Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Giao kết hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.7 KB, 19 trang )

GIAO KẾT HỢP ĐỒNG DÂN SỰ - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Nguyễn Hà Linh
MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................................................1
1.2.1. Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã
hội..............................................................................................................................................3
1.2.2. Nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng..........5
Trong cuộc sống, việc trao đổi tài sản giữa cá nhân này với cá nhân
khác, giữa tổ chức này với tổ chức khác, giữa tổ chức với cá nhân… là
không thể thiếu. Chế định về hợp đồng dân sự sớm ra đời nhằm tạo điều
kiện thuận lợi cho việc trao đổi tài sản giữa các đối tượng với nhau. Kế
thừa quy định về hợp đồng dân sự và giao kết hợp đồng dân sự của Bộ luật
dân sự 1995, Bộ luật dân sự 2005 ra đời đã hoàn thiện hơn những khiếm
khuyết của quy định về vấn đề này của Bộ luật dân sự 1995 cũng như để
phù hợp hơn với tình hình thực tế.
Với tầm quan trọng của vấn đề, trong bài tập học kỳ bộ môn luật dân
sự 2, cùng tìm hiểu về Giao kết hợp đồng dân sự theo quy định của pháp
luật hiện hành – một số vấn đề lý luận và thực tiễn, nhằm hiểu rõ hơn quy
định về giao kết hợp đồng dân sự đồng thời tìm ra hạn chế và đề xuất
phương án khắc phục.
1. Một số khái niệm chung
Chế định hợp đồng là một trong những chế định ra đời sớm nhất
trong hệ thống pháp luật. Kể từ khi loài người có hoạt động giao lưu, trao
đổi với nhau thì cơ sở cho việc hình thành hợp đồng đã ra đời, cho dù hợp
đồng ở thời kỳ đầu tiên này còn ở dạng thô sơ nhất. Về phương diện pháp
lý, hợp đồng là một trong những chế định quan trọng nhất trong hệ thống
pháp luật, nhất là pháp luật dân sự
1.1. Khái niệm về hợp đồng dân sự
N01 – TL 2 – Nhóm 3 1
GIAO KẾT HỢP ĐỒNG DÂN SỰ - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ


LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Nguyễn Hà Linh
Hợp đồng dân sự là khái niệm chung nhất và cũng là cơ bản nhất
trong chế định hợp đồng theo pháp luật Việt Nam. Khái niệm hợp đồng
dân sự được đề cập tại điều 388 Bộ luật dân sự 2005, theo đó “Hợp đồng
dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm
dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Có thể thấy, định nghĩa về hợp đồng dân sự
trong Bộ luật dân sự 2005 không có sự sửa đổi so với quy định này tại Bộ
luật dân sự 1995. Tuy nhiên, về phạm vi điều chỉnh của Bộ luật dân sự
2005 đã được mở rộng, nên xét về nội hàm thì phạm vi của điều luật này
cũng được mở rộng hơn. Qua định nghĩa về hợp đồng dân sự được nêu
trong điều luật, có thể thấy, hợp đồng dân sự có những yếu tố cơ bản sau
đây:
Thứ nhất, hợp đồng dân sự phải có sự tham gia của các bên. Khác
với hành vi pháp lý đơn phương, chỉ thể hiện ý chí từ một phía chủ thể, hợp
đồng phải là sự thỏa thuận của các bên nhằm đem lại quyền và nghĩa vụ
cho các bên.
Thứ hai, hợp đồng dân sự được hình thành dựa trên cơ sở thỏa thuận
và thống nhất ý chí giữa cá chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng đó.
Thứ ba, hậu quả pháp lý của sự thỏa thuận giữa các bên trong quan
hệ hợp đồng là nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa
vụ dân sự.
Thứ tư, sự thỏa thuận giữa các bên không bị ảnh hưởng bởi các yếu
tố như giả tạo, nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa,…
1.2. Giao kết hợp đồng - Các nguyên tắc giao kết hợp đồng dân
sự
N01 – TL 2 – Nhóm 3 2
GIAO KẾT HỢP ĐỒNG DÂN SỰ - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Nguyễn Hà Linh

Giao kết hợp đồng có thể hiểu là quá trình bày tỏ, thống nhất ý chí
giữa các bên theo hình thức, nội dung, nguyên tắc, trình tự nhất định, được
pháp luật thừa nhận, nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự.
Giao kết hợp đồng dân sự vốn là việc các bên có liên quan bày tỏ ý
chí, nguyện vọng của mình để qua đó xác lập hợp đồng dân sự với nội
dung, hình thức phù hợp với ý chí của các bên. Tuy nhiên, giao kết hợp
đồng dân sự không phải là sự tùy tiện, các bên tùy ý lựa chọn cách thức
thực hiện, nội dung mà không tuân theo một quy định nào. Giao kết hợp
đồng cũng có những nguyên tắc nhất định, phù hợp với những nguyên tắc
cơ bản được nêu trong Hiến pháp 1992 và những nguyên tắc chung của Bộ
luật dân sự. Điều 389 quy định về các nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự
như sau:
Việc giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo các nguyên tắc sau
đây:
1. Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức
xã hội;
2. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.
1.2.1. Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái
pháp luật, đạo đức xã hội
Trước tiên cần phải hiểu, nguyên tắc là gì? Theo định nghĩa của từ
điển mở wiktionary, nguyên tắc là điều cơ bản đã được qui định để dùng
làm cơ sở cho các mối quan hệ xã hội.
Việc tham gia giao kết hợp đồng dân sự, các chủ thể, trước tiên,
mong muốn mang lại một lợi ích vật chất hoặc tinh thần nhất định cho bản
thân mình, vì vậy, nguyên tắc đầu tiên được bộ luật nêu ra đối với giao kết
hợp đồng đó là các chủ thể được tự do giao két hợp đồng nhằm tạo điều
N01 – TL 2 – Nhóm 3 3
GIAO KẾT HỢP ĐỒNG DÂN SỰ - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Nguyễn Hà Linh

kiện cho các ch ủ thể có thể thỏa mãn nhu cầu của mình. Nguyên tắc tự do
giao kết ở đây được hiểu dưới ba khía cạnh.
Một là, tự do về chủ thể. Mọi cá nhân, tổ chức, khi có đủ các điều
kiện tư cách chủ thể đều có thể tham gia giao kết bất cứ một giao dịch hay
một hợp đồng dân sự nào theo nguyện vọng của mình.
Hai là, tự do về nội dung. Nội dung của giao kết hoàn toàn phụ thuộc
vào ý chí của các bên tham gia giao kết hợp đồng. Các bên có quyền tự
quyết định về đối tượng của giao kết hợp đồng dân sự, phụ thuộc vào nhu
cầu của chủ thể. Nội dung của giao kết hợp đồng không phụ thuộc vào chủ
thể nào khác, mà phục vụ chính mong muốn của chủ thể, các bên trong
quan hệ hợp đồng có quyền tự do thỏa thuận về các điều khoản, các quy
định trong hợp đồng.
Ba là, tự do lựa chọn hình thức. Trừ những trường hợp pháp luật quy
định hợp đồng phải tuân theo một hình thức nhất định, các chủ thể trong
quan hệ hợp đồng, có toàn quyền trong việc sử dụng một cách linh hoạt
hình thức cho giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa của mình, hợp đồng
thông qua lời nói, văn bản, ….
Tuy nhiên, nếu sự tự do của các chủ thể vượt đi quá xa mà không có
sự quản lý nào của nhà nước, sẽ dẫn tới rất nhiều hạn chế, ví như việc
người giàu càng có cơ hội đề bóc lột những người nghèo khổ trong xã hội,
xâm phạm lợi ích chung của xã hội và lợi ích công cộng. Vì thế, vế thứ hai
của nguyên tắc khẳng định rằng, sự tự do phải không được trái pháp luật,
đạo đức xã hội. Đặc biệt là với nước ta, một nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa, thì lợi ích của cộng đồng của xã hội càng được nêu cao, pháp
luật cũng như đạo đức xã hội không chấp nhận tồn tại sự bóc lột, bất công
do sự tự do gây ra. Lợi ích của mỗi cá nhân, đều được pháp luật bảo vệ
bằng việc quy định nguyên tắc tự do, nhưng sự tự do đó buộc phải nằm
N01 – TL 2 – Nhóm 3 4
GIAO KẾT HỢP ĐỒNG DÂN SỰ - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Nguyễn Hà Linh
trong khuôn khổ của pháp luật và đạo đức xã hội để đảm bảo lội ích chung.
Bất cứ thỏa thuận nào, giao kết hợp đồng dân sự nào có mục đích trái với
điều cấp của pháp luật hoặc trái với đạo đức xã hội đều sẽ mặc nhiên không
phát sinh hiệu lực.
1.2.2. Nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung
thực và ngay thẳng
Nguyên tắc tự nguyện, theo nguyên tắc này, khi tham gia giao kết
hợp đồng, các bên phải hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được áp đặt,
cấm đoán, cưỡng ép, đe dọa, ngăn cản bên nào. Nguyên tắc này được quy
định nhằm bảo đảm trong việc giao kết hợp đồng, không ai bị cưỡng ép
hoặc bị những cản trở trái với ý chí của mình. Các bên có tự nguyện hay
không thể hiện ở sự thống nhất giữa ý chí chủ quan bên trong và sự bày tỏ
ý chí ra bên ngoài. Việc giao kết hợp đồng chỉ được coi là tự nguyện nếu
hình thức của hợp đồng phản ánh một cách khách quan, trng thực mong
muốn, nguyện vọng của các bên chủ thể tham gia hợp đồng.
Nguyên tắc bình đẳng, quy luật giá trị đòi hỏi các bên chủ thể khi
tham gia các quan hệ trao đổi, điển hình là quan hệ giao kết hợp đồng phải
bình đẳng với nhau, không phân biệt hoàn cảnh kinh tế, thành phần xã hội,
dân tộc, giới tính, tôn giáo… để tạo sự bất bình đẳng. Có thể thấy, trong
pháp luật dân sự có quy định một số trường hợp cấm, buộc thực hiện hoặc
dành quyền ưu tiên cho một số chủ thể nhất định, tuy nhiên, những quy
định này nhằm tạo thế cân bằng cho các đối tượng trong xã hội, bảo đảm
lợi ích chung của cộng đồng chứ không phải nhằm phá vỡ nguyên tắc bình
đẳng đã được ghi nhận trong Hiến pháp cũng như Bộ luật dân sự.
Nguyên tắc thiện chí, trung thực, đây là nguyên tắc cơ bản của luật
dân sự, đã được quy định tại Điều 6 bộ luật dân sự 2005. Khi các chủ thể tự
nguyên giao kết hợp đồng dân sự thì phải thể hiện sự thiện chí trước các
N01 – TL 2 – Nhóm 3 5
GIAO KẾT HỢP ĐỒNG DÂN SỰ - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ

LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Nguyễn Hà Linh
chủ thể khác. Ngoài việc thực hiện tốt các quyền và nghĩa ụ của mình thì
cũng cần tạo điều kiện để bên kia thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của
họ. Bên cạnh đó, các chu thể tham gia giao kết hợp đồng, không bên nào
được lừa dối bên nào.
Một giao kết hợp đồng dân sự mà thiếu một trong các nguyên tắc
trên, sẽ không được pháp luật thừa nhận, nếu vi phạm thì giao kết đó sẽ bị
vô hiệu.
2. Hình thức giao kết hợp đồng
Trong quy định của pháp luật dân sự không cụ thể hóa quy định về
hình thức của giao kết hợp đồng dân sự, song, dựa vào quy định của Bộ
luật dân sự về hình thức của hợp đồng dân sự tại Điều 401, có thể nhận
định rằng, giao kết hợp đồng dân sự xác lập bằng lời nói, bằng hành vi cụ
thể hoặc bằng văn bản. Sử dụng hình thức nào phụ thuộc vào ý chí của các
bên tham gia giao kết hợp đồng. Các bên có quyền tự do lựa chọn hình thức
của giao kết hợp đồng trừ trường hợp pháp luật có quy định bắt buộc về
hình thức.
2.1. Giao kết bằng lời nói
Các bên tham gia giao kết hợp đồng có thể trực tiếp thực hiện giao
kết thông qua lời nói với điều kiện, lời nói đó bao hàm đầy đủ nội dung của
hợp đồng dân sự được giao kết, các bên đã thỏa thuận và nhất trí về nội
dung hợp đồng này. Giao kết hợp đồng dân sự dưới hình thức này rất thuận
tiện và nhanh chóng, nhưng thông thường chỉ được sử dụng với quan hệ
giao kết mà các bên có quan hệ đối nhân, tức là, các bên có sự tin tưởng về
nhau, hoặc giao kết có giá trị kinh tế nhỏ. Hình thức giao kết bằng lời nói
rất ít được sử dụng bởi lẽ các bên khó có thể có những bằng chứng xác thực
để chứng minh quyền và lợi ích của mình trong trường hợp xảy ra tranh
chấp.
2.2. Giao kết bằng hành vi cụ thể

N01 – TL 2 – Nhóm 3 6
GIAO KẾT HỢP ĐỒNG DÂN SỰ - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Nguyễn Hà Linh
Thông qua một hành vi cụ thể với điều kiện hành động đó đã thể hiện
được ý chí của bên đề nghị đối với bên được đề nghị hoặc bên được đề nghị
với bên đề nghị về việc muốn thiết lập hoặc chấp nhận thiết lập hợp đồng.
2.3. Giao kết bằng văn bản
Hình thức giao kết này là hình thức giao kết phổ biến nhất, trong đó
văn bản phải chứa đựng đầy đủ nội dung và thông tin. Văn bản có thể là
viết tay hoặc được soạn thảo bằng máy tính, có thể được công chứng,
chứng thực.
Bên cạnh ba hình thức đã nêu trên, giao kết hợp đồng dân sự còn có
thể được thực hiện một cách gián tiếp thông qua công văn giấy tờ hoặc
thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông diệp dữ liệu.
3. Trình tự giao kết hợp đồng dân sự
Về mặt lý thuyết, một hợp đồng dân sự có thể được hình thành theo
nhiều cách thức khác nhau, theo đó chứng tỏ giữa các bên đã đạt được sự
thỏa thuận. Thời điểm giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa là thời điểm
mà các bên đã đạt được sự thỏa thuận. Trong quá trình giao kết hợp đồng
dân sự, các vấn đề pháp lý cơ bản cần được làm rõ là: (1) Đề nghị giao kết
hợp đồng; (2) Chấp nhận đề nghị hợp đồng; (3) Thời điểm giao kết hợp
đồng.
3.1. Đề nghị giao kết hợp đồng dân sự
3.1.1. Khái niệm và đặc điểm
Đề nghị giao kết hợp đồng dân sự là bước đầu tiên và cũng là bước
quan trọng nhất của quá trình giao kết hợp đồng dân sự.
Đề nghị giao kết hợp đồng: là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp
đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã
được xác định cụ thể. Thực chất, đề nghị giao kết hợp đồng là việc một bên

biểu lộ ý chí của mình trước người khác bằng cách bày tỏ cho phía bên kia
biết ý muốn tham gia giao kết với người đó một hợp đồng dân sự.
3.1.2. Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực
Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực là thời điểm phát
sinh nghĩa vụ của bên đề nghị với bên được đề nghị; kể từ thời điểm để
N01 – TL 2 – Nhóm 3 7

×