta không kéo được đồng bào quay trở lại với tín ngưỡng
truyền thống mà còn thúc đẩy họ gắn bó hơn với tôn giáo mới do kẻ thù đưa
vào. Đối với những ai cố tình chống đối chính quyền, đội lốt tôn giáo, lợi
dụng tôn giáo phải kiên quyết trừng trị. Những người nhẹ dạ cả tin hoặc “theo
để biết” cần phải giáo dục, thuyết phục, hướng dẫn họ thực hiện các chủ


trương, chính sách của chính quyền, làm cho đồng bào ngày càng gắn bó hơn
với quê hương, đất nước, với chế độ xã hội chủ nghĩa.
Nhanh chóng ổn định đời sống phát triển kinh tế - xã hội, định canh,
định cư cho đồng bào. Đây là vấn đề vừa có ý nghĩa cơ bản, vừa mang tính
cấp bách đặc biệt quan trọng không những đối với người H’ Mông mà còn đối
với cả toàn bộ vấn đề dân tộc vùng sâu, vùng xa ở nước ta hiện nay.




×