Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 5 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 17 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HOẰNG HÓA

TRƯỜNG MẦM NON HOẰNG QUỲ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG
SỐNG CHO TRẺ 4-5 TUỔI

Người thực hiện: Đoàn Thị Thủy
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác : Trường mầm non Hoằng Quỳ
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

THANH HÓA NĂM 2018


MỤC LỤC
Stt
1
1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1
2.2
2.3

2.4
3


3.1
3.2

Danh mục
Mở đầu
Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
Cơ sở lí luận
Thực trạng vấn đề
Thuận lợi
Khó khăn
Các biện pháp thực hiện
Biện pháp 1
Biện pháp 2
Biện pháp 3
Biện pháp 4
Biện pháp 5
Biện pháp 6
Biện pháp 7
Biện pháp 8
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Kết luận và kiến nghị
Kết luận
Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Danh mục


Trang
1
1
1
1
1
1
2
2
2
2
3
3
4
6
7
8
9
10
11
12
13
13
13
14
15


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân ,
mục tiêu của giáo dục mầm non là đào tạo nhân cách con người phát triển toàn
diện, giáo dục “ kỹ năng sống” là một trong năm nội dung của phong trào thi
đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Xã hội hiện nay bên
cạnh những tác động tích cực còn có những tác động tiêu cực, vì vậy bên cạnh
việc cung cấp những vốn kiến thức kĩ năng cơ bản trong học tập vui chơi, để trẻ
phát triển toàn diện thì việc rèn “ kỹ năng sống” cho trẻ mầm non là vô cùng
quan trọng.
Giáo dục “ kỹ năng sống” giúp trẻ phát triển hài hòa toàn diện về nhân
cách, cung cấp cho trẻ những kiến thức cần thiết về kĩ năng sống để trẻ sống
lành mạnh, giúp trẻ hiểu biết và ứng phó trước nhiều tình huống, học cách giao
tiếp ứng xử với mọi người, thể hiện bản thân một cách tích cực, trẻ tự giải quyết
được một số vấn đề trong cuộc sống như là tự lao động phục vụ cho chính mình,
trẻ tự phục vụ, có tính tự lập sớm, không quá phụ thuộc vào người lớn mà trẻ có
thể tự chăm sóc, tự làm những việc vừa sức với trẻ, để trẻ có cơ hội trải nghiệm,
học tập, phấn đấu vượt qua những trở ngại, khó khăn.
Nhận thức được tầm quan trohjng của việc “ Giáo dục kĩ năng sống” cho
trẻ trong bậc học mầm non, tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài “ Một số biện
pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm hình thành và phát triển ở trẻ năng lực hành động tích cực, giúp trẻ
có kiến thức, thái độ trong giao tiếp ứng xử, thực hiện công việc, ứng phó với
các tình huống, các yêu cầu của cuộc sống hằng ngày.
Có ý thức về bản thân như tự lực, tự tin, tự trọng, an toàn, biết yêu
thương, biết ơn, tôn trọng, kính trọng, kỹ năng giao tiếp, gần gũi, hòa nhã, cởi
mở, thân thiện, biết hợp tác, giao lưu, kiên trì, vượt khó, sáng tạo.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Trẻ mẫu giáo lớp 4-5 tuổi B1- trường mầm non Hoằng Qùy.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát thực tế

- Phương pháp trực quan
- Phương pháp sử dụng trò chơi
- Phương pháp dùng lời
- Phương pháp thực hành
- Phương pháp phối kết hợp
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
“Giáo dục kỹ năng sống” là một trong những kĩ năng rất cần thiết với trẻ
mầm non, là nền tảng giúp trẻ mầm non hình thành và phát triển toàn diện nhân
cách trong thời đại mới, ngoài kiến thức, mỗi chúng ta và nhất là trẻ em rất cần


trang bị những kỹ năng sống để ngày càng hoàn thiện bản thân sao cho phù hợp
với xã hội, vì vậy việc Bộ GDĐT đưa kỹ năng sống lồng ghép vào chương trình
dạy học là rất quan trọng và cần thiết, trong thời gian 6 năm đầu đời trẻ sống
trong môi trường chăm sóc giáo dục của gia đình và trường mầm non, bước đầu
trẻ được cung cấp, học hỏi, trải nghiệm và tích lũy những tri thức, kinh nghiệm,
kỹ năng, thói quen trong cuộc sống hằng ngày bằng cách học hỏi, học lỏm, học
tại chỗ, học trực tiếp, học ở mọi lúc, mọi nơi, học ở các bạn, ở cô giáo và người
thân của trẻ. Trong cuộc sống hàng ngày bên cạnh những mặt tích cực thì mặt
tiêu cực làm ảnh hưởng rất lớn đến mỗi cá nhân. Một số gia đình bố mẹ lo làm
kinh tế, bận rộn với công việc nên chưa sát sao với trẻ, một số gia đình quá
chiều con dẫn đên trẻ có tính ỉ lại, quá phụ thuộc vào người lớn nên khi gặp các
tình huống không có sự giúp đỡ của người lớn là trẻ lúng túng, không biết xử lý
thế nào, trẻ không biết tự phục vụ, tự bảo vệ và không biết ứng xử giao tiếp phù
hộ với tình huống nên người lớn và đặc biệt là giáo viên mầm non phải luôn
gương mẫu, nhẹ nhàng linh hoạt, khéo léo dạy kĩ năng sống cho trẻ mọi lúc, mọi
nơi để hình thành kỹ năng sống ban đầu cho trẻ. Vì vậy tôi đã chọn đè tài “ Một
số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi” để giúp trẻ 4-5 tuổi có
những kỹ năng sống ban đầu tạo tiền đề cho giai đoạn tiếp theo.

2.2. Thực trạng vấn đề
a. Thuận lợi
- Luôn nhận được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường bồi dưỡng
chuyên môn, dự giờ, thăm lớp, đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, các tài liệu,
học liệu rèn luyện kỹ năng sống, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp tôi thực
tốt chương trình chăm sóc giáo dục trẻ.
- Phòng học rộng ấm mùa đông, thoáng mát về mùa hè, có đầy đủ ánh
sáng, quạt mát, có nhiều đồ dùng đồ chơi đẹp phục vụ cho hoạt động dạy học và
vui chơi, trường lớp được trang trí đẹp phù hợp với môi trường mầm non, trong
lớp trang trí các góc mở theo đúng chủ đề.
- Phụ huynh luôn quan tâm phối hợp nhà trường với giáo viên nhiệt tình
chia sẻ tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp cô giáo và trẻ có điều kiện hoạt động tốt.
- Đồng nghiệp luôn trao đổi, thảo luận chuyên môn, học hỏi kinh nghiệm
lẫn nhau.
- Trẻ được phân lớp học đúng độ tuổi, trẻ đi học thường xuyên, đúng giờ,
ăn bán trú 100% nên nề nếp ổn định
b. Khó khăn
- Tuy cùng một độ tuổi nhưng nhận thức của trẻ không đồng đều.
- Một số phụ huynh ấp ủ nuông chiều con nhiều nên trẻ bám bố bám mẹ,
trẻ thiếu mạnh dạn tự tin nên chưa phát huy được tính tích cực chủ động của
mình mà còn gò bó , dập khuôn, có thói quen thụ động, quá phụ thuộc vào người
lớn
- Một số phụ huynh do điều kiện phải đi làm xa, đi làm công ty nên trẻ ở
nhà với ông và, bố mẹ ít có thời gian dành cho con, vì vậy sự phối hợp giữa phụ
huynh với giáo viên còn gặp nhiều khó khăn, chưa thường xuyên.
c. Kết quả khảo sát đầu năm như sau


Để đánh giá “ kỹ năng sống” của trẻ, đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát và
kết quả như sau:

Stt
Nội dung khảo sát
1

Số trẻ
khảo
sát
30

4

Kỹ năng chào hỏi, cảm ơn,
xin lỗi
Kỹ năng lấy cất đồ dùng, đồ
chơi
Kỹ năng tự mặc quần áo, đi
giày, dép
Kỹ năng ngồi học bài

5

2

Kết quả khảo sát
Đạt
Số Tỉ lệ
trẻ
%
7
23


Chưa đạt
Số Tỉ lệ
trẻ
%
23
77

30

9

30

21

70

30

10

33

20

67

30


9

30

21

70

Kỹ năng rửa tay, lau mặt

30

10

33

20

67

6

Kỹ năng trong giờ ăn, ngủ

30

12

40


18

60

7

Kĩ năng trao đổi, chia sẻ,
mạnh dạn, tự tin
Biết tránh một số đồ vật nguy
hiểm và nơi không an toàn

30

8

27

22

73

30

13

43

17

57


3

8

Ghi
chú

Kết quả khảo sát cho thấy “ kỹ năng sống” của trẻ còn hạn chế, tỷ lệ còn
thấp. Trước tình hình đó tôi luôn trăn trở, suy nghĩ tìm và áp dụng các biện pháp
tích cực để hình thành và phát huy “ kỹ năng sống” cho trẻ trong các hoạt động
hằng ngày.
2.3. Các biện pháp thực hiện
Biện pháp 1: Giáo dục kỹ năng chào hỏi qua giờ đón- trả trẻ
Những ngày đầu năm trẻ mới đến trường , trẻ chưa quen cô, chưa quen
bạn nên trẻ còn rụt rè, nhút nhát, trẻ thiếu mạnh dạn, tự tin, trẻ hay ôm bám lấy
bố mẹ, trẻ chưa có thói quen chào hỏi lễ phép, chào bố mẹ, chào cô giáo và cất
giày dép ba lô đúng nơi quy định, trẻ chưa biết chào hỏi lễ phép khi lớp có
khách.
Để giáo dục trẻ có kỹ năng chào hỏi lễ phép và lấy cất đồ dùng, đồ chơi
đúng nơi quy định, trong giờ đón và trả trẻ tôi nhẹ nhàng nhắc nhở trẻ chào bố
mẹ chào cô và vào cất ba lô giày dép đúng nơi quy định, sau đó tôi động viên
khen ngợi và tặng hoa cho trẻ trước lớp để khuyến khích động viên trẻ.
Ví dụ: Các con ơi! Hôm nay Minh Đức đến lớp rất ngoan, bạn tự khoanh
tay chào mẹ, chào cô rồi tự vào cất giày và ba lô đúng chỗ, ngay ngắn mà không


cần cô phải nhắc nhở. Minh Đức rất xứng đáng được tặng một bông hoa bé
ngoan, cả lớp mình cùng vỗ tay khen bạn Minh Đức nào. Các con có muốn được
cô và các bạn khen như bạn Minh Đức không? (Có ạ)

Trẻ mầm non rất thích được khen, nên những lời khen động viên của cô
đúng lúc sẽ kích thích được sự cố gắng của trẻ, vì vậy sau một thời gian ngắn trẻ
lớp tôi đã nhanh chóng có thói quen và tự khoanh tay chào bố mẹ, chào cô và cất
đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định gọn gàng ngăn nắp, mỗi khi lớp có khách trẻ
biết tự đứng lên khoanh tay lễ phép chào mà không cần cô nhắc nhở

Hình ảnh cô đón trẻ vào lớp
Biện pháp 2: giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua giờ hoạt động có chủ
đích.
Với chương trình giáo dục lấy trẻ làm trung tâm như hiện nay thì giờ hoạt
động có chủ đích là giờ học trẻ được hình thành và phát huy ở trẻ nhiều kỹ năng
như kỹ năng lấy cất đồ dùng học tập đúng nơi quy định, sắp xếp gọn gàng ngăn
nắp, kỹ năng lấy đúng đồ dùng của mình, kỹ năng giao tiếp phối kết hợp, biết tự
thể hiện bản thân, diễn đạt ý tưởng của mình. Với chương trình giáo dục hiện
nay “ Lấy trẻ làm trung tâm” nên trong hoạt động học trẻ tham gia vào nhiều
các hoạt động khác nhau , vì vậy việc hình thành các thói quen, kỹ năng là điều
rất cần thiết để giúp cho hoạt động học đạt hiệu quả cao.
Như chúng ta đã biết giờ hoạt động học của trẻ cần rất nhiều đồ dùng, đồ
chơi phục vụ cho tiết học, thay vì việc cô giáo phát đồ dùng đồ chơi cho trẻ, trẻ
chỉ ngồi một chỗ để nhận đồ dùng của mình như vậy trẻ chỉ ngồi thụ động không
thay đổi trạng thái hoạt động, không được hoạt động tự phục vụ cho chính mình
nên trẻ hay có biếu hiện nhàm chán, trẻ không có hứng thú hoạt động, học xong
trẻ cũng không tự cất đồ dùng , có trẻ tự cất nhưng cũng để lộn xộn, cô phải cất
dọn lại, kỹ năng của trẻ không được hình thành , chính vì vậy tôi muốn trẻ tự đi
lấy và cất đồ dùng học tập của mình. Trong thời gian đầu do trẻ chưa quen nên
hơi vất vả, nhưng khi trẻ quen thì làm rất tốt. Trẻ rất thích thú khi được tự làm,
lúc đầu trẻ chưa quen trẻ còn lúng túng, cô nhắc nhở nhẹ nhàng, hướng dẫn tận
tình,sau một vài lần trẻ quen dần cô tập cho trẻ vừa đi vừa hát hoặc cô mở một



bản nhạc, trẻ tự đi lấy đồ dùng của mình để về chỗ ngồi học và khi học xong, trẻ
cũng tự đi cất đồ dùng theo lời hát hoặc bản nhạc, như vậy trẻ vừa được thay đổi
trạng thái học, vừa gây hứng thú học cho trẻ và đặc biệt là hình thành được kĩ
năng tự phục vụ.

Hình ảnh trẻ đang tự cất đồ chơi
VD: giờ tạo hình
Thời gian đầu trẻ chưa nhớ hết đồ dùng của mình nên trẻ hay lấy nhầm lẫn của
nhau, lộn xộn, trẻ xô đẩy nhau, tranh giành nhau, lớp trở nên ồn ào nên cô dán kí
hiệu của trẻ lên sách vở và hộp màu của trẻ. Trẻ tự lấy sách vở, hộp màu lần lượt
đi theo tổ kết hợp bản nhạc, sau mỗi giờ học cô khen trẻ. Trẻ được khen trẻ có
tinh thần thi đua từ đó kỹ năng của trẻ dần tốt hơn.
Ban đầu giáo viên cũng rất vất vả với việc tổ chức hoạt động cho trẻ, trẻ
thường ồn ào, khi cô đưa ra câu hỏi trẻ ít dơ tay, mà hay nói leo, nói ngang, cô
đang nói thì ngắt ngang lời cô. Chính vì vậy nề nếp không được tốt, ảnh hưởng
đến chất lượng dạy và học. Vì vậy trong mỗi hoạt động học tôi chuẩn bị chu đáo
sao cho phong phú để thu hút trẻ hứng thú hoạt động, đồng thời khi cô cho trẻ
phát biểu ưu tiên trẻ dơ tay đẹp trước và khen trẻ, tôi nhẹ nhàng nhắc nhở trẻ nói
đủ câu, đủ từ, không nói leo hay ngắt ngang qua lời người khác , dần dần trẻ biết
thi đua vì muốn được cô khen giống bạn nên trẻ đã biết nói đủ câu, đủ từ, trẻ
không nói leo, muốn phát biểu phải dơ tay đẹp, giờ học trở nên sôi nổi, hứng
thú, không bị áp đặt, gò bó, thụ động, kỹ năng của trẻ được hình thành và phát
triển tốt nên chất lượng giờ học đạt kết quả tốt hơn.


Hình ảnh trẻ đang hoạt động âm nhạc
Biện pháp 3: Giáo dục kỹ năng sống cho tre qua hoạt động vui chơi
Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non, trẻ “học bằng chơi, chơi
mà học”, thông qua hoạt động chơi giúp trẻ tái hiện lại những việc làm, hành
động, cuộc sống hàng ngày xung quanh trẻ, kiến thức và kinh nghiệm cuộc sống

sẽ được trẻ thể hiện qua hoạt động chơi. Từ đó trẻ hành thành và thể hiện kỹ
năng sống của trẻ, vì vậy tôi rất chú trọng đến việc tạo tình huống khi trẻ đóng
vai để trẻ tìm cách giải quyết.
Ví dụ: trẻ chơi “nấu ăn” để rèn luyện kỹ năng nhận biết, biết cách sử dụng
và phòng tránh những vật nguy hiểm , tôi chú ý hướng dẫn trẻ những kỹ năng
như: khi bắc nồi lên bếp ga phải đặt ngay ngắn chính giữa bếp, nếu đặt nồi lệch
sẽ bị đổ nồi và gây bỏng, khi không nấu nữa phải tắt bếp, bắc nồi phải dùng lót
tay khỏi nóng bỏng tay, nồi mới nấu xong đang nóng, phích nước phải để cẩn
thận, để đúng chỗ, để tránh đỏ vỡ gây bỏng, dần dần trẻ có kỹ năng và còn biết
nhắc nhở bạn cách sử dụng và phòng tránh nữa.

Hình ảnh trẻ đang chơi ở góc phân vai


Trò chơi “bác sĩ” trẻ được hình thành quan hệ giao tiếp ứng xử với bệnh
nhân , hướng dẫn trẻ khám bệnh cho bệnh nhân với thái độ vui vẻ, ân cần, niềm
nở, nhẹ nhàng dặn dò chu đáo. Tạo tình huống xen ngang không xếp hàng lần
lượt, y tá nhẹ nhàng giải thích phải xếp hàng lần lượt đến sớm xếp hàng trước,
đến sau xếp hàng sau theo quy định mới có trật tự, không ồn ào, không lộn xộn,
như vậy qua đóng vai trẻ có kinh nghiệm sống và áp dụng vào những buổi chơi
tiếp theo, kỹ năng giao tiếp, ứng xử văn minh ngày càng được nâng cao. Qua đó
mỗi hoạt động rèn cho trẻ ý thức để sau này tham gia hoạt động phải có tính kỉ
luật.

Hình ảnh trẻ đóng vai bác sĩ
Hoạt động vui chơi trẻ được chơi với rất nhiều đồ chơi, nếu trẻ không biết
lấy, cất, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp và sử dụng đồ dùng đồ chơi đúng cách thì
đồ chơi sẽ nhanh hư hỏng, nhìn vào lớp sẽ thấy bề bộn, những ngày đầu khi chơi
xong trẻ chưa biết cách sắp xếp đồ chơi đúng chỗ, gọn gàng, ngăn nắp, để lung
tung trong lớp. Tôi nhẹ nhàng hướng dẫn trẻ cách sắp xếp lại đồ chơi gọn gàng,

ngăn nắp để giữ gìn cho đồ chơi đẹp. Dần dần trẻ rất thành thạo công việc tự lấy
cất đồ chơi và giữ gìn đồ chơi mà không cần sự giúp đỡ của cô nữa và đồ chơi
cũng được sạch đẹp và đỡ hư hỏng.
Biện pháp 4: Giáo dục kỹ năng tự mặc quần áo, đi giày, dép
Để đảm bảo sức khỏe, cơ thể phát triên khỏe mạnh, tôi đã hướng dẫn trẻ
kỹ năng tự mặc quần áo và đi giày dép, những giờ chơi vận động có những trẻ ra
mồ hôi rất nhiều làm áo quần ẩm ướt, có lúc trẻ rửa tay sơ ý làm ướt tay áo,
khuy áo bị đứt, trời nóng bức, hay thời tiết lạnh,..thì trẻ đều cần phải thay đồ áo
nhưng ít trẻ phải tự làm vì bố mẹ và cô giáo thường hay làm cho trẻ nên trẻ phải
phụ thuộc vào người lớn. Nên tôi đã trăn trở phải tập cho trẻ thói quen tự phục
vụ, tôi đã hướng dẫn trẻ và cho trẻ thực hành, trẻ rất thích và trẻ đã biết tự thay
quần áo, biết lộn quần áo, cài khuy áo, gấp quần áo đúng cách, khi trời nóng
bức, trẻ biết tự cởi bớt áo, khi trời trở lạnh trẻ biết lấy thêm áo mặc vào và trẻ
biết tự thay quần áo lúc cần thiết, tự đi giày dép đúng cách, tự đội mũ, đeo khẩu
trang và đeo ba lô cho mình để chuẩn bị về nhà mà không cần sự giúp đỡ của cô
nữa.


Hình ảnh trẻ tự gấp áo
Biện pháp 5: Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ qua giờ ăn
Bữa ăn của trẻ ngoài đảm bảo về chất lượng thì đây cũng là thời điểm để
rèn luyện kĩ năng sống cho trẻ rất tốt, bởi thông qua hoạt động tập thể này trẻ có
cơ hội phát huy kỹ năng của bản thân nhưu kỹ năng rửa tay trước khi ăn. Trước
khi ăn đa số trẻ chưa có kỹ năng rửa tay nhưng tôi phải rửa tay trước khi ăn và
tôi hướng dẫn trẻ cách rửa tay theo các bước và khen ngợi, động viên khích lệ
trẻ, chỉ vài lần như vậy trẻ đã dần dần có thói quen, từ đó cứ đến giờ ăn là trẻ
xếp hàng theo tổ đi rửa tay mà không phải cô nhắc nhở.

Hình ảnh trẻ rửa tay trước khi ăn
Giờ ăn là giờ rất cần rèn “ kỹ năng sống” cho trẻ như vệ sinh trước khi ăn,

trong khi ăn như có cơm rơi các con nhặt vào đĩa, không vứt bỏ xuống nhà dẫm
vào rất bẩn, các cháu làm tốt cô khen cháu luôn vì vậy trẻ rất hứng thú, tạo cho
trẻ sự tự giác không ép buộc và trẻ thực hiện ngày càng tốt hơn. Trẻ ngồi ăn theo
nhóm, ở bàn ăn được chuẩn bị khăn lau tay và đĩa đựng cơm rơi. Mỗi nhóm cử
hai bạn giúp cô lấy thìa, bát, đĩa và khăn lau tay, và hai bạn đi chia cơm cùng cô,
mỗi bạn đi một bàn để tránh va chạm vào nhau. Cuối tuần tổ nào làm tốt sẽ được
bình bầu tổ xuất sắc nhất. Vì vậy mỗi trẻ trong tổ đều cố gắng và còn xung
phong xin đi chuẩn bị đồ dùng trước khi ăn và xin đi chia cơm. Trẻ thi đua nhau


ăn nhanh, ăn hết suất để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Ngoài ra còn rèn
cho trẻ thói quen tự xúc cơm ăn, trong khi ăn không nói chuyện riêng, khi ho,
hắt hơi phải che miệng và quay ra sau, trước khi ăn phải mời cô, mời bạn, ở nhà
thì mời ông bà, bố mẹ, anh chị, các tổ thi đua tự xúc cơm ăn gọn gàng, không để
cơm rơi. Cô thường xuyên bao quát trẻ để khuyến khích động viên trẻ kịp thời
để trẻ hào hứng có tinh thần thi đua để được cô và các bạn khen, dần dần trẻ đã
có thói quen, hành vi tốt trong giờ ăn, từ đó không khí bữa ăn nhẹ nhàng, vui vẻ,
trẻ ăn gọn gàng hết suất của mình.

Hình ảnh trẻ chuẩn bị đồ dùng trước khi ăn
Biện pháp 6: Giáo dục “ kỹ năng sống” cho trẻ thông qua giờ ngủ
Đầu năm học trẻ ăn xong thường không lau miệng, uống nước súc miệng,
chưa cởi áo dài, đi vệ sinh, chưa biết cất dép đúng nơi quy định, chưa tự đi lấy
gối mà đã đi ngủ. Tôi phải rèn cho trẻ thói quen ngay từ đầu, tôi nhẹ nhàng tập
trung trẻ hướng dẫn trẻ và nêu gương bạn làm tốt, cứ như vậy nay vài bạn được
cô nêu gương, cả lớp khen ngợi, hôm sau thêm vài bạn nữa được khen, vài lần
như vậy trẻ phát huy tinh thần thi đua rất tốt và trẻ nhanh chóng có thói quen nề
nếp trước khi ngủ, trẻ biết tự lấy gối đúng kí hiệu, nằm đúng chỗ, khi ngủ dậy
trẻ biết cất gối đúng nơi quy định và xếp gọn gàng ngăn nắp trong khi ngủ rất
thoải mái. Cô thường xuyên chúc trẻ ngủ ngon, trẻ nhẹ nhàng đi vào giấc ngủ,

trẻ ngủ ngon, ngủ sâu giấc, đủ giấc ngủ dậy tinh thần trẻ rất thoải mái, từ đó trẻ
có thói quen trước, trong và sau khi ngủ dậy đã tự phục vụ rất nhiều việc cho
mình mà không cần sự giúp đỡ của cô giáo hay người lớn nữa.


Hình ảnh trẻ đang ngủ
Biện pháp 7: Giáo dục kỹ năng mạnh dạn, tự tin cho trẻ
Cô cần cần tạo ra môi trường trong và ngoài lớp học phải gần gũi, thân
thiện phù hợp với trẻ để kích thích tính tò mò ham hiểu biết của trẻ để trẻ dễ hòa
nhập với cô, với bạn, trẻ hứng thú hơn khi tham gia các hoạt động. Trong lớp tạo
các góc mở để trẻ được trải nghiệm, các đồ dùng đồ chơi an toàn đảm bảo tính
thẩm mỹ, tạo hướng mở để trẻ tháo lắp, tạo dáng, tìm tòi, khám phá. Đồ dùng
phải chuyển động được, gợi mở các tình huống phù hợp với trẻ không quá dễ
cũng không quá khó, tránh sự gò bó, dập khuôn, nhàm chán mà luôn tạo ra cái
mới để trẻ được tư duy, sáng tạo, trải nghiệm. Cô luôn khuyến khích động viên
trẻ kịp thời trong các hoạt động là động lực giúp trẻ mạnh dạn tự tin, giúp trẻ có
được niềm tin, niềm vui, sự phấn khởi, cô nên động viên khích lệ trẻ phù hợp và
có sự thay đổi theo tình huống. Đặc biệt không chê bai trẻ khi trẻ chưa làm tốt
như vậy sẽ làm cho trẻ thiếu tự tin vào chính mình.

Hình ảnh trẻ đang vui chơi vận động
Cô thường xuyên tổ chức các trò chơi phù hợp với trẻ và đặc biệt là trò chơi dân
gian giúp trẻ tham gia hoạt động tập thể, vừa thỏa mãn nhu cầu vui chơi cho trẻ,
vừa củng cố kiến thức, giúp trẻ rèn luyện và phát triển tính mạnh dạn tự tin cho
trẻ, và thích được hòa nhập chơi với cô và các bạn từ đó phát triển ở trẻ tính
mạnh dạn tự tin khi tham gia các hoạt động khác.


Hình ảnh trẻ chơi rồng rắn lên mây
Biện pháp 8: Tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh để “giáo dục kỹ

năng sống” cho trẻ
Môi trường đầu tiên của trẻ là gia đình và trường mầm non, vì vậy muốn
phát triển tốt kỹ năng sống cho trẻ cần có sự phối kết hợp chặt chẽ với gia đình
vì trẻ luôn học hỏi và ảnh hưởng nhiều nhất là từ bố mẹ trẻ và những người thân.
Vì vậy trước hết người lớn phải gương mẫu, yêu thương và tôn trọng trẻ, đối xử
công bằng với trẻ. Tôi trao đổi trực tiếp với phụ huynh xem ở nhà cháu có
những điểm mạnh nào để phát huy và có những hạn chế nào để tìm cách khắc
phục. Từ đó tôi đã sắp xếp dành nhiều thời gian quan tâm nhắc nhở trẻ về nhà tự
chào ông bà bố mẹ, người lớn tuổi, tự làm những việc phục vụ cho mình như ở
lớp và tôi tuyên truyền với phụ huynh đừng quá nuông chiều con, làm hộ con
như vậy trẻ sẽ có tính ỷ lại và phụ thuộc vào người lớn, phá vỡ thói quen nề nếp
mà giáo viên tạo dựng lên. Tôi trao đổi với phụ huynh trẻ nhỏ rất thích khen
ngợi, khích lệ để phụ huynh về nhà thường xuyên khen ngợi trẻ kịp thời đúng
lúc. Ngoài ra tôi tuyên truyền với phụ huynh bằng những tranh ảnh dán trang trí
về những việc làm tự phục vụ của trẻ để bố mẹ hiểu cần hình thành thói quen tự
phục vụ cho trẻ và cùng hướng dẫn cho con em mình. Với sự cố gắng của tôi và
sự giúp đỡ của phụ huynh chúng tôi đã khắc phục được những hạn chế và hình
thành cho trẻ những kỹ năng sống tốt hơn phục vụ cho bản thân và giữ gìn vệ
sinh trường lớp nhà cửa cũng như cho cơ thể trẻ. Sau một thời gian trẻ đã làm rất
tốt ở trường và ở nhà, phụ huynh rất vui mừng và phấn khởi. Từ đó lớp tôi có kỹ
năng sống rất tốt.


Hình ảnh cô tuyên truyền với phụ huynh
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sau khi áp dụng các biện pháp trên tôi thấy các cháu lớp tôi có nhiều thay
đổi rõ rệt. Trẻ vui vẻ, mạnh dạn, tự tin chủ động trong các hoạt động một cách
tích cực, thoải mái không bị gò bó, ép buộc.

Stt


1
2
3

Nội dung khảo sát
Kỹ năng chào hỏi, cảm ơn, xin
lỗi
Kỹ năng lấy cất đồ dùng đồ
chơi
Kỹ năng tự mặc quần áo, đi
giày, dép

Kết quả khảo sát
Số trẻ
Đạt
Chưa đạt Ghi chú
khảo
Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ
sát
trẻ % trẻ %
30

29

97

1

3


30

3o

100

0

0

30

30

100

0

0

4

Kỹ năng ngồi học bài

30

29

97


1

3

5

Kỹ năng rửa tay, lau mặt

30

30

100

0

0

6

Kỹ năng trong giờ ăn, ngủ

30

30

100

0


0

30

28

93

2

7

30

28

93

2

7

7
8

Kỹ năng trao đổi, chia sẽ, mạnh
dạn, tự tin
Biết tránh một số đồ vật nguy
hiểm và nơi không an toàn



Kết quả trên cho thấy việc áp dụng và một số biện pháp trên để giáo dục “
kỹ năng sống” cho trẻ đã đem lại kết quả khá cao, tôi thấy rất vui và phụ huynh
cũng rất phấn khởi.
Qua việc áp dụng các biện pháp có hiệu quả chỉ một thời gian sau tôi đã
không còn vất vả làm thay trẻ hay nói hộ trẻ. Khi tổ chức hoạt động trở nên nhẹ
nhàng hơn, đạt hiệu quả cao hơn vì trẻ đã có nề nếp, trẻ mạnh dạn tự tin, tích
cực hoạt động một cách tự nhiên nhờ giáo dục kỹ năng cho trẻ mà tôi luôn tự tin
khi tổ chức các hoạt động hàng ngày cho trẻ, mỗi khi có đoàn kiểm tra hay dự
giờ thăm lớp của nhà trường tôi không còn lo lắng như trước nữa vì trẻ đã có kỹ
năng và đi vào nề nếp thói quen hàng ngày.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
- Để giáo dục tốt “Kỹ năng sống” cho trẻ giáo viên phải tận tâm tận lực,
xem trẻ như con, không ngừng học tập, học hỏi, rèn luyện bản thân nâng cao
trình độ chuyên môn, luôn là tấm gương tốt cho trẻ học tập và làm theo.
- Giáo viên phải kiên trì chịu khó, thường xuyên tổ chức đa dạng, phong
phú các hoạt động, thay đổi các hình thức, tạo nhiều cơ hội cho trẻ được trải
nghiệm.
- Giáo viên làm tốt công tác tuyên truyền phối hợp với phụ huynh về vai
trò và tác dụng của việc giáo dục “kỹ năng sống” tự phục vụ cho trẻ hàng ngày
và tạo mối quan hệ gắn bó mật thiết với phụ huynh.
3.2. Kiến nghị
- Đề xuất với ban giám hiệu nhà trường tham mưu với lãnh đạo địa
phương đầu tư hỗ trợ thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi để
phục vụ chăm sóc giáo dục trẻ.
- Bổ sung thêm tài liệu tham khảo và mở lớp tập huấn chuyên đề giáo
dục kỹ năng sống cho trẻ.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi đã nghiên cứu và áp

dụng có hiệu quả, tuy nhiên do thời gian cũng như khả năng nên không tránh
khỏi những thiếu sót. Để đạt được kết quả cao hơn tôi rất mong nhận được sự
góp ý của các cấp lãnh đạo, chị em đồng nghiệp để tôi tích lũy kinh nghiệm
nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Hoằng Qùy, ngày 05 tháng 05 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết

Đoàn Thị Thủy


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.

Mạng internet.
Tài liệu rèn luện kỹ năng sóng cho trẻ mầm non.
Tạp chí giáo dục.
Sách “ chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 4-5 tuổi”.
Sách đặc điểm phát triển trẻ 4-5 tuổi.



DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả
:
Đoàn Thị Thủy
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên- Trường Mầm non Hoằng Quỳ

TT

Tên đề tài SKKN

1

Một số kinh nghiệm về việc làm
đồ chơi tự tạo nhằm nâng cao chất
lượng học và chơi cho trẻ trong
trường mầm non.
Một số biện pháp hướng dẫn trẻ 45 tuổi phát triển thẩm mĩ qua hoạt
động vẽ.

2

Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
giá xếp loại
xếp loại

(Phòng, Sở,
(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

Cấp huyện

A

2011-2012

Cấp huyện

B

2014-2015



×