Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

TIỂU LUẬN xã hội hóa các QUAN hệ KINH tế tư bản CHỦ NGHĨA một BIẾN đổi mới của CHỦ NGHĨA tư bản HIỆN đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.25 KB, 16 trang )

1

XÃ HỘI HÓA CÁC QUAN HỆ KINH TẾ
TƯ BẢN CHỦ NGHĨA – MỘT BIẾN ĐỔI MỚI
CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN HIỆN ĐẠI

Chủ nghĩa tư bản hiện đại, nhất là trong những thập niên cuối thế kỷ XX
và đầu thế kỷ XXI có những thay đổi và phát triển vượt bậc trên tất cả mọi mặt.
Về phương diện lực lượng sản xuất, nhờ lợi dụng các thành tựu của cuộc cách
mạng khoa học công nghệ mới nhất, chủ nghĩa tư bản đã tạo nên bước nhảy vọt
về chất của lực lượng sản xuất, quốc tế hóa và mở rộng quy mô sản xuất – dịch
vụ ra toàn cầu; cơ cấu sản xuất của chủ nghĩa tư bản cũng biến đổi theo hướng
chuyển dịch sang sử dụng các vật liệu mới và công nghệ cao, lao động có kỹ
thuật và hàm lượng chất xám, nhờ thế đạt được giá trị gia tăng lớn, năng suất và
hiệu quả kinh doanh tư bản chủ nghĩa cũng tăng lên nhanh chóng. Các quan hệ
sản xuất, đặc biệt quan hệ quản lý và phân phối của chủ nghĩa tư bản có nhiều
thay đổi theo hướng dân chủ hóa và xã hội hóa, chủ nghĩa tư bản đã học được
cách kết hợp thông minh giữa “bàn tay hữu hình” của nhà nước với “bàn tay vô
hình” của thị trường, kết hợp giữa các nguyên tắc cạnh tranh với công cụ quản lý
kế hoạch hóa, thực hiện một số chính sách xã hội và chủ động điều hòa các mâu
thuẫn xã hội – giai cấp với mục tiêu tạo ra sự ổn định chính trị xã hội cần thiết
cho phát triển.
Hơn nữa, khác với những gì đã có, chủ nghĩa tư bản hiện đại còn nổi trội
bởi những biến đổi và xu hướng vận động mới mang tính chi phối toàn cầu.
Trong đó việc xã hội hóa các quan hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa là một điển hình.
Xã hội hóa tư bản chủ nghĩa hiện đại mang những đặc trưng nổi bật: trước
hết, mở rộng tất cả các hình thức xã hội hóa theo quan niệm Macxit, và hai, phát


2


triển các hình thức sở hữu hỗn hợp đa dạng. Tựu chung lại, ở các nước tư bản chủ
nghĩa đang hình thành mấy khuynh hướng xã hội hóa chủ yếu sau:
Thứ nhất, kế hoạch hóa phát triển kinh tế và cùng với nó là vai trò điều
chỉnh vĩ mô của nhà nước tư sản ngày càng tăng lên. Nhà nước tư sản nắm, can
thiệp vào các hoạt động kinh tế một cách nhanh nhạy thông qua hệ thống các
công cụ có hiệu quả;
Thứ hai, phân phối lại thu nhập quốc dân một cách phổ biến và với quy
mô lớn, có tính tới lợi ích của người lao động nhằm xoa dịu các xung đột trong
xã hội tư bản;
Thứ ba, phát triển kinh doanh cá thể dựa trên sự hợp tác của các chủ thể
kinh tế riêng. Ví dụ như hình thành các hợp tác xã trang trại, tín dụng và dịch vụ,
sửa chữa máy móc kỹ thuật…Đồng thời, không ngừng mở rộng kinh doanh tập
thể dựa trên các hình thức sở hữu khác nhau của tập thể lao động;
Thứ tư, phát triển sở hữu hỗn hợp với ưu thế của các hình thức xã hội và
nhà nước, thay cho hình thức sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa trước đây.
Ở đây chúng ta đặc biệt quan tâm đến các quá trình xã hội hóa quan hệ
sở hữu tư bản chủ nghĩa.
Trước hết, các nước tư bản đã chú trọng đến việc phát triển các hình thức
sở hữu tư bản cổ phần và các công ty liên doanh dưới các dạng khác nhau với sự
tham gia của các tư bản lớn – nhỏ, độc quyền – không độc quyền, nhà nước, các
tổ chức xã hội, dân cư. Cùng với điều này, đã diễn ra việc phi nhân cách hóa các
tư bản lớn. Cụ thể là, chúng ta thấy ngày càng ít xuất hiện gương mặt những nhà
tư bản cá biệt – chủ thể pháp nhân đại diện cho các doanh nghiệp và tập đoàn lớn,
thay vào đó là các tư bản tập thể với cơ cấu phức tạp gồm các tổ chức xã hội và
dân cư - chủ thể quản lý. Ví dụ như các quỹ hưu trí, các ngân hàng, công ty tài


3

chính, bảo hiểm…mà vốn góp của nó rốt cuộc lại do tiền gửi của dân cư cấu

thành.
Bên cạnh đó, trong thế giới tư bản lại có sự chuyên môn hóa và tách rời
một cách phổ biến các mặt của quan hệ sở hữu, đó là, giữa quyền chiếm hữu với
quyền sử dụng, giữa quyền quản lý với quyền định đoạt tài sản. Trên thực tế,
người quản lý - điều hành công ty tư bản chủ nghĩa lúc này không phải là nhà tư
bản – cổ đông của xí nghiệp tư bản chủ nghĩa, mà lại là các giám đốc và ban
giám đốc – những nhà quản lý chuyên nghiệp được thuê và trả lương cũng giống
như những công nhân làm thuê. Còn người sở hữu, tức nhà tư bản đã chuyển
nhượng quyền sử dụng, quyền định đoạt để nhận một khoản thu nhập nhất định
giống như lợi tức, do đó, thực tế họ đã chuyển quyền quản lý, sở hữu vào những
bàn tay khác. Ví dụ, theo điều tra trong 44% các công ty và nghiệp hội Nhật Bản
cho thấy các giám đốc điều hành xí nghiệp chỉ chiếm giữ 0,1% tư bản cổ phần
của chính xí nghiệp mà mình quản lý.
Người ta cũng nhận thấy rằng, diễn ra các quá trình song song hữu sản
hóa người lao động và hình thành tầng lớp đông đảo những người sở hữu nhỏ và
trung. Đó là cùng với sự xuất hiện nền kinh tế tri thức và sở hữu trí tuệ, giới lao
động cổ cồn và những nhà khoa học cũng ngày càng giữ vai trò chủ thể quyết
định đối với tiến bộ kinh tế – xã hội, mà ở đây sự chiếm hữu trí tuệ trực tiếp là
điều kiện cho hoạt động sáng tạo. Nhờ vào vốn tài sản – trí tuệ mà các nhà khoa
học, các chuyên gia làm thuê trong những phòng thí nghiệm của các công ty và
giảng dạy trong các trường đại học có thể ký kết hợp đồng với nhiều cơ quan
khác, họ còn sở hữu những cổ phiếu và thậm trí kiêm nhiệm cả những hoạt động
kinh doanh riêng. Như đã biết, hình thức sở hữu phi vật thể – trí tuệ ngày càng có
tầm quan trọng so với hình thức sở hữu vật thể – tư liệu sản xuất hay tài chính.


4

Điều này cùng với sự chuyên môn hóa sở hữu, tách rời tư bản sở hữu khỏi tư bản
chức năng đã nói trên, làm cho hình thái sở hữu tư bản vật thể cũng như quyền sở

hữu tư bản chủ nghĩa nói chung ngày càng mang tính thực lợi, trở nên thừa.
Đồng thời với nó, còn có sự tham gia ngày càng đông đảo của dân cư
vào cổ phần tại doanh ngiệp mà họ lao động hoặc tại các công ty cổ phần và các
tổ chức đầu tư khác. Cuối những năm 90 của thế kỷ trước, ở Mỹ có 80 triệu
người mua cổ phần vốn đầu tư, chiếm 43% tổng số hộ gia đình trên toàn nước
Mỹ. Hình thức sở hữu tập thể của người lao động rất có triển vọng và có vai trò
quan trọng đối với quá trình tự phủ định của chủ nghĩa tư bản. Có thể coi họ là
tầng lớp những người sở hữu mới, có quyền tham dự vào quản lý và phân phối
lợi nhuận của công ty tư bản chủ nghĩa, do đó, thu nhập của họ không chỉ từ lao
động mà còn từ vốn góp cổ phần. Thu nhập của họ ngày càng có xu hướng tăng
lên, cuộc sống cũng ngày thêm được cải thiện. Các xí nghiệp tập thể kiểu này có
ưu thế hơn hẳn so với các xí nghiệp thuần tuý tư bản chủ nghĩa về các mặt: năng
suất lao động gấp 2 lần, lợi nhuận gấp 1,5 lần, tạo thêm chỗ làm việc nhiều hơn
gấp 3 lần. Hiện nay các hình thức sở hữu này chiếm tới 10% cơ cấu kinh tế quốc
dân các nước tư bản phát triển.
Tìm hiểu kỹ về sở hữu tập thể của người lao động, chúng ta có thể thấy
được hai hình thức tồn tại cụ thể của nó, đó là, Liên đoàn, hiệp hội, liên hiệp hợp
tác. Ví dụ: Liên đoàn Madragôn nổi tiếng ở Tây Ban Nha có 200 công ty, xí
nghiệp hoạt động dưới sự quản lý của tập thể lao động; Công ty cổ phần của
những người lao động trong chính xí nghiệp. Ví dụ, Công ty ESOP ở Mỹ có tới
500 xí nghiệp lớn và vừa thuộc quyền quản lý của các tập thể lao động. Theo một
điều tra 9000 công ty trong số hàng triệu công ty nhỏ và trung ở Mỹ, cho thấy,
người lao động chiếm giữ 20 – 30% cổ phần xí nghiệp. Nhiều xí nghiệp Mỹ,


5

nhân viên hành chính và người lao động chiếm tới 70% cổ phiếu, thậm chí như
hãng Unaitel er lainr vào năm 1995 có đến 78.000 người lao động đã mua phần
lớn cổ phiếu của công ty.

Trước đây, khi nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản, Mác đã có những nhận
xét về sự hợp tác lao động của công nhân và xí nghiệp cổ phần tư bản chủ nghĩa
như sau: “Trong các công ty cổ phần, tư bản chức năng tách rời với tư bản sở hữu
và do đó, lao động cũng vậy, nó hoàn toàn tách rời quyền sở hữu về tư liệu sản
xuất và về lao động thặng dư. Đó là kết quả của sự phát triển cao nhất của nền
sản xuất tư bản chủ nghĩa, là điểm quá độ tất yếu để chuyển tư bản thành sở hữu
của những người lao động, nhưng không phải với tư cách là sở hữu tư nhân của
những người sản xuất riêng lẻ mà với tư cách là sở hữu của những người lao
động liên hiệp, tức sở hữu xã hội trực tiếp. Mặt khác, công ty cổ phần cũng là
điểm quá độ để biến tất cả những chức năng của quá trình tái sản xuất hiện còn
gắn với quyền sở hữu tư bản đơn giản thành những chức năng của những người
sản xuất liên hiệp, tức thành những chức năng xã hội”.
Như vậy, với việc mở rộng các hình thức tập thể và cổ phần trong chiếm
hữu, sử dụng và phân phối của cải xã hội cũng như quản lý sản xuất, hình thành
các xí nghiệp tập thể, thì đồng thời cũng “mở ra triển vọng cho những cải tạo
mang tính chất xã hội chủ nghĩa”. Chính lôgích nội tại của sự phát triển sản xuất
dưới chủ nghĩa tư bản đã kích thích quá trình xã hội hóa đạt tới đỉnh cao ở hình
thái tư bản cổ phần.
Có thể thấy rằng, sở hữu cổ phần là hình thức chiếm hữu và kinh doanh
tập thể của các nhà tư bản, người lao động và dân cư. Nó có ưu thế lớn về mặt xã
hội hóa và dân chủ hóa các quá trình kinh tế cũng như hạn chế độc quyền của
một tư bản cá biệt, có khả năng huy động vốn và mở rộng quy mô sản xuất kinh


6

doanh nhanh chóng để thích ứng với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản
xuất, khoa học công nghệ và biến đổi thường xuyên của cơ cấu thị trường hiện
đại. Có mấy khía cạnh khiến chúng ta cần quan tâm ở đây:
Một là, phân biệt với các hình thức sở hữu tập thể khác, sở hữu cổ phần

được cụ thể hóa nhờ một cơ chế đặc biệt của công ty cổ phần nhằm đảm bảo
quyền sở hữu tối cao của các cổ đông đối với vốn góp cổ phần, đó là quyền nhận
thu nhập từ sở hữu, quyền tham ra vạch kế hoạch sản xuất – kinh doanh và quản
lý xí nghiệp, quyền bầu cử và ứng cử vào hội đồng quản trị và cuối cùng, quyền
chuyển nhượng và thừa kế tài sản cổ phần;
Hai là, người lao động của xí nghiệp có thể mua cổ phần và trở thành cổ
đông của xí nghiệp, ngoài quyền được lao động và nhận thu nhập bằng tiền
lương, họ còn được tham gia vào công tác quản lý, giám sát và nhận thu nhập từ
cổ phần. Do đó, họ quan tâm không chỉ tình hình kinh doanh hiện tại để tăng thu
nhập bằng tiền lương, mà còn tích cực tham gia vào việc sáng tạo cơ chế tích luỹ
cho tái sản xuất mở rộng của xí nghiệp để tăng giá trị cổ phiếu và cổ tức của
mình trong tương lai;
Ba là, tư bản cổ phần thông qua việc tách rời tương đối các mặt của sở
hữu thực tế, như tách quyền sử dụng và định đoạt khỏi quyền sở hữu, đem lại sự
tự chủ và chuyên nghiệp hóa quản lý kinh doanh của ban giám đốc, các chuyên
gia quản lý và tập thể lao động. Do vậy, cho phép áp dụng các hình thức quản lý
hiện đại và nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh của xí nghiệp tư bản chủ
nghĩa.
Rõ ràng là, sở hữu cổ phần cho phép dân chủ hóa các quan hệ kinh tế và
quản lý trong những giới hạn của xã hội tư sản, do đó, nâng cao tính tích cực của
các chủ thể tham gia vào quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, từ người sở hữu –


7

chủ tư bản, nhà quản lý – kinh doanh cho tới người lao động. Đặc biệt, nó cho
phép khắc phục sự xa lạ cố hữu của phương thức kết hợp tư bản truyền thống (lao
động làm thuê + tư liệu sản xuất) cũng như sự xã hội hóa hình thức về tư liệu sản
xuất trong xã hội xã hội chủ nghĩa trước đây. Nó cũng làm giảm thu nhập của tư
bản cá biệt trong tổng thu nhập xã hội và hạn chế bất bình đẳng; thúc đẩy tích tụ

và tập trung tư bản mà không đưa tới sự phân hóa xã hội sâu sắc, làm giảm trục
đối kháng lợi ích tư bản – lao động; cuối cùng, cho phép chuyên môn hóa tổ chức
và quản lý xí nghiệp tư bản chủ nghĩa cũng như tính kế hoạch hóa và xã hội hóa
của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Xã hội hóa nền sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện đại, là một hiện tượng mới,
phức tạp và đi liền với nó là những tích cực nhất định về kinh tế – xã hội. Vấn đề
đặt ra là, phải chăng chủ nghĩa tư bản hiện đại đã có sự thay đổi về bản chất?
Mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản đã được chính chủ nghĩa tư bản khắc
phục? Rõ ràng cần phải có sự nhìn nhận, phân tích và đánh giá một cách đầy đủ,
chính xác vấn đề này.
Có thể khẳng định rằng, việc xã hội hóa các quan hệ kinh tế tư bản chủ
nghĩa không làm thay đổi quan hệ giai cấp, chủ nghĩa tư bản dù có biến đổi thế
nào thì bản chất giai cấp của các nhà tư bản cũng không thay đổi.
Do có vốn lớn, chiếm hữu thặng dư vô cùng lớn và cùng chia sẻ giá trị
thặng dư của người lao động, chủ nghĩa tư bản vẫn thực sự là kẻ bóc lột. So với
trước kia, phương thức tư bản gia đình và tư bản cá nhân khống chế các xí nghiệp
có biến đổi, thậm chí trong đó có một vài trường hợp xí nghiệp không trực tiếp
quản lý mà áp dụng phương pháp quyền khống chế cổ phần và thuê nhân công
quản lý, và từ khống chế trực tiếp đã chuyển thành khống chế gián tiếp. Qua đó
vai trò và số lượng nhà kinh tế tư bản tăng lớn, vai trò của tư bản gia đình và tư


8

bản cá nhân không hề mất đi. Họ không tham gia vào quá trình sản xuất thực tế
mà lợi dụng số vốn lớn trong tay để kinh doanh các hoạt động đầu cơ chứng
khoán, trở thành những kẻ trục lợi thuần tuý và là “con ký sinh trùng” của xã hội.
So với thời kỳ trước chiến tranh, đội ngũ công nhân ở các nước phát triển phương
Tây đã có những biến hóa không nhỏ , lao động chân tay giảm, lao động trí óc
tăng, người ta thường gọi là sự sinh ra và mất đi của cổ trắng cổ xanh. Trước tiên,

ở cả trong và ngoài nước có hai cách nhìn công nhân cổ trắng không phải là giai
cấp công nhân nữa mà trở thành “giai cấp trung lưu”. Loại công nhân này ngày
càng tăng, dựa vào đó chứng minh sự khác biệt giai cấp trong xã hội tư bản chủ
nghĩa ngày càng nhỏ. Điều này nếu không có căn cứ thì cũng là sự che dấu sự
phân hóa giai cấp và bóp méo thực chất sự đối lập về giai cấp. Thu nhập của cổ
trắng quả là có cao hơn cổ xanh, nhưng cũng chỉ ở mức đạt được mức duy trì
cuộc sống vừa phải chứ kỳ thực không giàu có mà luôn luôn ở tình trạng nơm
nớp bị uy hiếp mất việc. Đối với tuyệt đại đa số công nhân mà nói “màu sắc của
cổ áo” có thể thay đổi thế nào nhưng đều không cải biến được địa vị giai cấp lao
động làm thuê.
Người ta thấy đi theo sự tăng trưởng của tỷ suất giá trị thặng dư của chủ
nghĩa tư bản, khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn. ở Mỹ, năm 1980 thu nhập
của các nhà tư bản so với công nhân gấp 40 lần, đến nay tăng lên 400 lần. Từ
năm 1973 – 1983, mức thu nhập bình quân tiền lương thực tế giảm xuống 0,7 lần.
Báo cáo tổng thống năm 1999 của Mỹ đã không thể không thừa nhận: “thị trường
cạnh tranh từ cuối năm 1970 – 1990 đã bắt đầu tạo nên sự bất bình đẳng về phân
phối tiền lương, dẫn tới một số người dù có cố gắng làm việc cũng khó nuôi sống
gia đình. Những gia đình không có tài sản, chiếm trên 40%, nhiều gia đình có rất
ít tài sản, ước có 20% người sống trên toàn quốc phải nợ nần, 200 triệu người


9

thiếu ăn, 20 triệu người sống đầu đường xó chợ, trong 500 thành phố thì 6 người
có 1 người nghèo khổ. Trong tỷ lệ người tử vong thì 1/2 là do nghèo khổ”.
Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện đại, mặc dù ở một trình độ nhất
định và cùng với nó là những biến đổi thích nghi, đã tạm thời hòa giải được sự
kìm hãm của chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất đối với sự phát triển
của lực lượng sản xuất, nhưng mâu thuẫn cơ bản vẫn tồn tại y nguyên. Và xét
trên phạm vi lịch sử rộng lớn, không những mâu thuẫn này vẫn tồn tại mà còn có

những biểu hiện sâu sắc và có xu thế mở ra lớn hơn.
Trước hết, đó là mâu thuẫn giữa tiềm lực khoa học công nghệ to lớn và
khả năng sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa dường như vô hạn đối lập với sự
hữu hạn của thị trường. Nguyên nhân là ở chỗ, nền sản xuất hàng hóa tư bản chủ
nghĩa ngày nay biểu hiện ra như là nền sản xuất xã hội hóa, hùng mạnh và hàng
loạt hơn, giả định một thị trường tiêu thụ với sức mua hàng loạt lớn, tức nền sản
xuất thuộc về mọi người và cho tất cả mọi người, nhưng lại vận hành trong
những giới hạn không gian vật chất chật hẹp: nhằm thỏa mãn yêu cầu sinh ra lợi
nhuận cao cho nhà tư bản, do đó, vấp phải sự hữu hạn của thị trường và sức mua
luôn thấp hơn dưới mức sản lượng tiềm năng.
Mặt khác, cùng với đà phát triển mạnh mẽ của sản xuất và sự giàu có tư
bản chủ nghĩa thì ngày càng khoét sâu bất bình đẳng thái quá về thu nhập và mức
sống giữa các tầng lớp xã hội, dân cư và các quốc gia, khu vực. Mặc dù chủ
nghĩa tư bản đã trích một phần lợi nhuận để phân phối lại cho xã hội nhằm hạn
chế bất bình đẳng, thực hiện chuyển một phần sở hữu cho người lao động và đưa
ra cái gọi là “chủ nghĩa tư bản nhân dân” nhằm xoa dịu mâu thuẫn (như đã đề cập
ở trên). Nhưng thực tế lại chứng minh là bất bình đẳng và mâu thuẫn xã hội vẫn


10

tăng tiến theo thời gian dường như không phương giải quyết. Đây là nghịch lý
của phát triển theo kiểu tư bản chủ nghĩa.
Bức tranh của chủ nghĩa tư bản đương đại vẫn không mấy sáng sủa: quá
trình chuyển sở hữu cho người lao động cũng mới chỉ chiếm tỷ lệ khiêm tốn,
khoảng 10% trong cơ cấu sở hữu của xã hội tư sản. Nhà kinh tế học nổi tiếng
người Mỹ Samuelson đã chỉ ra rằng: “ảnh hưởng của sự thay đổi từ mấy tờ cổ
phiếu đem lại so với cuộc sống của người công nhân là không đáng kể, song sự
thực đúng là như vậy. Trong khi bọn trùm sỏ ngồi thu lợi nhuận thì công nhân
viên chức vẫn bán sức lao động để sống”.

Trong phạm vi một nước, ví dụ vào năm 1996 tại Mỹ, thu nhập của 20%
dân cư thuộc nhóm nghèo chỉ chiếm 4,2% trong tổng thu nhập toàn xã hội, còn
thu nhập của 20% dân cư thuộc nhóm giàu chiếm tới 46,8% tổng thu nhập, các
nước OECD có mức tăng cao về bất bình đẳng kể từ sau những năm 1980, đặc
biệt là Thụy Điển, Anh và Mỹ. Bất bình đẳng giữa các nước giàu và nước nghèo
cũng gia tăng: khoảng cách thu nhập của 1/5 dân số sống ở các nước giàu nhất
tăng lên tới 74:1 (1997), so với 60:1 (1990) và 30:1 (1960). Sự phân bổ lợi ích và
cơ hội giữa các nước cũng ngày càng chênh lệch lớn hơn: vào cuối những năm
1990, 1/5 dân số sống trong các nước giàu nhất chiếm tới 86% GDP thế giới,
82% thị trường xuất khẩu và 68% đầu tư trực tiếp nước ngoài của thế giới (so với
1/5 dân số nghèo nhất chỉ chiếm 1% GDP, 1% thị trường xuất khẩu và 1% dòng
FDI). Tài sản dòng của 200 người giàu nhất thế giới tăng lên hơn 1000 tỷ USD
(1998), tài sản của ba tỷ phú hàng đầu nhiều hơn tổng GNP của các nước kém
phát triển với 600 triệu dân. Làn sóng sáp nhập và thâu tóm đang tập trung thế
lực vào những tập đoàn siêu lớn, có nguy cơ làm sói mòn và giết chết cạnh tranh.
Vào năm 1998, 10 công ty sản xuất thuốc trừ sâu kiểm soát 85% thị trường thuốc


11

trừ sâu toàn cầu (31 tỷ USD), 10 công ty hàng đầu về viễn thông kiểm soát 86%
thị trường viễn thông toàn cầu với 262 tỷ USD. Gần đây những vụ sáp nhập giữa
các tập đoàn năng lượng Mỹ, giữa các ngân hàng Nhật Bản khổng lồ cũng là
những ví dụ tương tự.
Thực tiễn và lý luận cũng chứng minh rằng, giới chủ không thể duy trì và
phát triển mãi mãi một nền kinh tế có khả năng sinh lợi nhuận cao cho tư bản.
Bởi sản xuất hàng hóa lớn tư bản chủ nghĩa vẫn nằm trong giới hạn của một
không gian vật chất nhất định – không gian toàn cầu. Nếu chúng ta biết rằng, lịch
sử phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là lịch sử chinh phục và
mở rộng không gian – thị trường. Nó cho thấy khả năng dường như vô hạn nhưng

cũng rất hữu hạn của chủ nghĩa tư bản. Rốt cuộc, giới hạn thị trường toàn cầu
này quy định chính giới hạn lợi nhuận tư bản và cũng có nghĩa quy định giới hạn
của công cụ điều tiết, kiềm chế mâu thuẫn cơ bản. Một khi giới hạn co hẹp hay
ngược lại, mở rộng ra trùng với nền kinh tế tư bản chủ nghĩa toàn cầu, tức không
còn khả năng mở rộng không gian vật chất để phát triển sản xuất có lợi nhuận
cao, thì mâu thuẫn sẽ nổi lên gay gắt.
Sự phát triển cạnh tranh tự do đã tất yếu dẫn tới độc quyền và hình thành
các tập đoàn tư bản hùng mạnh, các tập đoàn siêu quốc gia. Điều đó cũng có
nghĩa rằng không gian – thị trường của tư bản được mở rộng ra toàn cầu. Nó một
mặt, làm dịu mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản, mặt khác, làm cho chủ nghĩa tư
bản trở nên lớn mạnh và đưa hệ thống nhanh chóng tới chỗ giới hạn. Do đó các
biện pháp chống độc quyền gắt gao cũng được nhà nước tư sản sử dụng nhằm
hạn chế và kiểm soát quá trình này. Nhưng cũng không thể phủ nhận là ở trình độ
chủ nghĩa tư bản quốc tế và toàn cầu hóa, khi chủ nghĩa tư bản không còn bị
khuôn trong một quốc gia, thì mâu thuẫn cơ bản có hình thái biểu hiện mới mở


12

rộng ra toàn cầu: chuyển từ sự đối lập giữa tính xã hội hóa của lực lượng sản xuất
với sự chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa sang sự đối lập giữa tính quốc tế hóa
của lực lượng sản xuất trên quy mô quốc tế với sự chiếm hữu tập đoàn tư bản hóa
của quan hệ sản xuất. Hình thái chủ nghĩa tư bản toàn cầu này dường như đủ sức
bào chữa sự phát triển của lực lượng sản xuất và che lấp đi mâu thuẫn của chủ
nghĩa tư bản. Song bản chất của nền sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa vẫn
không thay đổi:
_ Quan hệ sản xuất tập đoàn hóa chỉ là hình thức chiếm hữu tập thể của
các nhà tư bản, là sự mở rộng của sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa thành liên
minh sở hữu của giai cấp các nhà tư bản;
- Sự phát triển mở rộng không gian ra toàn cầu, như đã chỉ ra, cũng đồng

thời là đi tới giới hạn cuối cùng hữu hạn.
Nếu như trước đây, chủ nghĩa tư bản chật chội trong biên giới quốc gia,
thì ngày nay nó bắt đầu chật chội trong phạm vi toàn cầu. Khắc phục giới hạn
không gian vật chất này, cùng với các biện pháp “mở rộng theo chiều rộng” trên
đây, chủ nghĩa tư bản đang chuyển sang sử dụng những phương thức “ưu tiên mở
rộng theo chiều sâu”: đẩy nhanh cải cách cơ chế điều chỉnh, cải tổ cơ cấu kinh tế
và áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ mới, nhằm
hạ giá thành sản phẩm qua đó thu lợi nhuận siêu ngạch. Tuy nhiên, các phương
thức “mở rộng theo chiều sâu” chỉ góp phần đẩy nhanh sự phát triển cỗ xe kinh tế
tư bản chủ nghĩa đến giới hạn tận cùng của nó, bởi hàng hóa tư bản chủ nghĩa
được chế tạo ra ngày càng nhiều hơn tuy với giá hạ hơn, nhưng mức tăng tiền
lương thì lại không tương xứng với mức tăng khội lượng của cải tạo ra. Mặt khác,
điều đó cũng có nghĩa rằng, máy móc thay thế cho lao động nhiều hơn và tỷ lệ
thất nghiệp cao hơn, thậm chí mức thất nghiệp có thời kỳ lên tới 10 – 12%, cao


13

hơn so với mức thất nghiệp tự nhiên (5 – 7%) vẫn được coi là hợp lý của kinh tế
thị trường.
Một trong những biểu hiện tập trung mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản là
tính chất mới và nghiêm trọng của các cuộc khủng hoẳng đương đại. Nếu trước
đây, do những mâu thuẫn – xung đột không thể điều hòa giữa hai hệ thống đã tạm
thời lắng dịu những mâu thuẫn nội tại và các vấn đề nan giải của chính chủ nghĩa
tư bản; thì ngày nay, trái lại, khi CNXH không còn là một đối trọng, chủ nghĩa tư
bản toàn cầu đang đứng trước những thách thức phát triển không mấy dễ dàng.
Bên cạnh các cuộc khủng hoẳng chu kỳ, do những yếu tố liên quan tới
chu kỳ kinh doanh tạo nên, chủ nghĩa tư bản ngày nay được bổ sung thêm bằng
các cuộc khủng hoẳng cơ cấu. Đây là khủng hoẳng có nguyên nhân sâu xa trong
chính hệ thống tư bản chủ nghĩa. Theo nghĩa rộng, khủng hoẳng cơ cấu là bộc lộ

“sự tới hạn” của những yếu tố nền tảng cấu thành hệ thống, đòi hỏi phải có những
cải cách căn bản hoặc những giải pháp dài hạn mang tính tổng thể. Khởi đầu
bằng cuộc khủng hoẳng dầu lửa Trung Đông và nhu cầu tìm kiếm các nguồn dự
trữ mới thay thế, tiếp đến các cuộc khủng hoẳng môi trường sinh thái do hậu quả
của quá trình công nghiệp hóa và khai thác tài nguyên tư bản chủ nghĩa, khủng
hoẳng nợ kéo dài của các nước đang phát triển cũng trở thành vấn nạn của chủ
nghĩa tư bản toàn cầu, xảy ra nạn thất nghiệp toàn cầu và bần cùng hóa sâu sắc.
Gần đây xuất hiện hiện khủng hoẳng tài chính – tiền tệ phát nguồn từ châu Á, mà
thực chất là khủng hoẳng cơ chế vận hành và mất khả năng kiểm soát các thị
trường tài chính toàn cầu.
Cuối cùng, khủng hoẳng hệ thống, biểu hiện sự không tương dung giữa
yêu cầu cao về phát triển bền vững, dân chủ hóa, tính nhân văn sâu sắc và sự cần
thiết phi thị trường đối với nền kinh tế, đã xung đột với các quan hệ và thiết chế


14

tư sản được xây dựng dựa trên nguyên tắc của sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa
và các quy luật trao đổi thị trường truyền thống. Điều đó đang đặt ra yêu cầu phải
điều chỉnh và bổ sung cho cơ chế thị trường bằng yếu tố xã hội hóa nhân bản
nhiều hơn để thích ứng với sự phát triển hiện đại.
Những luận giải trên đây cho phép chúng ta khẳng định chắc chắn rằng,
chủ nghĩa tư bản hiện đại, dù có những biến đổi hết sức mới – Xã hội hóa các
quan hệ kinh tế là một điển hình, vẫn mang trong nó đầy đủ bản chất của chủ
nghĩa tư bản mà trước đây các nhà lý luận Mác – Lênin đã từng vạch ra. Vậy thì
tại sao lại có các hiện tượng đó? Có thể chỉ ra mấy nguyên nhân chủ yếu dẫn đến
sự phát triển và biến đổi lớn này của chủ nghĩa tư bản hiện đại:
Một, cuộc cách mạng khoa học công nghệ chính là động lực to lớn đẻ
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cuộc cách mạng kỹ thuật được biểu hiện ở kỹ thuật
vi tính viễn thông, sinh học, vũ trụ đã tạo nên hàng loạt ngành nghề mới, cải tạo

những ngành nghề cũ, thúc đẩy việc điều chỉnh lại cơ cấu ngành nghề. Tài chính,
thông tin và các ngành nghề thứ ba khác phát triển rầm rộ đến mức chiếm tới 2/3
tổng giá trị kinh tế quốc dân hiện nay.
Hai, các quốc gia có các hoạt động tự điều tiết kinh tế – xã hội và trong
chừng mực nhất định tạm thời dung hòa sự kiềm chế của chiếm hữu tư nhân về
tư liệu sản xuất đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Trên thế giới,
CNXH với tính ưu việt rõ rệt của nó, đã khiến cho chủ nghĩa tư bản quốc tế một
mặt tìm trăm phương ngàn kế tiến hành chống lại CNXH, mặt khác có sự điều
chỉnh, dung hòa, cải thiện một số khâu của quan hệ sản xuất trong vận hành kinh
tế – xã hội, trong cơ chế quản lý, từ đó quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa không
chỉ có phần phù hợp với sức sản xuất hiện có mà còn phát triển sức sản xuất.


15

Ba, trong điều kiện trật tự kinh tế cũ tiếp tục tồn tại, trật tự kinh tế mới
còn chưa đủ điều kiện để xây dựng, các nước tư bản phát triển lợi dụng ưu thế về
kinh tế – kỹ thuật thậm chí quân sự để đạt được lợi nhuận lớn trên thị trường thế
giới. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, một loạt nước đang phát triển đã giành
được độc lập, nhưng về kinh tế, quân sự, chính trị vẫn không thoát khỏi sự uy
hiếp và khống chế của chủ nghĩa tư bản quốc tế. Trong trật tự quốc tế không bình
đẳng như vậy, tiến trình công nghiệp hóa của các nước này có cơ hội lợi dụng mở
rộng của tư bản lũng đoạn để cung cấp thị trường đầu tư. Từ năm 1960 đến 1980
các nước phát triển phương Tây đã tích luỹ được 5 500 tỷ USD tiền vốn rút ra từ
các nước đang phát triển. Kết quả của quá trình tích luỹ này là sự phát triển tăng
tốc của tư bản. Thứ nữa, cũng từ đó mà sản phẩm của phương Tây đã tràn vào thị
trường mới. Giữa những năm 80, kim ngạch mậu dịch của Mỹ chiếm tới 35%
xuất khẩu sang các nước đang phát triển châu Á, châu Phi, Mỹ la tinh. Các nước
đang phát triển ước có khoảng 2/3 sản phẩm xuất khẩu sang phương Tây là tài
nguyên và sản phẩm thô giá thấp, còn thành phẩm công nghệ cao của các nước

phương Tây lại xuất khẩu sang các quốc gia đang phát triển với giá cao. Một cao
một thấp này thực sự đã quyết định dòng chảy của lợi nhuận.
Cách mạng khoa học công nghệ, sự tự điều tiết và sự mở rộng tư bản phối
hợp trong ngoài bổ sung cho nhau, đó là ba con sào vươn tới đẩy con thuyền tư
bản vượt qua xoáy nước có nguy hiểm khiến cho nó sau cơn hấp hối, một lần nữa
lại “có cơ hội vênh vang trước thị trường thế giới”.
Tóm lại, xã hội hóa các quan hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa là một trong
những biến đổi mới, là đặc trưng và xu hướng vận động chủ yếu của chủ nghĩa tư
bản hiện đại. Nó là hành động chủ quan của bản thân các nhà nước tư sản mà


16

mục đích là nhằm thu lợi nhuận cao và hy vọng thoát khỏi sự diệt vong tất yếu
cho mình.
Xã hội hóa các quan hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa, nó như là sự tự phủ định
biện chứng của chủ nghĩa tư bản. Và đồng thời với nó, từ đây ra đời xã hội mới
với những nét định hướng XHCN được coi là kết quả tất yếu của chính quá trình
xã hội hóa tư bản chủ nghĩa.
Trong điều kiện và bối cảnh hiện nay, nghiên cứu hiện tượng này là một
việc làm cần thiết, cho chúng ta có thêm những cơ sở để nhìn nhận, đánh giá đầy
đủ và chính xác hơn sự tồn tại và vận động của chủ nghĩa tư bản; càng thấy được
tính cách mạng và khoa học của lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tin
tưởng vào sự thắng lợi của cuộc cách mạng XHCN.



×