Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Phân loại và phương pháp giải bài toán chuyển động lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.04 KB, 21 trang )

PHÂN DẠNG CÁC BÀI TẬP CƠ BẢN PHẦN CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC LỚP 8

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Giải pháp hữu ích:

PHÂN DẠNG CÁC BÀI TẬP CƠ BẢN
PHẦN CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC LỚP 8
1.
2.
3.

Họ và tên: Đoàn Mị Tiên
Chức vụ: Giáo viên Vật Lý – Công Nghệ
Đơn vị: Trường THCS Đam Pao

4. Lý do chọn đề tài:
4.1. Lý do khách quan:
Căn cứ vào nhiệm vụ chương trình vật lý THCS là : Cung cấp cho học sinh
một hệ thống kiến thức cơ bản, ở trình độ phổ thông trung học cơ sở, bước đầu
hình thành ở học sinh những kỹ năng cơ bản phổ thông và thói làm quen làm việc
khoa học, góp phần hình thành ở họ các năng lực nhận thức và các phẩm chất,
nhân cách mà mục tiêu giáo dục THCS đề ra.
Vật lý là cơ sở của nhiều ngành kỹ thuật quan trọng sự phát triển của khoa
học vật lý gắn bó chặt chẽ tác động qua lại trực tiếp với sự tiến bộ của khoa học và
kỹ thuật. Vì vậy hiểu vật lý có giá trị to lớn trong đời sống và sản xuất, đặc biệt
trong cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
4.2. Lý do chủ quan:
Trong số tất cả các bộ môn KHTN: Toán, Lý, Hoá, Sinh… thì Vật lý là 1
trong những môn khoa học khó nhất với các em : Vật lý là một môn khoa học thực
nghiệm đã được toán học hoá ở mức độ cao, đòi hỏi các em phải có những kiến


thức, kỹ năng toán học nhất đinh trong viêc giải các bài tập vật lý.
Việc học tập môn vật lý nhằm mang lại cho học sinh những kiến thức về các
sự vật, hiện tượng và các quá trình quan trọng nhất trong đời sống và sản xuất …
kỹ năng quan sát các hiện tượng và quá trình vật lý để thu thập các thông tin và các
1


PHÂN DẠNG CÁC BÀI TẬP CƠ BẢN PHẦN CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC LỚP 8

dữ liệu cần thiết… mang lại hứng thú trong học tập cũng như áp dụng các kiến
thức và kỹ năng vào các hoạt động trong đời sống gia đình và cộng đồng.
Chương trình vật lý THCS gồm 4 mảng kiến thức lớn:
1. Cơ học
2. Nhiệt học
3. Quang học
4. Điện , điện từ học
Trong đó các bài toán “chuyển động ” thuộc mảng kiến thức “cơ học” là
những bài toán thiết thực gắn bó với cuộc sống hàng ngày của các em. Tuy nhiên
việc giải thích và tính toán ở loại bài tập này các em gặp không ít khó khăn.
Vì vậy để giúp quá trình lĩnh hội và vận dụng giải các bài tập về “chuyển
động học” được tốt hơn, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học phục vụ công tác
giảng dạy đã thôi thúc tôi quyết định lựa chọn vấn đề này để nghiên cứu và áp
dụng.
5. Nội dung :
Qua nghiên cứu trong một vài năm trở lại đây việc học sinh tiếp thu vận dụng
các kiến thức phần chuyển động cơ học còn nhiều hạn chế, kết quả chưa cao . Sự
nhận thức và ứng dụng thực tế cũng như vận dụng vào việc giải các bài tập Vật lý (
Đặc biệt là phần cơ học ) còn nhiều yếu kém .
5.1. Một số thuận lợi, khó khăn và sự cần thiết của đề tài
a, Những thuận lợi:

Việc thực hiện nhiệm vụ luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của đồng
nghiệp BGH và các cấp lãnh đạo. Vì vậy đề tài của tôi nhận được sự chỉ đạo kịp
thời.
Các học sinh khối 8 tôi đã được giảng dạy các em năm lớp 7 nên phần nào
nắm được các thực lực cũng như thói quen học tập của các em. Các em cũng đã
quen cách làm việc phối hợp với tôi nên việc áp dụng đề tài cũng dễ dàng hơn.
b, Những khó khăn:
2


PHÂN DẠNG CÁC BÀI TẬP CƠ BẢN PHẦN CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC LỚP 8

Là 1 giáo viên trẻ, bước vào công tác giảng dạy Vật lý 8 năm thứ ba. Bản
thân tôi gặp không ít khó khăn: những khó khăn trong việc lựa chọn tài liệu giảng
dạy phần chuyển động cơ học và kinh nghiệm truyền thụ kiến thức cho học sinh
còn thiếu thốn.
Bên cạnh đó, 1 số học sinh do ý thức tự học chưa tốt nên chưa nắm vững
những kiến thức cơ bản về chuyển động cơ học, đôi khi còn trây lười.
c, Tính cần thiết của đề tài
Trong chương trình cơ học lớp 8 hiện nay, phần Chuyển động cơ học (liên
quan đến vận tốc) chỉ có 3 bài học tương ứng với 3 tiết học, không có tiết dành cho
bài tập. Mà các bài toán về chuyển động cơ học tương đối nhiều, các em ít tiếp xúc
sẽ không nắm được cách để giải quyết các bài toán này. Để nâng cao năng lực giải
các bài tập liên quan tới “Chuyển động cơ học” của các vật tôi mạnh dạn đưa ra
các giải pháp này, với mong muốn các em dễ dàng nhận biết và giải quyết các bài
tập về toán chuyển động, áp dụng không chỉ trong bài học mà còn có thể áp dụng
vào giải quyết một số tình huống trong cuộc sống.
5.2. Phạm vi áp dụng
Đề tài này được xây dựng dựa trên năng lực của các học sinh khối 8 trường
THCS Đam Pao và được áp dụng giảng dạy cho các học sinh khối 8 trường THCS

Đam Pao năm học 2015 -2016.
5.3: Thời gian áp dụng
Đề tài này được áp dụng xen kẽ trong các tiết học, các tiết ôn tập (tiết 10 –
tuần 10 và tiết 17 – tuần 17) của khối 8, năm học 2015 -2016.
5.4. Giải pháp thực hiện
5.4.1: Tính mới của đề tài
Khác với các năm học trước, hầu hết phần bài tập của chuyển động cơ học
các em được tiếp cận chủ yếu trong sách bài tập nhưng không có hệ thống và
phương pháp giải nên các em khó nắm bắt được cách hiểu và cách giải các bài tập
đó. Với đề tài này, với mỗi dạng bài tập tôi lựa chọn các bài tập trong sách bài tập
Vật lý 8 chia thành các dạng cụ thể, mỗi dạng sẽ có phương pháp giải chung, giúp
3


PHÂN DẠNG CÁC BÀI TẬP CƠ BẢN PHẦN CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC LỚP 8

các em dễ dàng hơn trong việc làm bài tập và hiểu hơn về bài học và một số sự
việc trong đời sống. Việc chia dạng này được dựa trên năng lực của các em học
sinh khối 8 trường THCS Đam Pao năm học 2016 -2017.
5.4.2 Khả năng áp dụng
Đề tài có thể áp dụng cho khối 8 của trường THCS Đam Pao năm học 2015 –
2016, các khối lớp 8 của các năm học sau và áp dụng rộng rãi cho các trường khác.
5.4.3. Kết quả thực hiện
Thông qua các ví dụ thực tế hình thành cho các em khái niệm về chuyển
động cơ học , chuyển động đều, chuyển động không đều…cụ thể:
a, Sự thay đổi vị trí của một vật so với các vật khác theo thời gian gọi là
chuyển động cơ học.
+ Một vật có thể coi là đứng yên so với vật này nhưng lại là chuyển động so
với vật khác.
b, Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc của vật có độ lớn không đổi

theo thời gian (trong đó vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những
khoảng thời gian bất kỳ)
+ Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc của vật có độ lớn thay
đổi theo thời gian.
c, Vận tốc của chuyển động đều cho biết mức độ nhanh hay chậm của
chuyển động và được đo bằng quãng đường đi được trong 1 đơn vị thời gian:
Trong đó :
s: Quãng đường đi được.(m,km)
t: Thời gian. (s, h)
v: Vận tốc: m/s ; km/h
1m/s=100cm/s=3,6km/h
Véc tơ vận tốc có:

4

-

Gốc đặt tại 1 điểm trên vật

-

Hướng: trùng với hướng chuyển động

-

Độ dài tỷ lệ với độ lớn của vận tốc theo 1 tỉ xích tuỳ ý cho trước


PHÂN DẠNG CÁC BÀI TẬP CƠ BẢN PHẦN CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC LỚP 8


Tôi đưa ra một số dạng bài tập, từ cơ bản tới nâng cao, phù hợp với nhiều
cấp độ nhận thức của học sinh khối 8 trường THCS Đam Pao, giúp các em học yếu
có thể nắm được những dạng bài tập dễ và đơn giản nhất, các em học sinh khá hơn
có thể tiếp cận các bài tập nâng cao, thúc đẩy sự tư duy, tìm tòi và ham học hỏi của
các em. Trong mỗi loại bài đều có việc phân tích lý thuyết, tìm ra phương pháp và
vận dụng giải 1 số bài tập cơ bản.
Việc chia các dạng bài tập này được dựa trên năng lực của các em học sinh
khối 8 trường THCS Đam Pao.
Dạng 1: Đổi đơn vị.
Chú trọng đổi các đơn vị liên quan tới vận tốc
Bài tập 1 : Đổi các đơn vị sau:
a, 1km = ........m
b, 1m = .........km
c, 1h = .......... phút = ............. s
d, 1s = ...............phút = .............. giờ
e, 15 phút = ............. giờ
f, 2h 45 phút = ................ giờ
g, 1 m/s = ............. km/h
h, 1 km/h = .............m/s
Phương pháp giải:
Yêu cầu: HS nắm được cách đổi quãng đường, thời gian và vận tốc.
a, Quãng đường:
Đối với đổi đơn vị quãng đường bằng bảng đơn vị đo độ dài, chú ý: hàng
đơn vị của số đó luôn nằm ở cột đơn vị đi cùng nó. Viết chữ số hàng đơn vị vào
cột, sau đó dịch sang trái (hoặc sang phải nếu có phần thập phân). Cần đổi tới đơn
vị nào, ta đặt dấu phẩy tại cột đơn vị đó và ghi kết quả.
Ví dụ:

1km = ...........m => 1km = 1000m
1m = ..........km => 1m = 0,001km


km
5

hm

dam

m

dm

cm

mm


PHÂN DẠNG CÁC BÀI TẬP CƠ BẢN PHẦN CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC LỚP 8

1
0
0
0,
0
0
Tương tự cho các đơn vị còn lại.

0
1


b, Thời gian
Có một vài mốc thời gian đặc biệt, chú ý, học sinh nên để kết quả đổi thời
gian dưới dạng số thập phân (nếu kết quả là số thập phân vô hạn) để giảm thiểu sai
số.
5’ =

c, Đổi vận tốc
- A (m/s) = A. 3,6 (km/h)
- A (km/h) = A.0,28 (m/s)
Đánh giá: Đây là phần bài tập đơn giản nhất và cách quy đổi dễ hiểu, hầu hết
các em học sinh đều nắm được và đổi được đơn vị.
Giải:
a, 1km = 1000m

e, 15 phút = 0,25 giờ

b, 1m = 0,001km

f, 2h 45 phút =2,75 giờ

c, 1h = 60 phút = 3600s

g, 1 m/s = 3,6 km/h

d, 1s = phút = giờ

h, 1 km/h = 0,28 m/s

Bài tập áp dụng: Đổi các đơn vị sau
1600m =...........km


7,2 km/h = ...........m/s

1,45 km = ............m

54km/h = ...........m/s

3h 15 phút = ........h

0.015m/s = ...........km/h

1h45 phút = ............h

5m/s = ...........km/h

Dạng 2: Một động tử chuyển động (chuyển động đều)
Dạng bài tập này bao gồm các bài toán chỉ có 1 động tử chuyển động hoặc nhiều
động tử chuyển động đều và các chuyển động này không liên quan tới nhau.
Bài tập 1 :
Một người đi hết quãng đường AB dài 5km trong 2h30’. Tính vận tốc của người đó
6


PHÂN DẠNG CÁC BÀI TẬP CƠ BẢN PHẦN CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC LỚP 8

ra km/h và m/s.
Phương pháp giải:
- Tóm tắt bài toán bằng các kí hiệu
- Áp dụng công thức tính vận tốc yêu cầu
Tóm tắt:

s = AB = 5km

Giải:

t = 2h30’ = 2,5h

Vận tốc của người đó là:

v = ? km/h = ? m/s

7


PHÂN DẠNG CÁC BÀI TẬP CƠ BẢN PHẦN CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC LỚP 8

Bài tập 2: Có hai vật chuyển động đều: Vật thứ nhất đi được quãng đường 27km
trong 30 phút, vật thứ hai đi được quãng đường 48m trong 3 giây. Hỏi vật nào chuyển
động nhanh hơn?
Phương pháp giải:
- Muốn biết vật nào đi nhanh hơn ta phải so sánh quãng đường đi được trong cùng 1
đơn vị thời gian hay vận tốc của các vật.
- Áp dụng công thức tính vận tốc các vật, sau đó so sánh và rút ra kết luận.
Tóm tắt:
s1 = 27km
t1 = 30 phút = 0,5h
s2 = 48m
t2 = 3s
v1 ? v2
Giải:
Vận tốc vật thứ nhất là:

Vận tốc vật thứ hai là:
Ta thấy: nên vật thứ hai chuyển động nhanh hơn vật thứ nhất.
Bài tập áp dụng:
Bài 1: Một xe máy đi hết quãng đường AB dài 120 km trong 1 giờ 15 phút. Tính
vận tốc của xe máy.
Bài 2: Chuyển động của phân tử hyđrô ở 0oC có vận tốc 1692m/s, của vệ tinh
nhân tạo của Trái Đất có vận tốc 28800km/h. Hỏi chuyển động nào nhanh hơn?
Bài 3: Một ô tô khời hành từ Hà Nội lúc 8h, đến Hải Phòng lúc 10h. Cho biết Hà
Nội – Hải Phòng dài 100km. Tính vận tốc của ô tô ra km/h, m/s ?
Bài 4: Một máy bay bay với vận tốc 800km/h từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí
Minh. Nếu đường bay Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh dài 1400km, thì máy bay
phải bay trong bao nhiêu lâu ?
Bài 5: Hai người đạp xe. Người thứ nhất đi quãng đường 300m hết 1 phút, người
thứ hai đi quãng đường 7,5km hết 0,5h. Người nào đi nhanh hơn?
8


PHÂN DẠNG CÁC BÀI TẬP CƠ BẢN PHẦN CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC LỚP 8

Bài 6: Khoảng cách từ sao Kim đến Mặt Trời bằng 0,72 đơn vị thiên văn (đvtv).
Biết 1 đvtv = 150.000.000km, vận tốc ánh sáng bằng 3.000.000km/s. Tính thời gian
ánh sáng truyền từ Mặt trời đến sao Kim?
Dạng 3: Một động tử chuyển động (chuyển động không đều)
Dạng bài tập này bao gồm các bài tập có 1 động tử chuyển động với thời gian
và vận tốc khác nhau trong quá trình chuyển động.
Chia thành 2 mức độ:
-

Mức độ căn bản: một động tử chuyển động với các số liệu thời gian và


-

quãng đường rõ ràng.
Mức độ nâng cao: Các số liệu thời gian, quãng đường được cho ẩn
dưới các mối quan hệ.

Bài 1 (mức độ căn bản): Một ô tô đi hết quãng đường bằng phẳng dài 7,5 km
trong 10 phút, sau đó lên một cái dốc dài 9km trong 15 phút. Tính vận tốc trung
bình của ô tô trên cả quãng đường.
Phương pháp giải:
Tóm tắt và áp dụng công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều.
Tóm tắt:
s1 = 7,5km
t1 = 10 phút
s2 = 9km
t2 = 15 phút
vtb = ?
Giải:
Vận tốc trung bình của vật trên cả quãng đường là:
Bài 2 (mức độ nâng cao)
Một vật chuyển động từ A đến B. Tính vận tốc trung bình của một vật trong hai
9


PHÂN DẠNG CÁC BÀI TẬP CƠ BẢN PHẦN CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC LỚP 8

trường hợp sau:
a, Nửa thời gian đầu vật chuyển động với vận tốc v 1, nửa thời gian sau vật chuyển
động với vận tốc v2.
b, Nửa quãng đường đầu vật chuyển động với vận tốc v 1 , nửa quãng đường sau vật

chuyển động với vận tốc v2.
c, So sánh vận tốc trung bình trong hai trường hợp câu a) và b).
áp dụng : v1 = 40km/h, v2 = 60km/km
Phương pháp giải:
a, Dựa vào công thức vận tốc trung bình để tính các quãng đường vật đi
được s1 , s2 và s trong nửa thời gian đầu, nửa thời gian sau và cả thời gian t, kết hợp
3 biểu thức s1, s2 và s3 ở trên trong mối quan hệ s = s 1 + s2 để suy ra vận tốc trung
bình va
b, Dựa vào công thức v=s/t để tính các khoảng thời gian, t 1, t2 và t mà vật đi
nửa quãng đường đầu, nửa quãng đường sau và cả quãng đường. Kết hợp ba biểu
thức t1, t2 và t trong mối quan hệ t = t1 + t2 để suy ra vận tốc trung bình của vb
c, Ta xét hiệu va – vb.
Giải:
a) Tính vận tốc trung bình va:
Quãng đường vật đi được.
Ta có: t1 = t2 =
-

Trong nửa thời gian đầu:

(1)

-

Trong nửa thời gian sau:

(2)

-


Trong cả khoảng thời gian: s = va . t

Ta có:

s = s1 + s2

Thay (1), (2) , (3) vào (4) ta được:


b Tính vận tốc trung bình vb
10

(3)
(4)


PHÂN DẠNG CÁC BÀI TẬP CƠ BẢN PHẦN CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC LỚP 8

Thời gian vật chuyển động:
s
- Trong nửa quãng đường đầu : t1 = 2v1

(5)

- Trong nửa quãng đường sau:

s
t2 = 2v2

(6)


- Trong cả quãng đường:

s
t = vb

(7)

Ta có:

t = t 1 + t2

(8)

Thay (5), (6), (7) vào (8) ta được:

c, So sánh va và vb
Xét hiệu:
2v v2
(v1 − v2 ) 2
v2
+
v
v1 +
2
2 ) – ( v1
va – vb = (
) = 2(v1 + v2 ) ≥ 0

Vậy va > vb

Dấu bằng xảy ra khi : v1 = v2
Áp dụng số ta có: va = 50km/h
vb = 48km/h
Bài tập áp dụng:
Bài 1: Một người đi bộ đều trên quãng đường dài 3km với vận tốc 2m/s.
Quãng đường tiếp theo dài 1,95km, người đó đi hết 0,5h. Tính vận tốc trung bình
của người đó trên cả hai quãng đường.
Bài 2: Một vật chuyển động không đều. Biết vận tốc trung bình của vật trong
1/3 thời gian đầu bằng 12m/s; trong thời gian còn lại bằng 9m/s. Tính vận tốc trung
bình của vật trong suốt thời gian chuyển động.
Bài 3: Một ô tô chuyển động trên chặng đường gồm 3 đoạn liên tiếp cùng
chiều dài. Vận tốc của xe trên mỗi đoạn là v 1 = 12m/s và v2 = 8m/s; v3 = 16m/s.
Tính vận tốc trung bình của ôtô cả chặng đường.
11


PHÂN DẠNG CÁC BÀI TẬP CƠ BẢN PHẦN CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC LỚP 8

Bài 4: Một vận động viên đua xe đạp địa hình trên chặng đường AB gồm 3
đoạn: đoạn bằng, leo dốc và xuống dốc.
Trên đoạn đường bằng, xe chạy với vận tốc 45km/h trong 20 phút, trên đoạn
leo dốc xe chạy hết 30 phút, xuống dốc hết 10 phút. Biết vận tốc trung bình khi
leo dốc bằng 1/3 vận tốc trên đường bằng; vận tốc xuống dốc gấp bốn lần vận tốc
khi lên dốc. Tính độ dài của cả chặng đường AB.
Bài 5: Một xe môtô đi trên đoạn đường thứ nhất dài 2km với vận tốc 36km/h,
trên đoạn đường thứ hai dài 9km/h với vận tốc 15m/s và tiếp đến đoạn đường thứ 3
dài 5km với vận tốc 45km/h. Vận tốc trung bình của môtô trên toàn bộ quãng
đường là bao nhiêu?
Dạng 4: Nhiều động tử chuyển động
Dạng toán này xét đến các chuyển động cùng chiều, ngược chiều của hai vật và

chuyển động của cano, thuyền trên sông.
Tôi chia dạng toán này thành ba loại:
Loại 1: Hai vật chuyển động cùng chiều trên quãng đường AB
Loại 2: Hai vật chuyển động ngược chiều trên quãng đường AB
Loại 3: Cano chuyển động trên sông
Loại 1: Hai vật chuyển động cùng chiều trên quãng đường AB
Bài toán:
Nhà của anh em Hùng và An cách trường 5km. Lúc 7 giờ, Hùng đi tới trường với
vận tốc 2km/h. Sau đó 15 phút, An cũng đi tới trường với vận tốc 7km/h. Hỏi hai
anh em gặp nhau lúc mấy giờ?

Phương pháp giải:
-

Chú ý: Khi hai động tử xuất phát từ cùng một điểm chuyển động cùng chiều
gặp nhau thì ta luôn có quãng đường mà hai động tử đi được là bằng nhau.
s1 = s2

12


PHÂN DẠNG CÁC BÀI TẬP CƠ BẢN PHẦN CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC LỚP 8

Thời gian mà hai động tử đi được dựa vào đề bài đề tìm mối quan hệ.
Áp dụng công thức để tính toán

-

Tóm tắt:
s = 5km

v1 = 2km/h
v2 = 7km/h
= 15 phút
Gặp nhau lúc mấy giờ?
Giải:
Gọi quãng đường Hùng đi được tới lúc gặp nhau là s1
Quãng đường An đi được tới lúc gặp nhau là s2
Thời gian Hùng đi được tới lúc gặp nhau là t1
Thời gian An đi được tới lúc gặp nhau là t2
Theo bài ra ta có:
s1 = v1.t1
(1)
- s2 = v2.t2
(2)
- t2 = t1 – 0,25
(3)
Tới khi gặp nhau thì quãng đường hai anh em đi là bằng nhau
s1 = s2 (4)
Thế (1), (2) và (3) vào (4) ta được:
v1.t1 = v2.t2
 v1.t1 = v2.( t1 – 0,25)
 t1 = giờ = 21 phút
-

Vậy hai anh em gặp nhau lúc: 7 giờ + 21 phút = 7 giờ 21 phút
Bài tập áp dụng:
Bài 1: Lúc 7 giờ sáng, người thứ I đi từ A đến B với vận tốc 20 km/giờ. cùng
lúc tại B, người thứ II đi cũng khởi hành và đi cùng chiều với người thứ I , với vận
tốc 12 km/giờ. Biết rằng khoảng cách AB= 6km. Hỏi hai người gặp nhau lúc mấy
giờ và cách A bao nhiêu km ?

Bài 2: Lúc 6 giờ 30 phút sáng, Lan đi học đến trường bằng xe đạp với vận
tốc 16 km/giờ. trên con đường đó, Lúc 6 giờ 45 phút mẹ Lan đi làm bằng xe máy
13


PHÂN DẠNG CÁC BÀI TẬP CƠ BẢN PHẦN CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC LỚP 8

với vận tốc 36 km/giờ. Hỏi hai người gặp nhau lúc mấy giờ và cách nhà bao nhiêu
km ?
Bài 3: 1 người đi xe máy đuổi theo 1 người đi xe đạp 2 người cách nhau
20km.Sau 1h 15′ người đi xe máy đuổi kịp người đi xe đạp.Tính vận tốc người đi
xe máy, vận tốc người đi xe đạp biết vận tốc người đi xe đạp bằng 1 nửa vận tốc
người đi xe máy.
Loại 2: Hai vật chuyển động ngược chiều trên quãng đường AB
Bài toán:
Từ hai điểm A-B cách nhau 120km có hai xe xuất phát cùng lúc và đi về phía
nhau. xe A đi với vận tốc 40km/h. Xe B đi với vận tốc 60km/h.
a)
b)

-

-

Hỏi sau bao lâu hai xe gặp nhau?
Điểm gặp nhau cách A bao xa.
Phương pháp giải:

Chú ý: khi hai động tử chuyển động ngược chiều về phía nhau ta luôn có tổng
quãng đường đi được bằng khoảng cách ban đầu giữa hai động tử.

s = s1 + s2
Thời gian từ lúc xuất phát tới lúc gặp nhau của hai động tử là bằng nhau.
t1 = t 2 = t
Tóm tắt:
s =120km/h
v1 = 40km/h
v2 = 60km/h
t=?
s1 =?
Giải
Gọi quãng đường xe A đi là s1
Gọi quãng đường xe B đi là s2
Thời gian xe A đi tới khi gặp nhau là t1
Thời gian xe B đi tới khi gặp nhau là t2
Theo bài ra ta có:
14


PHÂN DẠNG CÁC BÀI TẬP CƠ BẢN PHẦN CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC LỚP 8

t1 = t 2 = t
Vì hai xe xuất phát cùng một lúc và chuyển động ngược chiều về phía nhau
nên:
s = s1 + s2
 s = v1.t1 + v2.t2
 s = v1.t + v2.t
 s = (v1+v2).t


t=


a, Thời gian để hai xe gặp nhau là:

b, Điểm gặp nhau cách A một khoảng bằng quãng đường xe A đã đi tới lúc
gặp nhau.
s1 = v1.t1 = 40.1,2 = 48km
Bài tập áp dụng:
Bài 1: Cùng lúc 7 giờ 30 phút sáng có một ô tô đi từ tỉnh A đến tỉnh B với
vận tốc 40km/h và một xe máy đi từ tỉnh B đến tỉnh A với vận tốc 30km/h. khoảng
cách tỉnh A đến tỉnh B là 140 km. Hỏi hai xe gặp nhau bằng bao nhiêu mấy giờ ?
Bài 2: Cùng một lúc có một ô tô đi từ tỉnh A đến tỉnh B với vận tốc lớn hơn
xe máy đi từ tỉnh B đến tỉnh A là 10km/h và chúng gặp nhau sau 2 giờ. khoảng
cách tỉnh A đến tỉnh B là 140 km. tính vận tốc của mỗi xe ?
Bài 3: Lúc 7 giờ sáng, người thứ I đi từ A đến B với vận tốc 12 km/giờ. đến 7 giờ
30 phút cùng ngày, người thứ II đi cũng khởi hành từ A đến B và đuổi kịp người
thứ I tại C cách B 8km vào lúc 8 giờ 15 phút.
a) Tính vận tốc người thứ II và quãng đường AB.
b) Sau khi gặp nhau tại C, hai người tiếp tục đi về phía B. Đến B, người thứ II
quay trở lại A ngay. Hỏi hai người gặp nhau lần thứ hai lúc mấy giờ ?
15


PHÂN DẠNG CÁC BÀI TẬP CƠ BẢN PHẦN CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC LỚP 8

Bài 4: Cùng lúc 7 giờ 30 phút sáng có một ô tô đi từ tỉnh A đến tỉnh B với
vận tốc 40km/h và một xe máy đi từ tỉnh B đến tỉnh A với vận tốc 30km/h. Biết
quảng đường AB dài 140km. Hỏi hai xe gặp nhau bằng bao nhiêu mấy giờ ? Chỗ
gặp nhau cách A bao nhiêu km?
Bài 5: Lúc 7h, một xe máy và một ô tô khởi hành cùng một lúc đi ngược
chiều nhau. Xe máy đi từ A với vận tốc 32km/h, ô tô đi từ B với vận tốc 48 km/h.

Đến 8h15phut xe máy và ô tô gặp nhau tại C. Hỏi:
a) Từ lúc khởi hành, sau bao lâu 2 gặp nhau tại C?
b) Quãng đường AB dài bao nhiêu km?
Loại 3: Cano chuyển động trên sông
Bài toán:
a, Hai bên A,B của một con sông thẳng cách nhau một khoảng AB= S . Một ca nô
xuôi dòng từ A đến B mất thời gian là t 1, còn ngược dòng từ B đến A mất thời gian
là t2. Hỏi vận tốc v1 của ca nô và v2 của dòng nước . áp dụng : S = 60km, t 1 = 2h, t2
= 3h.
b, Biết ca nô đi xuôi dòng từ A đến B mất một thời gian t 1, đi ngược dòng từ B đến
A mất thời gian t2. Hỏi tắt máy để cho ca nô trôi theo dòng nước từ A đên B thì
mất thời gian t là bao nhiêu?. áp dụng t1 = 2h , t2= 3h.
Phương pháp giải:
a, Áp dụng công thức hợp vận tốc: v = v1 +v2 trong trường hợp, v1 và v2
cùng phương , cùng chiều lúc xuôi dòng, để lập hệ phương trình hai ẩn số.
b, Ngoài hai phương trình lúc xuôi dòng và lúc ngược dòng như câu a, ơ
đây còn phải lập thêm một phương trình lúc ca nô trôi theo dòng nước. Giải hệ 3
phương trình ta tính được thời gian t.
Giải:
a, Tính vận tốc v, của ca nô và v2 ,của dòng nước:
Vận tốc ca nô đối với bờ sông:
- Lúc xuôi dòng:
16

v= v1 +v2 = s/t1

(1)


PHÂN DẠNG CÁC BÀI TẬP CƠ BẢN PHẦN CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC LỚP 8


- Lúc ngược dòng: v’ = v1 – v2 = s/t2

(2)

Lấy (1) cộng (2) theo vế, ta có:
2v =
v1 =

s s
+
t1 t 2

1 s s
( + )
2 t1 t2

(3)

Từ (1) suy ra:

Thay số:

v2 =

s
s 1 s s
− v1 = − ( + )
t1
t1 2 t1 t2


v2 =

1 s s
( − )
2 t1 t 2

v1 =

1 60 60
( + ) = 25
2 2
3
(km/h)

v2 =

1 60 60
( − )=5
2 2
3
(km/h)

(4)

b, Thời gian ca nô trôi theo dòng nước từ A đến B.
Vận tốc ca nô đối với bờ sông:
-

Lúc xuôi dòng:


v= v1 + v2

-

Lúc ngược dòng: v = v1 – v2

Thời gian chuyển động của ca nô:
- Lúc xuôi dòng: t1 = s/ v1+ v2

(5)

- Lúc ngược dòng: t2 = s/t1 – v2

(6)

- Lúc theo dòng: t = s/v2

(7)

Từ (5) và(6) ta có: s = v1t1 + v2t1 = v1t2 – v2t2
v2(t1+t2) = v1 (t2 – t1)
v2 = v12

t2 − t1
t1 + t2

(8)

Thay (8) vào (5) ta có:

s = (v1 + v

17

t2 − t1
2v t t
)t1 = 1 1 2
t1 + t2
t1 + t2

(9)


PHÂN DẠNG CÁC BÀI TẬP CƠ BẢN PHẦN CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC LỚP 8

Thế (8) và(9) vào (7) ta được:
Áp dụng :

t = 2x2x

2v1t1t2
s
2t t
t +t
t=
= 1 2 = 12
v2 v t2 − t1 t2 − t1
1
t1 + t2


3
= 12
3− 2
(h)

Bài tập áp dụng:
Bài 1: Trên một con sông, bến A cách bến B là 36 km. Khi dòng nước đứng
yên, một canô đi từ bến A đến bến B trong 1 giờ 48 phút.
a) Tìm vận tốc của canô lúc dòng nước đứng yên?
b) Khi vận tốc dòng nước là 3 km/h. Hỏi thời gian ngược dòng nhiều hơn thời gian
xuôi dòng bao nhiêu?
Bài 2: Một ca nô đi bến A cách bến B với vận tốc xuôi dòng 50 km/giờ, lúc
từ B về A ca nô đi với vận tốc ngược dòng 40km/giờ.
a)Tính vận tốc của dòng nước và vận tốc của ca nô khi dòng nước đứng yên?
b)Lúc 7 giờ 30 phút ca nô xuất phát từ bến A đến bến B 8 giờ 15 phút. Nghỉ 15
phút, sau đó quay về bến B vào lúc mấy giờ?
c)Tính khoảng cách hai bến A và bến B bằng bao nhiêu km?
Bài 3: Vận tốc ca nô khi nước yên lặng là 12,5 km/giờ. A và B cách nhau 30
km. Nếu ca nô đó xuôi dòng từ A đến B rồi quay ngược lại từ B về A thì phải đi
hết tất cả bao nhiêu thời gian.
Bài 4: Lúc 7h sáng một canô đón khách xuôi dòng từ bến A đến bến B, nghỉ
lại 2 giờ để trả và đón khách rồi lại ngược dòng về đến A lúc 4 giờ 20 phút chiều
cùng ngày. Tính khoảng cách giữa A và B biết thời gian xuôi dòng nhanh hơn thời
gian ngược dòng là 40 phút, vận tốc của dòng nước là 3km/h?
6 . Bài học kinh nghiệm, đề xuất, kiến nghị:
a, Đối với người dạy:
+ Phải nỗ lực, vượt khó , nắm vững kiến thức trong tâm để có đủ năng lực
xay dựng hệ thống câu hỏi dẫn dắt một cách khoa học. Yêu cầu.
+ Nắm bắt kịp thời đổi mới phương pháp trong bồi dưỡng học sinh giỏi.
18



PHÂN DẠNG CÁC BÀI TẬP CƠ BẢN PHẦN CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC LỚP 8

+ Luôn tìm tòi những dạng bài mới thông qua việc sưu tầm tài liệu tham
khảo nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.
+ Khuyến khích học sinh, tạo niềm say mê, hứng thú cho học sinh, có
hướng “mở” về kiến thức giúp cho học sinh có “yêu cầu” tự đọc sách tự khai thác.
b, Đối với trò:
+ Phải nỗ lực, kiên trì, vượt khó và, phải “thực sự “hoạt động trí óc, có óc
tương đương tích cực tự nghiên cứu hiểu và giải thích các hiện tượng vật lý.
+ Cần cù chịu khó, ham học hỏi, sử dụng sách tham khảo vừa sức, có hiệu
quả.
+ Học phải đi đôi với hành để củng cố khắc sâu, nâng cao kiến thức.
7. Kết luận:
Cách phân dạng bài tập không chỉ giúp cách em học tập tốt hơn mà còn
hướng tới khả năng nắm bắt và xử lí thông tin của các em. Bồi dưỡng học sinh là
nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên nhằm đào tạo được các thế hệ học sinh
có khả năng đáp ứng các mục tiêu của đất nước trong thời đại mới với khả năng
nắm bắt thông tin tốt, xử lí thông tin nhanh và thao tác thành thạo. Không chỉ là
giải quyết một bài toán mà còn có thể là các công việc xã hội sau này.
- Kinh nghiệm rút ra từ giải pháp này có thể áp dụng cho giảng dạy khối lớp
8 phần Cơ học môn Vật Lý bậc THCS, giúp hệ thống hoá cho các em những kiến
thức cơ bản 1 cách có hệ thống, sâu rộng, phát triển tư duy vật lý.
- Để nâng cao chất lượng giảng dạy phần chuyển động cơ học được nêu ra
trong đề tài này có sự phối hợp linh hoạt các phương pháp giảng dạy. Tuỳ theo
từng vùng , miền từng đối tượng học sinh mà người giáo viên có thể áp dụng khác
nhau cho phù hợp.
19



PHÂN DẠNG CÁC BÀI TẬP CƠ BẢN PHẦN CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC LỚP 8

Lâm Hà, ngày 18 tháng 20 năm 2016
Người thực hiện

Đoàn Mị Tiên
Ý kiến của lãnh đạo đơn vị
……………………………………………….. ………………………………………………..
……………………………………………….. ………………………………………………..
……………………………………………….. ………………………………………………..
……………………………………………….. ………………………………………………..
……………………………………………….. ………………………………………………..
……………………………………………….. ………………………………………………..
……………………………………………….. ………………………………………………..
……………………………………………….. ………………………………………………..
……………………………………………….. ………………………………………………..
……………………………………………….. ………………………………………………..
……………………………………………….. ………………………………………………..

Hội đồng xét duyệt sáng kiến cấp cơ sở đánh giá, nhận xét
……………………………………………….. ………………………………………………..
……………………………………………….. ………………………………………………..
……………………………………………….. ………………………………………………..
……………………………………………….. ………………………………………………..
……………………………………………….. ………………………………………………..
……………………………………………….. ………………………………………………..
……………………………………………….. ………………………………………………..
……………………………………………….. ………………………………………………..
……………………………………………….. ………………………………………………..

……………………………………………….. ………………………………………………..
……………………………………………….. ………………………………………………..

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
CỦA HỘI ĐỒNG KH-SK CỦA ĐƠN VỊ
NHẬN XÉT:…………………………………………………………………………………..
……………………………………………….. ………………………………………………..
……………………………………………….. ………………………………………………..
……………………………………………….. ………………………………………………..
……………………………………………….. ………………………………………………..
……………………………………………….. ………………………………………………..

20


PHÂN DẠNG CÁC BÀI TẬP CƠ BẢN PHẦN CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC LỚP 8

……………………………………………….. ………………………………………………..
……………………………………………….. ………………………………………………..
……………………………………………….. ………………………………………………..
……………………………………………….. ………………………………………………..
……………………………………………….. ………………………………………………..
……………………………………………….. ………………………………………………..
……………………………………………….. ………………………………………………..
……………………………………………….. ………………………………………………..
……………………………………………….. ………………………………………………..
……………………………………………….. ………………………………………………..
……………………………………………….. ………………………………………………..
……………………………………………….. ………………………………………………..
……………………………………………….. ………………………………………………..

……………………………………………….. ………………………………………………..
……………………………………………….. ………………………………………………..
……………………………………………….. ………………………………………………..
……………………………………………….. ………………………………………………..
ĐIỂM: …………………………………………………………………………………………
XẾP LOẠI: …………………………………………………………………………………….

CHỦ TỊCH HĐ KH-SK CỦA ĐƠN VỊ

21



×