Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Thực trạng về đối thoại xã hội ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.47 KB, 23 trang )

Mục lục
A/ Lời mở đầu.
B/ Nội dung:
PHẦN 1: Một số vấn đề lý luận về đối thoại Xã Hội trong Quan
hệ lao động:
1.1: Khái niệm về đối thoại Xã hội…………………………………
1.2: Mục đích và mục tiêu của Quan hệ lao động ………................
1.3: Hình thức tổ chức và phân loại đối thoại Xã hội………………
1.3.1: Hình thức tổ chức…………………………………………….
1.3.2: Phân loại: theo cấp và theo cách thức……………………….
1.4: Vai trò của đối thoại xã hội trong việc lành mạnh hoá Quan hệ
lao động:
1.4.1: Đối với người sử dụng lao động (ưu điểm, nhược điểm)……
1.4.2: Đối với người lao động (ưu điểm, nhược điểm)……………..
1.4.3: Đối với tổ chức Công đoàn (ưu điểm, nhược điểm)………….
PHẦN 2: Thực trạng về đối thoại xã hội ở Việt Nam hiện nay:
2.1: Theo cấp quốc gia………………………………………………
2.2: Theo cấp ngành…………………………………………………
2.3: Tại các doanh nghiệp…………………………………………...
PHẦN 3: Giải pháp
3.1: Giải pháp cấp quốc gia…………………………………………
3.2: Giải pháp cấp ngành……………………………………………
3.3: Giải pháp tại các doanh nghiệp…………………………………
C/ Kết Luận.


A.Lời mở đầu
Đối thoại xã hội có lịch sử hình thành và phát triển khá lâu đời ở nhiều quốc
gia trên thế giới, đặc biệt là những nước công nghiệp phát triển. C òC n ở Việt
Nam, theo Nghị định số 60/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 06 năm 2013 Chính
phủ quy định: “Đối thoại tại nơi làm việc là việc trao đổi trực tiếp giữa người sử


dụng lao động với người lao động hoặc đại diện tập thể lao động với người sử
dụng lao động nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết giữa người sử
dụng lao động và người lao động để bảo đảm việc thực hiện quy chế dân chủ ở
cơ sở tại nơi làm việc.”. Như vậy, đối thoại tại nơi làm việc theo quy định bao
gồm, địa điểm diễn ra đối thoại, đối tượng tham gia đối thoại cũng như mục tiêu
đối thoại cần đạt được, đó chính là thực hiện đầy đủ, nghiêm túc quy chế dân
chủ tại nơi làm việc.
Trong quan hệ lao động , để hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của các chủ thể
trong quan hệ lao động cũng như những nhu cầu cần thiết phải được quan tâm
thì việc đối thoại chính là cầu nối để người sử dụng lao động và người lao động
xuchs lại gần nhau hợn .
Để hiểu hơn về vai trò của đối thoại xã hội trong việc lành mạnh hóa quan hệ
lao động và những giải pháp giúp nâng cao hiệu quả đối thoại hãy cùng tìm
hiều sau đây


B.Nội dung
Phần 1 một số vấn đề lý luận về đối thoại xã hội
1.1

Khái niệm về đối thoại xã hội
Đối thoại Xã hội :

Bao gồm tất cả các hình thức đàm phán, tham vấn hoặc đơn giản là trao đổi
thông tin giữa cả ba hoặc hai trong số các đại diện Chính phủ, người sử dụng
lao động người lao động về các vấn đề lợi ích chung liên quan đến chính sách
kinh tế và xã hội.
(ILO, 2009, Gender, Employment and the Informal Economy: Glossary of
Terms)
Đề cập các tương tác giữa người sử dụng lao động với người lao động, và các

tổ chức đại diện tương ứng của họ, liên quan đến việc chia sẻ thông tin, trao đổi
ý kiến, giải quyết các vấn đề, giải quyết xung đột, và thúc đẩy các lợi ích chung
của các bên tham gia đối thoại. Đối thoại Xã hội có thể là:
Ba bên, liên quan đến các cơ quan Chính phủ, người lao động/công đoàn và
người sử dụng lao động;
Hai bên, liên quan đến người lao động/công đoàn và người sử dụng lao động;
Đa bên, liên quan đến các cơ quan Chính phủ, người lao động/công đoàn, người
sử dụng lao động với các đại diện của xã hội dân sự.
1.2

Mục đích và mục tiêu của quan hệ lao động

a.Mục đích của quan hệ lao động
Bản chất của quan hệ lao động thực chất là sự tương tác giữa người lao động
và người sử dụng lao động .hệ thống tương tác gữa các chủ thể trong tquan hệ
lao động hướng đến giải quyết triệt để các vấn đề phát sing trong quá trình vận
hành như khía cạnh pháp lý , khía cạnh kinh tế , khía cạnh xã hội …đồng thời
nhằm giải quyết những tranh chấp bất đồng trong quá trình tương tác .


b.Mục tiêu của quan hệ lao động
Xây dựng quan hệ lao động lành mạnh và ổn định là mục tiêu cho sự hình
thành và phát triển quan hệ lao động .đây là mục tiêu chung mà doanh nghiệp
muốn hướng tới bởi trong nền kinh tế thị trường việc đảm bảo quan hệ lao động
lành mạnh và ổn định sẽ giúp cải thiện hiệu quả trong quá trình kinh doanh sản
xuất , bên cạnh đó nhu cầu của người lao động cũng được thỏa mãn .
1.3 Hình thức tổ chức và phân loại đối thoại xã hội
1.3.1 Hình thức đối thoại xã hội trong quan hệ lao động :
• Trao đổi thông tin
- Khái niệm : là hình thức đối thoại xã hội khi một bên đối tác công bố , thông

báo đưa ra những thông tin mới có liên quan , tác động đến các bên đối tác khác
, trong đó các đối tác nhận tin có nhiệm vụ thực hiện , phối hợp thực hiện.
- Quy trình :
Bước 1 : xác định thông tin cần trao đổi.
Bước 2 : xác định đối tượng trao đổi thông tin.
Bước 3 : triển khai trao đổi thông tin.
Bước 4 : sử dụng thông tin.
• Tư vấn/tham khảo
- Khái niệm : là một quá trình mà giới chủ tìm hiểu ý kiến cuart người lao
động một cách trực tiếp hoặc qua các bên đại diện của họ về những vấn đề cụ
thể nhưng vẫn giữ quyền ra quyết định về vấn đề này.
- Quy trình :
Bước 1 : xây dựng kế hoạch tư vấn / tham khảo.
Bước 2 : triển khai thực hiện tư vấn / tham khảo.
Bước 3 : sử dụng thông tin trong tư vấn / tham khảo .


Bước 4 : Đánh giá kết quả tư vấn / tham khảo.
• Thương lượng
- Khái niệm : là hình thức đối thoại thực hiện mà các bên đối tác cùng tham
gia , thảo luận thống nhất về các vấn đề có liên quan trực tiếp đến họ , đề ra các
biện pháp thực hiện các vấn đề đó và đạt được thỏa thuận dẫn đến cam kết của
các bên có liên quan.
- Quy trình :
Giai đoạn 1 : chuẩn bị thương lượng được thực hiện với mục đích chuẩn bị các
điều kiện cần thiết cho quá trình thương lượng , xác định mục tiêu , xây dựng
kế hoạch thương lượng cũng như xác định rõ những hậu quả trong trường hợp
thượng lượng không thành công.
Giai đoạn 2 : tiến hành thương lượng : giai đoạn này được thực hiện nhằm giúp
các bên đưa ra đề xuất , nhượng bộ lẫn nhau về vấn đề thương lượng trên cơ sở

hiểu rõ quan điểm lập trường cuả nhau.
Giai đoạn 3 : kết thúc thương lượng : giai đoạn này được thực hiện nhằm thống
nhất lại những thỏa thuân đã đạt được cũng như văn bản hóa các kết quả đạt
được.
1.3.2 Phân loại
* Phân loại theo cấp tiến hành
• Đối thoại xã hội cấp doanh nghiệp :
- Theo cơ chế 2 bên
- phát hiện ,giải quyết các xung đột lợi ích tranh chấp.

-phát triển hiệu quả sản xuất khoa học trong doanh nghiệp thông qua việc phát
triển mối quan hệ lao động mang tính xây dựng.
• Đối thoại cấp địa phương :


- đại diện các doanh nghiệp , đại diện người lao đông với chính quyền địa
phương về các vấn đề liên quan đến các bên tham gia .
- liên quan chủ yếu tới vấn đề môi trường , chính sách địa phương , cơ sở hạ
tầng kỹ thuật , phát triển nguồn nhân lực .
• Đối thoại cấp ngành :
-được thực hiện bởi các đối tác xã hội của nghành .
- giải quyết các vấn đề liên quan đến xuất nhập khẩu , nguồn lực.
• Đối thoại cấp quốc gia :
- theo cơ chế 3 bên .
- giải quyết vấn đề mang tính vĩ mô , góp phần xây dựng xã hội , đổi mới chính
sách.
- liên quan đến việc sửa đổi và ban hành chính sách luật pháp.
• Đối thoại xã hội cấp quốc tế :
- diễn ra hai hay nhiều quốc gia với nhau ( song phương hay đa phương )
- về vấn đề xuất nhập khẩu .

* Phân loại theo cách thức tổ chức
• Đối thoại trực tiếp : các bên liên quan gặp mặt trực tiếp để trao đổi thông
tin , tham khảo hoặc thương lượng về những vấn đề cần quan tâm.
+ ưu điểm :
- Có khả năng tạo ra tính đồng thuận giữa các đối tác .
- Tạo ra sân chơi bình đẳng giữa các bên có liên quan.
- Tư vấn trực tiếp cho các bên ra quyết định.
- Là cơ sở để xây dựng mối quan hệ hợp tác mang tính xây dựng ở doanh
nghiệp .


+ nhược điểm :
- Gây ra việc mất thời gian , tốn chi phí.
- Gián đoạn sản xuất kinh doanh.
- Đôi khi đối thoại trực tiếp không có hiệu quả khi tâm lý của người lao động
còn e ngại.
• Đối thoại gián tiếp : các bên liên quan trao đổi thông tin , tư vấn hay thương
lượng thông qua văn bản , giấy tờ hoặc phương tiện khác mà không cần gặp gỡ
trực tiếp.
+ ưu điểm :
- Tiết kiệm chi phí , thời gian.
- Thu được nhiều thông tin hơn.
+ hạn chế :
- khó khăn hơn trong việc tìm hiểu thông tin.
1.4 Vai trò của đối thoại xã hội trong quan hệ lao động trong việc lành
mạnh hóa quan hệ lao đông.
1.4.1 Đối với người lao động
* Ưu điểm :
+ Đối thoại xã hội giúp khẳng định vị trí, vai trò của người lao động trong
doanh nghiệp thông qua việc người lao động nắm được thông tin về hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Người lao động được trình bày ý kiến, quan điểm của bản thân về kế hoạch
cũng như chính sách của doanh nghiệp nói chung và chính sách nhân lực nói
riêng.
+ Người lao động được coi như một bên đối tác bình đẳng, độc lập với người sử
dụng lao động khi thương lượng các vấn đề về quyền lợi cũng như điều kiện
làm việc, thời gian làm việc, chế độ phúc lợi...


+ tạo cho người lao động có không gian làm việc thoải mái, tạo động lực làm
việc cho người lao động...
 Đây là một trong những cách để người lao động bảo vệ được quyền lợi của
mình.
*Nhược điểm:
+ Nhận thức vai trò, sự cần thiết của đối thoại xã hội còn chưa đẩy đủ của
người lao động.
+ Doanh nghiệp sẽ khó đồng nhất quan điểm của người lao động trong công
ty.
+ Tiến độ thực hiện công việc sẽ bị giảm vì quá trình trưng dụng ý kiến diễn
ra tốn nhiều thời gian.
+Sẽ dễ xảy ra xung đột giưa người lao động với nhau trong doanh nghiệp.
1.4.2 Đối với người sử dụng lao động
*Ưu điểm
1) Tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh
2) - Xem lại các vấn đề về sản xuất kinh doanh, chất lượng của sản phẩm, yêu
cầu của khách hàng, sức cạnh tranh của sản phẩm
3) - Nhận biết được ưu điểm, nhược điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh
4) - Lập kế hoạch, thời gian, vị trí làm việc đối với người lao động hợp lý
5) - Không bị vướng vào các vấn đề giải quyết quan hệ lao động
6) - Tăng cường chia sẻ lợi ích, thông tin với người lao động

7) - Xác lập trách nhiệm rõ ràng đối với người lao động
8) - Thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
9) tăng cường sự hiểu biết giữa người sử dụng lao động và người lao động để
bảo đảm việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc


10)
Qua đối thoại tại nơi làm việc, người lao động và người sử dụng lao
động gần gũi, thân thiện, hiểu biết và tin tưởng nhau hơn.
11)
Hiểu được những tâm tư, nguyện vọng của người lao động, người sử
dụng lao động ttm hướng giải quyết một cách thoả đáng, kịp thời sửa chữa
những thiếu sót có thể mắc phải trong khâu điều hành, quản lư doanh nghiệp,
đáp ứng những đ Ci hỏi chính đáng của người lao động.
12)
Người sử dụng lao động truyền đạt đến người lao động những thông
tin đầy đủ, giúp họ hiểu thêm về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, về khả năng tiêu thụ sản phẩm làm ra, về tiền lương, cách tính
thưởng… Và một khi người lao động thoả mãn những thông tin mà họ cần biết,
họ sẽ an tâm, tự giác lao động, tích cực đầu tư công sức, để không ngừng cải
tiến sản xuất, nâng cao năng suất lao động để có thêm doanh thu tạo thêm thu
nhập cho bản thân.
*Nhược điểm
1) Trong đối thoại xã hội nhiều khi nội dung truyền đạt tới người lao động bị
thiếu dẫn đến mâu thuẫn
2) Không nhất thiết phải có quá nhiều cuộc đối thoại xã hội trong quá trình làm
việc như vậy sẽ ảnh hưởng tới tiến trình và thời gian làm việc
1.4.3 Đối với Công Đoàn
Đối thoại xã hội giúp tăng cường thông tin, hiểu biết giữa người lao động,
người sử dụng lao động. Công đoàn là tổ chức đại diện cho người lao động,

việc tăng cường đối thoại xã hội giúp công đoàn hiểu được vấn đề khó khăn của
người lao động, đồng thời việc đối thoại với người sử dụng lao động cũng giúp
hoà giải hay giải quyết bất cứ việc gì liên quan đến người lao động cách nhanh
chóng và hiệu quả nhất.
Dự báo vấn đề nảy sinh trong thực tiễn và giải quyết vấn đề vướng mắc, tồn
tại. Việc đối thoại thường xuyên giúp cho công đoàn nắm được các vẫn đề phát
sinh trong quan hệ lao động dưới dạng tiềm ẩn, từ đó công đoàn có biện pháp
ngăn ngừa nguy cơ xung đột hay sự việc không tốt xảy ra, cũng như sớm có
hướng giải quyết khi sự việc xãy đến.


Hiểu biết hơn về các bên tham gia đối thoại.Đây là một nhu cầu quan trọng
trong đối thoại. Việc đối thoại là cơ sở để công đoàn có thể hiểu người lao động
hơn, giúp họ bảo vệ được quyền lợi của mình, nhận được sự tin tưởng của
người lao động. Khi hiểu biết hơn về người lao động và người sử dụng lao động
thì sẽ dễ dàng dung hoà được mối quan hệ này, làm nó trở nên tốt đẹp hơn.
Được sự công nhận, tin tưởng của người sử dụng lao động và người lao
động. Bởi công đoàn biết lắng nghe hai phía thông qua đôi thoại nên luôn nhận
được sự đồng tình, tin tưởng từ người lao động cũng như người sử dụng lao
động.
Khẳng định vai trò và vị trí của tổ chức công đoàn. Thông qua đối thoại xã
hội công đoàn dần khẳng định vai trò, vị trí trung gian hết sức quan trọng của
mình đối với người lao động và người sử dụng lao động, nhất là trong việc giải
quyết xung đột.
Phần 2 thực trạng đối toại xã hội tại việt nam
2.1 Thực trạng đối thoại xã hội cấp quốc gia
Trước hết, chúng ta đã thiết lập được 1 số cơ quan hoặc cơ cấu khác về lao
động nhằm mục đích thực hiện 1 số hoạt động có tính chất ba bên (đối thoại xã
hội cấp quốc gia thường thực hiện theo cơ chế 3 bên) như các hội đồng trọng tài
lao động, các phái đoàn tham dự các kì họp của ILO, các cơ cấu lâm thời với sự

kết hợp của các cơ quan chức năng của nhà nước và hai giới. Các quy định liên
quan đến cơ chế 3 bên được thể hiện rải rác ở khá nhiều văn bản pháp lý, trong
đó đặc biệt quan trọng là Nghị định số 145/2004/NĐ-CP. Nghị định số
145/2004/NĐ-CP đã đề cập đến những vấn đề cơ bản đó là nguyên tắc tham
khảo cơ chế 3 bên, các hình thức tham gia ý kiến và trách nhiệm của các bên.
Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trước khi quyết định các chính sách,
pháp luật về lao động đều tổ chức lấy ý kiến chính thức của các bên đại diện
người lao đông và sử dụng lao động. Ngoài ra, trong một số trường hợp, đại
diện người lao động và sử dụng lao động còn được mời tham dự các phiên họp
thường kỳ của Chính phủ bàn về các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực lao động.
Tại Việt Nam, ngày 06 tháng 8 năm 2013, với sự giúp đỡ của Tổ chức lao
động quốc tế (ILO), Hội đồng tiền lương quốc gia đã chính thức ra mắt. Theo


quyết định của THủ tướng chính phủ, Hội đồng tiền lương quốc gia được thành
lập, gồm 15 thành viên, trong đó 5 thành viên đại diện cho nguời lao động, 5
thành viên đại diện cho nguời sử dụng lao động,và 5 thành viên đến từ Bộ Lao
động Thương binh Xã hội; CHủ tịch hội đồng là đại diện đến từ Bộ Lao động
Thương binh Xã hội. Hội đồng tiền lương quốc gia cho phép các tổ chức đại
diện của người lao động và người sử dụng lao động làm việc 1 cách chủ động
hơn khi xây dựng các đề xuất điều chỉnh tiền lương tối thiểu. Theo đó, đại diện
người lao động, người sử dụng lao động và Chính phủ cùng đưa ra quyết định
các mức tiền lương tối thiểu vùng đượcthỏa thuận dựa trên thương lượng và
đàm phán. Trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia Chính phủ
sẽ quyết định và công bố mức tiền lương tối thiểu vùng.
2.2 Thực trạng đối thoại xã hội cấp ngành
Thời gian qua, các cấp công đoàn đã đồng hành cùng doanh nghiệp tháo gỡ
khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
chính đáng của người lao động, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn
định, tiến bộ trong doanh nghiệp; Thông qua việc tổ chức đối thoại giữa công

đoàn và người lao động càng tạo nên sự gắn kết, bền chặt hơn.
Đối thoại giữa công đoàn và người lao động thể hiện sự quan tâm, chăm lo
của các cấp, các ngành và toàn xã hội đối với giai cấp công nhân, bồi dưỡng,
giáo dục, tạo môi trường cho công nhân, người lao động được học tập, giao lưu
văn hóa, trao đổi kinh nghiệm. Đây cũng là giải pháp hiệu quả giúp tháo gỡ
những xung đột trong quan hệ lao động, tránh những hậu quả về tranh chấp lao
động và đình công.Qua đó, người lao động đã hiểu biết thêm về luật lao động,
quyền lợi của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội và các hỗ trợ cho
người lao động như y tế, nhà ở….Việc tổ chức những buổi đối thoại giữa đại
diện người sử dụng lao động và người lao động cấp ngành nên thường xuyên tổ
chức để người lao động kịp thời cập nhật thêm thông tin về quyền và nghĩa vụ
của mình.Từ các cuộc đối thoại, mọi vấn đề trong doanh nghiệp, từ tiền thưởng
đến những vấn đề người lao động quan tâm đều được đề cập đầy đủ và công
khai biện pháp giải quyết. Qua thực tiễn đối thoại, phần lớn tâm tư, nguyện
vọng của người lao động đều được các cấp chính quyền, người sử dụng lao
động giải đáp thỏa đáng, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và xây dựng
quan hệ lao động hài hòa, ổn định.


Theo Nghị định 60 ngày 19/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết khoản 3
điều 63 của Bộ Luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm
việc buộc doanh nghiệp phải thực hiện việc đối thoại định kỳ. Nhằm trao đổi
trực tiếp giữa người sử dụng lao động và người lao động hoặc giữa đại diện tập
thể lao động với người sử dụng lao động. Đây là quá trình giao tiếp tích cực, cởi
mở, nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết, đồng thuận, hợp tác cao
trong quan hệ lao động.

Ví dụ: Tại Hội Nghị đại biểu người lao động Tập đoàn công nghiệp cao su Việt
Nam (VRG) tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh ngày 27/3/2014, Công đoàn
ngành Cao su và lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Cao su đã ký kết thỏa ước lao

động tập thể ngành cao su năm 2014-2015. Qúa trình thương lượng giữa đại
diện tập đoàn công nghệ cao su và đại diện công đoàn ngành cao su đã đi đến
thống nhất một số điều khoản trong thỏa ước lao động tập thể ngành: người sử
dụng lao động đảm bảo mức lương thấp nhất trả cho người làm công việc giản
đơn nhất trong các doanh nghiệp theo từng địa bàn thuộc Tập đoàn công
nghiệp cao su Việt Nam cao hơn mức tiền lương tối thiểu theo vùng là 5%; căn
cứ khả năng nguồn quỹ phúc lợi người sử dụng lao động sẽ hỗ trợ thêm cho
người lao động một tháng tiền lương theo hợp đồng lao động khi nghỉ hưu; Căn
cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh và lợi nhuận hằng năm người sử dụng lao
động sẽ phấn đấu chi thưởng cho người lao động tối thiểu mỗi tháng lương thực
nhận; Nếu người lao động yêu cầu nghỉ phép năm, nhưng người sử dụng lao
động không sắp xếp được thời gian nghỉ phép do yêu cầu công việc, thì ngoài
tiền lương phải trả theo quy định, người sử dụng lao động thanh toán bằng tiền
theo chế độ lương ngoài giờ cho những ngày người lao động không được nghỉ
phép; Căn cứ kết quả sản xuất kinh doanh và kết quả lao động cả cán bộ, hằng
năm Ban chấp hành công đoàn các doanh nghiệp phối hợp với người sử dụng
lao động tổ chức cho người lao động đi tham quan, nghỉ mát trong hoặc ngoài
nước trong điều kiện cho phép.
2.3 Thực trạng đối thoại xã hội cấp doanh nghiệp
Thực tế cho thấy, đối với quan hệ lao động ở những quốc gia đang phát triển
như Việt Nam, việc đối thoại không chỉ diễn ra trong môi trường của doanh


nghiệp mà c Còn phát triển ở cả cấp ngành, cấp địa phương và cấp quốc gia.
Chính vì vậy số lượng các cuộc đối thoại không ngừng tăng cả về chiều rộng và
chiều sâu. Năm 2014, triển khai Nghị định 60/2013/NĐ-CP về thực hiện qui
chế dân chủ tại nơi làm việc, các cấp công đoàn đă chủ động tham gia có hiệu
quả xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ, tổ chức Hội nghị người lao động và
đối thoại tại doanh nghiệp. Hơn 23.000 đơn vị, doanh nghiệp xây dựng được
quy chế dân chủ mới, sửa đổi, bổ sung trên 24.000 quy chế hiện hành, hơn

9.000 cuộc đối thoại định kỳ và hơn 400 cuộc đối thoại đột xuất được tổ chức.
Thông qua các cuộc đối thoại, những vướng mắc, khó khăn, bức xúc của doanh
nghiệp và người lao động đă được tập trung giải quyết.
( theo Báo cáo Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam lần thứ 5
(khoá XI))
Theo khảo sát của Tổng Liên đoàn năm 2014, có tới 78.6% công nhân trả lời
cho biết trong các công ty trách nhiệm hữu hạn có tiến hành các cuộc đối thoại,
trong khi đó tại các doanh nghiệp FDI, có tới 81.4% số ý kiến được hỏi khẳng
định doanh nghiệp của mình có tiến hành đối thoại. Như vậy không chỉ người
sử dụng lao động mà ngay bản thân những người lao động cũng nhận thức được
tầm quan trọng của việc đối thoại tại doanh nghiệp. Hoạt động đối thoại đă
được các bên trong quan hệ lao động quan tâm thường xuyên, mặc dù loại hình
doanh nghiệp không giống nhau. Như vậy, rõ ràng đối thoại trong doanh nghiệp
có vai tṛò rất quan trọng trong việc điều chỉnh quan hệ của các bên khi cùng giải
quyết những vấn đề có liên quan tới quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng, cũng
như liên quan tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Theo Nghị định 60/2013/NĐ-CP, khoảng cách giữa hai lần đối thoại định kỳ
liền kề tối đa không quá 90 ngày, nhưng trong thực tế, nhiều doanh nghiệp đă
thực hiện khá thường xuyên và tự nguyện hình thức đối thoại tại nơi làm việc.
Lí do vì trước đây khi chưa có qui định mang tính bắt buộc của pháp luật mà
người sử dụng lao động và người lao động vẫn nhận thấy được lợi ích thiết thực
từ những cuộc đối thoại đó và đă tự nguyện thực hiện nó. Qua đối thoại tại nơi
làm việc, người lao động và người sử dụng lao động gần gũi, thân thiện, hiểu
biết và tin tưởng nhau hơn. Hiểu được những tâm tư, nguyện vọng của người
lao động, người sử dụng lao động ttm hướng giải quyết một cách thoả đáng, kịp
thời sửa chữa những thiếu sót có thể mắc phải trong khâu điều hành, quản lí


doanh nghiệp, đáp ứng những đ Còi hỏi chính đáng của người lao động. Người sử
dụng lao động truyền đạt đến người lao động những thông tin đầy đủ, giúp họ

hiểu thêm về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, về khả năng tiêu
thụ sản phẩm làm ra, về tiền lương, cách tính thưởng… Và một khi người lao
động thoả mãn những thông tin mà họ cần biết, họ sẽ an tâm, tự giác lao động,
tích cực đầu tư công sức, để không ngừng cải tiến sản xuất, nâng cao năng suất
lao động để có thêm doanh thu tạo thêm thu nhập cho bản thân.
Có nhiều hình thức đối thoại tại nơi làm việc. Có nơi Giám đốc gặp gỡ công
nhân lao động tại nhà máy khoảng 30 phút vào ngày đầu tháng để trao đổi
thông tin, giải quyết những yêu cầu từ phía tập thể lao động, hoặc Giám đốc có
những yêu cầu về công việc mà người lao động có trách nhiệm phải làm. Giám
đốc cho phép người lao động nhắn tin qua điện thoại di động về những vấn đề
mà cả người sử dụng lao động và người lao động quan tâm để giải quyết kịp
thời. Có nơi, Giám đốc doanh nghiệp dành một tiếng vào buổi cuối tuần, gặp
công nhân lao động, cùng họ trao đổi thông tin…Những cuộc tiếp xúc như vậy
rất có lợi trong điều hành, quản lí doanh nghiệp; người lao động thấy phấn khởi
vì mọi vướng mắc đă được người có trách nhiệm hiểu và giải quyết thấu tình,
đạt lí. Những bức xúc trong công việc được giải quyết tích cực, năng suất chắc
chắn sẽ tăng.
Ví dụ: Tại trường đại học Thương Mại vào ngày thứ 6 hàng tuần, hiệu trưởng
nhà trường dành một ngày tại phòng làm việc để tiếp nhận những thông tin, ý
kiến, phản ánh, những tâm tư, khúc mắc của các cán bộ viên chức trong trường
trong quá trình làm việc và giảng dạy. Chính điều này hiệu trưởng sẽ có thể trực
tiếp tiếp xúc với cán bộ viên chức trong trường để lắng nghe họ, tạo sự quan
tâm, gần gũi với họ. Và điều này sẽ giúp cho cán bộ trong trường tích cực trong
công việc giảng dạy, không ngừng đóng góp ý kiến, phán ảnh đến nhà trường
để nhà trường có những chính sách , biện pháp cải thiện cũng như nâng cao chất
lượng giảng dạy, hiệu quả làm việc.
Phần 3 giải pháp để đối thoại xã hội trở nên hiệu quả tại các cấp trong
quan hệ lao động
3.1 Giải pháp đối với cấp quốc gia



Để xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong các doanh
nghiệp. Các bên phải phát huy vai trò, vị trí phối hợp thực hiện các nhiệm vụ cơ
bản của mình:
- Các cơ quan quản lý nhà nước về lao động phải chủ trì và phối hợp với
Công đoàn, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác
xã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật lao động
cho người lao động và người sử dụng lao động, chú trọng các doanh nghiệp sử
dụng nhiều lao động, có nhiều khả năng xảy ra tranh chấp, đình công; tổ chức
tập huấn, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật lao động của
các doanh nghiệp, nhất là việc thương lượng và ký kết thoả ước lao động tập
thể, xây dựng và đăng ký thang lương, bảng lương, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, bảo hộ lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; hướng dẫn
công tác hoà giải lao động; kịp thời giải quyết các vụ tranh chấp lao động tập
thể về quyền theo đúng quy định của pháp luật; định hướng hoạt động dạy
nghề, gắn liền với giáo dục pháp luật và ý thức, tác phong lao động công nghiệp
cho người lao động; củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra lao động,
xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật lao động; tham mưu thành lập Uỷ
ban Quan hệ lao động; xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động “3 bên” giữa đại
diện người lao động, đại diện người sử dụng lao động và cơ quan quản lý nhà
nước về lao đông.
- Các cơ quan đại diện người lao động cần có kế hoạch cụ thể nhằm đổi mới,
nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn. Đào tạo nâng cao năng lực
hoạt động, kỹ năng đàm phán, thương lượng cho cán bộ công đoàn trong doanh
nghiệp. Xây dựng tổ chức công đoàn thực sự là người đại diện bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của người lao động. Phát triển tổ chức công đoàn và đoàn viên
trong doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế ngoài
nhà nước. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật lao động,
Luật Công đoàn cho người lao động. Chỉ đạo công đoàn các cấp giám sát việc
thực hiện chính sách, pháp luật lao động và phối hợp với các bên liên quan giải

quyết các vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động tại các doanh nghiệp.


- Các cơ quan đại diện người sử dụng lao động có kế hoạch và định kỳ tổ
chức gặp gỡ, làm việc với người sử dụng lao động trên địa bàn để nghe ý kiến
và phản ánh kịp thời các vướng mắc của doanh nghiệp cho các cơ quan chức
năng. Hướng dẫn các quy định của pháp luật có liên quan cho người sử dụng
lao động, đồng thời đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người sử dụng
lao động trong việc tham gia
3.2 Giải pháp cấp ngành
- Tại các buổi đối thoại, đại diện người sử dụng lao động và đại diện cấp công
đoàn cần thương lượng về các vấn đề liên quan đến người lao động như chế độ
hợp đồng, các vấn đề liên quan đến việc tính công làm thêm giờ, làm thêm ngày
vào các ngày lễ, đặc biệt người lao động quan tâm đến các vấn đề đào tạo nghề
sau khi tuyển dụng, chế độ luân chuyển công việc, hay cách tính chế độ nghỉ
hưu, nghỉ hưởng trợ cấp 1 lần theo luật bảo hiểm xã hội,…. Đại diện lãnh đạo
các cơ quan, công đoàn, bảo hiểm xã hội cần phải kí kết thỏa ước với đại diện
của doanh nghiệp để người lao động an tâm làm việc và đảm bảo quyền và lợi
ích của người lao động
- Một trong những yếu tố tạo nên thành công của các cấp công đoàn tại doanh
nghiệp là đã phát huy được vai trò, chủ động tham mưu, phối hợp chặt chẽ với
người sử dụng lao động quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, đảm bảo
quyền lợi cho người lao động.
- Ý nghĩa quan trọng của đối thoại nhằm xây dựng mối quan hệ lao động hài
hòa, các cấp công đoàn trong doanh nghiệp cần quan tâm chú trọng thực hiện
hoặc chỉ đạo thực hiện hoạt động này.
3.3 Giải pháp cấp doanh nghiệp
Để tổ chức các cuộc đối thoại tại doanh nghiệp thành công, theo chúng tôi Công
đoàn cơ sở và doanh nghiệp thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Thứ nhất, nâng cao kỹ năng đàm phán, thương lượng:

• Đòi hỏi các thành viên trước khi vào cuộc đàm phán phải nghiên cứu kỹ,
hiểu cặn kẽ tinh thần của nội dung đối thoại và các chế độ, chính sách có liên
quan;


• Nâng cao khả năng hùng biện thông qua cách nói, cách diễn đạt, trình bày
các nội dung cũng như khi thực hiện phản biện;
• Đại diện của mỗi bên cần lắng nghe, tiếp nhận đầy đủ các thông tin khi trao
đổi trong đối thoại;
• Cân nhắc, xem xét các bằng chứng, các lí lẽ đưa ra có phù hợp với các văn
bản quy định hay không, có phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp hay
không và đặc biệt là có tính khả thi hay không? Nếu lắng nghe và tiếp nhận đầy
đủ các thông tin từ phía đối phương trình bày sẽ là cơ hội tốt để cùng nhau
thống nhất tìm ra các biện pháp, cách thức giải quyết vấn đề đặt ra trong đối
thoại.
Thứ hai, kỹ năng tổ chức cuộc đối thoại:
• Nắm vững quy chế đối thoại, nội dung của cuộc đối thoại cũng như các
nguyên tắc phải tuân thủ khi thực hiện đối thoại;
• Nắm vững quy định về tổ chức một cuộc đối thoại định kỳ, đối thoại khi có
một bên yêu cầu, đó là: quyết định tổ chức cuộc đối thoại, địa điểm tổ chức đối
thoại, thời gian tiến hành đối thoại cũng như các điều kiện vật chất cần thiết
khác bảo đảm cho đối thoại.
Như vậy, một cuộc đối thoại được tổ chức khi và chỉ khi có quyết định đối thoại
do người sử dụng ban hành: Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày hai bên thống
nhất nội dung, thời gian, địa điểm, thành phần tham gia đối thoại định kỳ tại nơi
làm việc, người sử dụng lao động ra quyết định bằng văn bản tổ chức đối thoại
định kỳ tại nơi làm việc. Quyết định tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc
phải được gửi đến Chủ tịch công đoàn cơ sở hoặc đại diện Ban chấp hành công
đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở và các thành
viên tham gia đối thoại ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày tổ chức đối thoại.

Thứ ba, cách thức phối hợp điều hành cuộc đối thoại: Mỗi cuộc đối thoại được
tổ chức đă có sự chuẩn bị đầy đủ các điều kiện theo quy định như nội dung đối
thoại, địa điểm đối thoại, thời gian tổ chức đối thoại, thành phần của các bên
tham gia.... do đó, cần phải có sự phối hợp điều hành của các bên trong cuộc đối
thoại. Theo quy định, tổ chức đại diện cho tập thể lao động có trách nhiệm phối
hợp với người sử dụng lao động tổ chức thực hiện đối thoại định kỳ tại nơi làm


việc. Công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp hoặc công đoàn cấp trên cơ sởn (nơi
chưa thành lập công đoàn) sẽ phối hợp với người sử dụng lao động để cử ra thư
kí ghi chép diễn tiến cuộc đối thoại, thống nhất cùng nhau bên nào trình bày
trước, bên nào trình bày sau, cùng nhau trao đổi thông tin có liên quan tới nội
dung cuộc đối thoại.
Thứ tư, nâng cao kỹ năng tập hợp thu thập thông tin: Khi nhận được thông tin,
cần phải:
• Xác định được những thông tin nào liên quan và hỗ trợ cho việc đối thoại;
• Kiểm tra kỹ nguồn thông tin, đảm bảo về độ chính xác và có căn cứ cần
thiết của những thông tin thu thập được;
• Lựa chọn các thông tin, số liệu có sức thuyết phục để sử dụng, loại trừ
những thông tin số liệu có khả năng làm sai lệch hoặc không có tính thuyết
phục khi đàm phán, thương lượng trong đối thoại;
• Từ những thông tin thu thập được và đă có sự chọn lọc, công đoàn tập hợp,
xây dựng nội dung đối thoại, sau đó Chủ tịch công đoàn cơ sở gửi nội dung đối
thoại cho người sử dụng lao động và thông báo cho người lao động biết.


C. Kết luận
Kinh tế ngày càng phát triển với nhiều hình thức hoạt động phức tạp đòi hỏi sự
thống nhất giữa các chủ thể tham gia .Trong quan hệ lao động vừa có sự thống nhất
vừa có sự mâu thuẫn , người sử dụng lao động luôn phải đối thoại , giao tiếp với

người lao động về tất cả những vấn đề lien quan trong quá trình hợp tác và phát
triển ,sự thấu hiểu và lắng nghe luôn là điều kiện cần để người lao động có thể làm
việc hết mình . Đối thoại để tìm ra hướng chung , đối thoại để giải quyết tranh chấp
, đối toại để cải thiện mối quan hệ lao động luôn luôn tồn trại trong doanh nghiệp ,
doanh nghiệp luôn phải linh hoạt trong các tình huống đối thoại với các chủ thể để
đạt đến thành công mong đợi.


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
********

BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 1
Hà Nội , ngày 28tháng 3, năm 2016

.

Địa điểm: sân thư viện

thời gian :9h- 10h

Thành phần tham dự.

I

Nhóm trưởng, thư kí nhóm và các bạn trong nhóm 7.
-Chủ trì cuộc họp: Đàm Quang Trường




II

Thư ký cuộc họp: Nguyễn Thị Trang
Số thành viên tham gia: 10
Số thành viên vắng: 0
Nội dung
Diễn biến:
Phân chia công việc bài thảo luận nhóm
Đề tài : Vai trò của đối thoại Xã Hội trong việc lành mạnh hoá quan hệ lao
động. Liên hệ tình hình đối thoại ở Việt Nam hiện nay.
Công việc cụ thể bao gồm :
Họ và tên
1.Nguyễn Thị Trang
2.Lê Công Tuyền
3.Trần Thị Thu Trang
4.Dương Thị Trang
5.Vùi Lưu Thuyên
6.Phan Thị Yến
7.Phạm Thu Thủy
8.Nguyễn Thị Vinh
9.Vũ Thị Ngọc Yến
10.Đàm Quang Trường

Nhiệm vụ
Ghi chú
Mở đầu , kết luận , tổng hợp bài
Phần 1 :1.1 và 1.2, làm slide
Phần 1: 1.3
Phần 1: 1.4.1
Phần 1: 1.4.2

Phần 1: 1.4.3
Phần 2, 3 :2.1 và 3.1
Phần 2,3 :2.2 và 3.2, thuyết trình
Phần 2, 3 :2.3 và 3,3
Thuyết trình


Hạn nộp bài : 11-4-2016
III
Tổng kết.
1 Buổi họp đã diễn ra thành công và không có sự cố gì xảy ra.
2 Các thành viên đã nhận được công việc của mình.

Thư kí

Ký tên

Nhóm trưởng
Ký tên


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
********

BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 2
Hà Nội , ngày 15 tháng 4, năm 2016

.


Địa điểm: sân thư viện

thời gian :9h30h- 10h

-Chủ trì cuộc họp: Đàm Quang Trường


Thư ký cuộc họp: Nguyễn Thị Trang

* Nội dung
-thư kí đưa bản thổng hợp để mọi người đóng góp ý kiến
-các thành viên đánh giá
Họ và tên

Mã sinh viên

Chức vụ

Đàm Quang Trường

14D210120

Nhóm trưởng

Nguyễn Thị Trang

14D210259

Thư kí


Lê Công Tuyền

14D210261

Thành viên

Trần Thị Thu Trang

14D210327

Thành viên

Phạm Thu Thủy

14D210326

Thành viên

Nguyễn Thị Vinh

14D210332

Thành viên

Dương Thị Trang

14D210257

Thành viên


Vũ Thị Ngọc Yến

14D210122

Thành viên

Vùi Lưu Thuyên

14D210324

Thành viên

Phan Thị Yến

14D210333

Thành viên

Điểm

Ghi chú


Nhóm trưởng



×