Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

TIỂU LUẬN CHUYÊN NGÀNH TÍNH tất yếu CHỐNG CHIẾN lược DIỄN BIẾN hòa BÌNH bài học rút RA từ sự sụp đổ ở LIÊN xô và ý NGHĨA đối với CÁCH MẠNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.21 KB, 35 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
I.

Trang
2

CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH” CỦA CHỦ
NGHĨA ĐẾ QUỐC TIẾN HÀNH Ở LIÊN XÔ.
Một số vấn đề cơ bản về chiến lược “diễn biến hoà bình”
Quá trình hình thành và phát triển của chiến lược “Diễn
biến hoà bình”

4

1.1.2

Mục tiêu của chiến lược “diễn biến hoà bình”

5

1.1.3.

Bản chất của chiến lược "diễn biến hoà bình"

7

1.1.4.

Phương châm hành động và nội dung của chiến lược "diễn
biến hoà bình"



7

1.2

Chiến lược "diễn biến hoà bình" của chủ nghĩa đế quốc
tiến hành đối với Liên Xô
Quá trình thực hiện chiến lược “DBHB” của CNĐQ đối với
Liên Xô.
Bài học rút ra từ sự sụp đổ của Liên Xô

10

TÍNH TẤT YẾU ĐẤU TRANH CHỐNG CHIẾN LƯỢC
“DBHB” Ở NƯỚC TA VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ
BẢN GÓP PHẦN PHÒNG CHỐNG CHIẾN LƯỢC
“DBHB” Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.
Tính tất yếu đấu tranh chống chiến lược "diễn biến hoà
bình" ở nước ta hiện nay
Âm mưu, thủ đoạn của chiến lược “DBHB” đối với Việt Nam

16

2.1.2.

Quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng ta trong đấu tranh
phòng, chống chiến lược "diễn biến hoà bình"

24


2.2.

Một số giải pháp cơ bản góp phần phòng chống chiến lược
"diễn biến hoà bình" ở nước ta hiện nay.

26

1.1.
1.1.1

1.2.1
1.2.2.
II.

2.1.
2.1.1.

4
4

10
15

16
16

KẾT LUẬN

33


TÀI LIỆU THAM KHẢO

35


2

TÍNH TẤT YẾU CHỐNG CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH” BÀI HỌC RÚT RA TỪ SỰ SỤP ĐỔ CỦA LIÊN XÔ VÀ Ý NGHĨA
ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM HIỆN NAY
MỞ ĐẦU
Ngày 7/11/1917, cuộc cách mạng XHCN tháng Mười Nga nổ ra thắng
lợi, đánh dấu bước ngoặt căn bản trong đời sống chính trị nhân loại, mở đầu
thời đại mới - thời đại quá độ từ CNTB lên. Sự kiện trọng đại này không chỉ
chứng minh trên thực tế nguồn sức mạnh to lớn của giai cấp công nhân và
nhân dân lao động trước các giai cấp áp bức bóc lột, mà còn nêu một mẫu
mực điển hình về sự lựa chọn con đường đi đến thắng lơi trong cuộc đấu
tranh chống lại các giai cấp đó . Sau cách mạng, nhà nước Nga Xô viết ra đời,
chủ nghĩa xã hội từ mục tiêu, lý tưởng, từ lý luận khoa học trở thành hiện
thực.
Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, Liên Xô đã đạt được những thành
tựu rất to lớn. Đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX, Liên Xô đã trở thành
một siêu cường quốc, có tiềm lực kinh tế, chính trị, khoa học, quốc phòng quân sự lớn, đủ sức răn đe, làm nản lòng tham vọng của các nước đế quốc
dùng chiến tranh để thiết lập lại trật tự thế giới, thực sự là thành trì của hoà
bình thế giới, là chỗ dựa của các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN). Và cách đây
hơn 20 năm, cơn lốc “diễn biến hòa bình” đã làm sụp đổ và tan rã Liên bang
Cộng hòa XHCN Xô Viết - đất nước nhiều năm là thành trì của CNXH, là chỗ
dựa vững chắc của phong trào cách mạng trên thế giới. Trong Thông điệp
Liên bang năm 2005, Tổng thống Nga V.Pu-tin coi đó là “Thảm họa địachính trị khủng khiếp nhất thế kỷ XX”. Từ những trang đau buồn đó trong
lịch sử nhân loại, chúng ta cần và có thể rút ta nhiều bài học bổ ích đối với sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.



3

Sau khi Liên Xô sụp đổ đã có nhiều người nghiên cứu một cách có hệ
thống, đưa ra nhiều nguyên nhân cả sâu xa và trực tiếp, cả bên trong và bên
ngoài để cắt nghĩa, lý giải về sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô. Các
công trình nghiên cứu đã đi đến kết luận sự sụp đổ của Liên Xô có nguyên
nhân sâu xa là do sự suy yếu về chính tri, tư tưởng và tổ chức của Đảng Cộng
sản Liên Xô. Điều này đã tạo ra “mảnh đất màu mỡ” cho các thế lực thù địch
cả bên trong và bên ngoài chống phá, góp phần thúc đẩy Liên Xô sụp đổ.
“Chủ nghĩa xã hội đã có lịch sử hơn 70 năm, có thành công và có thất bại,
đó là nguồn kinh nghiệm vô giá”.1 Sự sụp đổ của Liên Xô đã để lại cho phong
trào cộng sản và công nhân quốc tế nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, trong
đó có bài học luôn luôn cảnh giác cách mạng, đẩy mạnh đấu tranh phòng,
chống chiến lược “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch đối với phong
trào cách mạng.
Đối với nước ta sau khi giành được độc lập, thống nhất đi lên CNXH,
nước ta trở thành một trọng điểm chống phá trong chiến lược “diễn biến hoà
bình” của chủ nghĩa đế quốc. “Diễn biến hoà bình” thực sự trở thành một
trong bốn nguy cơ lớn đối với cách mạng Việt Nam hiện nay. Bài học từ sự
sụp đổ của Liên Xô, do chiến lược “diễn biến hoà bình” của các nước đế quốc
gây ra, vẫn còn nguyên giá trị đối với cách mạng Việt Nam. Vì vậy, nghiên
cứu về chiến lược “diễn biến hoà bình” của các thế lực phản cách mạng tiến
hành ở Liên Xô để hiểu đúng âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù; nâng cao cảnh
giác cách mạng, chủ động đấu tranh làm thất bại chiến lược “diễn biến hoà
bình” của các nước đế quốc đối với cách mạng nước ta là vấn đề có ý nghĩa
cấp bách và lâu dài, là một trong những bảo đảm để chúng ta thực hiện thắng
lợi hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng: xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ
vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

1

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc làn thứ VII, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội 1991, tr.110.


4

NỘI DUNG
I. CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH”CỦA CHỦ NGHĨA
ĐẾ QUỐC TIẾN HÀNH Ở LIÊN XÔ.
1.1. Một số vấn đề cơ bản về chiến lược “diễn biến hoà bình”
1.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của chiến lược “Diễn biến
hoà bình”
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô ngày càng lớn mạnh. Với sự
giúp đỡ của Liên Xô, hàng loạt nước XHCN ở Đông Âu ra đời. Ở châu Á,
tháng Tám năm 1945, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam dưới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam giành được thắng lợi, nước Việt
Nam Dân chủ cộng hoà, nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á ra đời;
tháng 10 năm 1949, cách mạng Trung Quốc thắng lợi. Thắng lợi của cách
mạng Trung Quốc như một “quả cân tạ” đặt lên bàn cân làm tương quan so
sánh lực lượng giữa CNXH và chủ nghĩa tư bản có sự thay đổi lớn, thế và lực
của CNXH ngày càng lớn mạnh. Chủ nghĩa xã hội trở thành một hệ thống thế
giới, là đối trọng với hệ thống tư bản chủ nghĩa. Bộ trưởng ngoại giao Mỹ
A.Đalét nhận định rằng: “Đế quốc cộng sản có trong tay mình các nhân tố để
nó có sức mạnh to lớn”,1 “bóng ma cộng sản” trở thành một “nguy cơ” ám
ảnh, đe doạ sự tồn vong của chủ nghĩa tư bản.
Để ngăn chặn sự lớn mạnh của các nước XHCN, người đứng đầu Nhà
Trắng lúc bấy giờ là Tơruman đề ra “chiến lược ngăn chặn”, sử dụng thủ đoạn
cứng rắn, quả đấm sắt, sức mạnh quân sự, con bài chủ lực là bom nguyên tử,

để “đu đưa bên bờ vực chiến tranh” hòng răn đe, ngăn chặn ảnh hưởng của
Liên Xô ra thế giới với mong muốn làm thay đổi cục diện lịch sử, tăng cường
vị thế của Mỹ và hệ thống tư bản chủ nghĩa.

1

Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự, Diễn biến hòa bình và đấu tranh chống diễn biến hòa bình
(Hỏi và đáp), Nxb QĐND, Hà nội 2006, tr. 30.


5

Quá trình thực hiện, “chiến lược ngăn chặn” đã không đem lại kết quả
mong muốn cho giới cầm quyền ở Mỹ. Điều này buộc Mỹ phải thay đổi
quan điểm, tìm kiếm một phương thức hiệu quả hơn để bổ sung cho “chiến
lược ngăn chặn”.
G.Kennan, đại diện lâm thời sứ quán Mỹ tại Liên Xô, cha đẻ của các
biện pháp “diễn biến hoà bình”, đã đề xuất ý tưởng dùng tổng hợp các biện
pháp chống Liên Xô như: bao vây quân sự, cô lập kinh tế, lật đổ chính trị,
tăng cường viện trợ cho các nước xung quanh Liên Xô, kể cả các nước XHCN
Đông Âu để cổ vũ các lực lượng chống cộng, chống Liên Xô trên thế giới.
Đến những năm 60 của thế kỷ XX, “diễn biến hoà bình” từng bước
được nâng lên thành chiến lược. “Diễn biến hoà bình” thực sự trở thành chiến
lược toàn diện vào những năm 80 của thế kỷ XX và trở thành mũi tiến công
chủ yếu của đế quốc Mỹ và các nước đồng minh của nó vào CNXH. “Chiến
lược “diễn biến hoà bình” là chiến lược tổng hợp của chủ nghĩa đế quốc và
các thế lực thù địch dùng biện pháp “phi vũ trang” là chủ yếu chống phá, tiến
tới lật đổ chế độ chính trị ở các nước xã hội chủ nghĩa”.1
Chiến lược “diễn biến hoà bình” là một cuộc chiến tranh không có khói
súng, nó được thực hiện bằng các biện pháp phi vũ trang là chủ yếu, kết hợp

với bạo loạn lật đổ và hoạt động quân sự hỗ trợ. Mục tiêu xuyên suốt của “diễn
biến hoà bình” là xoá bỏ CNXH trên phạm vi toàn thế giới, và các nước có
đường lối chính trị tiến bộ, không thân Mỹ. Để thực hiện mục tiêu đó, chiến
lược “diễn biến hoà bình” được xác định là tạo ra sự bất ổn trong lòng các nước
XHCN và các nước tiến bộ trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội,
văn hoá, tư tưởng...
1.1.2. Mục tiêu của chiến lược “diễn biến hoà bình”
Mục tiêu của chiến lược “DBHB” của chủ nghĩa đế quốc chống phá các
nước XHCN được biểu hiện đó là:
1

Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự, Diễn biến hòa bình và đấu tranh chống diễn biến hòa bình
(Hỏi và đáp), Nxb QĐND, Hà nội 2006, tr. 9.


6

Một là, xoá bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin để thay thế bằng hệ tư tưởng tư
sản trong các nước xã hội chủ nghĩa. Các nhà lý luận của chiến lược "diễn
biến hoà bình" cho rằng, tư tưởng là lĩnh vực có tầm quan trọng hàng đầu, vì
vậy, mục tiêu phải đạt tới là tước bỏ vũ khí tư tưởng của đối phương và coi đó là
khâu đột phá của chiến lược "diễn biến hoà bình".
Hai là, xoá bỏ sự lãnh đạo của đảng cộng sản, thực hiện đa nguyên chính
trị, đa đảng đối lập trong các nước xã hội chủ nghĩa. Luận điệu được sử dụng
thường xuyên là đảng cộng sản độc quyền lãnh đạo là "độc tài", là "bóp nghẹt
dân chủ", vì thế phải thay thế bằng chế độ chính trị đa đảng. Từ đó, tìm mọi cách
nhen nhóm các lực lượng phản động chống đối, cơ hội chính trị trong các nước
xã hội chủ nghĩa.
Ba là, gây mất ổn định về chính trị trong các nước xã hội chủ nghĩa. Thủ
đoạn thường xuyên được sử dụng là lợi dụng, kích động những vấn đề "dân

chủ", "nhân quyền", "dân tộc", "tôn giáo" để gây mâu thuẫn nội bộ, phá vỡ sự
đồng thuận xã hội và khi có thời cơ lôi kéo một bộ phận quần chúng vào các
cuộc bạo loạn chính trị. Các thế lực thù địch bỏ ra nhiều công sức và cả tiền bạc
để lôi kéo, tập hợp "những người bất đồng chính kiến", thực chất là những phần
tử chống chủ nghĩa xã hội, phủ nhận sự lãnh đạo của đảng cộng sản, dùng họ
làm "cơ sở", "nội ứng" cho việc thực hiện âm mưu "diễn biến hoà bình".
Bốn là, làm suy yếu, chệch hướng phát triển của nền kinh tế, tiến tới chi
phối, lũng đoạn, khống chế kinh tế.
Năm là, chuyển hoá văn hoá, đạo đức, lối sống xã hội chủ nghĩa theo quỹ
đạo và các giá trị phương Tây, từ đó làm biến đổi theo chiều hướng tiêu cực và
tha hoá con người, dẫn tới biến chất cả một xã hội.
Sáu là, "phi chính trị hoá" để vô hiệu hoá quân đội và công an.
Như vậy, mục tiêu mà chiến lược "diễn biến hoà bình" đặt ra rất ngông
cuồng và rất tham vọng, nó cao hơn nhiều so với mục tiêu kiềm chế, ngăn chặn
CNXH trong các chiến lược chống cộng thời Chiến tranh lạnh. Điều này thể


7

hiện tính chất gay go, phức tạp, quyết liệt và nguy hiểm của chiến lược "diễn
biến hoà bình".
1.1.3. Bản chất của chiến lược "diễn biến hoà bình"
Đó là quá trình các thế lực đế quốc và phản động quốc tế thực hiện cuộc
vận động phản cách mạng ngay trong lòng các nước XHCN từ bên trong, thậm
chí ngay trong lòng các đảng cộng sản cầm quyền. Từ đó với sự hậu thuẫn, giúp
đỡ từ bên ngoài, các lực lượng chống đối bên trong sẽ nổi dậy đấu tranh bằng
các hình thức khác nhau để xoá bỏ chế độ XHCN, xoá bỏ vai trò lãnh đạo của
đảng cộng sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa mà không cần dùng đến chiến tranh
quân sự. Điều này có nghĩa, "diễn biến hoà bình" là quá trình dịch chuyển mâu
thuẫn từ bên ngoài vào bên trong các nước XHCN, chuyển hoá mâu thuẫn giữa

chủ nghĩa tư bản và CNXH, gây xung đột ngay trong lòng các nước XHCN,
giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với đảng, nhà nước và cả giữa những
người cộng sản với nhau. Đây là cơ sở để các thế lực đế quốc kích động, lôi kéo
nhân dân, các phần tử chống phá, khoét sâu vào mâu thuẫn dẫn đến chuyển hoá
CNXH, xoá bỏ vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản. Quá trình này thể hiện tính
chất thâm độc của chiến lược "diễn biến hoà bình", đó chính là quá trình hình
thành, thúc đẩy ‘tự diễn biến” của các đảng cộng sản và nhà nước XHCN.
A.Đalét, trong diễn văn nhậm chức Bộ trưởng ngoại giao Mỹ đã nói “phương
pháp hoà bình” có nghĩa là lấy “uy hiếp quân sự” làm hậu thuẫn và tập trung sức
tiến hành xâm nhập về kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá đối với các nước
XHCN, khiến cho các nước này “tan rã từ bên trong” và “rút ngắn tuổi thọ của
chủ nghĩa cộng sản”.1
1.1.4. Phương châm hành động và nội dung của chiến lược "diễn biến
hoà bình"
Được xác định là: chủ động tiếp cận, chọn lọc, êm thấm nhằm làm tan rã,
sụp đổ chế độ XHCN từ bên trong. Chính trị - tư tưởng được xác định là mặt
1

Bàn về vấn đề chống diễn biến hòa bình, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội 1993, tr.14.


8

trận hàng đầu có tính đột phá, quyết định. Trong cuốn sách “1999 - Chiến thắng
không cần chiến tranh” Tổng thống Níchxơn cho rằng “mặt trận tư tưởng là
mặt trận quyết định nhất”. Ông ta viết: “Toàn bộ vũ khí của chúng ta, các hiệp
định mậu dịch, viện trợ kinh tế sẽ không đi đến đâu nếu chúng ta thất bại trên
mặt trận tư tưởng”. Đồng thời với mũi nhọn tiến công tư tưởng, các vấn đề:
“dân chủ”, “nhân quyền” được xác định là ngòi nổ để tiến hành "diễn biến hoà
bình"; tác động trên lĩnh vực kinh tế làm đòn bẩy và “mồi nhử”; hình thành và

hậu thuẫn hoạt động chống phá của các thế lực chống đối từ bên trong nội địa
và trong nội bộ là chính, theo phương châm “dùng cộng sản đánh cộng sản”,
“cộng sản con tiêu diệt cộng sản cha”.
Để thực hiện thắng lợi chiến lược "diễn biến hoà bình" chủ nghĩa đế
quốc xác định phải thận trọng, tỷ mỷ, tích luỹ từng bước. Níchxơn, trong cuốn
sách “1999 - Chiến thắng không cần chiến tranh”, cho rằng: “Chúng ta cần một
quá trình trợ giúp vun trồng những thành quả nhỏ bé được tích luỹ từng bước,
điều đó tưởng chừng như vô hiệu quả, thậm chí như uổng công vô ích. Thế
nhưng đây là con đường duy nhất để các nước này cuối cùng sẽ giành được tự
do dân tộc với những mức độ nhất định”. Ông còn viết: “muốn thực hiện
những biện pháp như thế ít nhất cũng cần thời gian của mấy thế hệ con
người… Cũng giống như bất kỳ sự vật nào thực sự cần tranh thủ, nền hoà bình
chân chính cần phải có thời gian, cần phải nỗ lực hơn nữa, trước hết cần phải
kiên nhẫn”.
Chiến lược "diễn biến hoà bình" có thể có nhiều tên gọi khác nhau nhau
“chiến tranh không vũ khí”, “chiến tranh không khói lửa”, “chuyển hoá hoà
bình”, “cách mạng hoà bình”, “biến đổi hoà bình”, “cách mạng nhung”, “cách
mạng hoa hồng”, “cách mạng hoa dẻ”, “cách mạng màu da cam”… nhưng
bản chất chất chỉ là một, đó là sử dụng các biện pháp “phi vũ trang” để giành
chiến thắng không cần chiến tranh. Có thể khái quát một số biện pháp mà chủ
nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch thường áp dụng như:


9

"Chiến tranh tâm lý" chống CNXH trên mặt trận tư tưởng, tinh thần.
Chúng sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là các đài phát
thanh, các chương trình truyền hình… ngày đêm hướng vào các nước XHCN,
công kích chủ nghĩa Mác - Lênin, xuyên tạc, nói xấu chế độ CNXH, tuyên
truyền tán dương chế độ dân chủ tư sản, kích động tâm lý chống đối trong nội

bộ các nước XHCN. Chiến tranh tâm lý còn được thực hiện bằng "tuyên
truyền rỉ tai" để phao tin đồn nhảm có dụng ý kích động, mua chuộc, đe doạ,
không chế… Đây là một thủ đoạn tâm lý chiến được dùng rất phổ biến, làm
cho mọi người nửa tin, nửa ngờ, bi quan chán nản hoặc bức xúc, mất niềm tin,
trở thành người tuyên truyền không công cho chủ nghĩa đế quốc và các thế
lực thù địch.
"Chiến tranh gián điệp" chống phá về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an
ninh, đối ngoại… Thông qua hoạt động gián điệp, chủ nghĩa đế quốc và các
thế lực thù địch sử dụng nhiều thủ đoạn tác động vào đường lối, tổ chức, nhân
sự để dẫn tới chệch hướng về đường lối, phá vỡ về tổ chức, cài cắm nội gián
để chuyển hoá chế độ chính trị ở các nước XHCN. Các thủ đoạn của chiến
tranh gián điệp như: kích động các phần tử thoái hoá biến chất, bất mãn, có
quan điểm chống đối Đảng và Nhà nước XHCN để gây mâu thuẫn chống phá
từ bên trọng; lôi kéo, mua chuộc, khống chế cán bộ thông qua những người đi
công tác, học tập ở nước ngoài, thông qua các quan hệ liên doanh, liên kết…
để phát hiện, bồi dưỡng "hạt giống tự do" cài cắm nội gián; tác động từ bên
ngoài, hình thành các tổ chức chính trị phản động trong nước, hoạt động dưới
sự chỉ đạo, tiếp tay của các lực lượng phản động nước ngoài; thu thập tin tức
tình báo trên các lĩnh vực kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại… để chống
phá, làm suy yếu các lĩnh vực này của các nước XHCN.
Phá hoại về kinh tế, thông qua quan hệ kinh tế, kể cả viện trợ để gây
sức ép về nhiều mặt, chèn ép, phá hoại, thậm chí bao vây, cô lập, cấm vận,
gây thiệt hại về kinh tế, tiến tới khống chế, thôn tính về kinh tế.


10

Xâm lăng văn hoá, bằng việc du nhập văn hoá độc hại, các giá trị đạo
đức, lối sống phương Tây vào các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, tao
nên một thế hệ “đỏ vỏ, xanh lòng” dần dần làm mai một bản sắc văn hoá

truyền thống dân tộc, hướng theo văn hoá, lối sống phương Tây trong các
nước XHCN. Một vị cựu Tổng thống Mỹ trong một cuốn sách đã nói: “Chúng
ta tiếp xúc với phương Đông càng nhiều thì càng có thể làm cho ảnh hưởng
của hình mẫu phương Tây càng lớn. Đó là sức mạnh mà ngay cả những phần
tử cấp trên của đảng cộng sản cũng khó chống đỡ nổi”. 1 Rõ ràng các thế lực
thù địch coi việc mở rộng tiếp xúc và trao đổi văn hoá giữa nhân dân các
nước là thủ đoạn quan trọng để tấn công chủ nghĩa cộng sản và gây ảnh
hưởng tới các nước XHCN.
Chống phá về ngoại giao, lợi dụng quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng,
chủ nghĩa đế quốc tăng cường hoạt động ngoại giao chống phá các nước
XHCN. Trước hết là kích động gây chia rẽ giữa các nước XHCN; nuôi dưỡng
tâm lý ly khai ở các nước XHCN và các nước, các dân tộc tiến bộ; lợi dụng
các tổ chức quốc tế gây sức ép ngoại giao, can thiệp vào công việc nội bộ,
thậm chí cô lập về ngoại giao đối với các nước XHCN.
Tóm lại, chiến lược "diễn biến hoà bình" được các thế lực thù địch
CNXH tiến hành theo một quá trình “tạo tình thế dân chủ” - nói theo cách của
các chiến lược gia phương Tây. Thực chất đây là quá trình vận động cách
mạng ở trong các nước XHCN, nhằm làm cho công cuộc cải tổ, cải cách, đổi
mới ở những nước này đi chệch mục tiêu CNXH, làm cho các nước XHCN
khủng hoảng toàn diện, đi đến tan rã và sụp đổ.
1.2. Chiến lược "diễn biến hoà bình" của chủ nghĩa đế quốc tiến
hành đối với Liên Xô
1.2.1. Quá trình thực hiện chiến lược “DBHB” của CNĐQ đối với
Liên Xô.
1

Bàn về vấn đề chống diễn biến hòa bình, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội 1993, tr.27.


11


Đầu những năm 90 của thế kỷ 20, loài người đã chứng kiến sự kiện
Liên Xô - cường quốc có diện tích địa lý khổng lồ trải rộng trên lục địa Á Âu, có lực lượng vũ trang hùng mạnh,... đã nhanh chóng sụp đổ mà không
phải đối mặt với một cuộc xâm lăng hay gặp một biến cố tự nhiên đặc biệt
nào. Cho đến nay, nhiều học giả trên thế giới vẫn cố gắng nghiên cứu, lý giải
nguyên nhân tan rã của Liên Xô.
Ngay khi cách mạng tháng Mười vĩ đại thắng lợi, nước Nga Xô viết ra
đời, các thế lực đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ đã tiến hành các hoạt động
thù địch để chống phá nhà nước cách mạng còn non trẻ. Xuyên suốt quá trình
xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN đến kịch biến sụp đổ năm 1991, Liên Xô
luôn phải chống lại các âm mưu, thủ đoạn chống phá thâm độc của kẻ thù, đặc
biệt là chiến lược “diễn biến hoà bình” để bảo vệ thành quả cách mạng.
Có thể nói, Liên Xô là mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất mà chiến
lược "diễn biến hoà bình" của chủ nghĩa đế quốc cần đánh sụp trong thế kỷ
XX. Chiến lược "diễn biến hoà bình" được coi là biện pháp hữu hiệu hàng
đầu, đã góp phần trực tiếp làm sụp đổ Liên Xô.
Ngay từ khi còn thực hiện cuộc Chiến tranh lạnh, đối đầu về quân sự,
chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch của chủ nghĩa xã hội đã sử dụng các
biện pháp “diễn biến hoà bình” hỗ trợ cho phương thức vũ trang chống Liên
Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Điều đó không phải do chúng ta gán ghép
hay suy diễn mà thể hiện rõ trong các âm mưu chiến lược của chủ nghĩa đế
quốc từ những năm 50 của thế kỷ XX. Chiến lược "phản ứng linh hoạt" với
chính sách "mũi tên và cành ô liu" những năm 60, chiến lược "răn đe thực tế"
với chính sách "cây gậy và củ cà rốt" trong những năm 70 của chủ nghĩa đế
quốc, đã được triển khai liên tục, ráo riết chống các nước xã hội chủ nghĩa. Tư
tưởng hoà bình chủ nghĩa, mất cảnh giác với chủ nghĩa đế quốc và các thế lực
thù địch xuất hiện khá phổ biến ở Liên Xô thời kỳ này đã lấn át tư tưởng, ý


12


chí cách mạng, quan điểm đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp, từ đó, ảnh
hưởng của chủ nghĩa tư bản ngày càng mở rộng trong lòng Liên Xô.
Để lật đổ Liên Xô, các thế lực thù địch ở phương Tây đặc biệt là Mỹ đã
đặt ra nhiệm vụ hàng đầu là phải lũng đoạn được cơ quan đầu não - Đảng
Cộng sản Liên Xô. Từ đó, kẻ thù giấu mặt đã len vào nhiều vị trí then chốt
trong bộ máy của Đảng Cộng sản Liên Xô. Chúng thực hiện nhiều ý đồ: Gây
mâu thuẫn nội bộ, tăng cường khuynh hướng ly tâm, làm suy yếu khuynh
hướng hướng tâm và trung tâm cũ, tăng cường những trung tâm mới mang
hình thức hợp pháp nhằm làm tan rã, xáo trộn toàn bộ hệ thống xã hội, thiết
lập biên giới mới ở các nước cộng hoà có mối quan hệ độc lập với bên ngoài.
Phương thức nguy hiểm nhất mà phương Tây áp dụng ở Liên Xô là đưa
kẻ thù giấu mặt hoặc những kẻ cơ hội thâm nhập cơ cấu quyền lực. Họ quan
tâm thu nạp những nhân vật dễ bị mua chuộc là những kẻ thiếu hiểu biết về tổ
quốc, không có nguồn gốc xã hội, văn hoá, tình cảm với đất nước nơi họ sinh
ra và lớn lên. Cho dù đây là việc khó, song nếu thành công sẽ là một chiến
thắng trọn vẹn. Những nhân vật then chốt trong ban lãnh đạo Liên Xô, nhiều
người trong số đó trước đây đã từng học ở các trường nước ngoài, nay đã tha
hoá biến chất được bố trí vào những vị trí quan trọng trong hệ thống điều
hành. Khi chính quyền cao nhất Liên Xô đã bộc lộ những yếu kém thì cuộc
bầu cử “thật sự dân chủ” vào Đại hội Đại biểu nhân dân và Xô viết tối cao
năm 1988 - 1989 đã đưa một số lượng đáng kể “các nhà dân chủ” tham gia
chính quyền, để họ có thể can thiệp vào cơ cấu điều hành. Các nhân tố thù
địch lọt được vào cơ quan điều hành quốc gia là một thành công của phương
Tây trong âm mưu làm sụp đổ Liên Xô.
Mỹ đã sử dụng nhiều lực lượng từ bên ngoài xâm nhập vào nội bộ
Đảng Cộng sản Liên Xô thông qua các “cuộc chiến” về tổ chức nhân sự,
thông tin báo chí, tài chính và các cuộc chiến khác. Nếu như trước năm 1985,
các cuộc tiếp xúc với nước ngoài kể cả cấp cao cũng rất hạn chế , thì trong



13

quá trình cải tổ các cuộc gặp giữa “các nhà cách mạng cộng đồng” (chống Xô
viết) với phương Tây trở nên đặc biệt thường xuyên hơn.
Những kẻ phá hoại bên ngoài từ Mỹ luôn tìm cách kết hợp được với
kẻ phá hoại bên trong theo nguyên tắc “một cộng một luôn lớn hơn hai”.
Tháng 4 - 1990, tại thành phố Wôrrentơn (bang Virginia) đã diễn ra hội
nghị vấn đề so sánh những chỉ số kinh tế của Liên Xô và Mỹ. Phía Liên Xô
có Viện sĩ Bôgômlốp và Tikhônốp, phía Mỹ có đại diện các Trung tâm
nghiên cứu và CIA. Đại diện Liên Xô đã khuyên Mỹ tăng cường áp lực với
Goocbachốp nhân tình hình trong nước căng thẳng để ông ta nhân nhượng
lớn hơn cho Wasinhtơn.
Một thủ đoạn hết sức hiểm độc mà các thế lực đế quốc tiến hành ở
Liên Xô là gây chiến tranh tư tưởng, tâm lý. Ngay từ những năm 50, Tổng
thống Mỹ Aixenhao đã nói rằng: “Chi một đô-la cho tuyên truyền bằng chi
5 đô-la cho quốc phòng”. Cựu Tổng thống Níchxơn thì nói: “Mỗi nguồn tin
tức phương Tây xuyên qua tấm màn sắt của chủ nghĩa cực quyền (thông
qua khách viếng thăm, hay trao đổi sách báo, hoặc qua đài phát thanh) sẽ
đem lại niềm hy vọng cho hàng triệu người sau bức màn sắt đó, và sẽ làm
mục nát nền tảng của chế độ Liên Xô, cũng giống như nước thấm có thể
làm mục nát nền móng ngục tù”.
Dự án Havard đã được áp dụng trong thời gian cải tổ ở Liên Xô
nhằm phi ý thức hệ, thực chất là thay đổi hệ tư tưởng Mác - Lênin bằng
một hệ tưởng khác. Đối tượng chịu tác động của những đòn chiến tranh
tâm lý của Mỹ là người dân Liên Xô, nhất là những người cầm quyền cao
nhất, làm cho họ không có khả năng nhận thức được tình thế và cũng
không phát hiện ra được những độc chất trên mặt trận tư tưởng, mất tính
độc lập quyết định.



14

Chiến tranh tâm lý của Mỹ đã gây mất ổn định trong nhận thức và
hấp dẫn người dân bằng màn kịch chính trị lớn - cải tổ. Quần chúng chỉ còn
là đám đông. Trong tình trạng đó, nhiều người đã để mất thái độ trách
nhiệm công dân vốn có đối với những đổi thay trong xã hội Xô viết đang đứng
trước những nguy cơ to lớn.
Cùng với chiến tranh tâm lý, thế lực thù địch với Liên Xô đã mở cuộc chiến
tranh tổ chức. Sau khi Brêznép qua đời, Andrôpốp và Chernenkô ốm yếu, phương
Tây đã nghiên cứu tỉ mỉ phẩm chất của Rômanốp và Goocbachốp. Họ đã quyết
định loại bỏ Rômanốp và dọn đường cho Goocbachốp. Họ đã bịa đặt và tung ra
những lời vu khống đối với Rômanốp trên các phương tiện thông tin đại chúng đến
mức các chiến hữu, thậm chí Andrốp - người đã từng coi Rômanốp là bạn cũng
không thể có cách nào bác bỏ sự vu khống đó. Đặc biệt là thông tin vu khống,
Rômanốp ăn chơi, xa xỉ, sử dụng đồ dùng bằng vàng bạc, châu báu của Sa hoàng
để lại trong đám cưới con ông ta.
Với âm mưu chính trị đen tối, nhiều lực lượng chính trị ở một số nước châu
Âu đang cố gắng làm lu mờ không chỉ công lao, sự mất mát và hi sinh to lớn của
Liên Xô trước đây trong sứ mệnh tiêu diệt chủ nghĩa quốc xã, mà còn cố tình xoá
bỏ những gì tốt đẹp mà CNXH đã từng tạo ra ở Liên Xô và các nước XHCN cũ ở
Đông Âu. Đó còn là âm mưu bôi nhọ CNXH, mô hình xã hội đang ngày càng là
mục tiêu vươn tới của nhiều đảng cộng sản, các đảng cánh tả trên toàn cầu và
nhân dân tiến bộ thế giới. Lợi dụng những khó khăn và đường lối sai lầm
trong cải tổ, cải cách của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, chủ
nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đã đẩy mạnh chiến lược “Diễn biến hoà
bình” cực kỳ thâm độc, nguy hiểm, can thiệp toàn diện, tinh vi và trắng trợn
vào nội bộ các nước xã hội chủ nghĩa để gây mất ổn định và xoá bỏ chế độ xã
hội chủ nghĩa mà không cần đến chiến tranh.



15

Chủ nghĩa đế quốc đã can thiệp toàn diện, vừa tinh vi, vừa trắng trợn,
thực hiện được “diễn biến hoà bình” trong nội bộ Liên Xô. Các chiến lược gia
phương Tây sớm nhận ra “gót chân Asin” của cải tổ: đó là đường lối xét lại,
là hệ tư tưởng tư sản, là chính sách thoả hiệp, nhân nhượng vô nguyên tắc với
Mỹ và phương Tây thể hiện tập trung ở “tư duy chính trị mới”. Hứa hẹn
viện trợ kinh tế được dùng làm một thứ vũ khí rất lợi hại để lái cuộc cải tổ
theo quỹ đạo mà phương Tây mong muốn. Chủ nghĩa đế quốc đã đẩy
mạnh thực hiện “diễn biến hoà bình” trong nội bộ Liên Xô.
Nắm bắt tình thế có một không hai đó, chủ nghĩa đế quốc đã tác
động thêm vào chiến dịch cải tổ sai lầm của Liên Xô. Vào năm 1991,
Goocbachốp triển khai “Tuyên bố về chủ quyền”. Quan điểm của Tuyên
bố là xoá bỏ tính toàn vẹn của Liên Xô. Đây đích thực là cuộc đảo chính
“nhung lụa” mà chính các đại biểu Xô viết cũng không kịp hiểu rằng,
người ta đã đưa cho họ thông qua văn bản gì.
Mục tiêu của chiến tranh kinh tế - tài chính của Mỹ chống Liên Xô
là khai thác được càng nhiều tài nguyên càng tốt, làm tê liệt chức năng
điều hành nền tài chính quốc gia, ngăn cản Liên Xô tiếp cận khoa học
công nghệ, phục vụ cho một “chiến lược gây căng thẳng”. Chỉ trong một
thời gian rất ngắn, hàng loạt biện pháp, chiến dịch đã được tiến hành
nhằm vào những hướng phát triển kinh tế then chốt ở Liên Xô.
Tháng 8-1991, đối với Liên Xô, là điểm tận cùng trong hệ thống mà
chiến dịch cải tổ đã đẩy tới tình trạng rệu rã, nếu chỉ cần một đòn nhẹ,
nhưng thâm độc và được tính toán chính xác vào chỗ dễ tổn thương nhất
thì cả hệ thông đó lộn nhào, tan vỡ. Toàn bộ "cải tổ” diễn ra trước đó đã
trở thành khúc dạo đầu cho kịch biến dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô sau
hơn 70 năm tồn tại, phát triển.
1.2.2. Bài học rút ra từ sự sụp đổ của Liên Xô



16

Từ chiến lược "diễn biến hoà bình" của các nước đế quốc tiến hành
ở Liên Xô, có thể rút ra một số kinh nghiệm trong đấu tranh phòng, chống
"diễn biến hoà bình" như sau:
Một là, thường xuyên nâng cao cảnh giác, nắm bắt và dự báo tình hình
thế giới, trong nước, cùng những âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hoà bình" của
chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch.
Hai là, chủ động, kịp thời có các chủ trương, biện pháp tích cực, đồng
bộ, linh hoạt phòng, chống mọi âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hoà bình".
Ba là, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong phòng,
chống "diễn biến hoà bình" dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, sự quản lý
của nhà nước XHCN.
Bốn là, quán triệt và giải quyết tốt mối quan hệ giữa phòng ngừa và tiến
công, lấy phòng ngừa làm chính.
Đây là nhưng bài học kinh nghiệm bước đầu được rút ra. Cuộc đâu
tranh chống chiến lược "diễn biến hoà bình" của chủ nghĩa đế quốc vẫn còn
đang tiếp tục với tính chất ngày càng gay go, quyết liệt và phức tạp. Do vậy,
những bài học này cần được vận dụng linh hoạt và không ngừng bổ sung để
đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đấu tranh làm thất bại chiến lược "diễn
biến hoà bình" của chủ nghĩa đế quốc.
II. TÍNH TẤT YẾU ĐẤU TRANH CHỐNG CHIẾN LƯỢC
“DBHB” Ở NƯỚC TA VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN GÓP PHẦN
PHÒNG CHỐNG CHIẾN LƯỢC “DBHB” Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.
2.1. Tính tất yếu đấu tranh chống chiến lược "diễn biến hoà bình"
ở nước ta hiện nay
2.1.1. Âm mưu, thủ đoạn của chiến lược “DBHB” đối với Việt Nam
“Diễn biến hoà bình” là chiến lược toàn cầu phản cách mạng của các

nước đế quốc, đứng đầu là Mỹ luôn mang trong nó mục tiêu xuyên suốt là


17

đánh sập các nước XHCN và các nước có đường lối chính trị tiến bộ. Do vậy,
khi Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ, Mỹ và các nước đồng minh
vẫn tiếp tục đẩy mạnh chiến lược "diễn biến hoà bình" chống các nước
XHCN còn lại, trong đó có Việt Nam. Chúng tìm mọi cách để thực hiện tham
vọng xoá bỏ chế độ XHCN và đưa nước ta theo quỹ đạo tư bản chủ nghĩa. Bài
học từ sự thành công và thất bại trong phòng chống chiến lược "diễn biến hoà
bình" ở Liên Xô và sự sụp đổ của thành trì CNXH thế giới không cho phép
chúng ta lơ là, ảo tưởng, mất cảnh giác.
Thời cuộc đã có nhiều biến đổi, hoà bình và hợp tác là xu hướng lớn.
Chiến lược "diễn biến hoà bình" của chủ nghĩa đế quốc cũng có những điều
chỉnh nhất định theo hướng thúc đẩy các cuộc “cách mạng màu”, “cách mạng
nhung”. Nhưng dù thay đổi hình thức thế nào chăng nữa các thế lực thù địch vẫn
xác định Việt Nam là một trọng điểm chống phá của chiến lược "diễn biến hoà
bình" hiện nay. Tại Hội nghị TW 4 khóa XI Đảng ta xác định: “các thế lực thù
địch không từ bỏ âm mưu và hoạt động "diễn biến hòa bình", thúc đẩy "tự diễn
biến", "tự chuyển hóa", tăng cường hoạt động chống phá, chia rẽ nội bộ Đảng và
phá hoại mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với nhân dân, làm suy yếu vai trò lãnh
đạo của Đảng”1. Điều này được xem xét trên một số phương diện sau:
Thứ nhất, Việt Nam là nước XHCN đầu tiên ở Đông Nam Á, là một
trong những ngọn cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc, độc lập dân tộc,
chống đế quốc, thực dân vì mục tiêu hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ
nghĩa xã hội.
Sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của Việt Nam trong hơn 65 năm qua là
cho các thế lực đế quốc phản động và thù địch tức tối và lo sợ. Do vậy, chúng
quyết tâm tiêu diệt chế độ XHCN ở nước ta, đập tan ngọn cờ đầu của cách mạng

ở Đông Nam Á. Để thực hiện dã tâm này, chúng đã tiến hành các cuộc chiến
tranh xâm lược để chuyển hoá chúng ta song đều thất bại. Sự thất này buộc chủ
1

Đảng Cộng sản Việt Nam , Nghị quyết TW 4 khóa XI


18

nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch chuyển đổi phương thức chống phá cách
mạng Việt Nam từ chiến tranh quân sự sang chiến lược "diễn biến hoà bình".
Thứ hai, Việt Nam là một trong số các nước XHCN còn lại tiến hành
đổi mới thành công, đang vững bước tiến lên CNXH với uy tín và vị thế ngày
càng tăng trên trường quốc tế.
Sau kịch biến năm 1991 ở các nước XHCN Đông Âu và Liên Xô, hệ
thống XHCN không còn, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế tạm thời
lâm vào thoái trào, khủng hoảng, các nước đế quốc đã rất vui mừng cho rằng
các nước XHCN còn lại sớm hoặc muộn sẽ đi vào vết xe đổ của Liên Xô và
các nước XHCN Đông Âu. Thế nhưng trái với mong muốn đê hèn, thù địch
của chủ nghĩa đế quốc, các nước XHCN còn lại, trong đó có Việt Nam vẫn
kiên cường lèo lái con thuyền cách mạng vượt qua sóng gió, tiến hành cải cách,
đổi mới thành công tiếp tục hành trình đi đến CNXH, chủ nghĩa cộng sản.
Những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử trên tất cả các lĩnh vực của đới
sống xã hội làm cho niềm tin của nhân dân vào chế độ XHCN, vào sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam và vai trò quản lý, điều hành của Nhà nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày càng tăng. Vai trò lãnh đạo của Đảng ta
ngày càng được tăng cường, Đảng thực sự là đội tiên phong của giai cấp công
nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Điều này lài cái gai trong con mắt
của các chính trị gia tư sản, do đó chúng sử dụng hàng loạt thủ đoạn thâm độc để
chống phá nước ta, chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thứ ba, nước ta đang có những yếu tố và điều kiện để các thế lực thù
địch trong nước và quốc tế lợi dụng để tiến hành chiến lược "diễn biến hoà
bình", cụ thể như:
Hậu quả của chiến tranh kéo dài trên cả phương diện vật chất và tinh
thần do chủ nghĩa đế quốc và thực dân gây ra vẫn chưa khắc phục một cách
cơ bản. Kinh tế xã hội phát triển với tốc độ chậm, chúng ta vẫn còn trong tình
trạng nước nghèo, kém phát triển. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân


19

còn nhiều khó khăn nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu
số, chênh lệch về chất lượng sống giữa các vùng còn lớn.
Quá trình đổi mới, bên cạnh những thành tựu, ở nước ta cũng đã xuất
hiện những tiêu cực trên các lĩnh vực đời sống xã hội. Mặt trái của kinh tế thị
trường đang tác động đến nước ta hàng ngày hàng giờ gây ra những trở lực
cho phát triển đất nước. Hiện nay chúng ta đang tích cực, chủ động hội nhập
quốc tế một cách sâu rộng, toàn diện, đa dạng hoá, đa phương hoá các mối
quan hệ quốc tế là cơ hội để các thế lực thù địch, phản động thâm nhập vào
với mưu đồ chuyển hoá cách mạng nước ta.
Bên cạnh đó các vấn đề dân tộc, tôn giáo ở nước ta đang được các thế
lực thù địch triệt để lợi dụng để kích động thù hằn, chia rẽ dân tộc, tôn giáo và
các hoạt động phản cách mạng khác hòng phá hoại sự nghiệp cách mạng mà
nhân dân ta lựa chọn, lật đổ chế độ XHCN ở nước ta.
Một bộ phận cán bộ, đảng viên của chúng ta suy thoái về đạo đức, lối
sống, biến chất về chính trị, hoang mang, dao động, mất lập trường, cực đoan,
quá khích, cơ hội, vụ lợi, thực dụng, tham ô, tham nhũng là đối tượng mà kẻ
thù dễ dàng mua chuộc, dụ dỗ, lôi kéo trở thành phần tử phản động, phản bội
chống lại sự nghiệp cách mạng.
Cùng với những yếu tố trên, sự sụp đổ của hệ thống XHCN, sự khủng

hoảng thoái trào của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế ít nhiều tác
động, ảnh hưởng tiêu cực đến một bộ phận nhân dân thuộc các tầng lớp xã hội
ở nước ta. Đây cũng là một cơ hội để chủ nghĩa đế quốc chĩa mũi dùi "diễn
biến hoà bình" để chống phá cách mạng nước ta.
Một trong những vấn đề buộc chúng ta phải lưu tâm, cảnh giác chống
chiến lược "diễn biến hoà bình" hiện nay là những nhân tố gia tăng nguy cơ
"diễn biến hoà bình" ở nước ta vẫn đang tồn tại dưới nhiều hình thức, phương
diện khác nhau hết sức phức tạp, bao gồm cả nhân tố bên trong và nhân tố bên
ngoài. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng ta xác định: “níc ta


20

vẫn đứng trớc nhiều thách thức lớn, đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn
biến phức tạp, không thể coi thờng bất cứ thách thức nào. Nguy cơ tụt hậu xa
hơn về kinh tế so với nhiều nớc trong khu vực và trên thế giới vẫn tồn tại.
Tình trạng suy thoái về chính trị, t tởng, đạo đức, lối sống của một bộ
phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng
phí là nghiêm trọng. Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mu
diễn biến hoà bình, gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài dân
chủ, nhân quyền hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở n ớc ta. Trong nội
bộ, những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, tự diễn biến,
tự chuyển hoá có những diễn biến phức tạp..1
Nhng nhõn t bờn ngoi lm gia tng nguy c "din bin ho bỡnh"
Vit Nam hin nay l:
Tỏc ng ca xu th ton cu hoỏ, hi nhp quc t
Ton cu hoỏ va mang li cho chỳng ta nhng thi c phỏt trin
t nc, ng thi cng t ra nhng thỏch thc ln i vi nc ta.
Ton cu hoỏ to nờn s bin i trờn tt c cỏc lnh vc ca i sng xó
hi nc ta, v t õy nhng nguy c cng hỡnh thnh, xut hin. Quỏ

trỡnh hi nhp sõu rng vo i sng quc t cú th lm bc l nhng hn
ch, yu kộm bt cp trong th ch, chớnh sỏch, phỏp lut cng nh nng
lc cnh tranh ca h thng kinh t xó hi. Bờn cnh ú, lnh vc t tng
vn hoỏ cng d b bin ng do s du nhp ca cỏc tro lu t tng,
vn hoỏ, t bit l cỏc tro lu t tng tiờu cc, phn ng õy l
nhng tin nguy him cỏc th lc thự ch, phn ng truyn bỏ,
hỡnh thnh khuynh hng t tng v h giỏ tr i lp vi h giỏ tr
XHCN nc ta.

1

ng Cng sn Vit Nam, Vn kin i hi i biu ton quc ln th XI, Nxb Chớnh tr quc gia,
H Ni 2011, tr.185.


21

Đồng thời, khi tham gia vào quá trình toàn cầu hoá, chúng ta phải
tuân theo các chế định của các tổ chức quốc tế, cùng với áp lực cạnh
tranh, chúng ta phải cải cách hệ thống pháp luật… đây là điều kiện để các
thế lực thù địch gây sức ép nhằm chuyển hoá thể chế kinh tế - chính trị nước
ta theo hướng xa rời sự lãnh đạo của Đảng, xa rời định hướng XHCN…
Biến động phức tạp của tình hình kinh tế, chính trị trong khu vực và
trên thế giới.
Xu thế hoà bình và hợp tác vẫn là xu thế lớn, song trên thế giới và trong
khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn
định. Những diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế, chính trị thế giới đã và
đang tạo nên những mối đe doạ đối với an ninh quốc gia của chúng ta; tác
động đến nhận thức, tư tưởng, tâm lý của các giai tầng xã hội, tạo nên những
bức xúc, kích thích kích động tinh thần dân tộc - một trong những mục đích

hướng đến của chủ nghĩa đế quốc để kích động hoạt động chống phá Đảng,
Nhà nước ta. Thực tiễn các cuộc “cách mạng màu” diễn ra ở một số nước gần
đây đã tạo ra nhiều bài học kinh nghiệm đối với “công nghệ lật đổ” của chủ
nghĩa đế quốc. Các thế lực thù địch trong nước và ngoài nước coi những gì đã
xảy ra đối với một số nước đã diễn ra “cách mạng màu” là cơ hội vàng để cái
gọi là “phong trào dân chủ” ở Việt Nam học tập và nhìn lại mình để tiến hành
có hiệu quả các cuộc “cách mạng màu” chuyển hoá chế độ XHCN ở Việt Nam.
Âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch.
Nhằm thực hiện chiến lược "diễn biến hoà bình" chống phá cách mạng
Việt Nam, các thế lực thù địch đã và đang đẩy mạnh các hoạt động chủ yếu:
Một là, tuyên truyền phá hoại tư tưởng nhằm tạo tiền đề cho một cuộc “cách
mạng màu” ở Việt Nam - Chúng tuyên truyền xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam; truyền bá tư tưởng chính trị phản động tạo cơ sở cho việc tập hợp,
thành lập lực lượng chính trị đối lập với Đảng; tuyên truyền, kích động các


22

hot ng biu tỡnh, phỏ ri an ninh, gõy bo lon. Hai l, hot ng tỏc ng,
chuyn hoỏ ni b, hỡnh thnh nhõn t chng i t bờn trong, thc y t
din bin trong ni b chỳng ta. Ba l, thỳc y s ra i ca cỏc t chc c
lp nhm hỡnh thnh mụi trng a nguyờn chớnh tr, a ng i lp Vit
Nam. Bn l, to dng, hỡnh thnh lc lng chớnh tr i lp nc ta. Nm l,
to dng lc lng nũng ct tin hnh chin lc "din bin ho bỡnh"
Vit Nam. Sỏu l, tp dt cho cỏc kch bn cỏch mng mu nc ta - Trong
nhng nm qua, cỏc th lc thự ch, phn ng quc t ó y mnh hot ng
tuyờn truyn khoột sõu cỏc mõu thun, xung t xó hi, li dng cỏc vn
chớnh tr - xó hi phc tp kớch ng, t chc biu tỡnh, phỏ ri an ninh, bo lon
nhm tp dt cho cỏc kch bn cỏch mng mu nc ta.

Nhng nhõn t bờn trong gúp phn lm gia tng nguy c "din bin ho
bỡnh" i vi cỏch mng Vit Nam:
H thng chớnh tr cũn bc l nhng hn ch, yu kộm, cỏc yu t t
din bin cũn tn ti.
Trong hn 25 nm lónh o cụng cuc i mi, nng lc lónh o v sc
chin u ca ng cũn cú mt hn ch; phng thc lónh o ca ng chm
c i mi, mt b phn khụng nh cỏn b, ng viờn suy thoỏi v chớnh tr,
t tng, o c, li sng. i hi i biu ton quc ln th XI ca ng
khng nh: Tính chiến đấu, tính thuyết phục, hiệu quả của công tác t tởng
còn hạn chế; thiếu sắc bén trong đấu tranh chống âm mu, thủ đoạn diễn biến
hoà bình. Tình trạng suy thoái về chính trị, t tởng, đạo đức, lối sống trong
một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí,
quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội cha đợc ngăn chặn, đẩy lùi mà còn
tiếp tục diễn biến phức tạp, cùng với sự phân hoá giàu nghèo và sự yếu kém
trong quản lý, điều hành của nhiều cấp, nhiều ngành làm giảm lòng tin của
nhân dân đối với Đảng và Nhà nớc, đe dọa sự ổn định, phát triển của đất nớc.
Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gơng đạo đức Hồ Chí Minh cha


23

thực sự đi vào chiều sâu, ở một số nơi còn mang tính hình thứ... Tình trạng
chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy bằng cấp, huân chơng cha đợc khắc
phục... Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của không ít tổ chức đảng còn
thấp; công tác quản lý đảng viên cha chặt chẽ, sinh hoạt đảng... Tình trạng
thiếu trách nhiệm, cơ hội, suy thoái đạo đức, lối sống vẫn diễn ra khá phổ biến
trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Kỷ luật, kỷ cơng ở nhiều tổ chức đảng
không nghiêm. Sự đoàn kết, nhất trí ở không ít cấp uỷ cha tốt.1 Ti Hi ngh
Trung ng 4 khúa XI ng ta cng nhn nh: ... Mt b phn khụng nh cỏn
b, ng viờn, trong ú cú nhng ng viờn gi v trớ lónh o, qun lý, k c

mt s cỏn b cao cp, suy thoỏi v t tng chớnh tr, o c, li sng vi
nhng biu hin khỏc nhau v s phai nht lý tng, sa vo ch ngha cỏ nhõn
ớch k, c hi, thc dng, chy theo danh li, tin ti, kốn ca a v, cc b,
tham nhng, lóng phớ, tựy tin, vụ nguyờn tc..
S phõn tng, bin ng v c cu xó hi - giai cp ngy cng sõu sc v
xu th dõn ch hoỏ cỏc lnh vc ca i sng xó hi.
Dõn ch hoỏ l vn ht sc phc tp v nhy cm cú liờn quan mt
thit n vai trũ lónh o ca ng v qun lý ca Nh nc. Mt khỏc, dõn ch
ang l vn c cỏc th lc thự ch trit li dng tin hnh cỏc hot
ng chng phỏ cỏch mng nc ta hin nay. Vỡ vy, trong quỏ trỡnh dõn ch
hoỏ, nu chỳng ta khụng thn trng, khụng cú nhng bc i thớch hp s rt
d b cỏc th lc thự ch li dng tp hp lc lng i lp vi ng ta.
Tỡnh trng khiu ni, t cỏo, ỡnh cụng bói cụng din bin ht sc phc
tp, v xut hin nhng du hiu b k thự li dng, kớch ng chng phỏ cỏch
mng. Cựng vi tỡnh trng tiờu cc trờn cỏc lnh vc ca i sng xó hi ang l
nhng nhõn t ht sc nguy him, phc tp thỳc y chin lc "din bin ho
bỡnh" ca ch ngha quc tin cụng cỏch mng nc ta.
1

ng Cng sn Vit Nam, Vn kin i hi i biu ton quc ln th XI, Nxb Chớnh tr quc gia,
H Ni 2011, tr.173, 174, 175.


24

Thc tin cỏch mng Vit Nam t sau thng li ca Tng khi ngha
thỏng Tỏm nm 1945 luụn b cỏc th lc thự ch chng phỏ bng cỏc th on
quõn s v "din bin ho bỡnh". Do vy, bo v thnh qu cỏch mng hn 60
nm qua, xõy dng thnh cụng CNXH, chỳng ta phi luụn nõng cao tinh thn
cnh giỏc cỏch mng, khụng bao gi c phộp m h, o tng, mt cnh giỏc

trc mi õm mu, th on chng phỏ ca cỏc th lc thự ch, c bit l
chin lc "din bin ho bỡnh". ng thi chỳng ta phi xỏc nh v ra c
cỏc phng hng sỏt ỳng phũng, chng cú hiu qu nguy c "din bin ho
bỡnh" ca ch ngha quc v cỏc th lc thự ch i vi cỏch mng nc ta.
2.1.2. Quan im, t tng ch o ca ng ta trong u tranh phũng,
chng chin lc "din bin ho bỡnh"
Trong thi k i mi, ch ng hi nhp quc t mt cỏch ton din,
ng trc nhng bin ng phc tp ca tỡnh hỡnh th gii v õm mu thõm
him ca cỏc th lc thự ch chng phỏ cỏch mng Vit Nam, ng ta ó ban
hnh nhiu ngh quyt, ch th ch o cuc u tranh giai cp, bo m an ninh
quc gia. Nhng quan im, t tng ny cn phi c quỏn trit sõu sc trong
phũng, chng chin lc "din bin ho bỡnh" ca cỏc th lc thự ch chng phỏ
cỏch mng nc ta. i hi i biu ton quc ln th XI ca ng xỏc nh:
Kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mu và hoạt động diễn biến hoà
bình của các thế lực thù địch. Chủ động phòng ngừa, đấu tranh, phê phán những
biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hoá trong nội bộ ta; khắc phục sự suy thoái
về t tởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng
viên.1
*Nhng quan im c bn ca ng ta

1

ng Cng sn Vit Nam, Vn kin i hi i biu ton quc ln th XI, Nxb Chớnh tr quc gia,
H Ni 2011, tr.257


25

Một là, đấu tranh chống chiến lược "diễn biến hoà bình" là một cuộc đấu
tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc gay go, quyết liệt, lâu dài và phức tạp trên mọi

lĩnh vực của đời sống xã hội.
Hai là, đấu tranh chống "diễn biến hoà bình" là nhiệm vụ cấp bách hàng
đầu hiện nay của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị để
bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Ba là, phải kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ chống "diễn biến hoà bình" với các
nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, bảo vệ an ninh quốc gia, chống bạo loạn lật đổ,
chống chiến tranh xâm lược.
Bốn là, trong đấu tranh chống chiến lược "diễn biến hoà bình" phải
phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước, của chế độ XHCN, của khối đại
đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam.
*Tư tưởng chỉ đạo của Đảng ta trong phòng, chống chiến lược "diễn
biến hoà bình"
Thứ nhất, đảm bảo an ninh quốc gia, giữ vững ổn định chính trị.
Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ ba, khoá
VII đã xác định nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia là “bảo vệ vững chắc độc
lập, an ninh, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, bảo vệ nhân dân,
bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa, đập tan âm mưu và
hoạt động “diễn biến hoà bình”, bạo loạt lật đổ của kẻ thù”. 1 Để giữ vững ổn
định chính trị, cần quan triệt phương châm: Giữ vững nguyên tắc chiến lược, có
sách lược mềm dẻo, linh hoạt; xử lý các vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia
một cách kiên quyết và khôn khéo, tranh thủ được sự đồng tình rộng rãi; phân
hoá, cô lập kẻ thù, không để xảy ra hậu quả gây phức tạp cho an ninh quốc gia.
Thứ hai, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sức mạnh
toàn dân với vai trò nòng cốt của công an nhân dân và quân đội nhân dân trong sự
1,

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 52, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2007, tr.222.



×