Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

Điều tra khảo sát, thống kê lượng thải, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường do khí thải công nghiệp và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường do khí thải công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.06 MB, 157 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN
BỘ CỨU CƠ KHÍ

BÁO CÁO TỔNG KẾT
DỰ ÁN PHỤC VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2007

Tên dự án:
“ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT THỐNG KÊ LƯỢNG THẢI, ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
DO KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP”

Cơ quan quản lý dự án:

Bộ Công Thương

Cơ quan thực hiện dự án:

Viện Nghiên cứu Cơ khí

Chủ trì thực hiện dự án:

TS. Dương Văn Long

6906
18/6/2008

Hà Nội - 2007



MỤC LỤC
MỤC LỤC ------------------------------------------------------------------------------------ 1 
Danh mục bảng ------------------------------------------------------------------------------ 5 
Danh mục hình ------------------------------------------------------------------------------- 7 
Các ký hiệu và viết tắt ---------------------------------------------------------------------- 8 
Đặt vấn đề ------------------------------------------------------------------------------------ 9 
PHẦN I: BÁO CÁO CHUNG VỀ NỘI DUNG THỰC HIỆN ----------------------- 11 
DỰ ÁN NĂM 2007 ------------------------------------------------------------------------ 11 
I.1. KHÁI QUÁT VỀ NỘI DUNG THỰC HIỆN DỰ ÁN NĂM 2007 ------------- 11 
I.1.1 Thông tin chung về nội dung thực hiện dự án năm 2007 ----------------------- 11 
I.1.1.1 Tên nội dung thực hiện dự án----------------------------------------------------- 11 
I.1.1.2. Thời gian thực hiện---------------------------------------------------------------- 11 
I.1.1.3. Cơ quan chủ quản chương trình ------------------------------------------------- 11 
I.1.1.4. Cơ quan chủ trì -------------------------------------------------------------------- 11 
I.1.1.5. Cơ quan thực hiện ----------------------------------------------------------------- 11 
I.1.1.6. Cơ quan phối hợp ----------------------------------------------------------------- 11 
I.1.2. Mục tiêu nội dung thực hiện dự án năm 2007 ----------------------------------- 11 
I.1.3. Phạm vi thực hiện-------------------------------------------------------------------- 12 
I.1.4. Nội dung chính ----------------------------------------------------------------------- 12 
I.1.5. Phương pháp thực hiện-------------------------------------------------------------- 12 
I.2. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH TIẾP CẬN,
THỰC HIỆN -------------------------------------------------------------------------------- 15 
I.2.1. Những thuận lợi trong quá trình tiếp cận, thực hiện ---------------------------- 15 
I.2.1.1. Giai đoạn tiếp cận (trước khi thực hiện) --------------------------------------- 15 
I.2.1.2. Trong quá trình thực hiện -------------------------------------------------------- 19 
I.2.2. Những khó khăn trong quá trình tiếp cận, thực hiện ---------------------------- 19 
I.3. BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ CỦA NỘI DUNG THỰC HIỆN DỰ
ÁN NĂM 2007------------------------------------------------------------------------------ 21 
PHẦN II: BÁO CÁO CỤ THỂ NỘI DUNG THỰC HIỆN DỰ ÁN NĂM 2007 -- 24 

II.1. HỆ PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ----------- 24 
II.1.1. Khái quát các bước của tiến trình thực hiện ------------------------------------- 24 
II.1.1.1. Phân loại phát thải bụi và khí ô nhiễm từ nguồn thải công nghiệp -------- 24 
II.1.1.2. Xác định tải lượng, nồng độ bụi và khí độc của các nguồn thải công
nghiệp ---------------------------------------------------------------------------------------- 25 
II.1.1.2.1. Xác định tải lượng, nồng độ bụi và khí độc của các nguồn thải công
nghiệp bằng phương pháp tính toán ----------------------------------------------------- 25 
1


II.1.1.2.2. Xác định tải lượng, nồng độ bụi và khí độc của các nguồn thải công
nghiệp bằng đo đạc trực tiếp -------------------------------------------------------------- 26 
II.1.1.3. Xác định phạm vi ảnh hưởng ô nhiễm môi trường không khí do nguồn
thải công nghiệp ---------------------------------------------------------------------------- 28 
II.1.1.4. Lập cơ sở dữ liệu ----------------------------------------------------------------- 28 
II.1.1.5. Thể hiện cơ sở dữ liệu trên bản đồ số hoá ------------------------------------ 29 
II.1.2. Các phương pháp nghiên cứu triển khai trong quá trình thực hiện----------- 33 
II.1.2.1. Điều tra, khảo sát trực tiếp------------------------------------------------------ 33 
II.1.2.2. Xây dựng mẫu phiếu điều tra, lấy ý kiến phản hồi từ các CSCN----------- 33 
II.1.2.3. Phương pháp kế thừa ------------------------------------------------------------ 34 
II.1.2.4. Phương pháp tính toán ---------------------------------------------------------- 35 
II.1.2.4.1. Tính toán phát thải tại nguồn ------------------------------------------------- 35 
II.1.2.4.2. Tính toán phát tán qua mô hình phát tán ----------------------------------- 36 
II.1.2.5. Phương pháp chuyên gia -------------------------------------------------------- 37 
II.1.2.6. Phuơng pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá ---------------------------------- 37 
II.2. BÁO CÁO KẾT QUẢ NỘI DUNG THỰC HIỆN CỤ THỂ-------------------- 38 
II.2.1. Đánh giá tổng thể tải lượng phát thải gây ô nhiễm không khí, hiện trạng ô
nhiễm không khí do nguồn thải công nghiệp tại 5 đô thị lớn ------------------------- 38 
II.2.1.1. Một số lưu ý về phương pháp đánh giá và cách thức thực hiện ------------ 38 
II.2.1.1.1. Lựa chọn đối tượng đặc trưng để đánh giá diễn biến và dự báo ô

nhiễm môi trường không khí do sản xuất công nghiệp -------------------------------- 38 
II.2.1.1.2. Lựa chọn chỉ thị môi trường để đánh giá hiện trạng và ước tính ô
nhiễm môi trường không khí do sản xuất công nghiệp -------------------------------- 41 
II.2.1.1.3. Phương pháp ước tính tải lượng phát thải gây ô nhiễm không khí do
sản xuất công nghiệp tại 5 đô thị lớn ---------------------------------------------------- 41 
II.2.1.2. Thành phố Hà Nội ---------------------------------------------------------------- 44 
II.2.1.2.1. Khái quát hiện trạng công nghiệp thành phố Hà Nội --------------------- 44 
II.2.1.2.2. Đánh giá tổng thể tải lượng phát thải phát thải gây ô nhiễm không khí
do sản xuất công nghiệp tại Hà Nội ------------------------------------------------------ 45 
II.2.1.2.3. Đánh giá hiện trạng ô nhiễm không khí do khí thải công nghiệp và tác
động các nguồn thải công nghiệp tới chất lượng không khí tại TP. Hà Nội -------- 53 
II.2.1.3. Thành phố Hồ Chí Minh --------------------------------------------------------- 58 
II.2.1.3.1. Khái quát hiện trạng công nghiệp TP. Hồ Chí Minh ---------------------- 58 
II.2.1.3.2. Đánh giá tổng thể tải lượng phát thải phát thải gây ô nhiễm không khí
do sản xuất công nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh ------------------------------------------ 59 

2


II.2.1.3.3. Đánh giá hiện trạng ô nhiễm không khí do khí thải công nghiệp và tác
động các nguồn thải công nghiệp tới chất lượng không khí tại TP. Hồ Chí Minh - 62 
II.2.1.4. Thành phố Hải Phòng ----------------------------------------------------------- 69 
II.2.1.4.1. Khái quát hiện trạng công nghiệp TP. Hải Phòng [10] ------------------- 69 
II.2.1.4.2. Đánh giá tổng thể tải lượng phát thải phát thải gây ô nhiễm không khí
do sản xuất công nghiệp tại TP. Hải Phòng -------------------------------------------- 70 
II.2.1.4.3. Đánh giá hiện trạng ô nhiễm không khí do khí thải công nghiệp và tác
động các nguồn thải công nghiệp tới chất lượng không khí tại TP. Hải Phòng---- 73 
II.2.1.5. Thành phố Đà Nẵng -------------------------------------------------------------- 79 
II.2.1.5.1. Khái quát hiện trạng công nghiệp và đánh giá sơ bộ tổng thể tải
lượng phát thải gây ô nhiễm do sản xuất công nghiệp của TP. Đà Nẵng ----------- 79 

II.2.1.5.2. Đánh giá hiện trạng ô nhiễm không khí do khí thải công nghiệp và tác
động các nguồn thải công nghiệp tới chất lượng không khí tại TP. Đà Nẵng ------ 80 
II.2.1.6. Thành phố Cần Thơ -------------------------------------------------------------- 84 
II.2.1.6.1. Khái quát hiện trạng công nghiệp và đánh giá sơ bộ tổng thể tải
lượng phát thải gây ô nhiễm do sản xuất công nghiệp của TP. Cần Thơ ----------- 84 
II.2.1.6.2. Đánh giá hiện trạng ô nhiễm không khí do khí thải công nghiệp và tác
động các nguồn thải công nghiệp tới chất lượng không khí tại TP. Cần Thơ ------ 85 
II.2.1.7. Nhận định chung ----------------------------------------------------------------- 89 
II.2.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về nguồn khí thải công nghiệp có tác
động lớn đến ô nhiễm môi trường không khí ------------------------------------------- 92 
II.2.2.1. Đánh giá hiện trạng hệ thống thông tin quản lý nguồn phát khí thải và
khí thải công nghiệp tại 5 thành phố ----------------------------------------------------- 92 
II.2.2.2. Bản đồ số hoá - công cụ hiển thị cơ sở dữ liệu ------------------------------- 96 
II.2.2.2.1. Thiết kế mô hình cấu trúc cơ sở dữ liệu bản đồ khí thải công nghiệp --- 97 
II.2.2.2.2. Số hóa, nhập dữ liệu bản đồ vào mô hình dữ liệu ------------------------- 98 
II.2.2.2.3. Biên tập, nhập thông tin cho cơ sở dữ liệu bản đồ, tạo cơ sở dữ liệu
bản đồ nồng độ khí thải công nghiệp -------------------------------------------------- 100 
II.2.2.2.4. Biên tập mô hình nồng độ khí thải công nghiệp trên bản đồ ----------- 102 
II.2.2.2.5. Tổng hợp và thể hiện kết quả phân tích, tạo bản đồ nồng độ khí thải
công nghiệp -------------------------------------------------------------------------------- 103 
II.2.3. Đề xuất cơ chế chính sách, giải pháp công nghệ phù hợp nhằm giảm thiểu
ô nhiễm không khí do nguồn thải công nghiệp --------------------------------------- 103 
II.2.3.1. Kinh nghiệm thế giới trong công tác quản lý, kiểm soát ô nhiễm không
khí do nguồn thải công nghiệp ---------------------------------------------------------- 103 

3


II.2.3.1.1. Chiến lược quản lý, kiểm soát ô nhiễm không khí do các nguồn thải
công nghiệp trên thế giới ---------------------------------------------------------------- 104 

II.2.3.1.2. Kinh nghiệm quản lý, kiểm soát ô nhiễm không khí do nguồn thải
công nghiệp trên thế giới theo các công cụ quản lý môi trường ------------------- 112 
II.2.3.2. Hiện trạng công tác quản lý, kiểm soát ô nhiễm không khí do nguồn thải
công nghiệp tại Việt Nam ---------------------------------------------------------------- 114 
II.2.3.2.1. Về các chính sách liên quan đến kiểm soát chất lượng không khí do
nguồn thải công nghiệp tại Việt Nam -------------------------------------------------- 114 
II.2.3.2.2. Hiện trạng và khả năng đầu tư hệ thống xử lý, kiểm soát khí thải tại
các cơ sở công nghiệp-------------------------------------------------------------------- 117 
II.2.3.3. Đề xuất một số giải pháp về cơ chế chính sách, giải pháp công nghệ
phù hợp nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí do nguồn thải công nghiệp -------- 123 
II.2.3.3.1. Về cơ chế chính sách--------------------------------------------------------- 123 
II.2.3.3.2. Giải pháp công nghệ --------------------------------------------------------- 125 
II.2.4. Đề xuất các dự án thực hiện giảm thiểu ô nhiễm không khí do khí thải
công nghiệp -------------------------------------------------------------------------------- 126 
II.2.4.1. Hướng thứ nhất: đề xuất 03 dự án cho nhà máy nhiệt điện than -------- 126 
II.2.4.1.1. Tên dự án ---------------------------------------------------------------------- 126 
II.2.4.1.2. Căn cứ đề xuất ---------------------------------------------------------------- 127 
II.2.4.1.3. Kiến nghị ---------------------------------------------------------------------- 128 
II.2.4.2. Hướng đề xuất thứ 2 ----------------------------------------------------------- 129 
II.2.4.2.1. Tên dự án đề xuất: ----------------------------------------------------------- 129 
II.2.4.2.2. Căn cứ đề xuất ---------------------------------------------------------------- 129 
II.2.4.3. Hướng đề xuất thứ ba ---------------------------------------------------------- 129 
II.2.4.3.1. Tên dự án ---------------------------------------------------------------------- 129 
II.2.4.3.2. Căn cứ đề xuất ---------------------------------------------------------------- 129 
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ --------------------------------------------- 131 
III.1. KẾT LUẬN ------------------------------------------------------------------------- 131 
III.2. KIẾN NGHỊ ------------------------------------------------------------------------ 135 
Tài liệu tham khảo ------------------------------------------------------------------------ 136 

4



Danh mục bảng
Trang

Bảng I.1. Báo cáo tổng hợp kết quả của nội dung thực hiện dự án năm 2007
Bảng II.1. Giá trị sản xuất công nghiệp 5 thành phố (theo giá 1994)
Bảng II.2. Hệ số thải lượng ô nhiễm không khí của các KCN
Bảng II.3. Hệ số ô nhiễm do khí thải từ các KCN
Bảng II.4. Ước tính thải lượng khí thải từ 9 KCN, CCN cũ của Hà Nội năm
2004 và năm 2010 (tấn/năm)
Bảng II.5. Ước tính thải lượng khí thải từ 5 KCN mới của Hà Nội năm 2004
và năm 2010 (tấn/năm)
Bảng II.6. Ước tính thải lượng khí thải từ các cơ sở sản xuất phân tán của Hà
Nội năm 2004 và năm 2010 (tấn/năm)
Bảng II.7. Tính toán tải lượng phát thải bụi và khí độc cho một số CSCN sử
dụng nhiên liệu trong nội thành Hà Nội
Bảng II.8. Diễn biến nồng độ bụi tại các cụm công nghiệp tại Hà Nội (2000 ÷
2003)
Bảng II.9. Diễn biến nồng độ các chất khí ô nhiễm tại các KCN tại Hà Nội
Bảng II.10. Kết quả đo đạc một số CSCN sử dụng lò hơi tại TP. Hà Nội
Bảng II.11. Tải lượng của các chất ô nhiễm không khí của một số ngành công
nghiệp gây ô nhiễm chính tại TP. Hồ Chí Minh (tấn/năm)
Bảng II.12. Tải lượng của các chất ô nhiễm không khí chủ yếu tại TP. Hồ Chí
Minh phân bố theo địa bàn (tấn/năm)
Bảng II.13. Kết quả đo đạc chất lượng không khí đợt 1 năm 2007của một số
KCN tại TP. Hồ Chí Minh (quan trắc ngày 7, 10 và 14/05/2007)
Bảng II.14. Kết quả đo đạc chất lượng không khí đợt 2 năm 20072007của một
số KCN tại TP. Hồ Chí Minh (quan trắc ngày 24, 26, 27/07/2007)
Bảng II.15. Kết quả đo đạc một số CSCN sử dụng lò hơi tại TP. Hồ Chí Minh

Bảng II.16. Ước tính thải lượng ô nhiễm khí do các KCN/CCN tập trung
tại TP. Hải Phòng năm 2004 và năm 2010 (tấn/năm)
Bảng II.17. Ước tính thải lượng từ các nguồn thải công nghiệp phân tán chính
của TP. Hải Phòng năm 2004 và năm 2010
Bảng II.18. Tổng lượng các dạng chất ô nhiễm không khí phát thải đối với
một số ngành công nghiệp chủ yếu tại TP. Hải Phòng năm 2005 và ước tính
cho năm 2010
Bảng II.19. Kết quả đo đạc một số CSCN tại TP. Hải Phòng

21
39
42
43
46
47
48
51
53
54
57
60
61
64
65
66
70
72
73
77
5



Bảng II.20. Chất lượng môi trường không khí tại một số KCN tại Đà Nẵng
(mg/m3)
Bảng II.21. Kết quả đo đạc một số CSCN tại TP. Đà Nẵng
Bảng II.22. Diễn biến nồng độ bụi lơ lửng (mg/m3) trung bình từ năm 2003 2006 trong không khí xung quanh tại TP Cần Thơ
Bảng II.23. Diễn biến nồng độ NO2 (mg/m3) trung bình từ năm 2000 - 2006
trong không khí xung quanh tại TP Cần Thơ
Bảng II.24. Diễn biến nồng độ SO2 (mg/m3) trung bình từ năm 2000 - 2006
trong không khí xung quanh tại TP Cần Thơ
Bảng II.25. Kết quả đo đạc một số CSCN tại TP. Cần Thơ
Bảng II.26. Mô tả mô hình dữ liệu lớp cơ sở công nghiệp
Bảng II.27. Chiến lược quản lý, kiểm soát ô nhiễm không khí do nguồn thải
công nghiệp trên thế giới

80
83
86
87
87
88
98
105

6


Danh mục hình
Trang


Hình I.1. Sơ đồ tổng hợp thực hiện nội dung dự án năm 2007
Hình II.1. Giao diện trang chủ phần mềm tính toán phát thải tại nguồn
Hình II.2. Diễn biến nồng độ các thành phần ô nhiễm trong không khí của các
đô thị và KCN ở Hà Nội
Hình II.3. Diễn biến nồng độ các thành phần ô nhiễm trong không khí của các
đô thị và KCN ở TP. Hồ Chí Minh
Hình II.4. Biểu đồ biến đổi nồng độ bụi TSP, SO2, NO2, CO tại các điểm đại
diện cho các khu vực điển hình về nguồn thải trong nội thành Hải Phòng năm
2004
Hình II.5. Diễn biến nồng độ các thành phần ô nhiễm trong không khí của các
đô thị và KCN ở Đà Nẵng
Hình II.6. Sơ đồ hệ thống tổ chức chia sẻ và trao đổi thông tin, dữ liệu
môi trường ở Việt Nam
Hình II.7. Bản đồ ô nhiễm khí không khí do khí thải công nghiệp của Hà Nội
Hình II.8. Dữ liệu lớp giao thông
Hình II.9. Dữ liệu lớp cơ sở công nghiệp
Hình II.10. Biên tập dữ liệu giao thông
Hình II.11. Biên tập dữ liệu, nhập các thông tin cơ sở công nghiệp
Hình II.12. Biên tập lớp ranh giới
Hình II.13. Bảng tính toán nồng độ khí thải
Hình II.14. Liên kết dữ liệu thông tin
Hình II.15. Mô hình phát tán khí thải tại một CSCN cụ thể

14
27
55
63
75
82
95

97
99
99
100
100
101
101
102
102

7


Các ký hiệu và viết tắt
AQI
BVMT
CCN
CN
CSCN
Cty
GIS
KCN
KCX
KHKT BHLĐ
NM
PĐT
SXCN
TB
TCCP
TCVN

TN&MT
TSP
UBND
VLXD
VOCs
WTO
XN

Chỉ số chất lượng không khí
Bảo vệ môi trường
Cụm công nghiệp
Công nghiệp
Cơ sở công nghiệp
Công ty
Hệ thống thông tin địa lý
Khu công nghiệp
Khu chế xuất
Khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động
Nhà máy
Phiếu điều tra
Sản xuất công nghiệp
Trung bình
Tiêu chuẩn cho phép
Tiêu chuẩn Việt Nam
Tài nguyên và Môi trường
Tổng bụi lơ lửng
Uỷ ban Nhân dân
Vật liệu xây dựng
Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi
Tổ chức Thương mại thế giới

Xí nghiệp

8


Đặt vấn đề
Việt Nam đã ký kết và tham gia chương trình “Không khí sạch”, đòi hỏi phải
có những chương trình hành động phù hợp nhằm giảm thiểu và tiến tới ngăn ngừa
sự phát thải các chất ô nhiễm không khí vào môi trường, trong đó có các cơ sở công
nghiệp, đặc biệt là các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Thực hiện phòng chống và khắc phục ô nhiễm môi trường do các hoạt động
sản xuất công nghiệp gây ra là một trong những vấn đề ưu tiên trong các hoạt động
bảo vệ môi trường của Bộ Công Thương. Chính vì vậy, việc thực hiện điều tra,
khảo sát thống kê lượng thải, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường do khí thải công
nghiệp là cơ sở nghiên cứu, đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường
do khí thải công nghiệp gây nên là cần thiết và hữu ích, góp phần vào thực hiện
mục tiêu chung của chương trình là ngăn ngừa và giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực
của khí thải công nghiệp tới chất lượng môi trường không khí xung quanh, đặc biệt
tại các khu đô thị tập trung đông dân cư, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống,
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Nội dung dự án thực hiện năm 2007: "Điều tra, khảo sát thống kê lượng
thải, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường do khí thải công nghiệp và đề xuất
các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường do khí thải công nghiệp” là triển
khai phần đầu nhiệm vụ dự án “Cải thiện chất lượng không khí các đô thị do nguồn
thải công nghiệp” - Đây là dự án thuộc Khung kế hoạch tổng thể thực hiện Chương
trình cải thiện chất lượng không khí ở các đô thị do Bộ Giao thông Vận tải chủ trì
thực hiện theo Quyết định số 4121/QĐ-BGTVT ngày 01/11/2005 của Bộ trưởng
Bộ Giao thông Vận tải nhằm thực hiện Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày
02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường
quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

Với thời gian một năm thực hiện nội dung, nhóm thực hiện đề tài về cơ bản
đã hoàn thành khối lượng công việc và kế hoạch đặt ra. Báo cáo tổng kết này nhằm
những mục đích sau:
• Khái quát lại quá trình thực hiện nội dung công việc trong năm qua, hay nói
một cách khác là xây dựng bức tranh toàn cảnh thực hiện và kết quả sản
phẩm; từ đó trọng tâm vào các phần nội dung thực hiện chủ yếu;
• Đánh giá những thuận lợi, khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện của
nhóm đề tài;
9


• Đề xuất các hướng thực hiện, các giải pháp cần thực hiện, phát triển tiếp sau
nội dung thực hiện năm 2007.
Bố cục của Báo cáo tổng kết gồm có 3 phần chính:
• Phần I: Báo cáo chung về nội dung thực hiện dự án năm 2007. Trong phần
này, chúng tôi sẽ điểm lại một cách khái quát về chương trình nội dung thực
hiện dự án năm 2007; những thuận lợi và khó khăn trong quá trình tiếp cận,
thực hiện cũng như tổng hợp kết quả sản phẩm.
• Phần II: Báo cáo cụ thể nội dung thực hiện dự án năm 2007. Phần này sẽ
trình bày một cách cụ thể hơn về hệ phương pháp luận thực hiện, các nội
dung thực hiện được theo mục tiêu đề ra;
• Phần III: Kết luận và kiến nghị. Phần này nhằm mục đích tổng hợp lại các
nội dung trong báo cáo tổng hợp, đồng thời đưa ra các kiến nghị.
Bên cạnh Báo cáo Tổng kết này sẽ có Phụ lục kèm theo với các nội dung:
• Các TCVN 5937:2005, 5938:2005, 5939:2005;
• Phiếu điều tra các CSCN gửi phản hồi;
• Kết quả đo đạc tiến hành trực tiếp tại một số CSCN của 5 thành phố: Hà Nội,
Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và TP. Hồ Chí Minh;
• So sánh kết quả đo đạc thực tế và kết quả tính toán theo mô hình phát tán
Berliand tại một số CSCN;

• Kết quả khảo sát, điều tra thu thập thông tin các CSCN trên địa bàn Hà Nội.
Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và TP. Hồ Chí Minh;
• Một đĩa CD bao gồm 7 phần mềm tính toán tải lượng và phát thải tại nguồn;
• Một đĩa CD bao gồm 5 bản đồ ô nhiễm không khí do khí thải công nghiệp tại
5 thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và TP. Hồ Chí Minh.
Dù đã rất cố gắng, song báo cáo cũng không tránh khỏi những thiếu sót.
Nhóm thực hiện đề tài rất mong nhận được sự thông cảm cũng như ý kiến đóng góp
của các chuyên gia và những người quan tâm! Xin chân thành cảm ơn!

10


PHẦN I: BÁO CÁO CHUNG VỀ NỘI DUNG THỰC HIỆN
DỰ ÁN NĂM 2007
I.1. KHÁI QUÁT VỀ NỘI DUNG THỰC HIỆN DỰ ÁN NĂM 2007
I.1.1 Thông tin chung về nội dung thực hiện dự án năm 2007
I.1.1.1 Tên nội dung thực hiện dự án
“Điều tra, khảo sát thống kê lượng thải, đánh giá mức độ ô nhiễm môi
trường do khí thải công nghiệp và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
môi trường do khí thải công nghiệp”
là nội dung thực hiện năm 2007 của “Dự án Cải thiện chất lượng không khí các đô
thị do nguồn thải công nghiệp” - thuộc Chương trình Cải thiện chất lượng không
khí ở các đô thị trong chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020.
I.1.1.2. Thời gian thực hiện
- Thời gian thực hiện trong 12 tháng
- Từ tháng 01/2007 đến tháng 12/2007
I.1.1.3. Cơ quan chủ quản chương trình
- Bộ Giao thông Vận tải
I.1.1.4. Cơ quan chủ trì

- Bộ Công Thương
I.1.1.5. Cơ quan thực hiện
- Viện Nghiên cứu Cơ khí - Bộ Công Thương
I.1.1.6. Cơ quan phối hợp
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Bộ Khoa học và Công nghệ;
- UBND, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường các thành
phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ;
- Các cơ quan nghiên cứu môi trường và các trường đại học;
- Các đơn vị liên quan.
I.1.2. Mục tiêu nội dung thực hiện dự án năm 2007
- Đánh giá tổng thể tải lượng phát thải gây ô nhiễm không khí do sản xuất
công nghiệp tại 5 đô thị lớn;
11


- Đánh giá hiện trạng ô nhiễm không khí do khí thải công nghiệp tại 5 đô thị
lớn;
- Đề xuất các cơ chế chính sách, giải pháp công nghệ phù hợp nhằm giảm
thiểu ô nhiễm không khí do khí thải công nghiệp;
- Đề xuất các dự án thực hiện giảm thiểu ô nhiễm không khí do khí thải công
nghiệp;
- Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về nguồn khí thải công nghiệp có tác động
lớn đến ô nhiễm môi trường không khí.
I.1.3. Phạm vi thực hiện
Dự án được thực hiện tại các khu đô thị, khu công nghiệp của các đô thị Hà
Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.
I.1.4. Nội dung chính
Dự án có các nội dung chính cần thực hiện như sau:
- Đánh giá hiện trạng ô nhiễm không khí do khí thải công nghiệp ở Hà Nội,

TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ;
- Đánh giá tổng thể ảnh hưởng của các nguồn phát thải công nghiệp chủ yếu
tới chất lượng môi trường không khí tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải
Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ;
- Xác định khả năng đầu tư xây dựng hệ thống xử lý khí thải tại các cơ sở công
nghiệp;
- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tổng thể, xây dựng dự án đầu tư hệ thống
xứ lý khí thải công nghiệp nhằm giảm thiểu ảnh hưởng ô nhiễm không khí
do khí thải công nghiệp;
- Phân tích, rà soát hệ thống văn bản pháp quy, điều tra hiện trạng thể chế liên
quan đến kiểm soát ô nhiễm không khí do hoạt động công nghiệp;
- Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về nguồn khí thải công nghiệp, lập bản đồ
ô nhiễm không khí do khí thải công nghiệp.
I.1.5. Phương pháp thực hiện
Để thực hiện được những nội dung chính đã đề cập trên, chúng tôi tiến hành
các phương pháp sau:

12


- Phương pháp kế thừa: Thu thập tài liệu, số liệu tại các cơ quan, tổ chức về
môi trường (báo cáo, đề tài, dự án đã nghiên cứu), vận dụng chọn lọc các kết
quả đo đạc, nghiên cứu;
- Phương pháp chuyên gia: Tổ chức hội thảo, lấy ý kiến các chuyên gia;
- Phương pháp tính toán: sử dụng các phần mềm, phương pháp tính toán
chuyên ngành;
- Phương pháp điều tra, khảo sát trực tiếp: Điều tra trực tiếp tại các khu công
nghiệp (KCN), các cơ sở công nghiệp;
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá.
Ta có cái nhìn khái quát trên Sơ đồ tổng hợp nội dung thực hiện dự án năm

2007 trên Hình I.1

13


Hình I.1. Sơ đồ tổng hợp thực hiện nội dung dự án năm 2007

Xây dựng hệ phương
pháp luận thực hiện

Điều
tra,
khảo
sát
trực
tiếp

Mẫu
PĐT,
lấy ý
kiến
phản
hồi các
CSCN

Phương
pháp
kế
thừa


Phương
pháp
tính
toán

Nội dung thực hiện

Phương
pháp
chuyên
gia

Phân
tích,
tổng
hợp,
đánh
giá

Đánh giá
tổng thể
tải lượng
phát thải
gây ô
nhiễm
không
khí do
SXCN

Đánh giá

hiện trạng
ô nhiễm
và tác
động các
nguồn thải
CN tới
CLKK

Xây
dựng cơ
sở dữ
liệu
thông tin
về nguồn
khí thải
CN

Đề xuất cơ
chế chính
sách, giải
pháp công
nghệ phù hợp
nhằm giảm
thiểu ÔNKK
do nguồn thải
CN

Đề xuất
các dự án
thực hiện

giảm thiểu
ÔNKK do
khí thải
CN

14


I.2. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH TIẾP CẬN,
THỰC HIỆN
I.2.1. Những thuận lợi trong quá trình tiếp cận, thực hiện
I.2.1.1. Giai đoạn tiếp cận (trước khi thực hiện)
Cơ sở thực tiễn (tính cấp thiết của dự án):
Trong thời gian qua, sản xuất công nghiệp của Việt Nam luôn duy trì được
tốc độ tăng trưởng cao, đạt được được những thành tựu quan trọng, đóng góp tích
cực vào nhịp độ phát triển kinh tế đất nước. Trung bình trong 5 năm (2001 - 2005)
mức tăng trưởng đạt đến 16%/năm, vượt chỉ tiêu do Đại hội Đảng IX đề ra cho
ngành Công nghiệp. Cơ cấu kinh tế cả nước sau 5 năm thực hiện đường lối Đại hội
Đảng IX đã có những bước chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hoá. Từ
sau khi có chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, và nhất là sau khi có luật đầu
tư nước ngoài, ngoài những nhà máy, xí nghiệp đã có từ trước vẫn tiếp tục hoạt
động và phát triển, hàng loạt nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp mới được thành
lập và đi vào hoạt động. Nhìn chung hoạt động công nghiệp tập trung vào một số
lĩnh vực chủ yếu sau: Công nghiệp điện; công nghiệp hoá chất, phân bón; công
nghiệp rượu bia, thực phẩm, công nghiệp luyện kim, cơ khí; công nghiệp xử lý bề
mặt kim loại; công nghiệp vật liệu xây dựng; công nghiệp dệt, nhuộm; công nghiệp
giấy, in; công nghiệp chế biến gỗ; công nghiệp gương kính; ... Những khu vực tập
trung nhiều nhất các cơ sở công nghiệp, các khu công nghiệp tập trung là các đô thị
lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ.
Song song với quá trình tăng trưởng và phát triển, các cơ sở sản xuất công

nghiệp cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí
đáng kể. Thống kê một cách không đầy đủ chúng ta có thể xác định các nguồn gây
ô nhiễm không khí chủ yếu như sau:
- Khói thải từ nguồn đốt nhiên liệu của các cơ sở công nghiệp sử dụng nhiên
liệu than, dầu FO: là nguồn thải lớn nhất, phân bố khắp nơi và chứa đầy đủ
các chất ô nhiễm không khí đặc trưng như SO2, NO2, CO, bụi, ...;
- Khí thải từ công nghiệp luyện kim: khói thải từ lò hồ quang các nhà máy
luyện thép, đúc nấu kim loại. Số lượng các nhà máy ở khu vực không nhiều,
nhưng bố trí trên địa bàn rộng và đang có xu hướng phát triển;

15


- Khí thải từ công nghiệp hoá chất: các nhà máy hoá chất cơ bản, sản xuất bột
giặt, phân bón, ...;
- Khí thải từ các nhà máy gia công bề mặt kim loại: gia công bề mặt kim loại
là một trong những ngành công nghiệp khá phát triển, trong đó đáng kể nhất
là các nhà máy mạ kẽm với chất ô nhiễm là bụi, khí HCl, khí NH3;
- Khí thải chứa các chất ô nhiễm dạng hạt: nhà máy xi măng, nhà máy thuốc
lá, nhà máy chế biến lương thực, nhà máy chế biến gỗ, sản xuất vật liệu xây
dựng
Theo số kiệu thống kê, chất lượng không khí tại các thành phố lớn như Hà
Nội, Thành phố Hồ Chí Minh…, các đô thị lớn, khu công nghiệp, đặc biệt các làng
nghề đang bị xuống cấp và ô nhiễm trầm trọng. Thực trạng ô nhiễm môi trường nói
chung và ô nhiễm đô thị nói riêng cho thấy nguồn ô nhiễm từ các hoạt động công
nghiệp trong hoặc lân cận các đô thị lớn của Việt Nam là rất đáng kể, góp phần làm
trầm trọng thêm hiện trạng ô nhiễm do giao thông và xây dựng.
Nguồn ô nhiễm do công nghiệp là nguồn tĩnh, dạng điểm có khả năng và cần
thiết phải xử lý bằng nhiều giải pháp khác nhau nhằm cải thiện chất lượng môi
trường không khí các đô thị nói riêng và môi trường không khí nói chung. Tại Hà

Nội, theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Sở TN&MT Hà Nội cho thấy, mỗi năm
có khoảng 80.000 tấn bụi khói, 9.000 tấn khí SO2, 46.000 tấn khí CO từ hơn 400 cơ
sở công nghiệp.
Ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiêm môi trường không khí nói riêng
đang ngày càng gây ra các ảnh hưởng tiêu cực tới sức khoẻ cộng đồng, đời sống xã
hội. Theo kết quả khảo sát, chỉ riêng ở khu vực nội thành Hà Nội, mỗi năm có
khoảng 600 người chết và hơn 1500 người mắc bệnh về đường hô hấp do ô nhiễm
không khí (nồng độ SO2 tăng trung bình hằng năm khoảng 10% - 17%; nồng độ khí
NOx tăng nhanh hơn, bình quân hàng năm khoảng từ 40 - 60%; nồng độ bụi PM10
tăng 1,5 lần. Theo ước đoán của các chuyên gia, ô nhiễm không khí ở Hà Nội đã
gây thiệt hại khoảng 1 tỷ đồng/ngày, tức là mỗi năm gây thiệt hại xấp xỉ 23 triệu
USD). Nếu không có những thay đổi về nhận thức và hành động mức độ ô nhiễm ở
nước ta đến năm 2010 sẽ có thể gấp 4 - 5 lần mức độ ô nhiễm nhiện nay. Tổn thất
kinh tế do ô nhiễm công nghiệp tác động tới sức khoẻ con người ước tính khoảng
0,3% GDP hiện nay, đến năm 2010 sẽ lên đến 12%.
16


Cơ sở pháp lý:
- Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28/5/2003 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp;
- Luật bảo vệ Môi trường sửa đổi được Quốc hội thông qua ngày12/2005 và có
hiệu lực từ 1/7/2006 quy định trách nhiệm quản lý môi trường của Bộ Công
nghiệp, cụ thể như sau:
+ Bộ Công nghiệp có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Bộ tài nguyên và
Môi trường, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan
và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực
hiện pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật
có liên quan đối với lĩnh vực công nghiệp; xử lý các cơ sở công nghiệp
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc thẩm quyền quản lý; chỉ đạo

phát triển ngành công nghiệp môi trường.
+ Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức việc quan trắc
các tác động đối với môi trường từ hoạt động của ngành, lĩnh vực do
mình quản lý;
+ Định kỳ năm năm một lần, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ lập báo cáo tình hình tác động môi trường của ngàng, lĩnh vực do
mình quản lý theo kỳ kế hoạch năm năm gửi Bộ tài nguyên và Môi
trường.
+ Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thống kê, lưu trữ số liệu
về môi trường của ngành, lĩnh vực do mình quản lý;
+ Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các
cấp có trách nhiệm xây dựng hệ thống thu thập, xử lý, tổng hợp, lưu trữ
và áp dụng công nghệ thông tin trong thống kê, lưu trữ số liệu về môi
trường.
+ Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm định kỳ
cung cấp cho Bộ tài nguyên và Môi trường, cơ quan quản lý nhà nước về
thống kê ở trung ương thông tin về môi trường liên quan đến ngành, lĩnh
vực mình quản lý.
- Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 15/11/2004 về bảo vệ môi
trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nêu
17


-

-

-

-


-

rõ: ”Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu vừa là nội dung cơ bản của phát triển
bền vững, phải được thể hiện trong các chiến lược, quy hoạch phát triển kinh
tế”;
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 256/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 phê
duyệt chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến 2010 và định hướng đến
2020 trong đó đề ra chương trình ưu tiên về giảm thiểu và xử lý ô nhiễm môi
trường công nghiệp
Chỉ thị số 36-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi
trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, coi bảo vệ môi
trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, là nội dung cơ
bản trong mọi hoạt động của tất cả các ngành, các cấp, lấy phòng ngừa và
ngăn chặn ô nhiễm làm nguyên tắc chỉ đạo.
Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020;
Công văn số 3579/BTNMT-MT ngày 30/9/2004 của Bộ tài nguyên và môi
trường hướng dẫn nội dung thực hiện các chương trình trong Chiến lược bảo
vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Quyết định số 4121/QĐ-BGTVT ngày 01/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Giao
thông Vận tải phê duyệt Khung kế hoạch tổng thể thực hiện Chương trình cải
thiện chất lượng không khí ở các đô thị – Chương trình số 23 trong chiến
lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm
2020.

Cơ sở khoa học:
Việt Nam đã ký kết và tham gia chương trình “Không khí sạch”, đòi hỏi phải
có những chương trình hành động phù hợp nhằm giảm thiểu và tiến tới ngăn ngừa

sự phát thải các chất ô nhiễm không khí vào môi trường, trong đó có cơ sở công
nghiệp, đặc biệt là cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Thực hiện phòng chống và khắc phục ô nhiễm môi trường do các hoạt động
sản xuất công nghiệp gây ra là một trong những vấn đề ưu tiên trong các hoạt động
bảo vệ môi trường của Bộ Công nghiệp. Chính vì vậy, việc thực hiện điều tra, khảo
sát thống kê lượng thải, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường do khí thải công
18


nghiệp là cơ sở nghiên cứu, đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường
do khí thải công nghiệp gây nên - bước đầu triển khai dự án “Cải thiện chất lượng
không khí các đô thị do nguồn thải công nghiệp” - là cần thiết và hữu ích, góp
phần vào thực hiện mục tiêu chung của chương trình là ngăn ngừa và giảm thiểu
ảnh hưởng tiêu cực của khí thải công nghiệp tới chất lượng môi trường không khí
xung quanh, đặc biệt tại các khu đô thị tập trung đông dân cư, góp phần nâng cao
chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Đây là dự án
thuộc Khung kế hoạch tổng thể thực hiện Chương trình cải thiện chất lượng không
khí ở các đô thị do Bộ Giao thông Vận tải chủ trì thực hiện theo Quyết định số
4121/QĐ-BGTVT ngày 01/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải nhằm
thực hiện Quyết số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến
năm 2020.
I.2.1.2. Trong quá trình thực hiện
• Trong quá trình thực hiện nội dung dự án, nhóm thực hiện luôn nhận được sự
chỉ đạo sát sao, quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện kịp thời từ Bộ Công
Thương;
• Mặt khác, sự phối hợp, hợp tác của các ban ngành liên quan, các cơ quan,
các chuyên gia đầu ngành cũng là một thuận lợi không thể không nhắc đến;
• Bên cạnh đó, nguồn tài liệu thu thập đa dạng, phong phú cũng là một điều
kiện rất thuận lợi trong quá trình thực hiện

I.2.2. Những khó khăn trong quá trình tiếp cận, thực hiện
Một vài khó khăn chính trong quá trình tiếp cận, thực hiện:
Nhìn chung, với một khối lượng công việc đặt ra lớn, bao hàm nhiều khía
cạnh, đòi hỏi nhiều dạng kết quả sản phẩm. Vì vậy, để xây dựng một phương pháp
luận thực hiện đúng đắn và phù hợp cũng mất tương đối nhiều thời gian từ quá
trình nhóm xây dựng, tham khảo các ý kiến chuyên gia, lập kế hoạch các bước thực
hiện chi tiết.
Các nguồn dữ liệu thứ cấp phân tán và không đồng bộ, thiếu các thông tin
cần thiết: Nhóm thực hiện dự án đã tiếp cận tới nhiều nguồn số liệu, dữ liệu như
Trung tâm thông tin của Cục Môi trường, Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Công
Thương, một số Sở Công nghiệp cũng như Sở Tài nguyên Môi trường địa phương,..
19


nhưng sự quản lý thông tin của các cơ quan này mới dừng ở các báo cáo, chưa có
sự phân loại, quản lý cơ sở dữ liệu dưới dạng điện tử nên khó khai thác dữ liệu.
Mặt khác, các dữ liệu, số liệu chất lượng không khí thu được hầu hết là những số
liệu nền của môi trường xung quanh, không đủ căn cứ để đánh giá, phân tích tải
lượng phát thải tại nguồn. Trong khi đó, việc tập hợp dữ liệu về các cơ sở sản xuất
này yêu cầu có sự đồng bộ và đảm bảo độ tin cậy sử dụng.
Chưa có sự hợp tác tối đa trong công tác điều tra khảo sát trực tiếp và phản
hồi ý kiến từ phiếu điều tra của các CSCN:
- Nhóm thực hiện đề tài đã tiến hành điều tra khảo sát trực tiếp tại một số
CSCN bằng phương thức phỏng vấn những người phụ trách về mặt kỹ thuật
hoặc an toàn lao động, đồng thời kiểm tra một số khu vực có khả năng phát
thải cao tại các CSCN;
- Qua việc phân loại, chọn lọc một số CSCN đối với 5 thành phố lớn, nhóm
thực hiện đề tài đã tiến hành gửi phiếu điều tra (PĐT) theo danh sách. Tuy
nhiên, lượng PĐT được gửi phản hồi từ các CSCN chỉ bằng 1/6 lượng PĐT
ban đầu phát đi.

Công tác tiến hành đo đạc trực tiếp tại các nguồn phát thải của cơ sở sản
xuất công nghiệp, việc thực hiện lại gặp nhiều khó khăn như:
- Phải tiến hành đo đạc trực tiếp một số lượng lớn các cơ sở sản xuất đầy đủ
với tất cả các loại hình sản xuất đòi hỏi sự đầu tư kinh phí tương đối lớn. Mặt
khác, hệ thống thông tin đo lường, quan trắc dây chuyền công nghệ chưa
được trang bị tại tất cả các CSCN cũng như thủ tục hành chính, các biện
pháp chế tài chưa đủ điều kiện cho phép, do đó sẽ gặp rất nhiều khó khăn
trong quá trình thực hiện;
- Mặt khác, công tác tiến hành đo đạc phải thực hiện trong một thời gian dài,
thường xuyên, cùng với các thiết bị đo lường chuyên dùng thì số liệu thu
được mới có đủ độ tin cậy cần thiết.

20


I.3. BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ CỦA NỘI DUNG THỰC HIỆN DỰ ÁN NĂM 2007
Xét một cách tổng thể và toàn diện, về cơ bản, hầu hết các công việc đặt ra trong kế hoạch thực hiện đã được hoàn
thành. Trong Bảng I.1 ta có báo cáo tổng hợp kết quả của nội dung thực hiện dự án năm 2007:
Bảng I.1. Báo cáo tổng hợp kết quả của nội dung thực hiện dự án năm 2007
TT
Nội dung thực hiện
1
Xây dựng đề cương chi tiết dự án
2
Xây dựng phương pháp thực hiện dự án

3

Thu thập thông tin, tài liệu có liên quan


4
4.1

Điều tra, khảo sát thực tế tại các KCN, KCX
Xây dựng mẫu phiếu điều tra và gửi đến các CSCN điều
tra

Sản phẩm
Đề cương: Đã thông qua đề cương và dự toán chi tiết
-03 luận cứ + 01 Báo cáo kết quả thí điểm áp dụng các phương pháp
đã xây dựng tại khu vực nhỏ ở Hà Nội
-01 Báo cáo Hội thảo chuyên gia: Đã thông qua trong Hội thảo
chuyên gia tháng 8/2007
-1100 trang tài liệu trong nước
-350 trang tài liệu nước ngoài
Đã hoàn thành theo số lượng trang đã đăng ký, tuy nhiên để đáp ứng
được mục tiêu của dự án số lượng trang tài liệu thu thập trên thực tế
lớn hơn nhiều lần
-Mẫu phiếu điều tra
-Lập danh sách các CSCN gửi điều tra tại 5 đô thị lớn
Đã hoàn thành: Tiến hành phân loại và lựa chọn các CSCN theo loại
hình sản xuất phát thải bụi, khí gây ô nhiễm chủ yếu để gửi phiếu
điều tra (dựa trên nguồn thông tin thu được). Cụ thể đã tiến hành gửi:
-Hà Nội: 50 CSCN
-Hải Phòng: 60 CSCN
-Cần Thơ: 18 CSCN
-Đà Nẵng: 35 CSCN
-TP. Hồ Chí Minh: 95 CSCN

21



4.2

Phỏng vấn điều tra tại các khu vực

4.3

Đo tải lượng và phân tích khí thải tại các nguồn phát thải
của các thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần
Thơ, Hải Phòng

5
5.1

6

Tổng hợp, đánh giá phân tích và xử lý số liệu
Tổng hợp số liệu điều tra và viết báo cáo hiện trạng phát
thải khí gây ô nhiễm không khí tại Hà Nội, TP. Hồ Chí
Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng từ các nguồn thải
công nghiệp
Số hoá dữ liệu đo đạc theo yêu cầu và nội dung cuả
chương trình tổng hợp cơ sở dữ liệu thông tin khí thải công
nghiệp
Xây dựng phần mềm tính toán

7

Xây dựng các chuyên đề


5.2

-Đã tiến hành phỏng vấn điều tra cụ thể tại một số nhà máy trên địa
bàn Hà Nội như nhà máy Cơ khí chính xác số 1 (Q.Thanh Xuân),
Nhà máy Sơn Hà Nội (H.Thanh Trì), Dệt vải Công nghiệp (Mai
Động), Kim khí Thăng Long (Gia Lâm),..
-Đã tiến hành liên hệ phối hợp với một số cơ quan chức năng khác
cùng thực hiện, khảo sát sơ bộ 5 đô thị lớn
-Tiến hành đo đạc, xác định tại 5 đô thị lớn. Cụ thể:
+Hà Nội: Phối hợp với Viện Nghiên cứu KHKT BHLĐ
+Đà Nẵng: Phối hợp với Phân viện BHLĐ và BVMT Miền Trung Tây Nguyên, Viện Nghiên cứu KHKT BHLĐ
+TP. Hồ Chí Minh: Phối hợp với Phân viện tại TP. Hồ Chí Minh,
Viện Nghiên cứu KHKT BHLĐ, Trung tâm Tư vấn chuyển giao công
nghệ an toàn vệ sinh lao động và bảo vệ Môi trường miền Nam
+Hải Phòng: Phối hợp với Trung tâm Quan trắc Môi trường, Sở Tài
nguyên & Môi trường Hải Phòng
+Cần Thơ: Phối hợp với Chi cục Bảo vệ Môi trường khu vực Tây
Nam Bộ, Bộ Tài nguyên & Môi trường
-10 chuyên đề Tổng hợp số liệu
-10 chuyên đề hiện trạng phát thải

05 Bản đồ số hoá của 5 đô thị lớn

Phần mềm tính toán cho 7 loại hình phát thải tính toán với nhiều
CSCN, nhập và xuất dữ liệu dạng bảng, báo cáo.

22



7.1
7.2
7.3
7.4
7.5
7.6
7.7
7.8
8

Đánh giá tác động của các nguồn thải công nghiệp tới chất
lượng môi trường không khí
Hiện trạng và khả năng đầu tư hệ thống xử lý, kiểm soát
khí thải tại các cơ sở công nghiệp của 5 thành phố
Chuyên đề về hiện trạng hệ thống văn bản và chính sách
liên quan
Chuyên đề hiện trạng hệ thống thông tin tại 5 thành phố
Chuyên đề về mô hình và kinh nghiệm xử lý khí thải, kiểm
soát ô nhiễm không khí do nguồn thải công nghiệp
Báo cáo đánh giá tính khả thi đầu tư xây dựng hệ thống xử
lý khí thải, kiểm soát ô nhiễm tại các CSCN
Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí do khí
thải công nghiệp
Đề xuất mô hình diểm về đầu tư hệ thống xử lý khí thải và
kiểm soát ô nhiễm không khí tại một số CSCN
Báo cáo Tổng kết

05 chuyên đề
05 chuyên đề
02 chuyên đề

05 chuyên đề
04 chuyên đề
02 chuyên đề
07 chuyên đề
03 chuyên đề
01 Báo cáo Tổng hợp nội dung thực hiện dự án năm 2007

23


PHẦN II: BÁO CÁO CỤ THỂ NỘI DUNG THỰC HIỆN DỰ ÁN NĂM 2007
II.1. HỆ PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
Xây dựng hệ phương pháp luận thực hiện thực chất là đưa ra các bước và các
phương pháp triển khai trong quá trình thực hiện. Trong phần này chúng ta sẽ điểm
lại một cách tổng quan các bước của tiến trình thực hiện và các phương pháp
nghiên cứu triển khai trong nội dung dự án năm 2007:
II.1.1. Khái quát các bước của tiến trình thực hiện
II.1.1.1. Phân loại phát thải bụi và khí ô nhiễm từ nguồn thải công nghiệp
Việc phân loại phát thải bụi, khí ô nhiễm rất quan trọng trong kiểm soát ô
nhiễm không khí từ các nguồn phát thải công nghiệp. Vì từ đó, chúng ta mới có cái
nhìn tổng quát về thành phần khí thải đặc trưng, ước tính được khả năng phát thải
cho từng loại hình sản xuất qua khả năng tiêu thụ nguyên nhiên liệu của các cơ sở
công nghiệp hay quá trình công nghệ.
Các dạng phát thải bụi, khí độc đặc trưng theo hai cách phân loại:
- Phân loại theo nguồn gốc phát sinh (làm cơ sở cho lựa chọn giải pháp công
nghệ xử lý);
- Phân loại theo nhóm ngành công nghiệp (làm cơ sở cho biện pháp quản lý
hành chính).
Tuy nhiên, đó mới chỉ là những phân loại mang tính thống kê sơ lược và
mang tính khái quát. Trên thực tế, để thực hiện nội dung 1 và 2 của dự án (Đánh

giá hiện trạng ô nhiễm không khí do khí thải công nghiệp cũng như đánh giá tổng
thể ảnh hưởng của các nguồn phát thải công nghiệp chủ yếu tới chất lượng môi
trường không khí tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ),
chúng ta cần thống kê đầy đủ thông tin (loại hình sản xuất, nhiên nguyên liệu tiêu
thụ, công nghệ sản xuất, khả năng kiểm soát phát thải, thiết bị xử lý khí thải được
sử dụng,...) các CSCN tại 5 đô thị lớn này, trong đó tập trung vào những loại hình
sản xuất có nguồn phát thải lưu lượng lớn, nồng độ khí ô nhiễm cao cũng như thiết
bị công nghệ sản xuất có nguồn phát thải với tải lượng không lớn nhưng có số
lượng lớn phân bố trên địa bàn rộng, có khả năng tác động trực tiếp tới môi trường
và sức khoẻ con người.

24


×