Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Chuẩn hóa trình độ công nghệ thông tin cho cán bộ công chức, giảng viên và sinh viên (giai đoạn 2013-2015) của trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (468.8 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
1. ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................. 2
2. CĂN CỨ PHÁP LÝ CỦA ĐỀ ÁN .............................................................................. 3
3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN ............................................................................................ 4
3.1. Mục tiêu chung ....................................................................................................... 4
3.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................... 4
4. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG CHUẨN ............................................................................ 4
5. NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN ............................................................................................ 5
5.1. Nội dung chuẩn hóa IC3 ..................................................................................... 5
5.2.Chuẩn hóa IC3 cho cán bộ, giảng viên .................................................................... 5
5.2.1 Các bước tiến hành .......................................................................................... 5
5.2.2. Điều kiện bắt buộc áp dụng chuẩn IC3 Quốc tế ............................................. 6
5.3. Chuẩn hóa cho sinh viên trong trường ................................................................... 6
5.3.1. Cấp độ đạt được .............................................................................................. 6
5.3.2. Các bước tiến hành ......................................................................................... 7
5.3.3. Điều kiện bắt buộc sinh viên đạt chuẩn IC3 tương đương ............................. 8
5.3.4. Điều kiện xét miễn học phần Tin học đại cương và chuẩn đầu ra ................. 8
6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ............................................................................................ 9
6.1. Ban Giám hiệu ........................................................................................................ 9
6.2. Phòng Đào tạo ........................................................................................................ 9
6.3. Phòng TTKT&ĐBCLGD ....................................................................................... 9
6.4. Trung tâm Ngoại Ngữ - Tin học Ứng dụng ........................................................... 9
6.4.1. Ban Giám đốc ................................................................................................. 9
6.4.2. Tổ công tác thực hiện đề án ............................................................................ 9
6.4.3. Bộ phận CNTT .............................................................................................. 10
7. DỰ TRÙ KINH PHÍ .................................................................................................. 10
8. KẾT LUẬN ................................................................................................................ 12
PHỤ LỤC 1 .................................................................................................................... 13

1



1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Hiện nay, các phòng ban, trung tâm và viện nghiên cứu trong nhà trường đều
tham gia vào quá trình đào tạo, khẳng định chất lượng đào tạo và trình độ khai thác, ứng
dụng Công Nghệ Thông Tin (CNTT) của cán bộ, giảng viên, sinh viên tốt nghiệp ra
trường. Việc đánh giá về chuẩn CNTT được quốc tế công nhận chính là khẳng định vị
thế của nhà trường, phù hợp với sự hội nhập quốc tế.
Trên thực tế, một số trường thành viên trong khối Đại học Thái Nguyên đã tiên
phong trong vấn đề áp dụng chuẩn đầu ra cho trường. Điều này cho thấy sự năng động,
linh hoạt của nhà trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của các cơ sở đào tạo, tăng cơ hội
tìm kiếm việc làm cho sinh viên khi ra trường (Trường Đại học KT&QTKD sử dụng chuẩn
IC3, Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông sử dụng chuẩn MOS).
Một vấn đề cho thấy hiện nay, số sinh viên đỗ vào trường Đại học Nông lâm
(ĐHNL) phần lớn là con em dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa, các em thuộc diện dãn
điểm và diện 30A nên trình độ về Tin học của các em không đồng đều, một số ít em đã
được học Tin ở phổ thông nhưng phần lớn các em chưa thành thạo với Tin học, nên việc
tiếp cận CNTT cần có thời gian nhất định, với thời lượng 2 tín chỉ sẽ không đảm bảo
chuẩn đầu ra như quy định của Đại học Thái Nguyên.
Thực tế cho thấy một lượng sinh viên khá lớn ở các khoa sau khi tốt nghiệp vẫn chưa
sử dụng thành thạo Excel để lập các bảng biểu, tính toán hoặc xử lí số liệu, một số không
nhỏ khác chưa sử dụng thành thạo Powerpoint để soạn thảo báo cáo khoa học, đề tài…
Qua đó cho thấy, việc xây dựng lộ trình thực hiện chuẩn đầu và phương pháp giảng
dạy đạt chuẩn cho sinh viên trong trường đảm bảo mặt bằng chung về tin học đại cương với
các sinh viên trong cùng khối trường Đại học và đáp ứng yêu cầu thực tế của xã hội là rất
cần thiết.
1.2.Vấn đề sử dụng CNTT của đội ngũ cán bộ phòng ban và đội ngũ giảng viên ở
các đơn vị, các khoa trong trường không đồng đều, còn nhiều hạn chế, chưa áp dụng
triệt để CNTT trong việc giải quyết công việc chuyên môn, số lượng cán bộ, giáo viên
đạt trình độ chuẩn về CNTT còn rất ít.
Kết hợp với việc Đại học Thái Nguyên đã ban hành công văn số 1407/ĐHTN về

việc triển khai đề án chuẩn CNTT của đại học Thái Nguyên cụ thể tất cả các cán bộ, viên
chức có độ tuổi dưới 45 phải đạt chuẩn IC3 quốc tế về tin học do Certiport Hoa Kỳ, đại diện
IIG Việt Nam cấp (trừ những cán bộ công chức đã có bằng kỹ sư/cử nhân về CNTT).
2


Đây chính là tiền đề cho việc sử dụng chuẩn Công nghệ thông tin cho cán bộ giảng
viên và sinh viên của Đại học Thái Nguyên.
1.3. Các công ty tư nhân, cơ quan nhà nước, các nhà tuyển dụng đều đỏi hỏi ứng viên
phải có trình độ CNTT, khai thác một cách có hiệu quả các ứng dụng công nghệ thông tin
trong công việc. Chính vì vậy, những ứng viên có chứng chỉ tin học theo các chuẩn quốc tế
có lợi thế rất lớn khi nộp hồ sơ xin việc và tham dự thẩm vấn. Việc áp chuẩn đầu ra cho
sinh viên các trường tác động tích cực đến các nhà tuyển dụng, giảm thời gian, chi phí tổ
chức thi, kiểm tra. Đồng thời tăng hiệu quả và chất lượng nhân sự được tuyển dụng.
2. CĂN CỨ PHÁP LÝ CỦA ĐỀ ÁN
- Căn cứ nghị quyết số 37 - NQ/TW, ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị khóa IX, về
đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và
miền núi Bắc Bộ đến năm 2020;
- Căn cứ chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển
công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa;
- Căn cứ quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng phê duyệt
Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020;
- Căn cứ kết luận số 51-KL/T.Ư ngày 29/10/2012 của Ban chấp hành Trung ương
khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế;
- Đặc biệt, ngày 22/9/2010, Đề án: “Sớm đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về
CNTT-TT” đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1755/QĐ-TTg. Đề án nhấn
mạnh mục tiêu phát triển nguồn nhân lực CNTT đạt tiêu chuẩn quốc tế và ứng dụng hiệu

quả CNTT trong mọi lĩnh vực Kinh tế - Xã hội, quốc phòng an ninh;
- Căn cứ vào đề án chuẩn hóa trình độ và kỹ năng công nghệ thông tin của đại học
Thái Nguyên;
- Căn cứ vào công văn số 1407/ĐHTN về việc triển khai đề án chuẩn CNTT của đại
học Thái Nguyên; 15-07-2013
- Căn cứ vào mục tiêu phát triển và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của trường
đại học Nông Lâm Thái Nguyên, gắn với sứ mệnh của trường là “Đào tạo cán bộ có trình
đội đại học và sau đại học, nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ về lĩnh vực

3


nông lâm nghiệp, phát triển nông thôn và tài nguyên môi trường, phục vụ phát triển kinh tế
xã hội các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc Việt Nam” tầm nhìn đến năm 2020;
Cơ sở phát triển nguồn nhân lực CNTT đạt chuẩn; Ứng dụng hiệu quả CNTT trong
cơ quan Đảng, Nhà nước, doanh nghiệp và xã hội, trong đó nhấn mạnh việc xây dựng và
hoàn thiện thể chế về quản lí và phát triển CNTT theo các chuẩn quốc tế.
Trên tinh thần đó đề án “Chuẩn hóa trình độ công nghệ thông tin cho cán bộ
công chức, giảng viên và sinh viên (giai đoạn 2013-2015) của trường đại học Nông
Lâm Thái Nguyên” là chủ trương cần thiết của Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường.
3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN
3.1. Mục tiêu chung
Nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết về chuẩn đầu ra của sinh viên trong trường, đáp
ứng nhu cầu xã hội và chuẩn hóa đội ngũ cán bộ giáo viên về CNTT giai đoạn từ nay đến
năm 2015.
3.2. Mục tiêu cụ thể
 Xây dựng và tổ chức thực hiện lộ trình chuẩn hóa về CNTT theo chuẩn quốc tế
cho cán bộ, công chức và giảng viên của Trường Đại học Nông Lâm, nhằm nâng cao
trình độ và kỹ năng khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý,
điều hành và đổi mới phương pháp dạy học. Mục tiêu đến hết năm 2015, 100% cán bộ

giảng viên trong nhà trường ở độ tuổi từ 45 tuổi trở xuống có chứng chỉ IC3 quốc tế.
 Đề xuất giải pháp, lộ trình áp chuẩn đầu ra môn tin học đại cương cho sinh viên
các chuyên ngành đào tạo trong nhà trường, tiếp cận với chuẩn quốc tế. Mục tiêu đề ra
100% sinh viên ra trường năm 2015 có trình độ Tin học tương đương chuẩn IC3 quốc tế,
bắt đầu áp dụng đào tạo Tin học IC3 đối với K45 trở đi. Riêng đối với K43, K44 sau khi
ra trường sinh viên tự bồi dưỡng kiến thức IC3 và phải có chứng chỉ IC3 tương đương do
nhà trường cấp khi ra trường.
4. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG CHUẨN
Việc thực hiện chuẩn hóa được triển khai theo lộ trình phù hợp với từng nhóm
đối tượng, bao gồm: Cán bộ, chuyên viên, đội ngũ giảng viên các chuyên ngành đào tạo
và sinh viên trong trường. Cụ thể:
* Chuẩn hóa trình độ CNTT đối với cán bộ, công chức, giảng viên không thuộc
chuyên ngành CNTT của trường Đại học Nông Lâm. Chuẩn IC3 quốc tế sẽ được áp
dụng đối với toàn thể cán bộ, công chức và giảng viên từ 45 tuổi trở xuống (không bắt
4


buộc đối với nhân viên trực giảng đường, bảo vệ, lái xe, vệ sinh môi trường, nhân viên
tạp vụ), đồng thời khuyến khích các cán bộ quản lý phòng, ban, các khoa trên 45 tuổi
phấn đấu đạt chuẩn trên.
* Xây dựng lộ trình, chuẩn hóa cho nhóm đối tượng sinh viên các chuyên ngành
thuộc trường Đại học Nông Lâm.
* Áp dụng chuẩn IC3 quốc tế cho sinh viên chương trình chất lượng cao trong nhà trường.
5. NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN
5.1. Nội dung chuẩn hóa IC3
Gồm 3 phần:
Máy tính căn bản:
Nhận biết các loại máy tính, cơ chế xử lý thông tin, mục đích chức năng của các
loại linh kiện phần cứng. Nhận biết cách thức bảo trì các thiết bị máy tính và xử lý sự cố
thông thường của máy tính. Nhận biết phần cứng, phần mềm, hệ điều hành, cơ chế hoạt

động, sử dụng hệ điều hành, thao tác với tập tin và thư mục. Nhận biết cách thức thay
đổi hệ thống, cài đặt và gỡ bỏ phần mềm.
Ứng dụng văn phòng:
Bao gồm kỹ năng chung của phần mềm ứng dụng (khởi động, thoát khỏi chương
trình, khởi tạo, lưu và quản lý tập tin, chỉnh sửa và định dạng trang in). Kỹ năng sử
dụng các chức năng của phần mềm soạn thảo văn bản. Kỹ năng sử dụng phần mềm
bảng tính Excel, và kỹ năng sử dụng phần mềm trình chiếu Powerpoint
Kết nối trực tuyến:
Bao gồm các kiến thức về mạng truyền thông và Internet. Tìm hiểu các thiết bị
truyền thông điện tử, cách sử dụng các dụng vụ thư điện tử, các trang mạng xã hội, và
các phương thức truyền thông điện tử. Kiến thức về World, Wide, Web và cách sử dụng
trình duyệt Web.
Cấp độ đạt được: Cấp độ C (phụ lục 1: bảng thang điểm chuẩn của IC3).
5.2.Chuẩn hóa IC3 cho cán bộ, giảng viên
5.2.1 Các bước tiến hành
a. Tổ chức thi sát hạch:
Nhà trường sẽ tổ chức thi sát hạch và giới thiệu bài thi IC3 bằng phần mềm
Certiprep IC3 đối với cán bộ, giảng viên từ 45 tuổi trở xuống theo 3 phần: Máy tính căn
bản, Ứng dụng văn phòng, kết nối trực tuyến, mục đích giúp cho cán bộ, giảng viên hiểu
và biết rõ hơn về bài thi IC3

5


Từ tháng 03 năm 2014: Tổ chức 4 buổi thi sát hạch và giới thiệu bài thi IC3 cho
cán bộ, giảng viên các khoa (sẽ có lịch cụ thể).
b. Bồi dưỡng kiến thức IC3:
Nhà trường thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng trình độ CNTT cho cán bộ, viên
chức, giảng viên trong trường có nhu cầu học tập bồi dưỡng và nâng cao trình độ
CNTT. Cụ thể:

- Tháng trong tháng 03 năm 2014: Mở 2 lớp bồi dưỡng kiến thức IC3, mỗi lớp từ 30
đến 35 cán bộ.
- Tháng 07 năm 2014: Mở 2 lớp bồi dưỡng kiến thức IC3, mỗi lớp từ 30 đến 35 cán bộ.
- Tháng 04 năm 2015: Mở 2 lớp bồi dưỡng kiến thức IC3, mỗi lớp từ 30 đến 35 cán bộ.
c. Tổ chức thi lấy chứng chỉ IC3 quốc tế:
Nhà trường sẽ hỗ trợ kinh phí thi cho những cán bộ, giảng viên có chứng chỉ IC3
Quốc tế. Trung tâm NN-THƯD phối hợp với IIG Việt Nam mở lớp thi chứng chỉ IC3
quốc tế tại trường Đại học Nông Lâm. Cụ thể:
- Tháng 05 năm 2014: Tổ chức đợt 1 cho 100 cán bộ, giảng viên thi chứng chỉ IC3
- Tháng 09 năm 2014: Tổ chức đợt 2 cho 100 cán bộ, giảng viên thi chứng chỉ IC3
- Tháng 06 năm 2015: Tổ chức đợt 3 cho 200 cán bộ, giảng viên thi chứng chỉ IC3
5.2.2. Điều kiện bắt buộc áp dụng chuẩn IC3 Quốc tế
- Đến cuối năm 2014, 50% cán bộ, giảng viên trong độ tuổi quy định đạt chuẩn IC3
quốc tế. Trong đó 100% cán bộ, giảng viên có độ tuổi từ 35 tuổi trở xuống phải có
chứng chỉ IC3 quốc tế. Khuyến khích những cán bộ, giảng viên ở độ tuổi từ 35 tuổi đến
45 tuổi có chứng chỉ trong thời gian này.
- Đến cuối năm 2015, đạt 100% cán bộ giảng viên ở độ tuổi quy định có chứng chỉ
IC quốc tế.
- Đầu năm 2016, nếu cán bộ, giảng viên nào chưa đạt chuẩn quy định sẽ coi như
không hoàn thành nhiệm vụ, xét thi đua cuối năm và bị trừ 50% tiền thu nhập tăng thêm
hàng tháng.
- Bắt đầu từ năm 2014, tất cả cán bộ thi tuyển dụng công chức vào Trường Đại
3

Học Nông Lâm đều phải có chứng chỉ IC3 quốc tế.
5.3. Chuẩn hóa cho sinh viên trong trường
5.3.1. Cấp độ đạt được
- Sinh viên chính quy khóa 43, 44 và 45 trở đi: Đạt trình độ IC3 của Đại học Nông
lâm Thái Nguyên, tương đương cấp độ C theo thang điểm chuẩn IC3 thông qua 2 bài thi lý
thuyết trắc nghiệm và thực hành. Bài thi lý thuyết gồm kiến thức máy tính căn bản, ứng

dụng văn phòng và kết nối trực tuyến. Bài thi thực hành gồm kiến thức phần ứng dụng văn
phòng.
6


- Sinh viên chương trình chất lượng cao: Đạt trình độ IC3 quốc tế tương đương
cấp độ C (phụ lục 1: Bảng thang điểm chuẩn của IC3).
5.3.2. Các bước tiến hành
a. Yêu cầu bắt buộc đối với sinh viên
Sinh viên khi đăng ký học học phần Tin học đại cương bắt buộc phải có kiến thức
về máy tính cơ bản bao gồm: Cách nhận biết các loại máy tính, phần cứng, phần mềm
máy tính, các thiết bị ngoại vi và cách xử lý sự cố máy tính. Sử dụng hệ điều hành Win
7 và cài đặt một số phần mềm thông dụng.
Trong quá trình học, Nhà trường sẽ tổ chức kiểm tra sát hoạch những phần kiến
thức cơ bản nhằm giúp sinh viên biết trình độ Tin học của bản thân, từ đó có hướng học
tập và phấn đấu.
b. Tổ chức học môn Tin học đại cương
- Thời gian học học phần Tin học đại cương sẽ được chia thành 2 đợt, sinh viên sẽ
đăng ký học môn Tin học đại cương vào đầu học kỳ II năm thứ I và đầu học kỳ I năm
thứ 2.
c. Tổ chức học bồi dưỡng kiến thức cho sinh viên
- Sau khi kiểm tra sát hạch, những sinh viên có điểm phân loại dưới 5.5 điểm nếu
có nhu cầu học bồi dưỡng kiến thức sẽ đăng ký học tại Trung tâm NN-THƯD (học
ngoài giờ).
- Trung tâm sẽ phân lớp và xếp thời khóa biểu cho sinh viên đăng ký học đảm bảo
không trùng với thời khóa biểu chính khóa
- Thời gian học bồi dưỡng kiến thức là 5 buổi tương đương 15 tiết chuẩn.
d. Tổ chức học, ôn luyện IC3 cho các sinh viên có nhu cầu
- Những sinh viên K43, K44, K45 nếu có nhu cầu ôn luyện thi chứng chỉ IC 3 sẽ
đăng ký học tại Trung tâm NN-THƯD

- Các lớp học, ôn luyện IC3 gồm:
+ Học IC3 gồm 45 tiết tương đương 15 buổi
+ Ôn luyện IC3 gồm 30 tiết tương đương 10 buổi
e. Tổ chức thi lấy chứng chỉ
Sau khi sinh viên đạt học phần Tin học đại cương, hoặc cuối mỗi khóa học IC3,
Nhà trường sẽ tổ chức các lớp thi cấp chứng chỉ IC3 tương đương cho sinh viên và IC3
quốc tế cho sinh viên chương trình chất lượng cao. Cụ thể:

7


Khóa 43, 44: Nhà trường sẽ tổ chức các đợt thi chứng chỉ theo lớp đăng ký (có
thông báo cụ thể đến các lớp trước mỗi đợt thi). Sinh viên phải hoàn thành 01 bài thi lý
thuyết thời gian 40 phút và 01 bài thi thực hành trên máy thời gian 35 phút.
Khóa 45 trở đi: Nhà trường sẽ tổ chức thi cấp chứng chỉ IC3 tương đương và IC3
quốc tế (nếu sinh viên có nhu cầu) cho tất cả sinh viên sau mỗi học kỳ (có thể đăng ký
theo lớp). Sinh viên phải hoàn thành 01 bài thi lý thuyết thời gian 40 phút và 01 bài thi
thực hành trên máy thời gian 35 phút.
Sinh viên chương trình chất lượng cao: Nhà trường sẽ kết hợp với IIG Việt Nam
tổ chức thi chứng chỉ IC3 quốc tế cho sinh viên trương trình chất lượng cao. Thời gian
thi cuối mỗi năm học. Sinh viên phải hoàn thành 3 phần thi Máy tính căn bản, Ứng dụng
văn phòng và kết nối trực tuyến.
5.3.3. Điều kiện bắt buộc với sinh viên
Sinh viên K43, K44: Sinh viên phải tự bồi dưỡng kiến thức IC3 và đăng ký thi lấy
chứng chỉ IC3 tương đương do nhà trường cấp làm căn cứ xét chuẩn đầu ra cho sinh
viên khi ra trường.
Sinh viên K45 trở đi: Phải có chứng chỉ IC3 tương đương do nhà trường cấp (hoặc
nếu có nhu cầu đăng ký thi lấy chứng chỉ IC3 quốc tế của IIG Việt Nam). Đây là cơ sở
xét chuẩn đầu ra cho sinh viên khi ra trường.
Sinh viên chương trình chất lượng cao: Phải có chứng chỉ IC3 quốc tế làm cơ sở

xét chuẩn đầu đầu ra cho sinh viên khi ra trường.
5.3.4. Điều kiện xét miễn học phần Tin học đại cương và chuẩn đầu ra
- Với những sinh viên có chứng chỉ IC3 quốc tế trước khi học môn tin Đại cương,
nhà trường sẽ miễn học môn Tin học đại cương và công nhận điểm 10 cho môn Tin học
đại cương.
- Những sinh viên có chứng chỉ IC3 quốc tế sau khi học xong môn Tin học đại
cương thì không được sửa điểm học phần môn Tin học đại cương.
- Nhà trường chỉ công nhận chuẩn đầu ra với những chứng chỉ do nhà trường cấp,
chứng chỉ tin học IC3 quốc tế. Những sinh viên có bằng đại học chuyên ngành CNTT
được xét công nhận điều kiện ra trường. Nếu không có những văn bằng, chứng chỉ như
trên sinh viên sẽ không được xét tốt nghiệp ra trường.

8


6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
6.1. Ban Giám hiệu
BGH thông qua các phòng chức năng của đơn vị (phòng Đào tạo, phòng
TTKT&ĐBCLGD, Trung tâm NN-THƯD) chỉ đạo thực hiện đề án chuẩn hóa năng lực
CNTT cho cán bộ giáo viên và sinh viên theo quy chế đào tạo và các quy định hiện
hành của ĐHTN.
6.2. Phòng Đào tạo
- Lập kế hoạch và thời gian cụ thể cho sinh viên đăng ký học học phần Tin học đại
cương.
- Quản lý việc xây dựng giáo án, bài giảng và giáo trình cho học phần Tin học đại
cương.
6.3. Phòng TTKT&ĐBCLGD
- Phối hợp với TT Ngoại Ngữ - Tin học ứng dụng giám sát việc kiểm tra trình độ
CNTT đối với cán bộ, giảng viên trong nhà trường.
- Giám sát việc thực hiện kế hoạch, thời khóa biểu học phần Tin học đại cương và

việc tổ chức, kiểm tra, đánh giá cấp chứng chỉ IC3 tương đương.
- Quản lý ngân hàng đề thi cuối kỳ và đề thi cấp chứng chỉ IC3 tương đương.
6.4. Trung tâm Ngoại Ngữ - Tin học Ứng dụng
6.4.1. Ban Giám đốc
- Chỉ đạo điều phối chung mọi hoạt động của tổ công tác thực hiện đề án chuẩn
hóa tin học IC3 theo nội dung, kế hoạch đã được xây dựng dưới sự chỉ đạo chung của
Trưởng ban đề án.
- Hợp tác cùng IIG Việt Nam tổ chức thi trực tuyến để lấy chứng chỉ IC3 quốc tế
tại Trường Đại Học Nông Lâm.
- Chịu trách nhiệm giám sát tổ công tác thực hiện đề án và báo cáo thường xuyên
với Ban giám hiệu khi có việc phát sinh.
6.4.2. Tổ công tác thực hiện đề án
- Chịu trách nhiệm trước Ban điều hành đề án Nhà trường và Ban Giám đốc Trung
tâm về việc xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện và báo cáo kết quả hoạt
động đề án định kỳ hàng tháng, kỳ học và năm học.
- Tổ công tác sẽ chịu trách nhiệm về nội dung, chương trình và bồi dưỡng các lớp
học bổ sung kiến thức.
9


- Chịu trách nhiệm xây dựng ngân hàng câu hỏi kiểm tra, đánh giá sát hạch cho
sinh viên năm thứ nhất, kết hợp với Phòng TTKT&ĐBCLGD kiểm tra trình độ CNTT
cho cán bộ giáo viên trong nhà trường.
- Phối hợp với phòng TTKT&KĐCLGD xây dựng ngân hàng câu hỏi cho học
phần Tin học đại cương.
- Biên soạn tài liệu giảng dạy dựa trên tài liệu tham khảo của IIG Việt Nam, cung
cấp tài liệu chính cho sinh viên học tập và nghiêm cứu.
- Phối hợp với IIG Việt Nam lập kế hoạch và tổ chức việc đào tạo, tập huấn, tổ
chức thi và cấp phát chứng chỉ IC3 quốc tế.
- Được phép tuyển giáo viên giảng dạy những nội dung trong đề án IC3 nếu có nhu cầu.

- Thẩm định minh chứng và chứng chỉ Tin học IC3 của cán bộ giảng viên và sinh
viên.
- Chịu trách nhiệm báo cáo với Ban giám đốc khi có sự việc phát sinh
6.4.3. Bộ phận CNTT
- Chịu trách nhiệm về cơ sở vật chất, kĩ thuật trong quá trình học tập, bồi dưỡng
kiến thức về trình độ CNTT cho cán bộ, giảng viên và sinh viên trong nhà trường.
- Kết hợp với IIG Việt nam và tổ công tác xây dựng phòng thi testside và phòng
thi cấp chứng chỉ quốc tế.
- Báo cáo lãnh đạo Trung tâm về những vấn đề phát sinh liên quan đến quá trình
thực hiện đề án.
7. DỰ TRÙ KINH PHÍ
7.1. Kinh phí Nhà trường hỗ trợ cho đề án:
STT
1

Hạng mục chi
(Theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống)
Trang thiết bị phục vụ đề án

Đơn vị
tính
P.Máy
Bộ

1.1

Case Fantom 3538

1.2


Hệ thống lắp đặt mạng

1.3

Ghế Xuân Hòa

Cái

1.4

Máy chiếu (di động)

Cái

2
3

Mua phần mềm Certiprep IC3
(Test + ôn luyện + giảng dạy)
Kinh phí kiểm tra trình độ CNTT
cho cán bộ, giảng viên. (Tính cho

Bộ

10

Số
lượng

Đơn giá

(VNĐ)

1

Thành tiền
(VNĐ)
195.000.000

40

4.300.000

172.000.000

1

5.000.000

5.000.000

40

200.000

8.000.000

1

10.000.000


10.000.000

1

35.000.000

35.000.000

250

50.000

12.500.000


4

mỗi cán bộ, giảng viên)
Chứng chỉ IC3 quốc tế cho CBVC,
giảng viên

Cái

4.1

Chứng chỉ IC3 cho CBGD

Cái

4.2


Chứng chỉ IC3 cho cán bộ phòng ban

Cái

5
5.1

Phòng làm việc cho bộ phận đề án
Tin học và Tiếng Anh
Điều hòa Samsung 9.000 BTU
AR09HCFSSURNSV

250

1.600.000

400.000.000

200

1.600.000

320.000.000

50

1.600.000

80.000.000

37.500.000

Cái

5.2

Ghế nhân viên SG550H

Cái

5.3

Bàn làm việc có hộc SV120SHL

Cái

5.4

Bảng nhung (GVT1224: 1,2 x 2,4 m)

Cái

5.5

Biển văn phòng

Cái

5.6


Tủ văn phòng SV2000G-3B

Cái

5.7

Bàn họp văn phòng HP3012CN, OV

Cái

5.8
5.9

Máy vi tính HP
Máy in Canon 2900

Cái
Cái

5.10

Xây vách ngăn chia phòng

5.11

Lắp cửa kính (cửa sổ + cửa đi)

m2

1


8.000.000

8.000.000

7

500.000

3.500.000

4

1.200.000

4.800.000

1

1.000.000

1.000.000

1

200.000

2

2.500.000


5.000.000

1
2
1

2.200.000
10.000.000
3.000.000

2.200.000
20.000.000
3.000.000

1

10.000.000

10.000.000

4

700.000

2.800.000

Tổng cộng 1+2+3+4+5

200.000


690.000.000

(Bằng chữ: Sáu trăm chín mươi triệu đồng.)

Ghi chú: Nhà trường hỗ trợ một lần tiền kinh phí thi chứng chỉ cho cán bộ
giảng viên có tên trong quyết định áp dụng chuẩn Tin học IC3 năm 2014 và 2015
khi có chứng chỉ tin học IC3 Quốc tế nộp đúng thời hạn áp dụng chuẩn.
7.2. Kinh phí đóng góp
Kinh phí

Đơn vị
tính

Số
lượng

1

Kinh phí cho 1 sinh viên kiểm tra sát
hạch trình độ Tin học khi có nhu cầu

Sinh
viên

1

30.000

30.000


2

Học bồi dưỡng kiến thức cơ bản cho
sinh viên có nhu cầu

Khóa

1

200.000

200.000

3

Ôn luyện IC3 (cho Sinh viên)

Khóa

1

500.000

500.000

4

Học chứng chỉ IC3 tương đương (cho
Sinh viên)


Khóa

1

700.000

700.000

5

Học chứng chỉ IC3 Quốc tế

Khóa
11

1

900.000

900.000

STT

Đơn giá
(VNĐ)

Thành tiền
(VNĐ)



(cho CBGV)
6

Kinh phí cấp chứng chỉ IC3 tương
đương (bắt buộc) (cho Sinh viên)

Cái

1

200.000

200.000

7

Kinh phí cấp chứng chỉ IC3 quốc tế

Cái

1

1.600.000

1.600.000

Tổng: 1+2+3+4+5+6+7
(Bằng chữ: Bốn triệu một trăm ba mươi nghìn đồng.)


4.130.000

8. KẾT LUẬN
Áp chuẩn CNTT IC3 đối với công chức, giảng viên và chuẩn “tương đương” IC3
cho sinh viên Đại học Nông Lâm là việc cần thiết, phù hợp với sứ mệnh của trường và
sự phát triển kinh tế, xã hội, chứng minh năng lực đào tạo, giảng dạy của Đại học Nông
Lâm.
Việc xây dựng chuẩn đầu ra sẽ giúp cho cán bộ giáo viên trong nhà trường đạt
chuẩn chung về trình độ CNTT và đáp ứng yêu cầu ĐHTN
Việc áp chuẩn CNTT quốc tế cho cán bộ, công chức, giảng viên và tiếp cận chuẩn
quốc tế cho sinh viên hoàn toàn phù hợp với định hướng chiến lược phát triển của
trường, xứng đáng là đơn vị anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới.

12


PHỤ LỤC 1
Giới thiệu về chuẩn công nghệ thông tin IC3
1. Giới thiệu về chuẩn công nghệ thông tin IC3
Chuẩn tin học IC3 hiện nay đã được công nhận và sử dụng phổ biến trên toàn thế
giới. Đây là chứng chỉ công nhận kỹ năng sử dụng, khai thác máy tính thành thạo của
người học. Khẳng định hiểu biết của người học về phần cứng, phần mềm trên máy tính.
1.1. Mục tiêu
Giúp cho người sử dụng công nghệ thông tin trong thời đại công nghệ số hiện nay
sử dụng, khai thác được các công cụ số: Máy tính, Internet, E-mail, Smart
phones/PDAs. Nắm rõ các vấn đề: Bảo mật dữ liệu. Các quy định pháp luật liên quan
khi sử dụng phần mềm, Internet. Các phương pháp an toàn truy cập Internet.
1.2. Yêu cầu
 Máy tính căn bản:
- Xác định dạng máy tính, quá trình cung cấp thông tin và hoạt động kết nối

của các bộ phận máy tính.
- Xác định chức năng của các thành phần trong máy tính phần
-

Xác định được yếu tố quyết định hành vi mua thiết bị máy tính của các cá
nhân và tổ chức.
Xác định các bộ phận chính của máy tính và các giải pháp xử lý chung liên
quan đến phần cứng máy tính.
Xác định được cách thức kết nối phần mềm và phần cứng máy tính.
Cách thức phát triển và nâng cấp của phần mềm.
Xác định được các dạng khác nhau của phần mềm, các khái niệm chung liên
quan đến phần mềm, nhiệm vụ của từng phần.
Xác định được đâu là hệ điều hành và cách thức nó hoạt động giải quyết các
vấn đề liên quan đến hệ điều hành.
Kiểm soát windows, các file và đĩa.
Xác định cách thay đổi hệ thống cài đặt, sửa chữa, chuyển đổi phần mềm.
Xác định được đang làm việc với chương trình nào và giải quyết các vấn đề
liên quan đến các chương trình
Thao tác và kiểm soát màn hình desktop, các file và các ổ đĩa
Xác định cách thay đổi hệ thống cài đặt, sửa chữa và di chuyển phần mềm

 Ứng dụng văn phòng
- Chức năng sử dụng Microsoft Word: Có thể chỉnh sửa, định dạng văn bản
bao gồm việc sử dụng được các công cụ định dạng tự động. Có thể chèn, sửa,
định dạng bảng, vẽ các biểu đồ đơn giản.
13


-


Sử dụng Microsoft Excel: Làm việc thành thạo với bảng tính dữ liệu, thay
đổi, chỉnh sửa được cấu trúc, định dạng trong bảng tính, sử dụng các hàm cơ
bản. Có thể sắp xếp dữ liệu, sử dụng được các chức năng và tạo được các biểu

-

đồ trong worksheet.
Sử dụng Microsoft Powerpoint: Có thể tạo và chỉnh sửa một bài diễn thuyết
với những hiệu ứng cơ bản.

 Kết nối trực tuyến:
- Mạng và Internet: Xác định các mạng cơ bản, những lợi ích và rủi ro của
mạng máy tính
-

Xác định được mối liên hệ giữa các máy tính trong mạng và việc kết nối với
các mạng khác (giống như trong điện thoại) và internet

-

Thư điện tử: Xác định cách thức hoạt động của thư điện tử
Xác định cách thức sử dụng các ứng dụng của thư điện tử

-

Xác định được sự phù hợp khi sử dụng email và các nghi thức mạng liên quan
đến email
Sử dụng internet: Xác định được sự khác nhau của các nguồn thông tin trên
internet.


-

-

Có thể sử dụng các trình duyệt web. Có thể tìm kiếm thông tin trên internet.
Tác động của kết nối máy tính, internet với xã hội: Xác định được việc máy
tính được sử dụng thế nào tại các lĩnh vực công việc khác nhau, trong trường
học, gia đình.
Xác định những rủi ro của việc sử dụng phần mềm ứng dụng
Xác định được cách sử dụng internet an toàn, hiệu quả và đúng luật.

2. Cấp độ đánh giá thang điểm trong IC3
Phần thi
Máy tính căn bản
Phần mềm máy tính

Kết nối trực tuyến

Điểm tối đa Điểm đạt
1000

710

1000

680

1000

660


14

Thang điểm
x < 610
610 ≤ x < 710
x ≥ 710
x < 580
580 ≤ x < 680
x ≥ 680
x < 560
560 ≤ x < 660
x ≥ 660

Xếp loại
A
B
C
A
B
C
A
B
C



×