Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

lựa chọn các chiến lược như thế nào để thâm nhập thị trường việt nam, phân tích ngành rượu nước giải khát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401.43 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
--------------------------

BÀI THẢO LUẬN
MÔN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU
Tên đề tài: Hãy đánh giá độ hấp dẫn của thi trường bia rượu, nước giải khát
Việt Nam. Từ đó phân tích cơ hội của thị trường và của ngành. Phân tích rủi ro
quốc gia. Nếu là 1 CEO nước ngoài, bạn sẽ lựa chọn các chiến lược như thế nào
để thâm nhập thị trường Việt Nam.
Giáo viên hướng dẫn:

Nhóm sinh viên thực hiện:

Vũ Thị Thùy Linh

Nhóm 5

Bộ môn: Quản trị chiến lược

Lớp: 1402SMGM2211

HÀ NỘI12014


MỤC LỤC
ĐÁNH GIÁ................................................................................................................... 2
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................3
2.2.3.Cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh hiện tại:.....................................13
III. PHÂN TÍCH RỦI RO CỦA NGÀNH:...............................................................13
3.1. Vơí nganh


̀ bia rượu:.........................................................................................13
3.1.1. Rủi ro chính trị:.........................................................................................13
3.1.2. Rủi ro hoạt động:.....................................................................................14
3.1.3. Rủi ro cạnh tranh:.....................................................................................15
3.2.Vơí nganh
̀ nươć giaỉ khat:
́ .................................................................................16
3.2.1. Rủi ro về chính trị:...................................................................................16
3.2.2.Rủi ro về kinh tế:.......................................................................................17
3.2.3. Rủi ro hoạt động:.....................................................................................17
3.2.4. Rủi ro trong cạnh tranh:............................................................................19
IV. LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC XÂM NHẬP NẾU LÀ MỘT CEO NƯỚC
NGOÀI:...................................................................................................................... 20
4.1. Vơí thị trương
̀ bia rượu:..................................................................................20
4.2. Với thị trường nước giải khát:........................................................................21
KẾT LUẬN................................................................................................................22
PHỤ LỤC................................................................................................................... 23
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................25

ĐÁNH GIÁ
STT
41

Họ tên
Kiều Mỹ
Linh

Chức vụ Phân công công việc
Nhóm

Mở đầu + Kết luận +
trưởng

Thực trạng + Tổng
quan thị trường (cả 2
thị trường) + tổng

42

43

Nguyễn Mỹ

Thành

hợp Word
Tổng hợp Word +

Linh

viên

làm slide + thuyết

Nguyễn Thị

Thành

trình
Đánh giá cơ hội thị


Thùy Linh

viên

trường bia rượu
2

Xếp loại

Chữ kí


44

Phạm Thùy

Thành

Đánh giá cơ hội thị

45

Linh
Hà Thị Loan

viên
Thành

trường nước giải khát

Lựa chọn chiến lược

viên

xâm nhập thị trường

46

Hoàng Thị

Thành

bia rượu
Phân tích rủi ro

47

Lưu Luyến
Đàm Thị Mai

viên
Thành

ngành bia rượu
Đánh giá tính hấp dẫn

Giang Ngọc

viên
Thành


thị trường bia rượu
Lựa chọn chiến lược

Mai

viên

xâm nhập thị trường

Nguyễn Thị

Thành

nước giải khát
Đánh giá tính hấp dẫn

Mai

viên

thị trường nước giải

Nguyễn Thị

Thành

khát + thuyết trình
Phân tích rủi ro


Ngọc Mai

viên

ngành nước giải khát

48

49

50

LỜI MỞ ĐẦU
Ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở Việt Nam đã trải qua một quá trình hình
thành và phát triển khá lâu, từ cuối thế kỷ XIX đến nay. Đây là một ngành sản xuất
thực phẩm đồ uống quan trọng, gắn liền với nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
Ngành Bia – Rượu – Nước giải khát có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân. Đặc biệt từ năm 2000 đến nay, ngành luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao,
trung bình trên 14%/năm, sản phẩm của ngành đã chiếm được một vị trí nhất định ở thị
trường trong nước và từng bước vươn ra thị trường bên ngoài. Đóng góp của ngành
Bia – Rượu – Nước giải khát về giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm cũng không ngừng
tăng lên. Bên cạnh đó, ngành còn đóng góp một phần không nhỏ cho ngân sách Nhà
nước và giải quyết việc làm cho người lao động.
Với nhận thức đó, nhóm 05 chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá
độ hấp dẫn của thi trường bia rượu, nước giải khát Việt Nam. Từ đó phân tích cơ
hội của thị trường và của ngành. Phân tích rủi ro quốc gia. Nếu là 1 CEO nước
3


ngoài, bạn sẽ lựa chọn các chiến lược như thế nào để thâm nhập thị trường Việt

Nam”.
Do hạn chế về mặt thời gian và kiến thức thực tế nên bài thảo luận không tránh
khỏi những thiếu sót. Nhóm 05 rất mong nhận được sự góp ý và giúp đỡ của cô giáo,
các bạn để bài thảo luận được hoàn thiện hơn.

NỘI DUNG
I.

ĐÁNH GIÁ TÍNH HẤP DẪN CỦA THỊ TRƯỜNG
Kinh tế khó khăn dường như không hề tác động đến ngành Bia - Rượu - nước

giải khát ở nước ta, bởi theo số liệu của Hiệp hội này thì năm qua kinh tế dẫu nhiều
trắc trở nhưng mức tiêu thụ bia của người Việt vẫn duy trì ổn định ở mức 3 tỷ lít/năm.
1.1.

Thị trường bia rượu Việt Nam:

1.1.1 Thị trường:
- Tốc độ tăng trưởng:
Năm 2013, mặc dù kinh tế Việt Nam đã có dấu hiệu khởi sắc, nhưng những khó
khăn còn rất lớn, nhiều ngành đối mặt với thua lỗ. Trong bối cảnh ấy, ngành sản xuất
bia trong nước được coi như một điểm sáng khi vẫn giữ tốc độ tăng trưởng đều đặn ở
4


mức 10%/năm. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê được VBA công bố tại cuộc họp
thì riêng trong năm 2013 sản lượng bia sản xuất đạt 2.902 triệu lít, tăng 2,47% so với
năm 2013, lượng bia tiêu thụ đạt tới 3.042 triệu lít, tăng 11,85%.
Rượu sản xuất công nghiệp đạt 66,8 triệu lít, tăng 4,4% và tiêu thụ được 67,9
triệu lít, tăng 6,9%. Với kết quả sản xuất kinh doanh nêu trên, các doanh nghiệp hội

viên của VBA đã đóng góp và nộp cho ngân sách nhà nước năm 2013 số tiền lên tới
20.817 tỉ đồng.
- Quy mô:
Ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia rượu nước giải khát Việt Nam
(VBA) cho biết, năm 2013, sản lượng sản xuất bia toàn ngành đạt 2,9 tỷ lít, tăng gần
2,5%; sản lượng tiêu thụ trên 3 tỷ lít, tăng gần 12%; rượu sản xuất công nghiệp đạt gần
67 triệu lít, tăng gần 4,5%, tiêu thụ hơn 67 triệu lít, tăng gần 7%. Trong năm 2013, các
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bia rượu, nước giải khát đã nộp vào Ngân sách nhà
nước hơn 22 ngàn tỷ đồng. Theo số liệu của Bộ Công Thương, sản lượng bia các loại
trong tháng 11-2013 ước đạt 273,9 triệu lít, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Trong
đó, bia thương hiệu Hà Nội ước đạt 490,9 triệu lít, tăng 9,4%; bia thương hiệu Sài Gòn
ước đạt trên 1,19 tỉ lít, tăng 5,7%. Bộ Công Thương cũng cho biết theo thực tế báo cáo
của các doanh nghiệp lớn, sản lượng bia sẽ cán mốc 2,9-3 tỉ lít đến hết năm nay, tốc độ
tăng sản lượng sản xuất và tiêu thụ bia toàn quốc năm nay sẽ vào khoảng 10%. Theo
số liệu do Tổng cục Thống kê đã công bố, năm 2013, người Việt Nam đã chi tới 3 tỉ
USD cho tiêu dùng bia. Trong số 3 tỉ lít bia sản xuất ra, các doanh nghiệp sản xuất và
kinh doanh bia phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt 50%. Ba tỷ lít bia lại gần như chỉ phục
vụ cho thị trường nội địa chứ xuất khẩu chẳng đáng là bao. Như vậy, nếu tính trung
bình, mỗi người Việt tiêu thụ khoảng 32 lít bia trong năm – con số khiến cho tất cả các
quốc gia Đông Nam Á không thể theo kịp.
Ông Lê Bá Cơ, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt
Nam (VBA), dự báo nếu giữ tốc độ tăng trưởng ổn định như hiện nay thì đến năm
2014, sản lượng sản xuất và tiêu thụ bia trong nước sẽ đạt 3,3 tỉ lít; năm 2015 khoảng
3,6 tỉ lít. Mức tăng trưởng dự báo này thực tế chưa đạt mốc dự báo của Bộ Công
5


Thương trong quy hoạch phát triển ngành rượu - bia - nước giải khát đến năm 2010,
tầm nhìn năm 2015. Theo dự báo của quy hoạch này, đến năm 2015, Việt Nam sẽ sản
xuất và tiêu thụ 4,2-4,4 tỉ lít bia, bình quân 45-47 lít/người/năm. Mười năm sau đó,

mức bình quân mỗi người Việt tiêu thụ bia sẽ đạt 60-70 lít/năm.
- Chất lượng khách hàng:
Đối tượng khách hàng uống bia tại Việt Nam chủ yếu là giới trẻ như sinh viên,
người đi làm, đi tiếp khách, đi nhậu… Theo một nghiên cứu của một chuyên gia Hội
Tâm lý học xã hội Việt nam, 49.6% sinh viên và người trưởng thành trẻ tuổi uống
rượu bia. Bên cạnh đó, dự báo quy mô dân số của Việt Nam sẽ tăng lên 100 triệu
người vào năm 2023 và ổn định ở mức 120 triệu dân. Điều này cũng góp phần khiến
ngành công nghiệp bia của Việt Nam tăng quy mô thị trường, từ đó đẩy mạnh lượng
và doanh số tiêu thụ.
Người Hà Nội thường xuyên uống bia nhất, với hơn 50% người tham gia khảo
sát uống bia 2-3 lần tuần và tỷ lệ uống bia cũng cao hơn các tỉnh thành khác. Tại TP.
HCM tần suất uống bia thấp hơn nhưng có hơn 50% trả lời thường xuyên uống 3-4
lần/tháng. Tuy vậy, không có sự khác biệt rõ về mức độ thường xuyên uống bia ở các
địa phương khác nhau. Tần suất uống bia phân theo nhóm tuổi và khu vực được thể
hiện trong Biểu đồ 2 và 3 (Phụ lục).
Thị trường bia rượu tại châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng được các
chuyên gia dự báo sẽ tăng trưởng mạnh trong những năm tới. Ở Việt Nam, uống bia từ
lâu đã trở thành một thói quen phổ biến do tập quán lâu đời của người Việt. Bên cạnh
đó, thu nhập của những người uống bia ngày càng tăng. Giới trẻ ngày càng có xu
hướng thích không khí tiệc tùng cũng là một trong số những nguyên nhân dẫn đến thị
trường bia rượu Việt Nam không có dấu hiệu đi xuống trong những năm gần đây. Lý
giải việc Việt Nam là một trong số những nước có tỉ lệ tiêu thụ bia cao nhất châu Á,
PGS.TS Huỳnh Văn Sơn, Phó chủ tịch Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam cho biết, đang
thực sự tồn tại các quan niệm xem rượu như một cách thức thể hiện bản thân, giới
tính, giải sầu và thậm chí là khẳng định sự hiện diện tất yếu của rượu bia trong cuộc
sống tương lai. Đây thật sự là những vấn đề đáng phải quan tâm.
6


1.1.2. Cạnh tranh:

- Sức ép của đối thủ cạnh tranh:
Thống kê của Bộ Công thương cho thấy, bốn công ty bia lớn nhất Việt Nam
tính tới thời điểm này là Sabeco (bia Sài Gòn, bia 333), Habeco (bia Hà Nội), VBL
(Heineken, Tiger...) và Carlsberg. Trong đó, năng lực sản xuất của Sabeco và các công
ty con, công ty liên kết là 1,7 tỉ lít/năm.
Công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor International năm 2011 ước khoảng
80% thị phần bia Việt Nam đang nằm trong tay 3 hãng Sabeco, Habeco và VBL. Một
lãnh đạo Hiệp hội Bia rượu - nước giải khát Việt Nam (VBA) cũng lạc quan cho rằng:
“Thị trường bia Việt Nam đã ổn định ở thế chân vạc với 3 đối thủ chính là bia Sài
Gòn, bia Hà Nội và VBL”.
- Rào cản gia nhập:
Thuế: Hiện nay, DN sản xuất, nhập khẩu bia thực hiện nghĩa vụ tài chính thông
qua 3 loại thuế gồm thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), thuế GTGT và thuế thu nhập DN.
Từ đầu năm 2013, thuế TTĐB áp dụng đối với bia rượu là 50%. Đề xuất mới nhất của
Bộ Tài chinh mới được gửi đến Chính phủ: Từ ngày 1-7-2015, thuế TTĐB đối với
rượu bia, thuốc lá sẽ được nâng lên 15-30% so với mức đang áp dụng.
1.1.2. Khuyến khích đầu tư:
- Thuế: Việc giảm thuế nhập khẩu từ 45% đối với bia xuống 0% khi Việt Nam
gia nhập TPP đang đặt ngành bia rượu trong nước trước cuộc cạnh tranh cực kỳ
khốc liệt.
- Hạ tầng: Hiện nay, Việt Nam có khoảng 350 cơ sở sản xuất bia có trụ sở ở hầu
khắp các tỉnh, thành trên cả nước và tiếp tục tăng về số lượng. Trong số này, có
hơn 20 nhà máy đạt công suất trên 20 triệu lít/năm; 15 nhà máy có công suất lớn
hơn 15 triệu lít/năm và có tới 268 cơ sở có năng lực sản xuất dưới 1 triệu lít/năm.
Kết luận: Thị trường bia, rượu ở Việt Nam là một thị trường đầy hấp dẫn, dự báo sẽ
tăng trưởng mạnh trong thời gian sắp tới, người tiêu dùng Việt Nam vẫn được đánh giá
7


là một trong những nhóm lạc quan nhất trên thế giới, tạo nên những cơ sở lạc quan cho

phát triển các ngành sản xuất phục vụ tiêu dùng ở Việt Nam, trong đó có ngành sản
xuất bia. Mức tiêu thụ bia bình quân đầu người của Việt Nam hứa hẹn một tiềm năng
lớn cho ngành công nghiệp sản xuất bia trong nước.
 Thị trường bia rượu Việt Nam là một thị trường đầy triển vọng và hấp dẫn.
1.2.

Thị trường nước giải khát Việt Nam:

1.2.1. Thị trường:
Nhu cầu về nước giải khát của thị trường Việt Nam lớn. Là một trong những
mặt hàng tiêu dùng thiết yếu của con người, sản phẩm nước giải khát của Việt Nam
đang có xu hướng phát triển nhanh trong thời gian gần đây.
- Tốc độ tăng trưởng: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê được VBA công bố
tại cuộc họp thì riêng trong năm 2013, nước giải khát các loại sản xuất được 4.479
triệu lít, tăng 5,95%; tiêu thụ đạt 4.468 triệu lít, tăng 3,05%. Tốc độ tăng trưởng trong
5 năm qua đạt mức ấn tượng trên 20% mức cao so với thế giới. Theo dự báo của Công
ty Datamonitor (Anh), vào cuối năm 2014, thị trường nước uống đóng chai Việt Nam
sẽ đạt tổng doanh thu khoảng 279 triệu USD, tăng trưởng bình quân 6%/năm trong
giai đoạn 2009 - 2014. Đồng thời, tổng sản lượng của toàn thị trường đạt 307 triệu lít.
Còn Euromonitor International (EI) đưa ra dự báo trong giai đoạn 2010 - 2016, tốc độ
tăng trưởng của ngành nước uống đóng chai đạt 16%/năm. Và đây là cơ hội cho tất cả
các hãng.
- Chất lượng khách hàng: Việt Nam hiện tại với dân số hơn 90 triệu người,
trong đó tỷ lệ dân số trẻ cao, có đến 85% dân số dưới độ tuổi 40. Các doanh nghiệp khi
vào thị trường nước giải khát Việt Nam có thể tìm các thị trường ngách để khai thác.
Ví dụ: thị trường nước giải khát ở nông thôn.
1.2.2. Cạnh tranh:

8



- Sức ép của đối thủ cạnh tranh: Theo chuyên gia tư vấn Melvin Leong của
hãng Frost & Sulliva, dù còn nhiều khoảng trống, nhưng muốn đặt chân vào thị trường
nước uống đóng chai Việt Nam, các nhà sản xuất phải xem xét các yếu tố: công nghệ,
vận chuyển, chi phí lao động và kênh phân phối. Bởi các nhà sản xuất có quy mô nhỏ
cho ra những sản phẩm có giá thành thấp luôn là mối đe dọa đối với những công ty lớn
hơn.
- Rào cản gia nhập: Theo thống kê của hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát
Việt Nam và công ty nghiên cứu thị trường Business Monitor International (BMI),
Coca Cola và Pepsi hiện chiếm hơn 80% thị trường nước giải khát Việt Nam. Coca
Cola và Pepsi thống trị thị trường nước ngọt có gas, Tân Hiệp Phát chiếm giữ mảng
không gas. Cũng theo thống kê của BMI, năm 2011 Tân Hiệp Phát dẫn đầu thị trường
trà xanh với 41% thị phần.
1.2.3. Khuyến khích đầu tư:
- Thuế: Việc giảm thuế nhập khẩu từ 30% đối với nước giải khát xuống 0% khi
Việt Nam gia nhập TPP đang đặt ngành nước giải khát trong nước trước cuộc cạnh
tranh cực kỳ khốc liệt.
Kết luận : Theo Hiệp hội Rượu bia và nước giải khát Việt Nam, thị trường
nước giải khát đang thu hút rất lớn đối với các nhà đầu tư. Nhìn chung, cả hiện tại và
lâu dài thị trường nước giải khát Việt Nam rất hấp dẫn cho các doanh nghiệp đầu tư,
phát triển vào. Tuy nhiên, cuộc cạnh tranh giữa các hãng sẽ diễn ra rất khốc liệt.
=> Thị trường nước giải khát Việt Nam là một thị trường năng động, hấp dẫn
để phát triển.
II.

ĐÁNH GIÁ CƠ HỘI CỦA NGÀNH, THỊ TRƯỜNG

2.1.

Ngành, thị trường bia rượu:


2.1.1 Đe dọa từ các sản phẩm thay thế.

9


Ngày nay các loại đồ uống có thành phần tự nhiên ngày càng được coi trọng.
khác với thời “ có gì uống nấy” người Viêt rõ ràng đã có thể “kén cá chọn canh”. Tư
duy mua sắm của họ cũng đã khác. Ngoài vấn đề chất lượng, vệ sinh an toàn luôn
được người tiêu dùng hiện đại đề cao.
Do thói quen và văn hóa của người Việt ngày càng ưa chuộng các loại đồ uống
có thành phần tự nhiên cao và tốt cho sức khỏe nên ngành bia rượu chịu nhiều áp lực
từ các sản phẩm thay thế như các loại nước trái cây, nước khoáng … Đặc biệt, thị
trường xuất khẩu nước giải khát, đặc biệt là các loại nước ép hoa quả, nước uống bổ
dưỡng đã tăng trưởng nhanh chóng trong vài năm trở lại đây.
Một số đối thủ tiềm ẩn như Budweiser của Anheuser Busch – một loại bia được
mong đợi sẽ xác lập một kế hoạch tốt hơn khi Anheuser Busch Cos vào Việt Nam
thông qua liên minh chiến lược với Sabeco. Tuy mục đích chính của tập đoàn là xây
dựng cơ sở sản xuất bia Budweiser – một loại đồ uống cao cấp để xuất khẩu sang khối
Asean, họ vẫn để một tỷ trọng lớn để tiêu thụ trong nước. Năm 2013, Anheuser đứng
thứ hai thế giới về tổng sản lượng, khoảng 173 triệu hector lít/năm, đứng đầu thế giới
về lợi tức (4,64 tỷ USD), tổng doanh thu bán hàng đạt gần 14,2 tỷ USD. Họ khai thác
chủ yếu thị trường bia chất lượng cao với 54 nhãn hiệu.
Ngoài ra còn có một loại bia cao cấp khác là Pragold của Czech cũng bày tỏ ý
định thâm nhập sâu hơn nữa vào thị trường Việt Nam. Một vài doanh nhân trẻ từng
học tập và làm viêc tại Czech góp vốn mở nhà hàng ở hà Nội. Để có đúng hương vị bia
tươi như ở nước ngoài, họ nhập nguyên liệu mạch nha tự nhiên và thuê chuyên gia từ
Czech sang Việt Nam nấu bia.
2.1.2. Quyền lực thương lượng của nhà cung ứng và khách hàng:
- Nhà cung ứng:

Thống kê của Bộ Công thương cho thấy, 4 công ty bia lớn nhất Việt Nam tính
tới thời điểm này là Sabeco (bia Sài Gòn, bia 333), Habeco (bia Hà Nội), VBL
(Heineken, Tiger...) và Carlsberg. Trong đó, năng lực sản xuất của Sabeco và các công
ty con, công ty liên kết là 1,7 tỉ lít/năm.
Công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor International năm 2011 ước khoảng
80% thị phần bia Việt Nam đang nằm trong tay 3 hãng Sabeco, Habeco và VBL. Một
lãnh đạo Hiệp hội Bia rượu - nước giải khát Việt Nam (VBA) cũng lạc quan cho rằng:
“Thị trường bia Việt Nam đã ổn định ở thế chân vạc với 3 đối thủ chính là bia Sài
Gòn, bia Hà Nội và VBL”.
- Khách hàng:
10


Việt Nam hiện nay có hàng trăm loại bia, rượu với hương vị, mẫu mã, chủng
loại khác nhau. Bia rượu có mặt khắp mọi nơi, là sản phẩm chủ yếu được sử dụng
trong các quán rượu và bar. Ngoài ra nó còn được các doanh nghiệp bán trong các siêu
thị nhằm mở rộng kênh phân phối.
Người Việt ngày nay có nhu cầu thưởng thức bia khá cao, do đó các doanh
nghiệp sản xuất bia rượu cần chú ý đến hương vị, chất lượng và giá cả bia sao cho phù
hợp, đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân.
2.1.3. Cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh hiện tại:
Hiện có khoảng 30 thương hiệu bia quốc tế đang có mặt tại Việt Nam. Đó là
chưa kể sự xuất hiện rầm rộ của bia Sapporo đến từ Nhật trong thời gian qua và sự âm
thầm mở rộng thị phần của Carlsberg tại thị trường Việt Nam trong mấy năm gần đây.
Cuối năm 2011, hãng bia Carlsberg (Đan Mạch) chính thức sở hữu toàn bộ Huda Beer.
Carlsberg cũng đang sở hữu 55% nhà máy bia tại Bà Rịa-Vũng Tàu có công suất 50
triệu lít/năm trong liên doanh với Habeco.
Trong liên doanh Nhà máy bia Đông Nam Á (Halida) với Công ty bia Việt Hà,
Carlsberg sở hữu 60 và 30% trong liên doanh với Công ty bia Hạ Long. Với Habeco,
Carlsberg đang sở hữu 17,23% vốn điều lệ nhưng đang "đánh tiếng" tăng phần vốn

nắm giữ trong Habeco lên 30%.
Điều đáng nói là ngay từ đầu, việc quá chú trọng định vị dòng bia bình dân cho
sản phẩm của mình, các doanh nghiệp bia nội đã để phân khúc bia cao cấp rơi vào tay
nhà đầu tư ngoại. Trong khi đây chính là dòng sản phẩm mang lại giá trị lợi nhuận cao.
Thực tế cho thấy, tuy sản lượng chỉ bằng một nửa so với Sabeco, song lợi nhuận mà
Heineken thu về lại không kém Sabeco là mấy, khoảng trên 2.000 tỉ đồng mỗi năm.
AB Inbev vào Việt Nam sau khi mua lại một doanh nghiệp bia mới được cấp
phép tại Bình Dương giữa năm 2013 và nhanh chóng xin tăng vốn đầu tư thêm 15 triệu
USD. Hãng bia lớn nhất thế giới với sản lượng tới 40 tỷ lít bia vào năm ngoái cũng
được dự báo không gặp khó khăn nhiều với kế hoạch đầu tư nhà máy bia 100 triệu
lít/năm ở Việt Nam.
Dù chưa lo cạnh tranh ngay với AB Inbev, thị trường bia cũng chứng kiến nhãn
hiệu Tiger và Heineken gia tăng hoạt động của mình. Tập đoàn Asia Pacific Breweries
(APB) sở hữu hai nhãn hiệu Tiger và Heineken đang triển khai việc đầu tư và mở rộng
năng lực sản xuất lên tới quy mô 1,5 tỷ lít bia vào năm 2015 tại Việt Nam.
Như vậy có thể thấy, dù đang chiếm ưu thế (ở phân khúc bình dân) nhưng cạnh
tranh tại thị trường nội địa trên lĩnh vực bia, rượu hiện tại đã khá gay gắt. Vì vậy việc
11


giảm thuế xuống 0% khi Việt Nam tham gia TPP đang gây nên những lo ngại thực sự
cho các doanh nghiệp ngành này.
2.2.
Ngành, thị trường nước giải khát:
2.2.1. Đe dọa từ các sản phẩm thay thế:
Sau thời gian dài “đắm” trong các loại nước giải khát có ga, “văn hóa” giải khát
của người tiêu dùng Việt Nam đã có sự thay đổi. Thay vì dùng nước giải khát thông
thường, họ chuyển sang nước trái cây, thảo mộc, trà thanh nhiệt đóng chai bởi ngoài
yếu tố giải khát còn có tác dụng thanh lọc cơ thể, nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, giới
phân tích thị trường lại thấy rõ xu hướng chiếm ngôi của trà thảo mộc trước các sản

phẩm nước giải khát đơn thuần. Căn cứ vào số liệu và thị hiếu của người tiêu dùng
trong ba năm trở lại đây, cùng sự xuất hiện của nhiều loại nước giải khát mới có nguồn
gốc từ thiên nhiên đặc biệt như Trà thảo mộc Dr.Thanh với 9 loại thảo mộc cung đình.
2.2.2.
Quyền lực thương lượng của nhà cung ứng và khách hàng:
- Nhà cung ứng:
Sản phẩm của ngành là những thực phẩm, do đó chất lượng của nó tác động
trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Vì vậy, đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng
VSATTP là yêu cầu hàng đầu đối với bia, rượu, nước giải khát. Hiệp hội Bia – Rượu –
Nước giải khát Việt Nam (VBA) trong năm 2013 cũng đã phối hợp chặt chẽ với Cục
Quản lý Thị trường trong phòng chống hàng giả, hàng lậu; Tích cực tham dự các đoàn
kiểm tra, các buổi giao ban thường kỳ của Bộ Công Thương, …
Nguyên liệu đầu vào của ngành kinh doanh nước giải khát chủ yếu là những
hàng hoá thông thường như: nước, đường, bao bì cho sản phẩm là chai thuỷ tinh, giấy
hay lon (nhôm hoặc thiếc) không phải là những nguyên liệu đặc chủng. Điểm khác
biệt để tạo ra lợi thế cạnh tranh của mỗi công ty là nằm ở nguồn nguyên liệu tạo ra
hương vị riêng cho từng sản phẩm. Công ty cần phải có mạng lưới marketing với nhà
cung cấp nguyên liệu lâu dài đảm bảo và xây dựng mối quan hệ tốt với nhà cung cấp.
- Khách hàng:
Tại thị trường Việt Nam cầu về nước giải khát có xu hướng tiếp tục gia tăng do
số lượng trẻ em và thanh niên phát triển, mặt khác đời sống người dân khấm khá hơn,
ngoài việc chú ý tới những thực phẩm thiết yếu hàng ngày như cơm, gạo, rau…, nhu
cầu về nước giải khát cũng tăng lên. Đây là cơ hội dành cho các công ty nước giải khát
trong ngành. Một số công ty nổi tiếng như Coca cola hay Pepsi đã có sẵn lợi thế cạnh

12


tranh vì có tiềm lực kinh tế lớn, có thể mở rộng mở rộng sản xuất và đạt được hiệu
suất theo quy mô.

2.2.3.Cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh hiện tại:
Trong ngành sản xuất nước giải khát ở Việt Nam có một số những công ty sản
xuất cạnh tranh sau đây:
1. Công ty cổ phần nước giải khát Sài Gòn Tribeco:
- Sản phẩm cạnh tranh: nước ngọt có gas nhiều hương vị.
- Thị trường trong nước: toàn quốc.
2. Công ty TNHH Lan Hương Hải Phòng:
- Sản phẩm cạnh tranh: nước ngọt có gas.
- Thị trường trong nước: chủ yếu ở Hải Phòng.
3. Công ty TNHH Tân Quang Minh Bidrico:
- Sản phẩm cạnh tranh: nước ngọt có gas.
- Thị trường trong nước: chủ yếu miền Trung và miền Nam.
4. Công ty Chương Dương thành phố Hồ Chí Minh:
- Sản phẩm cạnh tranh: nước ngọt có ga hương xá xị.
- Thị trường trong nước: thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây.
III. PHÂN TÍCH RỦI RO CỦA NGÀNH:
3.1. Với ngành bia rượu:
3.1.1. Rủi ro chính trị:
- Bộ máy quản lý nhà nước: Môi trường kinh doanh ở Việt Nam gặp rất nhiều
trở ngại đến từ bộ máy quản lý nhà nước. Tuy ổn định về chính trị song môi trường
kinh doanh luôn chịu rủi ro vì yếu kém trong cơ sở hạ tầng, khung pháp luật, cơ chế
quản lý – giám sát nền kinh tế, thủ tục hành chính rườm rà, hệ thống luật chưa hoàn
thiện và minh bạch…Nhận xét về môi trường kinh doanh ở Việt Nam một nhà kinh tế
nước ngoài cho rằng: một trong những nhược điểm của người Việt Nam hiện nay là dễ
dàng thỏa hiệp trước những đòi hỏi có tính chất nhũng nhiễu của những cán bộ, nhân
viên trong bộ máy quản lý nhà nước. Những rủi ro có thể xảy ra này khiến các doanh
13


nghiệp nước ngoài tỏ ra lo ngại và buộc họ phải xem xét rất kỹ trước khi quyết định

đầu tư.
- Chính sách: Một số chính sách cũng có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp ngành bia rượu như: Thông tư số 12/1999/TT-BTM quy định về
quảng cáo, khuyến mại, địa điểm kinh doanh bia, quy định về chi phí quảng cáo
khuyến mại là 10% giá thành sản phẩm...gây khó khăn cho việc quảng bá sản phẩm,
đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp mới vào ngành. Bên cạnh đó,
các quy định về nồng độ cồn của người điều khiển xe khi tham gia giao thông… cũng
tác động không nhỏ đến hành vi của người tiêu dùng, hạn chế sức tiêu thụ sản phẩm
của nhà sản xuất...
3.1.2. Rủi ro hoạt động:
- Rủi ro về vốn, cơ sở hạ tầng: Ngành bia rượu Việt Nam có số lượng nhà máy
khá lớn tuy nhiên trang thiết bị chưa đồng đều. Hầu hết các cơ sở sản xuất đều chưa có
hệ thống thiết bị đồng bộ, đặc biệt là rượu. Số các cơ sở có đầy đủ hệ thống rửa chai,
chiết chai, dán nhãn in ngày tháng tự động chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Đối với các cơ
sở sản xuất nhỏ, công suất bé trong toàn ngành bia rượu thì máy móc thiết bị đều
không đầy đủ và không đảm bảo chất lượng. Số lượng cơ sở này lại rất lớn nên có thể
nói vốn sản xuất vẫn còn là một điểm yếu của ngành.
- Rủi ro về thuế suất: Bia rượu là các sản phẩm chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Do
đặc thù này mà ngành bia rượu Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn nếu như có sự thay đổi
chính sách thuế của Chính phủ. Hiện nay, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu bia thực
hiện nghĩa vụ tài chính thông qua 3 loại thuế gồm thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), thuế
GTGT và thuế thu nhập DN.
Trước năm 2009, mặt hàng bia được áp dụng 2 mức thuế suất thuế TTĐB từ
40%-75%, chia thành bia lon và bia các loại. Riêng bia hơi được áp mức thuế suất thấp
nhất vì chủ yếu phục vụ cho người lao động. Luật Thuế TTĐB có hiệu lực từ ngày 14-2009 thống nhất đánh chung một mức thuế suất không phân biệt các loại bia nhằm
điều chỉnh những bất hợp lý và thực hiện cam kết gia nhập WTO. Theo đó, lộ trình
điều chỉnh thuế suất bia chia thành 2 giai đoạn: từ ngày 1/1/2010 đến hết ngày
31/12/2012 chịu thuế 45% và nâng lên 50% từ đầu năm 2013. Giá tính thuế chưa có
14



thuế GTGT và không loại trừ giá vỏ bao bì. Theo Bộ Tài chính, năm 2012 thu thuế từ
bia đạt khoảng 15.000 tỉ đồng, trong đó chủ yếu là thuế TTĐB.
Đề xuất mới nhất của Bộ Tài chinh mới được gửi đến Chính phủ: Từ ngày 1-72015, thuế TTĐB đối với rượu bia, thuốc lá sẽ được nâng lên 15-30% so với mức đang
áp dụng. Mục đích tăng thuế TTĐB là để hạn chế sử dụng của người tiêu dùng trong
nước. Nếu đề xuất tăng thuế như trên được áp dụng, Bộ Tài chính ước tính dự kiến số
thu ngân sách từ bia năm 2016 tăng 7.800 tỉ đồng, năm 2017 tăng 9.000 tỉ đồng, năm
2018 tăng 10.300 tỉ đồng; còn đối với mặt hàng rượu sẽ thu được 389 tỉ đồng vào năm
2016, năm 2017: 447 tỉ đồng, năm 2018: 514 tỉ đồng.
- Hàng giả, thực trạng buôn lậu và trốn thuế vẫn tồn tại: Ngành bia rượu luôn
phải song hành cùng phải vấn nạn “hàng giả, hàng nhái” gây khó khăn cho nhiều
doanh nghiệp. Các thương hiệu uy tín trên thị trường dễ bị làm giả, ảnh hưởng đến uy
tín nhà sản xuất cũng như sức khỏe người tiêu dùng, gây thất thu thuế.
Đối với Doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi các loại bia rượu nhập lậu và các loại
bia rượu được phân phối theo kênh miễn thuế tác động rất lớn như: tình trạng cạnh
tranh không lành mạnh; hàng giả, hàng nhái khó kiểm soát.
3.1.3. Rủi ro cạnh tranh:
Với sự gia nhập WTO của Việt Nam trong năm 2007, các doanh nghiệp trong
ngành bia rượu chịu sức ép cạnh tranh mạnh mẽ của các doanh nghiệp sản xuất bia
rượu nước ngoài, đặc biệt là khi Nhà nước tháo bỏ các bảo hộ thuế quan thì sức ép này
sẽ ngày một tăng lên. Tự do hóa thương mại đi kèm với sự tăng cường chính sách bảo
hộ và các rào cản thương mại hiện đại. Các rào cản kĩ thuật về chất lượng nhãn mác,
bao bì, vệ sinh an toàn thực phẩm, sở hữu trí tuệ…là một ví dụ. Đối với các thị trường
cao cấp, các tiêu chuẩn này lại càng khắt khe. Các sản phẩm của Việt Nam chất lượng
chưa cao nên có thể nói mặc dù thị trường rộng mở nhưng để thâm nhập vẫn rất khó
khăn.
Việc giảm thuế nhập khẩu từ 45% đối với bia khi Việt Nam gia nhập TPP đang
đặt ngành bia trong nước trước cuộc cạnh tranh cực kì khốc liệt.
Cạnh tranh không lành mạnh do việc trốn thuế, gian lận trong kinh doanh trong
ngành bia rượu Việt Nam chưa được ngăn chặn triệt để.

15


3.2.

Với ngành nước giải khát:

3.2.1. Rủi ro về chính trị:
- Bộ máy quản lý nhà nước: Môi trường kinh doanh ở Việt Nam tuy được đánh
giá là ổn định về mặt chính trị nhưng vẫn ở thế yếu so với nhiều quốc gia trên thế giới.
Sự yếu kém này chủ yếu xuất phát từ những yếu kém trong cơ sở hạ tầng, khung pháp
luật, cơ chế quản lý – giám sát nền kinh tế. Bên cạnh đó còn phải kể đến những thủ tục
hành chính rườm rà trong bộ máy nhà nước; những chính sách, điều luật chưa thực sự
công bằng; hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, vận hành chưa minh bạch… Những
rủi ro có thể xảy ra này khiến các doanh nghiệp nước ngoài tỏ ra lo ngại và buộc họ
phải xem xét rất kỹ trước khi quyết định đầu tư.
- Tham nhũng: Hiện nay, có thể nói tham nhũng đã và đang tràn lan trong nội
bộ các ban ngành trong Chính phủ Việt Nam và là một trở ngại lớn đối với đầu tư
nước ngoài. Nhà cầm quyền lặp đi lặp lại lời cam kết sẽ thẳng tay chống tham nhũng
và cũng đã khuyến khích báo đài lên tiếng tố giác tệ nạn này. Tuy nhiên công cuộc đấu
tranh này dường như chưa đem lại hiệu quả như mong đợi. Tiến bộ trong nỗ lực chống
tham nhũng sẽ là yếu tố quyết định cho khả năng thu hút đầu tư nước ngoài dài hạn.
- Bất ổn xã hội: Xã hội Việt Nam tuy không xảy ra những cuộc nội chiến đẫm
máu hay bạo động lật đổ chính quyền hỗn loạn như một số quốc gia trên thế giới
nhưng cũng không thiếu những tin tức bất ổn xã hội. Có thể kể đến một số vấn đề nổi
cộm hiện nay như:


Cuộc tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông. Đây là vấn đề đang sôi sục tại


Việt Nam, nơi mà mối nghi ngại đối với Trung Quốc đang dâng cao. Bất cứ
động thái nào của Trung Quốc nhằm xác lập chủ quyền trên các đảo trong Biển
Đông, hay một hành động nào của Chính phủ bị người dân cho là “nhu nhược”
thì đều có thể làm hậu thuẫn cho các cuộc biểu tình.


Giáo hội Công giáo có ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng cũng như nhận

thức chính trị của người dân. Đã có rát nhiều cuộc biểu tình của các Giáo dân ở
khắp nơi, thậm chí một số Linh mục đã công khai lên tiếng đòi nhân quyền và
dân chủ.

16


Một xã hội phải thực sự ổn định thì nhà đầu tư mới có thể yên tâm “rót” vốn vào quốc
gia đó được.
3.2.2. Rủi ro về kinh tế:
Trong khi tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều
khó khăn, thách thức, nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, tình hình kinh tế
xã hội của Việt Nam đã đạt được một số kết quả tích cực như: kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn
định, lạm phát tiếp tục được kìm chế (ở mức 6.5%), GDP từ đầu năm liên tục tăng khá
và dự kiến cả năm đạt 5,45 và 2014 dự kiến đạt 5,8% . Vốn FDI 9 tháng đầu năm đăng
ký đạt trên 15 tỷ USD tăng 36% so với cùng kỳ năm 2012. Tuy nhiên, bên cạnh những
dấu hiệu tích cực và ổn định của nền kinh tế, Việt Nam vẫn còn gặp phải không ít
những thách thức như: nợ xấu ngân hàng thương mại còn cao; lạm phát được kiềm
chế nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ tăng trở lại; tỉ giá VNĐ/USD chưa thực sự ổn định;
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn…
Rủi ro do tiến trình xử lý nợ xấu tiếp tục chuyển biến chậm chạp sẽ làm ảnh
hưởng đến niềm tin của các nhà đầu tư. Rủi ro thứ hai là tăng trưởng thấp sẽ tạo áp lực

phải nới lỏng hơn nữa chính sách tiền tệ nhưng rủi ro lạm phát tăng lên, trong khi đó
mang lại rất ít những tác động hỗ trợ tăng trưởng. Bên cạnh đó, lạm phát cũng được
coi là một rủi ro lớn. Nếu lạm phát quay trở lại sẽ mang đến sự không ổn định, lãi suất
tăng và sẽ khiến DN khó có thể tiếp cận vốn. Vì thế, Chính phủ nên có những bước đi
thận trọng hơn trong việc kiểm soát lạm phát.
Có thể nói, Việt Nam phát triển không bền vững là do thiếu tư duy kinh tế và
quyết tâm chính trị đủ mạnh. Rất nhiều chính sách của Việt Nam thuộc dạng lỗi thời
so với các nước Đông Nam Á, không chỉ riêng những chính sách về kinh tế, mà còn về
giáo dục hay khoa học công nghệ. Chính điều này đã kìm hãm ít nhiều những dự định
đầu tư của các doanh nghiệp Nước giải khát nước ngoài vào Việt Nam.
3.2.3. Rủi ro hoạt động:
- Cơ sở hạ tầng:
Thách thức số một của Việt Nam là thiếu hụt cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng của
Việt Nam bị đánh giá là yếu kém, thiếu thốn. Việc nâng cấp hạ tầng vật chất của Việt
Nam vẫn còn nhiều thiếu sót và chậm trễ, nhất là trong việc phát triển cơ sở hạ tầng
17


trọng yếu, như các tuyến đường liên tỉnh, cầu… Những hạn chế về cơ sở hạ tầng tại
Việt Nam theo đánh giá bởi các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đe doạ các dự án FDI đối với
xuất khẩu và sản xuất. Chừng nào Việt Nam còn chưa cải thiện hạ tầng và cơ sở hậu
cần thì Việt Nam còn tụt hậu.
Chi phí vận tải ở Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Việt
Nam chưa có cảng biển mang tầm cỡ quốc tế. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chi
phí sản xuất hàng hóa ở Việt Nam, vì phải vận chuyển qua cảng trung gian. Vấn đề bất
cập trong cơ sở hạ tầng hiện nay là thiếu một quy hoạch phát triển đồng bộ, chi phí
đầu tư cao, chất lượng đầu tư thấp và thất thoát lớn trong quá trình đầu tư.
Công nghệ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của ngành Nước
giải khát, nó là yếu tố giúp chuyển từ phát triển ngành theo chiều rộng sang phát triển
theo chiều sâu. Công nghệ giúp cho các doanh nghiệp sản xuất được khối lượng sản

phẩm lớn hơn, tối thiểu hóa chi phí đầu vào, nâng cao chất lượng và độ ổn định cho
sản phẩm, cải tiến và đa dạng hóa chủng loại sản phẩm. Kỹ thuật của ngành Nước giải
khát ở nước ta còn thấp, mới chỉ có các doanh nghiệp lớn có máy móc thiết bị được
nhập khẩu khá hiện đại, còn lại hầu hết các doanh nghiệp có máy móc, trang thiết bị
lạc hậu so với thế giới. Có thể nói rằng trình độ công nghệ của ngành Nước giải khát ở
nước ta vẫn còn thấp, hệ quả trực tiếp nhất đó là làm cho sản phẩm do ngành sản xuất
ra có chất lượng thấp, giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Nhà đầu tư sẽ phải tốn
một khoản chi phí không nhỏ cho việc cải tiến máy móc, thay đổi công nghệ sản xuất
để có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo dựng lợi thế cạnh tranh cho công ty. Rủi
ro lớn nhất có thể xảy ra nếu doanh nghiệp không đứng được trên thị trường nữa, lúc
này muốn rút lui khỏi thị trường là điều không hề đơn giản với khoản chi phí đầu tư cố
định kia.
- Vấn đề sử dụng vốn:
Với một quốc gia đang phát triển nhanh như Việt Nam, nhu cầu vốn rất lớn. Tuy
nhiên, thực tế hiệu quả sử dụng các nguồn vốn của Việt Nam hiện nay thì lại đang gặp
phải rất nhiều vấn đề. Về nguồn vốn từ bên ngoài, chúng ta cũng đã nhận được rất
nhiều cam kết, nhưng tốc độ giải ngân còn quá thấp, các nhà đầu tư vào nhưng chưa
đưa được tiền vào. Nếu để tình trạng này lâu, nguy cơ rõ ràng có thể xảy đến chính là
việc các nhà đầu tư ngần ngại trong việc đưa ra các cam kết mới, và cả trong thực hiện
18


các cam kết đã có. Thậm chí họ có quyền rút vốn như đã từng xảy ra. Trên thế giới,
nước nào cũng muốn thu hút đầu tư cho phát triển. Tình trạng khát vốn diễn ra ở mọi
nơi. Địa bàn chọn lựa đầu tư rất rộng. Nếu Việt Nam khó khăn, làn sóng đầu tư vào
nước này sẽ nhỏ dần, thậm chí mất hẳn. Cố gắng lôi lại đà đó không hề dễ dàng. Sau
khi chọn được dự án ODA đã khó, việc chuẩn bị của Việt Nam khi có vốn ODA còn
chậm, rõ nhất là chuẩn bị mặt bằng, và không có sẵn vốn đối ứng trong các dự án.
Điều kiện con người và kinh tế kỹ thuật đã làm chậm quá trình giải ngân. Theo như lời
một cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam, "kiếm tiền ở Việt Nam thì dễ, cho tiền Việt Nam quá

khó". Đại diện các tổ chức phi chính phủ các nước cũng thường xuyên phàn nàn về
tình trạng quá khó khăn trong thực hiện dự án ở Việt Nam.
3.2.4. Rủi ro trong cạnh tranh:
- Mạng lưới các đối thủ cạnh tranh:
Tính chung trên thị trường đã có hơn 130 nhà sản xuất nước giải khát cả trong và
ngoài nước. Những cuộc chiến nước tinh khiết, nước ngọt có ga, nước ép hoa quả,…
lần lượt diễn ra trên các mặt trận, từ nhà máy sản xuất, hệ thống phân phối, quầy kệ
bán lẻ… Trong cuộc chiến đó, thị trường chứng kiến những cuộc rượt đuổi cam go,
những cuộc lật đổ ngoạn mục, những cái tên mới nổi lên, những thương hiệu kỳ cựu
thoái trào. Với một thị trường đầy tiềm năng như Việt Nam, chưa kể đến sự tồn tại của
các doanh nghiệp trong nước, thì đây là điểm đến khá lý tưởng của nhiều doanh
nghiệp ở khắp các quốc gia khác nhau trên thế giới. Vì thế, việc xảy ra một “cuộc
chiến” lớn giữa các đối thủ không phải là điều khó tưởng tượng. Thị trường nước giải
khát ở Việt Nam chưa bao giờ hết nóng. Và thị trường càng hấp dẫn bao nhiêu thì mức
độ rủi ro gặp phải càng lớn bấy nhiêu, nhất là với những doanh nghiệp mới bắt đầu
“dấn thân” vào thị trường, khi mà việc đương đầu với các tên tuổi đã quen thuộc trên
thị trường không phải là một việc dễ dàng.
- Lực lượng lao động:
Ngành Nước giải khát ở nước ta có số lao động khá lớn, đến nay có khoảng hơn
37.000 lao động. Tuy nhiên, xét theo quan điểm hiện đại – quan điểm đề cao các lao
động có kỹ năng sản xuất, có thể vận hành được máy móc thiết bị phức tạp, có nhiều
sáng kiến và phương pháp mới trong lao động sản xuất – thì yếu tố lao động của ngành
19


Nước giải khát vẫn còn yếu kém. Lao động qua đào tạo và lao động có thể áp dụng các
tiến bộ khoa học công nghệ chưa nhiều, số chuyên gia trong ngành về các lĩnh vực
công nghệ thực phẩm, hóa sinh… còn ít. Điều này đã gây khó khăn cho ngành trong
việc áp dụng các công nghệ mới để nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng năng suất
lao động.

- Nguồn nguyên liệu:
Khí hậu nóng ẩm của nước ta rất thích hợp cho việc phát triển nhiều loại hoa quả
hương vị độc đáo, cùng với nguồn nước khoáng thiên nhiên dồi dào phong phú. Tuy
nhiên, kiểu điều kiện tự nhiên này lại không thích hợp với không ít những thực vật là
nguồn nguyên liệu chủ đạo trong chế biến một số loại nước giải khát. Đó là còn chưa
kể đến tình trạng xảy ra thiên tai, dịch bệnh thất thường cũng đã ảnh hưởng không nhỏ
đến sự ổn định trong nguồn cung cho ngành. Giải quyết ổn thỏa nguồn nguyên liệu
đầu vào cũng là một trong những vấn đề mà các doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ trước
khi bước chân vào thị trường nước giải khát ở Việt Nam.
IV. LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC XÂM NHẬP NẾU LÀ MỘT CEO NƯỚC
NGOÀI:
4.1. Với thị trường bia rượu:
- Đầu tư trực tiếp: Dựa vào tiềm lưc tài chính của công ty có thể lựa chọn
hình thức đầu tư trực tiếp. Đầu tư trực tiếp là hình thức sở hữu trực tiếp đối với
nhà xưởng, máy móc, thiết bị đầu tư tại Việt Nam. Đầu tư trực tiếp liên quan đến
chuyển nguồn vốn, con người và công nghê. Có thể mua lại một doanh nghiệp
đang có sẵn hoặc thành lập một doanh nghiệp mới. Hình thức sở hữu trực tiếp
đảm bảo mức độ kiểm soát của doanh nghiệp sẽ cao hơn cũng như khả năng nhận
biết về khách hàng và môi trường hoạt động tốt hơn.
Nếu là CEO của một công ty nước ngoài, chúng tôi sẽ thuyết phục tập đoàn mẹ
đầu tư trực tiếp vào Việt Nam bằng cách rót vốn đầu tư vào một nhà máy bia có sẵn ở
nước sở tại. Ví dụ: Ở Việt Nam, cuối năm 2011, hãng bia Carlsberg (Đan Mạch) chính
thức sở hữu toàn bộ Huda Beer. Carlsberg cũng đang sở hữu 55% nhà máy bia tại Bà
Rịa-Vũng Tàu có công suất 50 triệu lít/năm trong liên doanh với Habeco. Trong liên
doanh Nhà máy bia Đông Nam Á (Halida) với Công ty bia Việt Hà, Carlsberg sở hữu
20


60 và 30% trong liên doanh với Công ty bia Hạ Long. Với Habeco, Carlsberg đang sở
hữu 17,23% vốn điều lệ và đang dự định tăng phần vốn nắm giữ trong Habeco lên

30%.
4.2. Với thị trường nước giải khát:
- Sở hữu toàn bộ các công ty con: Thời gian đầu liên doanh với một số công ty
nước giải khát ở Việt Nam. Sau khi đã nắm vững quy trình xử lí thủ tục giấy tờ, tập
đoàn nước ngoài sẽ dần dần từng bước thâu tóm vốn điều lệ và tiến hành hợp nhất các
công ty con ấy thành một công ty mới hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của công ty mẹ.
Ví dụ: Tháng 8/1995, liên doanh đầu tiên giữa Coca-Cola Đông Dương và công
ty Vinafimex được thành lập, có trụ sở tại miền Bắc.
Tháng 9/1995, một liên doanh tiếp theo tại miền Nam mang tên Công ty Nước
Giải Khát Coca-Cola Chương Dương cũng ra đời do sự liên kết giữa Coca-Cola và
công ty Chương Dương của Việt Nam.
Tháng 1/1998, thêm một liên doanh nữa xuất hiện tại miền Trung - Coca-Cola
Non Nước. Đó là quyết định liên doanh cuối cùng của Coca-Cola Đông Dương tại
Việt Nam, được thực hiện do sự hợp tác với Công ty Nước Giải Khát Đà Nẵng.
Tháng 10/1998: Chính Phủ Việt Nam đã cho phép các Công ty Liên Doanh trở
thành Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài. Các liên doanh của Coca-Cola tại Việt
Nam lần lượt thuộc về quyền sở hữu hoàn toàn của Coca-Cola Đông Dương, và sự
thay đổi này đã được thực hiện trước tiên bởi Công ty Coca-Cola Chương Dương –
miền Nam.
Như vậy, chỉ sau 3 năm, Coca cola đã trở thành Công ty có 100% vốn đầu tư
nước ngoài và bị nước ngoài thâu tóm.

21


KẾT LUẬN
Từ những phân tích trên cho thấy Thị trường bia rượu, nước giải khát Việt Nam
là một thị trường đầy tiềm năng, độ hấp dẫn lớn, thu hút đông đảo các doanh nghiệp.
Thị trường bia rượu, nước giải khát Việt Nam có những cơ hội lớn trong hội nhập
và phát triển toàn cầu nói chung và với riêng thị trường Việt Nam nói riêng.

Song, bên cạnh đó ngành vẫn còn phải đối mặt với nhiều rủi ro quốc gia, nhiều
thách thức.
Các doanh nghiệp cần lựa chọn những chiến lược kinh doanh, chiến lược xâm
nhập thị trường chính xác, kỹ lưỡng để đạt được mục đích của mình.
Nhóm 5 chúng tôi xin được khép lại bài thảo luận “Đánh giá độ hấp dẫn của thi
trường bia rượu, nước giải khát Việt Nam. Từ đó phân tích cơ hội của thị trường và
của ngành. Phân tích rủi ro quốc gia. Nếu là một CEO nước ngoài, bạn sẽ lựa chọn các
chiến lược như thế nào để thâm nhập thị trường Việt Nam” tại đây.
Một lần nữa xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới cô và các bạn đã giúp chúng tôi
hoàn thành bài thảo luận này.

22


PHỤ LỤC
(BIỂU ĐÒ 2 VÀ 3)

23


24


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Slide quản trị chiến lược, Bộ Môn Quản trị chiến lược toàn cầu, ĐH Thương

Mại, 2014
2.


/>
truong-cua-heineken-tai-viet-nam-9547/
3.

/>
ruou-nuoc-giai-khat-o-viet-nam-den-nam-2015.htm
4.

/>
tong-cong-ty-bia-ruou-nuoc-giai-khat-sai-gon-sabeco-50311/
5.

/>
name=News&file=article&sid=731186#ixzz2zXYkAfoT
6.

/>
post326562.html

25


×