Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

MỘT số BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯƠNG CHO TRẺ mẫu GIÁO 5 6 TUỔI làm QUEN CHỮ cái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.11 KB, 20 trang )

Liên hệ: 0946,734.736 hoặc Email:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯƠNG CHO TRẺ MẪU
GIÁO 5-6 TUỔI LÀM QUEN CHỮ CÁI
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Nói đến trẻ thơ ai cũng thấy được đầy ắp sự hồn nhiên , tươi tắn của trẻ,
nó làm cho chúng ta thấy hạnh phúc ấm áp hơn nhiều . chính vì thế ai cũng thấy
nâng niu gần gũi trẻ .là một giáo viên, tôi thực sự hạnh phúc khi công việc hàng
ngày của mình được tiếp xúc với trẻ, được chia sẻ buồn vui , được dạy trẻ học ,
được thể hiện nhân cách nhẹ nhàng không bó buộc .
Là một giáo viên mầm non trực tiếp đứng lớp chăm sóc và giảng dạy
trong năm học vừa qua , tôi luôn cố gắng tìm tòi , học hỏi áp dụng mọi hình
thức đổi mới nâng cao phương pháp trong quá trình giảng dạy . mục đích cho trẻ
5 tuổi Lqcc không chỉ nhằm cho trẻ biết được các mặt chữ cái để phát âm chuẩn
khi nói mà còn tạo cho trẻ hứng thú học tiếng mẹ đẻ, làm tiền đề cho trẻ ứng
dụng thích ứng với tập đọc , viết ở bậc học tiếp theo .làm quen với chữ cái
không phải là môn học độc lập riêng mà là một phần , một bộ phận của phát
triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi trong chương trình chăm sóc giáo dục . Vì vậy nó
có ý nghĩa trực tiếp trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, giúp trẻ rèn luyện kỹ
năng nghe , nói và giúp trẻ phân biệt được các âm khó thông qua chữ cái . Cũng
qua môn học này rèn luyện cho trẻ các thao tác trí tuệ và rèn luyện cho trẻ tinh
thần thích hoạt động trí óc qua đó hình thành tính ham hiểu biết, thích khám phá
những điều mới lạ trong quá trình làm quen chữ cái, ví dụ chữ cái nhằm nâng
cao tiết học. Qua giờ học hình thành và rèn luyện cho trẻ khả năng tập chung
chú ý có chủ định và sự hình thành nỗ lực chú ý để giải quyêt nhiệm vụ năm
học, tập lắng nghe sự chỉ dẫn của cô giáo .Chính vì vậy tôi chọn đề tài : “một số
biện nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen chữ cái”.
2. Mục tiêu , nhiêm vụ của đề tài .
2.1: Mục tiêu : Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen với chữ cái góp phần phát triển ngôn ngữ cũng như


chuẩn bị tôt các điều kiện cho trẻ chuẩn bị tốt vào lớp 1 trường tiểu học .

1


Liên hệ: 0946,734.736 hoặc Email:
2.2: Nhiệm vụ: “ Đề xuất một số biện pháp tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu
giáo 5 -6 tuổi làm quen với chữ cái đạt kết quả cao”
3. Đối tượng nghiên cứu :
- “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi A
trường mầm non Hưng Đạo làm quen với chữ cái”.
4.Giới hạn,phạm vi nghiên cứu:
- “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi A làm
quen chữ cái”,trường mầm non Hưng Đạo huyện Đông Triều –Tỉnh quảng Ninh.
5. Phương pháp nghiên cứu :
- Nghiên cứu cơ sở lý luận:
+ Các loại sách nói về vấn đề dạy trẻ làm quen với chữ cái .
+ Chương trình day trẻ làm quen với chữ cái 5-6 tuổi trong trường màm
non.
- Phương pháp thực tiễn
- Quan sát khoa học:
+ Quan sát các hoạt động của giáo viên, hoạt động của trẻ ghi chép lại các
hoạt động.
+ Trao đổi với giáo viên.
- Quan sát giờ học của trẻ,quan sát các hoạt động trẻ chơi trò chơi với chữ
cái , để xác định mức độ nhận thức và kỹ năng của trẻ.
- Khảo sát:
-Khảo sát cơ sở vật chất.
-Khảo sát mức độ nhận thức và kỹ năng của trẻ.
- Thực nghiệm khoa học:


2


Liên hệ: 0946,734.736 hoặc Email:
-Áp dụng biện pháp nâng cao chất lượng sau đó đưa ra một số bài tập để kiểm
tra kết quả hình thành kỹ năng của trẻ .
II.PHẦN NỘI DUNG
1.Cơ sở lí luận
Như chúng ta đã biết việc cho trẻ làm quen 29 chữ cái còn mang tính chất
hoạt động biệt lập chưa đáp ứng với yêu cầu đổi mới của giáo dục mầm non
trong tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với việc đọc và việc viết nhằm
chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1
Làm quen chữ cái theo quan điểm tích hợp trong đổi mới phương pháp
giáo dục mầm non phải được tiến hành một cách tự nhiên , bắt đầu bằng những
hoạt động gần gũi và có ý nghĩa với trẻ. Để dạy trẻ làm quen chữ cái cần có sự
thay đổi cách tổ chức hoạt động trong môi trường chữ viết và ngôn ngữ nói một
cách phong phú Được sự chỉ đạo tiếp tục thực hiện chương trình chăm sóc giáo
dục trẻ theo hướng đổi mới , cùng với tiết dạy mẫu do PGD tổ chức tôi càng
cảm thấy rõ hoạt động Làm quen với chữ cái có vị trí quan trọng trong việc GD
trẻ phát triển toàn diện , do đó để dạy tốt hoạt động này giáo viên phải đạt được
những mục tiêu như:
-Nắm vững nội dung phương pháp tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen chữ cái
-Biết thiết kế và tổ chức các hoạt động làm quen chữ cái theo chủ điểm để phát
triển kỹ năng cần thiết chuẩn bị cho việc đọc , viết trước khi vào lớp 1
-Tự tin và có ý thức sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ làm
quen chữ cái theo chủ điểm
2. Thực trạng
2.1: Khảo sát thực trạng
* Về giáo viên :

Tôi đã tham khảo ý kiến của tất cả giáo viên ở trong trường , sau khi dự giờ
thăm lớp , qua thực tế các buổi trò chuyện tôi đã hỏi tất cả giáo viên đẻ thấy
3


Liên hệ: 0946,734.736 hoặc Email:
được sự nhận thức trong buổi cho trẻ hoạt động làm quen chữ cái ,đa số giáo
viên nhận thức được tầm quan trọng của môn học này , còn một số giáo viên
chưa trú trọng lắm trong việc cho trẻ làm quen chữ cái
- Khảo sát :
+ Đã dự giờ 3 tiết dạy, trong đó: Tốt 1, Khá 1, trung bình 1.
Số giáo viên được hỏi là 6 đ/c , trong đó :
. 6/6 giáo viên có hứng thú với môn học này
. 6 tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái theo hướng tích hợp lấy trẻ
lạm trung tâm.
- 6/6 giáo viên chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi khi tổ chức hoạt động cho trẻ
*Về trẻ:
-Tổng số trẻ trong lớp là 39 cháu .Đa số trẻ mạnh dạn hào hứng khi tham gia
vào hoạt động

Từ những nguyên nhân trên tôi bắt đầu khảo sát chất lượng trên trẻ, kết quả đ
ạt như sau:
Mức độ

Tổng
số trẻ

Đạt
Số
lượng


Chưa đạt
Tỉ
lệ

Số
lượng

Tỉ
lệ

Trẻ nhận biết và phát âm đúng

39

15

38

24

62

Trẻ tô viết đúng chữ cái

39

16

41


23

59

Trẻ cầm vở, để vở, ngồi tô đúng tư thế.

39

14

36

25

64

Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động

39

20

51

19

49

39


20

51

19

49

làmquen chữ cái
Biết cách cầm sách, mở sách ra xem
và quy trình đọc
* Về cơ sở vật chất :
4


Liên hệ: 0946,734.736 hoặc Email:
- Lớp đã đầy đủ phòng học , rộng rãi khang trang, đáp ứng được với nhu cầu so
với số lượng trẻ.
- Đồ dùng trang thiết bị đồ dùng dạy học phục vụ cho hoạt động chữ cái đã đầy
đủ
2.2. Đánh giá thực trạng:
* Về giáo viên :
- Giáo viên đã nắm vững các phương pháp tổ chức cho trẻ làm quen với chữ
caí
* Về trẻ :
- Trẻ mạnh dạn hồn nhiên, tích cực tham gia vào hoạt động, bên cạch đó còn
nhiều trẻ phát âm chưa chuẩn, chưa biết cầm vở, ngối đúng tư thế.
* Về cơ sở vật chất :
- Cơ sở vật chất trng thiết bị đồ dùng phục vụ cho các hoạt động đã đầy đủ

xong chưa phong phú và đa dạng.
2.3. Ảnh hưởng nguyên nhân thực trạng
- Giáo viên chưa quan tâm tổ chức hoạt động làm quen với chữ cái cho trẻ
thường xuyên .
- Cơ sở vật chất đồ dùng phục vụ cho tiết học còn chưa được phong phú
- Đối với tiết làm quen chữ cái giáo viên chưa sáng tạo nên chưa thu hút được
sự hứng thú trên trẻ.

*Khó khăn :
- Còn nhiều trẻ chưa đi học qua lớp mẫu giáo nên vẫn còn nhút nhát , vốn
hiểu biết về thế giới xung quanh còn hạn chế , khả năng tiếp thu kiến thức còn
chậm
- Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động tương đối đầy đủ , nhưng chưa
phong phú đa dạng, thu hút sự chú ý của trẻ.

5


Liên hệ: 0946,734.736 hoặc Email:

- Phụ huynh chưa quan tâm đến việc rèn phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
3. Các biện pháp
3.1: Mục tiêu của giải pháp .
- Phát huy tính tích cực của trẻ khi tham gia hoạt động làm quen với chữ cái
có hiệu quả .
- Tạo môi trường chữ viết phong phú trong lớp và các phương tiện dạy học
đầy đủ theo yêu cầu .
- Giúp giáo viên phụ huynh học sinh nhận thức đúng đắn về việc cho trẻ làm
quen với chữ viết .
3.2: Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp .

*Biện pháp1: Gây hứng thú cho trẻ trên hoạt động làm quen chữ cái:
Như chúng ta đã biết giáo dục bắt đầu từ đứa trẻ, trẻ là trung tâm của mọi
hoạt động. Muốn đạt đợc mục tiêu đó trước tiên tôi phải chú ý đến đặc điểm tâm
sinh lý của trẻ. Trẻ ở đây sự tập trung chú ý chưa bền vững trẻ thích những cái
đẹp mới lạ có hấp dẫn cao, nên việc gây hứng thú cho trẻ ở bộ môn này lại càng
quan trọng hơn bởi tính chất cứng nhắc và khô khan có phần “kỷ luật”. Nếu như
cô giáo cứ ép buộc trẻ ngồi học một cách tuân thủ như một học sinh tiểu học
hoặc một tiết dạy không có sáng tạo, rập khuôn chưa có hình thức đổi mới còn
theo phơng pháp cũ dẫn đến trẻ uể oải trong tiết học phân tán tư tưởng, nhàm
chán, tiếp thu bài hạn chế. Và tôi đã tìm ra một số giải pháp gây sự hứng thú cho
trẻ đó là: Trước hết là chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho cô và trẻ vì đồ dùng rất cần
thiết, trẻ mẫu giáo suy nghĩ bằng hình thức tư duy hình tượng, tư duy gắn liền
với tình cảm. Trẻ ghi nhớ những gì gây ấn tượng mạnh, một câu chuyện hấp dẫn
hay một bức tranh đẹp mới lạ ... Chính vì thế khi dạy một tiết “Làm quen chữ
cái” tôi cho rằng đồ dùng trực quan là yếu tố đầu tiên yêu cầu điểm đặc biệt phải
đảm bảo an toàn.
Bước đầu trẻ đợc làm quen với từng chữ cái có trong nhóm chữ và trẻ được lần
lượt làm quen các chữ qua vật chất, tranh ảnh mà trong đó có chứa một chữ cái
mà chúng ta định cho trẻ làm quen.
Ví dụ: Trẻ làm quen với chữ cái G- Y (chủ điểm phương tiện giao thông).

6


Liên hệ: 0946,734.736 hoặc Email:
Trước tiên là cách vào bài đã gây sự hứng thú đối với trẻ, tôi cho cả lớp
đọc thơ “Chiếc cầu mới” qua tranh. Trong tranh có cầu, dòng người qua lại, xe ô
tô, tàu hoả ... tôi đã chọn hình thức vừa chỉ từng chữ dưới bài thơ vừa đọc. Qua
đó trẻ tri giác và hiểu rõ hơn về các phương tiện giao thông và đặc biệt là được
đọc và làm quen từng chữ cái tiếp đến tôi đưa bức tranh vẽ về nhà ga hỏi bức

tranh này vẽ về cái gì? (Nhà ga) trong nhà ga có những dòng người qua lại dòng
người qua lại có người soát vé và đặc biệt là có những đoàn tàu dừng lại đón
khách, trả khách .. qua bức tranh trẻ hiểu rõ hơn và tăng thêm tính tò mò hấp
dẫn. Sau đó cô giới thiệu
dưới bức tranh có từ “Nhà ga” bạn nào hãy lên chỉ những chữ cái đã được học
và cô cho trẻ làm quen chữ “G”
Tiếp đến chữ Y cô hỏi trẻ ngoài tầu hoả ra thì còn có những phương tiện giao
thông gì nữa? Trả lời (máy bay...) cô và trẻ cùng đàm thoại về máy bay dùng để làm
gì? Bay ở đâu? Cô đưa máy bay nhựa ra cho trẻ quan sát đàm thoại và ai có thể lên rút
cho cô hai chữ cái giống nhau trong từ “máy bay” và trẻ lên rút chữ “Y”.
Hoặc là đề chuẩn bị cho trò chơi ở tiết 2 lúc ngoài trời tôi cùng trẻ trò
chuyện về trò chơi “các phương tiện giao thông vào bến ” tôi huy động trẻ suư
tầm bìa cát tông tranh ảnh, hoạ báo về các phơng tiện như: Máy bay, đoàn
tàu, ôtô, thuyền buồm .. hướng dẫn trẻ cắt sát mép các hình ảnh đó. Khi vào
trò chơi cô giới thiệu các bến và phương tiện giao thông nào thì phải vào bến
được làm quen tìm tòi cắt dán sẽ tạo cho sự khéo léo ở đôi tay và thuận lợi
trong khi viết chữ, dán các chữ cái lên các phương tiện giao thông, trẻ hứng
thú hơn với chính đồ dùng mình làm ra.
Ví dụ khác: Với chủ điểm mà mùa xuân với tiết học làm quen chữ cái L,
M, N? tôi cho trẻ sưu tầm hoa khô, lá khô, các loại hột, hạt những vật liệu đó
điều phải chứa các chữ cái L , M , N như lá na, hạt mơ... cô và trẻ cùng phết màu
sao cho tương ứng với màu lá, màu hạt... với cách làm đồ dùng đồ chơi như vậy
tôi thấy có những hiệu quả đáng kể. Trớc hết là giảm sự đầu tư của nhà trường
cũng như giáo viên trong điều kiện kinh tế eo ép và cái được lớn nhất ở đây là
trẻ có hứng thú khi tham gia làm đồ dùng cho tiết học, trẻ sôi nổi hơn vì mình
có phần trong đó. Một số sáng kiến của tôi trong việc làm đồ dùng cho trẻ là
không bao giờ theo khuôn mẫu mà tôi thường thay đổi sáng tạo về cả hình dạng
màu sắc kích
7



Liên hệ: 0946,734.736 hoặc Email:
thước thực tế của nó.
Kết quả từ việc cô và trẻ cùng chuẩn bị làm đồ dùng học tập tôi thấy trẻ
hứng thú hơn vào tiết học, bản thân cô giáo lên lớp tự tin hơn, gần gũi với trẻ
hơn.
*Biện pháp 2: Tạo môi trường làm quen chữ cái
Với trẻ mẫu giáo thì những gì mới lạ đẹp mắt hấp dẫn là gây được sự
chú ý của trẻ. Vì thế việc tạo môi trường làm quen chữ cái trong lớp học rất cần
thiết để làm nổi bật bộ môn và chuyên đề. Hàng ngày vào những lúc vui chơi
hay giờ rãnh rỗi tôi và trẻ thường cắt dán chữ cái, các loại quả hay con vật để
trang trí gọi theo chủ điểm.
Ví dụ: Phía trên khoảng tường rộng tôi dán chữ “Bé cùng làm quen chữ
cái” và tôi lựa chọn cắt dán để phù hợp với chủ điểm. Ví dụ như chủ điểm thực
vật thì tôi cắt bìa thành một cây to sau đó cho trẻ vẽ cắt dán hoặc sưu tầm hoạ
báo tranh ảnh về các loại lá, hột hạt ... sau đó cho trẻ cắt các chữ cái L, M, N
(Trong chủ điểm thế giới thực vật) cho trẻ dán chữ cái dới các loại hột hạt hay
tranh ảnh theo sự hướng dẫn của cô giáo như lá thì trẻ dán chữ L, mận thì gián
chữ M, hạt na thì dán chữ N ...
Hoặc cô giáo vẽ các hình ảnh về vờn hoa cúc mùa thu trong bài thơ “Hoa
cúc vàng” cô giáo viết chữ in thường hết cả bài thơ nhưng những chữ cái cô
định cho trẻ làm quen L, M, N thì cô tô với màu sắc khác nổi bật để trẻ dễ nhận
thấy.
Và những hình ảnh đó tôi thường thay đổi để phù hợp với chủ điểm.
Không những ở góc “Bé cùng làm quen chữ cái” mà xung quanh lớp tôi đều viết
tiếng và từ tương ứng, như hộp đựng hoá lá, rổ đựng hình, viết tên các đồ dùng
vào nhãn và và dán vào. Treo xung quanh lớp một cụm từ như bảng thời tiết, bé
lên lớp, tên của trẻ, tất cả những cái đó đều phải vừa tầm nhìn với trẻ. Hoặc có
những bức vẽ của trẻ đợc viết tên trẻ vào phía trái, làm như thế trẻ đợc sử dụng
ngay trên hoạt động làm quen chữ cái trẻ học đến nhóm chữ cái gì tôi cho trẻ tìm

xung quanh lớp nhóm chữ cái đó, phía dưới tôi đặt giá để đựng đồ dùng phục vụ
môn chữ cái đồ dùng của cô và trẻ như bút chì màu, vở tập tô ... ngoài ra còn có
đồ dùng phục vụ cho buổi chơi như mũ đội có gắn chữ, hoa lá, hột hạt, chữ cái

8


Liên hệ: 0946,734.736 hoặc Email:
rời, các chấm tròn để trẻ ghép chữ, lô tô ..Kết quả các biện pháp này theo đánh
giá đạt 90%.
Một yêu cầu đặt ra đối với giáo viên khi cho trẻ làm quen với chữ cái là các
kiến thức khi truyền thụ đến trẻ phải hết sức ngắn gọn tuyệt đối hình thức tránh
sự rập khuôn, luôn sáng tạo đổi mới vì thế trước khi lên lớp một tiết dạy làm
quen với chữ cái tôi phải chuẩn bị đồ dùng soạn bài nghiên cứu kỹ bài soạn.
Nắm rõ yêu cầu của bài dạy chọn trò chơi phù hợp với nguyên tắc động tĩnh phù
hợp với chủ điểm. Ngoài ra để tạo hứng thú thì cô phải có nghệ thuật lên lớp
ngôn ngữ diễn đạt ngắn gọn để hấp dẫn trẻ vào tiết học. Trước khi vào bài tôi
thường kể chuyện (dựa trên chủ điểm) hoặc sáng tác thơ, vè hay những trò chơi
luôn cuốn hút trẻ vào thực tế để trẻ dễ nhớ, dễ hiểu, tránh gò bó.
Ví dụ: Cho trẻ làm quen chữ cái B, D , Đ chủ điểm “mùa xuân” tôi giới
thiệu. Hôm nay chúng mình tổ chức hội hoa xuân các loài hoa về dự hội rất là
đông đủ nào chúng mình cùng xem có những loài hoa gì ? (Trẻ đi và hát bài
“màu hoa” sau đó kể tên hoa hồng, hoa đào, hoa phù dung, hoa cánh bớm .. lần
lượt đưa từng tranh ra cho trẻ xem, tranh hoa bướm và trẻ làm quen với chữ Đ).
và trò chơi cũng không thể thiếu trong tiết học này tôi lựa chọn trò chơi cho phù
hợp với bài hát “Màu hoa sau đó kể tên hoa hồng, hoa đào, hoa phù dung, hoa
cánh bướm” .. lần
lượt tôi đưa từng tranh ra cho trẻ xem, tranh hoa bướm và trẻ làm quen với chữ
B, hoa phù dung trẻ được làm quen với chữ D và hoa đào trẻ được làm quen với
Đ. Và trò chơi cũng không thể thiếu trong tiết học này tôi lựa chọn trò chơi cho

phù hợp với chủ điểm có những trò chơi như:
+ Tìm chữ cái trong câu đố.
+ Đi chợ tết.
+ Tổ chức tìm tên các loại hoa có chứa chữ cái vừa học.
Ví dụ khi hướng dẫn trò chơi : Cô giới thiệu mùa xuân đến các ông đồ thường làm gì? Các con có muốn viết chữ giống ông đồ không? Cô cho 8 trẻ đứng
thành 02 hàng đợi cô chuẩn bị hai câu đối có chứa các chữ cái B, D, Đ khi nghe
hiệu lệnh hai đội lên gạch chân những chữ cái cô vừa nêu, thời gian quy định là
một bài hát mùa xuân lúc nào hát xong là kết thúc trò chơi. Sau đó cô cho nhiều
chữ cái và đúng với yêu cầu. Khi chuyển tiếp sang trò chơi thứ hai đó là trò chơi
9


Liên hệ: 0946,734.736 hoặc Email:
“Đi chợ tết” (Tất cả các trẻ đều đợc chơi). Trớc ngày tết bố mẹ các con thờng
làm gì? (Trẻ nghĩ ngay đến trang hoàng nhà cửa và đi sắm tết) cô chuẩn bị ở các
gói có các loại hoa
quả bánh kẹo ở trên mỗi thứ đều gắn các chữ cái B, D, Đ, Cô phát cho trẻ mỗi
cái giỏ cô nói nào chúng mình cùng đi chợ tết. Tổ 1 hãy mua những món hàng
có chứa chữ cái B, đó là những thứ gì? Trẻ nói bánh quy, bánh chưng, bánh
bèo .. Tổ thứ 2 mua các món hàng chứa chữ cái D đó là những thứ gì? quả dừa,
quả dứa .. tổ thứ 3 mua hàng có chứa chữ cái Đ .. khi mua hàng xong trẻ phải
nói đợc đó là loại gì? Và có chữ cái gì? các tổ kiếm trả lẫn nhau và đọc to chữ
cái.
* Ví dụ: “Trò chơi với những con chữ đáng yêu i, t, c, b, d, đ ”.
+ Trò chơi đầu tiên “ Tôi là ai”. Cô đọc tên chữ cái và giới thiệu cấu tạo chữ
cái , và khi cô hô hãy chọn tôi đi tôi là ai thì trẻ phải chọn nhanh chữ cái và giơ
lên
+ Tiếp theo trò thứ 2: cô tổ chức cho trẻ chơi dưới dạng “ Tìm lá cho hoa tìm
hoa cho lá”. Trẻ chơi dưới hình thức vừa đi vùa hát bài Hoa lá mùa xuân , khi cô
yêu cầu tìm lá cho hoa tìm hoa cho lá thì trẻ phải chạy thật nhanh và chọn đúng

theo yêu cầu của cô .
+ Trò chơi thứ 3 : “Ai tinh mắt” :cô dùng các thủ thuật như câu đố và cho trẻ
xem trình chiếu một số bông hoa có chứa chữ cái i, t, c, b, d, d. và cô đưa ra các
đáp án cô yêu cầu trẻ chú ý lắng nghe và nhìn thật tinh rồi chọn đáp án đúng .
+ Trò chơi cuối cùng “Thi xem bạn nào nhanh” , cô chia trẻ làm 2 đội và
nhiệm vụ của trẻ là lên gạch chân các chữ cái thuộc nhóm i, t, c, b, d, đ.
Hoặc với trò chơi “tìm đồ dùng học tập” trên các đồ dùng học tập có chứa
các chữ cái con vừa học bây giờ cô sẽ phát cho mỗi bạn chữ cái khi có hiệu lệnh
các con phải lấy ngay đồ dùng có chứa chữ cái đó. Ví dụ: Trẻ có chữ Ơ thì phải
lấy thớc kẻ, cô cho trẻ vừa đi vừa hát bài “vịt con học chữ” sau đó cô kiểm tra số
trẻ lấy đúng đồ dùng và cho trẻ nói tác dụng của từng đồ dùng đó.
Trong khi dạy muốn trẻ ghi nhớ các chữ cái đợc lâu hơn cô cần phải liên
hệ thực tế hỏi trẻ chữ cái đó giống cái gì hay con gì hay đồ vật gì? Để phát huy
tính tích cự và tư duy của trẻ. Ví dụ: Chữ O giống quả trứng, quả cam. Chữ Y
giống cái nạng, chữ D giống cái giáo, chữ H giống cái ghế ...
10


Liên hệ: 0946,734.736 hoặc Email:
*Biện pháp 3: Lồng ghép tích hợp các môn học khác:
Cô giáo là ngời xác định chủ đề lên kế hoạch tổ chức lồng ghép tích hợp các
môn học một cách hợp lý để trẻ phát huy hứng thú khuyến khích trẻ tích cực chủ
động say mê trong tiết học.
Ngoài việc dẫn dắt bằng ngôn ngữ tgì sự linh hoạt sáng tạo ứng xử nhanh
của cô giáo trong một tiết dạy mang lại sự chú ý cho trẻ, cô giáo phải kết hợp
nhuần nhuyễn các bộ môn khác vào chi tiết học làm quen chữ cái và phù hợp với
chủ điểm.
- Tích hợp văn học:
Khi vào một tiết học làm quen chữ cái tôi thờng tích hợp bộ môn văn học
vì nó phù hợp với bộ môn chữ cái. Đây là một bộ môn mà Bộ giáo dục chọn làm

chuyên đề mũi nhọn cùng lúc với chữ cái. Khi tích hợp một câu chuyện hay một
bài thơ có các nhân vật, sự vật, con vật có tên gọi trong đó có chứa chữ cái mà
cô định cho trẻ làm quen.
Ví dụ: Câu chuyện “Sự tích hồ gơm” cô kể cho trẻ nghe câu chuyện sau
đó đa tranh “Rùa vàng” ra cho trẻ lên rút chữ cái đã đợc học. Hôm nay cô sẽ dạy
các con cữ cái V và R.
Và các chữ cái khác cũng vậy tôi thường sử dụng thơ ca hò vè câu đố đề
gây hứng thú.
Ví du: Câu đố chứ Â

Chữ gì một nét còng tròn
Bên phải nét thẳng trên đầu có ô

Hoặc chữ V

Quả gì tên gọi dịu êm
Như dòng sữa mẹ nuôi em thủa nào (Quả vú

sữa)
Thơ ca hò vè dễ nhớ, dễ đọc rất gây sự hứng thú cho trẻ như bài “Rềnh
rềnh ràng ràng” “vè con cua” hay một số bài thơ cô tự sáng tác.
* Tích hợp môn âm nhạc:
Và cũng như trên một tiết học giáo viên đa bộ môn âm nhạc vào cũng
không thể thiếu bởi nó có tính chất vui nhộn với bộ môn làm quen với chữ cái

11


Liên hệ: 0946,734.736 hoặc Email:
tôi thờng chọn những bài hát phù hợp với loại tiết và phù hợp từng chủ điểm. Ví

dụ: Nhóm chữ O, Ô, Ơ tôi cho trẻ hát và vận động bài “Chữ O tròn”.
“Chữ O là chữ O tròn nh vầng trăng đêm rằm chiếu sáng chữ Ô là Ô cô
dạy chúng em biết đợc bài khác. Qua những bài hát đó tăng thêm sự chú ý ở trẻ.
* Tích hợp môn môi trường xung quanh.
Nói chung đúng thì bộ môn này thường gặp ở mọi tiết mà nhát là tiết chữ
cái muốn cho trẻ làm quen chữ cái một cách hiệu quả phải có tranh ảnh, mô hình
vật thật có chứa các chữ cái mà cô định cho trẻ làm quen mà những cái đó đều
xuất phát từ môi trờng xung quanh.
Ví dụ: Khi dạy một tiết chữ cái H, K. Tôi cho trẻ tìm hiểu chữ H qua từ
“Hoa hồng” trẻ đợc quan sát bông hoa trẻ nói rõ cấu tạo đặc điểm hơng thơm
màu sắc của loại hoa .. làm như thế tăng thêm về các biểu tượng và sự hứng thú.
Hoặc trò chơi “thì gắn chữ cái ” nếu trẻ cầm một cái nào đó lên chữ cái đó tôi
gắn các hoa quả, hoa lá, hay các con vật hoặc phương tiện giao thông phù hợp
chủ điểm tăng thêm sự tích cực hoạt động trong trò chơi.
* Tích hợp bộ môn tạo hình:
Sau khi trẻ đã hoạt động nhiều thì bộ môn tạo hình rất phù hợp với trạng
thái tĩnh. Tôi cho trẻ màu khoảng trống có chứa các chữ cái gì đó theo yêu cầu
của cô hoặc trẻ đợc cắt ra dán, xé dán các chữ cái.
* Tích hợp bộ môn làm quen với toán:
Bộ môn này đối với tiết chữ cái thường được đa vai trò chơi như: “Thi
đội nào nhanh” trẻ thi đua nhau gắn chứa đó đếm số lợng và cùng kiểm tra kết
quả đội nào nhiều hơn, nhiều hơn là mấy . Đối với trẻ mầm non thì học phải đi
đôi với hành kết hợp với cuộc sống, không những trên tiết học mà tôi thường sử
dụng kiến thức kỹ năng ở mọi nơi mọi lúc rèn luyện sự khéo léo của đôi tay.
Đây là việc làm rất cần thiết trong tiết làm quen chữ cái.
*Biện pháp 4: Giáo dục trẻ mọi lúc mọi nơi
Ở lứa tuổi mẫu giáo “Trẻ học bằng chơi chơi bằng học” ghi nhớ của trẻ
không có chủ định chóng nhớ mau quên do đó việc dạy làm quen chữ cái không
dừng lại trên tiết học mà phải thường xuyên mọi lúc mọi nơi hoạt động trong
cuộc sống hàng ngày để củng cố thêm kiến thức kỹ năng đã học.

12


Liên hệ: 0946,734.736 hoặc Email:
Ví du: Khi trẻ vào buổi chơi tôi hỏi con chơi ở nhóm chơi gì đây? (trẻ trả
lời chơi xây dựng) và tôi cho trẻ quan sát chữ “góc xây dựng” chữ cái gì con đã
đợc học trong từ “Xây dựng” hoặc tôi lại “góc sách” hỏi con đang xem chuyện
gì? Trong chuyện có những nhận vật nào? tôi viết tên các nhận vật đó và cho trẻ
tìm chữ cái vừa học.

Một trong những biện pháp tốt nhất để nâng cao chất lượng học tập n
ói chung và hoạt động làm quen chữ cái nói riêng là giúp trẻ có điều kiện học
tập mà không thấy nhàm chán. Thông qua các giờ đón, trả trẻ tôi có thể cho tr
ẻ xem một số tranh ảnh đẹp và cho trẻ tìm chữ cái vừa học trong tran
h hoặc
cho trẻ chơi KIDSMART. Trong giờ hoạt động ngoài trời cho trẻ đọc thơ ca
hòvè luyện phát âm cho trẻ.

,

Ví dụ: Luyện phát âm r tôi cho cháu đọc bài đồng dao: "Rềnh rềnh ràng rà
ng"
hoặc cho trẻ chơi trò chơi “Nu na nu nống”. Trẻ ngồi duỗi chân, cô chạm vào
chân từng trẻ, khi đến câu cuối tay cô chạm vào chân bạn nào thì bạn ấy trả lờ
i
câu hỏi của cô.
Ví dụ: Con hãy tìm tên bạn có chữ cái đầu là H,V…
Tôi thường xuyên quan sát trẻ, ghi chép vào sổ đểtheo dõi, đánh giá quá
trình phát triển những kĩ năng cần thiết chuẩn bị cho việc đọc, viết của trẻ
nhằm điều chỉnh các biện pháp giáo dục đối với từng cá nhân trẻ.

*Biên pháp 5: Phối hợp với phụ huynh

Trong các buổi họp phụ huynh lớp tôi, tôi đã giành thời gian đểnhấn mạnh
tầm quan trọng của hoạt động làm quen chữ cái ở trẻ Mẫu giáo lớn như: Cho
13


Liên hệ: 0946,734.736 hoặc Email:

trẻ làm quen với chữ cái là tổ chức thực hiện các hoạt động cho trẻ làm quen
với việc đọc và viết nhằm hình thành một số kỹ năng cần thiết đểchuẩn bị ch
o
trẻ vào lớp một.

Thông báo các nội dung cần thiết về làm quen chữ cái cho phụ huynh rõ.
Giới thiệu cho phụ huynh xem những đồ dùng, đồ chơi cần thiết đểphục vụ
hoạt động này. Từ đó phụ huynh sẽ thấy được vị trí quan trọng của từng hoạt
động đặc biệt là hoạt động làm quen chữ cái. Cần có những đồ dùng đồ chơi
phục vụ việc dạy học cho trẻ đểtrang bị cho trẻ kiến thức vững chắc vào lớp
một. Từ đó tôi kêu gọi phụ huynh hỗ trợ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương
đểlàm ra nhiều đồ dùng đồ chơi phục vụ cho chuyên đềvà góp một phần kin
h
phí đểmua sắm thêm đồ dùng đồ chơi.

Ngày nay khi khoa học công nghệ thông tin bùng nổ, ngoài giờ học ở trường
ra về nhà một số cháu thường ngồi ngay vào máy vi tính với những trò chơi
phim ảnh bạo lực. Do vậy tôi cũng thường nhắc nhở phụ huynh đăng ký với n
hà trường đểmượn các đĩa về trò chơi chữ cái cho trẻ nhằm đểcủng cố kiến t
hức
trẻ đã học. Tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh về việc học tập của từng

trẻ. Đối với những cháu yếu, ngoài việc học ở lớp, tôi còn tranh thủ nhờ phụ
huynh giúp đỡ thêm cho cháu ở nhà.
3.3: Điều kiện thực hiện giải pháp

14


Liên hệ: 0946,734.736 hoặc Email:

- Tài liệu tham khảo về hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen với
chữ cái
- Kế hoạch giáo dục chủ đề, kế hoạch tổ chức hoạt động làm quen với chữ
cái
- Đồ dùng phương tiện dạy học làm quen với chữ cái
- Kinh phí mua sắm bổ xung đồdùng đồchơi phục vụ cho hoạt động
- Sự ủng hộ của phụ huynh về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động
3.4: Kết quả
* Giáo viên:
- Giáo viên đã nắm vững phương pháp tổ chức cho trẻ làm quen với chữ cái
- Đã xây dựng được môi trường cho trẻ làm quen với chữ cái.
- Tham gia dự giờ nhiều tiết dạy của động nghiệp để học hỏi kinh nghiệm
- Vận động phụ huynh ủng hộ cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động.
- Thiết kế được nhiều giờ dạy cho trẻ làm quen với chữ cái theo CTGD mầm
non mới
* Đối với trẻ:
- Qua những biệ pháp tôi nghiên cứu áp dụng vào lớp mình đã trẻ đã đạt được
một số kết quả sau
- Bảng đánh giá kết quả trẻ:

Mức độ


Tổng
số trẻ

Đạt
Số
lượng

Chưa đạt
Tỉ
lệ

Số
lượng

Tỉ
lệ

Trẻ nhận biết và phát âm đúng

39

30

77

9

13


Trẻ tô viết đúng chữ cái

39

30

77

9

13

Trẻ cầm vở, để vở, ngồi tô đúng tư thế.

39

35

90

4

10

Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động

39

39


100 0

15


Liên hệ: 0946,734.736 hoặc Email:

làmquen chữ cái
Biết cách cầm sách, mở sách ra xem

39

38

97

1

3

và quy trình đọc

*Giá trị khoa học:

Từ kết quả nêu trên, tôi rút ra được một vài kinh nghiệm như sau:
- Giáo viên phải có năng lực trình độ chuyên môn vững vàng để dạy trẻ
- Giáo viên nắm được nội dung các hoạt động cho trẻ làm quen chữ cái
- Giáo viên biết thiết kế và tổ chức các hoạt động làm quen với chữ cái theo
chủ điểm.
Giáo viên phải biết xây dựng được kế hoạch thực hiện một cách cụ t

hể, toàn diện sát với kế hoạch chỉ đạo nhà trường và phù hợp với tình hình th
ực tế của lớp.
- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra về chất lượng trên trẻ để có biện pháp bồ
i
dưỡng cho từng trẻ.
- Tạo môi trường chữ cái trong lớp đẹp mắt hấp dẫn cho trẻ.
- Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và các ban ngành trong xã để
giúp trẻ học tốt.
Giáo viên luôn nghiên cứu sách báo, dự giờ để rút kinh nghiệm cho
bản thân.
- Giáo viên phải chú ý sửa ngọng cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
- Không ngừng học tập bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và trau dồi kiến
thức . Sau quá trình áp dụng và thực hiện đề tài , tôi đã gặt hái được một số
thành công nhất định như đã khảo khát được tình hình thực trạng của trường
và các hoạt động nghiên cứu ,tìm ra những giải pháp khắc phục và những
phương thức hoạt động có hiệu quả nhất .
Ngoài những kết quả đã đạt được thì việc áp dụng và thực hiện đề tài vẫn
còn hạn chế như : trang thiết bị , đồ dùng phục vụ cho việc dạy vẫn còn hạn
16


Liên hệ: 0946,734.736 hoặc Email:

chế , chưa đầy đủ chưa phong phú , môi trường hoạt động chật hẹp , các tỉ lệ
đạt chưa cao .
III/ KẾT LUẬN –KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Cho trẻ làm quen chữ cái là một hoạt động vô cùng quan trọng đối với trẻ
mẫu giáo lớn. Vì thế là một giáo viên cần phải nắm được nội dung và phương
pháp tổ chức hoạt động này.và đòi hỏi giáo viên phải có lòng yêu nghề mến

trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc , đặc biệt phải có vốn kiến
thức chuyên môn , biết khai thác những nội dung thông tin cần thiết để ứng
dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy .
Với phương pháp “lấy trẻ làm trung tâm” trẻ được khám phá, trải nghiệm dễ
dàng gây hứng thú cho trẻ.
Việc lồng ghép tích hợp, cho trẻ làm quen chữ cái ở mọi lúc, mọi nơi giúp
trẻ nâng cao hiệu quả học tập.
Qua tìm kiếm và xây dựng tôi thấy đề tài nghiên cứu đã thu được kết quả nhất
định trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi rất thích thú hào hứng tham gia hoạt động làm quen
với chữ cái.
Nếu làm tốt những điều trên đây chúng tôi tin rằng môn làm quen với chữ cái
thông qua tiết dạy cho trẻ sẽ hiệu quả hơn , vốn hiểu biết về thế giới xung quanh
trẻ phong phú hơn , trẻ biết rung động trước cái đẹp , yêu cái đẹp .Như vậy
chúng ta đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục trẻ ngay từ tuổi ấu thơ.
2.Kiến nghị
Thường xuyên tổ chức nhiều hơn nữa những chuyên đề , các buổi thao
giảng để qua qua đó giáo viên có thể học hỏi trao đổi kinh nghiệm giảng dạy
nâng cao chất lượng dạy của mình.
Trên đây là đề tài làm quen chữ cái.Vì điều kiện khả năng có hạn , tôi chỉ tìm
hiểu và nghiên cứu được một số biện pháp dạy trẻ làm quen chữ cái đạt kết
quả cao cho trẻ 5-6 tuổi .Tôi đã áp dụng và đạt được một số thành công nhất
định nhưng vẫn còn một số hạn chế , rất mong được sự đánh giá góp ý kiến
của các cấp lãnh đạo và của các bạn đồng nghiệp
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hưng Đạo ngày 25 tháng 3 năm 2015
17


Liên hệ: 0946,734.736 hoặc Email:


Người viết

Nguyễn Thị Lập

Tài luyện tham khảo
-Cuốn “tài liệu bồi dưỡng hoạt động làm quen với chữ cái”.

18


Liên hệ: 0946,734.736 hoặc Email:

-Cuốn “cho trẻ làm quen chữ cái”của NXB Đại học Quốc Gia Hà
Nội .

19


Liên hệ: 0946,734.736 hoặc Email:

20



×