Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Hình thức của giao dịch ủy quyền theo quy định của pháp luật hiện hành và giá trị sử dụng trong hoạt động công chứng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.76 KB, 17 trang )

HÌNH THỨC CỦA GIAO DỊCH ỦY QUYỀN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
HIỆN HÀNH VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước đã đề ra, Quốc hội đã ban hành
Luật Công chứng với chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng, tạo điều kiện
cho việc phát triển công chứng theo hướng chuyên nghiệp hóa, phù hợp với chuẩn
mực và thông lệ quốc tế. Trong thời gian qua, hoạt động công chứng ở nước ta đã có
những bước phát triển, đóng góp tích cực cho sự phát triển Kinh tế - Xã hội của Đất
nước, khẳng định ngày càng rõ hơn vị trí, vai trò quan trọng của công chứng trong
đời sống xã hội, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về công chứng của nhân dân trong
nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa, đồng thời là công cụ đắc lực
phục vụ quản lý nhà nước có hiệu quả, bảo đảm an toàn pháp lý cho các giao dịch,
góp phần tích cực vào việc phòng ngừa tranh chấp, vi phạm pháp luật, tăng cường
Pháp chế Xã hội Chủ nghĩa.
Chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng đã được Xã hội đón nhận với
nhiều dấu hiệu tích cực. Các tổ chức hành nghề công chứng có điều kiện phát triển,
đã giảm áp lực lên bộ máy nhà nước. Hoạt động công chứng đã trở nên thuận tiện và
chuyên nghiệp hơn. Thực tế hoạt động công chứng thời gian qua đã chứng minh,
chủ trương xã hội hóa công chứng là hết sức đúng đắn, tạo điều kiện cho việc phát
triển mạnh loại hình dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp này.
Trong hoạt động công chứng, giao dịch ủy quyền là một chế định “rất mở và
thoáng” được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2005. Bất cứ người dân nào cũng
có quyền tham gia giao dịch này khi thỏa mãn các điều kiện về năng lực hành vi dân
sự, nội dung và mục đích của hợp đồng ủy quyền không vi phạm pháp luật, không
trái đạo đức xã hội, đối tượng giao dịch ủy quyền phải có thật...Tuy nhiên trong thực
tiễn, không phải lúc nào các điều kiện của giao dịch đó cũng dễ dàng được xác định
nên đòi hỏi mỗi công chứng viên phải trang bị cho mình một kiến thức pháp luật
vững vàng để hoàn toàn tự tin trước mỗi yêu cầu công chứng về giao dịch ủy quyền.



HÌNH THỨC CỦA GIAO DỊCH ỦY QUYỀN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
HIỆN HÀNH VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG

Để hiểu rõ hơn về giao dịch ủy quyền, em lựa chọn đề tài Hình thức của giao
dịch ủy quyền theo quy định của pháp luật hiện hành và giá trị sử dụng trong hoạt
động công chứng để viết tiểu luận. Trong tiểu luận của mình, em cố gắng tìm hiểu
và trình bày một cách có hệ thống các quy định pháp luật dân sự về giao dịch ủy
quyền, đặc biệt là hình thức ủy quyền bằng văn bản liên quan đến hoạt động công
chứng qua đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với bản thân mình.
Mặc dù đã dành nhiều thời gian, công sức để thực hiện đề tài, nhưng với vốn
hiểu biết và nhận thức có hạn, kinh nghiệm thực tế không nhiều. Đề tài của em
không khỏi có nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các
Thầy, Cô.

GIAO DỊCH ỦY QUYỀN THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
1. Khái niệm về giao dịch ủy quyền.
Bộ luật dân sự năm 2005 quy định Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi
pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Quy định này cho thấy giao dịch dân sự là quy đinh về một phạm vi rất rộng lớn
điều chỉnh rất nhiều hành vi trong đời sống xã hội trong đó có Giao dịch dân sự ủy
quyền. Căn cứ vào các quy định về giao dân sự, ta có thể định nghĩa một cách chung
nhất về giao dịch ủy quyền như sau:
Giao dịch ủy quyền là giao dịch dân sự thể hiện bằng hợp đồng hoặc hành vi
pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Một giao dịch ủy quyền có hiệu lực phải thỏa mãn các điều kiện khi người
tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; Mục đích và nội dung của giao dịch
không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; người tham gia
2



HÌNH THỨC CỦA GIAO DỊCH ỦY QUYỀN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
HIỆN HÀNH VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG

giao dịch hoàn toàn tự nguyện; Hình thức giao dịch dân sự ủy quyền phải phù hợp
với quy định của pháp luật; Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích hợp pháp mà
các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó.
Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ
giao dịch ủy quyền thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch ủy quyền phát sinh hoặc
hủy bỏ. Trong trường hợp điều kiện làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch ủy quyền
không thể xảy ra được do hành vi cố ý cản trở của một bên hoặc của người thứ ba thì
coi như điều kiện đó đã xảy ra; nếu có sự tác động của một bên hoặc của người thứ
ba cố ý thúc đẩy cho điều kiện để làm phát sinh hoặc huỷ bỏ giao dịch ủy quyền xảy
ra thì coi như điều kiện đó không xảy ra.
2. Đại diện trong giao dịch ủy quyền.
Đại diện trong giao dịch dân sự (Điều 139)
1. Đại diện là việc một người (gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của
người khác (gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong
phạm vi đại diện.
2. Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông
qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp
luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó.
3. Quan hệ đại diện được xác lập theo pháp luật hoặc theo uỷ quyền.
4. Người được đại diện có quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự do người
đại diện xác lập.
5. Người đại diện phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định
tại khoản 2 Điều 143 của Bộ luật này.
Phạm vi đại diện (Điều 144)
1. Người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì
lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Phạm vi đại diện theo uỷ quyền được xác lập theo sự uỷ quyền.

3. Người đại diện chỉ được thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện.
3


HÌNH THỨC CỦA GIAO DỊCH ỦY QUYỀN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
HIỆN HÀNH VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG

4. Người đại diện phải thông báo cho người thứ ba trong giao dịch dân sự biết về
phạm vi đại diện của mình.
5. Người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính
mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác.
Đại diện theo uỷ quyền (Điều 142)
1. Đại diện theo uỷ quyền là đại diện được xác lập theo sự uỷ quyền giữa người đại
diện và người được đại diện.
2. Hình thức uỷ quyền do các bên thoả thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc
uỷ quyền phải được lập thành văn bản.
Người đại diện theo uỷ quyền (Điều 143)
1. Cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể uỷ quyền cho người
khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện
theo uỷ quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ
đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.
Điều 146. Hậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt
quá phạm vi đại diện
1. Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện
không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch
được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp người được đại diện đồng
ý hoặc biết mà không phản đối; nếu không được sự đồng ý thì người đại diện phải
thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch vượt quá

phạm vi đại diện.
2. Người đã giao dịch với người đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện
hoặc huỷ bỏ giao dịch dân sự đối với phần vượt quá phạm vi đại diện hoặc toàn bộ
giao dịch dân sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc
phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch.
4


HÌNH THỨC CỦA GIAO DỊCH ỦY QUYỀN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
HIỆN HÀNH VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG

3. Trong trường hợp người đại diện và người giao dịch với người đại diện cố ý xác
lập, thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại cho người
được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.
Chấm dứt đại diện của cá nhân (Điều 147)
1. Đại diện theo pháp luật của cá nhân chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
a) Người được đại diện đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi
phục;
b) Người được đại diện chết;
c) Các trường hợp khác do pháp luật quy định.
2. Đại diện theo uỷ quyền của cá nhân chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
a) Thời hạn uỷ quyền đã hết hoặc công việc được uỷ quyền đã hoàn thành;
b) Người uỷ quyền huỷ bỏ việc uỷ quyền hoặc người được uỷ quyền từ chối việc uỷ
quyền;
c) Người uỷ quyền hoặc người được uỷ quyền chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực
hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
Khi chấm dứt đại diện theo uỷ quyền, người đại diện phải thanh toán xong các nghĩa
vụ tài sản với người được đại diện hoặc với người thừa kế của người được đại diện.
Chấm dứt đại diện của pháp nhân (Điều 148)
1. Đại diện theo pháp luật của pháp nhân chấm dứt khi pháp nhân chấm dứt.

2. Đại diện theo uỷ quyền của pháp nhân chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
a) Thời hạn uỷ quyền đã hết hoặc công việc được uỷ quyền đã hoàn thành;
b) Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân huỷ bỏ việc uỷ quyền hoặc người
được uỷ quyền từ chối việc uỷ quyền;
c) Pháp nhân chấm dứt hoặc người được uỷ quyền chết, bị Toà án tuyên bố mất
năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã
chết.
Khi chấm dứt đại diện theo uỷ quyền, người đại diện phải thanh toán xong các nghĩa
vụ tài sản với pháp nhân uỷ quyền hoặc pháp nhân kế thừa.
5


HÌNH THỨC CỦA GIAO DỊCH ỦY QUYỀN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
HIỆN HÀNH VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG

3. Hình thức của giao dịch ủy quyền.
Hình thức của một giao dịch dân sự nói chung được quy định phạm vi khá
rộng trong bộ luật dân sự năm 2005 như bằng lời nói, bằng văn bản, thông qua
phương tiện điện tử hay bằng hành vi cụ thể (điều 124). Đối với hình thức của ủy
quyền, theo khoản 2, Điều 142 BLDS thì Hình thức ủy quyền do các bên thỏa thuận,
trừ trường hợp pháp luật quy định việc ủy quyền phải được lập thành văn bản. Trong
đời sống xã hội những giao dịch ủy quyền dưới hình thức bằng lời nói, hành vi cụ
thể hay thông qua phương tiện điện tử chỉ là những giao dịch nhỏ mang tính thông lệ
phục vụ các nhu cầu thông thường trong đời sống thường ngày của con người. Đối
với các giao dịch ủy quyền mà đối tượng của giao dịch có giá trị lớn, liên quan đến
đất đai, nhà ở, chứng khoán, phương tiện vận tải... thì pháp luật quy định giao dịch
ủy quyền đó phải được lập thành văn bản có công chứng.
Dưới đây, em xin phân tích đặc điểm hai hình thức cơ bản của giao dịch ủy
quyền bằng văn bản trong hoạt động công chứng hiện nay là Hợp đồng ủy quyền và
Giấy ủy quyền.

4. Đặc điểm của giao dịch ủy quyền bằng văn bản.
a. Hợp đồng ủy quyền.
Hợp đồng ủy quyền là giao dịch dân sự được quy định khá rõ tại các điều từ
581 đến 589 bộ luật dân sự năm 2005 như sau:
Hợp đồng uỷ quyền (Điều 581)
Hợp đồng uỷ quyền là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền
có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, còn bên uỷ quyền chỉ phải
trả thù lao, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Thời hạn uỷ quyền (Điều 582)
Thời hạn uỷ quyền do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu
không có thoả thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng uỷ quyền có hiệu
lực một năm, kể từ ngày xác lập việc uỷ quyền.
Uỷ quyền lại (Điều 583)
6


HÌNH THỨC CỦA GIAO DỊCH ỦY QUYỀN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
HIỆN HÀNH VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG

Bên được uỷ quyền chỉ được uỷ quyền lại cho người thứ ba, nếu được bên uỷ
quyền đồng ý hoặc pháp luật có quy định.
Hình thức hợp đồng uỷ quyền lại cũng phải phù hợp với hình thức hợp đồng uỷ
quyền ban đầu.
Việc uỷ quyền lại không được vượt quá phạm vi uỷ quyền ban đầu.
Nghĩa vụ của bên được uỷ quyền (Điều 584)
Bên được uỷ quyền có các nghĩa vụ sau đây:
1. Thực hiện công việc theo uỷ quyền và báo cho bên uỷ quyền về việc thực hiện
công việc đó;
2. Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện uỷ quyền về thời hạn, phạm vi uỷ
quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi uỷ quyền;

3. Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc uỷ quyền;
4. Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc uỷ quyền;
5. Giao lại cho bên uỷ quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi
thực hiện việc uỷ quyền theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật;
6. Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5
Điều này.
Quyền của bên được uỷ quyền (Điều 585)
Bên được uỷ quyền có các quyền sau đây:
1. Yêu cầu bên uỷ quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực
hiện công việc uỷ quyền;
2. Hưởng thù lao, được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện
công việc uỷ quyền.
Nghĩa vụ của bên uỷ quyền (Điều 586)
Bên uỷ quyền có các nghĩa vụ sau đây:
1. Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được uỷ quyền thực
hiện công việc;
2. Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được uỷ quyền thực hiện trong phạm vi uỷ
quyền;
7


HÌNH THỨC CỦA GIAO DỊCH ỦY QUYỀN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
HIỆN HÀNH VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG

3. Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được uỷ quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc
được uỷ quyền và trả thù lao cho bên được uỷ quyền, nếu có thoả thuận về việc trả
thù lao.
Quyền của bên uỷ quyền (Điều 587)
Bên uỷ quyền có các quyền sau đây:
1. Yêu cầu bên được uỷ quyền thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc uỷ

quyền;
2. Yêu cầu bên được uỷ quyền giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện
công việc uỷ quyền, nếu không có thoả thuận khác;
3. Được bồi thường thiệt hại, nếu bên được uỷ quyền vi phạm nghĩa vụ quy định tại
Điều 584 của Bộ luật này.
Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng uỷ quyền (Điều 588)
1. Trong trường hợp uỷ quyền có thù lao, bên uỷ quyền có quyền đơn phương chấm
dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được uỷ
quyền tương ứng với công việc mà bên được uỷ quyền đã thực hiện và bồi thường
thiệt hại; nếu uỷ quyền không có thù lao thì bên uỷ quyền có thể chấm dứt thực hiện
hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được uỷ quyền một thời gian
hợp lý.
Bên uỷ quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên uỷ quyền
chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có
hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng uỷ quyền
đã bị chấm dứt.
2. Trong trường hợp uỷ quyền không có thù lao, bên được uỷ quyền có quyền đơn
phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên
uỷ quyền biết một thời gian hợp lý; nếu uỷ quyền có thù lao thì bên được uỷ quyền
có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi
thường thiệt hại cho bên uỷ quyền.
Chấm dứt hợp đồng uỷ quyền (Điều 589)
Hợp đồng uỷ quyền chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
8


HÌNH THỨC CỦA GIAO DỊCH ỦY QUYỀN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
HIỆN HÀNH VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG

1. Hợp đồng uỷ quyền hết hạn;

2. Công việc được uỷ quyền đã hoàn thành;
3. Bên uỷ quyền, bên được uỷ quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo
quy định tại Điều 588 của Bộ luật này;
4. Bên uỷ quyền hoặc bên được uỷ quyền chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực
hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
b. Giấy ủy quyền.
Khác với Hợp đồng ủy quyền được quy định cụ thể và định nghĩa rõ ràng trong
chương 18 của bộ luật dân sự, Giấy ủy quyền lâu nay chỉ được thừa nhận mà chưa
có quy định cụ thể định nghĩa. Xét về hình thức nó là một loại giấy tờ, văn bản. Về
bản chất nó là một giao dich dân sự. Bởi vì, theo quy định tại Điều 121, BLDS thì
Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay
đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Việc lập Giấy ủy quyền thể hiện đầy đủ
đặc tính của giao dịch dân sự được định nghĩa ở trên.
Trước đây, khi luật công chứng và nghị định 79/2007/ND-CP chưa ra đời, tại
khoản 2 điều 48 Nghị định số 75/2000/NĐ-CP về công chứng, chứng thực có quy
định về việc công chứng hợp đồng ủy và quyền giấy ủy quyền và như sau:
1. Việc ủy quyền có thù lao, có nghĩa vụ bồi thường của bên được uỷ quyền hoặc để
chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản phải được lập thành hợp đồng.
Trong trường hợp bên uỷ quyền và bên được uỷ quyền không thể cùng đến một cơ
quan nhà nước có thẩm quyền công chứng, chứng thực, thì bên ủy quyền yêu cầu cơ
quan nhà nước có thẩm quyền công chứng, chứng thực nơi thường trú hoặc tạm trú
có thời hạn của họ công chứng, chứng thực hợp đồng ủy quyền; bên được uỷ quyền
yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công chứng, chứng thực nơi họ thường trú
hoặc tạm trú có thời hạn công chứng, chứng thực tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy
quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng, chứng thực hợp đồng uỷ quyền.

9


HÌNH THỨC CỦA GIAO DỊCH ỦY QUYỀN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

HIỆN HÀNH VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG

2. Việc ủy quyền không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì không
phải lập thành hợp đồng ủy quyền mà có thể được lập thành giấy ủy quyền và chỉ
cần người ủy quyền ký vào giấy ủy quyền.
Mặc dù nghị định không đưa ra bất cứ một khái niệm nào để phân biệt đâu là
giấy ủy quyền đâu là hợp đồng ủy quyền nhưng căn cứ vào trình tự và thủ tục công
chứng hai loại văn bản này chúng ta dễ dàng nhận biết khi yêu cầu công chứng hợp
đồng ủy quyền thì các bên tham gia giao kết phải trực tiếp có mặt tại cơ quan công
chứng, các bên phải ký hoặc điểm chỉ vào hợp đồng ủy quyền. Đối với Giấy ủy
quyền, trình tự thủ tục công chứng đơn giản hơn nhiều như việc pháp luật chỉ yêu
cầu bên ủy quyền phải trực tiếp đến cơ quan công chứng mà thôi.
Về mặt nguyên tắc, ngoài các trường hợp ủy quyền như: Ủy quyền có thù lao;
Ủy quyền có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại của bên được ủy quyền; Ủy quyền để
chuyển quyền sở hữu quyền sử dụng bất động sản bắt buộc phải lập thành hợp đồng
ủy quyền thì các giao dịch ủy quyền khác các bên có thể chủ động lựa chọn hình
thức giấy ủy quyền.
Như vậy, Giấy ủy quyền là một hình thức đại diện ủy quyền do chủ thể bằng
hành vi pháp lý đơn phương thực hiện, trong đó ghi nhận việc người ủy quyền chỉ
định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong
phạm vi quy định tại Giấy ủy quyền.
5. Giá trị sử dụng trong hoạt động công chứng.
Ủy quyền là quan hệ phát sinh thường xuyên trong đời sống xã hội. Hiện nay,
quan hệ này được điều chỉnh bởi các quy định trong Bộ luật dân sự 2005. Kinh tế xã
hội ngày càng phát triển do đó nhu cầu công chứng các giao dịch ủy quyền tại các tổ
chức hành nghề công chứng ngày càng nhiều. Đây là một hoạt động quan trọng, một
thể chế không thể thiếu được của Nhà nước pháp quyền. Thông qua hoạt động công
chứng, các quy định, hướng dẫn, điều chỉnh pháp luật trở thành hiện thực sinh động
của đời sống xã hội, thành hành vi xử sự theo đúng pháp luật. Do đó, xét trên bình
diện công dân thì công chứng là một công cụ hữu hiệu bảo vệ quyền, lợi ích hợp

10


HÌNH THỨC CỦA GIAO DỊCH ỦY QUYỀN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
HIỆN HÀNH VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG

pháp, phòng ngừa tranh chấp và vi phạm pháp luật, tạo ra sự ổn định của quan hệ
giao dịch dân sự, đảm bảo trật tự, kỷ cương. Mặt khác về phương diện Nhà nước thì
công chứng tạo ra một chứng cứ xác thực, kịp thời không ai có thể phản bác, chối
cãi, trừ trường hợp có ý kiến của người thứ ba và được quá trình tố tụng cho là
không đúng, bởi vậy văn bản công chứng không chỉ là công cụ pháp lý quan trọng
của Nhà nước pháp quyền mà còn là công cụ pháp lý quan trọng của thế kỷ XXI
Đối với một giao dịch ủy quyền được công chứng thì ngoài việc tuân thủ quy
định bắt buộc phải công chứng (nếu có), thì đối với các các giao dịch ủy quyền các
bên tự nguyện yêu cầu công chứng cũng mang lại giá trị an toàn pháp lý rất cao.Văn
bản công chứng giao dịch ủy quyền có các đặc điểm:
a. Về hình thức.
- Sự chính xác về ngày tháng năm công chứng, chủ thể, địa điểm;
- Chính thức hoá các sự kiện pháp lý;
- Sự phù hợp của nội dung trong văn bản công chứng với pháp luật, đạo đức xã hội;
- Sự tuân thủ về mặt hình thức của văn bản công chứng;
- Sự tuân thủ các nguyên tắc và thủ tục, trình tự công chứng.
b. Về giá trị sử dụng.
Văn bản công chứng có hai giá trị cụ thể là giá trị chứng cứ và giá trị thi hành
- Chứng cứ được phân thành hai loại: chứng cứ vật chất (văn bản, vật chứng) và
chứng cứ miệng (lời nói). Điều 6 Luật Công chứng có ghi: Văn bản công chứng có
giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong văn bản công chứng không phải
chứng minh, trừ trường hợp bị Toà án tuyên bố là vô hiệu.
Cần có sự phân biệt giá trị chứng cứ và giá trị chứng minh. Thông thường các văn
bản tư có giá trị chứng minh, còn văn bản công chứng có giá trị chứng cứ. Giá trị

chứng cứ có độ tin cậy cao, cho nên không thể tuỳ tiện huỷ bỏ một văn bản có giá trị
chứng cứ mà việc đó chỉ có thể thực hiện trong trường hợp có căn cứ rõ ràng và phải
11


HÌNH THỨC CỦA GIAO DỊCH ỦY QUYỀN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
HIỆN HÀNH VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG

do Toà án tuyên bằng một vản án có hiệu lực pháp luật. Việc huỷ văn bản được quy
định trong luật tố tụng
- Hợp đồng đã được công chứng có giá trị thi hành đối với các bên giao kết; trong
trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình, thì bên kia có
quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp
luật.
6. Những vấn đề cần lưu ý khi công chứng giao dịch ủy quyền.
Qua quá tình đi thực tập tại các tổ chức hành nghề công chứng, em rút ra được
một số kinh nghiệm thức tế như sau:
* Đối với giao dịch ủy quyền lại:
Theo quy định tại 583 của Bộ Luật dân sự năm 2005 quy định về uỷ quyền
lại như sau:
- Bên được uỷ quyền chỉ được uỷ quyền lại cho người thứ ba, nếu được bên uỷ
quyền đồng ý hoặc pháp luật có quy định.
- Hình thức hợp đồng uỷ quyền lại cũng phải phù hợp với hình thức hợp đồng uỷ
quyền ban đầu.
- Việc uỷ quyền lại không được vượt quá phạm vi uỷ quyền ban đầu.”
Như vậy, nếu trong hợp đồng uỷ quyền lần đầu không quy định “người nhận
uỷ quyền được uỷ quyền lại cho bên thứ ba” thì người được ủy quyền không được
ủy quyền lại cho bên thứ ba. Nếu người được ủy quyền muốn ủy quyền lại cho
người thứ ba thì phải thỏa mãn 1 trong 2 điều kiện sau:
- Ký hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng ủy quyền lần đầu để bổ sung thêm nội

dung “người nhận uỷ quyền được uỷ quyền lại cho bên thứ ba” vào Hợp đồng ủy
quyền.
- Nội dung ủy quyền có quy định của pháp luật là được ủy quyền lại cho người thứ
ba.
* Trong thực tế, người dân cần tiền, đi vay nóng một số cá nhân nhưng thực chất là
“tín dụng đen” nên bị người cho vay ra điều kiện bên vay tiền phải ký hợp đồng ủy
12


HÌNH THỨC CỦA GIAO DỊCH ỦY QUYỀN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
HIỆN HÀNH VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG

quyền cho bên cho vay có quyền sử dụng, chiếm hữu, định đoạt đối với nhà, đất của
bên vay khi bên vay tiền không trả nợ theo hợp đồng. Trong trường hợp này, công
chứng viên không có quyền từ chối vì người có tài sản có toàn quyền yêu cầu ký loại
hợp đồng ủy quyền này. Nếu công chứng viên từ chối sẽ bị người yêu cầu công
chứng khiếu nại theo Điều 63 của Luật Công chứng. Nhưng trong thực tế, khi xảy ra
tranh chấp (bên được ủy quyền đã bán mất tài sản được ủy quyền…) thì bên ủy
quyền thường khai báo với cơ quan có thẩm quyền là không biết nội dung và hậu
quả pháp lý của việc ủy quyền, không được công chứng viên giải thích. Do đó cần
có giải pháp như sau:
- Trong phần lời chứng, công chứng viên ghi bổ sung vào: “Công chứng viên đã giải
thích rõ nội dung, hậu quả pháp lý của nội dung ủy quyền nêu trên, người ủy quyền
đã nghe và hiểu rõ, cam kết tự chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật khi xảy ra
tranh chấp và hoàn toàn tự nguyện ký vào Hợp đồng này”.
- Trên phần chữ ký của người ủy quyền phải để người ủy quyền tự viết vào (nếu
không biết chữ thì công chứng viên phải cho đánh máy sẵn và đọc cho người ủy
quyền nghe trước khi ký). Nội dung người ủy quyền viết như sau: “Tôi đã nghe rõ
và hiểu rõ nội dung Công chứng viên giải thích về nội dung ủy quyền, hậu quả pháp
lý của việc ủy quyền nêu trên, tôi cam kết chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp

luật khi xảy ra tranh chấp và hoàn toàn tự nguyện ký vào Hợp đồng này”.
* Theo quy định tại Thông tư 74/2011/TT-BTC ngày 1/6/2011 của Bộ Tài chính về
hướng dẫn giao dịch chứng khoán có hiệu lực từ ngày 01/8/2011 là quy định việc ủy
quyền giao dịch chứng khoán giữa các nhà đầu tư với nhau phải bằng văn bản có
xác nhận việc ủy quyền của chính quyền địa phương hoặc công chứng theo quy
định. Đồng thời phải nêu rõ phạm vi ủy quyền. Thời gian qua, đã có xảy ra không ít
những vụ tranh cãi, kiện tụng giữa nhà đầu tư với môi giới Công ty chứng khoán về
các việc như mất chứng khoán, hao hụt tiền trong tài khoản của nhà đầu tư, vợ kiện
chồng lấy tiền của gia đình đi chơi chứng khoán và ngược lại chồng kiện vợ... Nay
có quy định này, những tranh cãi, kiện tụng sẽ không còn. Trong trường hợp có
tranh chấp về vấn đề này thì các bên đã có đủ cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp
13


HÌNH THỨC CỦA GIAO DỊCH ỦY QUYỀN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
HIỆN HÀNH VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG

theo quy định của pháp luật. Chính vì vậy, việc ủy quyền giao dịch, ngoài các giấy
tờ thông thường cần phải có thì các công chứng viên phải yêu cầu các bên cung cấp
giấy tờ liên quan đến tài khoản giao dịch chứng khoán, làm rõ tình trạng hôn nhân
và yêu cầu chứng minh tài sản chứng khoán là tài sản chung hay riêng theo luật hôn
nhân và gia đình (nếu có).
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Giao dịch ủy quyền là một loại giao dịch diễn ra rất nhiều trong đời sống xã
hội. Đối với hoạt động công chứng hiện nay, số lượng đầu việc về công chứng giao
dịch ủy quyền chiếm khá nhiều trong tổng số giao dịch dân sự yêu cầu công chứng.
Do đó em đã quyết định lựa chọn đề tài này để tìm hiểu sâu về các quy định pháp
luật về giao dịch ủy quyền, qua quá trình viết bài em đã rút ra được nhiều bài học
kinh nghiệm. Đặc biệt là hiện nay có rất nhiều những giao dịch mua bán bất động
sản, phương tiện vận tải... nhưng các bên đến yêu cầu công chứng hợp đồng ủy

quyền để che giấu giao dịch đó (công chứng viên không có căn cứ để từ chối). Các
giao dịch này sẽ đối mặt với các rủi do như sau:
Thứ nhất, dù rằng khi giao dịch “mua bán” đã hoàn tất (bên mua đã thanh
toán đầy đủ, nhận bất động sản cùng giấy tờ kèm theo, hợp đồng ủy quyền đã được
công chứng), nhưng vì lý do bất kỳ nào đó, ví dụ giá bất động sản lên cao hoặc
xuống thấp, một bên vẫn có thể yêu cầu tòa án tuyên vô hiệu hợp đồng ủy quyền
trên cơ sở hợp đồng này được xác lập nhằm che giấu giao dịch mua bán bất động
sản, vốn là giao dịch thuộc ý chí đích thực của các bên. Bằng việc cung cấp hợp
đồng mua bán hoặc chứng cứ khác chứng minh với tòa án rằng đã tồn tại một hợp
đồng mua bán đích thực nhưng được che giấu bởi hợp đồng ủy quyền thì, vì hợp
đồng mua bán vẫn được coi là chứng cứ theo pháp luật tố tụng Việt Nam, tòa án có
quyền xem xét và tuyên vô hiệu hợp đồng ủy quyền trên cơ sở hợp đồng vô hiệu do
giả tạo theo quy định tại điều 129 Bộ luật Dân sự 2005 (BLDS). Thực tế cũng cho
thấy tòa án đã tuyên vô hiệu hợp đồng ủy quyền trên cơ sở này. Hậu quả pháp lý cơ
14


HÌNH THỨC CỦA GIAO DỊCH ỦY QUYỀN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
HIỆN HÀNH VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG

bản của một hợp đồng vô hiệu là trước con mắt pháp luật hợp đồng chưa và sẽ
không được pháp luật thừa nhận sự tồn tại (dưới bất kỳ hình thức nào). Các bên sẽ
phải trở về vị trí trước khi giao kết hợp đồng, hoàn lại cho nhau những gì thuộc về
bên kia trước đây, sao cho các bên như chưa bao giờ gặp và giao dịch với nhau.
Thứ hai, hợp đồng ủy quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt bất động sản có
thể bị chấm dứt theo quy định của pháp luật. Theo điều 589 BLDS, hợp đồng ủy
quyền sẽ bị chấm dứt đương nhiên (dù các bên có thỏa thuận khác) trong trường hợp
“bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền chết, bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành
vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết”. Cụ thể là
nếu một bên, hoặc là bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền (bên bán và mua theo

thỏa thuận mua bán) chết thì hợp đồng ủy quyền sẽ đương nhiên chấm dứt. Bất động
sản sẽ trở lại thuộc quyền sở hữu của bên ủy quyền (trong trường hợp bên được ủy
quyền chết) hoặc được để thừa kế cho người thừa kế của bên ủy quyền (trong trường
hợp bên ủy quyền chết). Trong mọi trường hợp, người thừa kế của bên được ủy
quyền đều không được thừa kế quyền của người được ủy quyền trong hợp đồng ủy
quyền (quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt bất động sản). Ngoài ra, nếu tòa án
tuyên bên ủy quyền bị mất năng lực hành vi dân sự (bị tâm thần) hoặc bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự (nghiện ma túy) thì đương nhiên hợp đồng ủy quyền cũng bị
chấm dứt. Quyền định đoạt bất động sản sẽ được chuyển giao cho người đại diện
theo pháp luật của bên ủy quyền. Tương tự như vậy, hợp đồng ủy quyền cũng chấm
dứt, bất động sản được giao trả cho bên ủy quyền nếu tòa án tuyên bên được ủy
quyền bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Thứ ba, vì thực tế những hợp đồng ủy quyền loại này thường được lập dưới
dạng ủy quyền không có thù lao, căn cứ theo quy định của điều 588 BLDS, bên ủy
quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền bất kỳ lúc nào miễn là
báo trước cho bên được ủy quyền một thời hạn hợp lý. Vấn đề ở đây là việc xác định
thế nào là “thời hạn hợp lý” và trong thời hạn này thì bên được ủy quyền có quyền
tiếp tục thực hiện hợp đồng ủy quyền? Vấn đề này, hiện tại chưa có câu trả lời theo
pháp luật Việt Nam chung cho mọi loại hợp đồng ủy quyền chứ chưa nói riêng cho
15


HÌNH THỨC CỦA GIAO DỊCH ỦY QUYỀN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
HIỆN HÀNH VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG

hợp đồng ủy quyền loại này. Vào từng vụ việc cụ thể, với “niềm tin nội tâm” của
mình, mỗi thẩm phán sẽ có câu trả lời riêng cho hai câu hỏi trên. Mặc dù vậy, dường
như nếu kịch bản bên ủy quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng xảy ra, không có
cách nào khác, các bên lại phải nhờ đến tòa án phân xử và kết cục là tòa án lại tuyên
vô hiệu hợp đồng ủy quyền do giả tạo theo điều 129 BLDS. Ở đây có một điểm cần

nói thêm là rất nhiều công chứng viên đã có nhầm lẫn về trường hợp đơn phương
chấm dứt một hợp đồng ủy quyền đã được công chứng. Các công chứng viên này
viện dẫn điều 44 Luật Công chứng 2006 mà cho rằng việc đơn phương chấm dứt
hợp đồng ủy quyền phải được sự chấp thuận của bên kia (bên được ủy quyền) và
phải được công chứng. Tuy nhiên, nếu chúng ta xem lại thì thấy rằng khoản 1 điều
44 này chỉ quy định rằng: “Việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã
được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của
tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó và phải được công chứng”. Ở
đây các nhà làm luật, vì bất kỳ một lý do nào, cũng chỉ yêu cầu việc hủy bỏ hợp
đồng đã được công chứng phải được sự chấp thuận của bên kia và phải được công
chứng. Chúng ta cũng biết rõ rằng hai chế định “hủy bỏ hợp đồng” và “đơn phương
chấm dứt việc thực hiện hợp đồng” là hai chế định hoàn toàn khác nhau với hậu quả
khác nhau được quy định cơ bản tại điều 425 và 426 BLDS. Vì vậy, việc đơn
phương chấm dứt hợp đồng đã được công chứng không cần phải thỏa mãn điều kiện
về sự chấp thuận của các bên và công chứng lại.
Thứ tư, khi bên ủy quyền có nghĩa vụ với một bên thứ ba, ví dụ nợ đối tác, cơ
quan thuế hay ngân hàng thì theo quy định của Luật Tố tụng dân sự, quản lý thuế,
thi hành án... các chủ nợ này có quyền yêu cầu phong tỏa, kê biên và phát mãi các
tài sản của bên ủy quyền, bao gồm cả bất động sản đã “chuyển nhượng” theo hợp
đồng ủy quyền. Trừ khi đã được chuyển giao hợp lệ cho bên thứ ba, về mặt pháp lý
bất động sản vẫn thuộc quyền sở hữu của bên ủy quyền. Bên được ủy quyền về bản
chất chỉ là đại diện cho chủ sở hữu nên các chủ nợ vẫn có nguyên quyền yêu cầu kê
biên và/hoặc phát mãi bất động sản để thanh toán cho khoản nợ với mình.
16


HÌNH THỨC CỦA GIAO DỊCH ỦY QUYỀN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
HIỆN HÀNH VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG

Thứ năm, trên thực tế, khi có nhu cầu vay vốn, bên được ủy quyền mang bất

động sản thế chấp cho ngân hàng thì một số ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng nước
ngoài, từ chối việc nhận thế chấp vì các ngân hàng hiểu rõ bản chất và ngần ngại về
hệ lụy của giao dịch mua bán - ủy quyền này.
Ngoài ra, còn có một số trường hợp khác mà nếu bên bán (bên ủy quyền) hoặc
thậm chí bên mua (bên được ủy quyền) có ác ý thì các bên này vẫn có thể sử dụng
những kỹ thuật nhất định trong việc vận dụng hợp đồng và quy định của pháp luật
để tước đi một cách hợp pháp quyền lợi của bên kia.
Tìm hiểu các quy định pháp luật về các hình thức của giao dịch ủy quyền và
giá trị sử dụng trong hoạt động công chứng giúp em có thêm rất nhiều kiến thức
pháp luật bổ ích trong thời gian học tập và rèn luyện để trở thành một Công chứng
viên. Thông qua kiến thức có được, em cảm thấy mình tự tin hơn để vững bước trên
con đường lập nghiệp, vững tin để hoàn thành tốt nhiệm vụ của một Thẩm phán
phòng ngừa trong tương lai, tạo nên sự an toàn pháp lý cho các giao dịch và cho Xã
hội.
Em xin trân trọng cảm ơn !

17



×