Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Nâng cao hiệu quả đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (905.92 KB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG

NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG
NÔNG THÔN SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TẠI TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

HÀ NỘI - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG

NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG
NÔNG THÔN SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TẠI TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

HÀ NỘI - 2016


MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG ................................................................................. vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ...................................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................... 1
2.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................................... 1
2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................... 1
3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................. 2
3.1. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................................. 2
3.2. Phương pháp tổng hợp và xử lí số liệu .................................................................... 2
3.3. Các phương pháp phân tích ..................................................................................... 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 2
4.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................. 2
4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CƠ SỞ
HẠ TẦNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC ............................................................................................................................. 4
1.1. Lý luận cơ bản về vốn ngân sách nhà nước ............................................................. 4
1.1.1. Khái niệm về NSNN............................................................................................... 4
1.1.2. Vai trò của vốn NSNN đối với phát triển CSHT GTNT ........................................ 5
1.2. Lý luận chung về đầu tư phát triển CSHT GTNT.................................................... 6
1.2.1. Khái niệm đầu tư phát triển CSHT GTNT ........................................................... 6
1.2.2. Đặc điểm CSHT GTNT.......................................................................................... 8
1.3. Hiệu quả đầu tư phát triển CSHT GTNT sử dụng vốn NSNN ............................. 10
1.3.1. Khái niệm hiệu quả đầu tư phát triển CSHT GTNT bằng vốn NSNN................. 10
1.3.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển CSHT GTNT ................. 11
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng hiệu quả vốn đầu tư .......................... 14

i



1.4. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển CSHT GTNT sử dụng vốn
NSNN ............................................................................................................................ 17
1.4.1. Tình hình chung................................................................................................... 17
1.4.2. Một số địa phương điển hình .............................................................................. 20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ VÀO PHÁT
TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN BẰNG NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC TẠI TỈNH VĨNH PHÚC ....................................................................... 23
2.1- Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Vĩnh Phúc:.............................. 23
2.1.1. Vị trí địa lý: ........................................................................................................ 23
2.1.2. Điều kiện tự nhiên: ............................................................................................. 23
2.1.3. Dân số: ................................................................................................................ 25
2.1.4. Nguồn nhân lực: .................................................................................................. 26
2.1.5 Tình hình kinh tế xã hội........................................................................................ 26
2.1.6 Tình hình thu chi ngân sách tỉnh Vĩnh phúc giai đoạn 2011-2015 ...................... 32
2.1.7. Thuận lợi và khó khăn đối với phát triển CSHT GTNT ...................................... 34
2.2. Khái quát hiện trạng đầu tư phát triển CSHT GTNT sử dụng vốn NSNN giai
đoạn 2011 – 2014 ......................................................................................................... 35
2.2.1. Hiện trạng mạng lưới GTNT tỉnh Vĩnh Phúc ...................................................... 35
2.2.2. Vốn NSNN đầu tư cho phát triển hạ tầng GTNT ................................................ 46
2.2.3. Quy trình sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước cho phát triển giao thông
nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc.............................................................................................. 50
2.3. Thực trạng hiệu quả đầu tư phát triển CSHT GTNT bằng nguồn vốn NSNN giai
đoạn 2011-2015 ............................................................................................................. 53
2.3.1. Chỉ tiêu chung phản ánh hiệu quả đầu tư phát triển .......................................... 55
2.3.2 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng GTNT .................... 57
2.4. Hạn chế và nguyên nhân ........................................................................................ 64
2.4.1. Hạn chế: .............................................................................................................. 64
2.4.2. Nguyên nhân........................................................................................................ 65


ii


CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN CSHT GIAO THÔNG NÔNG THÔN SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC ................................................... 68
3.1. Phương hướng phát triển và mục tiêu quy hoạch GTNT đến năm 2016 và tầm
nhìn đến năm 2020 ....................................................................................................... 68
3.1.1. Mục tiêu quy hoạch ............................................................................................. 68
3.1.2. Phương hướng phát triển .................................................................................... 69
3.2. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển CSHT giao thông thôn của tỉnh ............................ 76
3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển cơ sơ hạ tầng
giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ....................................................... 78
3.3.1. Thay đổi cơ chế hỗ trợ ngân sách cấp cho địa phương ...................................... 78
3.3.2. Hoàn thiện trong bộ máy tổ chức quản lý đầu tư ............................................... 79
3.3.3. Giải pháp huy động vốn ...................................................................................... 81
3.3.4. Tăng cường phối hợp giữa các ngành các cấp và cộng đồng ............................ 82
3.3.5. Áp dụng các thiết kế mẫu giảm bớt chi phí đầu tư xây dựng công trình ............ 84
3.4. Kiến nghị ................................................................................................................ 84
3.4.1. Về phía nhà nước ................................................................................................ 84
3.4.2. Về phía địa phương ............................................................................................. 85
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 86

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn của TS. Trần Việt Hà.

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng
và chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Vĩnh Phúc, ngày

tháng

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Minh Phương

iv

năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tiến sĩ Trần
Việt Hà - người đã tận tình giúp đỡ và trực tiếp hướng dẫn tác giả trong quá trình
thực hiện, hoàn thành luận văn.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đối với Sở Giao thông vận tải Vĩnh Phúc đã
tạo mọi điều kiện, động viên, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và
hoàn thành luận văn này.
Trong quá trình nghiên cứu do khả năng có hạn và kinh nghiệm thực tiễn còn
ít mà vấn đề đặt ra lại khá lớn nên luận văn không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong
sự chỉ dẫn và góp ý của các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp để công trình nghiên
cứu tiếp theo được hoàn thiện hơn.

TÁC GIẢ


Nguyễn Thị Minh Phương

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Thứ tự

Viết tắt

Nghĩa

1.

CPĐD

Cấp phối đá dăm

2.

CSHT

Cơ sở hạ tầng

3.

ĐTPT


Đầu tư phát triển

4.

ĐTXDCB

Đầu tư xây dựng cơ bản

5.

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

6.

GTNT

Giao thông nông thôn

7.

GTVT

Giao thông vận tải

8.

KT – XH


Kinh tế - xã hội

9.

HĐND

Hội đồng nhân dân

10.

NSNN

Ngân sách nhà nước

11.

UBND

Uỷ Ban nhân dân

vi


DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG
Bảng 2.1 - Cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 2011- 2014: .........................................27
Bảng 2.2 : Tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2011-2015.......................................27
Bảng 2.3: Tình hình thu chi ngân sách tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2015 ........33
Bảng 2.4: Số liệu vận tải địa phương giai đoạn 2011- 2015 ....................................38
Bảng 2.5: Tổng hợp khối lượng xây dựng giao thông nông thôn 2011 - 2015.........42
Bảng 2.6 : Hiện trạng cầu trên hệ thống đường tỉnh .................................................44

Bảng 2.7: Tỷ lệ vốn đầu tư cho GTNT so với tổng vốn đầu tư từ NSNN của tỉnh
Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2014................................................................................47
Bảng 2.8: Vốn đầu tư cho CSHT GTNT tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 – 2015 ...49
Bảng 2.9: Hiệu quả đầu tư phát triển CSHT CTNT sử dụng vốn NSNN trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2014..................................................................55
Bảng 2.10: Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc từ 2011-2014 ....................56
Bảng 2.11 : Kết quả thực hiện giao thông nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015 .....59
Bảng 2.12: Năng lực vận tải của hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 – 2015 .............................................................................62
Bảng 2.13: Tổng hợp số liệu tai nạn giao thông trên hệ thống đường giao thông
nông thôn giai đoạn 2011-2015.................................................................................63
Bảng 3.1: Nhu cầu cứng hóa đường GTNT giai đoạn 2016-2020 ............................71
Bảng 3.2 : Danh sách nhu cầu đầu tư xây dựng cầu dân sinh trên địa bàn tỉnh........72
Bảng 3.3: Tổng kinh phí xây dựng đường GTNT giai đoạn 2016-2020 ..................77

vii


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tỉ lệ phần trăm loại mặt đường đường GTNT tỉnh Vĩnh Phúc ............37
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu vốn phát triển cơ sở hạ tầng GTNT..........................................48

viii


ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế xã hội, tỉnh
Vĩnh Phúc đã có những bước chuyển biến đáng kể và đạt được nhiều thành tựu
quan trọng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn giữ ở mức cao; phát triển toàn diện nền

kinh tế cũng như ở từng ngành cụ thể; việc huy động các nguồn lực thực hiện mục
tiêu phát triển kinh tế xã hội đạt nhiều kết quả tốt và đảm bảo.
Để xác định hướng phát triển tiếp theo, đưa Vĩnh Phúc hoà nhịp với tiến trình
công nghiệp hoá hiện đại hoá của đất nước cần thiết phải đánh giá đúng,nhận dạng đủ
các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình phát triển KT- XH của tỉnh. Một trong những
nhân tố quan trọng hàng đầu đó chính là cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn, bởi cơ
sở hạ tầng giao thông nông thôn có vai trò quan trọng và quyết định đối với sự phát
triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia và từng tỉnh nói riêng. Những năm qua đầu tư
cơ sở hạ tầng kỹ thuật Vĩnh Phúc hết sức quan tâm và ưu tiên đầu tư hàng đầu.
Bên cạnh những kết quả đạt được của việc sử dụng vốn NSNN cho đầu tư phát
triển CSHT GTNT, vẫn còn tồn tại và hạn chế như: đầu tư manh mún, dàn trải…. dẫn
đến kém hiệu quả và làm thất thoát nguồn vốn của Nhà nước. việc huy đông nguồn
vốn đầu tư từ nội bộ nền kinh tế của tỉnh còn hạn chế, chủ yếu dựa vào hỗ trợ của
Ngân sách Trung ương và khai thác quỹ đất nên việc tiết kiệm và sử dụng hiệu quả
vốn đầu tư nói chung và đầu tư phát triển CSHT GTNT nói riêng là hết sức cấp thiết.
Chính vì vậy, trong quá trình làm việc tại Sở Giao thông vận tải Vĩnh Phúc tôi
đã chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông
thôn sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước tại tỉnh Vĩnh Phúc ” làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiệu quả đầu tư và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát
triển CSHT GTNT sử dụng vốn NSNN ở tỉnh Vĩnh Phúc.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Khái quát hoá, hệ thống hoá các vấn đề lý luận chung nhất về giao thông

1


nông thôn.
- Đánh giá thực trạng sử dụng vốn từ ngân sách nhà nước ở tỉnh Vĩnh Phúc để

đầu tư phát triển giao thông nông thôn.
- Đề xuất các giải pháp cụ thể, thiết thực góp phần nâng cao hiệu quả thúc đẩy
phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Xem xét các văn bản, chính sách, các báo cáo tổng kết của các cấp, các
ngành và các nguồn số liệu thống kê.
- Tổng quan các tư liệu hiện có về lĩnh vực đầu tư GTNT đã được đang tải
trên các sách báo, tạp chí, các báo cáo tổng kết hội nghị hội thảo, kết quả của các
đợt điều tra của các tổ chức, các cuộc trả lời phỏng vấn của các nhà khoa học, nhà
quản lý, các nhà hoạch định chính sách, các tài liệu đăng tải trên các phương tiện
thông tin đại chúng...
3.2. Phương pháp tổng hợp và xử lí số liệu
Dùng phương pháp phân tổ để tổng hợp và hệ thống hóa số liệu điều tra theo
các tiêu thức để tiếp cận mục đích nghiên cứu số liệu được xử lí, tính toán trên máy
tính theo các phần mền thống kê thông dụng.
3.3. Các phương pháp phân tích
- Phương pháp thống kê mô tả.
- Phương pháp phân tích kinh tế đầu tư.
- Các phương pháp tính khác
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu chủ yếu: hiệu quả đầu tư phát triển CSHT GTNT sử
dụng vốn NSNN

2


- Đối tượng khảo sát: các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng GTNT, Ban
quản lí dự án, người dân địa phương.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: các công trình đầu tư CSHT giao thông nông thôn trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Về thời gian: Phân tích đánh giá thực trạng giai đoạn 2011-2014 và đề xuất
giải pháp đến năm 2020

3


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CƠ SỞ
HẠ TẦNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.1. Lý luận cơ bản về vốn ngân sách nhà nước
1.1.1. Khái niệm về NSNN
Vốn Ngân sách thường được gọi là vốn ngân sách Nhà nước bao gồm: vốn
ngân sách trung ương, vốn ngân sách cấp Tỉnh, vốn ngân sách cấp huyện, thị xã...
(Ngân sách Trung ương và ngân sách Địa phương). Vốn ngân sách được hình thành
từ vốn tích luỹ của nền kinh tế và được Nhà nước duy trì trong kế hoạch ngân sách để
cấp cho các đơn vị thực hiện các kế hoạch Nhà nước hàng năm, kế hoạch 5 năm và kế
hoạch dài hạn.
Là nguồn vốn được huy động chủ yếu từ nguồn thu thuế và các loại phí, lệ phí.
Đây là nguồn vốn có ý nghĩa quan trọng mặc dù vốn ngân sách chỉ chiếm
khoảng 13% tổng vốn đầu tư xã hội, song là nguồn vốn Nhà nước chủ động điều
hành, đầu tư các lĩnh vực cần ưu tiên phát triển then chốt của nền kinh tế những khu
vực khó có khả năng thu hồi vốn, những lĩnh vực mà tư nhân hoặc doanh nghiệp
không muốn hoặc không thể đầu tư vào các dự án thuộc các lĩnh vực sau:
Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; đường giao
thông, hạ tầng đô thị, các công trình cho giáo dục - văn hoá xã hội, quản lý Nhà nước....
Đầu tư các dự án sự nghiệp kinh tế như:
+ Sự nghiệp giao thông; duy tu, bảo dưỡng, sữa chữa cầu đường.

+ Sự nghiệp nông nghiệp, thuỷ lợi như: duy tu, bảo dưỡng các tuyến đê, kênh
mương, các công trình lợi ...
+ Sự nghiệp thị chính: duy tu bảo dưỡng hệ thống đèn chiếu sáng, vỉa hè, hệ
thống cấp thoát nước...
+ Các dự án điều tra cơ bản.
Đầu tư hỗ trợ cho các doanh nghiệp Nhà nước, góp vốn cổ phần, liên doanh
vào các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước
theo quy định của pháp luật.
Nguồn vốn ngân sách nói chung được tập hợp từ các nguồn vốn trên địa bàn như:

4


+ Vốn ngân sách Trung ương đầu tư qua các Bộ, ngành trên địa bàn.
+ Vốn ngân sách Trung ương cân đối hoặc uỷ quyền qua Ngân sách địa phương
(Xây dựng cơ bản tập trung, thiết bị nước ngoài ghi thu ghi chi, vốn chương trình quốc
gia ...)
+ Vốn ngân sách từ các nguồn thu của địa phương được giữ lại ( cấp quyền sử
dụng đất, bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước, xổ số ... )
+ Vốn ngân sách sự nghiệp có tính chất XDCB.
1.1.2. Vai trò của vốn NSNN đối với phát triển CSHT GTNT
Vốn đầu tư từ NSNN là nguồn vốn đầu tư cơ bản và quan trọng nhất để đầu tư
phát triển CSHT như: bưu điện, thông tin liên lạc, đặc biệt là hệ thống giao thông ở
nông thôn…..Các công trình giao thông này là những công trình công cộng đòi hỏi
một lượng vốn đầu tư lớn nhưng thời gian thu hồi vốn dài và lợi nhuận thấp. Do đó, các
nhà đầu tư thường không muốn đầu tư vào lĩnh vực này. Hiện nay, việc tham gia đầu tư
từ các nguồn vốn ngoài NSNN là quá ít, để đảm bảo thực hiện được các mục tiêu phát
triển đất nước, Nhà nước phải sử dụng vốn đầu tư cho phát triển các lĩnh vực kết cấu hạ
tầng. Từ khó khăn về huy động vốn dẫn đến tiến độ thi công các công trình đầu tư phát
triển các lĩnh vực kết cấu hạ tầng cũng rất chậm chạp, trì trệ, một số công trình có tên

trong mục đầu tư đã được phê duyệt cứ phải xếp hàng mãi đến lượt, nhiều công trình
không thể thực hiện được vì không đảm bảo vốn đầu tư. Ngoài ra vấn đề sử dựng vốn
cho phát triển các lĩnh vực kết cấu hạ tầng cũng đang là vấn đề nhức nhối mà các
ngành cần giải quyết. Đó là tình trạng thất thoát do tệ tham ô, tham nhũng, do việc thực
hiện không đúng tiến độ kỹ thuật. Mà thất thoát vốn đầu tư xây dựng CSHT thì rất lớn,
gây lãng phí lớn.
Ngoài ra vốn ngân sách còn có ý nghĩa rất quan trọng để khơi dậy các nguồn
vốn khác còn tiềm tàng đặc biệt là vốn trong dân cư, ở đây vốn ngân sách có tính
chất “vốn mồi”, vốn hỗ trợ một phần như: chi để lập các dự án, các quy hoạch cần
thiết để nhân dân và các tổ chức kinh tế khác đưa vốn vào đầu tư phát triển. Vốn
ngân sách hỗ trợ một phần làm đường ngõ xóm... phần còn lại cộng đồng dân cư tự
đóng góp và quản lý sử dụng. Hình thức này được sử dụng phổ biến ở các nước đặc

5


biệt trong việc tham gia của nhân dân vào các dự án dịch vụ và hạ tầng đô thị mới
với các hình thức tài trợ xen kẽ, hợp vốn công - tư ...
1.2. Lý luận chung về đầu tư phát triển CSHT GTNT
1.2.1. Khái niệm đầu tư phát triển CSHT GTNT
1.2.1.1. Cơ sở hạ tầng
CSHT là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã
hội, là tổ hợp các công trình vật chất kĩ thuật có chức năng phục vụ trực tiếp dịch vụ
sản xuất, đời sống của dân cư được bố trí trên một phạm vi lãnh thổ nhất định.
CSHT được chia làm 3 nhóm chính: CSHT kĩ thuật, CSHT xã hội, CSHT môi trường:
+ CSHT kĩ thuật bao gồm các công trình và phương tiện vật chất phục vị cho
sản xuất và đời sống sinh hoạt của xã hội như các con đường,hệ thống điện, bưu
chính viễn thông,…
+CSHT xã hội là các công trình và phương tiện để duy trì và phát triển các
nguồn lực như các cơ sở giáo dục đào tạo, các cơ sở khám chữa bệnh và các cơ sở

đảm bảo đời sống và nâng cao tinh thần của nhân dân như hệ thống công viên, các
công trình đảm bảo an ninh xã hội.
+CSHT môi trường bao gồm các công trình phục vụ cho bảo vệ môi trường
sinh thái của đất nước cũng như môi trường sống của con người như các công trình
xử lí nước thải, rác thải.
1.2.1.2. Cơ sở hạ tầng nông thôn
CSHT nông thôn là một bộ phận tổng thể của CSHT kĩ thuật của nền kinh tế
quốc dân. Đó là những hệ thống thiết bị và các công trình vật chất – kĩ thuật được
tạo lập, phát triển trong các vùng nông thôn và trong các hệ thống sản xuất nông
nghiệp tạo thành cơ sở điều kiện chung cho phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực này
và trong lĩnh vực nông nghiệp.
Nội dung tổng quát của CSHT nông thôn có thể bao gồm hệ thống kiến trúc,
thiết bị và công trình chủ yếu sau:

6


+ Hệ thống và các công trình thủy lợi, thủy nông, phòng chống thiên tai, bảo
vệ và cải tạo đất đai, tài nguyên, môi trường trong nông nghiệp nông thôn như: đê
điều, cầu cống và kênh mương thủy lợi, các trạm bơm…
+ Các hệ thống và công trình giao thông vận tải trong nông thôn: cầu cống,
đường xá, kho tầng bến bãi phục vụ trực tiếp cho việc vận chuyên hàng hóa, giao
lưu đi lại của dân cư.
+ Mạng lưới và thiết bị phân phối, cung cấp điện, mạng lưới thông tin liên lạc…
+ Những công trình xử lý, khai thác và cung cấp nước sạch sinh hoạt cho dân
cư nông thôn,
+Mạng lưới và cơ sở thương nghiệp, dịch vụ cung ứng vật tư, nguyên vật
liệu… mà chủ yếu là những công trình chợ búa và tụ điểm giao lưu buôn bán.
+Cơ sở nghiên cứu khoa học, thực hiện và chuyển giao công nghệ kĩ thuật,
trạm sản xuất và cung ứng giao giống vật nuôi cây trồng.

Nội dung của cơ sở hạ tầng trong nông thôn cũng như sự phân bố cấu trúc
trình độ phát triển của nó có sự khác biệt đáng kể giữa các khu vực, quốc gia cũng
như các địa phương, vùng lãnh thổ của đất nước. Tại các nước phát triển, CSHT
nông thôn còn bao gốm cả các hệ thống, công trình cung cấp gas, khí đốt, xử lí và
làm sạch nguồn nước tưới tiêu nông nghiệp, cung cấp cho nông dân nghiệp vụ
khuyến nông.
1.2.1.3. Cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn
CSHT GTNT là một bộ phận của CSHT nông thôn, bao gồm CSHT đường
sông, đường mòn, đường đất phục vụ sự đi lại trong nội bộ nông thôn,nằm phát
triển sản xuất và phục vụ giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội của các làng xã, thôn
xóm. Hệ thống này nhằm bảo đảm cho các phương tiện cơ giới loại trung, nhẹ và xe
thô sơ qua lại.
Đối tượng hưởng lợi ích trực tiếp của hệ thống GTNT sau khi xây dựng mới,
nâng cấp là người dân nông thôn, bao gồm những nhóm người có nhu cầu và ưu
tiên đi lại khác nhau như nông dân, doanh nhân, những người không có ruộng đất,
cán bộ công nhân viên của các đơn vị phục vụ công cộng làm việc ở nông thôn…..

7


• Hệ thống CSHT GTNT
CSHT GTNT bao gồm:
+ Mạng lưới đường GTNT: đường huyện, đường xã và đường thôn xóm, cầu
cống, phà trên tuyến;
+ Đường sông và các công trình trên bờ;
+ Các CSHT giao thông mức độ thấp.Các đường mòn và đường nhỏ cho
người đi bộ, xe thồ, xe máy và đôi khi cho xe lướn, có tốc độ thấp đi lại là một
phần mạng lưới giao thông, giữ vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng
hóa đi lại của người dân.
1.2.2. Đặc điểm CSHT GTNT

1.2.2.1. Tính hệ thống, đồng bộ
CSHT GTNT là một hệ thống cấu trúc phức tạp phân bố trên toàn lãnh thổ,
trong đó có những bộ phận có mức độ và phạm vi ảnh hưởng cao thấp khác nhau tới
sự phát triển kinh tế - xã hội của toàn bộ nông thôn, của vùng và làng xã. Tuy vậy,
các bộ phận này có mối quan hệ gắn kết với nhau trong quá trình hoạt động, khai
thác và sử dụng.
Do vậy việc quy hoạch tổng thể phát triển CSHT GTNT, phối hợp kết hợp
giữa các bộ phận trong một hệ thống đồng bộ, sẽ giảm tối đa chi phí và tăng tối đa
công dụng của các CSHT GTNT cả trong xây dựng cũng như trong quá trình vận
hành, sử dụng.
Tính chất đồng bộ, hợp lí trong việc phối kết hợp các yếu tố hạ tầng giao
thông chỉ có ý nghĩa về kinh tế, mà còn có ý nghĩa về xã hội và nhân văn. Các công
trình giao thông thường là các công trình lớn,chiếm chỗ trong không gian. Tính hợp
lí của các công trình này là đem lại sự thay đổi lớn trong cảnh quan và có tác động
tích cực trong các sinh hoạt của dân cư trong địa bàn.
1.2.2.2. Tính định hướng
Đặc trưng này xuất phát từ nhiều khía cạnh khác nhau của vị trí hệ thống
GTNT: đầu tư cao, thời gian sử dụng lâu dài, mở đường cho các hoạt động kinh tế xã hôi phát triển…

8


Đặc điểm này đòi hỏi trong phát triển CSHT GTNT phải chú ý những vẫn đề
chủ yếu sau:
- CSHT giao thông của toàn bộ nông thôn, của vùng hay của làng xã cần được
hình thành và phát triển trước một bước và phù hợp với các hoạt động kinh tế - xã
hội. Dựa trên các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội để quyết định việc xây dựng
CSHT GTNT.Đến lượt mình, sự phát triển CSHT về quy mô, chất lượng lại thể hiện
định hướng phát triển kinh tế - xã hội.
Thực thiện tốt chiến lược ưu tiên trong phát triển CSHT giao thông của toàn

nông thôn, toàn vùng, từng địa phương trong mỗi giai đoạn phát triển sẽ vừa quán
triệt tốt đặc điểm về tính tiên phong định hướng, vừa giảm nhẹ nhu cầu huy động
vốn đầu tư do chỉ tập trung cao vào những công trình ưu tiên.
1.2.2.3. Tính địa phương, tính vùng và khu vực
Việc xây dựng và phát triển CSHT GTNT phụ thuộc váo nhiều yếu tố như:
địa lí, địa hình, trình độ phát triển…Do địa bàn nông thôn rộng, dân cư phân bố
không đều và điều kiện sản xuất nông nghiệp vừa đa dạng, phức tạp lại vừa khác
biệt lớn giữa các địa phương, các vùng sinh thái.
Vì thế, hệ thống CSHT GTNT mang tính vùng và địa phương rõ nét. Điều này
thể hiện cả trong quá trình tạo lập, xây dựng cũng như trong tổ chức quản lí, sử
dụng chúng.
Yêu cầu này đặt ra trong việc xác định phân bố hệ thống GTNT, thiết kế,đầu
tư và sử dụng nguyên vật liệu, vừa đặt trong hệ thống chung của quốc gia, phải phù
hợp với đặc điểm, điều kiện từng địa phương, từng vùng lãnh thổ.
1.2.2.4. Tính xã hội và tính công cộng cao
Tính xã hội và công bằng cao của các công trình giao thông ở nông thôn thể
hiện trong xây dựng và sử dụng.
Trong xây dựng, hầu hết các công trình đều được sử dụng nhằm phục vụ việc
đi lại, buôn bán giao lưu cho tất cả người dân, tất cả các cơ sở kinh tế, dịch vụ.

9


Trong xây dựng, mỗi loại công trình khác nhau có những nguồn vốn khác
nhau từ các thành phần, các chủ thể trong nền kinh tế quốc dân. Để việc xây dựng,
quản lí, sử dụng các hệ thống đường nông thôn có kết quả cần lưu ý:
+ Đảm bảo hài hòa giữa nhiệm vụ trong xây dựng và quyền lợi trong sử dụng
các tuyến đường cụ thể. Nguyên tắc cơ bản là gắn quyền lợi với nghĩa vụ.
+ Thực hiện tốt việc phân cấp trong xây dựng và quản lí sử dụng hiệu quả
CSHT.

1.3. Hiệu quả đầu tư phát triển CSHT GTNT sử dụng vốn NSNN
1.3.1. Khái niệm hiệu quả đầu tư phát triển CSHT GTNT bằng vốn NSNN
Xã hội luôn phải đối mặt với những mâu thuẫn gay gắt giữa nhu cầu ngày
càng tăng của con người với sự hạn chế của các nguồn lực đáp ứng. Điều đó có
nghĩa là tổng nhu cầu xã hội luôn cao hơn khả năng đáp ứng của nền kinh tế. Vì
vậy, cần có những giải pháp sử dụng tối ưu các nguồn lực có giới hạn trong từng
thời kỳ để tạo ra một khối lượng sản phẩm với cơ cấu và chủng loại hợp lý, nhằm
thoải mãn tốt nhất nhu cầu xã hội, điều này thể hiện rõ nét trong lĩnh vực ĐTPT.
Quá trình CNH-HĐH đất nước làm cho nhu cầu về ĐTXD CSHT ngày càng tăng
và luôn vượt khả năng đầu tư của nền kinh tế. Trước thực tế đó, một vấn đề đặt ra là
phải sử dụng sao cho có hiệu quả các nguồn vốn ĐTPT, đặc biệt là nguồn vốn
NSNN nhằm thoải mãn tối đa nhu cầu phát triển của toàn xã hội.Theo các nhà kinh
tế, “Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa các lợi ích thu
được, bao gồm lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội với khối lượng vốn đầu tư bỏ ra”.
Lợi ích kinh tế của vốn đầu tư: biểu hiện mức độ hoàn thành các mục tiêu
kinh tế đã đặt ra nhằm đem lại lợi ích cho người bỏ vốn cũng như thỏa mãn nhu cầu
vật chất của xã hội. Do đó, nó thể hiện cụ thể thay đổi về khối lượng, chất lượng và
cơ cấu sản phẩm đồng thời biểu hiện sự thay đổi cán cân thương mại, mức lợi nhuận
thu được và chi phí sản xuất bỏ ra.
Lợi ích xã hội của vốn đầu tư: thể hiện ở việc thực hiện các mục tiêu khác
như: sự thay đổi về môi trường sống, điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe, giáo

10


dục, đào tạo, văn hóa thể thao và các mục tiêu chính trị an ninh, quốc phòng và bảo
vệ sinh thái….
1.3.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển CSHT GTNT
1.3.2.1. Chỉ tiêu chung phản ánh hiệu quả đầu tư
a. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế tài chính

• Hệ số gia tăng vốn sản phẩm (hệ số ICOR)
Hệ số ICOR cho biết từng thời kỳ cụ thể muốn tăng thêm một đồng GDP thì
cần bao nhiêu đồng vốn đầu tư. Hệ số này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
càng lớn.
ICOR = Vốn đầu tư / GDP do vốn tạo ra = Vốn đầu tư/ GDP
Nếu ICOR không đổi, mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầu tư. ở
các nước phát triển, ICOR thường lớn, từ 5-7 do thừa vốn, thiếu lao động, vốn được
sử dụng nhiều để thay thế cho lao động, do sử dụng công nghệ hiện đại có giá cao.
Còn ở các nước chậm phát triển thì ICOR thường chỉ 2-3 do thiếu vốn đầu tư, thừa
lao động nên có thể và cần phải sử dụng lao động để thay thế vốn do sử dụng công
nghệ kém hiện đại, giá rẻ.
Hệ số ICOR cho biết, để tạo ra một đơn vị tổng sản phẩm quốc nội tăng thêm
cần bao nhiêu đơn vị vốn đầu tư trong kỳ, như vậy hệ số ICOR càng nhỏ càng tốt.
Đánh giá hệ số ICOR qua các năm càng giảm dần thì hiệu quả đầu tư càng tăng.
b. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội
Người ta thường dung các chỉ tiêu sau trong việc đánh giá tác động xã hội- môi
trường của một dự án:
• Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người: Hiệu
quả đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn ảnh hưởng gián tiếp tới tốc
độ phát triển kinh tế và mức sống của người dân. Mạng lưới giao thông đường bộ
ngày càng được hoàn chỉnh sẽ tạo điều kiện để nhân dân các vùng được giao lưu
học hỏi, trao đổi buôn bán , tìm kiểm việc làm, cải thiện đời sống.
• Tỷ lệ xóa đói giảm nghèo: Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn
được trang bị tốt, đầu tư có hiệu quả sẽ góp phần tích cực vào sự phát triển chung

11


của nền kinh tế và xã hội. Năng suất, chất lượng và hiệu quả của sản xuất nông
nghiệp phát triển với tốc độ cao, bền vững, hàng hóa nông sản được phân phối rộng

khắp, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo. Hiệu quả đầu tư cơ sở hạ
tầng giao thông tăng lên thì góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh và ngược lại.
1.3.2.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư giao thông nông thôn
a. Tỷ lệ cứng hóa mặt đường GTNT
Đến nay hệ thống đường GTNT trên cả nước đã cứng hóa được 220.246
km/492.982 km (tương đương 44,68%), còn 55,32% đường GTNT chưa được cứng
hóa, trong số này phần lớn là đường thôn, xóm, trục chính nội đồng. Tỷ lệ cứng hóa
ở các khu vực trung du, miền núi, miền trung, Tây nguyên và vùng sâu vùng xa còn
rất thấp; Khu vực Đồng bằng và các khu vực còn lại đạt tỷ lệ cao hơn.
b.Chỉ tiêu về xây dựng, cải tạo hệ thống GTNT
Hiện nay UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm quy định, phân công, phân cấp cho
UBND cấp huyện, cấp xã trong quản lý bảo trì trì thống đường GTNT. Các tuyến
đường GTNT phải được duy tu, bảo trì hàng năm để đảm bảo chất lượng cũng như
an toàn giao thông cho nhân dân và phát triển kinh tế xã hội địa phương.
c. Chỉ tiêu về đường GTNT ban hành kèm theo Quyết định số 491/QĐ- TTg
ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính Phủ
Những năm qua, các địa phương trên cả nước bằng nhiều hình thức, giải pháp
được thực hiện nhằm nỗ lực trong việc thực hiện 4 chỉ tiêu về giao thông nông thôn
ban hành theo Quyết định số 491/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Diện mạo
GTNT đã có bước phát triển, nhiều địa phương đã hoàn thành chỉ tiêu này. Việc
đánh giá 4 chỉ tiêu theo Quyết định trên đã làm rõ thêm những kết quả thiết thực của
phong trào phát triển GTNT
* Chỉ tiêu: Nhựa hóa hoặc bê tông hóa đường trục xã, liên xã theo tiêu chuẩn
của Bộ GTVT
Đường trục xã, liên xã cứng hóa theo tiêu chuẩn như sau:
- Chiều rộng mặt đường bằng 3,5m; lề đường 1,25m; nền đường 6m.
- Chất lượng mặt đường: Bê tông xi măng mác 250 – 300 hoặc đá dăm láng nhựa.

12



Đầu tư cơ sở hạ tầng trục xã, liên xã có hiệu quả khi tỷ lệ nhựa hóa hoặc bê tông
hóa vượt so với mức chung của cả nước là 70%.
* Chỉ tiêu: Tỷ lệ cứng hóa đường trục thôn, xóm theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT
Đường trục thôn, xóm cứng hóa theo tiêu chuẩn cụ thể như sau:
- Chiều rộng mặt đường bằng 3,5m; lề đường 1,25m; nền đường rộng 5,0 m
trong điều kiện khó khăn 4,0 m. Cấp B: Chiều rộng mặt đường bằng 3,0m điều kiện
khó khăn 2.5m; nền đường rộng 4,0 m trong điều kiện khó khăn 3,0 m.
- Chất lượng mặt đường: Bê tông xi măng, đá dăm láng nhựa, đá lát, dá dăm
dải cấp phối.
Đầu tư cơ sở hạ tầng trục thôn, xóm của hệ thống giao thông nông thôn có hiệu
quả khi tỷ lệ cứng hóa đường trục thôn, xóm đạt 70% theo mức chung của cả nước.
* Chỉ tiêu: Tỷ lệ đường ngõ, xóm được cứng hóa, không lầy lội vào mùa mưa
Tiêu chuẩn đường ngõ, xóm cứng hóa, không lầy lội vào mùa mưa như sau:
- Đường cấp B hoặc C: Cấp B: Chiều rộng mặt đường bằng 3,0m điều kiện
khó khăn 2.5m; nền đường rộng 4,0 m trong điều kiện khó khăn 3,5 m. Cấp C:
Chiều rộng mặt đường bằng 2,0m; nền đường rộng 3,0 m.
- Chất lượng mặt đường: Bê tông xi măng, đá dăm láng nhựa, đá lát, đá dăm
dải cấp phối, sỏi ong, cát sỏi, gạch vỡ, đất nung, xỉ lò cao.
Như vậy thì đầu tư có hiệu quả khi tỷ lệ đường ngõ, xóm được cứng hóa,
không lầy lội vào mùa mưa đạt 100%.
d. Chỉ tiêu đánh giá về năng lực vận tải của hệ thống đường giao thông nông thôn
Hiệu quả đầu tư phát triển hạ tầng giao thông nông thôn thể hiện ở năng lực
vận tải giao thông đường bộ. Năng lực vận tải thể hiện ở khối lượng hàng hóa vận
chuyển, khối lượng hàng hóa luân chuyển, số lượng hành khách và doanh thu vận
tải. Khi đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn tăng lên góp phần nâng
cao năng lực vận tải và doanh thu vận tải trên địa bàn.
e. Chỉ tiêu giảm thiểu tai nạn giao thông
Đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn có hiệu quả do đó hệ thống đường
giao thông nông thôn phát triển, nhiều tuyến đường được xây dựng mới, được nâng


13


cấp, các tuyến đường được sửa chữa, bảo trì định kỳ, hệ thống đèn chiếu sáng, biển
báo hiệu đường bộ được lắp đặt đồng bộ góp phần thuận tiện đi lại cho người dân,
giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn.
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng hiệu quả vốn đầu tư
1.3.3.1. Các nhân tố chủ quan
a. Công tác quản lý đầu tư:
Tổ chức quản lý đầu tư xây dựng là một lĩnh vực rất rộng, bao gồm nhiều nội
dung nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất kinh doanh phù
hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng
thời kỳ, để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá,
đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân
dân. Sử dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn vốn đầu tư do nhà nước quản lý,
chống thât thoát lãng phí. Bảo đảm xây dựng dự án theo quy hoạch xây dựng yêu
cầu bền vững mỹ quan, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo môi trường cạnh tranh lành
mạnh trong xây dựng, áp dụng công nghệ tiên tiến, bảo đảm chất lượng và thời hạn
xây dựng với chi phí hợp lý, bảo hành công trình xây dựng.
Việc tổ chức quản lý chặt chẽ theo đúng trình tự XDCB đối với các dự án
thuộc nguồn vốn NSNN, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư
phát triển nhà nước và vốn do doanh nghiệp Nhà nước. Phân định rõ quyền hạn và
trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước, chủ đầu tư, tổ chức tư vấn và nhà thầu
trong quá trình đầu tư và xây dựng nhằm sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư. Theo đó,
nội dung gồm:
- Phân loại dự án đầu tư theo tính chất, quy mô đầu tư để phân cấp quản lý.
Công tác kế hoạch hoá đầu tư để tổng hợp cân đối vốn đầu tư của tất cả các thành
phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân, dự báo các cân đối vĩ mô. ở các doanh
nghiệp cân đối và phản ánh đầy đủ các nguồn vốn khấu hao cơ bản, tích luỹ từ lợi

tức sau thuế, các nguồn huy động trong và ngoài nước.
- Công tác giám định đầu tư các dự án do cơ quan có thẩm quyền quyết định
đầu tư.

14


- Công tác xây dựng cơ chế chính sách về quản lý quy hoạch quản lý đầu tư
xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy phạm, quy chuẩn xây dựng, quy trình
thiết kế xây dựng, các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng, hệ thống
định mức chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí tư vấn, xây dựng đơn giá,...
- Công tác chuẩn bị đầu tư, thăm dò thị trường, thu thập tài liệu, môi trường
sinh thái, điều tra khí tượng thuỷ văn, lập dự án đầu tư, điều tra, khảo sát thiết kế,...
Công tác đấu thầu xây dựng theo quy chế.
- Công tác tổ chức chuẩn bị thực hiện dự án, quản lý thi công xây lắp, triển
khai thực hiện dự án đầu tư.
- Công tác kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn đầu tư.
- Công tác tạm ứng, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản
hoàn thành.
- Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản theo trình tự XDCB có ảnh hưởng
trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Nhóm nhân tố này ảnh hưởng đến hiệu
quả sử dụng vốn đầu tư, trước hết là tác động đến việc tạo ra kết quả đầu tư ( các
đối tượng đầu tư hoàn thành ) và tác động đến chi phí đầu tư.
Chất lượng của công tác tổ chức quản lý đầu tư xây dựng nói trên sẽ tạo điều
kiện cho việc tiết kiệm hay thất thoát lãng phí vốn đầu tư, cũng tạo điều kiện cho
các kết quả đầu tư tăng hay giảm về mặt khối lượng và mang lại nhiều hay ít các lợi
ích kinh tế - xã hội khi khai thác sử dụng các kết quả đầu tư này. Do những thiếu sót
trong công tác quản lý đầu tư xây dựng đã làm cho vốn đầu tư bị thất thoát lãng phí.
Một số đối tượng đầu tư hoàn thành mang lại hiệu quả sử dụng không như mong
muốn làm cho số vốn đầu tư sử dụng kém hiệu quả.

b. Năng lực quản lý của các chủ đầu tư
Năng lực quản lý của các nhà đầu tư có tác động trực tiếp tới hiệu quả sử
dụng vốn ngân sách nhà nước.
Phần lớn các cán bộ đều kiêm nhiệm thiếu thời gian, hơn nữa lại thiếu các
cán bộ chuyên môn nghiệp vụ về XDCB, nên quá trình chỉ đạo thực hiện từ khâu
chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án đến nghiệm thu thường chậm, chất lượng lập dự án

15


×