Liên hệ: 0946,734.736 hoặc Email:
SKKN: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi. Lĩnh vực:
Giáo dục Mẫu giáo. Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Phương. Giáo viên: Lớp 4-5
tuổi (1). NH 2015-2016.
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I/LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Xã hội hiện đại ngày nay đã làm cho cuộc sống ngày càng thay đổi,
nhiều vấn đề phức tạp liên tiếp nảy sinh. Bên cạnh những tác động tích cực
nhiều vấn đề tiêu cực cũng xảy ra gây nguy hại đến con người, đặc biệt là trẻ
em. Nếu mổi người trong đó có trẻ em không có những kiến thức cần thiết
để lựa chọn những giá trị sống tích cực, không có năng lực, kinh nghiệm để
ứng phó mà vượt qua những thách thức mà hành động theo cảm tính thì rất
dễ gặp khó khăn rủi ro.
Giáo dục “kỹ năng sống” cho trẻ là giáo dục cách sống tích cực trong xã
hội hiện đại. Giáo dục cho trẻ những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội
nhằm giúp trẻ có thể chuyển kiến thức, thái độ, cảm nhận thành những khả
năng thực thụ, giúp trẻ biết xử lý hành vi của mình trong các tình huống
khác nhau trong cuộc sống. Muốn vậy, chúng ta phải tạo cho trẻ có môi
trường để trải nghiệm, thực hành. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài:“Một số
biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4- 5 tuổi”.
II/ MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Mục đích:
Liên hệ: 0946,734.736 hoặc Email:
Giúp giáo viên định hướng và lựa chọn các kỷ năng, thái độ và kiến thức
cụ thể tương ứng với giá trị cần giáo dục, phù hợp với từng độ tuổi, với điều
kiện kinh tế văn hóa của mỗi địa phương.
2. Phương pháp:
a. Nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến đề tài nhằm:
Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
Định hướng cho đề tài nghiên cứu.
b. Nghiên cứu thực tiễn:
Nghiên cứu thực tiển từ việc lý do nào khiến trẻ chưa đạt được các yêu cầu
về kỷ năng sống cần có ở các độ tuổi
c. Phương pháp đối chiếu:
Đối chiếu mức độ vốn sống mà trẻ đạt được đầu năm với tỉ lệ trẻ đạt được ở
cuối năm học.
d. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
Sau khi đã đưa ra các phương pháp, biện pháp hữu hiệu thì tôi tổng kết lại và
rút ra bài học kinh nghiệm cho đồng nghiệp nói chung và cho bản thân nói
riêng.
III/GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI:
Tìm hiểu thực trạng của trẻ ở lớp 4- 5 tuổi trường mầm non Hoa Phượng.
Liên hệ: 0946,734.736 hoặc Email:
Biện pháp giáo dục kỷ năng sống cho trẻ.
IV/CÁC GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU:
Trẻ còn nhiều hạn chế về giao tiếp, ngôn ngữ, hành vi, kỷ năng ứng xử…là
do người lớn chưa tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, chưa tác động tích
cực để các kỷ năng hình thành trong trẻ.
Có thể giúp trẻ 4- 5 tuổi tự tin hơn, sớm thích nghi với mội trường mới,
có một số kỷ năng cơ bản cần thiết để trẻ có thể đáp ứng, đối phó với những
yêu cầu và thách thức trong cuộc sống hằng ngày nếu như chúng ta chọn lọc
đề ra được các phương pháp và biện pháp giáo dục hợp lý.
V/ CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN:
1. Cơ sở lý luận:
Một cá nhân nếu có đầy đủ kiến thức trong cuộc sống nhưng lại chưa có
kỹ năng cuộc sống (bao gồm rất nhiều kỹ năng) thì không đảm bảo cá nhân
đó có thể đưa ra các quyết định hợp lý, giao tiếp có hiệu quả và có mối quan
hệ tốt với mọi người. Kỹ năng sống chính là năng lực tâm lý xã hội để đáp
ứng và đối phó với những yêu cầu và thách thức trong cuộc sống hàng ngày.
Một nghiên cứu gần đây về sự phát triển trí não của trẻ cho thấy khả
năng giao tiếp, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình,
biết cách ứng xử phù hợp và biết cách tự giải quyết các vấn đề cơ bản một
cách tự lập rất quan trọng đối với trẻ. Chính vì vậy, việc đi sâu lồng ghép
dạy kỹ năng sống cho trẻ phù hợp với từng độ tuổi nhất là lứa tuổi mầm non
vô cùng cần thiết.
Liên hệ: 0946,734.736 hoặc Email:
2. cơ sở thực tiễn:
Trên thực tế, trong xã hội hiện nay nói chung và thực tế đa số các bậc phụ
huynh ở lớp tôi phụ trách cũng vậy thường chú trọng đến việc học kiến thức
của trẻ mà không chú ý đến phát triển các kỹ năng cho trẻ. Luôn bao bọc,
nuông chiều, làm giúp trẻ khiến trẻ ỷ lại, ích kỷ, không quan tâm chia sẻ đến
người khác và các kỹ năng trong cuộc sống rất hạn chế. Khó khăn cho trẻ
trong việc có tình huống bất ngờ xảy ra. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài:
“Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4- 5 tuổi” nhằm trang bị
cho trẻ một số kỷ năng cơ bản cần thiết để trẻ có thể đáp ứng, đối phó với
những yêu cầu và thách thức trong cuộc sống hằng ngày.
Năm học: 2015 - 2016 tôi được Ban Giám Hiệu phân công chủ nhiệm lớp
4-5 tuổi, cùng một giáo viên trẻ khác với tổng số cháu là 39 trẻ. Khả năng
nhận thức của trẻ không đồng đều nhưng quan trọng là một số trẻ nhút nhát,
khả năng thích nghi với mội trường mới còn hạn chế, chưa tham gia tích cực
vào các hoạt động, chưa biết tự phục vụ trong ăn uống sinh hoạt, khả năng
giao tiếp với cô, với bạn, với mọi người xung quanh chưa mạnh dạn.
Là một giáo viên đứng lớp, để cùng với nhà trường xây dựng môi trường
thân thiện, hoàn thành được nhiệm vụ trọng tâm là giúp trẻ phát triển toàn
diện theo 5 lĩnh vực phát triển do Bộ Giáo Dục qui định. Bản thân tôi trong
những năm qua đã và đang cố gắng tự hoàn thiện mình, luôn cố gắng tìm ra
những biện pháp phù hợp để giáo dục kỷ năng sống cho trẻ ở lớp.
VI/KẾ HOẠCH THỰC HIỆN:
Xây dựng đề tài.
Liên hệ: 0946,734.736 hoặc Email:
Đọc tài liệu nghiên cứu.
Xây dựng sáng kiến.
Hoàn thành sáng kiến.
B. PHẦN NỘI DUNG
I/THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG MÂU THUẪN:
Được sự phân công của Ban giám Hiệu tôi chủ nhiệm lớp 4- 5 tuổi với tổng
số cháu là 39 cháu. Qua quá trình nghiên cứu xây dựng biện pháp hoàn
thành đề tài sáng kiến tôi cũng gặp không ít thuận lợi và khó khăn như sau:
1. Thuận lợi:
Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, nhà trường và sự hỗ trợ nhiệt tình
của hội phụ huynh.
Cơ sở vật chất của trường khang trang, rộng thoáng có nhiều cây xanh, có
các khu vực cho trẻ hoạt động: khu vườn cổ tích, khu chơi cát nước, khu vận
động....
Lớp học thoáng mát, rộng rãi, tiện cho việc bố trí, sắp xếp các góc, các mảng
tường được ốp gạch men thuận lợi cho trẻ hoạt động cùng cô khi trang trí
mở, đóng và thay đổi các chủ đề.
Trong lớp bố trí hai giáo viên, tôi đã tốt nghiệp đại học sư phạm mầm non và
công tác lâu năm nên có nhiều kinh nghiệm, cùng với một giáo viên trẻ,
nhiệt tình cũng đã tốt nghiệp đại học sư phạm mầm non.
Liên hệ: 0946,734.736 hoặc Email:
2.Khó khăn:
Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến trẻ và một số phụ huynh do
hoàn cảnh khó khăn không có thời gian quan tâm đến trẻ nên việc phối hợp
với giáo viên chủ nhiệm trong việc đề ra biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ
còn hạn chế.
Một số phụ huynh lại quá cưng chiều bảo bọc trẻ, chưa tập cho trẻ có thói
quen đến lớp đều và chưa biết tự phục vụ phần nào cũng ảnh hưởng đến nếp
lớp.
Sự phát triển về nhận thức và giao tiếp của trẻ không đồng đều, đa số trẻ rụt
rè chưa nhanh nhẹn, chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động cũng như
chưa mạnh dạn trò chuyện chào hỏi cô và người khác.
II/CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Khảo sát mức độ kỷ năng sống mà trẻ thực hiện được:
Đối với trẻ mầm non khi tổ chức bất cứ hoạt động giáo dục nào chúng ta
cũng cần quan tâm đến khả năng tiếp thu, vốn sống của trẻ để có kế hoạch
tác động phù hợp như nhà giáo dục K.Đ.USINXKI đã nói: “Muốn giáo dục
con người thì phải hiểu con người về mọi mặt”. Do đó để nắm được tình
hình, khả năng của trẻ, hiểu trẻ là điều kiện đầu tiên để lên kế hoạch giáo
dục kỷ năng sống cho trẻ phù hợp. Tôi đã tiến hành khảo sát như sau các tiêu
chí sau:
Kỷ năng
Nội dung
- Trẻ biết trẻ là ai trong các mối quan hệ.
Liên hệ: 0946,734.736 hoặc Email:
- Trẻ diễn đạt được điều trẻ muốn nói cho người khác
hiểu, ngôn ngữ nói rõ ràng, lưu loát, sử dụng từ ngữ, hành
- Kỷ năng giao
vi phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng giao tiếp, biết lắng
tiếp, sự tự tin.
nghe người khác nói, biết chờ đến lượt.
- Trẻ mạnh dạn trong giao tiếp, tự tin khi trò chuyện trước
đám đông, tự tin thực hiện các yêu cầu của cô, người lớn.
- Trẻ chơi và phối hợp làm việc theo nhóm, biết phân công
công việc cho mình và cho các bạn, đóng góp ý kiến, tìm
- Kỷ năng hợp tác cách giải quyết mâu thuẩn, biết thông cảm, giúp đỡ bạn
trong quá trình thực hiện công việc.
- Kỷ năng xử lý- Trẻ nghĩ ra được và phản ứng nhanh với các tình huống
tình huống
bất ngờ xảy ra trong cuộc sống.
- Khả năng sáng- Trẻ năng động tích cực tham gia hoạt động, thích khám
tạo, thích khámphá, tìm tòi, suy nghĩ và luôn đặt câu hỏi “tại sao như
phá.
- Kỷ năng giữ an
toàn cá nhân
vậy?”
- Biết tránh xa nơi nguy hiểm, không chơi hoặc đến gần
những nơi không an toàn, biết kêu cứu khi gặp nguy hiểm,
biết đề nghị sự giúp đỡ của người khác.
- Kỷ năng tự phục- Biết và thực hiện được một số kỷ năng tự phục vụ bản
vụ, giữ vệ sinhthân trong sinh hoạt hàng ngày, thực hiện được các thao
phòng bệnh.
tác vệ sinh, biết giữ vệ sinh thân thể để phòng bệnh.
- Kỷ năng tạo- Biết hòa đồng, chia sẻ với mọi người, tạo được niềm vui
Liên hệ: 0946,734.736 hoặc Email:
niềm vui
cho người thân, bạn bè.
Tiến hành khảo sát và kết quả như sau:
STT
1
2
3
4
5
6
7
Các kỷ năng
- Kỷ năng giao tiếp, sự
tự tin.
- Kỷ năng hợp tác
- Kỷ năng xử lý tình
huống
- Khả năng sáng tạo,
thích khám phá.
- Kỷ năng giữ an toàn cá
nhân
- Kỷ năng tự phục vụ,
giữ vệ sinh phòng bệnh.
- Kỷ năng tạo niềm vui
Số trẻ
Tỉ lệ
đạt
%
39
19
48.8
39
17
39
TS trẻ
Số trẻ
Tỉ lệ
chưa đạt
%
20
51.2
43.5
22
56.4
15
38,4
24
61.5
39
12
43,5
27
69.2
39
25
64
14
35,9
39
20
51.2
19
48
39
18
46.1
21
53.8
2. Lên kế hoạch lồng ghép các nội dung giáo dục vào từng chủ đề:
Khi đã đưa ra được những nội dung phù hợp với trẻ thì việc lựa chọn
phương pháp, biện pháp và thời gian để chuyển tải đến trẻ đạt hiệu quả tối
Liên hệ: 0946,734.736 hoặc Email:
ưu nhất cũng rất quan trọng. Vì thế tôi đã lựa chọn và lồng ghép các nội
dung giáo dục phù hợp vào các chủ đề. Ví dụ: chủ đề “trường mầm non”
lồng ghép nội dung chính là giáo dục trẻ kỷ năng sớm thích nghi với môi
trường lớp học mới, kỷ năng giao tiếp phù hợp với từng đối tượng, từng
hoàn cảnh. Bên cạnh đó cũng rèn thêm các kỷ năng khác như tự phục vụ: lấy
cất đồ dùng đúng nơi qui định, có nề nếp trong các hoạt động, giúp đỡ bạn
mới, phụ cô trực nhật giờ học, giờ ăn, ngủ…Chủ đề bản thân lồng ghép nội
dung chính là giáo dục kỷ năng tự phục vụ, giữ vệ sinh phòng bệnh, đồng
thời rèn thêm kỷ năng giữ an toàn cá nhân, kỷ năng hợp tác…
3. Tạo cơ hội cho trẻ trãi nghiệm:
Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non là tư duy trực quan hình
tượng, học mà chơi, chơi mà học, phương pháp giáo dục trẻ phải tạo được cơ
hội cho trẻ được trãi nghiệm khám phá thế giới xung quanh dưới nhiều hình
thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu hứng thú tham gia của trẻ, những kiến thức
giáo dục cho trẻ phải cụ thể, gần gũi, dễ hiểu. Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn
những phương pháp sau để dạy trẻ:
* Thông qua hoạt động có chủ đích:
Thông qua các hoạt động có chủ đích tôi đã chọ lựa các nộ dung phù hợp,
gần gũi lồng ghép giáo dục kỷ năng sống cho trẻ. Ví dụ: câu chuyện “Dê con
nhanh trí” trước đây giáo viên chỉ giáo dục trẻ biết vâng lời mẹ dặn khi mẹ
vắng nhà nhưng với tình hình hiện nay cô có thể đưa ra tình huống: khi các
con ở nhà một mình có người lạ đến gọi cửa cho các con quà các con sẽ làm
sao đây. Trẻ bắt đều xôn xao đưa ra các ý kiến bởi vì trẻ nào chẳn thích quà,
cô cứ để cho trẻ tự do nêu ý kiến, có thể cũng có ý kiến cho rằng trẻ không
Liên hệ: 0946,734.736 hoặc Email:
dám nhận nhưng cô sẽ lại ra thêm một câu hỏi để thử tài xử lý tình huống
của trẻ nữa: “không nhận quà từ người lạ là đúng vì rất dể bị gạt nhưng phải
trả lời người đó như thế nào đây?” Trẻ trả lời theo suy nghĩ của trẻ sau đó cô
có thể gợi ý cho trẻ trả lời “cám ơn bác nhưng cháu không mở cửa để nhận
quà đâu vì bố cháu không cho cháu nhận quà từ người lạ”.
Với nội dung dạy trẻ tiết kiệm năng lượng cô có thể dùng một số hình
ảnh mô tả hành vi đúng và sai về tiết kiệm điện nước cho trẻ thi đua chọn
những hành vi đúng về tiết kiệm điện nước. Cô đưa ra tình huống nếu ở nhà
c/c thấy đường ống nước bị vở các con phải làm sao? Cô dạy trẻ phải biết
nói cho ba mẹ biết để gọi người đến sửa. Sử dụng nước phải tiết kiệm bằng
cách vặn vòi nước vừa phải không mở to, khóa chặt vòi nước sau khi sử
dụng xong, tắt các thiết bị điện khi không cần dùng, sau khi ra khỏi phòng,
nhà.
Hoặc với những nội dung dạy trẻ nhận biết một số nguy cơ không an toàn
và cách phòng tránh thì ngoài việc giáo dục trẻ với những lời dặn dò nhắc
nhở đơn giản thông qua nội dung các bài thơ, câu chuyện, bài hát có nội
dung giáo dục trẻ tôi nghiên cứu lựa chọn thêm những tình huống bất trắc
thường xảy ra đưa ra những tình huống cụ thể để dạy trẻ có kỹ năng ứng
phó khi gặp tình huống khó khăn, biết cách suy nghĩ và giải quyết.Ví dụ:
Với chủ điểm “Gia đình”, ngoài việc giáo dục trẻ nhận biết và phòng tránh
những đồ dùng có thể gây nguy hiểm như bàn ủi nóng, phích điện, bếp đang
đun…tôi đưa ra tình huống “Nếu c/c ở nhà thấy có khói, hoặc mùi cháy khét
do chập điện ở đâu đó c/c sẽ phải làm thế nào?” Trẻ thảo luận đưa ra ý kiến
sau đó cô tổng hợp và dạy trẻ “Khi thấy có khói hoặc cháy ở đâu, không
được hoảng sợ, trước hết c/c phải chạy xa chỗ cháy, hãy hô to để báo với
Liên hệ: 0946,734.736 hoặc Email:
người nhà và những người xung quanh có thể nghe thấy. Nếu không có
người ở nhà thì chạy báo cho hàng xóm biết để giúp đở…
* Thông qua hoạt động vui chơi:
Đối với trẻ mầm non, hoạt động vui chơi chiếm vai trò chủ đạo trong hoạt
động của trẻ ở trường. Thông qua giờ chơi, trẻ được đóng các vai khác nhau
trong xã hội, trẻ đóng vai và tái hiện lại những gì trẻ nhìn thấy trong cuộc
sống. và qua đó trẻ học được nhiều kỷ năng như: kỷ năng giao tiếp, ví dụ:
(mẹ dặn dò, nói chuyện âu yếm với con); kỷ năng chăm sóc, ví dụ: (quấy
bột cho con, cho con ăn, ru con ngủ…); kỷ năng xử lý tình huống, ví dụ:
ngồi đu quay chẳn may bị rơi dép phải ngồi im chờ đu quay dừng rồi mới
bước xuống lượm nếu không sẽ bị kẹt chân, kỷ năng ra quyết định: phải chơi
như thế nào không trượt ngã: không chạy nhanh quá, không xô đẩy bạn trên
cầu tuột, vịn tay chắc khi trèo thang… Tất cả những kiến thức và kinh
nghiệm cuộc sống mà trẻ có sẽ được trẻ thể hiện qua họat động vui chơi.
Chính vì vậy, tôi rất chú trọng đến việc tạo các tình huống khi trẻ đóng vai
để trẻ tìm cách giải quyết, cũng như quan sát những điều trẻ thể hiện được
những kiến thức mà trẻ đã có. Khi trẻ chơi ở các góc tôi cùng đến từng góc
xem kỷ năng tái hiện các vai chơi trẻ đảm nhiệm, chơi với trẻ và đặt ra các
tình huống cho trẻ giải quyết. Ví dụ: tôi đến góc chơi xây dựng tôi vờ hỏi
trẻ: “các chú công nhân xây dựng cần có những vật liệu gì?”; “Khi xây các
chú phải đảm bảo an toàn nếu không gạch hoặc các vật liệu khác rơi trúng
vào người thì các chú sẽ bị gì?”; “Nếu tai nạn xảy ra các chú xử lý thế nào?
Trẻ sẽ suy nghĩ và đưa ra cách giải qyết “Có thể đưa người bị nạn đến cấp
cứu tại trạm y tế hoặc bệnh viện”. Đến góc chơi nội trợ tôi có thể hỏi nhân
viên đầu bếp khi chế biến các món ăn cần chọn mua thực phầm như thế nào?
(tươi, an toàn). Khi nấu thức ăn bắc nồi lên bếp nhớ chú ý điều gì? (xem đã
Liên hệ: 0946,734.736 hoặc Email:
đặt nồi đúng vị trí giữa bếp chưa). Nếu các cô đặt nồi không ngay bị lệch thì
chuyện gì sẽ xảy ra? (đỗ, gây bỏng). Tôi cho trẻ dự đoán và nêu cách giải
quyết. Sau khi trẻ đưa ý kiến tôi tồng hợp và bổ sung cho đầy đủ để cung
cấp cho trẻ các kỷ năng cần thiết. và hỏi trẻ vì sao phải làm như thế để cho
trẻ thêm kỷ năng mới về tính an toàn và tiết kiệm năng lượng hiệu quả.
Khi tổ chức cho trẻ chơi ngoài trời tùy theo từng trò chơi cô có thể lồng
ghép để rèn cho trẻ một số kỷ năng như: phối hợp với bạn trong tổ qua trò
chơi chuyền bóng, chuyền và đón bóng như thế nào cho nhanh, không rơi
bóng; hoặc trò chơi dân gian “Rồng rắn lên mây” trẻ làm ông chủ sẽ chạy
lừa như thế nào để chạm được vào thân của rồng rắn”. Trò chơi phát triển
vận động tinh: xếp gấp phương tiện giao thông rèn cho trẻ sự khéo léo của
các cơ ngón tay; hoặc chơi an toàn giao thông trẻ sẽ nắm được một số qui
định khi tham gia giao thông; qua đó cô cung cấp cho trẻ biết làm quen với
các số điện thoại khẩn cấp: gọi cấp cứu khi có tai nạn giao thông; gọi cảnh
sát khi có người bị cướp…
*Thông qua các hoạt động khác:
Nghiêm túc thực hiện các hoạt động theo thời gian biểu, căn cứ vào nội
dung cụ thể của từng hoạt động và tận dụng các cơ hội để lồng giáo dục kỷ
năng sống cho trẻ.
Tùy theo từng chủ đề, ví dụ giờ đón trẻ tôi lổng ghép giáo dục kỷ năng
giao tiếp như: lễ phép chào cô, chào ba mẹ, người thân, hỏi chuyện bạn
bè….hoặc dạy trẻ có ý thức sắp xếp đồ dùng cá nhân ngay ngắn, đúng chổ,
rửa tay bằng xà phòng, đi tiêu, tiểu đúng nơi qui định.
Liên hệ: 0946,734.736 hoặc Email:
Đến giờ tổ chức cho trẻ ăn, tôi luôn tập cho trẻ một số công việc tự phục
vụ như: phụ cô trực nhật giờ ăn: xếp muỗng, xếp khăn, cách cầm muỗng tự
xúc cơm ăn, khi ăn biết mời, không nói chuyện, không đùa giởn, khi ho,
ngáp lấy tay che, biết và thực hiện được một số kỷ năng vệ sinh cá nhân
trước và sau khi ăn.
Chuẩn bị cho trẻ ngủ, dạy trẻ biết phụ cô trãi giường, lấy cất gối, đi nhẹ, nói
khẻ, không làm ồn ào khi bạn đang ngủ.
Sau khi ngủ dậy tôi dạy trẻ cất giường, cất gối, tự thay và gấp cất quần
áo gọn gàng.
Giờ trả trẻ: tranh thủ lúc phụ huynh chưa đón trẻ, cô hỏi han trò chuyện
cũng tăng thêm khả năng giao tiếp cho trẻ.
*Phối hợp với phụ huynh:
Muốn việc giáo dục kỷ năng sống cho trẻ có hiệu quả, ngoài việc giáo
dục trẻ ở trường, tôi cũng chú trọng đến việc trao đổi với phụ huynh để cùng
phối hợp dạy kỹ năng sống cho trẻ. Tuyên truyền để các bậc phụ huynh hiểu
rằng: Giáo dục kỹ năng sống là giúp trẻ nâng cao năng lực để tự lựa chọn
giữa những giải pháp khác nhau. Quyết định phải xuất phát từ trẻ . Nội dung
giáo dục phải xuất phát từ chính nhu cầu và kinh nghiệm của trẻ. Trẻ cần có
điều kiện để cọ sát các ý kiến khác nhau, trao đổi kinh nghiệm, tập tành,
thực hành và áp dụng.
Tuyên truyền cho phụ huynh hiểu không nên làm hộ con, phải dạy trẻ tính tự
lập từ bé. Trẻ càng được hướng dẫn sớm về cách tự vệ, nhận biết những mối
nguy hiểm từ xung quanh và cách xử lý thì sẽ vững vàng vượt qua những
Liên hệ: 0946,734.736 hoặc Email:
thử thách trong mọi tình huống. Điều đó được chứng minh rõ ràng từ thức
tế. Chính vì vậy, cách bảo vệ trẻ tốt nhất chính là dạy trẻ biết cách tự bảo vệ
bản thân.
Việc dạy trẻ những kỹ năng đó phải là một quá trình, nhiều phụ huynh cho
rằng con mình còn quá bé để hiểu được những điều đó cũng như nghĩ rằng
trẻ mẫu giáo vẫn được sống trong sự bao bọc, bảo vệ tuyệt đối của bố mẹ.
Những trên thực tế, không phải lúc nào cha mẹ cũng ở bên con khi có tình
huống xấu.
Thời gian gần đây, có nhiều trẻ em bị lạm dụng, xâm hại thủ phạm lại chính
là người thân quen như bạn của bố mẹ, hàng xóm quen biết…Chính vì vậy,
người lớn phải khéo léo, tế nhị kể cho con nghe những tình huống xấu có thể
gây hại cho bé và giúp con biết cần xử lý như thế nào. Giúp trẻ chủ động,
cảnh giác với tình huống khi có người quan tâm thái quá đến cơ thể của trẻ.
Dạy trẻ một số cách phản kháng và bảo vệ bản thân.
Khi dạy trẻ cách xử lý những tình huống bất trắc mà trẻ có thể gặp phải
dưới hình thức trò chuyện, tạo tình huống, gợi mở giúp trẻ tìm ra cách giải
quyết. Không áp đặt, cấm đoán trẻ . Thay vì nói “Con không được làm thế
này, thế kia” thì ta nên đưa ra các tình huống cụ thể thông qua thực tế giúp
trẻ hiểu tại sao không được làm như thế, nếu xảy ra thì sẽ phải làm như thế
nào ?
Thống nhất với phụ huynh phối hợp cùng cô giáo trong việc thống nhất
phương pháp giáo dục trẻ: Tin tưởng vào trẻ và năng lực của trẻ, tôn trọng ý
kiến của trẻ, không áp đặt, không nói dài và nói nhiều, không đưa lời giải
đáp có sẵn mà hãy đưa câu hỏi để trẻ tự tìm tòi, không vội vàng chê trách,
Liên hệ: 0946,734.736 hoặc Email:
phê phán mà cần có sự kiên trì giúp trẻ biết tranh luận và có thể đưa ra kết
luận của mình.
Chính từ những suy nghĩ tìm cách xử lý ở các tình huống cụ thể đó giúp trẻ
dần có kỹ năng suy đoán, biết áp dụng những kiến thức kinh nghiệm mình
đã có để tìm cách giải quyết. Từ đó trẻ có thể vận dụng với những tình
huống khác trong thực tế hàng ngày mà trẻ gặp. Dần hình thành cho trẻ
những kinh nghiệm, những kỹ năng biết bảo vệ mình trong cuộc sống sau
này.
III/ HIỆU QUẢ ÁP DỤNG:
Sau khi áp dụng một số biện pháp trên tôi đã gặt hái được một số kết quả:
* Về phía cô:
Phấn khởi hơn với kết quả đạt được và càng ngày càng cố gắng học hỏi trao
dồi chuyên môn từ các chuyên đề do sở, phòng tổ chức, từ sách báo, từ bạn
đồng nghiệp để tự đúc kết kinh nghiệm và hoàn thiện mình.
Được sự tin yêu của và sự phối hợp rất nhiệt tình của phụ huynh.
Được sự tin tưởng của Ban Giám Hiệu và đồng nghiệp.
* Về phía trẻ:
Trẻ vui vẻ, mạnh dạn, tự tin hơn trước mọi người, thích tìm tòi, khám phá,
yêu thích đến lớp.
Liên hệ: 0946,734.736 hoặc Email:
Tích cực tham gia vào các hoạt động và có một số kỷ năng cần thiết đáp ứng
được yêu cầu cần đạt của độ tuổi.
Trẻ quí mến cô gần gũi trò chuyện như người bạn thân của trẻ.
C- KẾT LUẬN
I/ Ý NGHIA CỦA ĐỀ TÀI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC
Qua một năm học thực hiện theo các hình thức đó tôi thấy đã đạt được
hiệu quả rõ rệt. Đặc biệt, với những hình thức cô đưa ra, trẻ nhận thức rất
nhanh và biết ứng dụng trong cuộc sống thông qua việc trẻ được trải nghiệm
trong hoạt động vui chơi. Từ đó, tạo cho trẻ sự mạnh dạn, tự tin. Thông qua
việc trẻ được thảo luận, suy nghĩ tìm ra cách giải quyết đã giúp trẻ phát triển
ở nhiều mặt: Trẻ phát triển được các kỹ năng phán đoán, suy luận, biết đưa
ra quyết định của mình. Bên cạnh đó, ở các lĩnh vực trẻ cũng có những tiến
bộ rõ rệt Qua khảo sát đánh giá cuối năm. các chỉ số ở các lĩnh vực trẻ đạt
cao hơn so với năm học trước
Số trẻ
STT
1
Các kỷ năng
- Kỷ năng giao tiếp, sự tự
TS trẻ
đạt
Tỉ lệ
Số trẻ
chưa đạt
Tỉ lệ
39
36
92.3 %
3
2 - Kỷ năng hợp tác
39
39
100%
0
3 - Kỷ năng xử lý tình huống
39
28
72%
11
28%
4 - Khả năng sáng tạo, thích
39
26
13
33%
tin.
7.7%
Liên hệ: 0946,734.736 hoặc Email:
khám phá.
5
6
- Kỷ năng giữ an toàn cá
nhân
- Kỷ năng tự phục vụ, giữ
vệ sinh phòng bệnh.
7 - Kỷ năng tạo niềm vui
67%
13%
39
34
87%
5
39
39
100%
0
39
38
97%
11
28%
Qua trao đổi với phụ huynh, nhiều phụ huynh cũng nhận thấy rằng có rất
nhiều điều con mình có thể làm được nhưng trước đó phụ huynh nghĩ con
mình còn bé và luôn làm hộ trẻ cũng như nghĩ có những điều trẻ chưa thể
làm được.
Với hình thức này có thể áp dụng cho mọi lứa tuổi từ mẫu giáo bé đến
lớp mẫu giáo lớn. Đặc biệt với những tình huống đưa ra không chỉ giúp trẻ
có kỹ năng ứng biến khi gặp tình huống tương tự mà còn giúp trẻ có kỹ năng
biết cách suy luận, suy đoán tìm ra cách giải quyết ở các tình huống khác và
hình thành cho trẻ kỹ năng sau này .
II/BÀI HỌC KINH NGHIỆM, HƯỚNG PHÁT TRIỂN:
*Bài học kinh nghiệm:
Qua kết quả đã đạt được ở trên tôi thấy rằng để giáo dục kỹ năng sống cho
trẻ đạt kết quả tốt giáo viên cần :
- Lắng nghe ý kiến của trẻ không gò bó áp đặt trẻ. Cô luôn là người chỉ
dẫn, truyền cho trẻ những kinh nghiệm sống đã được đúc kết từ lâu.
Liên hệ: 0946,734.736 hoặc Email:
- Cần tích cực đổi mới phương pháp dạy nhằm khuyến khích sự tích cực ở
trẻ. Khai thác tiểm năng sáng tạo ở mỗi trẻ. Giáo dục trẻ như thế nào để trẻ
cảm thấy thoải mái trong mọi tình huống của cuộc sống. Luôn tạo cho trẻ cơ
hội để trẻ được thể hiện mình, được bộc lộ bản thân mình trước mọi người.
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục phát huy tính tích cực ở
trẻ, giúp trẻ hứng thú chủ động khám phá, tìm tòi, biết vận dụng vốn kiến
thức, kỹ năng vào việc giải quyết các tình huống khác nhau .
- Để giáo dục trẻ kỹ năng, cô giáo cần đưa ra các tình huống cụ thể để trẻ
trải nghiệm chứ không chỉ là lý thuyết, dập khuôn hoặc cấm đoán, hoặc chê
trách trẻ sẽ khiến trẻ mất đi khả năng tự phán đoán và tự đưa ra quyết định
giải quyết .
- Tuyên truyền với các bậc phụ huynh để cùng tham gia giáo dục trẻ.
*Hướng phát triển:
Tiếp tục thực hiện những biện pháp trên, phát huy những thành tích đã đạt
được vào trong hoạt động thực tiễn, khắc phục những thiếu xót trong quá
trình hoạt động.
Bản thân không ngừng học tập và rèn luyện về đạo đức cũng như nghiệp vụ
sư phạm.
Dự giờ tham quan các lớp, trường bạn để tích lũy kinh nghiệm.
Tổ chức tốt các hoạt động trong ngày, có lồng ghép các nội dung giáo dục
kỷ năng sống phù hợp cho trẻ.
Liên hệ: 0946,734.736 hoặc Email:
Cố gắng khắc phục những mặt còn hạn chế.
III/ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ:
Ban Giám Hiệu có thể tao điều kiện mời chuyên gia tâm lý về tư vấn một
số vấn đề cần quan tâm về giáo dục kỷ năng sống, và nghệ thuật giáo dục
như thế nào để đạt hiệu quả tối ưu cho các bậc phụ huynh và giáo viên cùng
nghe và thảo luận.
Để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này, mặc dù được sự quan tâm giúp
đỡ của các chị em đồng nghiệp và Ban Giám Hiệu nhưng tôi rất mong được
sự đóng góp ý kiến của ban lãnh đạo cấp trên để sáng kiến được hoàn chỉnh
hơn.