Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

kế hoạch bán bánh mỳ nướng muối ớt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (948.79 KB, 51 trang )

LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH CỬA HÀNG HÀNG BÁNH MỲ NƯỚNG
MUỐI ỚT (BÁNH MỲ CAY)
Cửa hàng SPICY BREAD
Địa chỉ: Cổng ký túc xá trường Đại Học Quảng Nam
Điện thoại: 01655061476
Facebook/zalo: Lê Phương hoặc Susi Phan


MỤC LỤC
1. Giới thiệu về dự án
1.1. Giới thiệu tóm lược về nhóm kinh doanh
1.2.Mục tiêu, tầm nhìn, sứ mệnh của cửa hàng SPICY BREAD
1.2.1. Mục tiêu của SPICY BREAD
1.2.2. Tầm nhìn, sứ mệnh của SPICY BREAD
1.3. Đánh giá tổng quát môi trường kinh doanh của dự án
1.3.1. Đánh giá môi trường bên trong
1.3.2. Đánh giá môi trường bên ngoài
1.4. Sự cần thiết của dự án
2. Thị trường sản phẩm của dự án
2.1. Nghiên cứu phân tích thị trường
2.1.1. Thị trường tổng thể của dự án
2.1.2. Phân khúc thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu
2.1.3. Phân tích khả năng cạnh tranh của đối thủ cạnh tranh
2.2. Phân tích sản phẩm
2.2.1. Đặc điểm và tính năng của sản phẩm
2.2.2. Xác định đối tượng phục vụ
3. Chiến lược Marketing
3.1. Chính sách sản phẩm


3.2. Chính sách giá


3.3. Chính sách phân phối
3.4. Chính sách truyền thông cổ động
4. Kế hoạch sản xuất
5. Kế hoạch quản lý
6. Kế hoạch tài chính
6.1. Tổng nhu cầu vốn đầu tư và nguồn tài trợ
6.2. Các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận của dự án
6.2.1. Chi phí
6.2.2. Doanh thu
6.2.3. Lợi nhuận


LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH CỬA HÀNG BÁNH MỲ NƯỚNG MUỐI ỚT
( BÁNH MỲ CAY)
1.
1.1

Giới thiệu về dự án
Giới thiệu tóm lược về nhóm kinh doanh
Nhóm kinh doanh bao gồm 6 thành viên cùng học năm cuối chuyên ngành

quản trị kinh doanh. Nhóm đã cùng nhau thảo luận và đưa ra ý tưởng mở “Cửa
hàng bánh mỳ nướng muối ớt” (bánh mỳ cay) lấy tên cửa hàng là SPICY BREAD.
Dự án này được nhóm ấp ủ khi thấy nhu cầu về bánh mì nướng muối ớt tại thị
trường thành phố Tam Kỳ là rất lớn.
Mặt khác, bánh mì nướng muối ớt khá mới mẻ nên thu hút được sự sáng tạo
của rất nhiều thành viên trong nhóm. Nhóm trước đó chưa từng cùng nhau kinh
doanh cũng như là chưa từng có kinh nghiệm trong việc kinh doanh. Tuy các
thành viên trong nhóm còn đang đi học, nhưng đều có nhiệt huyết, năng động, yêu
thích kinh doanh. Đa số đều đã từng đi làm thêm nên có ít nhiều kinh nghiệm trong

việc bán hàng, giao tiếp với khách hàng và có một số hiểu biết trong lĩnh vực kinh
doanh này.Các thành viên đã bước vào năm cuối nên có mong muốn được thử sức
mình trong lĩnh vực kinh doanh để có thể thu được những kinh nghiệm nhất định
làm bước đệm cho sự nghiệp sau này của mỗi người. Đồng thời việc kinh doanh sẽ
đem lại lợi nhuận và tạo nên nền tảng kinh nghiệm thực tế cho mỗi người. Vì vậy,
nhóm quyết định mở cửa hàng bánh mì nướng muối ớt để có cơ hội cọ sát môi
trường bên ngoài.
1.2. Mục tiêu, tầm nhìn, sứ mệnh của cửa hàng SPICY BREAD
1.2.1. Mục tiêu của SPICY BREAD
Môi trường kinh tế ngày càng nhiều biến động, hội nhập mang lại nhiều cơ
hội kinh doanh mới, những luồng văn hóa mới, nhu cầu giải trí, thư giãn của con


người ngày càng tăng cao, song song với nó là nhiều dịch vụ giải trí khác nhau
cũng phát triển mạnh mẽ. Các cửa hàng thức thức ăn nhanh mở ra không chỉ đơn
thuần là phục vụ nhu cầu ăn uống của con người mà còn đi kèm đó là những dịch
vụ giải trí, thư giãn, nghỉ ngơi sau những giờ làm việc căng thẳng hoặc sau những
giờ học mệt mỏi, những lúc chia sẻ cảm xúc vui, buồn cùng bạn bè…
SPICY BREAD mở ra cũng nhằm mong muốn mang đến cho mọi thực
khách một món ăn ngon, một địa điểm tụ tập cùng bạn bè trò chuyện,chia sẻ những
giây phút thư giản thoải mái bên nhau.
Để thực hiện được điều này SPICY BREAD đã đặt ra mục tiêu:
-

Mở được một địa điểm đầy đủ tiện nghi tại địa bàn thành phố Tam

-

Phấn đấu để có thể trở thành một địa điểm mà khách hàng nghĩ đến


Kỳ.

đầu tiên khi muốn thưởng thức một món bánh mỳ.
-

Luôn hướng đến sự thoải mái, hài lòng cho cả khách đến và khách đi.

=> Đây là mục tiêu mà SPICY BREAD hướng đến đầu tiên trong thời điểm
này.
Về mục tiêu lợi nhuận, SPICY BREAD phấn đấu: Đạt được lợi nhuận 10
triệu đồng ngay từ năm đầu hoạt động.
1.2.2. Tầm nhìn, sứ mệnh của SPICY BREAD


Tầm nhìn

Hiện tại vì chưa đủ vốn để thuê mặt bằng và trang trí nội thất cho cửa hàng nên
tầm nhìn trước mắt của SPICY BREAD là “phát triển từ một quán vỉa hè thành
một tiệm bánh mỳ cay lớn nhất Tam kỳ”.


Tiếp đó trong dài hạn SPICY BREAD sẽ cố gắng để có thể mở thêm các hệ
thống cửa hàng ở các địa điểm lân cận địa bàn thành phố Tam Kỳ.


Sứ mệnh

Với đội ngũ nhân viên nhiệt huyết, phong cách phục vụ tận tìnhSPICY BREAD
sẽ “mang đến cho mọi nhà một món ăn nhẹ sau bữa tối thơm ngon, bổ dưỡng và
tiện lợi nhất”.

1.3. Đánh giá tổng quát môi trường kinh doanh của dự án
Sự phát triển có hiệu quả và bền vững, mức độ đạt được các mục tiêu chiến
lược của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào môi trường kinh doanh và khả năng
thích ứng của doanh nghiệp với hoàn cảnh của môi trường kinh doanh. Từ quan
niệm chung môi trường là tập hợp các yếu tố, các điều kiện thiết lập nên khung
cảnh sống của một chủ thể. Người ta cho rằng môi trường kinh doanh là tổng hợp
các yếu tố, các điều kiện có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp.
Các yếu tố, các điều kiện cấu thành môi trường kinh doanh luôn có quan hệ
tương tác với nhau và đồng thời tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Nhưng mức độ, hướng tác động của các yếu tố và điều kiện lại khác nhau
nên trong cùng một thời điểm, với cùng một đối tượng có yếu tố tác động thuận lợi
tạo thành cơ hội nhưng cũng có yếu tố tạo thành lực cản sự phát triển của doanh
nghiệp - hình thành những nguy cơ đối với doanh nghiệp.
Một vấn đề nữa đặt ra là các yếu tố, điều kiện tác động đến hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp không cố định một cách tĩnh tại mà nó thường xuyên vận
động biến đổi. Bởi vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động của mình, doanh nghiệp
phải phân tích môi trường kinh doanh, phải nhận biết một cách nhạy bén và dự báo
đúng được sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Nhân tố nào ảnh hưởng tích cực


hoặc tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Các quản trị gia
khi soạn thảo chiến lược phải nhận thức đầy đủ chính xác các yếu tố môi trường
này.
Cách phân chia các yếu tố môi trường còn có nhiều ý kiến khác nhau song
chung quy được chia thành hai môi trường trong kinh doanh như sau:
1.3.1. Đánh giá môi trường bên trong
Phân tích môi trường bên trong là một bộ phận quan trọng, không thể thiếu
trong quá trình thiết lập dự án. Nếu không phân tích tốt môi trường bên trong,
không nhận diện được đúng những điểm mạnh, điểm yếu của tổ chức thì sẽ không

thể thiết lập được các chiến lược hoàn hảo cho dự án kinh doanh.
Các phân tích môi trường bên trong là đánh giá toàn diện về tiềm năng thế
mạnh và điểm yếu của môi trường bên trong. Các yếu tố được đánh giá như sau:


Tài chính:
Số vốn chủ sở hữu của nhóm là1.200.000đ, vốn góp được từ nhà đầu tư là

200.000đ.Vì tất cả các thành viên còn là sinh viên nên nguồn lực tài chính còn hạn
hẹp, cũng như khó khăn trong quá trình huy động vốn từ gia đình, người thân và
nhất là vay vốn từ ngân hàng nên lượng vốn đầu tư ban đầu cho dự án không được
dồi dào. Nếu so sánh với các doanh nghiệp và các cửa hàng đang bán bánh mỳ lâu
năm thì quả thực đây là một bất lợi lớn.
So với các cửa hàng khác, cửa hàng của nhóm có chi phí đầu tư ban đầu
không đáng kể, không chi quá nhiều trong khâu chuẩn bị nguyên vật liệu và nhóm
không mất chi phí tiền lương cho nhân viên vì dự án theo nhóm nên lợi nhuận sẽ
được chi cho mục tiêu của nhóm muốn hướng tới. Và nhóm đã tận dụng được mặt
bằng vỉa hè, dụng cụ sẵn có để phục vụ trong quá trình thực hiện dự án.


Tài sản
-

Nguồn vốn
Tài sản hữu hình

+ Công cụ dụng cụ (đĩa, muỗng,

-


Vốn chủ sở hữu

100.000 đ

Vốn chủ sở hữu

1.200.000đ

+ Bàn nhỏ

70.000đ

Vốn góp

200.000đ

+ Lò than

20.000đ

dao, kéo, quạt )

-

Tài sản vô hình

+ Công thức chế biến sản phẩm
+ Lòng trung thành & thái độ
của nhân viên




Nguồn nhân lực:
Nguồn nhân lực ít: nhóm gồm 6 thành viên. Mặc dù bận học và một số thành

viên còn bận việc làm thêm, chưa sắp xếp được thời gian, nhưng tất cả các thành
viên đều tham gia dự án rất tích cực. Có bốn thành viên sống gần địa điểm triển
khai dự án nên thuận lợi trong việc thực hiện dự án được nhanh chóng, các thành
viên có xe riêng nên thuận lợi trong việc đi lại và phục vụ tốt cho việc ship hàng
xa. Có hai thành viên nói tiếng Lào, đây là một thuận lợi trong việc chào hàng với
khách ngoại quốc, chủ yếu là du học sinh Lào đang học tập gần nơi buôn bán.
Đây là dự án kinh doanh đầu tiên của các thành viên trong nhóm nên thiếu
kinh nghiệm và đôi khi xảy ra mâu thuẫn trong việc triển khai dự án, quá trình làm
việc là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên những mâu thuẫn này cũng một phần
vì sự phát triển của dự án, nên cũng nhanh chóng được giải quyết, sau những mâu
thuẫn thì các thành viên trong nhóm càng hiểu nhau hơn và làm việc tích cực hơn.
Vì chưa từng tổ chức một hoạt động kinh doanh nào nên trong khâu quản lý còn
nhiều khó khăn, chưa có kinh nghiệm giải quyết tốt các mâu thuẫn trong nhóm.


Bắt đầu một công việc mới quả thực tất cả đều không dễ dàng, thậm chí còn
mắc phải những sai lầm. Các thành viên đều hi vọng bằng kiến thức được trang bị
qua môn học quản trị dự án và khởi sự kinh doanh cũng như tìm hiểu từ thực tế các
cửa hàng đi trước sẽ có thể triển khai thành công được dự án.


Sản phẩm:

“Linh hồn” của bánh mì nướng muối ớt nằm ở phần nước sốt tương ớt. Gọi
là bánh mì nướng muối ớt, nhưng thật ra bánh được nướng với hỗn hợp tương ớt,

bơ. Bánh ngon hay không tuỳ vào cách người bán chế biến, gia giảm lượng gia vị
trong sốt sao cho không quá cay cũng không quá ngậy.
Phần “nhân bánh” rắc bên trên cũng quan trọng không kém.Nhân thông
thường có chà bông, mỡ hành, xúc xích, chả, tương ớt,sốt mayonnaise.
Mỗi phần bánh nướng tầm 3-4 phút, khi bánh mì vừa giòn tới và nước sốt
ngấm đều vào trong ruột bánh. Bánh mì thường phải nướng qua 2 lần, lần đầu chỉ
phết bơ, lần sau mới phết sốt tương ớt lên để bánh không bị bở, và có vị cay đặc
biệt.
Không chỉ bắt mắt, ngon miệng, bánh mỳ nướng muối ớt luôn được phục vụ
nhanh chóng và tiện lợi cho khách hàng ăn di động. Tiêu chí này đặc biệt ghi điểm
với những người trẻ năng động, sôi nổi và ưa xê dịch.Tuy nhiên sản phẩm này
ngoài thị trường có thể bị bắt chước và bị hạn chế về vấn đề đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm, đặc biệt khi nướng bằng than sẽ khó điều chỉnh được nhiệt độ dẫn
đến bánh dễ bị cháy và không đảm bảo được mùi vị như mong muốn . Về vấn đề
an toàn thực phẩm, nhóm đã lựa chọn nguồn nguyên liệu làm ra sản phẩm tại các
nhà cung cấp ổn định và đảm bảo chất lượng. Nhóm nói không những thực phẩm
không rõ nguồn gốc. Tuy nhiên , từ lâu trong tâm trí khách hàng, sản phẩm bán vỉa
hè không đảm bảo chất lượng. Nên đây là hạn chế lớn của nhóm.


Sản phẩm này đã được thị trường chấp nhận và hơn thế, SPICY BREAD của
chúng tôi đã có nhãn hiệu riêng biệt. Đặc biệt khi khách hàng thưởng thức món
bánh mỳ nướng muối ớt tại cửa hàng chúng tôi khách hàng sẽ nhận được nhiều tiêu
chuẩn chất lượng vượt trội hơn so với các cửa hàng khác ( Moon, Happy,...). Đó là
việc trong lúc chờ đợi trong quá trình nướng bánh, khách hàng sẽ được phục vụ
trái cây, nước uống hay bánh kẹo. Với cung cách phục vụ vui vẻ, hòa đồng là điều
khách hàng cảm nhận được khi ăn bánh mỳ tại cửa hàng nhóm chúng tôi.


Dụng cụ trang thiết bị:


Đánh giá môi trường bên trong của dự án có thể thấy lợi thế lớn nhất của dự
án hay cũng chính là điểm mạnh của dự án là nguồn lực về dụng cụ, trang thiết bị
phục vụ cho dự án.
Hiện tại nguồn vốn của SPICY BREAD không đủ để thuê mặt bằng nên việc
tận dụng mặt bằng vỉa hè cũng tạo nên một lợi thế lớn trong việc tiết kiệm chi phí
cho hoạt động kinh doanh, bên cạnh đó nhóm còn tận dụng được các trang thiết bị
sẵn có như lò nướng, đĩa, muỗng, dao, kéo, quạt. Ngoài ra các dụng cụ khác như:
vĩ nướng, bàn ghế, hộp giấy, than,… được đầu tư với chi phí khá rẻ và phổ biến
ngoài thị trường.
Từ việc đánh giá môi trường bên trong của dự án mà nhóm thực hiện đã rút
ra được điểm mạnh và điểm yếu như sau:
Về điểm mạnh:
 Sản phẩm bánh mỳ cay đã được thị trường chấp nhận
 Chất lượng của bánh mỳ cay vượt trội hơn so với các quán của đối thủ cạnh






tranh như quán Happy, Moon,...
Sản phẩm đã nhãn hiệu riêng biệt
Dụng cụ, trang thiết bị của quán đơn giản, phổ biến, giá thành rẻ
Quán tận dụng được mặt bằng vỉa hè
Quán tận dụng được dụng cụ có sẵn
Có 4/6 thành viên sống tại Tam Kỳ


Có 4/6 thành viên đã từng buôn bán & có kinh nghiệm bán hàng

Có 3/6 thành viên có xe máy riêng
Có 2 thành viên nói tiếng Lào
Tất cả các thành viên đều tích cực tham gia họat động kinh doanh.
Về điểm yếu:
 Khi nướng bằng than sẽ khó điều chỉnh được nhiệt độ dẫn đến bánh dễ bị














cháy và không đảm bảo được mùi vị như mong muốn
Quán chưa có mặt bằng ổn định
Đôi khi còn xảy ra nhiều mâu thuẫn trong việc triển khai dự án, quá trình
làm việc
Sản phẩm bánh mỳ cay dễ bị bắt chước.
Khách hàng chưa yên tâm về vấn đề an toàn thực phẩm của bánh mỳ
Nguồn vốn mà nhóm đầu tư còn hạn hẹp
Nguồn nhân lực ít
Một số thành viên còn bận việc làm thêm, chưa sắp xếp được thời gian
1.3.2. Đánh giá môi trường bên ngoài


1.3.2.1. Môi trường vi mô
Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố trong ngành và là các yếu tố ngoại cảnh
của một doanh nghiệp, nó quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh của doanh
nghiệp trong ngành sản xuất kinh doanh đó. Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố
cơ bản sau: Khách hàng, đối thủ cạnh tranh hiện tại, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn,
nhà cung cấp và sản phẩm thay thế.
a.

Khách hàng

Tam Kỳ là thành phố tập trung một lượng dân số đông đúc nhất tỉnh Quảng
Nam. Đây là lượng khách hàng tiềm năng vô cùng lớn của dự án. Mặt khác, qua
điều tra, khảo sát nhu cầu về bánh mì nướng muối ớt của người dân trên địa bàn
Tam Kỳ thì có thể khẳng định nhu cầu về sản phẩm của khách hàng là rất lớn. Nhu
cầu của khách hàng về sản phẩm của dự án chính là thuận lợi lớn nhất cho dự án.
Nhu cầu khách hàng còn bỏ ngỏ chính là điều hứa hẹn cho việc kinh doanh của dự
án sẽ thuận lợi vì thu hút được khách hàng với sản phẩm của mình. Với đặc điểm


của giới trẻ hiện nay như thích ăn vặt, ngồi vỉa hè và sự tiện lợi nắm bắt được tình
hình đó nhóm chúng tôi bắt tay vào việc triển khai dự án.
Cửa hàng luôn phải đối mặt với tình hình khách hàng vào đông, nướng bánh
không kịp giao cho khách. Sức ép từ phía khách hàng cho cửa hàng là thời gian
giao bánh, giá và chính sách chiết khấu khi mua nhiều sản phẩm. Với giá 10.000đ/
sp, khách hàng đã có sự so sánh mức giá tại quán chúng tôi với giá bán trong quán
của đối thủ cạnh tranh.

Đặc biệt địa điểm nhóm lựa chọn gần khu kí túc xá sinh viên của trường học
nên có thể phục vụ các đối tượng học sinh sinh viên tốt hơn. Đối với đới tượng này
với mức giá nhóm đưa ra có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Đến với

quán với nhu cầu về hẹn hò, trao đổi thông tin, thảo luận, họp nhóm.
Mục tiêu:



b.

Là nơi giao lưu của sinh viên, cán bộ công nhân viên và các đối tượng khác
Tạo cho khách hàng một môi trường thoải mái để trò chuyện và thư giãn
Tối đa hóa sự hài lòng cho khách hàng
Đối thủ cạnh tranh
Tại khu vực khảo sát cũng như thị trường mà chúng tôi đang hướng tới, các

cửa hàng đối thủ cạnh tranh đã có tồn tại sẳn rất nhiều nhưng cơ bản là không có
nhiều thuộc tính chuyên biệt hoặc là các chuỗi cửa hàng dành cho phân khúc thị
trường có thu nhập cao khoảng 7 – 15 triệu đồng/ tháng. Nên chúng tôi chỉ xem
xem xét trực tiếp trên phân khúc mà mình hướng đến, đó là tầng lớp sinh viên có
thu nhập trung bình.
Ở góc độ khác, do đặc thù của tính chất bán nhỏ lẻ như thế, phù hợp với túi
tiền của sinh viên, nên dù thế nào đi nữa việc chiếm lĩnh thị trường cạnh tranh với
các đối thủ trong ngành cũng không phải là điều dễ dàng. Sản phẩm của chúng ta
phải phô bày được cho khách hàng những tính năng ưu việt của nó, mới có đủ sức


mạnh để lôi kéo khách hàng về phía mình. Hơn nữa, SPICY BREAD không phải là
sự lựa chọn duy nhất, khách hàng còn có những điểm đến khác như: các quán ăn
vặt, các quán cà phê, các câu lạc bộ, các cửa hàng giải khát khác… Chính vì thế,
chúng ta còn có một lượng lớn khổng lồ những đối thủ cạnh tranh ngoài ngành.
Công việc của chúng ta không chỉ dừng lại ở việc làm sao để khách hàng nghĩ đến
chúng ta khi họ cần ăn món bánh mì cay mà phải là làm sao cho khách hàng nghĩ

tới chúng ta khi họ cần một nơi tụ họp, nghĩa là chúng ta phải kéo họ về từ những
đối thủ ngoài ngành. Điều đó là một thách thức dành cho chúng ta nhưng cũng là
một cơ hội cho việc kinh doanh.


Về đối thủ cạnh tranh hiện tại
Đối thủ cạnh tranh hiện tại của dự án rất đông đảo. Có thể kể đến các đối thủ

cạnh tranh rất mạnh là cửa hàng ăn vặt lớn Happy và Moon… và các quán ăn ven
đường như cơm, bún, phở… , cửa hàng đồ ăn online cùng cung cấp mặt hàng bánh
mì nướng muối ớt với chất lượng đảm bảo.
Với một lực lượng đối thủ cạnh tranh hùng hậu như vậy thì đặt ra cho dự án
là phải xây dựng được lợi thế cạnh tranh cho mình. Ưu điểm của các đối thủ cạnh
tranh so với cửa hàng chúng tôi là có mặt bằng ổn định, sản phẩm chắc hẳn sẽ đa
dạng hơn. Lợi thế cạnh tranh mà dự án muốn hướng đến là tập trung vào đáp ứng
nhu cầu khách hàng cả về chất lượng bánh mì thơm ngon, nóng hổi và chất lượng
phục vụ, hết sức chu đáo và nhiệt tình. Có như thế, dự án mới có thể tạo ra được
lợi thế cạnh tranh cho mình để vượt qua khó khăn này.


Về đối thủ cạnh tranh tiềm năng
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trên thị

trường của ngành nhưng có thể sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh trong tương lai khi
họ tham gia hoạt động trong ngành. Khi các doanh nghiệp mới tham gia cạnh tranh


trong ngành, họ sẽ cố gắng khai thác những năng lực sản xuất mới một cách tốt
nhất để giành giật thị phần.
Khi có sự tham gia vào ngành của các doanh nghiệp mới, lợi nhuận của các

doanh nghiệp sẽ bị chia sẻ. Sự xâm nhập của các đổi thủ tiềm ẩn luôn là một mối
đe dọa đối với cửa hàng chúng tôi. Các quán ăn sắp mở, các món ăn mới chưa có
tại địa bàn kinh doanh sẽ là những đối thủ cạnh tranh đầy tiềm năng đối với cửa
hàng SPICY BREAD của nhóm chúng tôi.
c.

Về nhà cung cấp
Các yếu tố đầu vào (nguyên liệu, dụng cụ …) của một doanh nghiệp được

quyết định bởi các nhà cung cấp. Để cho quá trình hoạt động của một doanh
nghiệp diễn ra một cách thuận lợi, thì các yếu tố đầu vào phải được cung cấp ổn
định với một giá cả hợp lý, muốn vậy doanh nghiệp cần phải tạo ra mối quan hệ
gắn bó với các nhà cung ứng hoặc tìm nhiều nhà cung ứng khác nhau cho cùng một
loại nguồn lực.
Với tiêu chí chọn nguồn nguyên liệu an toàn, xuất xứ rõ ràng. Vì là cửa hàng
nhỏ nên chưa tạo được sức ép với các nhà cung cấp nguyên vật liệu, không lấy
được số lượng nhiều nên về chi phí nguyên vật liệu cho quá trình làm bánh đội lên
khá cao.
Hiện tại những nhà cung cấp mà nhóm chọn bao gồm :
Bánh mỳ Đồng Thạnh: đây là một trong những cơ sở sản xuất bánh mỳ lớn
nhất Tam Kỳ, hiện tại Đồng Thạnh đã có 4 cơ sở lớn dọc trên các tuyến đường
Hùng Vương, Phan Chu Trinh, Trưng Nữ Vương... . Thương hiệu Đồng Thạnh khá
nổi tiếng trên thị trường bánh ngọt tại Tam Kỳ. Vì vậy nhóm đã chọn Đồng Thạnh
là nhà cung cấp bánh mỳ chính cho cửa hàng. Vì là cửa hàng lớn, có thương hiệu
nên giá cả cao hơn vì vậy đã đẩy chi phí sản phẩm của nhóm lên cao. Tuy nhiên để
đảm bảo sản phẩm đưa ra đạt chất lượng cao nhóm vẫn chấp nhận lựa chọn Đồng


Thạnh là nhà cung cấp chính nguyên liệu bánh mỳ cho nhóm, vì đây là nguyên liệu
quan trọng nhất cho quá trình sản xuất sản phẩm (địa chỉ cơ sở sản xuất bánh mỳ

Đồng Thạnh 235, Hùng Vương, P. An Mỹ, Tp. Tam Kỳ)
Cơ sở sản xuất chả Nguyên Sơn ( tổ 4 – thôn Phú Thạnh – Tam Phú – Tam
Kỳ ) đây là cơ sở sản xuất có tiếng tại địa bàn Tam Phú, cơ sở sản xuất chả Nguyên
Sơn đã được cấp phép kinh doanh và sản phẩm đã được kiểm nghiệm an toàn thực
phẩm. Hơn nữa nhà cung cấp chả cũng có quan hệ tốt với một thành viên trong
nhóm nên dù mua ít nhưng vẫn được ưu tiên về giá.
Các quán tạp hóa gần địa điểm kinh doanh: các nguyên liệu khác như tương
ớt, chà bông, xúc xích, bơ, sốt mayonnaise,... dễ dàng được mua ở các cửa hàng
quanh địa điểm kinh doanh. Tuy nguyên liệu này dễ tìm nhưng không vì thế mà
nhóm tùy tiện trong việc lựa chọn thương hiệu. Đối với tương ớt, quán sẽ lựa chọn
tương ớt Đầu Bếp, sốt Mayonnaise của Ajinomoto Việt Nam....
Việc cân nhắc trong việc lựa chọn nguyên liệu đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm cũng là cách mà nhóm tôn trọng khách hàng của mình.
d.

Sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế là những sản phẩm có thể thỏa mãn cùng một nhu cầu so

với sản phẩm hiện tại, đem lại cho người tiêu dùng những tính năng, lợi ích tương
đương như sản phẩm của doanh nghiệp.
Vì vậy, sản phẩm thay thế được coi là mối đe dọa đối với hoạt động của
doanh nghiệp trong ngành. Những sản phẩm thay thế có tính năng, công dụng đa
dạng hơn, chất lượng tốt hơn nhưng giá thấp hơn, đó chính là mối nguy hiểm lớn
cho cửa hàng.
Đối với sản phẩm của cửa hàng chúng tôi khách hàng không có nhiều lựa
chọn món ăn vặt như các cửa hàng ăn vặt khác nên không thể cạnh tranh mạnh


với các sản phẩm thay thế bánh mỳ cay như chân gà, ốc hút, bánh mỳ
kẹp,pizza….Chúng có thể dẫn đến nguy cơ làm giảm giá bán, giảm số lượng sản

phẩm tiêu thụ và giảm lợi nhuận của cửa hàng, thậm chí xóa bỏ hoàn toàn các sản
phẩm hiện tại. Những sản phẩm thay thế thường là kết quả của việc cải tiến công
nghệ hoặc công nghệ mới. Cửa hàng cần phải theo dõi xu hướng phát triển của các
sản phẩm thay thế để nhận diện hết nguy cơ do sản phẩm thay thế gây ra.
1.3.2.2. Môi trường vĩ mô
Tất cả các loại hình doanh nghiệp, các tố chức có quy mô lớn hoặc nhỏ trong
nền kinh tế mỗi quốc gia đều hoạt động trong một cộng đồng xã hội nhất định và
chịu ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô nằm ngoài tầm kiểm soát
của các doanh nghiệp, nhiều yếu tố của môi trường này tác động đan xen lẫn nhau
và ảnh hưởng đến quá trình khởi sự dự án và cửa hàng SPICY BREAD không phải
là ngoại lệ.
Vì vậy, nhóm chúng tôi đã xem xét tính chất tác động của từng yếu tố, mối
tương tác giữa các yếu tố,… để dự báo được mức độ và thời điểm ảnh hưởng nhằm
xử lý tình huống một cách linh hoạt. Đồng thời có giải pháp hữu hiệu để tận dụng
tối đa các cơ hội, hạn chế hoặc ngăn chặn kịp thời các nguy cơ nhằm nâng cao hiệu
quả và giảm thiểu tổn thất trong quá trình cửa hàng buôn bán. Môi trường vĩ mô
bao gồm các yếu tố tác động lên dự án kinh doanh của nhóm :
a.

Về kinh tế

Trong những năm qua, kinh tế thành phố Tam Kỳ có tốc độ tăng trưởng khá
cao, chuyển dịch cơ cấu theo đúng định hướng, hoạt động xúc tiến đầu tư có nhiều
chuyển biến tích cực. Năm 2015, tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ Tam Kỳ đạt
72,8%, công nghiệp xây dựng chiếm 24,5%, nông nghiệp là 2,7%.
Tổng giá trị thương mại, dịch vụ giai đoạn 2010-2015 đạt trên 43.794 tỷ
đồng.Tổng giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng giai đoạn 2010-2015 đạt trên


15 nghìn tỷ đồng.Ngành du lịch của thành phố đã chuyển biến tích cực, công tác

quy hoạch phát triển hạ tầng du lịch được quan tâm.
Tổng thu ngân sách nhà nước 5 năm qua đạt 3.728 tỷ đồng, tăng bình quân
hàng năm là 8,84%, trong đó thu phát sinh kinh tế tăng 9,7%. Tổng chi ngân sách 5
năm qua đạt 2.947 tỷ đồng, tăng bình quân 9,98%/năm. Thu nhập bình quân đầu
người năm 2014 đạt khoảng 45,7 triệu đồng/năm.(theo Ngọc Hà báo Xây Dựng
18:00 | 20/01/2016 )
Qua số liệu trên cho thấy tình hình kinh tế tại địa bàn thành phố Tam Kỳ
đang tăng dần. Điều này tạo ra nhiều cơ hội trong việc kinh doanh của bât cứ
doanh nghiệp lớn hay nhỏ. Và nhất định sẽ là một triển vọng cho việc mở cửa hàng
SPICY BREAD nhanh chóng được hoàn thiện và đạt hiệu quả cao nhất.
b.

Về chính trị , pháp luật

Vấn đề buôn bán vỉa hè, lấn chiếm lề đường đang là vấn đề đang được nhà
nước quan tâm, đội quy tắc đô thị theo quy định của pháp luật sẽ đi giám sát, đảm
bảo trật tự, cấm buôn bán vỉa hè. Điều này bất lợi rất lớn cho việc triển khai dự án
của cửa hàng chúng tôi. Cửa hàng luôn cử ra một nhân viên để trông coi quy tắc đô
thị,làm tâm trí nhân viên luôn nươm nướp lo sợ ảnh hưởng rất xấu tới việc kinh
doanh, khiến cho điều kiện kinh doanh của cửa hàng không diễn ra suôn sẻ.
Trong thời gian tới nhóm sẻ cố gắng để có thể tìm nhà đầu tư để có thêm
kinh phí thuể một mặt bằng ổn định để việc buôn bán thuận lợi hơn.
c.

Về điều kiện môi trường tự nhiên

Từ xưa đến nay, các yếu tố thuộc về tự nhiên có tác động không nhỏ đến tổ
chức, bao gồm các yếu tố sau: thủy văn, điều kiện thời tiết, địa hình, địa chất, tài
nguyên và ô nhiễm môi trường, ...Nó có thể tạo ra những thuận lợi hoặc cũng có
thể gây ra những hậu qủa khôn lường đối với một tổ chức.



Một cửa hàng vỉa hè chưa có vốn để đầu tư mái che, nên thời tiết thay đổi
đột ngột sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh của cửa hàng sẽ dẫn đến cửa
hàng sẽ phải nghỉ sớm hay nghỉ ngày hôm đó, từ đó sẽ mất đi một lượng khách
hàng tiềm năng, đây là việc khiến dự án kinh doanh của nhóm chưa đạt hiệu quả
cao.
Đây được xem là một yếu tố vĩ mô ảnh hưởng hiều nhất đến hoạt động kinh
doanh của nhóm.
d.

Về xã hội

Thành phố Tam Kỳ là thành phố tỉnh lỵ tỉnh Quảng Nam, là nơi tập trung
nền kinh tế , văn hóa, chính trị, khoa học - kỹ thuật của tỉnh Quảng Nam, với diện
tích tự nhiên 92 km2, dân số 130.000 bố trí tại 13 đơn vị xã, phường (9 phường và
4 xã). (19/04/2015 theoTamky.com)
Địa bàn này là một thị trường đầy tiềm năng, thích hợp cho việc triển khai
một dự ánkinh doanh. Nhóm chúng tôi mong muốn đây sẽ là một thị trường mà
chúng tôi phát triển cửa hàng, trở thành một cửa hàng bánh mỳ cay lớn nhất Tam
Kỳ.
Từ việc đánh giá môi trường bên ngoài nhóm đã rút ra được cơ hội và đe dọa
đối với dự án kinh doanh như sau :
Về cơ hội:



Nhu cầu của khách hàng ở Tam Kỳ cao
Vị trí của quán nằm ở đường Hùng Vương gần các trường học ,
trường đại học, các công ty vì thế tiềm năng khách hàng ở đây là rất





lớn
Tìm được nguồn cung cấp nguyên liệu rõ ràng
Thị trường tam kỳ là một thị trường đầy tiềm năng


Về đe dọa:


Đối thủ cạnh tranh có khả năng cung cấp nhiều sản phẩm để thu hút



hơn so với cửa hàng chúng tôi
Sản phẩm thay thế quá nhiều ảnh hưởng đến việc kinh doanh một sản



phẩm như cửa hàng chúng tôi
Mặt bằng không ổn định dẫn đến đội quy tắc đô thi luôn là một đe dọa



hết sức lớn đối với cửa hàng
Môi trường tự nhiên, thời tiết thay đổi thất thường

Ma trận SWOT

Điểm mạnh
-

Nhân viên tận tình chu đáo
Giá hợp lý
Tạo sự uy tín với khách hàng

Điểm yếu
-

Quán mới mở nên chưa có nhiều kinh

-

nghiệm trong việc bán hàng
Quán chỉ chú trọng vào đối tượng
khách hàng là học sinh , sinh viên tuổi
từ 12- 24, nên chưa đáp ứng được nhu

cầu của mọi khách hàng
- Vì mới mở nên , mối quan hệ
- với khách hàng không nhiều
Đe dọa

Cơ hội
-

Nhu cầu của khách hàng ở Tam Kỳ cao
Vị trí của quán nằm ở đường Hùng
Vương gần các trường học , trường

đại học, các công ty vì thế tiềm năng

-

khách hàng ở đây là rất lớn
Đội ngũ nhân viên am hiểu tâm lí
khách hàng, nhiệt tình , niềm nở trung
thực

1.4. Sự cần thiết của dự án

Vị trí quán gần nhiều quán café , nhiều quán ăn
vặt nhỏ lẻ. Hiện tại , tại khu vực gần cửa hàng
có hai quán đang canh tranh trực tiếp là Happy,
Moon.


Dự án này thực sự mang lại lợi ích về mặt kinh tế trước hết là cho nhóm. Vì
mục tiêu cuối cùng của bất kì dự án kinh doanh nàocũng chính là mục tiêu lợi
nhuận. Với việc kinh doanh thành công, dự án có thể mang lại lợi nhuận cho nhóm
từ đồng vốn bỏ ra đầu tư.
Đây là một dự án kinh doanh đầu tiên của cả nhóm mặc dù quy mô của dự
án không lớn nhưng có thể mang lại sự trải nghiệm thực tế để kiểm nghiệm những
lý thuyết được đào tạo tại trường và các kinh nghiệm đã được tích lũy từ trước.
Đây cũng là cơ hội tích lũy kinh nghiệm để có thể phục vụ cho hoạt động kinh
doanh sau này của mỗi thành viên trong nhóm.
2.

Phân tích thị trường của dự án ( phân tích mô tả SPSS )
Để có thể lựa chọn được thị trường mục tiêu cũng lựa chọn đối tượng khách


hàng và nhu cầu khách hàng nhóm đã tiến hành điều tra ngẫu nhiên 100 đối tượng
qua hình thức phát phiếu câu hỏi khảo sát.
Kết quả thu được :
Bạn có thích ăn vặt không?

Valid

Frequency

Percent

Valid Percent

Cumulative Percent

Co

84

84,0

84,0

84,0

Khong

16


16,0

16,0

100,0

Total

100

100,0

100,0


Tại địa bàn Tam Kỳ hầu hết các đối tượng khách hàng được khảo sát có đến
84% thích ăn vặt. Điều này cho thấy nhu cầu ăn vặt tại đây là rất lớn và có thể nói
đây là thị trường tiềm năng có thể khai thác được.
Vì vậy việc đầu tư cửa hàng tại đây là một quyết định khả thi.

Bạn đã từng nghe đến món bánh mì cay?

Valid

Missing
Total

Frequency

Percent


Valid Percent

Cumulative Percent

Datungnghe

71

71,0

84,5

84,5

Chuatungnghe

13

13,0

15,5

100,0

Total

84

84,0


100,0

System

16

16,0

100

100,0


Trong số 84 người thích ăn vặt thì có đến 71% đã biết đến món bánh mỳ
cay. Điều này cho thấy món bánh mỳ cay đã có một chổ đứng trên thị trường Tam
Kỳ và đã được nhiều người biết đến và đây được xem là một thuận lợi khi nhóm
thâm nhập vào thị trường này.
Bạn đã từng thưởng thức món bánh mì cay chưa?

Valid

Missing
Total

Frequency

Percent

Valid Percent


Cumulative Percent

datungthuongthuc

59

59,0

83,1

83,1

Chuabaogio

12

12,0

16,9

100,0

Total

71

71,0

100,0


System

29

29,0

100

100,0


Trong 100 người được khảo sát thì có đến 71 người đã từng nghe đến món
bánh mỳ cay và trong đó có 59 người đã từng sử dụng sản phẩm này. Điều này cho
thấy sản phẩm này đã có một chổ đứng nhất định tại đây.
 Biểu đồ : Mức độ quan trọng của các tiêu chí sau khi bạn lựa chọn món bánh

mì cay:

Qua biểu đồ ta thấy mức độ khách hàng quan tâm đến vệ sinh là rất cao, điều
này là một thách thức lớn đối với những quán vỉa hè như Spicy Bread. Tuy nhiên
bên cạnh vệ sinh thì còn có mức giá và phong cách phục vụ khách hàng. ở điểm
này thì nhóm có điểm mạnh với đội ngủ nhân viên nhiệt tình, vui vẻ và mức giá
chấp nhận được với chất lượng sản phẩm vượt rội hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Anh/chị vui lòng cho biết độ tuổi?
Frequency

Percent

Valid Percent


Cumulative
Percent

duoi12tuoi

Valid

9

10,7

10,7

10,7

tu12den18tuoi

16

19,0

19,0

29,8

tu18den24tuoi

51


60,7

60,7

90,5

8

9,5

9,5

100,0

84

100,0

100,0

tren24tuoi
Total

Anh/chị vui lòng cho biết nghề nghiệp hiện tại?
Frequency

Percent

Valid Percent


Cumulative
Percent


Valid

hocsinhsinhvien

53

63,1

63,1

63,1

congnhanvien

20

23,8

23,8

86,9

4

11


13,1

13,1

100,0

Total

84

100,0

100,0

Theo kết quả biểu đồ cho thấy khách hàng sử dụng sản phẩm bánh mỳ cay là
từ 12 đến 24 tuổi và nghề nghiệp chủ yếu là học sinh sinh viên. Đây là một thông
tin khá quan trong cho việc lựa chọn khách hàng mục tiêu và địa điểm kinh doanh
của nhóm.
2.1. Phân đoạn thị trường
2.1. Nghiên cứu phân tích thị trường của dự án
2.1.1. Thị trường tổng thể của dự án
2.1.2. Phân khúc thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu
a.
b.

Phân khúc thị trường
Lựa chọn thị trường mục tiêu
Có nhiều cách phân khúc thị trường, tuy nhiên không phải tất cả các cách

phân khúc điều hiệu quả, khúc thị trường có hiệu quả là nhóm khách hàng

mà doanh nghiệp có khả năng đáp ứng nhu cầu và ước muốn của khách hàng
đồng thời có quy mô và khả thi...


Do đó dựa trên đặc thù về khả năng tiêu thụ đối với sản phẩm cửa hàng
chúng tôi đánh giá và lựa chọn thị trường mục tiêu sau:
2.2. Xây dưng phương án sản phẩm và dịch vụ của dự án
2.2.1. Đặc điểm, tính năng của sản phẩm
a.

Đặc điểm của sản phẩm

Sản phẩm bánh mì mà chúng tôi cung cấp làloại bánh mì nóng giòn được
sản xuất và kinh doanh tại chỗ. Nguyên liệu để làm bánh mìnướng gồm có: bánh
mì, sốt tương ớt, bơ, hành, dăm bông, chả, xúc xích….
Một chiếc bánh mì bình thường tưởng chừng chỉ có tác dụng để no bụng và
ngon miệng nhưng thực tế bánh mì caycòn nhiều tác dụng hơn thế có thể kể đến
như là:
Mang lại sự cân bằng: Bánh mì mang lại lượng lớn chất gluxit hữu cơ,
chấtprotein và chất xơ. Nó cũng chứa một hàm lượng ít chất lipit và gluxit vô cơ,
điều đó chứng tỏ bánh mì đáp ứng được đầy đủ các chất dinh dưỡng thực phẩm.
Cung câp năng lượng tốt nhất: Chất gluxit mang lại năng lượng cần thiết
cho hoạt động của hệ cơ và hệ thần kinh,đơn giản là cơ thể chúng ta tiêu hao rất
nhanh.Chất gluxit mang lại cho chúng ta nguồn năng lượng cần thiết cho một ngày
làm việc. Vì thế Bánh mì quả đúng là một nguồn dữ trữ năng lượng, cực kì tốt cho
khởi đầu ngày mới hoặc chuẩn bị cho một hoạt động thể lực.
Tăng sức hấp thụ: Hầu hết bánh mì đều có nguồn gốc từ chất xơ. Chính các
chất này gây tác động lên chức năng của ruột và sự điều tiết của gluxit, tạo tác
dụng trong việc phòng ngừa một số bệnh lý. Bánh mì chứa đồng thời các chất xơ
tan chất xơ không tan tạo điều kiện dễ dàng trong sự hấp thụ của ruột.



×