Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Báo cáo nhu cầu sử dụng dịch vụ Công viên Hoà Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.34 MB, 32 trang )

BÁO CÁO THỰC HÀNH XÃ HỘI HỌC ĐÔ THỊ
Đề tài nghiên cứu: Nhu cầu sử dụng dịch vụ tại công viên Hòa Bình

GVHD: Ths Nguyễn Hồng Giang
SVTH: Nguyễn Minh Huệ
Vũ Tuấn Ngọc
Trần Đăng Phú
Hoàng Thế Sang
Nguyễn Lâm Tùng
Lớp:
12D2

I.
1.

Phần mở đầu:
Lí do và sự cần thiết của đề tài:
1


Công viên là công trình công cộng được xây dựng để bảo đảm các lứa tuổi
có thể tìm được không gian thư giãn của mình. Mọi người đều có quyền vào
nghỉ ngơi, tham quan và hoạt động thể dục trong công viên, không phải trả bất
kỳ khoản thu nào nếu không tham gia các dịch vụ có thu tiền.

Công viên Hòa Bình
Công viên Hòa Bình là một trong số những công viên mới được đưa vào
hoạt động trong khoảng năm năm trở lại đây. Công viên được xây dựng với quy
mô lớn nhằm chào mừng đại lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long. Công viên này
là ví dụ điển hình nhất cho việc đánh giá về nhu cầu sử dụng dịch vụ tại Hà Nội.
Qua quá trình tìm hiểu ban đầu, nhóm nghiên cứu nhận thấy nhiều điểm


bất cập trong các công trình dịch vụ tại công viên Hòa Bình như gửi xe, bán
hàng, dọn vệ sinh, nhà vệ sinh công cộng. Không đồng bộ với quy mô công
viên, chỗ có chỗ không, chất lượng yếu kém, không sử dụng triệt để là những
vấn đề nổi trội ở công viên này. Chính điều này đã khiến nhóm nghiên cứu
quyết định lựa chọn công viên Hòa Bình làm nơi nghiên cứu và dịch vụ tại đây
làm đề tài nghiên cứu.
2. Cây vấn đề:

2


3.
4.






Tên đề tài nghiên cứu:
“Nhu cầu sử dụng dịch vụ tại công viên Hòa Bình”
Đối tượng, khách thể, phạm vi, mục tiêu nghiên cứu:
Đối tượng: nhu cầu sử dụng dịch vụ tại công viên Hòa Bình
Khách thể: người dân đến công viên Hòa Bình
Phạm vi nghiên cứu:
- Địa điểm: công viên Hòa Bình.
- Thời gian: 7/10/2013 – 16/11/2013
Mục tiêu nghiên cứu :
-


Mô tả thực trạng của dịch vụ tại công viên Hòa Bình.

-

Xác định nguyên nhân thực trạng dịch vụ tại công viên Hòa Bình.

-

Ảnh hưởng của thực trạng dịch vụ đến người dân.

-

Đề ra giải pháp khắc phục tình trạng.

5. Câu hỏi nghiên cứu:
-

Tại sao ban quản lí đầu tư cụ thể nhưng hiệu quả sử dụng không cao?
3


-

Tại sao dịch vụ không đảm bảo chất lượng, nhanh chóng xuống cấp?
Làm thế nào để thay đổi công tác quản lí tốt?

6. Giả thuyết nghiên cứu:
-

Chỉ sử dụng 1 khu nhà vệ sinh duy nhất (4 phòng) từ khi công viên được

đưa vào hoạt động gây khó khăn cho khách đến công viên

-

Chất lượng nhà vệ sinh không được nâng cấp thường xuyên cùng với ý
thức kém của người dân và người quản lí khiến chất lượng nhà vệ sinh
xuống cấp

-

Công tác quản lí các dịch vụ kém, vị trí đặt thùng rác, các quán nước
không hợp lí

-

Giá thành các loại dịch vụ cao hơn so với mặt bằng chung ở những công
viên khác nhưng chất lượng dịch vụ lại không bằng, thậm chí là kém hơn

7. Phương pháp nghiên cứu:

II.

-

Phương pháp quan sát: Nhóm đã đến địa điểm nghiên cứu, xem xét thực
trạng, chụp ảnh, đánh giá tổng quan ban đầu các dịch vụ tại đây.

-

Phương pháp thu thập tài liệu: Từ các nguồn thông tin trên internet (báo,

mạng xã hội), các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước, kết quả của
cuộc nghiên cứu trước.

-

Phương pháp bảng câu hỏi: Khảo sát thông qua 30 phiếu điều tra, người
được hỏi tự đọc và trả lời, đánh giá chất lượng dịch vụ theo quan điểm cá
nhân.

-

Phương pháp đánh giá tổng hợp và thảo luận nhóm: Từ các số liệu, hình
ảnh thu thập được, nhóm nghiên cứu tổng hợp và đưa ra cái nhìn khách
quan nhất về chất lượng dịch vụ tại công viên Hòa Bình.
Vị trí công viên Hòa Bình:

4


Công viên Hòa Bình
Công viên Hòa Bình là công viên nằm giáp với đường Phạm Văn Đồng,
được xây dựng nhằm kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Vị trí: xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
Phía Đông: giáp Khu dự Đoàn Ngoại giao thành phố Hà Nội.
Phía Tây: giáp đường Phạm Văn Đồng.
Phía Bắc: giáp Làng nghề Xuân Đỉnh.
Phía Nam: có bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam.
III.
Thực trạng sử dụng dịch vụ trong công viên Hòa Bình:
Số phiếu phát ra : 30

Số phiếu thu vào: 30
Tần suất đến công viên của người được khảo sát là thường đến công viên ít
nhất là 1 lần trong tuần hoặc 1 lần trong tháng, chiếm đến gần 3/4 số người được
hỏi. Và qua số liệu điều tra được, người dân đến công viên để giải trí chiềm 61,5%.
Đặc biệt vào dịp cuối tuần, lượng người đến công viên để tham quan giải trí nhiều
hơn. Dù công viên có các hoạt động giải trí như khu vui chơi cho trẻ em, đạp vịt,
nhà chơi điện tử, nhưng chủ yếu người dân đến đây vì không gian rộng và thoáng
đãng cho những chuyến picnic, chụp ảnh, tụ tập… Vì vậy dịch vụ tại đây như nhà

5


vệ sinh công cộng, dọn vệ sinh, bán hàng, gửi xe là rất cần thiết. Nhiều người đến,
nhu cầu sử dụng tăng lên là điều rất rõ ràng.
1.

Nhà vệ sinh công cộng:
1.1. Vị trí:

Vị trí nhà vệ sinh công cộng ở công viên Hòa Bình.
Với diện tích công viên là 20ha, dường như một chiếc nhà vệ sinh công cộng
không đủ cho nhu cầu sử dụng. Hơn nữa, theo số liệu thống kê thực tế của nhóm
nghiên cứu, 54% người dân cho rằng nhà vệ sinh công cộng đặt ở nơi không hợp lý
khó tìm.

Với vị trí ở góc như vậy xung
quanh không có nhà vệ sinh
công cộng nào khác.

6



Theo khảo sát thực tế cho thấy, 90% người dân cho rằng không đủ nhà vệ
sinh công cộng (54% cho là quá ít, 36% thấy rằng là chưa đủ cần bổ sung thêm).
Và 10% còn lại là đủ số lượng đáp ứng. 20ha diện tích và một nhà vệ sinh công
cộng không để đáp ứng được nhu cầu của người dân: Quá xa và quá ít gây nên lúc
đông, vẫn có người đứng chờ, xếp hàng. Bên cạnh đó, có thể chính lí do này làm
cho lượng người đến công viên giải trí không ở nhiều lứa tuổi, chủ yếu là thanh
thiếu niên.

Người đứng đợi đến lượt sử dụng nhà vệ sinh.
7


1.2.

Chất lượng nhà vệ sinh công cộng:

Nhà vệ sinh công cộng.
Nhà vệ sinh công cộng tại công viên Hòa Bình được lắp đặt và đưa vào sử
dụng vào ngày 1/11/2010, gần 3 tháng sau khi khánh thành công viên (8/8/2010)
(theo báo Vnexpress). Nhà vệ sinh gồm 4 buồng, nam nữ dùng chung, phục vụ nhu
cầu cho người dân. Vệ sinh ở đây được phân cho hai người quản lý trực tiếp chia
làm hai ca sáng – chiều: lau, dọn vệ sinh, cung cấp các đồ dùng thiếu hoặc hết và
bảo trì, bảo dưỡng cơ sở vật chất, trang thiết bị và thu tiền.

8


Theo điều tra thực tế, 46% người cho rằng cơ sở vật chất đã xuống

cấp và chỉ sử dụng khi cần thiết. 21% nói rằng nhà vệ sinh còn tốt và sử dụng thoải
mái. Và 33% còn lại là quá tồi tàn không thể sử dụng được. Dưới đây là chất lượng
thực tế từ nhóm nghiên cứu ghi lại được:
Về cơ bản, nhà vệ sinh ở đây đầy đủ tiêu chuẩn về những thứ cần có:
(Buồng vệ sinh kết hợp trang thiết bị phục vụ):
Thùng đựng rác có nắp,
chốt cài bên trong, bồn cầu,
chậu rửa tay có vòi nước, máy
sấy tay tự động, chỗ để xà
phòng, gương, có chiếu sáng
đầy đủ, giấy vệ sinh lấy ở bên
ngoài.
Duy chỉ thiếu móc treo
hoặc giá để đồ.
Tuy nhiên, xà phòng
không có, máy sấy tay không
hoạt động và thỉnh thoảng hết
nước dội.
Trang thiết bị trong nhà vệ sinh công cộng.

Một buồng nhà vệ sinh
9


Mức độ vệ sinh mới là thứ đáng phải lưu ý: ẩm ướt, lộn xộn. Vệ sinh công
cộng ở đây thu phí với giá 2000 đồng/người/lượt đối với buổi sáng và 3000
đồng/người/lượt đối với buổi chiều tối. Với diện tích khá hẹp và có người dọn dẹp
và trông coi, nhà vệ sinh công cộng này vẫn rất bẩn và mất vệ sinh.

Nhà vệ sinh lộn xộn, bẩn thỉu và bốc mùi nồng nặc

Khi bước vào đây, nhiều người bước vào còn ngập ngừng, ngó nghiêng
muốn sang buồng khác.
1.3.
Nguyên nhân:

Theo khảo sát, nguyên nhân dẫn đến tình trạng chất lượng kém của nhà vệ
sinh công cộng là ý thức kém người sử dụng, người trông coi không có trách
nhiệm, cơ sở vật chất ban đầu kém, sử dụng nhà vệ sinh với mục đích khác.
Ý thức kém người sử dụng chiếm 37% (cao nhất) nhưng theo nhóm nghiên
cứu, nguyên nhân do trách nhiệm người trông coi mới là chủ yếu và quan trọng
nhất. Bởi nếu thấy bẩn, người trông coi phải dọn dẹp ngay và nhắc nhở người sử
dụng quên giật nước…

10


Cơ sở vật chất ban đầu không kém, bởi khi xây dựng công viên Hòa Bình
với quy mô lớn thế này, nhà vệ sinh cũng phải được đầu tư về chất lượng, có thể
không phải là loại tốt nhất, đẹp nhất nhưng đạt tiêu chuẩn.
2.

Dọn vệ sinh:
2.1. Hiện trạng quản lý thu gom, vận chuyển rác thải

Bã mía từ các hàng quán.

Rác thải từ sửa bậc thang để ngay lối đi.

Rác thải phát sinh từ các nguồn sau: hoạt đông từ khu vui chơi giải trí, rác từ khách
tới công viên, rác từ việc sửa chữa, nâng cấp cơ sở hạ tầng của công viên.

2.2.

Thu gom rác:

11


Khối lượng rác thải hàng ngày
khá lớn nhưng đã được công nhân
thu gom rác, quét đường thu gom
hàng ngày.
Đến nay mạng lưới vệ sinh
thường xuyên đã phủ khắp công
viên.

Cô nhân viên vệ sinh thu dọn rác.
2.3.

Lượng rác:

Nhìn chung, công viên rất sạch sẽ, không thấy chút rác nào.

12


Tuy nhiên, ở phân cách lối đi và cỏ, vẫn còn xuất hiện rác. Có lẽ, người
dọn vệ sinh chưa kịp dọn hoặc không nhìn thấy những chỗ vứt rác “hiểm” của
người dân như thế này (ảnh trên).
2.4.
Thời gian thu gom rác

- Sáng: ngày thường: từ 9h – 10h quét và thu gom rác đường.
cuối tuần: từ 8h-9h quét và thu gom rác đường.
- Chiều: từ 17h - 21h thu gom từ các thùng.
từ 21h - 24h quét và thu gom rác đường.

7h30 sáng chủ nhật
2.5.
Thùng rác và vị trí đặt thùng rác:

9h sáng chủ nhật
13


Các thùng rác công cộng trên các trục đường chính, khu vực cây xanh đường
dạo được đặt khá hợp lí với các thùng rác dung tích 120l, khoảng cách của các
thùng là khoảng 100m/thùng.

Thùng rác được đặt khá gần nhau

Thùng rác trên đồi, chòi nghỉ
Thùng rác ven đường
Thùng rác được đặt ở dọc ven đường cũng như là trên chòi nghỉ.
Tuy nhiên vẫn có vài khuyết điểm: Chưa có phương án dọn rác xây dựng
cho nên công nhân vệ sinh đã đổ thẳng ra đường bao xung quanh công viên.

14


Biểu đồ khảo sát ở trên chỉ ra rằng việc phân bố thùng rác là rất hợp lý
(86%). Thùng rác được đặt ở các vị trí dọc lối đi, trên chòi nghỉ. Khoảng cách khá

hợp lý, không xa nhau quá. Tuy nhiên, 14% còn lại cho rằng chưa hợp lý, còn thiếu
một vài nơi và hoàn toàn không hợp lý, khó tìm. Theo nhóm, 14% này phản ánh
thực tế khu vực phía Bắc công viên (ảnh dưới). Bạn Giang (21 tuổi) nói rằng khu
vực này ít thùng rác quá, cần thiết phải bổ sung thêm. Như vậy, việc phân bố thùng
rác trong công viên không quá tốt nhưng lại hợp lý vừa đủ đối với khách đến công
viên.

Đoạn đường ngoài khu vực phía Bắc công viên khá khó để tìm thấy thùng rác.
15


Bên cạnh đó, thùng rác trong công viên còn tồn tại một số điểm thiếu sót
(ảnh dưới).

Có những nơi thì thùng
rác được đặt quá nhiều, không
cần thiết (ảnh bên).
Ảnh chụp tại một chòi nghỉ.

Trên một chòi nghỉ.

Có những chỗ không có thùng
rác. Vậy mà ở đây có nhưng
được tiện dụng cho … mục
đích riêng: đựng đồ.
Ảnh bên được chụp gần bãi
gửi xe.

Khi thùng rác được “tiện dụng”.
16



Thùng rác composit có bánh
xe dung tích 120l có nắp đậy
đạt chuẩn. Tuy nhiên ở một số
địa điểm, do ý thức của người
dân, rác vẫn vương vãi bên
ngoài thùng.

Một thùng rác tại công viên
2.6 Công tác quản lý, đảm bảo chất lượng thùng rác:

Theo số liệu điều tra, không có bất kì người dân nào nhận xét việc quản lý
chất lượng thùng rác ở đây là kém (0%), hầu hết đều cho rằng chất lượng thùng rác
ở đây khá đảm bảo (66%) hoặc thậm chí rất tốt (34%). Qua thực trạng, nhóm cũng
đồng tình với số liệu này, chất lượng các thùng rác rất tốt, phần lớn là còn nguyên
trạng (nắp đậy, tay đẩy,…), nhiều thùng còn rất mới và nhất là không có thùng nào
bị thủng hay rò rỉ chất thải ra ngoài (ảnh trên).

17


Bán hàng
3.1 Đặc điểm:
Các hàng nước có cách bố trí đơn giản: gồm chiếc xe đẩy để đặt các loại
nước, bánh kẹo, hoa quả; được che nắng (mưa) bằng những chiếc ô gấp cỡ lớn và
những bộ bàn ghế nhựa xếp xung quanh.
3.

Một quán hàng nước trong công viên

Mặc dù được cấp phép, các quán nước được dựng lên một cách tạm bợ, có
thể di chuyển vị trí. Gần như mọi thứ đều đặt ở trên xe đẩy có bánh xe (ảnh trên).
Ở trong công viên, không hề có ki ốt nào được xây cho những quán hàng nước này.
Phải chăng xây dựng xong công viên, nhu cầu vị trí những quán nước này mới
được phát sinh.
18


3.2.

Phân bố:

Vị trí hàng quán tại công viên Hòa Bình
Các hàng nước được phân bố không hợp lí: Ở cổng công viên thì có khá
nhiều quán nước (3 đến 5 quán). Nhưng trong khi đó bên trong công viên chỉ có 2
quán nước.
Hai quán nước trong
công viên không đủ để
đáp ứng nhu cầu cho
người dân bởi diện tích
của công viên rất lớn.
Đây là hai quán duy nhất
trong công viên
Ảnh trên: ven hồ. Ảnh
dưới cạnh cổng phụ

19


Các quán ở ngoài cổng công viên.

Vị trí các quán nước ở cổng công viên: tuy không cản trở lối vào, một số
chỗ không cản trở giao thông, nhưng đã làm mất mĩ quan công viên. Đối với tầm
cỡ và quy mô của công viên Hòa Bình, các quán nước tạm bợ với ô dù như thế này
(ảnh) làm mất vẻ đẹp đồng bộ của nơi đây. Các quán này chiếm dụng vỉa hè, nhiều
khi còn bày tràn cả ra lòng đường, cản trở giao thông, dễ dẫn tới tai nạn. Chị Lý
(23 tuổi) đến tham quan công viên cũng đồng tình: “ Các quán nước rất mất mỹ
quan và chẳng khác gì ở chợ.”
20


3.3.

Chất lượng:

Các mặt hàng bán cho khách không
phong phú, quán nào cũng chỉ có bim
bim, xúc xích, nước ngọt, kẹo (ảnh
chụp)

Mặt hàng bán cho khách của quán trong (ảnh trái) và ngoài công viên (ảnh phải).

Các thiết bị chế biến và
làm sạch, vật dụng được
đặt lộn xộn và vẫn còn
giấy rác vương vãi dưới
đất (ảnh bên).
Ảnh chụp quán nước trong công viên
Chiếm dụng ghế đá
công viên để cho
khách ngồi (ảnh

bên).
Ảnh chụp quán nước

21


Biểu đồ thu phí dịch vụ (giá cả)
34% người lựa chọn đáp án giá cả như thế là rất hợp lý. 16% thấy rằng giá
cả ở đây là đắt, phải giảm giá. Và có đến 50% phiếu điều tra cho rằng mức giá này
là đắt, tạm chấp nhận được. Bởi họ không đến công viên và mua đồ ăn hằng ngày.
Một tháng hoặc một tuần một lần tới đây, với người dân, giá cả như vậy là tạm
chấp nhận được.
Nhóm nghiên cứu nhận thấy giá cả ở đây đắt hơn 20% đến 25% so với
những cửa hàng tạp hóa. Dù đắt như vậy, chủ yếu các quán bán đồ ăn lặt vặt, nếu
có đắt cũng chênh nhau không nhiều lắm. Ví dụ với chiếc kem ốc quế sô cô la hoặc
dâu thông thường, chúng ta có thể dễ dàng mua với giá 5000 đồng, nhưng tại đây,
chúng được bán với giá 7000đồng/chiếc (chị Lý 23 tuổi chia sẻ). 34% cho rằng
hợp lý với lý do công viên nào cũng bán với giá như vậy.
4. Bãi gửi xe:
4.1. Vị trí:

4.2.

Vị trí bãi gửi xe công viên Hòa Bình
Chất lượng:

22


Bãi để xe gần đường Phạm Văn Đồng - bãi 1 (ảnh trái) và bãi để xe cổng phụ

cạnh đường Đỗ Nhuận (bãi 2)
Cả hai bãi để xe ngoài trời đều đáp ứng được nhu cầu gửi xe của người
dân và đảm bảo yêu cầu cơ bản: không có hiện tượng thiếu chỗ gửi, chen chúc, xe
xếp san sát và có phân cách khu vực xe đạp, xe máy, ô tô.
Tuy nhiên, hai bãi gửi xe còn thiếu sót:
- Không có mái che đầy đủ, ảnh hưởng đến tuổi thọ xe của khách.
- Biển báo khu vực để xe.
+ Bãi 1: không biển hiệu, băng rôn treo tạm bợ.
+ Bãi 2: Biển nhỏ không treo cao.

23


Với quy mô của
công viên Hòa Bình,
bãi để xe thật không
tương xứng:
Mái che chỉ
dành cho hoạt
động tư nhân rửa
xe.
Hoạt động rửa
xe gây đọng nước
trong khu vực để
xe.
Trong khi bãi
gửi xe chất lượng
thấp: ổ gà, chỗ rải
bê tông, chỗ rải đá
dăm.

Dễ đọng nước,
bẩn, khó khăn khi
gửi xe.
-

Ảnh chụp tại bãi gửi
xe 1 (gần đường
Phậm Văn Đồng).

24


Bãi gửi xe 2.
Bãi gửi xe cổng phụ tình trạng không khá hơn: có mái che, mái che bằng vải
mỏng manh, tạm bợ.

Vào những giờ cao điểm
lúc chiều tối khi số
lượng xe đông một số
chỗ các xe để rất lộn
xộn. (ảnh bên)
Ảnh trên : lẫn lộn xe đạp
xe máy.
Ảnh dưới: xe đạp xếp
lộn xộn.

25



×